Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

tiểu luận Thực trạng tình hình báo chí, xuất bản hiện nay ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.07 KB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong
Khoa Báo chí (ĐHKHXH&NV - ĐHQG Hà Nội) đã
dạy dỗ chúng em trong bốn năm qua.
Đặc biệt, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới
Giáo sư Hà Minh Đức, người đã tận tâm hướng dẫn
và chỉ bảo em hoàn thành tốt khoá luận này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã
động viên và tiếp sức cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện khoá luận.
Khoá luận tốt nghiệp K46
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TÀI NĂNG, SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA TÀI
NĂNG, VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ XÃ HỘI TRONG
VIỆC PHÁT HIỆN VÀ KHUYẾN KHÍCH TÀI NĂNG 5
1. Định nghĩa tài năng, vị trí, vai trò của tài năng trong cuộc sống 5
2. Sự phát triển và đóng góp của tài năng trong mỗi thời kỳ 7
2.1. Trên thế giới 7
2.2. Việt Nam 9
3. Chức năng của các cơ quan quản lý trong việc phát hiện và khuyến khích
tài năng 16
CHƯƠNG II: BÁO CHÍ VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ TÀI NĂNG, PHÁT
HIỆN, BỒI DƯỠNG VÀ SỬ DỤNG TÀI NĂNG 19
1. Báo chí phản ánh đa dạng, kịp thời, phong phú, thể hiện sự quan tâm đúng
đắn tới tài năng 20
2. Các nội dung về vấn đề tài năng được báo chí phản ánh 24
2.1. Báo chí phản ánh về tư tưởng chỉ đạo, các hoạt động, chính sách
bồi dưỡng và khuyến khích tài năng của nhà nước 24
2.2. Báo chí giới thiệu về các tài năng 27


2.3. Báo chí phản ánh về thực tế việc đào tào, bồi dưỡng và sử dụng tài
năng ở nước ta và trên thế giới 41
3. Một vài nhận xét về việc khai thác đề tài tài năng trên báo chí 50
Khoá luận tốt nghiệp K46
2
CHƯƠNG III: NHỮNG HÌNH THỨC PHẢN ÁNH VẤN ĐỀ TÀI NĂNG
TRÊN BÁO CHÍ 53
1. Tin 53
2. Bài viết chân dung 56
3. Phỏng vấn 59
4. Các thể loại khác 61
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 68
Khoá luận tốt nghiệp K46
3
Phần mở đầu
ài năng luôn đóng một vai trò quan trọng với mỗi quốc gia và toàn thể
nhân loại nói chung. Sự phát triển của tài năng giống như một đầu tàu
kéo nền văn minh thế giới lên những bước tiến bộ mới. Chính vì tài năng có
tầm quan trọng như vậy, truyền thống coi trọng tài năng và nhân tài đã được
bảo lưu và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việt Nam cũng là một
dân tộc có truyền thống trọng hiền tài. Thực tế lịch sử cho thấy dân tộc Việt
Nam là một giống nòi thông minh. Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước,
cái nôi Việt đã sản sinh ra nhiều thế hệ người tài, không những có cống hiến
cho đất nước mà còn là những tinh hoa của nhân loại. Những vĩ nhân như
Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung,
Hồ Chí Minh… đã làm nên lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hào
hùng của dân tộc. Trong thời đại xã hội chủ nghĩa, những gương mặt nhân tài
như Lê Bá Khánh Trình, Đặng Thái Sơn, Hoàng Thanh Trang, Nguyễn Ngọc

Trường Sơn… lại khiến bạn bè quốc tế phải thán phục về một hình ảnh Việt
Nam mới – một Việt Nam của trí tuệ và tài năng.
