Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tiểu luận cao học báo chí nghiên cứu và tìm hiểu về công tác kế hoạch đề tài và vai trò của Biên tập viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.65 KB, 32 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống ồn ào, hối hả như ngày nay, con người thường dành ít
thời gian hơn cho sách, mà xã hội ngày càng phát triển nên có nhiều hình
thức giải trí khác nhau sau những giờ làm việc căng thẳng. Có thể thấy rằng
những hình thức này theo kiểu “mì ăn liền”, song họ quên mất rằng có một
cách giải trí mang tính nhân văn cao, không những vậy với sự hối hả của cuộc
sông mà có cảm giác đó là cách “sống vội” thì đó là cách để con người có thể
cân bằng cuộc sống và tạo cho mình một không gian tingx của cộc sống, đó
chính là đọc sách. M. Goóc-ki từng nói rằng: “Tôi đọc nhiều, đọc một cách
thú vị, nhưng sách không đẩy tôi tách khỏi hiện thực mà ngược lại, nó càng
làm tôi quan tâm tới hiện thực, nó phát triển khả năng quan sát, so sánh, nó
làm cháy lên khát vọng hiểu biết cuộc sống”.ngoài mục đích đọc sách để giải
trí, sách còn đưa con người đến những chân trời tri thức.
Phải chăng sách là cánh cửa thần kì, để con người chỉ cần đọc thần chú
“vừng ơi mở ra” thì cả thế giới đều thu vào tầm mắt, đó là tri thức, là kinh
nghiệm sống, là cảm xúc. Sách ra đời khi chữ viết xuất hiện và phát triển
cùng với thời gian. Khi nhu cầu tinh thần của con người tăng lên, thì nhu cầu
sử dụng sách ngày càng nhiều, dân trí được nâng cao, sách đã trở thành một
công cụ không thể thiếu trong phát triển văn hóa, xã hội.
Rốt-xki, tác giả của cuốn sách “Thép đã tôi thế ấy” có nói rằng: “Sách
có thể ít đi một chút, nhưng phải tốt đẹp hơn. Không nên đặt một cuốn sách
tầm thường lên giá sách. Đừng ăn cắp thời gian của người lao động trung
thực”. Trong bất kì thời kì nào thì con người luôn chú trọng đến việc tạo ra
những cuốn sách có chất lượng, bởi đó là văn hóa, là tinh hoa mà con người
gửi gắm để lại cho thế hệ sau. Đưa ra được những cuốn sách hay, chất lượng
là mục tiêu hàng đầu của các nhà xuất bản.
Để cho ra đời một cuốn sách là một quá trình đồng bộ, theo một quy
trình tuần hoàn khép kín, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Để làm tốt được mỗi
khâu trong quy trình đó thì ngay từ đầu phải làm tốt khâu đầu tiên “đầu xuôi
1



đuôi lọt”. Khâu đầu tiên trong quy trình xuất bản sách là khâu tổ chức bản
thảo. Trong khâu này được chia làm hai bước là kế hoạch đề tài và công tác
cộng tác viên. Trong hai hoạt động này thì công tác đề tài và kế hoạch đề tài
là khâu mở đầu và quan trọng nhất, nó được coi là khâu mở đường của hoạt
động biên tập xuất bản. Công tác kế hoạch đề tài quyết định đến 2/3 sự thành
công của một cuốn sách và uy tín của nhà xuất bản (NXB). Người biên tập
viên cũng có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch đề tài. Kế
hoạch đề tài có hay hay không phụ thuộc rất lớn vào sự nhanh nhạy của người
biên tập viên (BTV). Phát hiện và xây dựng kế hoạch đề tài tốt sẽ là đòn bẩy
để ra đời những cuốn sách hay có chất lượng đồng thời thúc đẩy cho sự phát
triển của ngành xuất bản.
Trong bài tiểu luận này, em xin được nghiên cứu và tìm hiểu về công
tác kế hoạch đề tài và vai trò của BTV trong quá trình hình thành kế hoạch đề
tài xuất bản sách ở nước ta hiện nay. Bài tiểu luận này không tránh khỏi
những thiếu xót, mong cô đọc và góp ý cho em.
Em chân thành cảm ơn!

2


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI VÀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH ĐỀ TÀI
I. Khái niệm
1. Đề tài
Trong bất kì lĩnh vực ngành nghề nào cũng đều phải đưa ra đề tài để
hướng đến nghiên cứu. Đề tài có thể coi là chìa khóa để mở ra những bước đi
tiếp theo cho một công trình nghiên cứu, hay là nguồn cảm hứng cho người
nghệ sĩ... Đối với ngành xuất bản cũng không nằm ngoại lệ, đề tài không chỉ
là nguồn cảm hứng cho các tác giả để ra đời những tác phẩm hay mà đề tài

còn giúp nhà xuất bản cho ra đời những xuất bản phẩm có chất lượng. Vậy đề
tài là gì?
Trong lý luận nghiệp vụ xuất bản, đề tài là ý tưởng tổng thể, là bản
thiết kế cho một xuất bản phẩm sắp xuất bản.
Đề tài chính là thiết kế tổng thể về chủ đề , nội dung, tên gọi của xuất
bản phẩm tương lai; đề tài là kết quả tư duy, sáng tạo của biên tập viên
(BTV), là kết quả tập hợp, phân loại, xử lý thông tin nhằm phục vụ nhu cầu
độc giả, phân loại và thwcj hiện mục đích truyền thông nhất định.
Trong lý luận văn học, đề tài được định nghĩa là phạm vi hiện thực
cuộc sống đước phản ánh trong tac phẩm. Những lĩnh vực được hiện thực
được phản ánh trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng gắn bó với những quan
hệ nhân tính, được các nghệ sĩ cảm nhận và phản ánh bằng hình tượng thông
qua sự tái tạo chủ quan của chính mình.
Trong khoa học tự nhiên thì khác, hiện thực trong đề tài là phản ánh
các hình thức vận động khác nhau của vật chất, của thế giới tự nhiên được các
nhà khoa học nhận thức bằng các khái niệm, các phạm trù theo quy luật của
tư duy logic.
Dễ nhận thấy, đề tài trong lý luận xuất bản không đồng nhất với khái
niệm của đề tài trong lý luận văn học hay là trong lĩnh vực khoa học.
Đối với hoạt đông xuất bản sách, người biện tập, phát hiện, đề xuất đề tài làm
3


ra các xuất bản phẩm. Đó là các đề tài cần được truyền bá, phổ biến theo yêu
cầu xác định của công tác tưởng, có thể đáp ứng đước các tiêu chí để truyền
bá.
Đề tài trong hoạt động xuất bản không chỉ là ý kiến chủ quan của người
biên tập mà còn là kết quả nghiên cứu, xử lý thông tin nhiều chiều từ phía
hiện thực cuộc sống, từ độc giả, tác giả, cơ quan truyền thông đại chúng trên
tinh thần chủ động , sáng tạo của người truyền bá thông tin.

