Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.27 KB, 17 trang )

Phần I MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài
I.1.1 Cơ sở lý luận
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu đã dạy:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Sự nghiệp trồng người đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội trong đó
nghành giáo dục đào tạo giữ vai trò then chốt, chính vì vậy Đảng và nhà nước ta
đã có những đường lối chinh sách ưu tiên cho giáo dục phát triển. Đặc biệt trong
nghị quyết trung ương II đã nêu mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để đáp ứng nền kinh tế của nước nhà trong giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục Mầm Non có một vai trò
đặc biệt quan trọng là nền tảng, là cơ sở cho giáo dục các bậc học sau này. Vì vậy
chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1, lớp học đầu tiên trong cuộc đời đi học của
trẻ đòi hỏi phải công phu để trẻ có được tâm thế vững vàng. Chính vì vậy mà mục
đích của giáo dục Mầm Non là nhằm hinh thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của
nhân cách con người mới XHCN Việt Nam như: Sự khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ
thể phát triển hài hòa cân đối, giáo dục cho trẻ giàu lòng yêu thương, biết quan
tâm nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi xung quanh, thật thà, lễ phép, hồn
nhiên, trẻ biết yêu cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và tạo ra cái đẹp ở xung quanh.
Đồng thời mục đích của giáo dục là nhằm phát triển ở trẻ trí thông minh, ham hiểu
biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng cần thiết để bước vào
trường phổ thông.
Tuy nhiên từ lúc lọt lòng mẹ đến lúc trưởng thành thì trẻ em phát triển qua
nhiều thời kỳ khác nhau. Mỗi thời kỳ này là sự tiếp theo của thời kỳ trước và
chuẩn bị cho thời kỳ sau. Trẻ Mầm Non ( 0-6 tuổi ) là thời kỳ đầu tiên của con
người phát triển rất đặc biệt với tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt và là thời
kỳ có vị trí quan trọng. Là dặt tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách
mai sau. Chính vì vậy mà người lơn đặc biệt là người giáo viên mầm non và cũng
- 1 -


chính là người dẫn dắt trẻ ở những bước chập chững đầu đời, phải nắm được đặc
điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp
cho tất cả các môn học.
Các môn học ở trường mầm non đều hướng tới mục tiêu giáo dục, đó là
phát triển toàn diện nhân cách của trẻ trong đó không thể thiếu môn học làm quen
chữ cái.
Thông qua việc cho trẻ làm quen chữ cái, mở rộng cho trẻ những hiểu biết
về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lành mạnh, những ước
mơ cao đẹp góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ, làm giàu vốn từ phát triển khả
năng diễn đạt mạch lạc. Làm quen với chữ cái còn góp phần không nhỏ vào việc
phát triển thẩm mỹ cho trẻ, giúp trẻ cảm nhận những vẻ đẹp trong việc cho trẻ làm
quen chữ cái có ý nghĩa rất lớn với việc giáo dục trẻ thơ. Chính vì vậy là những
người giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ chúng ta cần phải biết vận dụng các phương
pháp một cách linh hoạt trong giảng dạy bộ môn này. Song để phát huy được tính
tích cực của bộ môn này trong tất cả mọi mặt thì việc cho trẻ làm quen với chữ cái
không thể sử dụng qua lời nói, mô phỏng bắt trước, bên cạnh đó phải nói đến đồ
dùng dạy học một phương tiện không thể thiếu trong ngành học mầm non nói
chung và trong cấc tiết dạy thơ, truyện, làm quen chữ cái nói riêng. Sử dụng đồ
dùng trong các tiết dạy chữ cái không những gây hứng thú cho trẻ mà còn giúp trẻ
củng cố lại những điều đã học từ đó khắc sâu những ấn tượng nghệ thuật cho trẻ.
Đồ dùng dạy học càng phong phú đa dạng, càng đẹp mắt bao nhiêu thì càng
có ý nghĩa bấy nhiêu trong việc giáo dục mọi mặt cho trẻ. Việc sử dụng đồ dùng
dạy học trong các tiết làm quen chữ cái….đúng hợp lý sáng tạo còn làm tăng sự
tập chung chú ý cảm thụ ngôn ngữ của trẻ thông qua giờ học, thông qua những lời
nói sâu sắc của cô cùng với đồ dùng đẹp, phong phú đa dạng như: Tranh vẽ, mô
hình, những nguyên liệu có sẵn như cành cây, lá…Giúp trẻ thấy ngay trước mắt
mình toàn cảnh đẹp sống động và gần gũi. Thông qua những bài thơ câu truyện
cùng với những bức tranh đồ dùng trực quan cùng kết hợp nghe những giai điệu
ngọt ngào, những lời thơ giàu nhạc tính, giàu tính giáo dục tình cảm gắn với cuộc
sống xung quanh trẻ, vì trẻ ở độ tuổi này rất non nớt, nếu giáo dục mà chỉ bàng

