Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử Việt Nam sau khi gia nhập WTO.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.51 KB, 112 trang )

Giỏ trị sản xuất (triệu USD)
Năm
Giỏ trị xuất khẩu (triệu USD)
Năm
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính tất yếu
Xu thế toàn cầu hóa, HNKTQT và tự do hóa thương mại đang là vấn đề nổi bật
của kinh tế thế giới hiện nay. Chính đặc điểm này tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn
nhau càng cao giữa các quốc gia và khu vực. Các định chế và tổ chức kinh tế khu vực và
quốc tế đã được hình thành để phục vụ cho kinh tế quốc tế, tạo lập hành lang pháp lý
chung và để các nước cùng tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề lớn của kinh tế
thế giới mà không một quốc gia nào có thể thực hiện một cách đơn lẻ. Gia nhập WTO là
cơ hội lớn và cũng là thách thức lớn đối với NCNĐT Việt Nam. CNĐT Việt Nam bên
cạnh những cơ hội mới với khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, khả năng thu hút
vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ sẽ phải đối mặt với những thách thức
to lớn xuất phát từ các quy định của WTO về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ,
đầu tư, sở hữu trí tuệ. Nâng cao năng lực cạnh tranh là giải pháp then chốt để kinh tế nói
chung và CNĐT nói riêng có thể hội nhập thành công
Trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã
nêu rõ, ngành công nghiệp tiếp tục giữ vai trò động lực, quyết định trong phát
triển nền kinh tế, đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại với một số ngành công nghiệp chế tác tham gia vào nhóm nước đứng đầu
trong khu vực. Trên cơ sở các quan điểm và mục tiêu đó, cần phát triển phù hợp
cho những ngành sản xuất có hiệu quả (điện tử, điện tử-Tin học, cơ điện tử), để
trở thành các ngành mũi nhọn. Bắt đầu từ những năm giữa thập niên 90, chính
phủ Việt Nam đã “bắt tay” vào xây dựng một ngành công nghiệp điện tử cho Việt
Nam, nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu kinh tế thì chưa thể khẳng định là đã có
ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam. Do hàng điện tử Việt Nam với chất
lượng còn thấp và không ổn định, giá cả lại cao do đó, chưa khai thác được hết
tiềm năng và thế mạnh của ngành. Trong một vài năm trở lại đây, sự phát triển
của thị trường hàng điện tử Việt Nam sẽ bị tác động mạnh bởi xu thế toàn cầu


hoá, tự do hoá thương mại và xu thế chuyển giao công nghệ nhanh, đặc biệt là khi
Việt Nam thực hiện lịch trình giảm thuế quan theo quy định của WTO đối với
mặt hàng điện tử.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao sức cạnh
tranh ngành công nghiệp điện tử Việt Nam sau khi gia nhập WTO” được chọn để nghiên
cứu.
2. Mục đích
Đề tài phân tích sức cạnh tranh hàng điện tử của một số nước chủ yếu trên thế
giới, tổng hợp và phân tích các số liệu thống kê nhằm phác họa những nét cơ bản nhất
về sức cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam và cũng phân tích một cách
chi tiết về những khó khăn làm cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam chưa nâng cao
được sức cạnh tranh trên thị trường công nghiệp điện tử trong nước và thế giới.
Từ những kiến thức đã tổng hợp và phân tích, chuyên đề mạnh dạn đưa ra một số
giải pháp góp phần nâng cao sức cạnh tranh sau khi Việt Nam gia nhập WTO của ngành
công nghiệp điện tử trên thị trường.
3. Đối tượng và phạm vi
1
Chuyên đề tập trung phân tích giá cả, chất lượng, marketing, thực hiện quản lý tài
chính, môi trường cạnh tranh ngành…của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam từ
những năm 1990 trở lại đây (do đây là thời kỳ ngành công nghiệp Việt Nam mà trong
đó có ngành công nghiệp điện tử bắt đầu phát triển về quy mô, sản lượng và trong
những năm này Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia và khu vực lớn trên
thế giới).
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác- Lê Nin làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Đồng thời đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu như: phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh.
Nguồn thông tin sử dụng trong chuyên đề được thu thập chủ yếu từ các trang
web của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử (VEIA), Bộ Công nghiệp, Canon,
Panasonic,Công ty điện tử Hà Nội, tài liệu của Hội điện tử, tin học, Hiệp hội phần mềm,

Hội tin học HCM…
5. Kết cấu và nội dung
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
chuyên đề được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về sức cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử và kinh
nghiệm nâng cao sức cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử của một số nước
Chương 2: Tình hình cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử Việt Nam từ 1990
đến nay
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản xuất ngành
công nghiệp điện tử sau khi Việt Nam gia nhập WTO
2
Chương 1. Cơ sở lí luận về sức cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử và kinh
nghiệm nâng cao sức cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử của một số nước
1.1 Lí luận chung về cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Về phương diện kinh tế, cạnh tranh chỉ có thể xuất hiện trong điều kiện của cơ
chế thị trường, nơi mà cung cầu là cốt vật chất, giá cả là diện mạo và cạnh tranh là linh
hồn sống của thị trường.
P.Samuelson cho rằng “Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các DN cạnh tranh với
nhau để giành khách hàng hoặc thị phần”.
Các học thuyết kinh tế thị trường, dù ở trường phái nào đều thừa nhận rằng, cạnh
tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung - cầu và giá cả
hàng hoá là những nhân tố cơ bản của thị trường, là đặc trưng cơ bản của cơ chế thị
trường, cạnh tranh là linh hồn của sản phẩm. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu và là
động lực phát triển nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác nhau,
cho nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Có thể dẫn ra một số quan điểm như
sau:
Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi

biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông
thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất,
thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh
tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận.
1.1.1.2. Các khái niệm liên quan
a. Sức cạnh tranh
Tương tự như cạnh tranh, hiện nay cũng còn nhiều luận điểm khác nhau liên quan
đến sức cạnh tranh.
Sức cạnh tranh là tổng hoà các đặc tính về tiêu dùng và giá trị vượt trội của sản
phẩn trên thị trường, có nghĩa là sự vượt trội của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh
tranh cùng loại trong điều kiện cung vượt cầu.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội
của nó so với sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường.
Lại có quan điểm cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm chính là năng lực nắm
giữ và nâng cao thị phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem
ra để tiêu thụ so với sản phẩm cùng loại do chủ thể sản xuất và cung ứng khác đem đến
tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường vào thời gian nhất định.
Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa trên đều thiếu một yếu tố cơ bản mà người tiêu
dùng quan tâm nhất, đó là, tương quan giữa chất lượng và giá cả.
Với cách tiếp cận trên, sức cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội so
với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia
cạnh tranh đều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Có nghĩa là, những sản phẩm
mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên 1 đơn vị giá cả là những sản phẩm có khả năng
cạnh tranh cao hơn.
3
b. Năng lực cạnh tranh
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, HNKTQT, năng lực cạnh tranh là một khái niệm
quan trọng để chỉ khả năng tăng trởng và phát triển của nền kinh tế hay DN trên thị
trờng trong nớc và quốc tế. Bản chất của năng lực cạnh tranh là sự kết hợp chặt chẽ giữa
quản lý nhà nước và điều hành doanh nghiệp để tạo ra giá trị gia tăng cao nhất trên một

đơn vị đầu vào (như tiền vốn, lao động, năng lượng...).
Khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu thành bởi nhiều
yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô. Một sản phẩm có thể năm
nay được đánh giá là có năng lực cạnh tranh, nhưng năm sau, hoặc năm sau nữa lại
không còn khả năng cạnh tranh nếu không giữ được các yếu tố lợi thế.
Năng lực cạnh tranh của DN có thể được định nghĩa là năng lực tồn tại, duy trì
hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trờng cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ
của DN. Có nhiều yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của DN, trong đó cần phân
biệt các yếu tố ngoài DN và các yếu tố do DN chi phối.
c. Khả năng cạnh tranh
Khả năng cạnh tranh là sự năng động, khả năng đáp ứng thay đổi nhanh chóng
của thị trường, năng lực sản xuất dựa trên công nghệ là nền tảng để sống còn và phát
triển.
d. Chất lượng sản phẩm
Khi nêu câu hỏi “thế nào là chất lượng sản phẩm”, chất lượng thường
nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau tùy theo đối tượng được hỏi là ai. Các
câu trả lời thường thấy như:
Đó là những gì họ được thỏa mãn tương đương với số tiền họ chi trả. Đó là
những gì họ muốn được thỏa mãn nhiều hơn so với số tiền họ chi trả. Sản phẩm
phải đạt hoặc vượt trình độ của khu vực, hay tương đương hoặc vượt trình độ thế
giới.
Một số định nghĩa về chất lượng thường gặp :
Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu
dùng. (European Organization for Quality Control). Hay chất lượng là sự phù
hợp với yêu cầu. (Philip B. Crosby) và chất lượng là tập hợp các đặc tính của một
thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu
cầu tiềm ẩn. (ISO 8402) ( thực thể trong định nghĩa trên được hiểu là sản phẩm
theo nghĩa rộng).
Trên thực tế, nhu cầu có thể thay đổi theo thời gian, vì thế, cần xem xét
định kỳ các yêu cầu chất lượng để có thể bảo đảm lúc nào sản phẩm của DN làm

ra cũng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
Các nhu cầu thường được chuyển thành các đặc tính với các tiêu chuẩn
nhất định. Nhu cầu có thể bao gồm tính năng sử dụng, tính dễ sử dụng, tính sẵn
sàng, độ tin cậy, tính thuận tiện và dễ dàng trong sửa chữa, tính an toàn, thẩm
mỹ, các tác động đến môi trường.
Các DN sản xuất hoặc mua sản phẩm để bán lại trên thị trường cho người
tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận, vì thế, quan niệm của người tiêu dùng về
chất lượng phải được nắm bắt đầy đủ và kịp thời. Dưới quan điểm của người tiêu
dùng, chất lượng sản phẩm phải thể hiện các khía cạnh sau :
4
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tính
năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó. Chất lượng sản phẩm được thể hiện
cùng với chi phí. Người tiêu dùng không chấp nhận mua một sản phẩm với bất kỳ
giá nào. Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể
của từng người, từng địa phương. Phong tục, tập quán của một cộng đồng có thể
phủ định hoàn toàn những thứ mà thông thường người ta xem là có chất lượng.
Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu như sau : Chất lượng sản phẩm là tổng
hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn
những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định.
Một cách tổng quát, có thể hiểu chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu. Sự
phù hợp nầy phải được thể hiện trên cả 3 phương diện, có thể gọi tóm tắt là 3P,
đó là : Performance hay Perfectibility : hiệu năng, khả năng hoàn thiện, Price :
giá thỏa mãn nhu cầu, Punctuallity : đúng thời điểm.
f. Giá trị sử dụng (tính hữu dụng của sản phẩm)
Khi muốn tung một sản phẩm mới vào thị trường, trước hết nhà sản xuất
phải hoạch định trình độ chất lượng, dự kiến mức chất lượng, tiên đoán chất
lượng kinh tế của sản phẩm. Sau đó sản xuất thử và thử nghiệm trên thương
trường. Khi đã biết khá chính xác hệ số hiệu quả sử dụng của sản phẩm có khả
năng cạnh tranh và nằm trong phạm vi chất lượng tối ưu, các nhà sản xuất mới
tiến hành sản xuất hàng loạt sản phẩm đó. Mặt khác, khi mua một sản

