LỜI NÓI ĐẦU
Mỗi bài báo đến với tay độc giả là một quá trình không đơn
giản bởi phải qua rất nhiều công đoạn. Tác giả của những bài viết hay
thường được độc giả yêu mến và cảm phục. Thế nhưng những người
có đóng góp không nhỏ để làm cho bài báo hoàn chỉnh hơn, chính xác
và hấp dẫn hơn lại không được mấy ai biết đến. Đó chính là các biên
tập viên – người được ví von là những nhà báo thầm lặng. Đã có rất
nhiều ý kiến cho rằng biên tập viên thì chỉ có công việc là chỉnh sửa
ngữ pháp câu từ bài viết của phóng viên, ngoài ra chẳng có vệc gì
khác, đó là công việc đơn giản mà lại rất nhàn. Nhung đó là một sự
đánh giá không chính xác. Biên tập viên đó là một nghề chiếm một vị
trí rất quan trọng trong tòa soạn báo hiện nay, ở đâu có bài viết của
phóng viên thì ở đó có biên tập viên. Trên mỗi thành công của phóng
viên đều có bàn tay thầm lặng của người biên tập viên. Trong mỗi tờ
báo ra hàng ngày đều có hình bóng của người biên tập viên. Vì vậy,
với mong muốn để mọi người, đặc biệt là những độc giả có thể hiểu
hơn về nghề biên tập viên. Tôi muốn đóng góp một phần ý kiến của
mình đối với nghề này thông qua bài: “ Luận bàn về nghề biên
tập viên báo chí”
Dù đã rất cố gắng với mong muốn mang đến cho mọi người
một cái nhìn rõ nét nhất về nghề biên tập viên nhưng do kiến thức còn
hạn hẹp nên bài luận bàn không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Rất
1
1
mong được sự nhận xét, đóng góp quý báu của thày cô và các bạn để
bài luận được hoàn chỉnh và sâu sắc hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
1. Tổng quan về nghề biên tập viên báo chí
1.1 Khái niệm về nghề biên tập viên báo chí
Đã có rất nhiều người tìm cách định nghĩa về nghề biên tập viên
báo chí. Theo Sona Jaffe Robbins, giảng viên môn biên tập báo chí tại
đại học New york: “biên tập văn bản là một quy trình mà trong đó
biên tập viên giúp cho phóng viên cải thiện việc viết lách, để cho bài
vở trở nên rõ ràng và được trình bày một cách tốt nhất có thể được”.
Nhưng dù định nghĩa theo cách nào đi nữa, thì nghề biên tập viên
được nhìn nhận đó là một nghề mà công việc chủ yếu là sửa lỗi ngữ
pháp, chính tả, cắt chỗ này một tý thêm vào chỗ kia một tý, hoặc sẽ
thêm vào một số câu, một số đoạn cho hoàn chỉnh, rõ ràng nhưng tất
cả các công việc đều được tiến hành với một tinh thần trách nhiệm
cao.
1.2 Nhiệm vụ
Để trở thành một biên tập viên chuyên nhiệp không chỉ cần có
tố chất, sự nỗ lực mà cần phải chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức,
tích lũy kinh nghiệm và đó không phải là một quá trình đơn giản.
Nhưng thế nào thì được coi là biên tập viên chuyên nghiệp. Họ sẽ
2
2
phải làm gì và cần biết những gì.Có lẽ sẽ rất nhiều người muốn biết
nhiệm vụ thực sự của một người biên tập viên trong toàn soạn là gì?.
Nếu như câu hỏi này được đặt cho một người bình thường thi có thể
họ sẽ trả lời là sửa lỗi các bài viết. Nhưng câu hỏi này được trao đổi
với một biên tập viên thực sự thì câu trả lời sẽ khác. Không chỉ có một
nhiệm vuh mà sẽ có vô số nhiệm vụ được liệt kê ra nào là nghe ngóng
họp bàn về tin tức, chỉ định đề tài, làm việc với phóng viên, sửa
bài và chỉ dẫn dàn trang….
Một phóng viên đi viết bài về, thì việc đầu tiên họ làm chính
là gặp biên tập viên. Và biên tập viên sẽ kiểm tra thông tin, đọc lại và
sửa chữa và sau đó sẽ báo cho người trực toàn soạn rằng bài báo đã
được hoàn thành và cần chỗ trên số báo ngày hôm sau. Tiếp theo công
việc của người biên tập lại theo sát trong việc dàn trang để có một tờ
báo đẹp về hình thức phong phú về nội dung đến với tay độc giả.
