Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài 2: Nhân dân Quảng Trị xây dựng nếp sống văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 6 trang )

Bài 2 (2 tiết)

NHÂN DÂN QUẢNG TRỊ XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA
I. THÔNG TIN, SỰ KIỆN:
1. Hình ảnh
2. Hiện tượng
Nhiều đời nay, chuyện tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống được người Vân
Kiều, Pa Kô sống trên địa bàn huyện Hướng Hóa mặc nhiên thừa nhận. Đây là mầm
mống dẫn đến nhiều bi kịch gia đình. Hiện nay, ở các bản làng thuộc huyện Hướng
Hóa, quan niệm “nữ thập tam, nam thập lục” vẫn hằn in trong tiềm thức người dân.
Quan niệm ấy cùng sự hạn chế về hiểu biết pháp luật, mong muốn sớm có con để nối
dõi tông đường, thêm người phụ việc rẫy nương đã khiến tình trạng tảo hôn diễn ra
phổ biến. Có nhiều trường hợp, hai gia đình đính ước với nhau khi con còn bé. Sau
vài năm, đứa trẻ đến tuổi dậy thì, bố mẹ liền giục dã chuyện cưới hỏi. Thế là, thay vì
đến trường cùng bạn bè, các “cặp vợ chồng trẻ con” phải nghỉ học, ở nhà và làm
những ông bố, bà mẹ bất đắc dĩ. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Trung tâm DS-
KHHGĐ huyện Hướng Hóa, đến nay, tính riêng xã Thuận đã có gần 60 cặp vợ chồng
kết hôn khi chưa đến độ tuổi quy định. Một thực trạng khác đang đe dọa giống nòi
1
Đổ rác không đúng quy định
Thôn Nại Cửu (Triệu Đông, Triệu
Phong, Quảng Trị) đón nhận danh hiệu
làng văn hóa xuất sắc cấp tỉnh
Phát động phong trào xây dựng Nông
thôn mới ở xã Triệu Phước, huyện Triệu
Phong, Quảng Trị
Đổ xe, họp chợ ở lòng, lề đường
của người dân vùng cao chính là hôn nhân cận huyết thống. Theo Luật Hôn nhân và
gia đình, nam nữ có thể kết hôn với nhau khi có mối quan hệ huyết thống cách ít nhất
3 đời. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn đinh ninh “chỉ cần khác họ thì vẫn lấy
được nhau”. Vì vậy, chuyện con cô lấy con cậu, con chú lấy con bác diễn ra khá


phổ biến. Thực trạng trên nảy sinh xuất phát từ suy nghĩ: Nếu lấy người cùng họ tộc
thì con cái sẽ được thông gia yêu thương nhiều hơn, mặt khác tài sản của gia đình có
thể bảo toàn. Chính suy nghĩ thiển cận ấy đã đẩy nhiều cặp vợ chồng rơi vào bi kịch.
Con cái họ thường mắc bệnh down, dị tật bẩm sinh, kém phát triển về trí não
( Theo )
3. Biết sống vì mọi người
Sau khi dự lễ khai mạc giải bóng chuyền ở Trung tâm Văn hoá Thiếu nhi
huyện, trên đường trở về trụ sở cơ quan để giải quyết công việc trong ngày, Cựu
chiến binh Võ Việt Hùng, Thường vụ Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hồ Xá,
huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa chạy xe máy đến giữa địa phận khóm Thành Công
và Vinh Quang thì nhìn thấy rất nhiều mảnh thủy tinh do nhiều vỏ chai bia bị vỡ
văng vung vãi giữa đường phố. Trong khi nhiều người dửng dưng như không trông
thấy gì thì anh Hùng đã lập tức dừng lại, cẩn thận nhặt từng mảnh thủy tinh vỡ bỏ
vào chiếc túi đưa đến điểm tập kết rác thải của khóm phố. Xong xuôi anh mới yên
tâm lên xe về UBND thị trấn Hồ Xá để làm việc. Được biết, thời gian qua Cựu chiến
binh Võ Việt Hùng đã có nhiều việc làm tương tự, được bà con trong thị trấn khâm
phục và động viên con cháu làm theo.
Việc làm đời thường, giản dị nhưng thể hiện ý thức sống vì cộng đồng, biết kế
tục và phát huy đạo lý truyền thống “Thương người như thể thương thân” của Cựu
chiến binh Võ Việt Hùng rất đáng được biểu dương, nhân rộng để mọi người học
tập, làm theo.
( Theo )
4. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư” triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đã có những bước phát triển tích
cực. Tính đến cuối năm 2012 toàn tỉnh có 129.403 gia đình được công nhận gIa đình
văn hóa; có 907/1060 làng, bản, khu phố được công nhận làng, bản, khu phố văn hóa;
có 811/878 cơ quan, đơn vị trường học đạt danh hiệu văn hóa; có 3 huyện, thị xã đạt
đơn vị điển hình văn hóa, đó là thị xã Quảng Trị, huyện Hải Lăng và huyện Vĩnh
Linh. Hầu hết các làng, khu phố đã xây dựng, bổ sung, sửa đổi và thực hiện có hiệu
quả các quy ước, hương ước; một số hủ tục được xóa bỏ, các phong tục, tập quán tốt