phẩm,người tiêu dùng bao giờ cũng quan tâm đến lợi ích hay tính hữu dụng, hay
giá trị sử dụng mà họ mong muốn thu được khi sử dụng sản phẩm
Theo Karl Mark, công dụng của một vật làm cho vật đó trở thành một giá trị sử
dụng. Giá trị sử dụng của sản phẩm phụ thuộc vào công dụng của nó, nhưng chính công
dụng lại phụ thuộc vào nhu cầu xã hội. Nếu không có nhu cầu về một giá trị sử dụng thì
mặc dù sản phẩm có công dụng cũng không có giá trị sử dụng. Giới hạn của giá trị sử
dụng chính là nhu cầu tồn tại về nó.
Ngày nay, có thể nhận thức thuộc tính công dụng không phải là yếu tố duy
nhất tạo nên giá trị sử dụng của sản phẩm. Khi người tiêu dùng mua hàng hóa,
thực chất họ muốn mua cái gì đó hơn là chính bản thân sản phẩm.
Theo P.A.Samuelson: “Giá trị sử dụng là một khái niệm trừu tượng để chỉ
tính thích thú chủ quan, tính hữu ích hoặc một sự thỏa mãn do tiêu dùng hàng
hóa mà có.” Giá trị sử dụng là sự cảm nhận của một cá nhân về sự thỏa mãn nhu
cầu và sự thích thú của mình thông qua việc sử dụng một sản phẩm vật chất hay
một dịch vụ.
Giá trị sử dụng của sản phẩm phụ thuộc vào:
Thuộc tính công dụng của sản phẩm, được tạo ra bởi chất thể của sản phẩm, do
đặc tính kỹ thuật của sản phẩm qui định. Thuộc tính công dụng được gọi là phần cứng
của sản phẩm.
Thuộc tính được thụ cảm bởi người tiêu dùng, là những gì mà người tiêu dùng
cảm thấy có nơi sản phẩm, được tạo ra nhờ dịch vụ bán và sau khi bán. Thuộc tính được
thụ cảm bởi người tiêu dùng được gọi là phần mềm của sản phẩm. Nhiều khi người tiêu
dùng mua sản phẩm không đơn thuần vì những đặc tính kỹ thuật và khả năng phục vụ
của sản phẩm mà có thể vì nó làm cho người mua có cảm giác sang trọng phù hợp với
5
địa vị xã hội của họ hay một cảm giác nào đó mang lại cho khách hàng sự thích thú nào
đó của riêng họ.
Thực tế kinh doanh cho thấy thuộc tính được thụ cảm bởi người tiêu dùng
là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá trị sử dụng của sản phẩm và là yếu
tố phải đặc biệt chú ý khi đưa sản phẩm của mình tham gia thị trường.

Giá trị sử dụng của sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng
hàng cung so với cầu, sức mua, ý muốn sẳn sàng mua...Nếu cung nhỏ hơn cầu,
phần mềm của sản phẩm tăng lên. Các nhà đầu cơ thường lợi dụng cách nầy để
tăng giá sản phẩm trong thị thị trường độc quyền để thu lợi bất chính. Nếu cung
lớn hơn cầu, phần mềm của sản phẩm giảm đi, đồng thời giá trị sử dụng cũng
giảm theo.
Tóm lại :
Công dụng của sản phẩm + sự thích thú, sự thụ cảm của người tiêu dùng
Giá trị sử dụng của sản phẩm
Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm nói lên khả năng có thể thỏa mãn nhu
cầu của sản phẩm trong khi đó giá trị sử dụng của sản phẩm chính là mức cụ thể
đáp ứng nhu cầu trong tiêu dùng.
Qua các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm có thể nhận biết được: Công dụng cơ
bản của sản phẩm, các đặc điểm về kết cấu hình dáng, kích thước, điều kiện sử
dụng, các thông số kỹ thuật của sản phẩm, các chỉ tiêu kinh tế của sản phẩm.
Trong khi đó, các thuộc tính của sản phẩm (cả phần cứng và phần mềm)
cho biết: Lĩnh vực đại thể các nhu cầu được thỏa mãn, lĩnh vực cụ thể và mức cụ
thể các nhu cầu được thỏa mãn, các thuộc tính của sản phẩm được thụ cảm bởi
người tiêu dùng , chi phí để thỏa mãn nhu cầu, người tiêu dùng lúc nào cũng
mong muốn đạt được lợi ích (giá trị sử dụng) tối đa với chi phí bỏ ra tối thiểu.
1.1.2. Các điều kiện cơ bản cho hoạt động cạnh tranh
Nhu cầu về lợi nhuận là động lực nảy sinh và thúc đẩy cạnh tranh: Những năm
gần đây, do lợi nhuận cao và do tầm chiến lược của CNĐT đối với nền kinh tế, nhiều
nước đã đổ xô vào phát triển CNĐT, dẫn đến khủng hoảng thừa các sản phẩm điện tử
thông dụng. Tuy nhiên, về lâu dài thị trường hàng điện tử thế giới vẫn rộng mở không
ngừng cho các sản phẩm công nghệ cao, hiện đại, có những tính năng mới, nổi trội,
thông minh.
Kinh tế thị trường tạo môi trường cho hoạt động cạnh tranh. Việc chuyển sang
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các DN, các tổ chức và cá nhân
kinh doanh phải thích ứng với quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường, trong đó có

yếu tố cạnh tranh. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế và cũng là cơ
sở quan trọng đảm bảo tự do kinh doanh hợp pháp và mang lại lợi ích thiết thực cho
người tiêu dùng. Cạnh tranh trong nội ngành dẫn đến lợi nhuận bình quân ngành. Cạnh
tranh giữa các ngành khác nhau sẽ dẫn tới sự thay đổi mặt bằng giá của nền kinh tế đó.
Trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh giữa các ngành khác nhau của các quốc gia khác
nhau cũng dẫn đến mặt bằng giá khác nhau theo các thời kỳ căn cứ vào năng suất lao
động của thời kỳ đó. Do đó giá cả liên quan rất chặt chẽ đến năng suất lao động và cạnh
tranh
6
Sự can thiệp hợp lí của nhà nước nhằm đảm bảo cho hoạt động cạnh tranh có
hiệu quả. Hiện tại, Luật cạnh tranh là khuôn khổ pháp lý cao nhất điều chỉnh về cạnh
tranh thương mại tại Việt Nam.
1.1.3. Năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh
1.1.3.1. Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh (hay sức cạnh tranh được sử dụng với nghĩa như nhau trong
đề tài). Thuật ngữ về năng lực cạnh tranh tuy được sử dụng rộng rãi nhưng vẫn chưa có
một khái niệm rõ ràng hay cách thức đo lường năng lực cạnh tranh cả ở cấp quốc gia,
cấp ngành, DN và ở cấp sản phẩm.
Sức cạnh tranh là tổng hoà các đặc tính về tiêu dùng và giá trị vượt trội của sản
phẩn trên thị trường, có nghĩa là sự vượt trội của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh
tranh cùng loại trong điều kiện cung vượt cầu.
Theo quan điểm tân cổ điển dựa trên lí thuyết thương mại truyền thống, năng lực
cạnh tranh của ngành được xem xét được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất
và năng xuất. Hiệu quả của các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh được đánh giá
dựa trên chi phí thấp. Chi phí sản xuất thấp không chỉ là điều kiện cơ bản của lợi thế
cạnh tranh mà còn đóng góp tích cực vào nền kinh tế.
Lý thuyết tài chính CN xem xét năng lực cạnh tranh của ngành dựa trên khả năng
sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà
không có sự tự cấp, đảm bảo cho ngành đứng vững trước các đối thủ khác hay sản phẩm
thay thế.

Theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì năng lực canh
tranh là khả năng tạo ra, duy trì lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong và ngoài
nước. Các chỉ số đánh giá là năng suất lao động, tổng năng suất của các yếu tố sản xuất,
công nghệ, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng và tính khác biệt của sản
phẩm.
1.1.3.2. Các cấp độ cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh có thể phân ra làm 4 cấp độ, năng lực cạnh tranh ở 4 cấp dộ
này có liên quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, khi xem xét và đánh
giá, đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, cần có mối liên quan
chung mật thiết của 4 cấp độ năng lực cạnh tranh này.
Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia:
Năng lực cạnh tranh quốc gia gồm một hệ thống chỉ số - cũng còn gọi là chỉ số
năng lực cạnh tranh tổng hợp (GCI) được WEF công bố lần đầu tiên trong Báo cáo năng
lực cạnh tranh toàn cầu năm 2004-2005. Các chỉ số này được phân làm chín nhóm, còn
được gọi là chín trụ cột thể hiện năng suất và năng lực cạnh tranh quốc gia. Chín trụ cột
đó gồm: (1) thể chế, (2) kết cấu hạ tầng, (3) kinh tế vĩ mô, (4) y tế và giáo dục cơ bản,
(5) đào tạo và giáo dục bậc cao, (6) hiệu quả thị trường, (7) mức độ sẵn sàng về công
nghệ, (8) trình độ kinh doanh, (9) đổi mới và sáng tạo.
Theo công bố của WEF, báo cáo tách các nước thành ba giai đoạn phát triển: ở
giai đoạn phát triển thứ nhất, năng lực cạnh tranh của các nước phụ thuộc vào bốn trụ
cột đầu tiên là thể chế, kết cấu hạ tầng, kinh tế vĩ mô và giáo dục cơ bản, giai đoạn tiếp
theo tính đến ba trụ cột là đào tạo và giáo dục bậc cao, hiệu quả thị trường và mức độ
sẵn sàng về công nghệ, đến giai đoạn phát triển cao nhất gồm hai trụ cột là trình độ kinh
7
doanh và đổi mới và sáng tạo. Tầm quan trọng của từng yếu tố (trụ cột) lại phụ thuộc
vào mỗi giai đoạn phát triển của mỗi nước.
Bảng 1.1: Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên tổng số 125 quốc gia
Năm Xếp hạng
2004 61
2005 74

2006 77
Nguồn: Trang web Bộ Công nghiệp
Năm 2006, VN tụt ba hạng so với năm 2005, trong đó, trình độ đổi mới và sáng
tạo tụt 18 hạng, hiệu quả thị trường tụt 17 hạng, thể chế tụt 11 hạng. Qua đó, có thể
thấy: VN đang ở giai đoạn phát triển thứ nhất, vì chỉ số thể chế xếp thứ 74, kết cấu hạ
tầng thứ 83, kinh tế vĩ mô thứ 53 và y tế, giáo dục cấp một thứ 58. Về giáo dục đại học,
VN xếp thứ 90, mức độ sẵn sàng về công nghệ thứ 85. Ở hai trụ cột còn lại, VN xếp thứ
86 về trình độ kinh doanh và thứ 75 về đổi mới và sáng tạo. Kết quả xếp hạng năm 2006
của WEF có thể chưa phản ánh hết những nỗ lực cải cách của VN năm 2006, như việc
Luật DN và Luật Đầu tư bắt đầu có hiệu lực thi hành cũng với nhiều cải cách khác trong
kinh tế theo hướng thị trường, nhưng cũng là những cảnh báo để chúng ta chú ý, vì
trong khi Việt Nam có tiến bộ trong đổi mới thì các nước cũng có những cải cách nhanh
hơn, do đó vị trí Việt Nam trong xếp hạng chưa được cải thiện.
Năng lực cạnh tranh cấp ngành:
Khả năng cạnh tranh có thể được đánh giá bằng các chỉ số định lượng như:
Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu và lợi thế so sánh biểu hiện. Trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế, chỉ số ERP giúp chúng ta xác định được các ngành nào sẽ có lợi thế và
bất lợi thế do những thay đổi CS liên quan đến tự do hoá thương mại. Chỉ số
RCA càng cao thì mặt hàng càng có lợi thế cạnh tranh, nếu RCA <1 thì mặt hàng
không có lợi thế so sánh, nếu 1 < RCA < 2,5 thì mặt hàng có lợi thế so sánh và
RCA > 2,5 thì mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao. Kết quả nghiên cứu của nhóm
kỹ thuật.
Một mặt, tổng số năng lực cạnh tranh của ngành trong nước tạo thành năng lực
cạnh tranh của quốc gia đó. Năng lực cạnh tranh của ngành bị hạn chế bị hạn chế khi
năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và năng lực cạnh tranh sản phẩm hàng hóa mà ngành
sản xuất ra thấp.mặt khác, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia thể hiện qua môi trường
cạnh tranh, cạnh tranh trong nước và quốc tế, đặc biệt là trong WTO hiện nay. Trong đó,
các cam kết về hợp tác kinh tế quốc tế các CS kinh tế vĩ mô và hệ thống luật pháp có
ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của ngành, DN, và sản phẩm hàng hóa quốc
gia đó.