1.3 Vai trò của biên tập viên trong toàn soạn
Trong công việc của người biên tập có rất nhiều “đá ngầm”,
nhiều khi biên tập không thể lường hết được.Nhưng cái nguy hiểm
nhất không chỉ là các lỗi tình cờ ở bài này bài nọ, mà còn là sự xuyên
tạc sự việc một cách cố ý. Vì vậy vai trò đầu tiên của người biên tập
được coi là hàng phòng thủ cuối cùng, là hàng rào ngăn chặn việc đưa
những thông tin không chính xác, khó hiểu và những rắc rối câu từ
đến với tay độc giả.
Biên tập viên còn có vai trò rất quan trọng, đó là là người bảo
vệ sự thật, bảo vệ uy tín của toàn soạn và các phóng viên. Bởi một
biên tập viên vô trách nhiệm làm ngơ trước những thông tin sai trong
3
3
bài viết của phóng viên thì khi bài báo đến với tay độc giả, uy tín của
toàn soạn sẽ bị hạ thấp và bản thân phóng viên đó cũng phải chịu trách
nhiệm trước toàn soạn.
Biên tập viên còn đóng vai trò là những người bạn đồng hành.
Với ban biên tập, họ là bộ phận tham mưu đắc lực về nội dung của tờ
báo. Với phóng viên họ là những người cùng làm việc, trong mọi bước
đi của phóng viên từ
việc tư duy chọn đề tài, trao đổi thông tin và cuối cùng là hoàn
chỉnh bài viết cho phóng viên.Với cộng tác viên thì biên tập viên đóng
vai trò trung gian giữa người làm báo và người viết báo.
2. Những tố chất cần có của một người biên tập viên
2.1 Tự tin
Đó là một tố chất rất cần có ở một người biên tập viên. Một biên
tập viên chuyên nghiệp phải tự tin vào trí thông minh, trình độ hiểu
biết và khả năng viết lách của mình. Cũng như tự tin rằng mình đã
nắm vững trong tay từ phương châm, đường lối đến phong cách của tờ
báo mình đang làm. Bất cứ người nào khi bắt tay vào một lĩnh vực,
một nghề nghiệp nào đó mà không tự tin vào bản thân, vào khả năng
của mình thì không thể làm tốt được, dù đó là công việc nào. Như vậy,
tự tin là tố chất đầu tiên cần phải có đối với một người biên tập, khi đó
mới có thể làm ra một sản phẩm hoàn hảo đến tay độc giả
2.2 Khách quan
Người biên tập viên phải có một cái nhìn khách quan, khi chỉnh
sửa hay đánh giá một bài viết phải nhìn nhận từ mọi khía cạnh của vấn
đề, đặt nó dưới nhiều góc độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét. Không thể
4
4
chủ quan nhìn nhận theo quan điểm riêng của mình mà đánh giá một
cách phiến diện bài viết của các phóng viên, cộng tác viên. Đồng thời,
càng không thể có thái độ thiên vị, ưu ái phóng viên này hơn phóng
viên kia, mà cần phải làm việc một cách công bằng trung thực. Trách
nhiệm của một biên tập viên là phải đặt chất lượng từng bài viết, từng
trang báo lên hàng đầu.
2.3 Cẩn thận
Cẩn thận là một trong những tố chất rất quan trọng đối với một
biên tập viên. Tức là cần phải thận trọng trong từng bước đi trong việc
trình bày, chọn bài, ảnh, tít. Vì yêu cầu đặt ra đối với một tờ báo là các
công việc trên cần phải ăn khớp và hòa hợp với nhau, phải đáp ứng
được nhu cầu của bạn đọc và đặc biệt nó phải phù hợp với phong
cách, phương châm của tờ báo. Không thể tùy tiện trình bày một tờ
báo như thế nào cũng được, ví dụ đối với một tờ báo bao gồm những
bài viết dành cho thế hệ trẻ ở độ tuổi xì-tin mà lại chọn những đề tài
về khoa học để đăng được. Và càng không thể sử dụng những hình
ảnh minh họa không liên quan gì đến nội dung của bài viết. Vì vậy
người biên tập cần phải thật cẩn thận trong việc biên tập, tránh những
sai sót không đáng có chỉ vì một lý do ngớ ngẩn và thiếu cẩn thận.