những lời nói không thôi chưa đủ, trẻ sẽ không thể nào nhận biết phân biệt được
- 2 -
những cái đúng, sai, tốt, xấu như người lớn. Thông qua những giờ văn học, những
bài thơ, câu chuyện, qua những hình ảnh, những tính cách nhân vật…Trẻ dần phân
biệt được những điều đó, nhưng để làm được điều đó thì trong các tiết dạy làm
quen chữ cái không chỉ có lời đọc, lời kể, lời nói của cô mà còn có sự góp phần
tích cực quan trọng của những đồ dùng dạy học. Đó chính là phương tiện cuốn hút
trẻ vào giờ học và là phương tiện giáo dục trực tiếp cho trẻ.
Qua những vấn đề trên tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học trong
các tiết dạy làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo có một vai trò hết sức quan
trọng. Chính vì vậy mà nhiệm vụ của người giáo viên là phải vận dụng và sử dụng
những đồ dùng dạy học một cách hợp lý, linh hoạt và sáng tạo đáp ứng được yêu
cầu của bài dạy và nhu cầu của trẻ.
Nhưng trên thực tế không phải địa phương nào, trường nào người giáo viên
nào cũng nhận thấy hết được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học
trong các tiết làm quen chữ cái và đặc biệt là không phải người giáo viên nào
cũng có thể sử dụng các đồ dùng dạy học trong các tiết dạy một cách hợp lý hoặc
có thể nhận biết hoặc sử dụng được những đồ dùng dạy học thì lại còn phụ thuộc
vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, nếu nhà trường mà không có điều
kiện chưa trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học cho các môn học nói chung và các tiết
dạy thơ, truyện , làm quen chữ cái nói riêng là không thể thực hiện được.
Nhưng mỗi trường hợp, mỗi giáo viên nhận thức hết được tầm quan trọng
của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy làm quen chữ cái cho trẻ thì
sẽ góp phần làm cho các giờ học đạt kết quả tố hơn, góp phần phát triển về mọi
mặt cho trẻ.
I.1.2 Cơ sở thực tiễn
Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy làm quen chữ cái có một
vai trò như vậy nên việc giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học một cách khoa học là
rất quan trọng.
Nhưng trên thực tế không phải địa phương nào, trường học nào, cô giáo

nào cũng làm được. Việc sử dụng đồ dùng dạy học còn lộn xộn chưa khoa học, đồ
dùng chưa phong phú và thiếu thẩm mỹ, ở trường chúng tôi những năm trước đây
- 3 -
thì vẫn còn phổ biến tình trạng này. Trong ngày nay có tiến bộ hơn, việc sử dụng
đồ dùng tương đối đầy đủ nhưng chưa khoa học, chưa hoàn hảo và đồ dùng chưa
đảm bảo tính thẩm mỹ vì quá cũ hoặc đồ dùng do giáo viên tự làm.
Việc sử dụng đồ dùng trong các tiết dạy làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo
còn nhiều hạn chế như chưa có nhiều sự mới mẻ, chưa thu hút được nhiều sự chú
ý của trẻ vào giờ học là do giáo viên, một phần là do cơ sở vật chất của một số
trường còn thiếu, khi giáo viên đề xuất trang bị thêm đồ dùng dạy học thì cũng
không được trang bị ngay.
Thực trạng trên cho thấy cần phải có những biện pháp khắc phục để cho
giờ dạy làm quen chữ cái đạt kết quả tốt hơn, cuốn hút trẻ hơn
Từ hai cơ sở trên tôi chọn đề tài “Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học
trong tiết dạy “ Làm quen với chữ cái” cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Phong
Dụ để tìm ra giải pháp thích hợp nhằm mục đích nâng cao chất lượng sử dụng đồ
dùng dạy học.
Riêng đối với bản thân tôi thì việc nghiên cứu đề tài này là một cuộc tập
rượt, rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học
I.2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học tiết dạy “ Làm quen
với chữ cái” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Phong Dụ
I.3. Thời gian và địa điểm
I.3.1 Thời gian
- Đề tài này được nghiên cứu trong một năm
I.3.2 Địa điểm
- Đề tài này được nghiên cứu ở trường mầm non Phong Dụ
I.3.3 Phạm vi đề tài
I.3.3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
- 4 -

