Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

sáng kiến kinh nghiệm biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.19 KB, 10 trang )

A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Nói đến giáo dục nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu học đã đa ra
nhiều quan điểm khác nhau, nhng chung quy họ đều khẳng định rằng giáo
dục là chìa khoá, là cơ sở vững chắc cho mọi ngành kinh tế, khoa học kỹ
thuật, quốc phòng. Chính vì thế trong Nghị quyết TW2 khoá VIII của Đảng
đã coi: Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Vì vậy để đạt đ ợc mục
tiêu và nhiệm vụ cơ bản của giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp
hoá-hiện đại hoá là phải thực hiện tốt quá trình giáo dục, từ đó việc nâng cao
chất lợng dạy và học trong các nhà trờng hiện nay là vấn đề cấp bách nhất.
Việc chăm sóc giáo dục góp phần quyết định việc nâng cao chất lợng
giáo dục theo mục tiêu đào tạo ở các bậc học, đặc biệt là bậc học mầm non.
Việc chăm sóc giáo dục trẻ phụ thuộc rất lớn đến sự phát triển nhân cách
của trẻ sau này nh Bác Hồ đã nói:
Trẻ em nh búp trên cành
Biết ăn, ngủ biết học hành là ngoan
Do đó việc chăm sóc giáo dục trẻ có một vị trí cực kỳ quan trọng
trong việc trồng ngời. Bài học đợc nhắc đến đầu tiên là Chăm sóc giáo
dục trẻ phù hợp, khoa học sáng tạo giúp ngành học mầm non có một nền
móng vững chắc cho tơng lai sau này.
Xác định đợc vị trí, tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Là một hiệu phó tôi rất băn khoăn, trăn trở về vấn đề này, làm thế nào để
chăm sóc giáo dục trẻ một cách có hiệu quả nhất? Để đảm bảo cho trẻ đợc
hoạt động đầy đủ các thời điểm trong ngày của trẻ, trẻ đợc học hành, vui
chơi vì : Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trong nhiều năm qua bản
1
thân tôi đã tập trung suy nghĩ tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt việc
chăm sóc giáo dục trẻ ở trờng mầm non.
II. Thực trạng nhà trờng.
Trờng mầm non Lam Sơn nằm ngay cạnh UBND phờng. Trờng có 9
lớp, nằm tập trung ở một địa điểm, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, phơng tiện


dạy học còn thiếu, phòng học chật hẹp cha phù hợp để phục vụ trẻ, một
cách triệt để. Sự quan tâm của chính quyền địa phơng còn hạn chế, cha tạo
điều kiện để giáo dục mầm non phát huy vai trò vị trí của mình, các bậc cha
mẹ cha chú trọng đến việc học tập của các con cái, các bậc phụ huynh cho
rằng các cháu còn nhỏ tuổi đi học hay không không quan trọng, họ chỉ chú
trọng ở cấp học trên.
Bên cạnh đó, cũng có một số gia đình có điều kiện thì họ lại mang
con gửi học t để đợc kèm cặp chu đáo đáo hơn. Qua thu thập ý kiến của
quần chúng nhân dân. Trong lòng tôi luôn có sự trăn trở, lo lắng phải làm
những gì để duy trì và phát triển giáo dục mầm non? Làm sao để nhà trờng
thực sự là nơi tin cậy của các bậc phụ huynh học sinh? Để họ tin tởng đa
con em đến trờng, lớp mầm non một cách có hiệu quả. Tôi xác định đợc
việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trờng mầm non không những là trách nhiệm và
còn trở thành nhu cầu dân trí, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình nên tôi đã
thực hiện những phơng pháp. biện pháp sau:
2
B. Nội dung.
I. Những phơng pháp, biện pháp tiến hành.
1. Hình thành cho trẻ thói quen tham gia các hoạt động.
- Hiểu đợc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ thích vui chơi, thích cùng đợc
chơi với các bạn cùng trang lứa. Vì vậy, làm thế nào để khích lệ trẻ tham
gia vào các hoạt động?
- Trớc hết tôi lên kế hoạch giảng dạy cho các độ tuổi thông qua các
thời điểm sinh hoạt hàng ngày của trẻ, để nắm bắt đợc nhận thức của trẻ ở
từng độ tuổi.
- Các cháu tham gia các hoạt động bất thờng, không thờng xuyên,
thích thì tham gia, không thích thì ngồi lỳ một chỗ, có lúc thì tham gia tích
cực, có lúc chơi một mình.
Trớc tình hình đó tôi phải thay đổi phơng pháp chủ đạo. Thời gian
đầu tôi yêu cầu giáo viên, mỗi giáo viên phải tận tình giúp đỡ, hớng dẫn gợi

