Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tiểu luận Nguyên tắc tính nhân dân của báo chí – lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.38 KB, 27 trang )

Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Từ khi ra đời (21/6/1925) cho đến nay, Báo chí cách mạng Việt Nam
luôn thay đổi để tự hoàn thiện mình nhưng có một điều không bao giờ thay
đổi. Đó là nguyên tắc tính nhân dân. Tính nhân dân là một trong những đặc
trưng cơ bản và quan trọng nhất của hoạt động báo chí. Với mong muốn tìm
hiểu về báo chí và tính nhân dân của hoạt động báo chí em đã lựa chọn đề tài:
“Nguyên tắc tính nhân dân của báo chí – lý luận và thực tiễn” cho bài tiểu
luận của mình,
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
a. Mục đích:
Nghiên cứu đề tài “Nguyờn tắc tính nhân dân của báo chí – lý luận và
thực tiễn” em muốn tìm hiểu kĩ hơn về báo chí và tính nhân dân của báo chí để
phục vụ tốt hơn cho việc học tập cũng như những hiểu biết về nghề báo chí,
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích tính nhân dân của báo chí cụ thể là phân tích các biểu hiện
của tính nhân trong hoạt động báo chí lý luận và thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Với quy mô một bài tiểu luận, cùng với trình độ có hạn của mỡnh nờn khi
xem xét các vấn đề em chỉ tập trung khảo sát qua sách báo, internet và một số
tài liệu khác.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phân tích tài liệu.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, thống kê.
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27
5. Giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:


Nghiên cứu đề tài: “Nguyên tắc tính nhân dân của báo chí – lý luận
và thực tiễn” để thấy rõ được bản chất của hoạt động báo chí nước ta nhằm
cung cấp những hiểu biết cũng như định hướng cơ bản cho các sinh viên báo
chí về nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
QUAN NIỆM VỀ TÍNH NHÂN DÂN CỦA BÁO CHÍ
1. Tính nhân dân và dân chủ của báo chí.
1.1 Khái niệm tính nhân dân của báo chí.
Trước hết ta cần hiểu nhân dân là “đụng đảo những người dân, thuộc
mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực địa lý nào đú”. Khái niệm tính
nhân dân của báo chí thể hiện mối quan hệ giữa báo chí với đông đảo tầng lớp
nhân dân, nhất là nhân dân lao động, những người sáng tạo chân chính của
lịch sử.
1.2 Tính nhân dân và dân chủ của báo chí.
Dưới góc độ khoa học, thuật ngữ báo chí được biểu hiện là sự tổng hợp
về hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó bao gồm:
Báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, phim tài liệu…Thuật ngữ
“đại chỳng”, dự không đầy đủ nhưng đã phần nào nói lên tính nhân dân và
bản chất dân chủ của hoạt động báo chí.
Trước hết, từ “đại chỳng” trong thuật ngữ “ phương tiện truyền thông
đại chỳng” cú những nội dung sau:
a. Đối tượng tác động của thông tin là xã hội rộng rãi bao gồm các tầng
lớp, cỏc nhúm xã hội khác nhau.
b. Những nhu cầu thông tin của nhân dân được ưu tiên đảm bảo và là
thước đo trình độ năng lực của hoạt động thông tin báo chí.
c. Mục đích của thông tin là nhằm hình thành đời sống tinh thần lành
mạnh của xã hội, qua đó tác động vào việc giải quyết các nhiệm vụ xây dựng

và phát triển đất nước.
d. Đảm bảo sự phổ biến rộng rãi, dễ hiểu, giúp cho đại đa số các thành
viên trong xã hội có khả năng tiếp cận và thu nhận thông tin.
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27
e. Có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân vào công việc của
các cơ quan báo chí, tạo điều kiện cho các thành viên của xã hội có thể tham
gia việc giải quyết các nhiệm vụ chung, các công việc xã hội.
Sự ra đời và mục đích hoạt động của báo chí là bắt đầu từ nhu cầu
thông tin, giao tiếp của con người. Phỏt triển lên, báo chí thông tin và phản
ánh toàn diện đời sống xã hội. Không một đề tài báo chí nào, không một
nguồn thông tin nào lại không bắt nguồn từ hoạt động của con người. Nhân
dân đông đảo còn là người thưởng thức, tiêu thụ các sản phẩm báo chí. Tính
đại chúng, tính nhân dân thể hiện từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của
hoạt động báo chí.
Tính nhân dõn cũn được thể hiện thông qua bản chất dân chủ của báo
chí. Dân chủ là nấc thang phát triển của văn hóa, là đòi hỏi chớnh đỏng của
con người. Báo chí là một công cụ dân chủ hóa xã hội. Tiếng nói của nhân
dân trên báo chí không chỉ là sự thể hiện quyền lực của nhõn dõn trờn ngôn
luận, mà còn là “sự phản biện xã hội”. Trong thực tiễn, thông qua tiếng nói
của nhân dân trên báo chí được phản ánh trung thực, đúng mực đã dự báo và
giúp cho Đảng và Nhà nước ta điều chỉnh một số chính sách mới đã hoặc sẽ
ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế. Điều đó thể hiện nhiệm vụ góp
phần quản lý xã hội của nhân dân.
1.3 Đối tượng phục vụ và nội dung của báo chí.
Được khẳng định bằng sự thật khách quan có tính quy luật, tính nhân dân
của báo chí là nó phản ánh và đánh giá các hiện tượng và sự kiện của đời sống từ
lập trường của nhân dân, đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân, đề cao
và trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh của nhân dân vì sự tiến bộ xã hội.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn các nhà báo chiến sĩ

phải xác định: “Vỡ ai mà viết?”. Đã vì nhân dân mà viết thì phải đáp ứng lòng
mong muốn của nhân dân là phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì mục
tiêu phát triển của đất nước. Phải đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, vì
nhân dân mà chiến đấu.
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27
Một nền báo chí, một tác phẩm báo chí có tính nhân dân, khi đề cập,
phản ánh những sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa với nhân dân, cần phải lý giải
chúng theo quan niệm tiến bộ của nhân dân, cần phải lý giải chúng theo
những tư tưởng tiến bộ của thời đại. Báo chí là công cụ phục vụ lợi ích của
quần chúng nhân dân, coi phong trào quần chúng là cơ sở thực tiễn để phản
ánh. Báo chí tự giác và kiên quyết đứng trên lập trường của giai cấp công
nhân, trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân lao
động, đồng thời chịu sự lãnh đạo và tuyên truyền của tổ chức, thực hiện
đường lối chính sách của Đảng. Do vậy tính nhân dân không hề mâu thuẫn
với tính Đảng.
Để báo chí đi sâu vào quần chúng một cách thiết thực, C.Mỏc nhận
định: “Báo chí sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm
hi vọng và sự lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, nỗi vui và nỗi
buồn của họ”.
“Trong hi vọng và lo lắng có điều gì báo chí nghe được ở cuộc sống, báo
chi sẽ lớn tiếng loan tin cho mọi người đều biết, báo chí tuyên bố sự phán xét
của mình đối với những tin tức đó – một cách gay gắt, hăng say, phiến diện,
như những tình cảm và tư tưởng bị xúc động, thầm bảo nó vào lúc đó.
Quan điểm “Báo chí là tiếng nói của Đảng,của nhà nước, của các tổ
chức xã hội” để từ đó “báo chí là diễn đàn của nhõn dõn”, “lấy dân làm gốc”,
để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là hoàn toàn phù hợp với thực
tế, với quan điểm của lịch sử.
Từ điển Tiếng Việt đinh nghĩa “diễn đàn là nơi để nhiều người có thể
phát biểu ý kiến một cách công khai và rộng rãi”. Như vậy “diễn đàn” tuy vẫn

phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân nhưng về bản chất mang tính đối
thoại chứ không độc thoại, truyền bá một chiều, tuy vẫn là phản ánh ý chí,
nguyện vọng của nhân dân nhưng với một phương pháp dân chủ hơn, tính chủ
động của nhân dân rõ hơn.
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27
Thể hiện tính nhân dân của báo chí, văn kiện chỉ đạo của Đảng cũng
như pháp luật của nhà nước trong thời kì đổi mới đều nhắc tới vai trò “diễn
đàn của nhân dân”. Khi xác định báo chí còn là diễn đàn của nhân dân, thì
tính nhân dân của báo chí cách mạng được phát triển một bước mới, tiếng nói
nhân dân trên báo chí chủ động hơn, làm cho báo chí đa dạng hơn, sinh động
hơn, phong phú hơn. Tuy nhiên điều này là không hề đơn giản.
Trước hết, báo chí được xác định là “diễn đàn của nhõn dõn” không
tách ra đứng một mình, mà đặt trong tổng thể vai trò của báo chí là “tiếng nói
của Đảng, của nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của
nhõn dõn”. Cần hiểu vai trò “diễn đàn của nhân dân theo một quan điểm tổng
thể như vậy, để khỏi có sự nhầm lẫn cho đó là đặc tính duy nhất.
Báo chí có vai trò rất quan trọng và có đặc thù trong việc hình thành dư
luận xã hội vì tính công khai rộng rãi của nó. Trong khi đó dư luận xã hội có
thể tác động thúc đẩy và ngăn cản việc thực hiện một chủ trương nào đó, có
thể tạo nên sự đồng thuận xã hội (như quy định bắt buộc phải đội mũ bảo
hiểm đối với người ngồi trên motor, xe máy từ ngày 15/12/2007, do có sự can
thiệp của báo chí từ trước đó rất lâu nên ngay từ ngày đầu tiên thực hiện quy
định này đó cú tới >90% người tham gia giao thông thực hiện nghiờm chỉnh.
Đó là nhờ báo chí đã tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước
và những ích lợi của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe
motor, xe máy. Mặt khác mức phạt đối với mỗi trường hợp không đội mũ là
150.000 đồng/ người và có thể bị phạt nhiều lần chứ không chỉ một lần). Sự
tác động của báo chí cũng có thể tạo nên sự phân tâm thậm chí chia rẽ xã hội
hay gây tổn thất cho một số cá nhân tổ chức (chẳng hạn như vụ bưởi vừa qua,

phóng viên đưa tin sai: ăn nhiều bưởi có thể gây ung thư. Điều này đó gõy tổn
thất lớn về kinh tế tới bà con nông dân trồng bưởi vì đến vụ thu hoạch mà
bưởi không xuất khẩu được). Do đú, dù báo chí là của các tổ chức khác nhau
và là diễn đàn của nhân dân, nhưng vì mục tiêu chung của đất nước cho nên
phải định hướng để “xây dựng dư luận xã hội lành mạnh, động viên quần
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27
chúng tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ cách mạng”, Nghĩa là không được tạo dư
luận xã hội không lành mạnh, và không làm nhân dân nản lòng, phân tâm
trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong từng thời kì.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xã hội phát
triển đa dạng, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp,
tầng lớp xã hội khác nhau, có người giàu và người nghèo, có người chủ và
người làm thuê, có người sinh hoạt ở cỏc vựng khó khăn, thuận lợi khác nhau,
theo các tôn giáo khác nhau, thuộc các dân tộc khác nhau, do đó không thể
hoàn toàn có ý kiến giống nhau về các vấn đề. Nhiệm vụ của báo chí là góp
phần tạo sự đồng thuận xã hội, trong khi đó “ diễn đàn” là phải chấp nhận
những ý kiến cởi mở, khác nhau khi trao đổi công khai, đúng tính chất là một
diễn đàn, Cái gì “một chiều” đều khó chấp nhận, “diễn đàn” mà diễn ra một
chiều thì càng khó chấp nhận, không thực sự là “diễn đàn”. Do đú trên cơ sở,
quan điểm của Đảng, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc, vỡ
dõn giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương
đồng, “trên diễn đàn của nhõn dõn”, “chấp nhận những ý kiến khác nhau
không trái với lợi ích chung của dân tộc”, trên cơ sở đó mà chọn lựa, làm tốt
các diễn đàn của nhân dân trên báo chí. Nghĩa là, báo chí có thể nêu lên
những ý kiến khác nhau về một chủ trương, chính sách nào đó để xã hội chọn
lựa, cũng để Đảng và Nhà nước tham khảo trong công việc lãnh đạo, quản lý
xã hội, nhưng phải tập trung cho chủ đề trọng tâm là “độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội” vì đó cũng là ý chí và nguyện vọng chính đáng của đông đảo
nhân dân.

Ngay từ thuở mới ra đời, báo chí cách mạng nước ta luôn phản ánh ý
chí và nguyện vọng của nhân dân như bản chất Đảng Cộng sản Việt Nam
luôn luôn gắn bó với nhân dân, vì Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi
ích của nhân dân, của dân tộc. Tuy nhiên, ý chí và nguyện vọng của nhân dân
qua các giai đoạn cách mạng có những nội dung khác nhau. Khi chưa có
chính quyền là vùng lên giành chính quyền, giành quyền làm chủ đất nước,
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27
trong khánh chiến là “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ”, “tất cả để chiến thắng”, trong thời kì hòa
bình, xây dựng là phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đổi mới và tiếp tục đổi
mới, thực hiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Báo chí phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng
của nhân dân là một mặt quan trọng của nhiệm vụ phản ánh đúng đắn sự
nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng qua từng giai đoạn
cách mạng. Phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta là truyền thống
lâu đời, là một tính chất cơ bản của báo chí cách mạng nước ta.
Trong thực tế, sự gặp gỡ giữa “lũng dõn, ý Đảng” tạo thành sức mạnh
vượt qua mọi khó khăn , hoàn thành nhiệm vụ. Trong hoạt động báo chí,
những tác phẩm thông tin, lí giải các sự kiện nóng hổi, những vấn đề sát sườn
đặt ra từ đời sống dưới ỏnh sỏng đường lối quan điểm đúng đắn của Đảng,
phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân trở thành những tác phẩm
gây được tiếng vang, có sức sống lâu bền và có sức lôi cuốn đối với đông đảo
công chúng, tức là một tác phẩm báo chí có hiệu quả cao.
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27
CHƯƠNG 2
BIỂU HIỆN TÍNH NHÂN DÂN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
2.1 Sự tham gia tích cực của công chúng vào báo chí là biểu hiện rất rõ
của tính nhân dân.