Nội dung các tông tin cần cho một đề tài được đề xuất:
− Tên đề tài (tên bản thảo): tên này có thể thay đổi trong quá trình biên
tập, được tiến hành giữ biên tập viên và tác giả. Tên bản thảo phản ánh
một phần nội dung của cuốn sách, vì thế trong quá trình biên tập người
ta có thể chỉnh sửa cho phù hợp.
− Thuyết minh nội dung bản thảo:
• Loại trí thức thông tin cơ bản có hai mảng chính là khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội.
• Phạm vi và vơ cấu hệ thống tri thức: làm rõ đối tượng của đề tài, đề tài
được phân chia thế nào?...
• Góc độ sáng tạo: thông qua quá trình biên tập, nội dung của bản thảo sẽ
trở thành nội dung chính của cuốn sách sẽ được xuất bản.
− Ý đồ xuất bản, mục đích, tôn chỉ xuất bản: Mỗi một cuốn sách khi
được ra đời có những mục đích khác nhau, có cuốn sách xuất bản để
truyền bá tri thức, có cuốn để giải trí, có cuốn sách ra đời để phục vự
cho mục đích chính trị hay của một cá nhân...
− Lý do xuất bản cụ thể: đặc điểm đề tài, dự bảo hiệu quả văn hóa – xã
hội và hiệu quả kinh tế, tình hình nghiên cứu, xuất bản đề tài này ở
trong nước và nước ngoài.
− Đối tượng bạn đọc:độc giả chính là những người tiếp nhận những giá
trị của cuốn sách và đánh giá nó. Đối tượng đọc sách được chia làm
4


bốn loại: theo lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, trình độ. Mỗi loại đề tài
phục vụ riêng cho từng đối tượng.
− Thời gian hoàn thành bản thảo và xuất bản.
2. Kế hoạch đề tài
2.1. Kế hoạch đề tài là gì?
Kế hoạch đề tài là một bản dự kiến khoa học về nhiệm vụ, biện pháp

xuất bản các đề tài xuất bản phẩm với các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng,
hời gian cụ thể mà nhà xuất bản cần tiến hành trong một thời gian cụ thể.
Như vậy, kế hoạch đề tài là sự kết hợp hữu cơ của một loạt đề tài có
quan hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.
2.2. Phân loại kế hoạch đề tài
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà có các cách phân loại khác nhau.
Theo thời gian thực hiện có thể chia ra thành hai loại là kế hoạch hàng năm
và kế hoạch dài hạn.
− Kế hoạch hàng năm là kế hoạch sản xuất kinh doanh đặt ra hàng năm
của một đơn vị xuất bản. Kế hoạch này thường phải có khả năng cân
ddooois hiện thực, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của nhà xuất bản.
Do vậy yêu cầu đạt ra của loại kế hoạch này đó là phải đáp ứng được
nhu cầu xã hội, nguồn bản thảo và đầy đủ các diều kiện xã hội khác.
− Kế hoạch dài hạn: là kế hoạch cho nhiều năm (3- 5 năm hoặc dài hơn,
có bộ sách phải làm đến chục năm). Kế hoạch dài hạn thường có sự
đầu tư tập trung lớn hơn, mang tính chất định hướng mục tiêu. Đây
thường là kế hoạch chuyên ngành đặt ra để xuất bản những bộ sách hay
tủ sách (Mác- Ăngghen toàn tập, Hồ Chí Minh toàn tập, Văn kiện
Đảng, Tổng tập Vaưn học Việt Nam thế kỉ XX....).
Dựa vào tính chủ động của hoạt động xuất bản, người ta còn chia ra
loại đề tài trong kế hoạch và đề tài dự kiến ngoài kế hoạch - đề tài đột xuất.
Kế hoạch đề tài chính là kế hoạch sản xuất các sản phẩm văn hóa tinh
thần với mục tiêu cao cả là đạt tới giá trị nhân văn, nâng cao đời sống tinh
5


thần xã hội. Vì vậy,nó không hoàn toàn tuân theo sự điều tiết của thị trường
mà phải tác động lại thị trường, xây dưng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự
phát triển xã hội. Do vậy kế hoạch đề tài là kế hoạch có tính linh hoạt cao,
thường xuyên bổ xung, điều chỉnh, đáp ứng nhu cầu công tác tư tưởng văn hóa.

3. Công tác kế hoạch đề tài
Công tác kế hoạch đề tài được coi là khâu mở đường của hoạt động
biên tập xuất bản, bởi mọi hoạt động của nhà xuất bản liên quan đến nội dung
biên tập, xuất bản đều phải căn cứ vào kế hoạch đề tài. Khâu mở đường có
chất lượng thì toàn bộ các khâu tiếp theo của hoạt động biên tập và xuất bản
sẽ có được hiệu quả mong muốn.
Công tác kế hoạch đề tài là chỉ hoạt động đề xuất đề tài của biên tập
viên, quá trình xây dựng, quyết định và điều chỉnh kế hoạch đề tài của nhà
xuất bản có chất lượng và hiệu quả cao.
Nếu như mỗi đề tài được đề xuất từ cán bộ biên tập thì kế hoạch đề tài
được xây dựng nhờ trí tuệ, tập thể của nhiều bộ phận trong nhà xuất bản: ban
Giám đốc, phòng ban biên tập, bộ phận kế hoạch – sản xuất, phòng phát
hành.... Trong đó cấp phòng (ban) biên tập là cấp trung gian quan trọng trong
việc xây dựng kế hoạch đề tài.
Quá trình xác lập đề tài là quá trình quán triệt định hướng công tác
xuất bản của Đảng. Kế hoạch đề tài thể hiện tính tự giác chủ động của nhà
xuất bản trong việc nắm vững yêu cầu xã hội và độc giả, là biểu hiện trình độ
khoa học trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh của nhà xuất bản, bảo đảm
hiệu quả cao cả về văn hóa – xã hội và kinh tế của hoạt động xuất bản.
Trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, kế
hoạch dề tài vẫn là một nội dung và một công cụ quản lý hoạt động xuất bản
ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
Ở tầm vĩ mô, kế hoạch vẫn là một cộng cụ quản lý nhà nước về xuất
bản. Kế hoạch của nhà nước mang tính quy hoạch, các chương trình mục tiêu
định hướng cho hoạt động xuất bản mang tính định tính nhiều hơn định
6


lượng. Đó là các chiến lược phát triển, các đề án đầu tư lớn với những mục
tiêu


và đảm bảo cân đối cho hoạt động xuất bản phát triển nhịp nhàng với

các lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa
trong hoạt động xuất bản.
Ở cấp vi mô – quản lý sản xuất kinh doanh của các NXB – kế hoạch đề
tài là cương lĩnh hoạt động, là công cụ quản lý trực tiếp hoạt động sản xuất
kinh doanh, nhăm bảo đảm cho các cơ sở xuất bản tồn tại và phát triển bền
vững, đạt hiệu quả cao cả về kinh tế, văn hóa – xã hội.
II. Vai trò của biên tập viên với những yêu cầu có tính nguyên tắc của
công tác đề tài và kế hoạch đề tài
1. Tính có mục tiêu của đề tài
Tính có mục tiêu yêu cầu những đề tài được đề xuất phải có sự định vị
độc giả rõ ràng. Yêu cầu này rất quan trọng bởi độc giả là đối tượng phục vụ
trực tiếp của công tác biên tập xuất bản.
Cơ cấu độc giả trong xã hôi đa dạng và phong phú, mặt khác nhu cầu
tiêu dùng độc giả cũng có sự thay đổi, họ không chỉ có nhu cầu đọc mà còn
có những nhu cầu khác tùy thuộc vào không gian và thời gian. Do đó, việc
định vị độc giả ngay từ khi xác định đề tài không phải là việc đơn giản, dễ
dàng.
Để xác định được độc giả cho mỗi đề tài, biên tập viên cần phải:
− Đi sâu nghiên cứu độc giả, điều tra cặn kẽ để tìm hiểu yêu cầu của độc
giả về xuất bản phẩm, phân tích các nhu cầu của họ.
− Phân biệt được nhu cầu cục bộ và nhu cầu toàn thể, nhu cầu trước nắt
và nhu cầu lâu dài, nhu cầu đặc thù và nhu cầu thường xuyên.
− Định vị mục tiêu cụ thể của mỗi đề tài, tiến hành giáo dục tư tưởng
chính trị, truyền bá tri thức văn hóa khoa học, phục vụ nhu cầu giải trí
của bạn đọc cụ thể.
2. Tính dự báo (tính vượt trước)
Hiện nay, xã hội công nghệ thông tin ngày càng phát triển và biến đổi