2.4 Thông minh và có tâm hiểu biết
Đây là một tố chất mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có.
Và đối với nghề biên tập báo chí thì nó càng trờ nên quan trọng hơn.
Bởi vì, một người biên tập phải có một nền tảng kiến thức sâu rộng
trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống thì khi tiến hành biên tập bài
viết của phóng viên mới phát hiện ra được lỗi sai, và biết được cái
5
5
đúng cái dở của bài viết. Biên tập viên không thể đặt bút sửa bài của
phóng viên về chủ đề bệnh chân tay miệng mà lại không có một chút
kiến thức về nó thì không thể sửa một cách chính xác được.
2.5 Khả năng ngoại giao
Biên tập viên là nghề luôn luôn phải đụng chạm với phóng viên,
cộng tác viên, khi cắt sửa, gọt giũa câu chữ, chỉnh sửa các bài viết của
phóng viên thì người biên tập viên phải đối mặt với rủi ro nếu người
phóng viên, cộng tác viên không muốn đứa con tinh thần của họ khi
nó chưa kịp ra đời đã bị người biên tập cắt chân cắt tay và kiên quyết
không hợp tác chỉnh sửa, vì vậy, trong hoàn cảnh này những người
làm nghề biên tập viên cần phải tìm cách giảm thiểu sự căng thẳng,
mâu thuẫn, bằng việc vận dụng linh hoạt khả năng ngoại giao của
mình để dung hòa mâu thuẫn để phóng viên và cộng tác viên hiểu rằng
việc mình sửa chữa chỉ là cắt bỏ là đi những khuyết tật, những cái xấu,
để những đứa con tinh thần của họ khi ra đến với độc giả sẽ là một tác
phẩm hoàn chỉnh và đẹp mắt hơn mà thôi.
2.6 Luôn luôn đặt câu hỏi và luôn có sự nghi ngờ
Một người biên tập viên thực thụ phải tự biết đặt ra cho mình
những câu hỏi, luôn luôn thắc mắc trước mọi vấn đề, phải biết đặt
mình vào vị trí của độc giả để có một cái nhìn xa hơn, sâu sắc hơn
rằng: Đây có phải là bài báo mà tôi muốn đọc không? Nó có đủ sức
hấp dẫn để đọc tiếp không? Có vấn đề nào nghi ngờ ở đây
không? Khi người biên tập có thể trả lời được những câu hỏi đó thì
6
6
tức là đã có hướng đi cho công việc biên tập, và khi bài báo đến với
tay độc giả nó đã là một sản phẩm hoàn chỉnh, đáp ứng được đúng nhu
cầu, mong muốn của độc giả.
2.7 Khả năng viết lách
Với nhiệm vụ và những công việc phải làm thì yêu cầu khả năng
viết lách của biên tập viên phải là người viết báo giỏi hơn phóng viên,
hơn nữa phải giỏi ngữ pháp, vốn từ phong phú. Vì không thể nào một
biên tập viên viết lách không có gì xuất sắc mà lại có đủ khả năng
đánh giá cách viết sửa câu chữ từng bài báo của phóng viên. Vì thế
đây là một tố chất có thể coi là điều kiện đầu tiên để làm công việc
biên tập viên.
3. Vị trí của nghề biên tập viên trong toàn soạn hiện nay
Biên tập viên đó là một nghề mà rất nhiều người cho rằng đó là
một công việc rất nhàn, chỉ cần ngồi trong phòng làm việc cùng với
cây bút chì, đọc bài viết của phóng viên và sửa chữa ngữ pháp, chính
tả, câu cú thế là đủ. Vì thế đã có một thời, biên tập viên trong những
toàn soạn truyền thống ở Việt Nam cũng như các toàn soạn báo ở
nước ngoài được coi là nhà báo thứ cấp, những phóng viên thất bại
hoặc lụt nghề hoặc phải lui về phía sau do
tuổi tác. Nghề biên tập lúc đó chưa được đánh giá là một nghề
mà đó chỉ đơn thuần là một công việc một khâu trong quá trình tạo ra
7
7
một tờ báo mà thôi. Tôi xin được trích dẫn một câu chuyện như thế
này.Ở New York có một tờ báo tên là “PM” bỗng dưng thông qua
quyết định không biên tập trước khi đưa tờ báo đi in nữa. Họ đã lập
luận cho quyết đó như sau: Nếu việc biên tập là nhằm để kiểm tra và
hoàn thiện các bài viết của tác giả thì tội gì phải trả hai lần lương? Tại
sao lại không chọn những cây bút giàu kinh nghiệm để có thể phó thác
cho họ hoàn toàn?. Nhưng đáng tiếc là cuộc thử nghiệm đã thất bại.