Tính nhân dõn cũn được biểu hiện thông qua sự tham gia đông đảo,
thường xuyên và tích cực của quần chúng nhân dân vào các hoạt động báo
chí. Lờnin từng nói: “Một tờ báo sống được và trở nên sinh động khi nào có
chừng năm người viết và người biên tập chuyên nghiệp giỏi nhưng đồng thời
phải có năm trăm thậm chí năm nghìn cộng tác viên không chuyên nghiệp”.
Chính sự tham gia của quần chúng nhân dân đã làm cho báo chí thực sự
trở thành diễn đàn dân chủ để người dân phát biểu tâm tư, tình cảm nguyện
vọng của mình, trực tiếp tham gia thảo luận các vấn đề quốc kế dân sinh, thực
hiện những quyền dân chủ của công dân trong việc biểu dương những nhân tố
tích cực, phê phán các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội cũng như trong các cơ
quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế và đoàn thể xã hội.
Quần chúng nắm giữ những vai trò không thể thiếu được đối với báo
chí. Họ có thể tham gia với tư cách công chúng (độc giả, khán giả, thính giả)
– những người trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm của báo chí hay đóng góp
những ý kiến phê bình, kiến nghị về tất cả các mặt hoạt động của đời sống xã
hội cũng như riêng với các hoạt động báo chí. Họ có thể là cộng tác viên,
cung cấp thông tin, trực tiếp làm ra các sản phẩm báo chí.
Để tính nhân dân ngày càng được nâng cao và phát triển, báo chí cần
biết dựa vào lực lượng cộng tác viên gồm những nhà khoa học, các nhà hoạt
động chính trị, xã hội, học sinh, sinh viên và cả những người lao động bình
thường. Mở rộng được điều này chính là báo chí đã thu hút được chất xám
của toàn xã hội. Báo chí là tiếng nói của già, trẻ, gái, trai, không phân biệt
mầu da, tôn giáo, là tiếng nói của toàn xã hội. Điều đó cho thấy báo chí thực
sự là diễn đàn của nhân dân. Thông qua các chuyên mục “Diễn đàn”, “Điều
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27
tra qua thư bạn đọc”, “Bạn đọc viết”, “í kiến bạn đọc”, “Hộp thư truyền
hỡnh”, “í kiến bạn nghe đài”, “Trả lời bạn xem truyền hỡnh”, “Chuyện quản
lý”, “Chợt nghe chợt nghĩ”, “Giữa đường thấy chuyện”…bỏo chớ càng làm
tăng thêm sự gắn bó và uy tín của báo chí trong nhân dân.

Sự đa dạng của các loại hình báo chí cũng làm tăng thêm tính nhân dân
của báo chí. Đặc biệt là sự ra đời của internet và báo mạng điện tử- một loại
hình báo chí tích hợp được tất cả các tính năng nghe, nói và viết của báo phát
thanh, báo truyền hình và báo giấy truyền thống.
2.2. Vai trò của công chúng đối với báo chí đã thực sự thay đổi.
Vị thế và vai trò của công chúng ngày càng được nâng lên và mở rộng.
Nếu như trước đây, công chúng chỉ là những người tiếp nhận thông tin hoặc
cao hơn là những cộng tỏc viờn thỡ ngày nay với internet họ có thể đóng vai
trò là những “nhà báo công dõn”. Điều này càng thể hiện rõ tính nhân dân và
dân chủ của báo chí.
Có nhiều câu hỏi đặt ra vậy “nhà báo công dõn” là một xu hướng hay
mới chỉ là “bỡnh mới rượu cũ” được công nghệ giúp lan truyền nhanh? Trào
lưu “ báo chí cụng dõn” nảy sinh từ nước Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống năm
1988. Những kênh thông tin của các “ nhà báo cụng dõn” bắt đầu bùng nổ
trên internet dưới các hình thức weblog, chat room, forum, wikis…Ở Hàn
Quốc, website OhMyNews.com ra đời năm 2000 đã trở thành tờ báo trực
tuyến nổi tiếng và thành công về mặt thương mại với khẩu hiệu: “Mỗi công
dân là một nhà bỏo”, 80% tin bài trên website này do các thường dân cộng
tác.
Chỉ với một chiếc điện thoại có thể chụp hình và quay camera hay một
cái iPod bạn cũng có thể trở thành một “nhà báo công dõn” bằng việc post
những bức ảnh hay một đoạn video lên mạng. Phải thừa nhận rằng sự đóng
góp của các “nhà báo cụng dõn” cũng rất quan trọng. Nhờ họ mà “vụ đánh
bom tàu điện ngầm ở London năm 2005” và hàng loạt các thiên tai, sóng thần
ở Đông Nam Á trong thời gian gần đây đã được truyền tin đi khắp thế giới .
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27
Mối quan hệ giữa giới truyền thông truyền thống và công chúng đang
thay đổi, một xu hướng mà những chuyên gia về thông tin này gọi là “We
Media” (Chúng ta – Giới truyền thông). Tiến trình báo chí đang xuất hiện này