7


từng ngày đòi hỏi thông tin trong biên tập xuất bản phải luôn được cập nhập.
Do đó, khi xây dựng kề hoạch đề tài, biên tập viên phải tính đến nhucầu lâu
dài của độc giả, tăng tính dự báo, làm cho các đề tài được lựa chon có tính
vượt trước. Để làm được điều đó người biên tập viên cần:
− Phải nhìn thấy nhu cầu của bạn đọc, của xã hội trong thời gian gần, vừa
phải tính đến nhu cầu lâu dài, vừa phải nhận rõ yêu cầu đặt ra cho công
tác xuất bản tương lai trong xu thế của phát triển khoa học – công nghệ
hiện đại.
− Nghiên cứu, phán đoán chính xác những xuất bản phẩm hiện đang có
nhu cầu độc giả lớn.
− Biên tập viên phải có khả năng dự báo về tư tưởng, nhu cầu tri thức,
nhu cầu thông tin mới... để phát hiện các nhu cầu tiềm ẩn có thể phát
triển nhu cầu hiện thực dự kiến trước đề tài này để tránh bỏ lỡ thời cơ,
xuất bản đúng lúc và chủ động đi trước một cách hợp lý.
3. Tính sáng tạo
Xuất bản là ngành cho ra đời những xuất bản phẩm mang giá trị tinh
thần, nên sáng tạo không ngừng là đặc thù riêng của biên tập, xuất bản nói
chung và công tác kế hoạch đề tài nói riêng. Tính sáng tạo được thể hiện ngay
trong việc thiết kế đề tài. Mỗi xuất bản phẩm phải có tính sáng tạo, tính mới
mẻ. Mỗi khi hình thành một đề tài phải có ý thức sáng tạo, dù đôi khi chỉ ở
một góc độ tiếp cận mới, một cách thể hiện mới.
Hình thức biểu hiện sự sáng tạo trong công tác kế hoạch đề tài là đa
dạng hóa toàn bộ các hướng tiếp cận, đề xuất ý kiến mới, đề tài mới, phương
thức biểu đạt mới, tổng hợp toàn bộ các xuất bản phẩm cùng loại đã có, đi sâu
phân tích tìm ra cái đột phá có ý nghĩa và vận dụng cái nhìn mới, phương
pháp nghiên cứu mới để khai thác đề tài một cách sáng tạo.
Đối với biên tập viên thì yếu tố sáng tạo rất quan trọng, nó không chỉ

thể hiện khả năng của người biên tập mà còn giúp biên tập viên có được
những đề tài hay, mang tính đột phá, không chỉ mang lại thương hiệu cho
8


NXB mà còn là thương hiệu của cá nhân. Để có được điều này, sáng tạo trong
thiết kế đề tài phải bắt nguồn từ cuộc sống, từ yêu cầu thực tế, sự tiến bộ của
văn hóa và thành tựu khoa học. Thế nên, tính sáng tạo của đề tài chính là sự
kết hợp nhuần nhuyễn, hữu cơ tinh thần của thời đại, nhu cầu độc giả với năn
lực sáng tạo của cá nhân biên tập viên.
4. Tính hệ thống
Từ góc nhìn bao quát toàn diện và lâu dài, toàn bộ kế hoạch đề tài của
hoạt động xuất bản phải tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, góp phần vào
việc thiết kế đời sống tinh thần của toàn xã hội.
Tính hệ thống của đề tài là yêu cầu phản ánh tính hệ thống tri thức của
nhân loại, là tiền đề tạo nên tính thống nhất của hoạt động xuất bản, nhằm đáp
ứng phục vụ tốt hơn cho sự phát triển toàn diệ của xã hội và con người.
Trong phạm vi từng nhà xuất bản, tính hệ thống thể hiện mối quan hệ
chặt chẽ giữa các đề tài được đề xuất với kế hoạch hoàn chỉnh của cả nhà xuất
bản. Có thể thấy, kế hoạch của mỗi nhà xuất bản cũng phải được xem xét
trong mối quan hệ định hướng, chiến lược của toàn ngành, tọa thành một hệ
thống hoàn chỉnh trong hoạt động xuất bản.
5. Tính khả thi
Tính khả thi là yêu cầu bắt buộc của mọi kế hoạch, nếu các mục tiêu
đặt ra trong kế hoạch mà không có khả năng thực hiện thì kế hoạch không có
ý nghĩa thực tế.
Tính khả thi là chỉ những cơ sở đáng tin cậy để đề tài trong kế hoạch có
thể thực hiện được. Đó cũng chính là yêu cầu về tính cân đối khi xây dựng
mỗi kế hoạch. Biên tập xuất bản là hoạt động có tính hệ thống và phức tạp.
Kế hoạch đề tài vạch ra có được thực hiện đúng tiến độ hay không phụ thuộc

vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện chủ quan và khách quan. Tất cả những điều
kiện đó sẽ tạo nên tính khả thi của đề tài.
Những nhân tố cần phải xem xét cụ thể để xác định tính khả thi của đề
tài: bối cảnh văn hóa, chính trị, công tác tư tưởng khi lập kế hoạch đề tài, lực
9


lượng sáng tác, lực lượng biên tập, khả năng in, khẳn năng tài chính, khả
năng tiêu thụ...chỉ có tính toán đầy đủ các điều kiện, các khả năng từ mọi
phương diện khách quan và chủ quan thì mới có thể đánh giá tính khả thi.
Muốn vậy, khi xây dựng kế hoạch đề tài, biên tập viên cần phải tính tán
đầy đủ các điều kiện và khả năng của kế hoạch, bảo đảm sự cân đối giữa các
chỉ tiêu đề ra với các điều kiện, nhân tố bảo đảm cho nó thực hiện. Điều cần
chú ý là khi thiết kế có thể có những điều kiện chưa có ngay ban đầu , nhưng
qua nỗ lực phấn đấu, các nhân tố chủ quan có thể tạo ra.

Kết luận:
Với 5 nguyên tắc cơ bản trên cùng với vai trò của biên tập viên trong
từng ngyên tắc, nếu như đảm bảo được những điều này thì công tác đề tài và
kế hoạch đề tài mới thực sự là một bản thiết kế khoa học, là khâu mở đường
cho toàn bộ hoạt động biên tập xuất bản.

10


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH ĐỀ TÀI HIỆN NAY VÀ
VAI TRÒ CỦA BIÊN TẬP VIÊN
I. Thành tựu chung
1. Cơ cấu đề tài xuất bản phẩm

Số liệu theo báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản và phát hành xuất
bản phẩm năm 2008, 2009 (Cục xuất bản)
Năm 2008: tổng số sách được xuất bản trong toàn ngành là 25.120
cuốn với 279,913 triệu bản.