Tóm lại một ngành có năng lực cạnh tranh nếu có “năng lực duy trì được lợi nhuận
và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước”. Trong phạm vi nghiên cứu của đề
án, chỉ tập trung nghiên cứu khả năng cạnh tranh ngành, DN và sản phẩm.
Trong thực tế, quá trình điều chỉnh của ngành diễn ra cùng với những biến đổi về
môi trường cạnh tranh kinh tế nói chung. Khả năng cạnh tranh của ngành phụ thuộc vào
yếu tố do ngành tự quyết định nhưng nó cũng phụ thuộc vào các yếu tố do Chính phủ
quyết định. Nó cũng phụ thuộc vào cả những yếu tố mà cả Chính phủ và ngành chỉ kiểm
soát được ở một mức độ hạn chế hoặc hoàn toàn không thể quyết định được.
8
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành được chia thành 4 nhóm:
Nhóm các yếu tố do ngành quyết định: bao gồm chiến lược phát triển ngành, sản
phẩm chế tạo, lựa chọn công nghệ, đào tạo cán bộ,đầu tư nghiên cứu công nghệ, phát
triển sản phẩm, chi phí sản xuất và quan hệ với bạn hàng.
Nhóm các yếu tố do Chính phủ quyết định, tạo ra môi trường kinh doanh bao gồm:
thuế, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu và
triển khai, hệ thống luật phát điều chỉnh quan hệ giữa các bên tham gia thị trường...
Nhóm các yếu mà cả Chính phủ và ngành chỉ quyết định được một phần như: nhân
lực sản xuất, nhu cầu người tiêu dùng, môi trường thương mại quốc tế..
Nhóm các yếu tố mà cả Chính phủ và ngành không quyết định được như: môi
trường tự nhiên, quy luật kinh tế...
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trước hết cần thấy rõ năng lực từ
chính bản thân ngành và một phần quan trọng khác là các chính sách của nhà nước
nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.
Năng lực cạnh tranh ở cấp DN:
Năng lực cạnh tranh của DN là thể hiện thực lực và lợi thế của DN so với đối thủ cạnh
tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn.
Như vậy, năng lực cạnh tranh của DN trước hết phải được tạo ra từ thực lực của DN. Đây là
các yếu tố nội hàm của mỗi DN, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài
chính, nhân lực, tổ chức quản trị DN… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các
đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô

nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong DN được đánh giá không thông qua việc
so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo
nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi DN phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình.
Nhờ lợi thế này, DN có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như
lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh.
Thực tế cho thấy, không một DN nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những
yêu cầu của khách hàng. Thường thì DN có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt
khác. Vần đề cơ bản là, DN phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những
điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những
điểm mạnh và điểm yếu bên trong một DN được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt
động chủ yếu của DN như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị,
hệ thống thông tin…Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một DN, cần phải
xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động
khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các DN hoạt
động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá
năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh
giá năng lực cạnh tranh của một DN bao gồm: giá cả sản phẩm và dịch vụ, chất lượng
sản phẩm và bao gói, kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng, thông tin và xúc
tiến thương mại, năng lực nghiên cứu và phát triển, thương hiệu và uy tín của DN, trình
độ lao động, thị phần sản phẩm DN và tốc độ tăng trưởng thị phần, vị thế tài chính,
năng lực tổ chức và quản trị DN nhưng trong để tài chỉ nghiên cứu năng lực cạnh tranh
dưới 3 loại cạnh tranh cơ bản:
9
Cạnh tranh bằng giá trị sử dụng (chất lượng, tính năng, mẫu mã,..). Để phát triển,
các DN phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm - hàng
hóa - dịch vụ, đồng thời không ngừng nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, tạo ra những
đặc trưng khác biệt của sản phẩm - hàng hóa - dịch vụ để thoả mãn tốt nhất nhu cầu
khách hàng, nhằm duy trì và mở rộng thị trường. Các đặc điểm trên đã làm cho chất
lượng trở thành một yếu tố cạnh tranh hàng đầu. Nhiều công ty đã chuyển vốn đầu tư
vào các khu vực có khả năng thoả mãn khách hàng và đem lại lợi nhuận cao. Sản phẩm

có thể được thiết kế tại một nước, sản xuất tại một số nước khác và bán ở mọi nơi trên
thế giới. Thực tế đã chứng minh rằng, các công ty thành công trên thương trường đều là
những công ty đã nhận thức và giải quyết tốt bài toán chất lượng. Sự phát triển của khoa
học và công nghệ ngày nay đã tạo cơ hội cho các nhà sản xuất kinh doanh nhạy bén tận
dụng lợi thế riêng của mình, cung cấp những sản phẩm - hàng hóa - dịch vụ có chất
lượng cao, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh
trên thương trường.
Cạnh tranh bằng giá cả: Bất kỳ nhà kinh doanh nào khi tham gia thị trường
đều quan tâm đến vấn đề cạnh tranh giá cả là chủ yếu hay chất lượng là chủ yếu.
Về đại thể, giá cả là một chỉ tiêu quan trọng trong cạnh tranh, dù cho chất lượng
sản phẩm có hoàn hảo bao nhiêu đi nữa. Ngày nay, các nhà kinh doanh không
những chỉ quan tâm đến giá bán, giá mua sản phẩm mà còn phải quan tâm rất
lớn đến những chi phí trong quá trình sử dụng chúng.
Cạnh tranh bằng tiêu chuẩn tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ sau bán hàng.
Trong thực tế, các DN sử dụng đồng thời cả 3 loại cạnh tranh trên. Tuy nhiên, tùy
vào từng hoàn cảnh cụ thẻ của DN trong thời kì nhất định có thể chú trọng hình thức
cạnh tranh khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu cuối cùng của các DN là lợi nhuận do vậy các DN
buộc phải cạnh tranh với nhau. Cạnh tranh theo nghĩa cạnh tranh lành mạnh có tính chất:
Tránh nguy cơ bị phá sản trong cạnh tranh, do các DN phải dùng một phần lợi
nhuận của mình để phát triển đầu tư công nghệ, hiện đại hóa sản xuất.
Cạnh tranh tạo ra sự đồng hướng giữa mục tiêu lợi nhuận của DN và lợi ích của
người tiêu dùng cụ thể là hàng hóa chất lượng cao, giá thành giảm, phục vụ tố đồng
nghĩa với thu được nhiều lợi nhuận.
Các DN đều phải cố gắng giảm chi phí, nâng cao giá trị sử dụng cua sản phẩm,
hình thành tổ chức tiêu thụ vì đó là cơ sở cho sự tồn tại hoặc phá sản của DN và đồng
thời tạo ra nền sản xuất xã hội ngày càng cao.
Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của DN: trong nội bộ DN, các yếu tố cơ
bản ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN có thể được biểu thị bằng qui tắc
4M, là:

Men : con người, lực lượng lao động trong DN.
Methods : phương pháp quản trị, công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ
chức sản xuất của DN.
Machines : khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của DN.
Materials : vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật
tư, nguyên nhiên vật liệu của DN.
Trong 4 yếu tố trên, con người được xem là yếu tố quan trọng nhất.
10
Các nhân tố bên ngoài DN: môi trường kinh doanh (tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ
lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối doái, các CS tài khóa và tiền tệ...), Chính trị và pháp luật
(kinh tế luôn đi đôi với chính trị, nếu có được một môi trường chính trị và pháp luật ổn
định sẽ thúc đẩy các ngành, các DN yên tâm đầu tư và phát triển), khoa học công nghệ
(ngày nay đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, CN sinh học,
CN chế tạo... các ngành, các DN luôn phải đặt yếu tố này lên hàng đầu).
Các nhân tố bên trong DN: đó là các nhân tố về sản xuất như đối tượng lao đọng,
lực lượng lao động, cung cấp lao động.
Theo Michael Porter, năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng khai thác
các năng lực độc đáo của mình để tạo ra sản phẩm có chi phí thấp và tính dị biệt
của sản phẩm. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, DN cần xác định được lợi thế
của mình mới có thể giành thắng lợi. Có hai nhóm lợi thế cạnh tranh:
Lợi thế về chi phí: Tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh.
Các yếu tố sản xuất như đất đai, vốn và lao động, thường được xem là nguồn lực
để tạo lợi thế cạnh tranh.
Lợi thế về sự khác biệt: Dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị
cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính
hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận
mức giá thậm chí cao hơn đối thủ.
Năng lực cạnh tranh ở cấp sản phẩm:
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội của nó
so với sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường.

Có quan điểm cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm chính là năng lực nắm giữ và
nâng cao thị phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để
tiêu thụ so với sản phẩm cùng loại do chủ thể sản xuất và cung ứng khác đem đến tiêu
thụ ở cùng một khu vực thị trường vào thời gian nhất định.
Tuy nhiên, các định nghĩa trên đều thiếu một yếu tố cơ bản mà người tiêu dùng
quan tâm nhất, đó là, tương quan giữa chất lượng và giá cả.
Với cách tiếp cận trên, sức cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội so
với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia
cạnh tranh đều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Có nghĩa là, những sản phẩm
mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên 1 đơn vị giá cả là những sản phẩm có khả năng
cạnh tranh cao hơn. Tính độc đáo: Đây là tiêu chí thể hiện rõ nhất năng lực cạnh tranh
của sản phẩm. Trong một xã hội tiêu dùng, khi vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn lại,
khi sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả được đẩy tới mức ngang bằng nhau thì sự độc
đáo là yếu tố mà người tiêu dùng thường lựa chọn. Sự độc đáo có thể là kiểu dáng sản
phẩm. Sự độc đáo tạo ra một giá trị mới mà khách hàng muốn thông qua đó để thể hiện
giá trị của bản thân mình. Sự độc đáo về kiểu dáng ngày càng có tiềm năng để phát triển
hơn khi sản phẩm gắn với một không gian nhất định như nhà hàng, khách sạn, hội
trường, hộ gia đình...
Một sản phẩm hàng hóa được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá cả, tính năng, mẫu mã kiểu dáng,
tính độc đáo hay sự khác biệt của sản phẩm, thương hiệu...hơn hẳn so với các sản phẩm
hàng hóa cùng loại.
11
Trước hết, hàng hóa phải có khả năng cạnh tranh về chất lượng: ưu thế về các chỉ
tiêu kĩ thuật, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Còn về kiểu dáng, mẫu mã, thương hiệu..
để có khả năng cạnh tranh cao, các yếu tố này càng phải thể hiện sự độc đáo, hấp dẫn
người mua. Muốn vậy cần phải phù hợp với xu thế tiêu dùng, lứa tuổi, giới tính...Các
công cụ để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa bao gồm: kỹ năng bán hàng, kỹ
năng quảng cáo, chiến lược mở rộng thị trường, chiến lược cạnh tranh.
Ngoài các giải pháp về kỹ thuật nêu trên, để tăng khả năng cạnh tranh của sản