cho phép mạng lưới xã hội trờn cỏc trang Web sản xuất, phân tích và truyền
bá những tin tức và thông tin tới công chúng được liên kết với nhau bằng
công nghệ, mà không bị hạn chế bởi khoảng cách địa lý.
Những đổi mới trong công nghệ thông tin đã đưa thế giới đến với một
kỷ nguyên của các phương tiện truyền thông dân chủ, trong đó hầu như tất cả
mọi người đều được tiếp cận tin tức và thông tin, và trở thành những người
sáng tạo và đóng góp cho ngành công nghiệp báo chí. Nhờ đó, ngày nay, tin
tức được truyền đi theo những cách thức phi truyền thống với những hệ quả
không thể đoán trước được.
Những kiến thức về phương tiện truyền thông kỹ thuật số được chia sẻ,
ảnh hưởng như thế nào tới những gì chúng ta biết và cách thức chúng ta biết?
Những người viết và những người kiểm soát nội dung các câu chuyện sẽ xử
sự ra sao khi bất kỳ ai cũng có thể là nhà báo, là nhà xuất bản hay là người
lưu trữ thông tin? Đâu là những tác động đối với xã hội toàn cầu của chúng
ta?
Những câu hỏi này chính là trung tâm của “We Media” - một cụm từ
mà Trung tâm Truyền thông đã nghĩ ra cách đây bốn năm để mô tả hiện tượng
đang xuất hiện là khả năng tiếp cận mang tính toàn cầu nội dung từ những
nguồn vô tận, những nội dung cho phép tăng cường sự tham gia của công
chúng vào lĩnh vực tin tức và thông tin có ảnh hưởng tới xã hội.
Google là một biểu hiện của hiện tượng này. Công cụ tìm kiếm trên
Internet không chỉ tổ chức thông tin của thế giới mà còn cho phép các cá nhân
kiểm soát các thế giới của họ. Họ được trang bị để tìm kiếm và tìm thấy thông
tin mà cá nhân họ cần và để hành động. Sự tiếp cận với tin tức và thông tin
của cá nhân không còn bị quyết định bởi những tập đoàn hùng mạnh có quyền
và tiền để thống trị việc truyền tin.
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27
Các trang nhật ký web(blog)là một biểu hiện khác. Theo thống kê của
hãng nghiên cứu Technorati (Mỹ), hiện tại trên toàn thế giới có khoảng 55 triệu

blog. Cứ mỗi ngày trên Internet lại cú thờm khoảng 100 nghìn blog mới và
khoảng 1,3 triệu đề mục được đăng tải. Những thông tin từ các blog được truyền
tải đến lẫn nhau, mang thông tin đến người đọc nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Chính xác thỡ cỏc blog này là gì? Không có định nghĩa đơn giản nào cả,
nhưng phần lớn đều cho rằng blog cần phải hội tụ ít nhất 3 yếu tố. Chúng phải
được cấu trúc dưới dạng các bài văn ngắn còn được gọi là các đoạn văn, và được
trình bày theo thứ tự thời gian ngược – có nghĩa là những sự kiện mới xảy ra sẽ
được đặt lên đầu. Và chúng phải được kết nối với các trang web khác.
Blog là phương tiện để trao đổi ý kiến, quan điểm. Nhiều blog hay đã dẫn
người đọc đến việc tự đưa ra những bình luận của mình và những blog này trở
thành tâm điểm để mọi người cùng tranh luận và trao đổi ý kiến với nhau.
Các blog này còn mang tính hội thoại vỡ chỳng được viết nên bởi các
giọng nói rõ ràng của con người. Chúng ta có thể thấy rằng điều này hoàn
toàn trái ngược với các bài báo truyền thống được viết theo những công thức
có sẵn và là sản phẩm của ban kiểm duyệt chứ không phải là của một cá nhân.
Chính tính nhân văn này là một lý do thúc đẩy sự phát triển của hình thức
thông tin mới mẻ này
Các blog cũng cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn, như là người được
ủy thác dưới nhiều cách khác nhau mà những người dùng Internet bình
thường có thể công bố trực tuyến những tác phẩm của mình (dưới nhiều hình
thức, trong đó có cả âm thanh và hình ảnh). Các công cụ chúng ta sử dụng để
xây dựng các nội dung số có công năng ngày càng mạnh nhưng có giá thành
ngày càng rẻ. Và chúng ta có thể trình diễn những tác phẩm của mình cho các
độc giả gần như trên khắp thế giới. Trong lịch sử nhân loại, chưa có sự phát
triển nào tương tự như vậy.
Những trang ghi chép trực tuyến này liên kết các cá nhân trên khắp thế
giới và ý tưởng của họ lại với nhau. Những trang như Tiếng nói Toàn cầu
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27
() tập hợp những câu chuyện và quan điểm

của những người dân bình thường: những con người thực trong những tình
huống và nền văn hóa cụ thể kể chuyện bằng tiếng nói của chính họ. Vì vậy,
tính hấp dẫn chính là sức mạnh của chúng mà các trang tin Internet, chẳng
hạn như được tạo lập để theo dõi hơn 25 triệu câu
chuyện viết trên Internet - chiếm khoảng ẳ số những tờ báo điện tử thuộc hệ
thống báo điện tử toàn cầu.
Biểu hiện thứ ba là sự gia tăng của các kênh truyền hình vệ tinh quốc
tế. Sự dân chủ hóa các phương tiện truyền thông đã làm cho sóng radio được
mở mang tới mọi nơi. Với công nghệ kỹ thuật số chi phí thấp và việc phát
sóng nhờ vệ tinh, hơn 70 kênh phát sóng quốc tế đã vượt qua các biên giới để
đưa tin tức với đủ mọi quan điểm tới mọi nơi trên thế giới. Đài BBC do chính
phủ cung cấp tài chính, đã tạo dựng được một Đế chế Anh mới, với hàng trăm
kênh và các địa chỉ trên Internet, vươn tới 100 triệu người trên khắp thế giới,
và được dịch sang 43 ngôn ngữ. Đài Al- Jazeera bảo vệ sự tự do truyền thông
và gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của người A- rập tại một khu vực đầy bất ổn
và hỗn loạn. Nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình sau này, trong năm 2006
Al- Jazeera đã đưa ra chương trình tin tức bằng tiếng Anh 24 giờ/ngày.
We Media cũng bao gồm sự xuất hiện khắp nơi của các phương tiện
truyền thông cá nhân, kích thích sự kết nối thông tin hiệu quả nhất - lời nói.
Tính đến cuối năm 2005, hơn 2 tỉ người, gần 1/3 dân số thế giới – đã có điện
thoại di động. Gần 800 triệu điện thoại di động được bán ra mỗi năm trên
khắp thế giới. Đến năm 2008, ước tính có khoảng 600 triệu người có thể ngay
lập tức có được thông tin của các sự kiện nhờ có các camera kỹ thuật số tinh
vi, trong đó phần nhiều là nhờ tính năng của những chiếc điện thoại di động
của họ. Những công cụ này tạo ra một “thế hệ thông tin toàn cầu” có khả năng
chưa từng có để tạo lập, sản xuất, chia sẻ và tham gia vào những gì đang diễn
ra của cuộc sống. Mạng lưới toàn cầu cho phép con người đưa tin tức, suy
nghĩ, ý tưởng và hình ảnh đi bất cứ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào.
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27