Lý luận chính trị

3.628 cuốn

Sách giáo khoa, tham khảo

7.664 cuốn

Khoa học- công nghệ- kinh tế

4.271 cuốn

Văn hóa xã hội, nghệ thuât

4.064 cuốn

Thiếu niên- nhi đồng

3.176 cuốn

Văn học

2.188 cuốn

Từ điển, ngoại văn


129 cuốn

Năm 2009: tổng số sách là 24.589 cuốn với 261,369 triệu bản.
Lý luận chính trị

4.296 cuốn

Sách giáo khoa, tham khảo

7.299 cuốn

Khoa học- công nghệ- kinh tế

3.637 cuốn

Văn hóa xã hội, nghệ thuât

3.579 cuốn

Thiếu niên- nhi đồng

2.880 cuốn

Văn học

2.638 cuốn

Từ điển, ngoại văn


260 cuốn

Nhìn vào bản số liệu trên dễ dàng nhận thấy số lượng sách năm 2009
đã giảm so với năm 2008. Điều này cũng đã làm thay đổi một chút về số liệu
trong cơ cấu sách được xuất bản. Vẫn giữ được ở mức cao nhất trong cơ cấu
11


các loại sách là sách giáo khoa và sách tham khảo vẫn đạt trên 7000 đầu sách.
Sách chính trị, văn học, từ điển đã tăng so với năm 2008, tuy nhiên
sách van hóa, nghệ thuật; sách khoa hoc, công nghệ, kinh tế và sách dành cho
thiếu nhi lại có xu hướng giảm.
Tại sao lại có những điều này, năm 2009, mặc dù ngành xuất bản gặp
không ít khó khăn khi mà nền kinh tế đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, thiên tai xảy ra liên tiếp giá cả thị trường có nhiều biến động...
các nhà xuất bản, công ty phát hành sách đã năng đông, tích cực khắc phục
những khó khăn để hoàn thành kế hoạch sản xuất, phục vụ tốt nhiệm vụ chính
chị, đảm bảo đáp ứng đầy dủ nhu cầu của bạn đọc. Đây là những nỗ lực, sự
cố gắng của toàn ngành xuất bản dù cho số lượng đầu sách có giảm nhưng
không đáng kể.
2. Nội dung
2.1. Sách chính trị và pháp luật
Mảng sách lý luận chính trị và pháp luật là một trong những mảng sách
có vị trí rất quan trọng, bởi đây là mảng sách chúa đựng những quan điểm, tư
tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tất cả các vấn đề của
đất nước. Hàng ngày, có biết bao sự kiện chính chị diễn ra không chỉ ở trong
nước mà còn quốc tế liên quan đến chính trị trong nước, song song với việc
đó là việc luật có các nội dung sửa đổi mỗi kì họp Quốc hội, vì vậy mảng
sách này cần phải thực hiện thường xuyển để đảm bảo cho nhân dân nắm bắt
được mọi tình hình chính trị quốc gia. Do đó mà các nhà xuấy bản đã kịp thời

xây dựng những đề tài phù phợp với tình hình sự kiện chính trị lớn trong
nước, cùng với đó là những cuốn sách ra đời kịp thời để đáp ứng thông tin,
nghiên cứu của nhiều đối tượng bạn đọc. Nhờ vào những kế hoạch đề tài dài
hạn và ngắn hạn thuộc mảng sách chính trị – pháp luật mà những chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi.
Các nhà xuất bản vẫn tiếp tục xuất bản sách lý luận chính trị, các tài
liệu, văn kiện Đảng nhằm phục vụ Nghị quyết của Đảng, phục vụ kịp thời
12


nhu cầu học tập, công tác nghiên cứu của bạn đọc. Tiêu biểu một số cuốn
như: “Văn kiện Đảng toàn tập” (54 tập), “Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới và
hội nhập từ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI”- NXB Chính trị Quốc gia; “Đổi
mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng”- NXB Quân đội nhân dân... Trong những năm gần đây, mảng sách này
nổi bật hơn cả là loại sách hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với rất nhiều đầu sách hay thu hút sự quan
tâm của độc giả. Riêng năm 2008, các nhà xuất bản đã cho xuất bản 333 cuốn
về mảng đè tài này, trong đó có nhiều đầu sách với thể loại phong phú như
thơ, tiểu thuyết, sách ảnh.... Cho tới nay đã có rất nhiều đầu sách hay viết về
mảng đề tài này như: “ 40 năm học tập và thực hiên Di chúc Bác Hồ – ngành
Thông tin và Truyền thông làm theo lời Bác dạy” - NXB Thông tin và Truyền
thông; “40 năm thực hiện Di chúc và kỷ niệm 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh (1969-2009) – (1890-2009)” - NXB Chính trị - Hành chính; “Bác
Hồ ở Pháp”- NXB Giáo dục Việt Nam....
Các đề tài sách về truyền thống Cách mạng, về các đồng chí lãnh đạo
cấp cao của Đảng, Nhà nước khi xuất bản góp phần tuyên truyền, giáo dục
tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Nổi bật là đề tài sách viết về các nhà lãnh đạo như: “Một số cảm nhận
về tư tưởng - hành động của Hồ Chí Minh”, “Phạm Văn Đồng – người con ư

tú của quê hương Quảng Ngãi”, “Trần Phú – Tổng bí thư đầu tiên của Đảng,
một tấm gương bất diệt” - NXB Chính trị Quốc gia; “Dấu ấn Võ Văn Kiệt”NXB Văn hóa Sài Gòn; “Khúc ca thành cổ- Di tích còn lại của một thời”NXB Văn hóa thông tin; "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Đại
tướng của nhân dân, của hòa bình"- NXB Lao Động, 2009; mới đây nhất
nhân kỷ niêm 100 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911- 2011),
NXB Chính trị Quốc gia đã cho ra mắ bộ sách quý về Đại tướng gồm 4 cuốn
mang tên “Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, Điện Biên Phủ,
Những chặng đường lịch sử và Võ Nguyên Giáp – Danh tướng thời đại Hồ
13


Chí Minh”.
Các hoạt động chính chị- xã hội nổi bật cũng là đề tài được các nhà
xuất bản lựa chọn xuất bản. Tiêu biểu là đề tài Thăng Long- Hà Nội được các
nhà xuất bản chọn làm đề tài với mục đích phục vụ cho đại lễ 1000 năm
Thăng Long với nhiều thể loại đa dạng và phong phú. Có thể thấy các nhà
xuất bản đã rất quan tâm đến đề tài này và có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, tiêu biểu
như: “Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long” của NXB Văn hóa thông
tin gồm 4 tập, dày 12.000 trang, hơn 5000 tranh ảnh minh họa. Hay NXB Hà
Nội nhân chào đón sự kiện lớn của đất nước đã cho ra đời “Tủ sách Thăng
Long ngàn năm văn hiến”. Hay cuốn “Nghìn năm Thăng Long- Hà Nội” của
tác giả Nhà Hà Nội học Nguyễn Phúc Vinh được NXB Trẻ xuất bản, cuốn
sách đã được tác giả bắt đầu viết từ năm 1998, cuốn sách dày hơn 1000 trang
với hơn 900 chuyên mục đề cập đến các vấn đề như địa lí, dân cư, lịch sử,
kinh tế, văn hóa... của Thăng Long- Hà Nội, có thể nói thêm đó là tác phẩm
này đã mang lại doanh thu cho NXB Trẻ hơn 1 tỷ đồng và là cuốn sách bán
chạy nhất NXB năm 2010. Có thể thấy, đây là những cuốn sách quý cho lịch
sử Việt Nam và đó còn là cái nhìn tự hào của dân tộc.