T
30 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Việt
Nam đang phấn đấu xây dựng xã hội chủ nghĩa, hướng tới mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, đặc biệt là tập trung vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
để bắt kịp và hoà nhập với bạn bè thế giới. Để đạt được những bước tiến
quan trọng này, ý thức phát triển và tận dụng nguồn nhân lực trong nước phải
được lưu tâm hàng đầu. Đặc biệt, việc tìm và phát hiện, khuyến khích, trọng
dụng nhân tài lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Đảng và nhà nước ta đã có
nhiều nghị quyết, chính sách chú trọng phát triển nguồn nhân lực trong thời
đại mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi từ chế độ bao cấp sang nền
kinh tế thị trường, xã hội Việt Nam đã có nhiều biến động sâu sắc, trong đó
không thể không nhắc tới những ảnh hưởng tiêu cực. Đó là sự đề cao quá
Khoá luận tốt nghiệp K46
4
mức giá trị vật chất, chạy theo đồng tiền trong một bộ phận không nhỏ của xã
hội, đã làm cho nhiều chuẩn mực truyền thống phải đảo lộn. Chính trong giai
đoạn khó khăn Êy, nhà nước ta lại thiếu những chính sách cụ thể và thiết thực
đối với việc sử dụng nguồn nhân lực trong nước. Hậu quả là tình trạng chảy
máu chất xám ồ ạt, hàng loạt những người tài đã bỏ ra nước ngoài tìm môi
trường để phát huy khả năng của mình, dẫn tới sự thiếu hụt nghiêm trọng
nguồn nhân lực có trình độ trong nước, gây ảnh hưởng tới việc xây dựng và
phát triển đất nước. Thực tế này đã diễn ra trong nhiều năm và mãi tới giai
đoạn gần đây, nhà nước mới bắt đầu có những chính sách cụ thể để cải thiện
tình hình trên, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích tài năng,
vận động quần chúng ý thức coi trọng và gìn giữ tài năng. Vấn đề tài năng và
sử dụng các nguồn nhân lực bắt đầu trở thành mối quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu. Phải kể tới những công trình nghiên cứu đã được in thành sách
như “Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia” của tác giả Nguyễn Đắc

Hưng (NXB Chính trị quốc gia, 2004), “Tri thức với Đảng, Đảng với tri thức
trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước” của tác giả Nguyễn Văn
Khánh (NXB Thông tấn, 2004).
Trong tình hình chung này, báo chí với tư cách là cơ quan ngôn luận
của Đảng, là tiếng nói của nhân dân, đóng vai trò phản ánh hiện thực, cổ
động nhân dân làm theo chính sách, định hướng dư luận theo đường lối đúng
đắn, có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng tới chiến lược vận động và thu hút nhân
tài, làm lợi cho đất nước.
Trước thực tế này, đề tài “Báo chí với vấn đề tài năng” được tiến
hành với mục đích tìm hiểu về tình hình phản ánh chung của báo chí Việt
Nam xung quanh vấn đề tài năng.
Khoá luận được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu
khoa học biện chứng Mac-Lênin, và tìm hiểu vấn đề từ hai góc độ: lý luận và
thực tế. Trong phần lý luận, chúng tôi cố gắng đưa ra những cơ sở lý luận về
Khoá luận tốt nghiệp K46
5
tài năng, như định nghĩa tài năng, tầm quan trọng của tài năng trong cuộc
sống, trong lịch sử nhân loại. Phần lý luận cũng giới thiệu về truyền thống
trọng hiền tài của dân tộc ta, những chính sách, chủ trương cơ bản của nhà
nước với tài năng, những thực tế còn tồn tại, và vai trò của các cơ quan quản
lý xã hội với việc phát triển, bồi dưỡng tài năng. Trong phần nghiên cứu thực
tế, chúng tôi dựa vào sự khảo sát tại ba tê báo Tiền Phong, Tuổi trẻ TPHCM,
Giáo dục&Thời đại trong hai năm 2003, 2004. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn ba tê
báo trên, đó là vì những đặc điểm của ba tê báo này rất phù hợp để nghiên
cứu về vấn đề tài năng. Tiền Phong và Tuổi trẻ TPHCM là hai tờ báo Đoàn
của hai miền Nam-Bắc, có lượng phát hành lớn, với đối tượng độc giả chính
là các bạn đoàn viên thanh niên – thế hệ kiến tạo tương lai của đất nước. Báo
Giáo dục&Thời đại là tiếng nói của ngành giáo dục đào tạo. Giáo dục là cơ
sở đầu tiên, là nền móng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng. Những tờ báo
này có nhiệm vụ định hướng tư tưởng, trong đó vấn đề tài năng cũng là một

mảng đề tài hết sức quan trọng.