Giới hạn về phạm vi nghiên cứu của đề tài tìm hiểu thực trạng sử dụng đồ
dùng dạy học trong các tiết dạy “ Làm quen với chữ cái” cho trẻ mẫu giáo trường
mầm non Phong Dụ
I.3.3.2 Giới hạn về địa điểm nghiên cứu
- Trường mầm non Phong Dụ
I.3.3.3 Giới hạn về khách thể khảo sát.
- Là học sinh lớp mẫu giáo cơ sở Cao Lâm
I.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thống kê toán học
- Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
Phần II NỘI DUNG
Chương I :
TỔNG QUAN
Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy trẻ làm quen với chữ cái
mẫu giáo5-6 tuổi trường mầm non Phong dụ.
II.1.1 Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Từ trước tới nay có rất nhiều giáo trình tài liệu nói về các phương pháp sử
dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học ở trường mầm non. Tuy nhiên ở những
tài liệu đó mới chỉ giới thiệu các loại đồ dùng và việc sử dụng đồ dùng nói chung
cũng như những hình thức, những phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học khi dạy
trẻ do đó việc nghiên cứu đối tượng cụ thể ở trường học là chưa có. Còn đề tài của
tôi là đi sâu vào việc nghiên cứu đề tài thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trong
các tiết dạy cho trẻ làm quen với chữ cái lớp mẫu giáo 5 -6 tuổi trường mầm non
Phong dụ.
II.1.2 Cơ sở lý luận.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục mầm non có một vai trò đặc
biệt quan trọng là nền tảng, là cơ sở giáo dục các bậc học cấp học sau này. Vì vậy
- 5 -
chuẩn bị hành trang cho trẻ mẫu giáo bước vào lớ 1, lớp học đầu tiên trong cuộc

đời của trẻ đòi hỏi phải công phu để cho trẻ có được tâm thế vững vàng,
Chương II :
NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
II.2.1 Vài nét về trường mầm non Phong Dụ
Trường mầm non phong dụ nằm trên địa bàn xã Phong dụ thuộc vùng miền
núi khó khăn tập chung phần lớn là dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, dân số
còn gặp nhiều khó khăn. Trong trường có tất cả 14 lớp nằm rải rác ở các thôn khe
bản các lớp không chia theo độ tuổi. Mặc dù trường không tập chung ở một địa
điểm nhưng trường luôn giữ được nề nếp trường tốt.
II.2.2 Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu
* Về phía giáo viên
Vẫn còn một số giáo viên chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc
làm đồ dùng dạy học, hoạc có một số giáo viên có thấy được tầm quan trọng của
đồ dùng dạy học thì chưa có đồ dùng.
Một số giáo viên cũng có tuổi nên việc vận dụng đồ dùng vào các tiết dạy
chữ cái còn nhiều hạn chế.
Như một số giáo viên không hay sáng tạo các sử dụng dồ dùng dạy học nên
các tiết học chưa có sức thu hút ở trẻ.
II.2.3 Đánh giá thực trạng
Ảnh hưởng của thực trạng trên nên chất lượng mà trẻ được làm quen với
chữ cái còn thấp.
Có nhiều trẻ chưa nhớ được chữ cái mình vừa được làm quen
Nguyên nhân khách quan:
Là do sự coi thường thiếu quan tâm của bậc học mầm non, của các bậc phụ
huynh.
- 6 -
Hầu hết các bậc phụ huynh ở đây đều cho rằng trẻ đến trường chủ yếu là
vui chơi, học múa học hát , họ không hề nghĩ rằng khi đến lớp con họ sẽ được học
đầy đủ các môn:
- Bé là quen với văn học