mở động viên khuyến khích các cháu và phải gần gũi thơng yêu các cháu
nh con ruột của mình .
3
Đối với những cháu yếu kém, nhút nhát tôi yêu cầu giáo viên ân cần,
gần gũi, giúp đỡ cho cháu có hứng thú tham gia hoạt động.
Hàng ngày, ngoài những hoạt động chính cô giáo phải chú ý chăm
sóc các cháu mọi lúc, mọi nơi bằng công việc cụ thể nh: cắt móng tay, đan
cúc áo rơi, chải đầu, sửa sang quần áo cho cháu. Bên cạnh đó giáo viên dạy
trẻ hát, đọc thơ, kể chuyện cô còn gần gũi trò chuyện cùng trẻ. Sau mỗi
giờ hoạt động cô cho trẻ tự trao đổi với nhau về những hoạt động mà trẻ vừa
đợc tham gia đồng thời cô hớng dẫn cho trẻ tự giữ vệ sinh và bắt lao động
tự phục vụ. Cô dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép với ngời lớn tuổi, biết đoàn kết
thân ái với bạn bè.
Việc quan tâm chăm sóc của giáo viên đối với các cháu đã tạo cho
phụ huynh học sinh sự tin tởng và kính nể. Cha mẹ các cháu nhận thức rõ
việc cho các cháu đi học đợc chăm sóc giáo dục khác xa với các cháu
không đợc chăm sóc giáo dục ở trờng mầm non.
Sau những giờ hoạt động của trẻ, các cháu đã quen dần và bắt đầu
thích hoà mình cùng tập thể cô giáo và các bạn. Các cháu đã yêu quý cô và
thích tham gia vào các hoạt động của trờng, lớp, coi việc tham gia các hoạt
động của trờng, lớp là không thể thiếu đợc ở trẻ, từ đó cô giáo đã dần dần
đa trẻ vào nội quy, thực hiện theo chế độ sinh hoạt của trờng mầm non.
2.Tham mu với chính quyền địa phơng xây dựng cơ sở vật chất
cho nhà trờng.
Nh chúng ta đã biết cơ sở vật chất là điều kiện, là phơng tiện rất quan
trọng để thực hiện mọi nhiệm vụ. Không có cơ sở vật chất đảm bảo thì dù
giáo viên có giỏi, có nhiệt tình đến mấy cũng không thể làm tốt công tác
chăm sóc giáo dục trẻ một cách có hiệu quả cao.
Trờng lớp, phòng học sạch sẽ, đẹp đẽ cũng là yếu tố kích thích trẻ
đến trờng tham gia vào các hoạt động.