phẩm, còn có các giải pháp về kinh tế, như giảm giá tiêu dùng của sản phẩm. Rõ ràng,
giảm giá là 1 trong những giải pháp kinh tế làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường. Tuy nhiên, chỉ giảm giả thì chưa đủ, cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung các
giải pháp khác dưới đây.
Kết quả cho thấy, với việc áp dụng đồng bộ 3 giải pháp (giá cả, thiết kế, độ bền)
thì sản phẩm đã đạt được sức cạnh tranh cần thiết. Nhưng rõ ràng là, nếu không thay đổi
công nghệ sản xuất thì DN cũng khó đảm bảo vững chắc thị phần của mình trên thị
trường. Nhưng, thay đổi công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư lớn cũng là bài toán không hề
đơn giản.
Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp kinh tế cùng một lúc (giá cả, thiết kế, độ bền và
công suất), có thể đạt được kết quả rất khả quan, làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Nhưng cũng cần phải lưu ý, cải tiến thiết kế, tăng độ bền, tăng công suất máy móc thiết
bị, tất cả điều này đều dẫn đến việc tăng giá thành, làm giảm tỷ suất lợi nhuận của DN.
Do đó, việc tính toán chi phí sản xuất và CS giá cả hợp lý là đặc biệt cần thiết đối với
DN trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay. Các chi phí cơ bản là: nguyên, nhiên
vật liệu, khấu hao tài sản cố định, thu nhập của người lao động, các chi phí quản lý...
Việc đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm là hết sức cần thiết, giúp nhà sản xuất
biết rõ sản phẩm của ta đang đứng ở đâu, sức cạnh tranh như thế nào so với đối thủ... Từ
đó, có chiến lược phát triển phù hợp, đầu tư vào các sản phẩm có khả năng cạnh tranh
thì mới đảm bảo thị phần bền vững của DN trong nền kinh tế thị trường. Trong đó, việc
lựa chọn đúng phương pháp đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm có ý nghĩa thực tiễn
rất lớn.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản: các yếu
tố nội tại của sản phẩm như năng lực sản xuất, giá cả, chất lượng, thị trường tiêu thụ,
các yếu tố bên trong DN như trình độ nhân lực, trình độ quản lý, trình độ công nghệ, uy
tín thương hiệu, các yếu tố bên ngoài DN như điều kiện về các nhân tố sản xuất, điều
kiện về cầu thị trường, vai trò của Nhà nước, yếu tố hội nhập...
1.1.4. Lí luận về cạnh tranh
1.1.4.1. Quan điểm của Porter
Theo Porter thì không một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả các

ngành hoặc ở hầu hết các ngành. Các quốc gia chỉ có thể thành công trên thương trường
kinh doanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong một số ngành nào đó.
Porter phê phán các học thuyết cổ điển trước đây cho rằng ưu thế cạnh tranh của các DN
trên thương trường cạnh tranh quốc tế là chỉ dựa vào lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
hay chỉ có lợi thế so sánh của David Ricardo. Theo ông, khả năng cạnh tranh của một
quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành của
quốc gia đó. Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hoá thì nền tảng cạnh tranh
12
sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang
những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các
DN trên thương trường quốc tế.
Khi nền tảng của cạnh tranh càng chuyển dịch sang sự sáng tạo và tri thức mới thì
vai trò của quốc gia càng tăng lên. Lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và thông qua
quá trình địa phương hoá cao độ. Sự khác biệt về giá trị quốc gia, văn hoá, cấu trúc kinh
tế, thiết chế và lịch sử, tạo nên ưu thế quyết định sự thành công trong cạnh tranh. Các
quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trường toàn cầu vì môi trường trong nước
của họ năng động, đi tiên phong và nhiều sức ép nhất. Các Công ty của họ thu được lợi
thế so với các đối thủ quốc tế nhờ việc có các đối thủ mạnh trong nước, nhờ có các nhà
cung cấp có khả năng trong nước, nhờ sự phong phú nhu cầu khách hàng trong nước và
sự liên kết chặt chẽ của các ngành phụ trợ.
Lý luận của Porter về lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích các hiện tượng thương
mại quốc tế trên góc độ các DN tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của nhà nước
trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh tranh quốc
gia chứ không phải cho một vài DN cụ thể. Sự thành công của các quốc gia ở ngành
kinh doanh nào đó phụ thuộc vào 3 vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất
lao động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành.
Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà
nhờ có chúng các DN kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt
trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Lợi thế cạnh tranh giúp cho
nhiều DN có được “quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh

tranh. Lợi thế cạnh tranh quốc gia thường bị hiểu nhầm với lợi thế so sánh.
Lợi thế so sánh chỉ là những điều kiện đặc thù tạo ra ưu thế một khía cạnh nào đó
của một quốc gia hoặc ngành kinh doanh của quốc gia đó, như những điều kiện tự
nhiên, tài nguyên hay con người. Nguồn nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào thường được
coi là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển. Tuy nhiên đây mới chỉ là cơ sở cho
một lợi thế cạnh tranh tốt chứ chưa đủ là một lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho sự thành
công trên thị trường quốc tế. Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng cung cấp giá trị gia
tăng cho các đối tượng có liên quan như: khách hàng, nhà đầu tư hoặc các đối tác kinh
doanh và tạo giá trị gia tăng cao cho DN.
Chẳng hạn, các nước nổi tiếng về du lịch như Ý và Thái Lan đã tận dụng lợi thế so
sánh về thiên nhiên và các công trình văn hoá di tích lịch sử để phát triển NCN không
khói này rất thành công và hiệu quả. Tuy nhiên, họ thành công không phải chỉ dựa vào
những di sản văn hoá và thiên nhiên ban cho, mà vì họ đã tạo ra cả một nền kinh tế phục
vụ cho du lịch với rất nhiều dịch vụ gia tăng kèm theo, từ dịch vụ khách sạn, nhà hàng,
lễ hội đến các dịch vụ vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm và các chương trình tiếp
thị toàn cầu. Điều đó đã tạo cho họ có lợi thế cạnh tranh quốc gia mà các nước khác khó
có thể vượt trội. Việt Nam có lợi thế so sánh trong ngành du lịch với một quần thể di sản
thiên nhiên và văn hoá độc đáo ở cả 3 miền của đất nước, nhưng muốn có lợi thế cạnh
tranh quốc gia để giành ưu thế trên thương trường quốc tế, Việt Nam cần có sự phối kết
hợp hài hoà một hệ thống cung cấp giá trị gia tăng theo “các viên đá tảng kim cương của
Porter”, những hoạt động giải quyết thị trường đầu ra, thị trường đầu vào cung cấp các
hoạt động cần thiết cho ngành du lịch, như cung cấp đồ ăn thức uống, dịch vụ vui chơi
13
giải trí và các ngành hỗ trợ, như giao thông cầu đường, các ngành vận tải đường sông,
đường bộ, hàng không, đến ngành quảng cáo... tạo ra sự liên kết chặt chẽ. Đây là những
mối quan hệ tương hỗ cơ bản tạo ra giá trị gia tăng của ngành. Sự hợp tác càng hiệu quả
bao nhiêu thì năng suất lao động của ngành càng cao bấy nhiêu và là cơ sở tạo ra lợi thế
cạnh tranh của ngành và quốc gia.
Dưới góc độ kinh tế, thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu về một loại hàng
hoá hoặc dịch vụ nhất định. Nếu như các sản phẩm trên thị trường có thể thay thế hoàn

toàn cho nhau (giống hệt nhau) thì người tiêu dùng có thể lựa chọn bất cứ DN nào trong
số các DN đang cung cấp sản phẩm trên thị trường. Lúc này, mỗi nhà cung cấp đều phải
chịu sức ép cạnh tranh từ DN khác. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, rất hiếm khi tồn tại
một thị trường mà các sản phẩm lại có thể thay thế hoàn toàn cho nhau. Các DN luôn
tìm mọi cách để dị biệt hoá sản phẩm của mình trước thói quen tiêu dùng của khách
hàng.
1.1.4.2.Quan điểm của Edward H. Chamberlin
Kinh tế học lý giải về tính dị biệt hoá của sản phẩm trên thị trường từ góc độ của
cạnh tranh và độc quyền. Theo nhà kinh tế học người Mỹ, Edward H. Chamberlin, trong
kinh doanh, mỗi sản phẩm mang lại tính độc đáo bằng đặc điểm riêng có của nó trong
việc hình thành như thương hiệu, khác biệt về chất lượng, cung cách phục vụ… điều
này thể hiện khía cạnh độc quyền của nó. Mỗi sản phẩm là đối tượng cạnh tranh của sản
phẩm khác. Việc dị biệt hoá đã làm cho cả độc quyền và cạnh tranh cùng có mặt. Khi
đó, các sản phẩm chỉ còn có thể liên quan đến nhau khi có khả năng thay thế cho nhau
theo sự lựa chọn của khách hàng. Vì thế, xác định thị trường liên quan là xác định số
lượng DN là đối thủ cạnh tranh của nhau cũng như vị trí của chúng trong khu vực thị
trường nhất định.
Từ đó, lý thuyết cạnh tranh xây dựng nên phương pháp xác định về sự co giãn
chéo của cầu để chứng minh về tính cạnh tranh giữa các sản phẩm. Một khi giá cả của
một loại sản phẩm nhất định tăng, kéo theo sự gia tăng cầu của sản phẩm khác thì tồn tại
độ co giãn chéo về cầu theo số dương giữa hai sản phẩm nói trên. Khi đó, chúng được lý
thuyết coi là có thể thay thế cho nhau.
Dưới góc độ kinh tế, việc sử dụng phương pháp tính độ co giãn chéo của cầu để
xác định khả năng thay thế cho nhau của hai sản phẩm nào đó luôn phản ánh tính chất
suy đoán cho dù là có tính toán, bởi vì:
(i) Phản ứng của người tiêu dùng khi đổi hướng tiêu dùng có thể là kết quả của
những toan tính nhất thời (chưa cho thấy rõ sự thay đổi của thói quen tiêu thụ).
(ii) Những con số được dùng để tính toán chỉ là những giả định được cơ quan có
chức năng sử dụng. Vì vậy, độ chênh của chúng so với thực tế thị trường sẽ làm cho kết
quả chưa thực sự thuyết phục.

(iii) Nhực tế sinh động còn cho thấy, sự tăng nhu cầu đối với một sản phẩm diễn
ra đồng thời với sự tăng giá của sản phẩm khác không có nghĩa là sự tăng cầu chỉ chịu
duy nhất một tác động từ việc giá tăng nói trên.
Những yếu tố như sự thay đổi thói quen tiêu dùng, những biến động thị trường,
thậm chí là những tin đồn thất thiệt… cũng có thể là những nhân tố tác động trực tiếp
đến nhu cầu thị trường.
14
Do đó, Marshall cũng đã khuyến cáo những người sử dụng lý thuyết này cho thực
tiễn phải xem xét đến các yếu tố khác đồng thời với việc tính toán độ co giãn của cầu
như: thời gian có sự tăng giá, số lượng sản phẩm nằm trong phạm vi có thể thay thế, khả
năng cung của thị trường (kể cả khả năng cung tiềm năng)….
Luật cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam quy định thị trường liên quan bao gồm thị
trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Trong đó, (1) “Thị trường sản
phẩm liên quan là thị trường của những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về
đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả, (2) Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa
lý cụ thể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện
cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận”. Về cơ bản,
cách thức nhận dạng thị trường liên quan của luật cạnh tranh ở Việt Nam giống với các
nước khác.
1.1.5. Các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh ở cấp độ ngành
Chỉ số về năng suất: Michel Porter, người mở ra môn học chiến lược và lợi thế
cạnh tranh của Trường đại học Harvard (Mỹ), trong tác phẩm nổi tiếng nhất về cạnh
tranh: “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” đã cho rằng lợi thế cạnh tranh quốc gia cần được
xem xét trên góc độ năng suất, vì đây là nhân tố cơ bản cho việc tăng sức mạnh cạnh
tranh quốc gia trong dài hạn.
Chỉ số về công nghệ: Về khả năng cạnh tranh trong khoa học và công nghệ (bao
gồm các chỉ tiêu: số lượng tiến bộ công nghệ được ứng dụng, số kỹ sư và nhà khoa học
trên một triệu dân, tổng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển): Theo đánh giá của Diễn
đàn Kinh tế thế giới, Việt Nam có điểm rất thấp về sự tiến bộ công nghệ. Cho đến cuối
năm 2003, vẫn chưa tạo được những cơ chế thiết thực để gắn kết khoa học - công nghệ