Từ sự nghiên cứu về nội dung, cách thức phản ánh thông tin về tài
năng trên ba tê báo tiêu biểu trên, chúng tôi hy vọng sẽ phần nào vẽ ra được
diện mạo chung của báo chí hiện nay trong việc phản ánh vấn đề tài năng,
đánh giá được giá trị của báo chí trong việc phát hiện và khuyến khích tài
năng.
Đã có một vài nghiên cứu về việc phản ánh thông tin tài năng trên báo
chí, như khoá luận cử nhân 1998 “Hình ảnh tài năng trẻ Việt Nam trên báo
chí” của tác giả Võ Thị Lệ Tùng, “Báo chí với việc phát huy tài năng trẻ nữ”
– Khoá luận cử nhân năm 2000 của tác giả Phạm Thu Trang, hay “Báo chí
với tài năng trẻ Việt Nam” – Khoá luận cử nhân năm 1998 của tác giả Trương
Anh Ngọc. Đây là những công trình có giá trị tham khảo rất hữu Ých đối với
chúng tôi trong quá trình thực hiện khoá luận này. Tuy nhiên, những nghiên
cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh những nội dung tích cực, như
Khoá luận tốt nghiệp K46
6
chính sách khuyến khích nhân tài, phát huy tài năng, giới thiệu hình ảnh tài
năng trẻ, mà còn Ýt đề cập đến một mảng nội dung hết sức quan trọng khác,
là việc báo chí phản ánh thực trạng sử dụng và khai thác tài năng còn nhiều
thiếu sót ở nước ta. Thiết nghĩ, để thông tin báo chí có được tính khách quan
và có giá trị thực sự hữu Ých với xã hội, mảng đề tài phản ánh những mặt
chưa được trong việc khai thác tài năng cũng phải được quan tâm, nếu không
muốn nói là đặc biệt chú trọng. Trên cơ sở đó, khoá luận “Báo chí với vấn đề
tài năng” sẽ cố gắng đưa ra hình ảnh chân thực nhất về những nội dung báo
chí đã đề cập tới tài năng, gồm cả những chính sách khuyến khích tài năng,
thành quả lao động mà những tài năng đã đóng góp cho xã hội, chân dung các
tài năng, và cả thực trạng bất hợp lý vẫn còn tồn tại trong việc đào tạo, sử
dụng tài năng ở nước ta.
Trong phạm vi của khoá luận, với thời gian tiến hành không lâu, chắc
chắn những nghiên cứu này còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, chúng tôi hy

vọng khoá luận có những giá trị tham khảo hữu Ých với độc giả và các bạn
sinh viên trong quá trình thực hiện những đề tài liên quan.
Khoá luận được chia làm năm phần chính:
Phần mở đầu
Chương 1: Tài năng, sự phát triển và đóng góp của tài năng, chức năng
của các cơ quan quản lý xã hội trong việc phát hiện và khuyến khích tài năng
Chương 2: Báo chí Việt Nam với vấn đề tài năng.
Chương 3: Những hình thức phản ánh vấn đề tài năng trên báo chí.
Phần kết luận.
Ngoài ra, trong phần cuối khoá luận, chúng tôi đưa ra danh mục những
tài liệu tham khảo và một số trang phụ lục.