đẹp được kế thừa, duy trì.
( Theo )
Gợi ý:
1. Em có nhận xét gì sau khi quan sát các hình ảnh trên?
2. Theo em, những hiện tượng được nêu ở mục 2 có ảnh hưởng gì đến cuộc
sống của người dân?
3. Em học tập được gì qua tấm gương cựu chiến binh Võ Việt Hùng?
2
4. Chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã và đang làm gì để xây dựng đời
sống văn hóa mới ở khu dân cư?
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Nếp sống là những hành vi ứng xử phù hợp của con người trong các mối
quan hệ xã hội và môi trường tự nhiên, được lặp đi lặp lại trở thành thói quen, được
cá nhân và cộng đồng thừa nhận, ủng hộ và tự giác thực hiện. Nếp sống lâu đời sẽ trở
thành phong tục tập quán.
Nếp sống văn hóa là những biểu hiện của nếp sống trong quan hệ hành vi, ứng
xử, hoạt động, giao tiếp với thiên nhiên, đồ vật, đối với người khác, với cộng đồng xã
hội và bản thân được xem là phù hợp với những giá trị, chuẩn mực văn hóa của xã
hội.
2. Hiện nay, bên cạnh những người biết sống có văn hóa, nuôi dưỡng cái đẹp
trong giao tiếp ứng xử cộng đồng thì vẫn có một bộ phận người dân sống thiếu văn
hóa, vi phạm văn hóa, vi phạm pháp luật, coi thường kỷ cương, kỷ luật, hương ước
như: sinh đẻ không kế hoạch, coi trọng con trai, lười biếng, buông thả, sa vào các tệ
nạn xã hội, mê tín dị đoan… vẫn còn xảy ra ở nhiều khu dân cư, làng xóm trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị.
3. Biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hóa.
- Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
- Hưởng ứng cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở
khu dân cư” .
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:

1. Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây thể hiện văn hóa ứng xử trong cộng đồng?
a. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
b. Phép vua thua lệ làng.
c. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
d. Nhập gia tùy tục.
2. Em hãy kể một số phong tục tập quán lạc hậu hiện còn tồn tại ở địa phương
em làm ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nếp sống văn hóa?
3. Để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, làng xóm và văn hóa
học đường, mỗi học sinh cần phải làm gì?
4. Em hãy kể một tấm gương tiêu biểu trong việc góp phần xây dựng nếp sống
văn hóa ở địa phương hoặc ở trường học mà em biết.
5. Tình huống:
Bà Tâm được mọi người trong xóm cho là “ bà lắm chuyện”. Chuyện gì ở đâu
bà cũng biết rồi thêm thắt tình tiết cho câu chuyện “ giật gân” rồi đem kể ở mọi nơi,
với mọi người.
Câu hỏi:
a. Em có đồng tình với việc làm của bà Tâm không? Vì sao?
3
b. Nếu ở khu dân cư hay làng xóm của em có người như bà Tâm, em sẽ góp ý
cho bà điều gì?
IV. PHẦN ĐỌC THÊM:
Thôn Hà Tây, điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
Về thôn Hà Tây, xã Triệu An (huyện Triệu Phong, Quảng Trị) hôm nay, điều
khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên là diện mạo nông thôn mới ở vùng đất một
thời là bạt ngàn cát trắng, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn vất vả có
những bước đổi thay nhanh chóng. Đây chính là kết quả của việc cấp ủy đảng, Mặt
trận, Ban điều hành thôn và nhân dân địa phương đã tích cực hưởng ứng và thực hiện
tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc hàng năm được người