- Bé làm quen với chữ cái
- Bé làm quen với môi trường xung quanh
- Tạo hình
- Âm nhạc
- Thể dục
- Bé làm quen với toán
Theo nội dung và phương pháp nhất định
Nhiều gia đình không coi trọng việc học chữ cái cho trẻ,mà họ nghĩ rằng
con em họ lớn lên sẽ tự biết đọc biết viết biết tính toán.
Nhiều bậc phụ huynh không động viên con em mình đến trường mà bắt con
ở nhà trông em, nhiều phụ huynh đã không đóng góp tiền cho con mua đồ dùng
học tập như: sách vở, bút mà còn ỷ lại cho cô giáo và nhà trường mua cho con
mình học.
*Nguyên nhân chủ quan:
Còn một số giáo viên chưa nhận thức được hết sự quan trọng của việc vận
dụng phương pháp trực quan cho trẻ là cần thiết, hoặc có một số giáo viên có nhận
thức được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng thì trong lớp học lại không có
đồ dùng, có làm không đẹp, có đi mua để phục vụ cho bài dạy thì cũng chỉ mua
được một vài bộ về phục vụ cho tiết kiểm tra, thao giảng với lý do kinh phí hạn
hẹp.
Còn một số giáo viên không linh hoạt sáng tạo trong việc đưa đồ dùng trực
quan ra cho trẻ khi quan sát, chưa biết đưa vào lúc nào và sử dụng như thế nào là
hợp lý, không biết dùng các thủ thuật để lôi cuốn trẻ tập chung vào các đồ dùng
- 7 -
mà mình sắp đưa ra cho trẻ quan sát nên tiết học chưa đạt kết quả và phát huy hết
tính tích cực trong học tập của trẻ
*Về phía nhà trường:
Do điều kiện của nhà trường cũng còn khó khăn nên việc trang bị các đồ
dùng dạy học trong các tiết chữ cái còn hạn chế.
Chương III :

CÁC BIỆN PHÁP PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI LỚP MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
II.3.1. Biện pháp
* Biện pháp 1:
Trước hết mỗi giáo viên phải nhận rõ được tầm nhìn quan trọng của đồ
dùng dạy học, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan, việc sử dụng đồ dùng trực
quan trong hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ cái phải đúng, hợp lý, sáng tạo làm
tăng sự tập chung sự chú ý cảm thụ ngôn ngữ của trẻ thông qua giờ học thông qua
lời nói sâu sắc của cô cùng với đồ dùng trực quan, tranh ảnh, vật thật phong phú
về chủng loại, qua bài thơ câu truyện, bài hát và những thủ thuật, câu đố để đưa ra
những đồ dùng trực quan cho trẻ quan sát.
Khi có đồ dùng rồi cô giáo phải sử dụng như thế nào cho thích hợp đối với
từng tiết học, từng phần cũng rất quan trọng. Nên khi chuẩn bị đồ dùng, bài giảng
cô cũng cần phải nghiên cứu kỹ nếu không biết cách sử dụng đồ dùng, đưa ra
không đúng lúc thì trẻ sẽ không chú ý vào bài giảng, nên đối với đồ dùng của cô
khi giảng đến phần nào thì cô mới đưa ra đồ dùng của phần đó không nên đưa ra
hết các đồ dùng của bài ra cùng một lúc, nếu như chưa cần thiết.
Phương pháp sử dụng đồ dùng tùy theo từng bài mà cô có phương pháp sử
dụng đồ dùng khác nhau.
Khi cho trẻ làm quen với chữ cái mới cô dùng thủ thuật như: Đọc thơ, câu
đố, bài hát cho trẻ đoán rồi cô mới treo tranh, trẻ quan sát xem bức tranh vẽ về
gì?
- 8 -
Đọc từ dưới tranh, tìm chữ cái đã học rồi phát âm, mời trẻ lên ghép thẻ chữ cái rời
giống từ dưới tranh- rút thẻ chữ cái đã học trong từ vừa ghép và phát âm.
Giới thiệu chữ cái mới, có thể hỏi trẻ xem có biết chữ cái gì không, cô phát
âm mẫu, lớp phát âm, từng cá nhân phát âm. Yêu cầu trẻ tìm chữ cái trong rổ sờ
khuân hình chữ cái, nêu cấu tạo của chữ cái. Cô giới thiệu chữ in thường và viết
thường
*Biện pháp 2:

Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh làm đồ dùng cùng cô, thu thập nguyên
vật liệu thiên nhiên như: ống tre, lọ nhựa… viết chữ cái vào đó để trẻ có thể phát
âm chữ cái ở mọi lúc mọi nơi, khi chơi trò chơi, chơi phân vai theo chủ đề.
* Biện pháp 3:
Nên để trẻ thường xuyên được sử dụng đồ dùng dạy học để trẻ cảm thấy
thích thú, chú ý động viên trẻ cắt dán chữ cái trong sách, dán vào một góc qui
định, hoặc dán vào vở của trẻ.
Đối với nhà trường mở các hội thi làm đồ ding vào các ngày lễ lớn như
ngày 20/11,8/3… Mở nhiều chuyên đề về các tiết dạy: Bé làm quen với toán, với
chữ cái,,với văn học, với môi trường xung quanh, với âm nhạc
Mời phụ huynh đến dự các tiết học của trẻ qua đó phụ huynh biết được con
em mình đi học được tham gia đầy đủ vào các hoạt động, từ đó các bậc phụ huynh
sẽ tích cực giáo dục, đưa con em họ đi học chuyên cần và tham gia hỗ trợ cô giáo
làm đồ dùng đầy đủ
II.3.2. Kết quả thực nghiệm
Tôi đã áp dụng phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy làm
quen với chữ cái e, ê ở cả 2 lớp Cao Lâm và Tành Pò. Với sĩ số học sinh 5 tuổi
như nhau kết quả thu nghiệm được như sau:
- 9 -
Lớp MG Cao Lâm MG Tành Pò
Phương pháp Phương pháp thông thường Phương pháp đề xuất
Giỏi 5/10 (50%) 7/10 (66%)
Khá 3/10 (34%) 2/10 (25%)
Trung bình 2/10 (16%) 1/10 (9%)
II.3.3. Bài học kinh nghiệm
Đối với tiết học làm quen với chữ cái cần phải có đồ dùng trực quan và
phải biết cách sử dụng đồ dùng như thế nào cho thích hợp thì kết quả mới đạt hiệu
quả cao.
Muốn đạt kết quả như vậy giáo viên phải cần mẫn, tìm tòi nghiên cứu, thực
sự say mê với nghề, trong điều kiện vật chất nhà trường còn khó khăn và thiếu