với sản xuất, kinh doanh, chưa hình thành được thị trường khoa học - công nghệ. Hoạt
động nghiên cứu khoa học - công nghệ vẫn dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước. Chưa
phân biệt rõ hoạt động nghiên cứu cơ bản cần được Nhà nước tài trợ với hoạt động
nghiên cứu ứng dụng mà sản phẩm nghiên cứu phải trở thành hàng hóa, được tạo nguồn
kinh phí từ người sử dụng các sản phẩm đó. Môi trường kinh doanh và sự phát triển ít
coi trọng chất lượng và còn mang nhiều yếu tố bao cấp nên chưa tạo được động lực và
sức ép buộc mọi DN chăm lo đổi mới công nghệ, tìm đến các cơ sở khoa học, công
nghệ.
Chỉ số về sản phẩm như chất lượng sản phẩm: đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc
xác định năng lực cạnh tranh thực tế của mỗi một ngành hàng.
Chỉ số về đầu vào và chi phi sản xuất: Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng đã và sẽ hạn
chế thu hút đầu tư làm tăng chi phi sản xuất kinh doanh của DN. Cạnh tranh giữa các
nước về cơ sở hạ tầng sẽ là sự cạnh tranh dài hạn, nhất là trong điều kiện các hình thức
ưu đãi trái với quy định của Tổ chức thương mại thế giới sẽ bị loại bỏ. Vì vậy, phải đặc
biệt coi trọng sự phát triển cơ sở hạ tầng. Các nước CN phát triển trình độ cao, dịch vụ
chiếm từ 60 - 70%. Quá trình CNH-HĐH và sự phân công lao động gắn với CNH-HĐH
vừa đặt ra nhu cầu vừa tạo khả năng phát triển dịch vụ. Ngược lại sự phát triển dịch vụ
sẽ làm giảm chi phi sản xuất, kinh doanh của DN. Lợi thế so sánh là tiền đề để giảm chi
phi sản xuất, lưu thông, là yếu tố tăng khả năng cạnh tranh. Lợi thế so sánh có thể là giá
trị công nghệ, là nguồn lao động dồi dào với chất lượng cao và giá nhân công thấp, là tài
nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý. Lợi thế so sánh là yếu tố động. Ngay cả tài nguyên
15
thiên nhiên và vị trí địa lý, tưởng như là tĩnh, cũng thay đổi theo thời gian. Vì vậy, khi
tính toán lợi thế so sánh phải đặt trong việc tính toán tổng chi phí và trong tầm nhìn dài
hạn.
Chỉ số về sự liên kết: Quan hệ tương tác giữa DN trong một nền kinh tế là chỉ số
quan trọng, một mặt nó thể hiện sự bền vững trong phát triển kinh tế xã hội của một
nước, mặt khác nó thể hiện các giá trị dân chủ trong xã hội nước đó. Các DN lớn xây
dựng nền tảng xương sống, trong khi các DN nhỏ sẽ là các mạch máu nhỏ để duy trì sự
sống của cơ thể - nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình toàn cầu hóa, các DN lớn sẽ là

những người lính tiên phong xây dựng Năng lực cạnh tranh của quốc gia trong khi các
DN nhỏ góp phần ổn định nền kinh tế, giảm nhẹ các nguy cơ do toàn cầu hóa mang đến
cho nền kinh tế đó. Phát triển quan hệ hợp tác giữa các DN lớn và các DN nhỏ là một
giải pháp có ý nghĩa chiến lược trong việc tăng cường Năng lực cạnh tranh của cộng
đồng DN Việt Nam nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung trong thời gian
tới.
Chỉ số về các điều kiện về nhu cầu: Nhu cầu của con người trong tính đa dạng,
phong phú có thể coi là vô cùng, nhưng trong tính đơn nhất lại có giới hạn. Vì vậy, khi
đầu tư phải xem xét dung lượng thị trường của sản phẩm, phải dự báo được nhu cầu và
sự thay đổi nhu cầu. Nếu dung lượng thị trường bị giới hạn, dù sản phẩm có khả năng
cạnh tranh vẫn khó có khả năng mở rộng, vì sẽ có nguy cơ bị áp đặt các biện pháp
chống bán phá giá, hoặc các biện pháp tự vệ. Khi tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường còn nhỏ
nhưng dung lượng thị trường còn lớn và tốc độ chiếm lĩnh thị trường đang tăng lên, tức
là sản phẩm có khả năng cạnh tranh, có thể mở rộng sản xuất.
Chỉ số về lợi nhuận: Mục tiêu hàng đầu của DN là lợi nhuận, trong quá trình tự tổ
chức và cạnh tranh vì lợi nhuận của các DN tư bản, xã hội sẽ được lợi hơn và xã hội sẽ
tiến nhanh về phía trước hơn là hình thái đặt mục tiêu trực tiếp thoả mãn các quyền lợi
của xã hội lên trên quyền lợi của các DN. Đây là luận điểm mà đại diện là Adam Smith
ông tổ của kinh tế học tư bản chủ nghĩa và đã phần nào được chứng thực bằng thực tế.
Kinh tế thị trường là cạnh tranh, không còn độc quyền nữa, và chỉ có cạnh tranh mới
đem lại sáng tạo, thực tiễn, hàng có phẩm chất cao, giá rẻ, có người tiêu thụ nhiều, đem
lợi nhuận lại cho người sản xuất.
Ch s v th ph n: Th ph n DN l m t trong nh ng c s xác nh cácàỉ ố ề ị ầ ị ầ ộ ữ ơ ở để đị
tho thu n h n ch c nh tranh b c m, xác nh DN, nhóm DN có v trí th ng l nhả ậ ạ ế ạ ị ấ đị ị ố ĩ
trên th tr ng, xác nh các tr ng h p t p trung kinh t b c m v l c n c quanà àị ườ đị ườ ợ ậ ế ị ấ ă ứ
tr ng c h ng mi n tr i v i t p trung kinh t . ọ để đượ ưở ễ ừ đố ớ ậ ế
Theo Lu t C nh Tranh c a Vi t Nam vi c xác nh Th ph n s không có sậ ạ ủ ệ ệ đị ị ầ ẽ ự
phân bi t gi a DN nh n c hay DN t nhân v s c c n c trên doanh s ià àệ ữ ướ ư ẽ đượ ă ứ ố đố
v i m t lo i h ng hoá d ch v . C s xác nh kh n ng gây h n ch c nhàớ ộ ạ ị ụ ơ ở để đị ả ă ạ ế ạ
tranh c a DN s c c quan qu n lý c nh tranh c n c v o 4 ch tiêu: n ng l càủ ẽ đượ ơ ả ạ ă ứ ỉ ă ự

t i chính, n ng l c công ngh , quy n s h u v quy n s d ng i t ng s h uà àă ự ệ ề ở ữ ề ử ụ đố ượ ở ữ
công nghi p v quy mô m ng l i phân ph i.àệ ạ ướ ố
1.2. Lí luận chung về ngành công nghiệp điện tử
1.2.1. Khái niệm
Ngành CNĐT là ngành sản xuất: vật liệu, linh phụ kiện, cấu kiện điện tử, thiếp
bị... trong sản xuất thiếp bị lại bao gồm: thiết kế, tổng thể thiết bị, thiết kế công nghệ,
thiết kế kĩ thuật CN,thiết kế mạch điện, thiết kế chi tiết CN, thiết kế và chế tạo vỏ, đế
16
máy, lắp ráp(lắp ráp là khâu cuối cùng trong sản xuất thiết bị và lắp ráp là bộ phận quan
trọng của sản xuất CNĐT).
Lắp ráp thiếp bi có 3 dạng chính, SKD(Semi Knock Down)-lắp ráp từ các linh
kiện, CKD(Complex Knock Down )-lắp rắp từ các chi tiết rời trọn bộ, IKD(Incomplex
Knock Down)-lắp ráp từ các linh kiện rời.
Công nghệ thông tin(Information Technology, viết tắt là IT) là ngành ứng dụng
công nghệ quản lý và xử lý thông tin, đặc biệt trong các cơ quan tổ chức lớn. Cụ thể,
CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ,
xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Vì lý do đó, những người làm việc trong ngành này
thường được gọi là các chuyên gia CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình DN
(Business Process Consultant), và bộ phận của một công ty hay đại học chuyên làm việc
với CNTT thường được gọi là phòng CNTT.
Theo Luật công nghệ thông tin Việt Nam số 67/2006/QH11 năm 2006: CN công nghệ
thông tin ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghệ
thông tin, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số.
Theo định nghĩa quốc tế thông dụng, CNĐT là NCN sản xuất ra các loại thiết bị có
chức năng xử lý tín hiệu điện và các loại phụ tùng linh kiện của những thiết bị đó, bao
gồm điện tử tiêu dùng, điện tử y tế, điện tử CN, điện tử viễn thông.
CN n i dung s l khái ni m r t m i v trên th gi i, ng i ta c ng ch a tìmà àộ ố ệ ấ ớ ế ớ ườ ũ ư
ra c m t nh ngh a th ng nh t. M i qu c gia có cách hi u v l nh v c n yàđượ ộ đị ĩ ố ấ ỗ ố ể ề ĩ ự
khác nhau. Còn VN, d th o ở ự ả Lu t công ngh thông tinậ ệ t ng a ra khái ni m CNừ đư ệ
n i dung s nh ng không nói rõ nó g m nh ng l nh v c gì. Tuy nhiên, quan i mộ ố ư ồ ữ ĩ ự đ ể

c a B B u chính Vi n thông thì cho r ng ây l ng nh thi t k , s n xu t, xu tà àủ ộ ư ễ ằ đ ế ế ả ấ ấ
b n, l u tr , phân ph i, phát h nh các s n ph m n i dung s v d ch v liên quan.à àả ư ữ ố ả ẩ ộ ố ị ụ
Nó bao g m nhi u l nh v c nh : tra c u thông tin, d li u s , gi i trí s , n i dungồ ề ĩ ự ư ứ ữ ệ ố ả ố ộ
giáo d c tr c tuy n, h c t p i n t , th vi n v b o t ng s , phát tri n n i dungà àụ ự ế ọ ậ đ ệ ử ư ệ ả ố ể ộ
cho m ng b ng r ng, m ng di ng 3G....ạ ă ộ ạ độ
Công nghệ phần mềm là sự vận dụng thực tế của những kiến thức khoa học trong việc
thiết kế, cấu tạo của phần mềm cũng như những tài liệu liên quan trong việc phát triển, hoạt
động và bảo dưỡng của nó. Công nghệ phần mềm bao gồm những kiến thức và ứng dụng của
những nguyên tắc, phương pháp và công cụ cho kỹ thuật, quản lý sự phát triển phần mềm.
CN hỗ trợ là NCN sản xuất những linh kiện phụ tùng... cung cấp cho các nhà lắp
ráp - DN sản xuất chính - để họ hoàn thiện sản phẩm cuối cùng trước khi bán ra thị
trường. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển, không bao giờ một chiếc ô tô, xe
máy... lại do một nhà máy sản xuất ra, mà có sự phân công cho những nhà sản xuất "vệ
tinh" chuyên sản xuất một số linh kiện, phụ tùng nhất định.
1.2.2. Phân lo iạ
Có nhi u tiêu th c khác nhau phân chia ng nh CN T ra th nh nhi u ng nhà à àề ứ để Đ ề
nh , t i ch phân lo i v phân tích ng nh CN T theo:à à àỏ đề ỉ ạ Đ
Thi t b i n t dân d ng: các thi t b tiêu dùng trong i s ng sinh h at giaế ị đ ệ ử ụ ế ị đờ ố ọ
ình nh radio, tivi. Radio cassette, u video... m t s qu c gia coi m t s lo iđ ư đầ ở ộ ố ố ộ ố ạ
máy tính cá nhân l thi t b i n t dân d ng, vì th tr ng tiêu th có m t tà ế ị đ ệ ử ụ ị ườ ụ ộ ỷ
tr ng l n s d ng chúng th c s l dân d ng.àọ ớ ử ụ ự ự ụ
Thi t b i n t CN l các thi t b dùng trong CN.àế ị đ ệ ử ế ị
Thi t b tin h c: máy tính, các thi t b ngo i vi v các ph n m m.àế ị ọ ế ị ạ ầ ề
17
Thi t b vi n thông: t t c các thi t b i n t dùng liên l c, trao i,ế ị ễ ấ ả ế ị đ ệ ử để ạ đổ
truy n tin t xa g m c ph n cúng v ph n m m.àề ừ ồ ả ầ ầ ề
i n t , công ngh thông tin, vi n thông l 3 l nh v c CN riêng nh ng l i cóàĐ ệ ử ệ ễ ĩ ự ư ạ
m i liên h v i nhau nh ng th ng c nghiên c u, ánh giá chug trong cùngố ệ ớ ư ườ đượ ứ đ
m t góc NCN T.ộ độ Đ
1.2.3. Vai trò của NCNĐT trong quá trình CNH-HĐH nền kinh tế đất nước