4
Tôi đã tham mu với Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân phờng sửa sang các
phòng học để tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ
mầm non đạt kết quả cao.
3. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ:
Trẻ tiếp thu kiến thức tốt hơn với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi
học mà chơi, chơi mà học. ở lứa tuổi mầm non hoạt động vui chơi là hoạt
động chủ đạo, nắm đợc đặc điểm này tôi đã chú trọng đến các hoạt động
vui chơi của trẻ. Khi vui chơi các cháu tiếp thu đợc bài một cách có hiệu
quả, trẻ hứng thú, tự giác, không bắt buộc gò bó.
Đợc biết trớc đây giáo viên chú trọng đến hoạt động vui chơi của trẻ.
Một phần do đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho buổi chơi còn quá đơn giản,
nghèo nàn, chủ yếu do các cháu chơi tự do nên cháu rất chóng chán. Làm
thế nào để có nhiều đồ dùng, đồ chơi đáp ứng đợc nhu cầu của trẻ, tạo điều
kiện cho giáo viên tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi đợc tốt hơn.
Ngoài những trang thiết bị, đồ dùng dạy học đã đợc trang cấp cho các
lớp. Hàng tháng tôi lại tổ chức thi đua chấm đồ dùng, đồ chơi cứ mỗi tháng
một đề tài khác nhau, đặc biệt là ngày 20/11 tôi tổ chức thi đồ dùng đồ chơi
chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
Hàng tuần vào buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi nhắc nhở chi em làm
thêm một số đồ dùng, đồ chơi, phục vụ cho hoạt động vui chơi và hoạt động
học tập bằng nguồn nguyên liệu sẵn có, dễ tìm, dễ kiếm, rẻ tiền. Đợc sự
ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh, hàng năm đã bổ sung vào giá đồ
chơi, phong phú, đa dạng về thể loại, tạo nên giá đồ chơi có màu sắc hấp
dẫn sinh động phù hợp, gây cho trẻ sự thích thú, đợc học, đợc chơi.
5
Các cháu đến trờng đợc vui đùa thoải mái, đợc tham gia vào các hoạt
động học tập, vui chơi ngoài trời dới sự hớng dẫn của cô giáo: tổ chức cho
trẻ vui chơi hấp dẫn, thu hút đợc trẻ.
Đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề của các cháu đã tái tạo ra

một xã hội tuổi thơ, có vai bác sỹ, chú bộ đội, chú công nhân xây dựng, bác
cấp dỡng, cô giáo, bán hàng những trò chơi có cô giáo là ngời bạn lớn
cùng tham gia hoà mình, nhập vai cùng chơi tập thể với trẻ. Qua vui chơi cô
giáo đã dạy cho trẻ biết ứng xử trong gia đình, xã hội, tăng thêm sự hiểu
biết một cách rõ rệt, điều này đã giúp trẻ phát triển tốt về nhận thức.
4. Tuyên truyền giáo dục mầm non trong các ngày khai giảng,
ngày hội, ngày lễ, các hội thi.
Công tác tuyên truyền là việc làm quan trọng không thể thiếu đợc
trong nhà trờng. Để khuấy động đợc phong trào thì việc tổ chức các ngày
hội, ngày lễ phải thực sự là ngày hội của toàn dân nh ngày khai giảng năm
học. Tôi tập trung trang trí cờ hoa, biểu ngữ, bóng bay, loa đài tạo không
khí sôi động vui tơi. Cha mẹ các cháu đa cháu đến trờng cũng dự lễ khai
giảng. Nhân dịp này nhà trờng có dịp tuyên truyền về ngành học của mình. Vị
trí, vai trò và tầm quan trọng của ngành học mần non đợc nâng lên.
- Hàng năm đã tổ chức tốt các hội thi, có cả hội cha mẹ học sinh cũng
tham gia. Mỗi công việc của trờng nhà trờng đều mời đầy đủ lãnh đạo Đảng
uỷ, Uỷ ban nhân dân phờng, trởng các đầu ngành, cha mẹ học sinh để họ
hiểu, biết về hoạt động của cô và trò trong trờng mầm non . Qua đó họ có
những nhận thức đúng đắn về con em họ đã đợc các cô chăm sóc giáo dục.
Bằng kết quả cụ thể, cha mẹ các cháu thấy rằng nếu con em không đ-
ợc đến trờng và đợc chăm sóc giáo dục đúng phơng pháp sẽ bị thiệt thòi.
Không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc giáo dục hợp lý mà nhà trờng còn chọn
6
đội văn nghệ của trờng tham gia biểu diễn trong các ngày hội, ngày lễ để
các cấp, các ngành cùng quan tâm hơn đến ngành học.
5. Đội ngũ giáo viên quyết định sự thành công của việc chăm sóc
giáo dục trẻ.
Với chức năng cô giáo là ngời mẹ hiền thứ hai của trẻ. Trẻ hàng ngày
đến lớp với cô đợc cô dạy bảo, chăm sóc, mọi vấn đề gì trẻ đều dựa vào cô
giáo. Ta thờng thấy cô giáo nói gì trẻ đều nghe theo. ở nhà có chuyện gì trẻ