thốn. Có làm được những bài như trên từ những bài đơn giản đến bài phức tạp trẻ
đều háo hức học tập, nắm kiến thức nhanh hơn và chắc chắn hơn qua việc sử dụng
đồ dùng dạy học không những nâng cao hiểu biết của trẻ mà còn giúp trẻ củng cố
lại giá trị nghệ thuật, biết tạo ra cái đep, nhìn thấy và bảo vệ cái đẹp. Qua đó còn
chuẩn bị hình thành cho trẻ mẫu giáo bước vào lớp một, lớp học đầu tiên trong
cuộc đời đi học của trẻ, đòi hỏi phải công phu để trẻ có được tâm thế vững vàng.
Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1.Kết luận
Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy học mầm non nói chung
và tiết dạy làm quen chữ cái nói riêng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát
triển về mọi mặt cho trẻ nhất là về đạo đức và nhân cách.
Đồ dùng dạy học là một phương tiện không thể thiếu khi trẻ làm quen chữ
cái không chỉ là phương tiện để gây hứng thú cho trẻ vào các tiết học mà còn giúp
trẻ củng cố lại những điều đã được nghe, đã được học từ đó khắc sâu những ấn
tựơng nghệ thuật của trẻ.
- 10 -
Là một giáo viên mầm non thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ
dùng trong các tiết dạy cho trẻ mầm non, vì vậy tôi hy vọng qua việc nghiên cứu
thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết làm quen với chữ cái cho trẻ từ
5- 6 tuổi trường mầm non Phong Dụ.
III.2.Kiến nghị
Đề nghị với các cấp chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa tới bậc học
mầm non.
Đề nghị với phòng giáo dục cung cấp đầy đủ đồ dùng đồ chơi, cơ sở vật
chất cho các cấp học mầm non, cho giáo viên đi học lớp làm đồ dùng, đồ chơi và
cách sử dụng đồ dùng dạy học, thường xuyên mở các lớp chuyên đề về việc vận
dụng phương pháp trực quan trong hoạt động dạy học.
Phần IV DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
IV.1. Danh mục và tài liệu tham khảo
STT Tên Tài liệu Tác giả Nơi xuất bản

Năm xuất
bản
1
Phương pháp phát
triển ngôn ngữ cho
trẻ dưới 6 tuổi
Nguyễn kim
Đức
NXB- ĐHQG
Hà Nội
2001
2
Các hoạt động phát
triển ngôn ngữ cho
trẻ mầm non
Hồ Lam Hồng NXB
Giáo Dục
2006
3
Chương trình chăm
sóc giáo dục mẫu
giáo
Trần Thị Trang NXB
Giáo Dục
1994
Chương trình 26 tuần
cho lớp mẫu giáo 5
- 11 -
4 tuổi Phạm Thị Sửu NXB
Giáo Dục

1990
5
Chương trình 150
buổi
Nguyễn Thị
Bích
Lê Thị ánh
Tuyết
Lê Minh Hà
NXB
Giáo Dục
2008
IV.2. Giáo án đề xuất
TIẾT LÀM QUEN CHỮ CÁI E, Ê
Hoạt động chính: Chữ cái
Làm quen với chữ cái e, ê
Hoạt động bổ trợ: Toán, trò chơi
I/ Mục đích- yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái e, ê
2. Kỹ năng
- Quan sát, chú ý, phát âm đúng chữ cái
3. Giáo dục
- Tìm và phát âm chữ cái ở sách báo, ở xung quanh lớp học
II/ Chuẩn bị
1. Đồ dùng đồ chơi
- Tranh vẽ con kiến, con ve
- Thẻ chữ e, ê
- Rổ đựng, ngôi nhà gắn chữ e, ê
- Giấy vẽ côn trùng, bút sáp cho nhóm bé.

- 12 -
2. Địa điểm
- Trong lớp
3. Phương pháp
- Quan sát, đàm thoại, sử dụng đồ dùng, dạy trẻ làm quen chữ cái mới.
III/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Tổ chức lớp
Bắt nhịp cho lớp hát và vận động bài “con chuồn
chuồn”
? Vừa được hát bài hát gì ?
Con chuồn chuồn được gọi là côn trùng
? Ngoài con chuồn chuồn còn có loại côn trùng
nào ?
2. Giảng bài: Giới thiệu bài
- Giờ học hôm nay cô hướng dẫn nhóm bé tô màu
con côn trùng, nhóm lớn làm quen chữ cái e, ê.
- Chia nhóm
Cô hướng dẫn nhóm bé trước.
Nhóm lớn phát đồ dùng.
- Chơi trò chơi trời tối trời sáng
Trời tối: Treo tranh “con ve”
Trời sáng:
? Các chú gà nhìn tinh xem trên bảng có gì ?
? Bức tranh vẽ về gì ?
Hát vận động
Con chuồn chuồn
Trả lời
Chia nhóm
Thực hiện