Không có NCN điện tử hiện đại thì Việt Nam chưa có thể nói là một nước CN vào
đầu năm 2020. CN điện tử là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế nói chung,
đặc biệt là đối với mục tiêu CNH-HĐH đất nước. Nó là ngành cơ sở cung cấp các linh
phụ kiện cho hầu hết các ngành then chốt như viễn thông, cơ khí, hoá chất…
Nói đến CNH-HĐH thì không thể thiếu NCN điện tử, nó thể hiện ngành hàng có
trình độ công nghệ cao mang tính đột phá. Sự phát triển của ngành điện tử mang lại hiệu
quả kinh tế xã hội to lớn, thúc đẩy sự phát triển của mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống,
bởi vì:
NCN điện tử phát triển, tạo ra một sức phát triển mới trong mọi lĩnh vực sản xuất
và đời sống. Sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu vật chất ngày
càng cao cho xã hội.
Ngành tạo ra trang thiết bị cho phát triển CNH-HĐH. Tạo ra sức đột phá về khoa
học kỹ thuật, công nghệ. Thúc đẩy sự hiện đại hóa các NCN khác.
Xuất phát từ tính chất mũi nhọn của NCN điện tử, định hướng phát triển NCNĐT
thời gian tới tập trung vào một số ngành chính:
NCN sản xuất máy móc thiết bị, vật tư ngành.
NCN sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
Trước sức ép hội nhập và tự nâng cao năng lực cạnh tranh thì CS bảo hộ thuế của
Nhà nước sẽ không còn là chỗ dựa lâu dài cho các DN điện tử.
Phát triển CN điện tử Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa kinh tế xã hội, được đặt trong
chiến lược phát triển các NCN để CNH-HĐH nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, CN điện
tử trong tương lai là NCN mũi nhọn không chỉ thoả mãn nhu cầu thị trường nội địa mà
còn XK ra thị trường thế giới, mang lại một lượng ngoại tệ lớn cho nền kinh tế. CN điện
tử còn là ngành đại diện cho một nền kinh tế có trình độ công nghệ phát triển cao, là
ngành sản xuất và marketing các sản phẩm chứa đựng trí tuệ và văn hoá cao. Việc học
tập kinh nghiệm của những quốc gia đi trước, tập trung nguồn lực để thực hiện những
giải pháp vĩ mô và vi mô là đòi hỏi khách quan. Đồng thời vấn đề này cũng liên quan
trực tiếp và rất cấp thiết đối với các DN của NCN điện tử Việt Nam đang hoạt động và
những DN sẽ hình thành trong tương lai, tạo nên những mối quan hệ kinh tế mới giữa
Việt Nam và nền kinh tế thế giới.

Với sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin trên thế giới hiện nay cùng
với tầm quan trọng của nó trong sản xuất và đời sống, không thể không định
hướng cho NCN này cho tương lai mặc dù cho tương lai xa. Ngành công nghệ
thông tin là một ngành nghề còn mới đối với nước ta.
Sự phát triển của NCN công nghệ thông tin mang tính đặc thù của một NCN
trí thức và chất xám, do đó định hướng những năm sau năm 2020 tỷ trọng NCN
này ngày càng được nâng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong NCN.
Với sự phát triển của CNĐT đã đưa hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc
gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu. Cuộc cách mạng điện tử thông tin cùng
18
với quá trình toàn cầu hóa đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội, đưa xã hội loài người chuyển mạnh từ xã hội CN sang xã hội thông
tin, từ kinh tế CN sang kinh tế tri thức, ở đó năng lực cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào
năng lực sáng tạo, thu thập, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin. Nhân loại đang bước
vào một thời đại mới, thời đại của xã hội thông tin và kinh tế tri thức, được hình thành
trên cơ sở phát triển và ứng dụng rộng rãi CN thông tin.
Để phát triển kinh tế tri thức, CNĐT là một trong những động lực quan trọng nhất của
sự phát triển, là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phát triển kinh tế-xã hội, đảm
bảo an ninh quốc phòng, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. CNĐT được ứng
dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội, phong cách sống, học tập và làm việc của con người.
CNĐT góp phần tạo ra nhiều ngành nghề mới, làm thay đổi sâu sắc các NCN hiện tại, tăng
khả năng cạnh tranh của các NCN truyền thống. Tại nhiều quốc gia, CNĐT đã trở thành
ngành kinh tế chủ đạo có tốc độ tăng trưởng rất cao, tạo ra nhiều việc làm. Việc ứng dụng
CNĐT trong các hoạt động quản lý nhà nước sẽ giúp cho quá trình ra quyết định được thực
hiện nhanh chóng, kịp thời, và chính xác.
CNTT là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình
thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình CNH-HĐH đất nước. Ứng dụng rộng rãi
CNTT là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và
tăng năng suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng CNTT phải gắn với quá trình đổi mới và

bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải được lồng ghép trong các chương trình
quản lý, kinh tế, khoa học công nghệ.
CNĐT là NCN kỹ thuật cao đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp HĐH nền
kinh tế quốc dân và cần được ưu tiên phát triển, lựa chọn một số loại vật liệu, tiến hành
nghiên cứu, tiếp thu công nghệ tiên tiến từ nước ngoài và tổ chức sản xuất vật liệu, linh
kiện cho lắp ráp các thiết bị hoặc XK.
Kinh nghiệm từ nhiều nước CN phát triển trên thế giới cho thấy, NCNĐT luôn
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung và thực tế đòi hỏi trong quá trình phát
triển hội nhập của Việt Nam cũng đã khẳng định rõ điều đó. Chính vì vậy, Đảng và nhà
nước ta đã thể hiện rõ quan điểm đề cao vai trò của CNĐT trong tiến trình CNH-HĐH
phát triển kinh tế đất nước. Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định
số 128/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định về chiến lược phát triển
CNĐT trong giai đoạn 2001-2005 là: CNĐT và tin học phải đóng vai trò quan trọng
trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là yếu tố không thể thiếu được của quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải cách kinh tế và cải cách hành chính, chuẩn bị tiền đề cho
một xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức. Phát triển CNĐT theo hướng xã hội hoá,
tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng phát triển.
1.2. Tổng quan về ngành công nghiệp điện tử thế giới
1.2.1. Tổng quan chung
Theo đánh giá chung của các chuyên gia ngành điện tử-tin học thế giới, trong
khoảng 20 NCN khác nhau, NCN điện tử-tin học viễn thông chiếm vị trí thứ nhất về sử
dụng lao động, thứ hai về doanh số trên vốn và thứ ba về doanh số tuyệt đối.
Trong buôn bán quốc tế, các sản phẩm điện tử tham gia vào thị trường muộn hơn
cả. Từ vài thập kỷ nay, khi cảthế giới sống trong “xã hội điện tử”, NCN điện tử có sự
19
phát triển nhanh chóng. Chính sự phát triển này đã góp phần thúc đẩy sự lớn mạnh của
nhiều ngành kinh tế khác.
CNĐT cần một lượng vốn lớn để đầu tư cho sản xuất, thiết kế sản phẩm, nghiên
cứu triển khai, đổi mới công nghệ và một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn
cao. Do đặc tính kế thừa và bảo mật cao về công nghệ trong sản xuất, nên hầu hết các

sản phẩm điện tử nổi tiếng thế giới đều thuộc các nhà sản xuất có tiềm lực lớn về vốn,
công nghệ và nhân lực. Đó là những tập đoàn kinh doanh xuyên quốc gia như Fujitssu,
Matsushita, Sanyo, LG, Sony... nắm quyền chi phối phần lớn thị trường.
Trong sản xuất, luôn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng trong việc tạo ra các
sản phẩm mới, làm cho công nghệ sản xuất luôn thay đổi với tốc độ nhanh. Cùng với sự
cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn kinh tế, nhiều tập đoàn và hãng lớn trên thế giới
vẫn phải tìm cách liên kết, hợp tác với nhau thành từng nhóm, từng khu vực và lập nên
những mạng lưới sản xuất, kinh doanh mang tính toàn cầu.
Những năm gần đây, do lợi nhuận cao và do tầm chiến lược của CNĐT đối với
nền kinh tế, nhiều nước đã đổ xô vào phát triển CNĐT, dẫn đến khủng hoảng thừa các
sản phẩm điện tử thông dụng. Tuy nhiên, về lâu dài thị trường hàng điện tử thế giới vẫn
rộng mở không ngừng cho các sản phẩm công nghệ cao, hiện đại, có những tính năng
mới, nổi trội, thông minh. Chu kỳ sống của sản phẩm điện tử ngày ngày rút ngắn, sản
phẩm điện tử mang tính hiện đại, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc và vật liệu chế tạo
thường xuyên thay đổi nhằm thích nghi, đáp ứng được tính hiếu kỳ và luôn đổi mới của
khách hàng, nhất là điện thoại, computer, tivi... Cùng với những đặc điểm và sản phẩm,
người tiêu dùng rất quan tâm đến chất lượng và giá trị sử dụng của sản phẩm. Giá sản
xuất cũng thường xuyên thay đổi theo hướng giảm xuống, bản thân sản phẩm cũng
nhanh chóng trở nên lạc hậu.
Quá trình phát triển của CNĐT thế giới là xu hướng chuyển dịch đầu tư từ khu vực
kinh tế phát triển sang khu vực kinh tế kém phát triển hơn do có sự chuyển dịch về lợi
thế so sánh. Đầu tiên là từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu sang các
nước phát triển ở trình độ thấp hơn như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Xingapo... và
gần đây là các nước ASEAN, Trung Quốc.
Trong buôn bán hàng điện tử, vấn đề nhãn hiệu sản phẩm rất được quan tâm. Giới
tiêu dùng coi nhãn hiệu sản phẩm như một “giấy chứng nhận” chất lượng hàng hoá và
uy tín của nhà sản xuất, thứ đến mới là giá cả. Tuy nhiều nước phải cam kết dỡ bỏ các
rào cản trong buôn bán hàng điện tử theo quy định của WTO, nhưng trên thực tế lại sử
dụng những công cụ phi thương mại để bảo hộ như các tiêu chuẩn về môi trường. Đó là
vấn đề bất lợi cho các nước đang phát triển khi tham gia vào thị trường hàng điện tử thế