Khoá luận tốt nghiệp K46
7
Chương I:
Tài năng, sự phát triển và đóng góp của tài năng, vai trò của các cơ quan quản
lý xã hội trong việc phát hiện và khuyến khích tài năng.
1. Định nghĩa tài năng, vị trí, vai trò của tài năng trong cuộc sống
Có nhiều định nghĩa khác nhau cho từ “tài năng”. Từ điển Tiếng Việt
của NXB Từ điển 2003 định nghĩa: “Tài năng là năng lực làm việc giỏi”.
Theo cuốn từ điển “Tiếng Việt thông dụng” của NXB Giáo dục xuất bản năm
2003 do Nguyễn Như Ý chủ biên, danh từ tài năng được định nghĩa là “năng
lực xuất sắc, khả năng làm việc giỏi, có sáng tạo về một công việc nào đó”.
Từ điển Bách khoa Tiếng Anh Encarta 2001 định nghĩa: “Tài năng là năng
lực xuất sắc tự nhiên của con người, giúp làm tốt các công việc. Nhờ có tài
năng, con người có thể phát triển những kỹ năng lao động lên một mức cao
hơn”. Nhìn chung, những định nghĩa dù phong phú đều nhắc tới hai nội dung
chính: năng lực và tính chất giỏi, tốt của năng lực Êy.
Về bản chất của tài năng, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra: có hai loại
tài năng, là tài năng thiên bẩm và tài năng tự thân. Trên thực tế, chỉ có một
phần nhỏ là tài năng thiên bẩm, hầu hết những thành tựu của xã hội loài

người đều xuất phát từ tài năng tự thân. Ngay với tài năng thiên bẩm, con
người nếu không có ý thức rèn luyện để phát huy, tài năng Êy cũng có nguy
cơ bị thui chột đi. Nhà bác học thiên tài Albert Einstein cũng đã nói: “Thiên
tài chỉ có 1% là bẩm sinh và 99% là sự rèn luyện”. Bởi vậy, ý nghĩa, giá trị
Khoá luận tốt nghiệp K46
8
của việc rèn luyện, học tập để phát huy tài năng trong mỗi cá nhân luôn hết
sức quan trọng.
Khác với tài năng là khái niệm chỉ tính chất của năng lực con người,
“nhân tài” là khái niệm chỉ chính xác những người có tài, người sở hữu tài
năng. Đáng lưu ý là trong lịch sử Việt Nam, khái niệm “tài năng” không được
sử dụng nhiều, thay vào đó là khái niệm “hiền tài”. Khái niệm “hiền tài”
không chỉ bao hàm ý nghĩa “tài năng”, “nhân tài”, mà còn đòi hỏi một phẩm
chất khác nữa là “hiền”, đức hạnh. Điều đó thể hiện quan điểm truyền thống
của Việt Nam về tài năng, đó là con người để đóng góp được cho đất nước,
bên cạnh tài năng còn phải là người hiền, có đức hạnh cao quý.
Tài năng luôn có một vị trí quan trọng trong sự phát triển xã hội, có
tính chất quyết định tới sự hưng vong của một quốc gia. Điều này được thể
hiện rõ hơn cả trong lời ghi trên văn bia tiến sĩ tại Văn Miếu năm 1442:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh
mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp kém. Vì thế, các bậc
thánh Đế, minh Vương chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng
nhân tài, vun trồng nguyên khí là công việc cần kíp. Bởi vì, kẻ sĩ có quan hệ
trọng đại với quốc gia như thế, cho nên được quý chuộng biết nhường nào.”
Tài năng không những làm cho đất nước được hưng thịnh, mà còn có ý nghĩa
thay đổi cả lịch sử. Trong lịch sử hào hùng với truyền thống thắng giặc ngoại
xâm của dân tộc ta, bên cạnh tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu mạnh mẽ
trong nhân dân, phải kể tới sự lãnh đạo tài tình của các vị tướng tài ba. Những
tài năng Êy có vai trò quyết định tới hướng đi của dân tộc.