Ngoài ra, một số


NXB cũng góp phần cung cấp tư liệu lịch sử và pháp lý nghiên cứu về biển
đảo như: “Hoàng Sa- Trường Sa lãnh thổ Việt Nam- nhìn từ Công ước Quốc
tế”- NXB Tri thức; “Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam”- NXB Trẻ....
Đề tài sách pháp luật tuyên truyền đường lối của Đảng, chủ trương
chính sách của Nhà nước ở mọi lĩnh vực như dân sinh, y tế, giáo dục, văn
hóa, xã hội... cũng được xuất bản nhanh chóng để kịp thời phục vụ nhu cầu xã
hội và đảm bảo thực hiện công tác tuyên truyền, triển khai thi hành pháp luật.
Năm 2009, NXB Giao thông vận tải đã xuất bản tủ sách “An toàn trật tự giao
thông” với số lượng in lớn hơn 500.000 bản góp phần tíc cực vào tuyên
truyền pháp luật về giao thông. NXB Chinh trị Quốc gia xuất bản 3 tủ sách
pháp luật, phục vụ từng đối tượng độc giả cụ thể: “Tủ sách pháp luật phổ
thông”, “Tủ sách pháp luật dành cho doanh nhân”, “Tủ sách pháp luật quốc
14


tế”... Ngoài ra, các nhà xuất bản còn tập trung xuất bản những cuốn sách như
cẩm nang về pháp luật, sổ tay pháp luậtnhằm hướng dẫn độc giả dễ dàng tiếp
cận và thực hiện vận dụng thi hành pháp luật.
Có thể thấy rằng thể loại sách Lý luận Chính trị- Pháp luật đã thể hiện
rõ mối quan tâm có các nhà xuất bản đến các vấn đề chính trị, pháp luật của
đất nước. Số lượng sách về chính trị- pháp luật ngày càng đa dạng với nhiều
thể loại, đề tài, với những hướng đi và cách thể hiện khác nhau. Điều này cho
thấy sự nỗ lực trong việc xây dựng kế hoach đề tài của biên tập viên cũng như
tác giả. Đây vẫn sẽ là mảng sách được quan tâm và xuất bản nhiều hơn trong
những năm tiếp theo.
2.2. Sách Văn hóa- xã hội , nghệ thuật, tôn giáo
Sách văn hóa- xã hội, nghệ thuật, tôn giáo ngày càng đa dạng về nội
dung, phong phú về hình thức, đáp ứng tốt nhu cầu của bạn đọc, những cuốn
sách về văn hóa đương đại chiếm tỉ lệ khá cao trong số sách được xuất bản.
Trong những năm gần đây, mảng sách văn hóa- xã hội được xuất bản

nhiều hơn trước với nội dung và thể loại đa dạng và phong phú, đáp ứng được
nhu cầu của độc giả và được các nhà chuyên môn đánh giá cao về sách
nghiên cứu văn hóa, các phong tục tập quán, lễ hội dân gian và những nét
riêng độc đáo của từng dân tộc. Một số cuốn sách tiêu biểu như: Văn hóa Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế- NXB Chính trị Quốc gia; Văn
hóa Việt Nam thường thức được Gami Group xuất bản lần đàu năm 2004 vag
được biên soạn lại góp phần bổ sung vào kho tàng văn hóa dân tộc nhân dịp
Nghìn năm Thăng Long; Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duyNXB Khoa học xã hội; Văn hóa gia đình Việt Nam- NXB Văn hóa- Thông tin...
Bên cạnh đó còn rất nhiều loại sách về văn hóa kinh doanh, văn hóa công sở, giới
tính học đường, giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc được quan tâm xuất
bản.
Sách tuyên truyền quảng bá văn hóa du lịch Việt Nam được nhiều nhà
xuất bản quan tâm đến. Ngoài việc thể hiện vẻ đẹp của các danh lam, thắng
15


cảnh, di tích lịch sư... xen lẫn vào đó, các nhà xuất bản còn giới thiệu văn hóa
ẩm thực, các làng nghề, hàng thủ công... đặc trưng của từng vùng miền. Một
số cuốn sách như: Hà Nội- những nẻo đường du lịch của NXB Trẻ; Việt Namđất nước, con người (nhiều tập)- NXB Thông tấn; tháng 12 năm 2011 này,
cuốn Việt Nam- đất nước của những di sản được ra mắt nhằm quảng bá cho
năm du lịch quốc gia Duyên hải bắc trung bộ 2012.
Loại sách tôn giáo, sách kinh, sách về Phật giáo phục vụ các tín đồ,
phật tử thuộc nhiều dòng khác nhau cũng thường xuyên được xuất bản. Bên
cạnh đó nhiều NXB còn xuất bản những cuốn sách có giá trị để nghiên cứu về
văn hóa của các tôn giáo. Một số cuốn sách về tôn giáo: Tâm Lý Và Huấn
Luyện - Cơ Cấu Và Năng Động – NXB Phương Đông; 37 Phẩm Bồ Tát Hạnh
– NXB Tôn giáo; Lịch Sử Thiên Chúa Giáo – NXB Thời đại...
2.3. Sách văn học
Nói đến mảng sách văn học không thể không nhắc đến những bộ sách
văn có ý nghĩa và cung cấp cho người đọc đầy đủ sự nghiệp sáng tác của các

tác gia văn học hoặc một nhóm tác gia được nhà xuất bản thực hiện. Một số
bộ sách tiêu biểu như: Văn chương một thời để nhớ (20 tập), Văn học thế kỉ
XX (10 tập), Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh (10 tập), cùng các
tuyển tập truyện ngắn của các tác giả như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn
Nhật Ánh, Chu Lai, Lê Minh Khuê....
Bên cạnh những những tác phảm của tác giả nổi tiếng một thời, thì hiện
nay các nhà xuất bản cũng cộng tác với nhiều cộng tác viên trẻ như Nguyễn
Ngọc Tư, Phan Hồn Nhiên, Gào, Hàn Băng Vũ, Di Li.... Đây là những cây
bút trẻ có nhiều năng lực, chỉ qua một vài tác phẩm đầu tay nhưng đã để lại
nhiều ấn tượng đối với độc giả. Do vậy các nhà xuất bản đã tạo mảnh đất mới
này cho các tác giả trẻ và đó cũng là điều mới mẻ, sáng tạo được trong khi
xây dựng kế hoạch đề tài.
Mảng sách văn học dịch từ nước ngoài chiếm khá lớn trong mảng sách
văn học. Những cuốn sách dịch bám sát với xu hướng đọc của độc giả thế
16


giới, không chỉ thế những cuốn sách dịch còn mang lại thương hiệu cho
những tác giả hay biên tập viên dịch nó như Dương Tường, Hoàng Hưng,
Trịnh Lữ, Hương Lan... Những tác phẩm nổi tiếng đã đến với Việt Nam và
cũng mang lại doanh thu đáng kể cho các nhà xuất bản. Tiêu biểu cuốn Harry
Poster của tác giả J.K. Rowling, một tác phẩm đã khiến không biết bao nhiêu
độc giả chờ đón từng tập một được xuất bản; các tác phẩm kinh điển như Đồi
gió hú – Emily Pronte (dịch giả Dương tường), bộ truyện Chạng vạng của
nhà văn Mĩ Stephenie Meyer..., những cuốn tiểu thuyết viết về nền văn minh
của phương Tây và đằng sau nó là những bí ẩn của tác giả Dan Brown như
Mật mã Davinci, Biểu tượng thất truyền, Pháo đài số... đó không chỉ là những
cuốn sách có tính giải trí mà nó còn là giá trị của văn minh nhân loại.
Mảng sách văn học là mảnh đất màu mỡ để nhà xuất bản có thể thỏa
sức sáng tạo cho kế hoạch đề tài đưa vào thực hiện. Đề tài văn học đã quen