Sau mấy ngày liền thì gặp hết chuyện bực mình này đến sự việc không
hay khác được gây ra bởi các lỗi lớn nhỏ, sự thiếu chính xác,
rườm rà. Cuối cùng thì công việc biên tập của báo “PM” đã được khôi
phục lại.
Tuy nhiên, hiện nay khi vai trò của báo chí đã thay đổi cùng
với sự phát triển rầm rộ của các hãng truyền thông, báo đài thì nghề
biên tập viên đã trở nên có giá hơn bao giờ hết, sự nhìn nhận đánh giá
trước đây đã thay đổi, nghề này đã bắt đầu được kính trọng. Nó đã và
đang chiếm một vị trí rất quan trọng trong toàn soạn báo hiện nay.
Biên tập viên hầu như có mặt ở các khâu quan trọng trong quá trình
sản xuất của một tờ báo với nhiều chức danh khác nhau, từ biên tập
nội dung đến biên tập kỹ thuật, từ biên tập tít tựa các bài viết đến hình
ảnh và cả biên tập trình bày trang báo.
Bước vào thế kỷ 21, một loạt các loại hình báo chí ra đời, đặc
biệt la sự ra đời của internet, những tin nóng, tin nhanh đều bị nó
giành mất. Vì thế mà các nhà báo ra sức săn tìm thông tin để có thể
8
8
tường thuật những gì đằng sau các sự kiện, làm cho sự việc ấy nổi bật
lên. Trong sự cạnh tranh ấy thì việc viết hay, viết giỏi lại trở thành ưu
tiên hàng đầu trong một số tờ báo và làm
được điều đó có sự góp sức không nhỏ của những người biên tập
viên thầm lặng. Khi viết giỏi, viết hay được coi trọng thì biên tập viên
cũng được săn đón hơn. Hiện nay không một nhà lãnh đạo cơ quan
truyền thông nào mà lại không thừa nhận giá trị của người biên tập
viên.Vị trí cũng như tầm quan trọng của họ đang được đánh giá ngày
càng cao.Bằng chứng là các toàn soạn báo ở Việt Nam đều trả lương
cho người biên tập cao hơn cho phóng viên cùng trình độ, thậm trí có
thể gấp đôi. Như vậy có thể thấy rằng nghề biên tập viên đang ngày
càng có vai trò quan trọng, chiếm một vị trí trung tâm trong
quá trình sản xuất một tờ báo “ New york time” vào năm 1851
đã nói “ Người có ích nhất trong một tờ báo là người biên tập viên”.
4. Nghề biên tập – Cơ hội phát triển trong tương lai
Hiện nay xu hướng của những bạn trẻ là thường chọn những
nghề “hot” cho tương lai của mình như bác sĩ, kĩ sư, kế toán, … và
nghề biên tập viên , báo chí thì không phải là một nghề “hot”. Tuy
nhiên, nó vẫn đã và đang dành được nhiều tình cảm của rất nhiều bạn
trẻ, đặc biệt là những người yêu viết lách hẳn sẽ yêu nghề biên tập.
Song nghề biên đó là một nghề rất đặc biệt, mà không phải ai cũng có
thể làm được, nó đòi hỏi khắt khe về kiến thức và kỹ năng. Nó bắt
buộc người biên tập phải luôn luôn có sự nỗ lực học hỏi và tự hoàn
9
9
thiện bản thân mình.Và đặc biệt nó cần ở người biên tập sự đam mê
đối với nghề, hết lòng với nghề bằng trách nhiệm và lương tâm.
Nhưng đổi lại, nghề biên tập lại mang lại cho người biên tập rất nhiều
thứ “được” đó là bản lĩnh và tây nghề viết lách, một kho tàng kiến
thức và những kỹ năng cần thiết để vững bước đi trong cuộc sống. Bởi
một điều đơn giản rằng khi đã có đủ bản lĩnh cộng với tầm hiểu biết
rộng thì ắt hẳn bạn sẽ có một chỗ đứng trong
xã hội. Đó là lý do vì sao mà nghề biên tập hiện nay đang thu hút
được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ.Và như vậy có thể nhìn thấy một
tương lai phát triển của nghề biên tập viên báo chí.