Bác Hồ cũng đã khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa quyết định của

nguồn nhân lực trong thư gửi các em thiếu nhi nhân ngày khai trường
5/9/1945: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt
Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.” và
Khoá luận tốt nghiệp K46
9
trong “Thư gửi các bạn thanh niên” vào tháng 8 năm 1947, người lại một lần
nữa khẳng định vai trò của nguồn nhân lực trẻ: “…Người ta thường nói:
Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh
hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn
làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh
thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó…”
Quả thực, với một đất nước còn nghèo về kinh tế như Việt Nam, việc phát
huy nguồn lực con người có tính chất quyết định tới việc phát triển đất nước.
Trong đó, nhân tài có đóng góp quan trọng hơn cả, như là bộ chỉ huy, đầu tàu
của nguồn nhân lực. Đặc biệt, trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước, vai trò của trí thức, nhân tài càng trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. Tại Hội nghị TW2 khoá VIII – 1997 về Khoa học và Giáo dục, Đảng và
nhà nước ta đã khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân
lực: “Cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn nhân lực khác nhau, trong đó
nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt là đối
với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp…”
2. Sự phát triển và đóng góp của tài năng trong mỗi thời kỳ
2.1. Trên thế giới
Tài năng đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử nhân loại.
Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều xuất hiện tài năng, và tài năng đã
đóng góp những thành quả đưa xã hội tới sự tiến bộ, phát triển. Quả thực,
cuộc sống của loài người có được sự văn minh tiến bộ như hiện nay là nhờ
vào rất nhiều phát kiến vĩ đại trong quá khứ. Những phát minh và sáng chế ra
đời làm thay đổi hẳn cuộc sống của con người, và tác giả của những phát

minh, sáng chế Êy hầu hết đều là các nhà khoa học, kỹ sư, nhà nghiên cứu tài
năng. Có thể kể tới những phát minh ảnh hưởng trực tiếp tới sức sản xuất,
như phát minh ra máy hơi nước của James Watt năm 1769 đưa ngành công
nghiệp thế giới sang mét trang mới; phát minh ra máy dệt của kỹ sư Edmund
Khoá luận tốt nghiệp K46
10
Cartwright vào năm 1785 đã tăng năng suất dệt lên gấp 39 lần. Trong cuộc
sống, những phát minh khác như phát minh ra điện, điện thoại, xe đạp, ô tô,
xe lửa, máy bay, sóng điện từ, truyền hình, vệ tinh v.v đã giúp con người
được mở mang tri thức, kết nối với cả thế giới, cuộc sống cũng tiện nghi hơn,
Ýt phụ thuộc vào thiên nhiên hơn. Về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, những
nhà bác học thiên tài như Newton phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn,
Einstein tìm ra định luật nguyên tử với công thức E = mc
2
trở thành định thức
bất biến đối với tất cả các ngành khoa học. Và gần đây nhất, nhà bác học
Stephen Hawking đã tìm ra được bí Èn của lỗ đen và cấu trúc vũ trụ. Những
phát minh, khám phá này đã đẩy xã hội loài người lên một tầm cao mới của
nền văn minh. Những thành quả trí tuệ mà nhân loại đạt được càng khẳng
định tầm quan trọng của tài năng đối với cuộc sống.
Tri thức loài người cũng đạt được những bước tiến đáng kể với sự phát
triển các hệ tư tưởng triết học, xuất phát từ một số nhà hiền triết cổ đại như
Platon, Aristote, Heraclite, Democrite, với hệ tư tưởng triết học duy vật và
duy tâm. Cũng chính từ hai hệ tư tưởng chủ đạo được khởi xướng từ những
hiền triết này, triết học thế giới phát triển thành những chủ nghĩa triết học
mới như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa phân tâm, chủ nghĩa hiện thực, chủ
nghĩa hiện sinh v v… với những đại diện mới như Karl Marx, Fiedrich
Engels, Freud… Phương Đông cũng có những hệ thống triết học riêng như
Nho giáo, Đạo giáo, Hồi giáo với người sáng tạo là Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh
Tử, Mohammet. Vai trò của những nhân tài kiệt xuất này thực sự quan trọng,

họ đã xây dựng toàn bộ cơ sở tri thức cho loài người.