thuộc với bạn đọc, nó luôn có một sức hút lớn lao. Đây cũng là mảng sách để
các nhà xuất bản có cơ hội tạo ra thế độc quyền cho những cuốn sách của
mình. Tiêu biểu như Tủ sách Mãi mãi tuổi 20 của nhà xuất bản Quân đội; bộ
sách dành cho tuổi mới lớn Kính vạn hoa của tác giả Nguyễn Nhật Ánh được
nhà xuất bản Trẻ đặt hàng độc quyền, bộ sách đã mang lại thương hiệu và
doanh thu lớn cho nhà xuất bản. Một đề tài văn học lớn hơn đó là thực hiện
những cuốn sách song ngữ, tiêu biểu là nhà xuất bản Kim Đồng đã thực hiện
đề tài này và bước đầu thành công với các cuốn sách: Sao Khuê lấp lánh (The
twinkling star Khue) của Nguyễn Đức Hiền, Dế mèn phiêu lưu ký (Diary of a
cricket) của Tô Hoài và Lá cờ thêu sáu chữ vàng (The banner embroidered
with six golden characters) của Nguyễn Huy Tưởng. Đây là đề tài để giúp cho
các tác phẩm văn học của Việt Nam gần hơn với văn học quốc tế, đưa bạn
đọc thế giới biết nhiều hơn về văn học của Việt Nam.
2.4. Sách khoa học – công nghệ, kinh tế
Sách khoa học- công nghệ, kinh tế đã và đang phần nào đáp ứng được
17


nhu càu thông tin của bạn đọc khi mà Việt Nam đang bước vào thời kì hội
nhập như ngày hôm nay. Bên cạnh loại sách nghiên cứu khoa học có giá trị
như: “Tuyển tập công trình khoa học – 4 tập” - NXB ĐH. Bách khoa; “Công
nghệ sinh học”, “Phát triển cây trồng chuyển gen ở Việt Nam” - NXB Khoa học
tự nhiên và Công nghệ; “Khí thải động cơ và môi trường” - NXB Khoa học kĩ
thuật; “Bảo vệ bờ biển chống nước biển dâng” - NXB Khoa học và kỹ thuật....
Ngoài ra còn các cuốn sách hướng dẫn về kĩ thuật nuôi, trồng; sách về an toàn
lao động, an toàn thực phẩm.... nhằm đáp ứng được nhu cầu của độc giả. Đặc
biệt là những cuốn sách phục vụ nông nghiệp rất cần cho người nông dân.
Sách kinh tế, quản lý kinh tế, thương mại, tài chính thuộc nhiều lĩnh
vực kinh tế trong nước và quốc tế được các nhà xuất bản đầu tư khai thác.
Một số cuốn sách về kinh tế: “Những ông chùm tài chính” - alphabook phát

hành; “Crush it! Đam mê - Khám phá” - alphabook & NXB Lao động xã hội;
“Nguyên lý thứ 5”- NXB Thời đại.... Đây là mảng sách mà các doanh nghiệp
rất cần, không chỉ là cuốn sách có nhiều kinh nghiệm của các nhà kinh tế trên
thế giới, đây cũng là mảng sách mang lại giá trị cao đối với nhà xuất bản khi
khai thác mảng đề tài này.
2.4. Sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, từ điển
Đây là mảng sách được các nhà xuất bản khai thác nhiều nhất và có số
lượng xuất bản phẩm đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức. Số lượng
sách xuất bản ở mảng này hàng năm luôn tăng. Đây là cơ hội cho các nhà
xuất bản mở ra nhiều hướng đề tài cho mảng sách này.
Những năm vừa qua để thực hiện tốt Nghị quyết 40 của Quốc hội về
việc thay sách giáo khoa lớp 12 mới, NXB Giáo dục đã thực hiện tốt nhiệm
vụ, phục vụ kịp thời và đảm bảo cho nhu cầu của độc giả. Bên cách đó việc
xuất bản sách tham khảo đang là đề tài được quan tâm, sách tham khảo có đủ
cả 3 cấp học, nhiều nhất là loại sách tham khảo của lớp 12 nhằm phục vụ cho
kỳ tuyển sinh gay gắt vào đại học của các sĩ tử, ngoài ra mảng sách tham
khảo về các môn năng khiếu đang được khai thác sâu, rộng như những cuốn
18


sách về mỹ thuật, âm nhạc...
Về loại sách từ điển, tra cứu chủ yếu là từ điển học ngữ. Ngoài ra, các
nhà xuất bản như NXB Giáo dục, NXB Khoa học kĩ thuật, NXB Thế giới...
đã xuất bản những cuốn từ điển chuyên ngành về ngôn ngữ, khoa học công
nghệ.... để đáp nhu cầu ứng dụng cần thiết khi tra cứu thuật ngữ chuyên
ngành, việc này giúp tra cứu dễ dàng hơn. Riêng đối với sinh viên thì cuốn từ
điển tra cứu gần gũi nhất đó là từ điển Tiếng Việt, Tiếng Anh, Hán Ngữ...
Đây là mảng sách không thể thiếu trong tất cả các thể loại sách, bởi đó
là mảng sách mang tính giáo dục rất cao. Vì vậy các nhà xuất bản đã cố gắng
khoong chỉ đảm bảo nội dung tốt mà hình thức cũng được chú ý.

2.5. Sách thiếu nhi
Có thể thấy sách dành cho thiếu nhi đa dạng cả về đề tài và cách thể
hiện. Mảng sách thiếu nhi đang được các nhà xuất bản tập trung khai thác khá
nhiều đặc biệt là nhà xuất bản Trẻ và NXB Kim Đồng, đây là hai nhà xuất
bản có khối lượng lớn sách về đề tài thiếu nhi.
Nhà xuất bản Kim Đồng đã đưa ra những kế hoạch đề tài đó là những
bộ sách cho thiếu nhi như: Những tri thức bách khoa cho thiếu nhi (12 tập),
Hộp những bài học tốt (2 tập), Chuột Típ (13 tập)... ngoài những bộ sách ra
thì nhà xuất bản đã phát hành những cuốn sách dành cho các bé như Pororo
vui học, Khởi đầu sự thông minh (10 tập), Những câu chuyện phiêu lưu kì thú
kèm trò chơi bóc dán... không chỉ vậy những câu chuyện cổ tích, hay những
câu chuyện lịch sử của dân tộc đã được nhà xuất bản kéo léo đưa vào những
cuốn truyện tranh với hình ảnh dễ thương, gần gũi với các em, tạo sự thích
thú cho trẻ, đây cũng là cách giáo dục những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc
cho các em, giáo dục các em thêm niềm tự hào về dân tộc của mình.
Khi nhắc đến NXB Kim Đồng không thể không nhắc đến những bộ
chuyên tranh manga nổi tiếng của Nhật được nhà xuất bản dịch và phát hành
đó là bộ chuyên tranh về chú mèo máy Doremon, thám tử có biệt tài phá án
Conan, Thủy thủ mặt trăng Sailomon.... Có thể thấy, tại Việt Nam, chú mèo
19


máy Ddorremon đã trở thành người bạn thân thiết không chỉ các em nhỏ mà
cả người lớn nữa. Trong năm 2010, NXB Kiim Đồng đã có sự kiện nổi bật
với việc ra đời thư viện mang tên tác giả nổi tiếng – Fujico Fujio, kỉ niệm 40
năm truyện Doremon có mặt tại Việt Nam và ra mắt bộ truyện dài Doremon
phiên bản mới gây nhiều sự quan tâm chú ý của các độc giả nhỏ tuổi cũng
như các độc giả ở các lứa tuổi khác. Nhà xuất bản Kim Đồng có thể được coi
là nhà xuất bản của các em nhỏ, khi tổ chức rất nhiều ngày hội đọc sách vào
những ngày kỉ niệm của thiếu nhi.