Biểu hiện quan trọng nhất của We Media là sự tham gia. Tất cả mọi
người đều là một phần của câu chuyện. Tất cả mọi người đều có ảnh hưởng.
We Media được đánh dấu bằng mối quan hệ đang thay đổi giữa các tổ
chức truyền thông truyền thống. We Media là một quá trình đang nổi lên, có
xuất phát từ cấp thấp nhất, trong đó hầu như không có sự giám sát biên tập
hoặc luồng báo chí chính thức có thể kiểm soát quyết định của nhân viên.
Thay vào đú, nú là kết quả của nhiều cuộc đối thoại đồng thời được truyền đi
mà có thể chúng thăng hoa hoặc nhanh chóng tiêu biến trong mạng lưới xã
hội trờn cỏc trang Web.
Hành động của một người dân hoặc một nhóm công dân, đóng vai trò
trong quá trình thu thập, đưa tin, phân tích và truyền bá tin tức và thông tin sẽ
là sự cạnh tranh đối với các tổ chức truyền thông và những nhà báo làm việc
cho các tổ chức này. Tuy nhiên, mục đích có thể lại là giống nhau: cung cấp
thông tin độc lập, đáng tin cậy, chính xác, trên nhiều lĩnh vực và các lĩnh vực
có liên quan mà một nền dân chủ đòi hỏi.
Khi đã nằm bên ngoài nền báo chí truyền thống, We Media đã trở thành
một hiện tượng không thể bỏ qua. Các cộng đồng, giới kinh doanh, các cơ
quan chính phủ, các học giả, nhà báo độc lập, nhà bình luận, các trường dạy
về báo chí và thậm chí cả những tổ chức truyền thông nữa cũng đang tham gia
vào hiện tượng này. Nhiều dự án đã xuất hiện trong truyền thông chủ đạo.
Chúng xuất phát từ kinh nghiệm đáng ngạc nhiên của Oh My News
( tại Hàn Quốc, nơi tổ chức hàng chục ngàn
người đưa tin là công dân vào một hội, nơi mà chỉ một vấn đề cũng thường
chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận chính trị. Ba năm sau khi được phát
động, Oh My News được thừa nhận là đã lật đổ một chính phủ và làm suy yếu
quyền lực của những ông trùm truyền thông của Hàn Quốc.
Nghề báo chí đáng tôn trọng cảm thấy mình đang ở trong một thời
điểm hiếm có trong lịch sử, khi mà lần đầu tiên sự độc quyền của nó như là
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27

người canh giữ tin tức bị đe dọa bởi công nghệ và những đối thủ cạnh tranh
mới và bởi chính độc giả mà nó phục vụ.
Những xu hướng này đã làm bùng lên cuộc tranh luận về những giá trị
quan trọng của báo chí. Rõ ràng là, báo chí đang trong quá trình tự xác định
lại mình, tự điều chỉnh trước những lực lượng gây rối. Điểm chính của cuộc
thảo luận là những vấn đề gây nhiều tranh cãi về việc kiểm soát, độ tin cậy và
khả năng sinh lời.
Liệu mọi người dân đều có thể là một phóng viên? Nhiều nhà báo
truyền thống không công nhận vai trò của các nhà báo là những đối tượng
tham gia như trên và mô tả họ, đặc biệt là những người viết trờn cỏc trang tin
Internet, là những kẻ nghiệp dư ích kỷ, không có kỹ năng, những người không
tuân theo các chuẩn mực của nghề báo như tìm kiếm sự thật, sự công bằng và
khách quan. Ngược lại, những người này lại nhìn nhận giới truyền thông chủ
đạo như là một câu lạc bộ của những kẻ kiêu ngạo, không cho người ngoài
tham gia và đặt lợi ích cá nhân và sự sống còn về kinh tế lên trên trách nhiệm
xã hội của một nền báo chí tự do.
Điều mà hầu hết các nhà báo truyền thống không hiểu được là, mặc dù
những người tham gia nói trên thiếu kỹ năng hoặc không được đào tạo về
nghề báo, song chính Internet lại hoạt động như là một cơ chế biên tập. Điểm
khác biệt là việc biên tập được thực hiện từ nhiều phía, và thường là sau khi
sự việc đã diễn ra chứ không phải là trước đó. Trong hệ thống thông tin này,
người dân dựa vào nhau để đưa tin, truyền tải và hiệu chỉnh một câu chuyện
khi nó tiếp diễn. Một câu chuyện không còn bị cố định bởi thời hạn hoặc lịch
đưa tin, mà nú cú cấu trúc và phát triển theo hình xoắn ốc qua nhiều hình thức
truyền thông. Nó không còn thuộc về bất kỳ ai nữa ngoại trừ chính khán giả
của nó.
Tính linh hoạt của cách tiếp cận này nhấn mạnh vào việc phát hành
thông tin hơn là vào việc lọc thông tin. Những cuộc đàm thoại trong cộng
đồng diễn ra để tất cả cùng chứng kiến. Ngược lại, những tổ chức truyền
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -

K27
thông truyền thống được thành lập là để lọc thông tin trước khi phát hành
chúng. Nhà biên tập và phóng viên cộng tác với nhau, song cuộc thảo luận
giữa họ không được công khai cho công chúng biết hoặc tham gia.
Điểm khác biệt rõ thấy nhất giữa nền báo chí có sự tham gia của mọi
người với nền báo chí truyền thống là cấu trúc và tổ chức tạo ra chúng. Hoạt
động truyền thông truyền thống được tạo lập bởi những tổ chức có phân cấp,
được thiết lập vì mục đích thương mại. Cách thức kinh doanh của nó tập trung
vào lợi nhuận thu được từ quảng cáo. Nó coi trọng cách thức tổ chức công
việc chặt chẽ, khả năng sinh lợi và sự vẹn toàn. Những cộng đồng được liên
kết qua mạng coi trọng đối thoại, sự cộng tác và chủ nghĩa bình quân về khả
năng sinh lời, tạo lập ra nền báo chí có sự tham gia của mọi người. Nền báo
chí này không cần đến một nhà báo được đào tạo theo lối cổ điển làm người
dàn xếp. Nhiều trang tin, diễn đàn và cộng đồng trực tuyến hoạt động hiệu
quả mà không cần đến một người như vậy.
Có người coi sự phá vỡ các hình mẫu truyền tải và tiêu thụ thông tin
truyền thống của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số chỉ như việc loại
bỏ đối thủ cạnh tranh kinh tế, thông qua việc hủy diệt những công ty truyền
thông và tạo ra những cơ hội kinh doanh mới cho thế hệ tiếp theo những
người khổng lồ trong lĩnh vực truyền thông. Theo kịch bản này, những công
ty như Google, MSN và Yahoo! thay thế những tờ báo, đài truyền hình, phát
thanh, và những nhà xuất bản tạp chí địa phương như là người canh giữ mang
tính thống trị những kiến thức về truyền thông của chúng ta.
Tuy nhiên, khái niệm thống trị cũng trở nên lỗi thời trong xã hội được
kết nối. Các cá nhân có được khả năng chưa từng có, đó là cách thức và thời
điểm họ tiếp cận thông tin và quyết định việc chia sẻ thông tin với ai. Như
vậy, các phương tiện truyền thông kỹ thuật số sẽ cản trở lợi ích của bất kỳ tổ
chức nào muốn có quyền lực và sự kiểm soát. Điều chúng ta biết là những
thông tin mà chúng ta có thể tiếp cận đã từng phụ thuộc vào nơi mà chúng ta
đã sống. Trong xã hội được kết nối của những người di cư toàn cầu, nguồn

Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27
vốn xã hội của chúng ta có thể được mở rộng thông qua những mạng lưới cá
nhân rộng lớn trải khắp toàn cầu.
We Media là một lực lượng sẽ sớm vượt quá ảnh hưởng của các tổ
chức kiểm soát tin tức và thông tin. Nó gợi ra rằng, tiếng nói - thực, là một
biểu hiện văn hóa của cá nhân - lại đang hồi sinh trong hoạt động của các
phương tiện truyền thông của chúng ta.
Sự xuất hiện ngày càng đụng cỏc nhà báo công dân hay các blogger là
dấu hiệu mặt bằng dân trí ngày càng cao lên, dân chủ xã hội ngày càng cởi
mở, công dân ai cũng có cơ hội biểu đạt ý kiến của mình trong khuôn khổ
hiến pháp, đất nước hội nhập, giao lưu ngày càng sâu rộng vào cộng đồng
quốc tế.
Công chúng có một vị trí vô cùng quan trọng và không gì có thể thay
thế được đối với báo chí cho nên công tác bạn đọc (đối với báo viết), thính giả
(đối với bỏo núi), khán giả (đối với báo hình) luôn luôn là mặt công tác quan
trọng của bất kì cơ quan báo chí nào. Và ở bất kì người làm báo nào cũng phải
vững vàng, trung thực, tận tụy, có văn hóa, phải có kinh nghiệm công tác dày
dạn, biết sáng tạo và đổi mới phương thức giao lưu với công chúng, làm cho
tờ báo, đài của mình gắn bó mật thiết với xó hụi, cộng đồng.
2.3 Đánh giá tính nhân dân của báo chí thông qua thực tiễn.
Sự tham gia tích cực của công chúng vào báo chí và đặc biệt sự thay
đổi vai trò của công chúng với báo chí là biểu hiện tính nhân dân và dân chủ
ngày càng được nâng lên. Công dân ai cũng có quyền biểu đạt ý kiến, nguyện
vọng của mình.
Vai trò của công chúng ngày càng được nâng lên là do có sự kết hợp
giữa tính nhân dân, dân chủ của hoạt động báo chí và sự phát triển của công
nghệ thông tin. Với internet, công dân thực sự chủ động trong việc tiếp cận
thông tin và nói lên tiếng nói cá nhân của mình.
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -

K27
Chương 3
NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TRONG CÁC TÁC PHẨM BÁO CHÍ
3.1 Ngôn ngữ trong các tác phẩm báo chí.
Báo chí coi quảng đại quần chúng nhân dân là đối tượng để phục vụ.
Quảng đại quần chúng nhân dân ở đây là hơn tám mươi triệu dân, trong đó có
những người có học vị cao, kiến thức rộng nhưng cũng có những người cũng
chỉ mới biết đọc, biết viết. Vì vậy, nghệ thuật biểu hiện trong các tác phẩm
báo chí phải phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực tiếp thu và nhu cầu
thẩm mỹ lành mạnh của quảng đại quần chúng.
Một tác phẩm báo chí đề cập đúng vấn đề mà xã hội đang quan tâm
nhưng nghệ thuật biểu hiện kém, ngôn ngữ xa rời cách nói, cách nghĩ của
quần chúng thì sẽ không thể đem lại hiệu quả cao. Tất cả các nhà báo lớn từ
xưa đến nay đều đề cao một nghệ thuật biểu hiện giản dị, trong sáng và dễ
hiểu. Lờnin coi việc biết viết, biết nói một cách giản dị, sáng sủa bằng ngôn
ngữ của nhân dân, biết dứt bỏ một cách kiên quyết những “thuật ngữ uyên
thâm thời thượng”, những khẩu hiệu rỗng tuếch và xa lạ đối với nhân dân là
phẩm chất hết sức quan trọng của người làm báo.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “chống thói ba hoa” để nói
về vấn đề sử dụng ngôn ngữ. Bác viết: “Chỳng ta phải chống bệnh chủ quan,
chống bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng phải chống thói ba hoa. Vỡ thói này cũng
hại như hai bệnh kia. Vì ba thứ đó thường đi với nhau. Vỡ thúi ba hoa còn,
tức là bệnh chủ quan và bệnh hẹp hòi cũng chưa khỏi hẳn”.
Bỏc lí giải căn nguyên của thói ba hoa là do trước kia học chữ Hán, sau này
học chữ Pháp cho nên khi nói, khi viết, hay dùng chữ Hán và theo cách Pháp.
Thành thử dài dòng mà khó hiểu, khó nghe. Lại cũng vì chr quan và hẹp hòi.
Bác phê phán cách viết dài dòng, rỗng tuếch. Viết dòng này qua dũng
khỏc, trang này qua trang khác. Nhưng không có ích cho người xem. Chỉ làm
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27

tốn giấy tốn mực, mất công người xem. Khác nào vải băng bó mụn lở, đã thối
lại dài.
Viết làm gì mà dài dòng rỗng tuếch như thế? Chỉ có một cách trả lời:
Là quyết không muốn cho quần chúng xem. Vỡ đó dài lại rỗng, quần chúng
trông thấy đã lắc đầu, ai cũn dỏm xem nữa? Kết quả chỉ để cho những ai vô
công rồi nghề xem, và người xem cũng mắc phải thói xấu như người viết.
Bác chỉ ra rằng viết dài mà rỗng thì cũng không tốt. Viết ngắn mà rỗng
cũng không hay. Chúng ta phải chống tất cả những thói rỗng tuếch. Nhưng
trước hết phải chống thúi đó rỗng lại dài. Tục ngữ đã nói: “Đo bò làm chuồng,
đo người may ỏo”. Vì vậy bất kì làm việc gì cũng phải có chừng mực. Viết và
nói cũng vậy. Chúng ta chống là chống nói dài, viết rỗng. Chứ không phải
nhất thiết cái gì ngắn mới tốt.
Viết và nói cố nhiên phải vắn tắt. Song trước hết phải có nội dung. Phải
chữa cho hết bệnh nói dài, viết rỗng.
Thói ba hoa còn biểu hiện là cú thúi cầu kỡ. Trờn cỏc sách báo, bức
tường thường có những bức vẽ, những khẩu hiệu mà nhiều người xem không
ra, đọc không được.
Họ cho thế là mĩ thuật. Kì thực họ viết, họ vẽ, để họ xem mà thôi.
Mỗi người viết phải tự hỏi: Viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?Nếu
không vậy, thì cũng như cố ý không muốn cho người ta nghe, không muốn
cho người ta xem.
Nhiều người tưởng: mình viết gỡ, núi gỡ , người khác cũng đều hiểu
được cả. Thật ra, hoàn toàn không phải như thế. Dùng cả đoạn chữ Hán, dùng
từng đống danh từ lạ, hoặc nói viết theo cách Tây mỗi câu dài dằng dặc, thì
quần chúng sao hiểu được?
Tục ngữ đã nói “gẩy đàn tai trõu” là có ý chế người nghe không hiểu.
Song những người mà viết và nói khó hiểu, thì người đú chớnh là “trõu”.
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27
Muốn làm bạn, phải hiểu nhau. Nếu không hiểu nhau, không thành bạn,