Khía cạnh văn học nghệ thuật cũng có các đại văn hào tài năng với trữ
lượng tác phẩm đồ sộ được cả thế giới truyền tụng, nâng niu trân trọng từ đời
này qua đời khác. Đó là Homère với hai bộ sử thi Illiat và Odyseé tái hiện lại
toàn bộ đời sống, xã hội Hy Lạp, La Mã cổ đại. Đó là văn hào Shakespears
với những vở kịch kinh điển của nhân loại như King Lear, Hamlet, Othello,
Khoá luận tốt nghiệp K46
11
Romeo&Julliet v.v Đó là các nhà văn, nhà thơ thuộc nhiều trường phái văn
học khác nhau trong các thời kỳ: Victor Hugo, Balzac, Alexandre Dumas,
Erich Maria Remarque, Hemingway, Lev Tolstoy, Pautovski v.v phương
Đông mà đại diện là Trung Hoa có Lý Bạch, Thôi Hiệu, Tào Tuyết Cần, La
Quán Trung, Lỗ Tấn, v.v với nền văn học độc đáo đậm bản sắc riêng, đã
cùng xây dựng nên một lịch sử văn học thế giới hết sức phong phú và có giá
trị.
Đáng lưu ý là đặc điểm của các dân tộc có ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát
triển tài năng và lĩnh vực thể hiện tài năng. Điều kiện địa lý, môi trường sống,
điều kiện kinh tế xã hội cũng tác động tới khả năng nảy nở và phát triển nhân
tài. Nhìn vào lịch sử văn minh thế giới, dễ nhận thấy rằng những phát minh,
sáng kiến thuộc về lĩnh vực khoa học tự nhiên chủ yếu xuất phát từ các nước
phương Tây, nơi có điều kiện xã hội, kinh tế, văn minh và dân trí cao. Nền
móng này cũng còn duy trì tới tận ngày nay, khi những thành tựu tiến bộ mới,
tác giả của các công trình nghiên cứu hiện đại, những người đạt giải Nobel
chủ yếu tập trung tại khu vực các nước phát triển. Trái lại, phương Đông với
đặc điểm văn hoá truyền thống phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, lại
phát triển rất mạnh về y thuật, đặc biệt là phương pháp điều hoà, cân bằng
giữa đại vũ trụ và tiểu vũ trụ – con người. Điều đó khẳng định sự ảnh hưởng
của điều kiện sống tới các hướng phát triển tài năng.
Về xã hội, có thể nói lịch sử thế giới mấy ngàn năm qua để có được
một diện mạo như hôm nay phụ thuộc phần lớn vào các tài năng trong lĩnh

vực chính trị và quân sự. Vai trò của những lãnh tụ tối cao, các thống soái và
các bậc đế vương trong những cuộc chiến tranh phân chia quyền lực và đất
đai gây ảnh hưởng trực tiếp tới thế giới ngày nay. Năm 221 TCN, Tần Thuỷ
Hoàng sát nhập hàng chục nước nhỏ lại thành một Trung Hoa lớn mạnh.
Trong thế kỷ 18, Hoàng đế Napoléon Bonaparte sáu lần đánh tan liên minh
chống Pháp, tấn công toàn diện khắp châu Âu và phân chia lại bản đồ châu
Khoá luận tốt nghiệp K46
12
Âu cho tới tận ngày nay. Thống đốc Washinton chấm dứt cuộc nội chiến giữa
hai miền Nam – Bắc trên đất thuộc địa Bắc Mỹ cũng như sự phụ thuộc vào
đất nước thực dân Anh quốc, bằng bản tuyên ngôn nhân quyền 1776, thành
lập ra liên bang Hoa Kỳ. Đến nay Hoa Kỳ đã trở thành một cường hùng mạnh
nhất thế giới. Tên tuổi của những vĩ nhân này mãi mãi được người đời xưng
tụng như những người làm nên bước ngoặt cho lịch sử thế giới.