Nhà xuất bản Trẻ cũng là một trong những nhà xuất bản có những cuốn
sách hay cho thiếu nhi. Những cuốn sách “gối đầu giường” như Kính vạn
hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Những bộ
truyện thiếu nhi như Thỏ quậy Thỏ nhí (4 tập), Học sử Việt bằng tô màu ca
dao (2 tập), Bé tập tính và tô màu (8 tập)... Ngoài ra còn có một số cuốn sách
nhằm giáo dục cho các em cách sống cũng như cách rèn luyện bản thân, đây
cũng là nhẵng cuốn sách mới của nhà xuất bản: Lá nằm trong lá (Nguyễn
Nhật Ánh), Cupid ơi đừng khóc (Phương Trinh), Phiêu lưu cùng Nils trên
lưng ngỗng (Selma Lagerlof). Nhà xuất bản Trẻ cũng đã tập trung nhiều đến
mục đích giáo dục của mảng sách này, đồng thời cũng thay đổi hình thức của
sách sao cho phù hợp với lứa tuổi.
Hai cuốn sách “Mẹ vắng nhà” và “Trẻ em trong ngọn lửa chiến tranh”
được xuất bản năm 2008 do NXB Phụ nữ hợp tác với Quỹ Chihiro Iwasaki đã
gửi đến độc giả nhỏ tuổi thong điệp về khát vọng hòa bình. Cùng với đó toàn
bộ số tiền bán được từ việc bán sách được đưa vào Quỹ Chất độc màu da cam
có ý nghĩa sâu sắc. NXB Giáo dục cũng đã xuất bản loại hình sách mới là
sách điện tử biết nói eZ-Tall giúp bé phát triển kĩ năng đọc và nghe một cách
hiệu quả.

Kết luận
20


Có thể thấy rằng cơ cấu đề tài sách hiện nay khá đa dạng và phong phú.
Ở mỗi một mảng sách các nhà xuất bản có những kế hoạch đề tài riêng sao
cho phù hợp với thực tế và đạt được hiệu quả cao nhất. Để có được những tác
phẩm có chất lượng thì công tác đề tài và kế hoạch đề tài đóng vai trò rất
quan trọng. Trong từng mảng sách biên tập viên cần có những chiến lược
riêng của mình trong công tác đề tài và kế hoạch đề tài. Tìm hiểu, nghiên cứu
thêm nhu cầu của độc giả trong thị trường sách lớn như hiện nay. Sự nhạy

bén, sáng tạo của người biên tập sẽ làm phong phú, đa dạnh thêm khối lượng
đề tài của nhà xuất bản.
II. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác đề tài và kế hoạch đề
tài vẫn còn một số điểm bất cập cần phải khắc phục. Vấn đề về nội dung đề
tài, khâu đăng kí kế hoạch đề tài. Đây là điểm cần lưu ý biên tập viên.
1. Vấn đề về nội dung
Khi có một đề tài hay, mang tính thời sự cao và chắc chắn sẽ thu hút
được độc giả, tuy nhiên đề tài có hay đến mấy nếu triển khai kế hoạch đề tài
không tốt thì sã không đảm bảo sẽ có xuất bản phẩm có nội dung hay ra mắt
công chúng. Thành công của một đề tài chỉ được đánh giá bởi những cuốn
sách có được công chúng đón nhận hay không. Thực tế cho thấy, một cuốn
sách với mục đích tốt, đề tài hay nhưng vẫn có những làn sóng dư luận vì chất
lượng nội dung cũng như hình thức.
Một số cuốn sách chính trị mua bản quyền từ nước ngoài được dịch,
song nội dung của nó lại không phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà
nước do đó chỉ nên phát hành cho một số đối tượng dùng để làm tham khảo
và nghiê cứu mà thôi, nhưng lại được phát hành rộng rãi gây hoang mang cho
người đọc.
Những cuốn sách về văn hóa phương Đông cũng thường xuyên được
biên soạn nhưng không rõ nguồn gốc, còn chứ đựng những yếu tố mê tín, một
số sách thì đưa ra những nội dung gây nóng dư luận nhưng thay vào đó chỉ là
21


những thứ vô bổ, không có ý nghĩa sâu sắc. Ngoài ra, một số sách viết về lịch
sử vẫn còn sai sót khá nhiều về thời gian, địa danh, nhân vật, sự kiện lịch sử...
chỉ là tiểu tiết nhỏ nhưng nó đã làm thay đổi cả một lịch sử và điều này là
không thể chấp nhận được.
Một vài năm gần đây, sách liên kết chiếm tỉ lệ khà cao (năm 2009

chiêm 71%) điều này cho thấy sự yếu kém về nội dung của các nhà xuất bản
đã bị các đối tác chi phối. Điều này ảnh hưởng rất lớn không chỉ là ra đời một
cuốn sách mà đó còn là thương hiệu của nhà xuất bản, nhiều nhà xuất bản đã
không chú tâm theo dõi sát sao thẩm định nội dung tác phẩm, để cho bên liên
kết đảm nhiệm do đó những cuốn sách không có chất lượng được phát hành,
rồi đến khi có phản hồi không hay từ phía độc giả thì các cơ quan bắt đầu
quay ra thẩm định rồi thu hồi sách. Đây là hiện trạng đang diễn ra trong xuất
bản ở Việt nam.
Có thể kể đến một số tác phẩm có nội dung và đề tài chưa thể hiện tích
cực, thậm chí một số tác phẩm thiếu tính giáo dục: Người có chân tu, Giữa
dòng đời – NXB Hội nhà văn; Trăng nguyên sơ – NXB Lao động; Manet –
NXB Văn học; Tột đỉnh tình yêu- NXB Trẻ. Cục xuất bản đã phê bình và yêu
cầu không in nối bản và tái bản các tác phẩm trên. Đặc biệt cuốn Rồng đá
hay mũi uốn ván của nhà xuất bản Đà Nẵng đã phải tự ra quyết định thu hồi
vì một số truyện ngắn có nội dung xuyên tạc hình ảnh người chiến sĩ bảo vệ
Tổ quốc ở thế kỉ 20. Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa quên cuốn sách gây xôn xao
dư luận năm 2010, tác phẩm Sợi xích của tác giả Lê Kiều Như có mặt trên thị
trường. Nếu đây là một tác phẩm văn học đơn thuần, thể hiện cái đẹp của
cuộc sống, con người và trên hết là ca ngời vẻ đẹp của con người trong cuộc
sống hiên đại thì có lẽ không có gì đáng bàn. Tuy nhiên với những điều Lê
Kiều Như viết ra khiến bạn đọc không khỏi bàng hoàng, phẫn nộ bởi cách
miêu tả của cô trong tác phẩm, hơn nữa đó là ngôn ngữ trong tác phẩm còn
gây sốc, nó hoàn toàn trái ngược với thuần phong mỹ tục của người Việt và
cũng là đặc trưng của người Á Đông. Trước sóng gió dư luận, NXB Hội nhà
22


văn đã yêu cầu ngừng xuất bản và niêm phong 2000 cuốn được in ra. Tuy
nhiên vẫn không thể thu hồi được những cuốn sách mà độc giả đã mua. Sau
vụ này có dấu hỏi lớn đặt ra đó là một nhà xuất bản có tiếng như NXB Hội