5. Từ thực trạng đến hướng đi tương lai trong việc đào
tạo biên tập viên báo chí
Biên tập đó là một nghề đầy bí ẩn, có thể coi là một loại nhà
báo hiếm hoi, ít người làm được nghề này. Nghề này yêu cầu mỗi
người không chỉ giỏi ngữ pháp, viết lách thành thạo mà yêu cầu phải
có tầm kiến thức rộng, hiểu biết
sâu, yêu nghề và có lòng đam mê. Nhưng ở Việt Nam thì lại
không ai, không một trường hợp nào dậy nghề biên tập cho chuyên
nghiệp. Dạy viết báo, làm
báo thì có trường, có lớp thậm trí là rất là rất nhiều, nhưng dạy
và đào tạo biên tập thì không. Hiện nay đại đa số những người biên
tập trong các toàn soạn ở Việt Nam đều là những phóng viên hành
nghề lâu năm viết lách tốt được lãnh đạo tờ báo chọn và đê nghị trở
thành biên tập viên mà hầu như không có ai được đào tạo bài bản về
10
10
nghề này. Đó phải chăng là một sự khiếm khuyết, một lỗ hổng lớn
trong đào tạo báo chí. Vậy vấn đề đặt ra ở đây đối với ngành báo chí
Việt Nam cần thiết phải có trường lớp đào tạo biên tập viên. Thay vì
chọn ra những phóng viên lâu năm để giao nhiệm vụ biên tập thì chi
bằng đào tạo ra một đội ngũ biên tập viên có bài bản, có kỹ năng, có
kiến thức.Các trường đào tạo báo chí hiện nay như Học viện báo chí
tuyên truyền cái nôi đào tạo báo chí, khoa báo chí – Đại học khoa hoc
xã hội và nhân văn cần phải mở lớp, mở khoa đào tạo biên tập viên.
Để nghề biên tập trong tương lai sẽ phát triển, đóng góp không nhỏ
cho nền báo chí nước nhà.
LỜI KẾT
11
11
Trên đây là một cái nhìn tổng quan về nghề biên tập viên viên
báo chí. Có thể trước đây cái nhìn về biên tập viên có phần hạn hẹp.
Nhưng bước vào thế kỷ 21 – thế kỷ của sự bùng nổ thông tin và sự ra
đời của hàng loạt các loại hình truyền thông mới, vai trò và nhiệm vụ
của biên tập viên được đánh giá cao. Cùng với quá trình phát triển
mạnh mẽ nền báo chí Việt Nam, nghề biên tập viên đã và đang khẳng
định được vị trí của mình để mang đến cho độc giả những tờ báo hoàn
chỉnh và đẹp mắt. Tuy nhiên điều hạn chế hiện nay chính là chưa có
một trường lớp nào đào tạo nghề biên tập viên báo chí. Vì vậy chúng
ta hãy hy vọng rằng trong một thời gian không xa nghề biên tập sẽ
được đào tạo trong trường trong lớp như những nghề báo chí khác.
Cuối cùng, thay cho lời kết tôi xin trích dẫn một câu nói của
L.R.Blanchard thược hệ thống báo chí Gannett nổi tiếng trên thế giới
khi nói về tầm quan trọng của biên tập viên đã nói rằng: Một ban biên
tập thật giỏi với những biên tập viên trình độ trung bình cũng chỉ có
thể cho ra đời một tờ báo xoàng xĩnh. Một ban biên tập tầm thường
mà có những biên tập viên đầy năng lực thì có thể đưa ra công chúng
một tờ báo hạng khá. Một ban biên tập bản lĩnh được hậu thuẫn bởi
những người biên tập giỏi thì bảo đảm xã hội sẽ có được một tờ báo
thật hay. Ông nói thêm: Dù người viết nổi tiếng thế nào đi nữa, bài
viết của họ chỉ có lợi hơn nếu được người khác đọc và biên tập.
Tài liệu tham khảo
12
12
1. Biên dịch: PTS. Nguyễn Văn Dững, PTS. Hoàng Anh: Nhà
Báo Bí Quyết Kỹ Năng – Nghề Nghiệp ( Kinh nghiệm nghề nghiệp
của báo chí Phương Tây) – NXB Lao Động (XB ngày 9/6/1998)
2. ThS Hà Huy Phượng – giáo trình nhập môn báo in
13
13