2.2. Việt Nam
Bản sắc văn hoá có tính chất quyết định ảnh hưởng tới việc phát triển
nhân tài. Với những đặc trưng về văn hoá, người Việt Nam có những đặc
điểm đã định hình thành căn tính của cả dân tộc, trong đó đáng nói đến nhất
là khả năng ứng phó linh hoạt trước sự thay đổi của điều kiện khách quan.
Nghề trồng lúa nước truyền thống phụ thuộc vào thiên nhiên luôn thay đổi
thất thường đòi hỏi người dân Việt Nam luôn phải “trông mưa trông nắng
trông ngày trông đêm” và rót ra được những bài học kinh nghiệm để đối phó
với sự thay đổi thời tiết nhằm bảo vệ mùa màng. Lịch sử Việt Nam lại là lịch
sử chiến tranh hàng ngàn năm, phải chiến đấu với những kẻ thù lớn mạnh
hơn mình rất nhiều lần với nhiều thủ đoạn khác nhau. Trước những điều kiện
khách quan luôn thay đổi, dân tộc Việt Nam muốn tồn tại phải phát huy được
khả năng linh hoạt trong cách tư duy, để luôn kịp thời thích ứng với tình hình
mới. Tục ngữ có câu “Cái khó ló cái khôn”, phải chăng, đây chính là một yếu
tố lịch sử để dân tộc ta sản sinh ra những trí tuệ thông minh sắc sảo?
Trong điều kiện đất nước có nhiều hiền tài, việc sử dụng nhân lực

trong lịch sử nước ta, nhìn chung luôn thể hiện một quan điểm thống nhất: đó
là sự trân trọng đặc biệt với các tài năng, là chính sách “cầu hiền” luôn được
các nhà lãnh đạo quan tâm hàng đầu. Mười thế kỷ lịch sử phong kiến Việt
Nam dưới các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Hậu Lê, Nguyễn, việc đào
tạo và sử dụng nguồn nhân lực luôn được hết sức chú trọng, thể hiện qua
những kỳ thi tuyển chọn nhân tài. Chế độ học và thi được tổ chức chặt chẽ,
Khoá luận tốt nghiệp K46
13
chu đáo với những quy định khắt khe giúp đào tạo được nhiều hiền tài: kỳ thi
hương tuyển chọn trong hàng trăm ngàn sĩ tử cả nước ra những tú tài, cử
nhân, chuẩn bị cho hai kỳ thi hội và đình. Sĩ tử thi đỗ trong kỳ thi đình được
phong các học vị Trạng nguyên, Thám hoa, Bảng nhãn, Hoàng giáp, Đồng
tiến sĩ tuỳ vào thứ bậc cao thấp và cử làm quan để phò vua, giúp nước. Theo
thống kê lịch sử, từ khoa thi đầu tiên tổ chức năm Êt Mão (1075) dưới đời
vua Lý Nhân Tông cho đến khoa thi cuối cùng năm Kỷ Mùi 1919 dưới triều
Nguyễn, riêng thi hội, thi đình, bảy triều đại phong kiến đã tổ chức được 184
khoa thi, tuyển chọn được 2300 người tài với 56 trạng nguyên. Các kỳ thi
cũng được tổ chức theo chu kỳ ngắn hơn, từ 10-12 năm trong thời Lý rút
xuống còn 6 năm, rồi 3 năm từ thời Lê sơ, giúp nhân tài có điều kiện xuất
thân. [9,11-12] Đến nay, tại Văn Miếu vẫn lưu giữ được 82 văn bia công
trạng đánh dấu một thời đại học tập và thi cử Việt Nam.