giới.
Trong thị trường hàng điện tử dân dụng, thiết bị điện tử dân dụng chiếm khoảng 9-
10% tổng số, trong đó chủ yếu là thiết bị nghe nhìn. Trước thập niên 90 của thế kỷ trước,
Nhật Bản, Tây Âu và Mỹ sản xuất tới 71% thiết bị điện tử dân dụng toàn thế giới (trong đó
Nhật Bản 40%, Tây Âu 18% và Mỹ 13%). Sản xuất, đặc biệt là lắp ráp các thiết bị nghe
nhìn đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước khu vực châu Á-TBD. Những năm gần
đây, các nước mới CNH ở châu Á nổi lên như các nước cung cấp thiết bị điện tử dân dụng
giá rẻ hàng đầu thế giới. Giai đoạn 1999-2002, sản xuất thiết bị điện tử dân dụng giảm bình
quân 1,4%/năm ở Nhật Bản và 1,3%/năm ở Mỹ, thì lại gia tăng bình quân 3,6%/năm ở
20
Trung Quốc, 6,8%/năm ở Trung Quốc. Cũng trong giai đoạn đó, XK thiết bị điện tử dân
dụng chiếm tới 20-30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử nói chung của các nước
mới CNH châu Á và gần 50% ở Trung Quốc.
Mỹ đứng đầu thế giới về tiêu thụ thiết bị điện tử dân dụng, tiếp đến là Nhật Bản, Đức,
Anh, Pháp... Một xu hướng nổi bật là số lượng thiết bị tiêu thụ tăng mạnh trong khi giá giảm
đáng kể (giảm khoảng 20-40% tuỳ loại trong 5 năm qua). Thị trường ở các nước phát triển hầu
như đã bước vào giai đoạn bão hoà, trong khi ở các nước đang phát triển, tiêu thụ tăng khoảng
10%. Nhu cầu đặc biệt tăng nhanh đối với các loại thiết bị mới, có chất lượng cao (như máy
phát hình có độ nét cao, màn hình tinh thể lỏng...).
Về cơ cấu sản phẩm, tiêu thụ thiết bị nghe nhìn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
thiết bị điện tử dân dụng, tới 60-62%, trong đó TV 35%, tiếp theo là thiết bị nghe. Gần
đây, các videogames đã phát triển nhanh nhất trong nhóm sản phẩm thiết bị điện tử dân
dụng với những tính năng kết hợp được cả máy tính và TV cáp.
Trong thị trường thiết bị tin học, máy tính chiếm tỷ trọng lớn nhất. Xu hướng tập
trung hoá cao là đặc điểm của lĩnh vực sản xuất máy tính. Hiện nay, 3 hãng Compaq,
IBM, Dell Computer chiếm tới 30% doanh thu trên thị trường máy tính toàn cầu.
Châu Á đang trở thành trung tâm của NCN máy tính, do có ưu thế về chi phí sản
xuất thấp. Hầu hết các hãng sản xuất máy tính lớn đã thiết lập nhà máy lắp ráp máy tính
tại các nước Tây Âu và Mỹ. Xu hướng chung của máy tính là nhỏ hơn, rẻ hơn, tiện lợi
hơn và nhanh hơn. Để đáp ứng yêu cầu này, các hãng sản xuất máy tính đang chuyển

sang sản xuất theo đơn đặt hàng, hạn chế các trung gian, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của
người tiêu dùng. Mỹ là nước cung cấp tới 90% tổng lượng CPU toàn thế giới, nên đang
giữ vai trò chi phối thị trường máy tính thế giới.
Doanh số bán máy tính toàn cầu có tốc độ tăng 11,6%/năm giai đoạn 1995-2000,
từ 125 lên 216 tỷ USD. Máy tính xách tay là một trong những sản phẩm có tỷ trọng tiêu
thụ cao nhất trong nhóm thiết bị tin học, chiếm 33% tổng tiêu thụ máy tính ở Mỹ và
20% ở Tây Âu. Những năm qua, mức tăng tiêu thụ cao nhất là các máy chủ (Server)
xuất phát từ nhu cầu phát triển công nghệ thông tin, các hệ thống mạng nội bộ và dịch
vụ Internet. Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ PC lớn nhất, chiếm 40-45% tiêu thụ toàn cầu,
Nhật Bản và Tây Âu chiếm 20-25%. Tỷ trọng tiêu thụ ở các nước châu Á-TBD những
năm gần đây có xu hướng tăng mạnh.
Trên thị trường linh kiện điển tử cũng đang có sự dịch chuyển sản xuất từ khu vực
kinh tế phát triển sang khu vực có kinh tế chậm phát triển hơn. Một bộ phận cơ bản của
thị trường linh kiện điển tử là linh kiện bán dẫn. Một đặc trưng của ngành sản xuất linh
kiện bán dẫn là tính tập trung cao. Do đó đòi hỏi vốn đầu tư lớn cho nghiên cứu, thiết
kế, chế tạo, nên chủ yếu được sản xuất tại các nước phát triển, còn lắp ráp được thực
hiện ở các nước khác.
Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm trong 5 năm 1998-2002 tăng trung bình 13%/năm.
Buôn bán sản phẩm điện tử là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh nhất trong 20
năm qua, từ 500 tỷ USD năm 1992 lên 1 nghìn tỷ USD năm 2002.
Những tiến bộ về công nghệ và sự thay đổi về yêu cầu đối với máy tính (yêu cầu
về lưu trữ giảm đi, trong khi yêu cầu về tính tiện dụng tăng lên). Vì thế, các nhà sản xuất
đang hướng tới việc thay thế các máy tính cồng kềnh bằng các thiết bị nhỏ gọn hơn
những vẫn thực hiện được hầu hết các chức năng chủ yếu. Cùng với những thay đổi
21
trong cơ cấu sản xuất và mức độ cạnh tranh ngày càng tăng khi sự đan xen giữa các
hãng sản xuất thiết bị xử lý dữ liệu (EDP) và thiết bị điện tử dân dụng trở nên phổ biến,
các phương thức buôn bán trên thị trường sản phẩm điện tử ngày càng có nhiều thay
đổi. Các sản phẩm máy tính chuyên dụng với các đối tượng tiêu dùng đặc biệt, loại bỏ
các chức năng thông thường của máy tính đa dạng nhằm hướng tới các nhóm tiêu dùng

khác nhau, đang là hướng đi của hầu hết các hãng sản xuất sản phẩm điện tử hàng đầu
thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn do sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, chi phí
sản xuất tăng trong khi giá bán 1 đơn vị sản phẩm đang có chiều hướng giảm, thị trường
hàng điện tử thế giới vẫn được dự báo là có triển vọng sáng sủa và duy trì chu kỳ tăng
trưởng trong năm 2003 cùng với sự phục hồi chung của kinh tế thế giới. Theo thông tin
của Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC) và SIA, thị trường linh kiện bán dẫn - nền tảng của
CNĐT có mức tăng trung bình 14% trong giai đoạn 1998-2002, trong đó một số thị
trường tăng khá như Mỹ tăng 21% năm 2001 và 11% năm 2002, Nhật Bản tăng tới 16%
và 10%, EU 20% và 11%, đặc biệt khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng tới 23% và
14% trong thời gian tương ứng.
Cho tới nay, Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về CNĐT, tin học, viễn thông. Giá
trị sản lượng ngành này đứng thứ 2 trong nền kinh tế Mỹ, Mỹ cũng là nước cung cấp
các sản phẩm điện tử hàng đầu, có ý nghĩa then chốt với sự phát triển của CNĐT toàn
cầu, đồng thời có vai trò khống chế thị trường TBBD, PC và phần mềm. Tổng doanh số
sản phẩm điện tử của Mỹ đạt khoảng 700 tỷ USD/năm. Các thị trường khác phải kể đến
Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo, Ấn Độ, Hồng Kông...
Thị trường điện tử - tin học của thế giới hiện nay và thời gian đến tiếp tục phát
triển với tốc độ nhanh chóng. Mỹ là nước đi đầu trong lĩnh vực CN điện tử-tin học, có
thị trường lớn nhất thế giới, là nơi tiêu thụ hàng điện tử của các nước Nhật, Hàn Quốc,
Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Thị trường của Mỹ có quy mô khoảng 500 tỷ
USD/năm, tổng sản lượng NCNĐT và CNTT của Mỹ khoảng trên 1000 tỷ USD.
Nhật là nước đứng thứ hai sau Mỹ. Các nước ASEAN và các nước Châu Á xung
quanh ta cũng có xu hướng phát triển mạnh NCN này. ở nước ta ngành điện tử-tin học
tuy mới phát triển nhưng có tốc độ nhanh (trên 20%/năm), lợi thế của Việt Nam là giá
nhân công chỉ bằng 15-20% so với các nước trong khu vực ASEAN.
1.1.2. Nhận xét đánh giá về tình hình sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm điện tử
trên toàn thế giới
Thị trường hàng điện tử thế giới đang phát triển với nhịp độ nhanh và thường hay
biến động. Mỗi mặt hàng, nhóm hàng cũng như mỗi khu vực thị trường có những đặc

trưng khác biệt, có thể nêu lên một số đặc trưng chủ yếu của thị trường hàng điện tử thế
giới như sau:
Về thị trường: Thị trường hàng điện tử thế giới đã có sự phân công sản xuất và
phân chia thị trường ở mức độ rất sâu và rất cao. Với ưu thế về vốn và công nghệ, các
nước CN phát triển - Mỹ, Nhật Bản - đang chi phối thị trường hàng điện tử thế giới
thông qua việc khống chế sản xuất và XK linh kiện điện tử cũng như nghiên cứu triển
khai các sản phẩm mới. Các nước đang phát triển NK linh kiện và nhận chuyển giao
công nghệ, đồng thời sản xuất, XK lại các sản phẩm điện tử thành phẩm.
22
Các nước có NCN điện tử phát triển nhanh đều tập trung ở Châu Á như Hàn Quốc,
Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia... Những kinh nghiệm phát triển thành
công NCN và thị trường hàng điện tử của các nước này là những bài học tốt cần tham khảo
khi đề ra phương hướng và CS phát triển thị trường hàng điện tử của Việt Nam.
Về mặt hàng: Tiêu thụ thiết bị điện tử chuyên dụng, thiết bị tin học trong cơ cấu
tiêu thụ hàng điện tử có xu hướng tăng trong khi tiêu thụ thiết bị điện tử dân dụng giảm
đi, đặc biệt là ở các nước phát triển. Các nước đang phát triển vẫn có tốc độ tăng tiêu
thụ thiết bị điện tử dân dụng cao, chủ yếu là các sản phẩm thế hệ thứ hai với giá rẻ.
Samsung đang dẫn đầu thế giới về sản xuất con chíp, màn hình phẳng LCD và tivi màu.
Samsung cũng đang cạnh tranh quyết liệt với Motorola để trở thành nhà sản xuất điện
thoại di động thứ hai thế giới.
Hầu như không có một tuần lễ nào trôi qua mà Samsung không công bố một sản
phẩm nào đó thuộc hàng “đầu tiên trên thế giới” hoặc “lớn nhất thế giới” hoặc gì đó
tương tự. Samsung đang có nhiều phát minh đăng ký tại Mỹ, năm 2004 là 1.600 phát
minh sáng chế được đăng ký, hơn cả Intel.
Đầu mùa hè này, Công ty nghiên cứu thị trường của Anh quốc Interbrand đã tính
toán và kết luận lần đầu tiên giá trị thương hiệu toàn cầu của Samsung vượt qua cả
Sony. Nó cho thấy mức tăng trưởng vượt bậc mà chưa có một thương hiệu của một công
ty toàn cầu nào đạt được.
Về giá cả: ASEAN cũng như giá của hàng điện tử trên thế giới đang tiếp tục giảm.
Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng công nghệ mới tiếp tục "phủ định"các mặt hàng công