Đi ngủ
ò ó o
- 13 -
Đọc từ : con ve
- Tìm chữ cái đã học trong từ:
- Mời một trẻ lên ghép thẻ chữ cái rời thành từ:
con ve.
- Đọc từ vừa ghép, đếm xem có bao nhiêu chữ cái.
- Mời một trẻ lên rút thẻ chữ cái đã học, quay thẻ
chữ xuống cho cả lớp cùng phát âm.
- Cô giới thiệu chữ cái mới (đây là chữ cái mà cô
giới thiệu với các con).
? Con nào đã biết chữ cái này ?
- Cô phát âm mẫu: e, e, e.
- Cả lớp phát âm
- Từng cá nhân phát âm
- Các con tìm thẻ chữ cái trong rổ, dùng ngón tay
phải sờ khuôn hình của chữ cái rồi phát âm.
- Nêu cấu tạo của chữ cái e có nét gì ?
Cho cả lớp đọc cấu tạo chữ e
_ Giới thiệu chữ e in thường, viết thường
- Với chữ ê : Cô đọc câu đố về con kiến
“Con gì tuy bé
Mà biết lo xa
Tha thức ăn về nhà
Bức tranh
Con ve
O
Ghép
Đếm

Trả lời
1 nét ngang, 1 nét cong
tròn.
- 14 -
Đi theo hàng theo lối”
(đố biết con gì)
Treo tranh : Con kiến
Làm quen tương tự chữ e.
- So sánh chữ e và ê.
+ Giống nhau: có 1 nét ngang, 1 nét cong tròn
+ Khác nhau: chữ e không có mũ, chữ ê có mũ
• Trò chơi : Tìm chữ theo hiệu lệnh của cô
• Trò chơi: Gạch chân chữ e, ê trong bài thơ
- Tới nhóm bé xem các em tô được gì?
Cô nhận xét, tuyên dương nhóm bé
- Cùng chơi trò chơi về đúng nhà
3. Củng cố
? Nhóm lớn làm quen chữ gì ?
? Tô màu con gì ?
? Chơi trò chơi gì ?
- Giáo dục- nhận xét- tuyên dương.
4. Kết thúc
- Hát, ra chơi
Con kiến
So sánh
Trẻ chơi
Tới nhóm bé
Trẻ chơi
e, ê
Phần V NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC.

V.1. Nhận xét của hội đồng khoa học cấp trường.
- 15 -
V.2. Nhận xét của hội đồng khoa học Phòng giáo dục.
MỤC LỤC
Phần I MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài ………………………………………………………1
I.1.1 Cơ sở lý luận ………………………………………………………1
- 16 -
I.1.2 Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………3
I.2 Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………4
I.3. Thời gian và địa điểm ………………………………………………………4
I.3.1 Thời gian ………………………………………………………4
I.3.2 Địa điểm ………………………………………………………4
I.3.3 Phạm vi đề tài ………………………………………………………4
I.3.3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu……………………………………………4
I.3.3.2 Giới hạn về địa điểm nghiên cứu……….…………………………………5
I.3.3.3 Giới hạn về khách thể khảo sát………………………………………… 5
I.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… …5
Phần II NỘI DUNG
Chương I : TỔNG QUAN
II.1.1 Lịch sử nghiên cứu của đề tài………………………………………………5
II.1.2 Cơ sở lí luận ……………………………………………………….5
Chương II : NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
II.2.1 Vài nét về trường mầm non Phong Dụ ……… …………….….6
II.2.2 Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu ……………………….…6
II.2.3 Đánh giá thực trạng ……………………….…6
Chương III : CÁC BIỆN PHÁP PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI LỚP MẪU GIÁO
5-6 TUỔI
II.3.1. Biện pháp ………………………………………………………8

II.3.2. Kết quả thực nghiệm………………………………………………………9
II.3.3. Bài học kinh nghiệm………………………………………………………10
Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1.Kết luận ………………………………………………………10
III.2.Kiến nghị ………………………………………………………11
Phần IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
IV.1. Danh mục tài liệu tham khảo ………………………………………………11
IV.2. Giáo án đề xuất ………………………………………………………12
Phần V NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC.
V.1. Nhận xét của hội đồng khoa học cấp trường …………… …………16
V.2. Nhận xét của hội đồng khoa học Phòng giáo dục….………………… …16
- 17 -

×