nhà văn lại có thể xuất bản những cuốn sách như vậy, sự thẩm định có vai trò
gì? Phải chăng nhà xuất bản đang thiếu đề tài mới?
Vẫn biết là hiện nay có rất nhiều tác giả trẻ muốn khẳng định cái tôi
ngay từ những tác phẩm đầu tay, còn các nhà xuất bản muốn có những đề tài
hay, hấp dẫn được bạn đọc, song cần phải suy xét kĩ càng và có sự thẩm định
chất lượng, có như vậy nhà xuất bản sẽ có được những cuốn sách có chất
lượng và đạt hiệu quả cao trong công tác đề tài và kế hoạch đề tài.
Mặc dù như vây, nhưng thừa thì vẫn thừa còn thiếu thì vẫn thiếu. Hiện
nay các nhà xuất bản đang rất lo láng cho việc đổi mới, đa dạng hóa đề tài.
Trong một bài báo của nhà báo Lam Điền có tên Thị trường sách và người
đọc: Khoảng trống được viết trên Vietbao.vn đã phần nào nói đến những đầu
sách còn đang thiếu rất nhiều, đó là mảng sách về tuổi mới lớn, độ tuổi có
tâm sinh lý phức tạp và có nhu cầu đọc rất đa dạng. Thế nhưng lâu nay, nhu
cầu của đối tượng này chưa được đáp ứng tích cực. Theo nhà thơ Cao Xuân
Sơn, biên tập viên phụ trách tủ sách văn học tuổi mới lớn của NXB Kim
Đồng thì hiện nay rất ít các nhà văn chịu viết cho lứa tuổi này. Không chỉ có
NXB Kim Đồng thốt lên điều này mà còn rất nhiều các nhà xuất bản khác
nữa. Do vậy, các nhà xuất bản cần phải lưu ý hơn khi xây dựng đề tài và kế
hoạch đề tài, cần tạo “không gian mở” để có được những đề tài hay và phục
vụ đầy đủ cho độc giả.
Hiện nay, một số nhà xuất bản có mua bản quyền truyện tranh của nước
ngoài về dịch, tuy nhiên một số bộ truyên tranh có nội dung không lành mạnh
và không phù hợp với văn hóa Việt Nam, cũng đã bị bộ Văn hóa- Thông tin
“thổi còi”.
Biết rằng chúng ta cần phải có những đề tài mới nhằm tạo sự hấp dẫn
cho độc giả, nhưng các nhà xuất bản cũng cần lưu ý đến mục đích, nhiệm vụ,
23


chức năng của mình; không thể vì lợi ích kinh doanh mà trong mỗi xuất bản

phẩm đánh mất giá trị của nó và chuẩn mực truyền thống Việt Nam.
2. Lỏng lẻo trong quản lý khâu đăng kí khế hoạch đề tài
Theo Điều 18 Luật xuất bản 2004 quy định về việc đưng kí kế hoạch
xuất bản : Hằng năm, nhà xuất bản phải đăng kí kế hoạch xuất bản với Bộ
Văn hóa- Thông tin trước khi xuất bản. Thế nhưng việc đăng kí hàng năm các
đầu sách xuất bản cũng bộc lộ những yếu điểm trong công tác quản lý xuất
bản, với quá nhiều đầu sách đăng kí mà cơ quan quản lý chỉ thẩm định qua
tên đầu sách và nội dung tóm tắt. Chính việc này đã xuất hiện việc “bán đầu
dê treo thịt chó” của một số nhà xuất bản khi tên sách một đằng nội dung một
nẻo.
Về việc thực hiện quy định pháp luật về xuất bản, một số nhà xuất bản
khi đăng kí kế hoạch đề tài xuất bản không đúng với chức năng, nhiệm vụ,
tôn chỉ, không đủ thông tin đăng kí kế hoạch xuất bản đúng quy định như:
NXB Văn hóa – Thông tin, NXB Thanh Niên, NXB Hải Phòng.... Ngoài ra
các nhà xuất bản coàn tự đặ tên sách, thể loại đề tài chung, không có tên từng
tập gây khó khăn cho cơ quan quản lý về việc xác nhận đăng kí như: “Tủ
sách...”, “Bộ sách”, “Kỉ yếu của các ngành”...
Năm 2008, các nhà xuất bản chỉ thực hiện được 37% so với đăng kí kế
hoạch hoạch xuất bản. Trong đó một số nhà xuất bản đăng lí nhiều nhưng
triển khai rất thấp (Tư pháp 22,3%, Lao động 21%, Sân khấu 15,3%, Khoa
học – Kỹ thuật 21%, Nông nghiệp

4%, Thống kê 16%....).

Lâu nay, việc cấp giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản của Cục
Xuất bản là một cách quản lý của cơ quan Nhà nước đối với các nhà xuất bản
(NXB). Thế nhưng công việc này trên thực tế làm nảy sinh một số vướng mắt
cần tháo gỡ.
Theo báo cáo của Cục Xuất bản, năm 2002, Cục đã phải chịu một tình
trạng "quá tải" khi xem xét, chấp nhận kế hoạch xuất bản, gây lãng phí thời

gian và công sức ở khâu này. Sở dĩ như vậy là do hiện tượng đăng ký "xếp
24


chỗ" quá nhiều đề tài cộng thêm sự bổ sung nhiều phần của các NXB. Cụ thể
là trong năm 2002, Cục Xuất bản đã chấp nhận gần 24.000 tên sách trong khi
sách nộp lưu chiểu chỉ chiếm 65% số đề tài hợp lý.
Về thực chất khi cấp giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản. Cục
Xuất bản chỉ dựa vào tên sách (đề tài) và một vài dòng tóm tắt nội dung. Do
đó không thể hiểu sâu đề tài mà NXB đăng ký. Khi một ấn phẩm có "vấn đề"
thì Cục Xuất bản cũng không thể phát biểu gì hơn ngoài việc quy trách nhiệm
chính cho NXB. So với Điều 11 Luật Xuất bản thì trách nhiệm của giám đốc,
tổng biên tập khá nặng nề mà quyền chủ động của họ thì lại quá hẹp. Cho
nên, nhiều giám đốc, tổng biên tập đề nghị Cục Xuất bản bỏ việc cấp giấy
phép chấp nhận kinh doanh, giao trọn quyền và trách nhiệm cho giám đốc,
tổng biên tập nhà xuất bản giống như trách nhiệm và quyền hạn của tổng biên
tập báo, đài.
III.

Vai trò của biên tập viên

Trước thực trạng như vậy của khâu kế hoach đề tài xuất bản của nước
ta như hiện nay, biên tập viên cần:
− Phải có sự sáng tạo trong việc khai thác các đề tài cũ và những đề tài
mới.
− Nhạy bén với những đề tài có xu hướng mới trong cơ chế thị trường
như ngày nay.
− Phải có ý thức đầy đủ về chức năng của mình, có tác phong làm việc cụ
thể, chi tiết và quán xuyến, có khả năng phát hiện vấn đề và mọi sai sót
trong bản thảo.

− Phải biết chịu trách nhiệm trong công tác biên tập và nắm chắc được
quá trình diễn biến của mỗi bản thảo khi đưa xuống nhà in.
− Lựa chọn cộng tác viên phù hợp với kế hoạch đề tài để có được chất
lượng nội dung tốt hơn.
− Cần nghiên cứu rõ thị trường mà kế hoạch đề tài hướng tới, tránh sự
25


×