nghệ, model cũ cũng khiến cho nhóm hàng công nghệ cũ tiếp tục giảm giá.
Các linh kiện bán dẫn là nền tảng của CNĐT có tỉ trọng ngày càng tăng trong tổng
giá trị thiết bị điện tử (khoảng 50% trị giá linh kiện nói chung). Nhật Bản và Mỹ là
những nước đứng đầu về cung cấp các sản phẩm bán dẫn.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã, đang và sẽ dẫn đến những thay đổi
nhanh chóng của các sản phẩm điện tử và tạo ra sự kết hợp đan xen giữa lĩnh vực sản
xuất thiết bị xử lý dữ liệu với thiết bị điện tử dân dụng và thiết bị điện tử CN. Tuy
nhiên, thị trường hàng điện tử vẫn tiếp tục chịu sự chi phối của thị trường trường linh
kiện. Các yếu tố cung - cầu về linh kiện điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành động thái thị trường hàng điện tử trong những năm tới.
1.3. Kinh nghiệm nâng cao sức cạnh tranh của NCNĐT một số nước trên thế giới
1.3.1. Thực tiễn sức sản xuất các mặt hàng điện tử của một số nước
1.3.1.1. Hàn Quốc
Hàn Quốc đã sử dụng thành công lợi thế của người đi sau trong việc áp dụng các
thành tựu khoa học công nghệ để xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT. Giờ đây, Hàn Quốc đã
là một trong những nước đi tiên phong trong lĩnh vực viễn thông và CNTT như sản xuất
thiết bị không dây, bộ vi xử lý và đặc biệt là sử dụng Internet tốc độ cao ADSL. Theo số
liệu thống kê đến tháng 8 - 2003: trong 35 triệu thuê bao ở Hàn Quốc có đến 70% số
thuê bao sử dụng điện thoại di dộng, 64% số thuê bao sử dụng dịch vụ Internet, chỉ có
48,4% số thuê bao sử dụng điện thoại cố định. Số lượng khách hàng truy nhập Internet
băng rộng gia tăng nhanh chóng: năm 2000 có 4 triệu thuê bao, đến tháng 8 - 2003 số
lượng thuê bao Internet băng rộng là 11,3 triệu. Tại Hàn Quốc, Internet đã được phổ cập
tới hơn 90% dân số. Khoảng 20% trong tổng số gần 50 triệu dân Hàn Quốc tham gia các
23
lớp tin học dưới nhiều hình thức. Trẻ em Hàn Quốc hiện nay làm quen với máy tính
ngay khi biết đọc, biết viết. Nhiều người có thói quen sử dụng mạng để thu nhập thông
tin, mua sắm, giải trí.
Với việc mở cửa thị trường, Hàn Quốc có nhiều DN tham gia vào việc cung cấp
các dịch vụ viễn thông và CNTT. Các DN mới tập trung đầu tư phát triển thị trường
trong lĩnh vực thông tin di động và truy cập Internet băng rộng. Nếu trong lĩnh vực điện

thoại di động, công ty KT chiếm thị phần gần tuyệt đối là 87,9% trong khi các công ty
như Hanaro chiếm 6,6%, Thrunet chiếm 2,8% và các công ty còn lại chiếm 2,6% (cần
lưu ý là khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại cố định chỉ chiếm 48,8% trong tổng số
35 triệu thuê bao ở Hàn Quốc, nghĩa là chưa đến 25 triệu thuê bao sử dụng điện thoại cố
định) thì tỷ lệ thị phần trong lĩnh vực thông tin di động và Internet băng rộng có sự phân
bố khác hẳn. Trên thị trường thông tin di động, KT chỉ chiếm 54% tỷ lệ thị phần, SK
chiếm 31,6% và LG chiếm 14,4%. Với Internet băng rộng: KT chỉ còn chiếm 48,6% tỷ
lệ thị phần, 26,5% thị phần là của Hanaro, Thrunet có 11,5% thị phần và các công ty
khác chiếm 13,4% thị phần còn lại.
Để phát triển CNTT, đặc biệt là các dịch vụ thông tin băng rộng, chính phủ đã đẩy
mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tuyên truyền giáo dục cho người dân thấy ích lợi và biết
sử dụng Internet, thực hiện các CS khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Các dịch vụ
thông tin băng rộng thường phát triển mạnh ở những khu đô thị nơi có mật độ dân cư
cao, đối với các khu vực nông thôn với địa bàn rộng lớn thì các modem tốc độ thấp
thường được sử dụng phổ biến hơn. Để tăng số lượng thuê bao, việc tiếp thị giới thiệu
các dịch vụ là rất cần thiết, đồng thời việc cung cấp nội dung phong phú có vai trò hết
sức quan trọng. Kế hoạch phát triển CNTT của Hàn Quốc trong thời gian hiện nay là:
tiếp tục triển khai dịch vụ WCDMA ở khu vực đô thị Seoul và xung quanh, dịch vụ
Internet vô tuyến 2,3 GHz (năm 2005), truyền hình số băng rộng phủ sóng toàn quốc
(năm 2006)...Trong chiến lược phát triển CNTT, Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đến kế
hoạch đầu tư cho nghiên cứu phát triển.
Lựa chọn công nghệ phù hợp với năng lực của nền kinh tế. Để lựa chọn được công
nghệ phù hợp, ngoài việc hoàn thiện luật pháp về đầu tư và phát triển công nghê, người ta còn
phải có một đội ngũ cán bộ có khả năng đánh giá các phương án công nghệ. Ví dụ, Chính
phủ Hàn Quốc đã cho ra đời một hệ thống các cơ quan (bao gồm các nhà khoa học, các cán
bộ quản lý tài năng được đào tạo cẩn thận và có lương cao) phục vụ cho việc tìm kiếm và lựa
chọn, đàm phán, muavà sau đó nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ. Chính vì vậy
mà nước này đã du nhập được những công nghệ thích hợp và khai thác hiệu quả của chúng.
Trường hợp chuyển giao công nghệ thành công điển hình là nhà máy gang thép Pohang ở
QuangDu. Tuy được xây dựng từ năm 1984-1988, nhưng do lựa chọn công nghệ sản xuất và

quản lý tốt và tổ chức đấu thầu thành công, nên đến nay nhà máy này vẫn là cơ sở sản xuất
gang thép hiện đại, được xây dựng với giá thành hạ nhất có chất lượng thép tốt hàng đầu thế
giới. Kết quả là một tấn thép chất lượng tương đương sản xuất ở Hàn Quốc có giá thành chỉ
bằng ½ giá thành sản xuất ở Mỹ
1.3.1.2. Ấn Độ
Với mục tiêu đưa Ấn Độ trở thành siêu cường quốc về CNTT của thế giới trong
thế kỷ XXI, Chính phủ Ấn Độ đã chọn phát triển CNTT đây được coi là NCN mũi
nhọn. Từ năm 1996, Ấn Độ đã thực thi kế hoạch phát triển toàn diện ngành IT, đặc biệt
24
là phần mềm máy tính. Tiêu chí được đưa ra là: “CN phần mềm Ấn Độ là kiểu mẫu của
sức mạnh và thành công”. Hiện nay, tổng giá trị XK của ngành CNTT Ấn Độ chiếm
khoảng 35% tổng giá trị XK của nền kinh tế, chiếm 75% GDP, khoảng 200 trong tổng
số 500 công ty lớn nhất của Mỹ đã mua các sản phẩm phần mềm của Ấn Độ. Ấn Độ đã
XK phần mềm máy tính sang hơn 75 nước trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng
50%/năm. Sự phong phú về thị trường đã hỗ trợ rất nhiều cho NCN phần mềm máy
tính. Nhiều khách hàng tại Mỹ đánh giá Ấn Độ đứng đầu trong 8 nước có khả năng cạnh
tranh trong công nghệ phần mềm. Một trong những trung tâm phát triển mạnh CNTT ở
Ấn Độ là Bangalore, nơi được mệnh danh là “Thủ đô tin học mới”, nơi đón nhận các tập
đoàn CNTT lớn của thế giới như IBM, Digital, Hewlett Packard, Sun, Motorola…
Nguyên nhân thành công chính của sự đột phá CNTT của Ấn Độ là: Thứ nhất, Ấn
Độ đã thực hiện CS mở cửa nhằm thu hút các công ty CNTT lớn trên thế giới vào xây
dựng cơ sở vật chất tại 7 khu công nghệ cao, đựợc phân bố trên khắp cả nước với những
ưu đãi đặc biệt như: Cung cấp đầy đủ hạ tầng cơ sở, miễn thuế NK, thuế doanh thu
trong 5 năm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và có quyền chuyển lợi nhuận về
nước. Thứ hai, theo báo cáo của WB, khả năng của các kỹ sư Ấn Độ dễ thích nghi với
những biến đổi kỹ thuật liên tục trong CNTT. Thứ ba, sức mạnh của nền khoa học: Là
một nước có nhiều người nói tiếng Anh, có hệ thống các trường đại học tuyệt vời với 5
học viện công nghệ quốc gia, được trang bị hiện đại cùng với mạng lưới 1.200 trường
đại học và cao đẳng kỹ thuật nằm rải rác khắp toàn quốc, hàng năm, Ấn Độ đào tạo trên
55.000 kỹ sư, trong đó có nhiều kỹ sư thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhiều nhà

khoa học về máy tính của Ấn Độ giữ vị trí lãnh đạo trong các công ty hàng đầu của thế
giới. Đến nay, Ấn Độ có khoảng 4 triệu cán bộ khoa học, đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ.
Nhiều kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học lớn ở Ấn Độ đã bị lôi kéo ra nước ngoài làm
việc. Đây là thiệt hại cho Ấn Độ, nhưng điều này đồng thời cũng chứng minh một thực
tế là, các kỹ sư Ấn Độ thích nghi nhanh với những biến đổi kỹ thuật trong CNTT. Họ
nhanh chóng chuyên môn hóa các loại dịch vụ đặc biệt như: bảo trì từ xa và sửa chữa
kịp thời các mạng thông tin trên thế giới; Tham gia trực tiếp vào các mạng thông tin của
các khách hàng lớn như Citibank, Dautsche Bank, British Airway, American Express,
Reekbok, France…; Các chuyên gia Ấn Độ có khả năng sáng tạo, sản xuất phần mềm,
chuyên môn hóa trong các ngành quản lý, phân phối, ngân hàng, làm dịch vụ trong nước
và XK.
Để đẩy mạnh việc sử dụng mạng thông tin quốc tế, kinh doanh qua mạng điện tử
và thúc đẩy sự phát triển các cơ quan kinh doanh bằng trí tuệ, năm 1999, Ấn Độ đã
thành lập Bộ Công nghệ thông tin thay thế Cục Công nghệ thông tin và điện tử. Bộ
Công nghệ thông tin Ấn Độ đã đề ra kế hoạch hành động tổng thể, nhằm đưa Ấn Độ
thành một siêu cường quốc về CNTT. Bộ trưởng Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ cho
biết, chủ trương cải cách của Chính phủ Ấn Độ là tập trung vào việc sử dụng mạng
thông tin quốc tế, sử dụng ngôn ngữ Ấn Độ, thúc đẩy các dịch vụ và đào tạo cán bộ về
CNTT, khai thác thương mại điện tử và các xí nghiệp sản xuất thông tin quốc tế.
Kế hoạch hành động CNTT đã được Chính phủ Ấn Độ thông qua, gồm 3 phần:
- Phần I: Tậo trung vào xây dựng CS, nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư
vào lĩnh vực CNTT, đặc biệt vào NCN phần mềm. Cụ thể: Xây dựng cơ sở hạ tầng
CNTT tiêu chuẩn với mạng lưới cáp quang vệ tinh và thông tin di động trên toàn quốc,
25

×