người viết mà không điều tra, không phân tách, không nghiên cứu, không hiểu
biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, nhất định thất bại.
Khô khan, lung túng cũng là một biểu hiện của thói ba hoa. Bác chỉ ra
rằng nói đi nói lại, chẳng qua cũng kéo ra những chữ “tớch cực, tiêu cực,
khách quan, chủ quan”, và một xốc danh từ học thuộc lòng. Thậm chí những
danh từ đú dựng cũng không đúng. Chỉ làm cho quần chúng chán và ngủ gật.
Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học cách nói của quần
chúng, mới lọt tai quần chúng.
Tục ngữ cú cõu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nói cũng phải
học, mà phải chịu khó học mới được. Vì cách nói của dân chúng rất đầy đủ,
rất hoạt bát, rất thiết thực, mà lại rất giản đơn.
Tiếng ta còn thiếu nhiều, nên nhiều lúc phải mượn tiếng nước khác, nhất là
tiếng Trung Quốc. Nhưng phải có chừng mực. Tiếng nào sẵn thỡ dựng tiếng ta.
Có nhiều người có bệnh “dựng chữ Hỏn”, những tiếng ta sẵn có mà dùng
chữ Hán cho bằng được. Thí dụ : “ba thỏng”, không nói “ba thỏng” mà nói “tam
cá nguyệt”. “Xem xột”, không nói “xem xột” mà nói “quan sỏt” hoặc: "Pháp và
Việt gian bắt buộc đồng bào đi biểu tình, mà một tờ báo nọ của đoàn thể viết là
những "cuộc biểu tình tự động". Dùng quân đội quét một vùng, tiếng Trung
Quốc gọi là tảo đãng, mà một tờ báo của đoàn thể viết là tảo đảng!
Chúng ta không chống mượn tiếng nước ngoài để làm cho tiếng ta đầy
đủ thêm. Nhưng chúng ta phải chống cách mượn không phải lối, mượn đến
nỗi bỏ cả tiếng ta, đến nỗi quần chúng không hiểu.
Người viết báo, viết sách là những người thường xuyên tiếp xúc với
nhân dân, đều là người tuyên truyền của Đảng. Vì vậy, ai cũng phải học nói,
nhất là học nói cho quần chúng hiểu.
Những lỗi trên là do tính lụp chụp, cẩu thả. Bỏc khuyờn những người
viết khi không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không cú gỡ cần nói,
không có gì cần viết chớ nói, chớ cần viết.
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27

Khi viết xong một bài báo, một bản báo cáo, hoặc thảo một bài diễn
văn, nhất định phải đọc lại vài lần. Mình tự phê bình bài của mình, hỏi ý kiến
đồng chí khác. Những câu, chữ thừa, vô ích, bỏ đi.
Đảng thường kêu gọi khoa học hóa, dân tộc hóa, đại chúng hóa. Khẩu
hiệu đó rất đỳng.Vỡ vậy mỗi người viết cần học quần chúng, cần hiểu quần
chúng. Phải tuyệt đối loại bỏ “bệnh hay nói chữ”. Phải phát huy được sự trong
sáng và vẻ đẹp của tiếng Việt, trỏnh dựng những từ ngữ nước ngoài làm quần
chúng không hiểu.
Tư tưởng, quan niệm của Hồ Chí Minh, việc sử dụng ngôn ngữ báo chí
chủ yếu là tiếng Việt được thể hiện bằng tình cảm, thái độ của Người đối với
dân tộc. Người nói: ''Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý
báu của dân tộc". Do đó trong khi viết, Bác rất chú trọng đặt câu và phát triển
câu. Người đặt ra cho văn phong là giản dị, ngắn ngọn, rõ ràng, dễ hiểu,
không cầu kỳ chữ nghĩa, bố cục chặt chẽ thể hiện ở từng từ từng câu mà trước
hết là sự trình bày các ý trong các bài báo, bài văn để nhằm vào hành động
của người nghe, người đọc.
Hoạt động báo chí cần có những tiêu chí sau:
- Chân thực. Mỗi bài nói, bài viết đều phải bắt nguồn từ thực tế cuộc
sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc.
Bao giờ báo chí cũng phải đem lại cho người đọc, người nghe lượng thông tin
cao và chính xác.
- Ngắn gọn là một yêu cầu thiết yếu đối với hoạt động báo chí. Ngắn
gọn có nghĩa là gọn gàng, rõ ràng, có đầu, có đuôi, có nội dung thiết thực,
thấm thía, chắc chắn. Ngắn gọn là cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không có
lời thừa, chữ thừa. Đặc tính ngắn gọn, hàm súc trong các bài viết là sự kế thừa
và phát triển phong cách phương Đông.
- Trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Các tác phẩm báo chí cần phải trong sáng
về ý tưởng và văn phong, giản dị trong cỏch trỡnh bầy và dễ hiểu với người
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27

nghe, người đọc. Báo chí phải đến với mọi người bằng những ngôn từ quen
thuộc - dù đó là những vấn đề của cuộc sống chiến đấu, lao động hàng ngày hay
những vấn đề lớn của đất nước, của thời đại động của người nghe, người đọc.
Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu
bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm
hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở
chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu,
hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa.
Đồng chí Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh trách nhiệm của mọi người
giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc. Không lạm dụng từ nước ngoài,
không lai căng trong cách diễn đạt, nhưng không vì vậy mà nệ cổ, ngược lại
phải hết sức chú ý xu thế phát triển. "Một mặt, giữ gìn bản sắc, phong cách
của tiếng ta, một mặt biết dùng tiếng ta trong những thể văn khá mới".
Ông nhắc lại mấy lần ý "phát triển". Ngay đầu đề bài nói của ụng, nờn
viết là: "Phải làm cho tiếng Việt ta luôn trong sáng", hay là: "Giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt"? Ông cân nhắc, suy nghĩ và cuối cùng chọn cách sau, cho
dù nó chưa được dùng một cách phổ biến trong dân gian. "Nhưng nhất định
phải dựng cỏch đú. Tiếng ta phải đổi mới, đó là điều tất yếu, vì đời sống tư
duy và tình Ông nhắc cảm ngày nay, nhất là trong lĩnh vực khoa học và kỹ
thuật có nhiều cái mới".
Về trách nhiệm của người cầm bút, ông nói thẳng: " Nhà văn, nhà
báo, những người đáng lẽ phải làm mẫu mực trong việc viết và nói tiếng ta,
thì lại chưa phát huy được đầy đủ tác dụng đó". Một dịp khỏc, ụng nói với các
nhà văn: "Các đồng chí làm việc thế nào tôi không biết, nhưng đọc tác phẩm
của các đồng chí, nói thực tôi thấy các đồng chí chưa coi trọng văn lắm
Theo lý luận về thông tin, một cuộc truyền tin coi như đạt kết quả đòi
hỏi người nhận phải thu nhận được một thông điệp (gần như) tương tự với
những gì phía nguồn cung cấp muốn truyền đạt. Lý luận này nêu thành vấn
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -
K27