đến lớp đều nói với cô. Có khi trẻ còn bớng bỉnh không nghe lời mẹ, cái gì
trẻ cũng cho cô giáo là nhất, trẻ tin tởng quý trọng cô giáo. Vì vậy tôi luôn
chú trọng đến đội ngũ giáo viên, luôn động viên chị em phải coi con trẻ nh
chính con đẻ của mình, tạo không khí đầm ấm thơng yêu đối với trẻ nh tình
mẹ, con.
Trẻ thích đợc đến lớp tham gia vào mọi hoạt động của lớp, yêu cầu
giáo viên phải tạo ra khung cảnh lớp đẹp, hợp lý, trang trí phù hợp với tâm
lý của trẻ. Hàng tháng, hàng tuần thờng thay đổi cách trang trí, sắp xếp đồ
dùng, đồ chơi gọn gàng, đẹp mắt gây hấp dẫn đối với trẻ.
6. Đối với việc thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt trong ngày
thực hiện tốc chơng trình do bộ quy định.
Để thực hiện đợc chơng trình của Bộ Giáo dục quy định yêu cầu ngời
giáo viên phải biết tận dụng với những sự vật, hiện tợng gần gũi, sinh động,
trẻ đợc sờ mó, nếm ngửi. Với yêu cầu này tôi đã tạo điều kiện để giáo viên
biết vận dụng những vật thật sẵn có trong trờng, trong địa phơng tạo giờ
học sinh động phù hợp với tâm lý trẻ.
Ví dụ:

Tìm hiểu một số loại hoa, cây cảnh cô có thể cho trẻ ngồi học
dới các gốc cây, bồn hoa.
Mặt khác để nắm vững phơng pháp giảng dạy tôi hớng dẫn cho chị
em nên thay đổi các hình thức sử dụng, các phơng pháp phù hợp với từng
7
loại tiết, tự đặt ra một số tình huống rồi tự trả lời thay trẻ, với cách tập dạy
này giúp giáo viên xử lý các tình huống s phạm. Cô giáo phải rèn luyện nề
nếp thói quen trong học tập cũng nh trong các hoạt động khác, ở mọi lúc
mọi nơi.
Thực hiện tốt đầy đủ các môn học nh làm quen chữ cái, Âm nhạc,
Văn học, Toán, Tạo hình
Cô thờng xuyên tổ chức các hoạt động tự làm một số công việc phù