dân thôn Hà Tây tổ chức sôi nổi
“Với 789 hộ, 3.850 nhân khẩu, Hà Tây là một trong những thôn thuần nông vùng
cát có mật độ dân số cao nhất của huyện Triệu Phong. Muốn xây dựng đời sống văn
hóa, yếu tố cơ bản là phải thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động và thu nhập
cho người dân. Để giải bài toán này, mấy năm trở lại đây, với sự quan tâm tạo điều
kiện, hỗ trợ của Nhà nước, người dân Hà Tây bên cạnh đẩy mạnh đánh bắt thủy sản
đã nhạy bén, năng động chuyển đổi gần 100 ha đất canh tác khoai lang, cây hoa màu
hiệu quả kinh tế thấp sang trồng lúa nước, nuôi tôm thẻ chân trắng, phát triển chăn
nuôi gia súc, gia cầm. Với lợi thế nằm trên trục giao thông quan trọng ở phía Đông,
việc mở mang các ngành nghề truyền thống, phát triển các loại hình kinh doanh, dịch
vụ được nhân dân trên địa bàn tích cực thực hiện”, ông Dương Văn Long, Trưởng
thôn Hà Tây mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế.
Mấy năm trước đây, tỷ lệ hộ nghèo của thôn còn ở mức trên 20%, đến thời điểm
này đã giảm còn 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 18 triệu đồng/năm, 95%
hộ có nhà xây dựng bền vững, ổn định. Việc làm, thu nhập được đảm bảo nên vấn đề
tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
gắn với 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới được triển khai rất thuận lợi. Liên tục
trong nhiều năm, thôn Hà Tây có tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa
4
đạt 95%; 100% hộ dân tham gia ký kết và thực hiện tốt các quy định về xây dựng nếp
sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang. 100% hộ gia đình có điện thắp
sáng, có phương tiện nghe nhìn; 95% hộ được sử dụng nước sạch và có nhà tắm, nhà
vệ sinh. Việc giữ gìn cảnh quan, môi trường luôn được 100% hộ dân ở 11 khu dân cư
trong thôn cam kết và thực hiện đạt kết quả cao.
Nhân dân ý thức chấp hành tốt pháp luật, các Tổ tự quản, Tổ an ninh nhân dân
hoạt động tích cực; 95% số hộ chấp hành nghiêm quy ước, hương ước, không có tranh
chấp, khiếu kiện trong nhân dân nên nhiều năm quan trên địa bàn không xảy ra các vụ
việc an ninh trật tự phức tạp, không có tai tệ nạn xã hội. Lĩnh vực giáo dục, chăm sóc
sức khỏe nhân dân không ngừng được đầu tư, nâng cao chất lượng; các hoạt động văn
hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao được tổ chức thường xuyên, quy mô, nhất là vào dịp

diễn ra những sự kiện chính trị - xã hội trọng đại của quê hương, đất nước.
Hoạt động chăm lo, giúp đỡ 6 Mẹ Việt Nam anh hùng, 88 gia đình liệt sĩ, 54
thương binh và 218 người có công với cách mạng; các hộ nghèo, neo đơn trên địa bàn
được tổ chức chu đáo, thiết thực. Từ đầu năm 2014 đến nay, thôn đã huy động các
nguồn lực xây dựng 5 căn nhà tình nghĩa, 4 căn nhà đại đoàn kết trị giá 330 triệu
đồng. Việc huy động nguồn lực từ nhân dân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất, dân sinh luôn được quan tâm thực hiện. Chỉ tính riêng trong năm 2014, nhân
dân đã đóng góp 421 triệu đồng để cùng với Nhà nước làm 1,98 km đường bê tông,
đưa tỷ lệ đường giao thông được bê tông của thôn đạt 70%; đầu tư hàng trăm triệu
đồng để chỉnh trang, mua sắm trang thiết bị nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, xây
dựng bảng tin, sân bóng chuyền. Một trong những kết quả nổi bật của thôn Hà Tây
trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư là phong trào thi đua học tập trong
từng gia đình, từng dòng họ được phát động, tổ chức rất hiệu quả.
Hiện nay, 11/11 khu dân cư xây dựng được quỹ khuyến học, quỹ khuyến học của
thôn huy động được 120 triệu đồng. Từ nguồn lực này, từng khu dân cư, Ban điều
hành, Ban Công tác mặt trận thôn đã kịp thời hỗ trợ, động viên những học sinh có
thành tích học tập tốt nên hàng năm, thôn có trên 100 học sinh đạt học sinh giỏi các
cấp, gần 50 học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng…
Với những kết quả trên, liên tục trong nhiều năm qua, thôn Hà Tây được các cấp,
các ngành tặng nhiều giấy khen, bằng khen, cờ thi đua vì đã có nhiều thành tích trong
phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đời sống văn hóa; bảo đảm an ninh, trật tự và xây
dựng chi bộ đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội. Năm 2013, thôn Hà Tây vinh dự
được UBND huyện Triệu Phong công nhận danh hiệu đơn vị văn hóa xuất sắc cấp
huyện lần thứ 2. Hiện nay, thôn Hà Tây đã hoàn thành hồ sơ đề nghị, được các cơ
quan chức năng kiểm tra, thống nhất đề nghị Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh công nhận danh hiệu đơn vị văn hóa xuất sắc cấp
tỉnh.
“Những kết quả đạt được trong xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương đã
chứng minh rằng, ở nơi nào cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận làm tốt công tác
tuyên truyền, vận động nhân dân; quan tâm, gần gũi và biết lắng nghe, thấu hiểu tâm

tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân thì nơi đó nhân dân luôn đoàn
kết, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh
đó, việc huy động nguồn lực và phát huy vai trò chủ chể của nhân dân trong xây dựng
5
đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới luôn đạt được kết quả cao
nhất”, ông Hoàng Yến, Trưởng Ban Công tác mặt trận thôn Hà Tây khẳng định.
(Bài, ảnh: HUY QUÂN - Theo báo Quảng Trị Online)
6

×