đề: muốn đạt tới mục đích đó, trong việc viết thông điệp, phía nguồn cung cấp
phải sử dụng một bộ quy tắc (mã) mà người nhận đã biết.
Bởi lẽ mọi độc giả phải hiểu bài viết và hiểu theo cùng một cách, người
viết cần phải dùng những từ ngữ thường ngày, những từ ngữ mọi người đã
biết và theo cái nghĩa mà mọi người dành cho chúng. Mà những từ mọi người
đều biết trong mỗi ngôn ngữ cũng không nhiều lắm (chỉ từ vài trăm đến vài
nghìn từ, tùy theo người và theo giới), phần lớn đều là những từ đơn giản.
Khi viết cho đại chúng, người ta biết rằng một bộ phận độc giả chỉ có
vốn từ hạn chế gồm những từ thường dùng. Người ta cũng biết rằng việc đọc
báo thường diễn ra nhanh chóng trong lúc rỗi rãi, hoặc trờn cỏc phương tiện
vận chuyển, không đòi hỏi phải cố gắng. Người ta cũng không yêu cầu độc
giả phải giở từ điển để đọc báo.
Tiêu chuẩn chất lượng đầu tiên của một bài báo tốt là sự giản dị và đặc
biệt là việc sử dụng một từ ngữ quen thuộc đối với mọi người.
Coi trọng công chúng, cũng là tránh làm cho họ chán khi nói những
điều họ đã biết rồi hoặc làm cho họ thất vọng bằng những từ ngữ sơ sài, tuy
rằng, đôi khi cũng phải dùng những từ hiếm thấy (về khoa học, kỹ thuật) để
diễn đạt một cách giản dị những khái niệm nhất định và những thực tế phức
tạp, hoặc để cung cấp một thông tin chính xác.
Trong bài “Cỏch viết” (1953) Hồ Chí Minh đã yêu cầu cán bộ, các nhà
viết báo "phải gọn gàng, có đầu có đuôi, có nội dung. Từ ngữ luôn phải chính
xác, đúng sự thật, không ngoa dụ, khoa trương, thổi phồng sự thật. Có một
nói một, không thể có một nói mười được”. Và một đặc trưng không thể thiếu
được thứ là “bỏc học, sáng tạo”. Nhận xét về ngôn ngữ báo chí của Hồ Chí
Minh, một nhà cách mạng lão thành đã ca ngợi: “Nguyễn Ái Quốc là người đã
đem những khối kim loại khổng lồ là chủ nghĩa Mác - Lờnin, dỏt thành
những vật dụng hằng ngày cho quần chúng". Để làm được điều ấy phải có
một tri thức bác học, hiểu cặn kẽ chân tơ kẽ tóc vấn đề mình tiếp cận, đồng
thời phải sáng tạo cách truyền đạt mới phù hợp. Trong cách dùng từ ngữ cũng
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -

K27
vậy, đặt từ ở đâu thì thích hợp nhất, đạt được giá trị biểu đạt cao nhất. Hồ Chí
Minh khẳng định: "Nói và viết là một vũ khí để vạch mặt những thối nát, sự
đàn áp bóc lột của giai cấp thống trị, bè lũ thực dân đế quốc, phong kiến và
tay sai; để tiến hành cách mạng, đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng".
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi người cách mạng, trong đó cú cỏc nhà báo,
phải "học ăn học nói, học gói, học mở". Phải sử dụng vũ khí nói, viết mà
mỡnh cú trong tay vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc, vì một xã hội ngày
càng đổi mới, xóa cái xấu, xây cái tốt. Quyền nói, quyền viết và vũ khí sắc
bén ấy xét cho đến cùng, cũng là do nhân dân, do dân tộc giao cho để vì
nhân dân mà phục vụ.
3.2 Thực tiễn vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động báo chí
nước nhà.
Thực tiễn hoạt động báo chí ở Việt Nam trong những năm qua đó cú
những bước tiến và thành tựu đáng kể. Đó là do sự chỉ đạo đúng đắn của
Đảng, nhà nước và hơn hết là do sự ý thức và cố gắng rèn luyện, nỗ lực cố
gắng của bản thân mỗi nhà báo. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động báo chí và
bản thân các nhà báo cũng mắc phải những lỗi về ngôn ngữ và cách dùng từ
như: quá lạm dụng tiếng nước ngoài, dùng từ không phù hợp hay những từ
ngữ chuyên môn, … mà không có một lời chú thích, giải đáp gây khó hiểu
cho người đọc. Ngoài ra lỗi về chính tả cũng là lỗi thường gặp ở báo chí.
Cách đặt câu và phát triển ý cũng là điều đáng nói. Các tác phẩm báo
chí của ta vẫn gặp phải những lỗi về câu như: Kết cấu rối nát, thiếu thành
phần cõu… hay lỗi tách đoạn, thiếu sự chuyển tiếp và thiếu sự ăn khớp giữa
đầu đề và nội dung.
Ngôn ngữ biểu hiện trong các tác phẩm báo chí là rất quan trọng vỡ nú
mang tính định hướng cho cách nói, cách viết của độc giả. Điều đó đòi hỏi
mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải hết sức chú trọng tới cách viết, cách sử
dụng ngôn ngữ của mình.
Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Thị Thanh Vân -

K27
PHẦN KẾT LUẬN
Tính nhân dân là đặc trưng cơ bản và quan trọng của báo chí nói chung
và báo chí cách xã hội chủ nghĩa nói riêng. Nó chi phối mạnh mẽ đến các hoạt
động báo chí. Báo chí chỉ có thể tồn tại nếu có nhân dân. Điều đó đòi hỏi mỗi
cơ quan báo chí, mỗi nhà báo phải xác định cho mình một nhiệm vụ quan
trọng là viết để phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Vì vậy, hoạt động báo
chí không thể xa rời tính nhân dân.

×