hợp với nhu cầu của trẻ, trẻ rất say sa thích học tập, thích đợc hoạt động.
Lớp học ngày một đông hơn cùng với việc chăm sóc giáo dục trẻ bằng mọi
hình thức, mọi hoạt động. Đặc biệt tôi chú trọng nhất tới cháu độ 5 tuổi để
chuẩn bị tâm thế cho cháu bớc vào trờng phổ thông.
7. Phối hợp với trờng tiểu học tuyên truyền về vai trò, vị trí và
tầm quan trọng của ngành học mầm non.
Để phụ huynh hiểu đợc sự cần thiết phải đa cháu tới trờng mầm non.
Vì cháu có đợc học mẫu giáo thì mới hình thành cho trẻ các kỹ năng cần
thiết, mới trang bị cho trẻ một số kiến thức cần thiết, chuẩn bị cho trẻ có
tâm t, thế bớc vào trờng phổ thông.
Cấp học mầm non là cấp học bé nhất nhng nó là cấp học quan trọng,
là tiền đề cho cấp học trên: Tuyên truyền cho phụ huynh thấy rõ việc này
cho trẻ vào học mẫu giáo là không thể thiếu đợc và phụ huynh thấy đợc
phần lớn các cháu học sinh khá giỏi ở trờng tiểu học qua mẫu giáo. Cháu
nào không đợc học qua mẫu giáo thì tiếp thu kiến thức rất khó khăn, kết
quả học tập và nề nếp rất yếu.
Hàng năm trong công tác tuyển sinh nhà trờng đã kết hợp với trờng
tiểu học, hoàn tất mọi thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ các cháu.
II. Kết quả:
Với những việc làm trên tôi đã thu đợc những kết quả sau:
8
- Về chỉ tiêu thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ 100%.
- Do biết cách tổ chức và có biện pháp thực hiện chăm sóc giáo dục
trẻ trên qui mô trờng lớp, chất lợng đợc nâng lên rõ rệt.
- Năm học 2002-2003 tỷ lệ tốt + khá đạt 75%, trung bình: 25%
- Năm học 2003-2004 tỷ lệ tốt + khá đạt 85%, trung bình: 15%
So với năm học trớc thì chất lợng chăm sóc giáo dục đợc tăng lên rõ
rệt.
Với những kết quả đã đạt đợc, nhà trờng đã gây đợc niềm tin đối với
phụ huynh học sinh, thực sự là nơi tin cậy của các bậc phụ huynh khi đa

con em đến trờng mầm non.
C. Những bài học kinh nghiệm.
Qua quá trình công tác, là ngời ngời hiệu phó tôi nhận thấy muốn
thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao trớc hết:
- Ngời chỉ đạo phải kiên trì tập trung tìm hiểu về các phơng pháp,
biện pháp và hình thức chăm sóc giáo dục, luôn nêu cao tinh thần, vợt mọi
khó khăn trở ngại, phải có tâm huyết với nghề nghiệp, có tình thơng yêu
con trẻ nh chính con đẻ của mình.
- Luôn chăm lo động viên và khích lệ chị em giáo viên, tạo mọi điều
kiện về tinh thần cũng nh vật chất động viện chị em luôn hoàn thành nhiệm
vụ, say mê với nghề nghiệp để mỗi cô giáo không những là ngời mẹ hiền
thứ hai của cháu mà còn là một tuyên truyền viên giỏi để thu hút, dạy dỗ,
chăm sóc giáo dục cháu đợc tốt hơn, hoàn thiện hơn và đạt kết quả cao hơn.
- Để cháu thích đến trờng bản thân mỗi giáo viên phải là ngời bạn lớn
của trẻ, tâm tình, gần gũi, chăm sóc tận tình, chu đáo, tạo ra sự mến phục,
niềm tin tởng của các bậc phụ huynh.
9
- Phải đợc sự quan tâm ủng hộ của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa
phơng, hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể tham gia thì việc vận động
cháu đến trờng mới đạt kết quả cao. Giúp giáo viên thực hiện tốt việc chăm
sóc giáo dục trẻ mầm non.
- Bản thân phải tự học hỏi, tự nghiên cứu để không ngừng nâng cao
trình độ đồng thời luôn bám sát thực tế và yêu cầu đổi mới ngành học, kịp
thời cải tiến phơng pháp giảng dạy phù hợp với chơng trình với đặc điểm
của lứa tuổi có nh vậy việc thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ mới đạt hiệu
quả cao.
- Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đa ra qua quá trình đúc rút
chỉ đạo. Tôi kính mong Hội đồng thi đua xem xét đóng góp ý kiến cho tôi.
- Trong quá trình quản lý nhà trờng bản thân tôi còn phải học hỏi
kinh nghiệm nhiều hơn nữa ở bạn bè đồng nghiệp ở cấp trên để có những

biện pháp hữu hiệu hơn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện đợc các
chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên giao, đáp ứng đợc yêu cầu nhiệm vụ mục tiêu
giáo dục mà nghị quyết trung ơng II khoá 8 đã đề ra.
10

×