Nguồn nhân lực được khai thác không chỉ thông qua những kỳ thi
tuyển chọn trạng nguyên, mà còn thể hiện trực tiếp qua chính sách “chiêu
hiền đãi sĩ” trong nhân dân của triều đình. Năm 1427, vua Lê Thái Tổ ra
“Chiêu dụ hào kiệt” có viết: “Ta tuy làm chủ tướng nhưng một thì già yếu bất
tài, hai thì học Ýt biết nông, ba thì nhiệm vụ nặng nề khó gánh vác nổi… Vì
thế ta nhún mình tỏ lòng thành thực khuyên các bậc hào kiệt đều nên cùng
nhau gắng sức, cứu đỡ muôn dân, đừng có kín tiếng giấu tài, khiến thiên hạ
phải hãm trong lầm than mãi.” [4,185] Trong “Chiếu cầu hiền” của vua Lê
Thánh Tông năm 1492 có viết: “Đất nước thịnh vượng tất ở việc cử hiền”.

Chính với tinh thần quý trọng, thực lòng mong mỏi người hiền góp sức xây
dựng đất nước của những bậc vua này mà rất nhiều nhân tài đã ra giúp nước,
giúp đời.
Trọng dụng người hiền tài không kể nguồn gốc xuất thân, dòng dõi
cũng là một đặc điểm nổi bật trong lịch sử Việt nam. Văn bia từ năm 1554
ghi: “Dùng người hiền tài chẳng nệ giống nòi là đạo thông suốt từ xưa đến
Khoá luận tốt nghiệp K46
14
nay chưa hề thay đổi.” Điều này lại càng có ý nghĩa hơn trong những giai
đoạn lịch sử có chiến tranh. Câu chuyện về phó tướng Trần Khánh Dư, khi
phạm lỗi bị phạt đánh, tước hết chức tước, tài sản, đuổi về quê, vậy mà khi
bàn việc đánh giặc Nguyên vẫn được vua mời tham dù, cho ngồi vị trí trang
trọng là một ví dụ tiêu biểu. Hay Trần Hưng Đạo dù là một tướng tài, nhưng
lúc bày chiến lược đánh giặc vẫn hỏi ý kiến của gia nô là Yết Kiêu và Dã
Tượng. Quang Trung cũng là một vị vua anh minh nổi tiếng với quan điểm
trọng dụng nhân tài. Ông trong tư cách là bậc đế vương vẫn không quản ngại,
năm lần mời Nguyễn Thiếp – La Sơn phu tử cùng tham gia lãnh đạo triều
chính. Câu chuyện này cũng thật xứng để so với câu chuyện Lưu Bị ba lần
đến lều tranh mời Gia Cát Lượng trong lịch sử Trung Quốc.
Với chính sách trọng nhân tài, đất nước ta đã có được những vị tướng
giỏi. Đó là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, trong 30 năm từ 1258 đến
1288 đã chỉ huy quân dân nhà Trần ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên
Mông. Với đầu óc chiến lược, Trần Hưng Đạo đã tính rất chính xác khả năng
cũng như đường rút của địch để bố trì lực lượng mai phục tại các vùng sông
nước hiểm trở, xây dựng bãi cọc lịch sử trên sông Bạch Đằng để ra đòn quyết
định đánh bại đạo quân có khi lên tới hơn 50 vạn của địch. Đó là nhà chiến
lược quân sự xuất sắc Nguyễn Trãi, tự tìm đến với nghĩa quân Lam Sơn, tự
nguyện đi theo Lê Lợi để cùng lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống
giặc Minh. Nguyễn Trãi là người đầu tiên trong lịch sử đưa ra chiến lược
“đánh vào lòng người”, khơi dậy ý chí chiến đấu của toàn dân cùng chung

sức đánh giặc. Cũng phải kể tới những lãnh tụ nổi lên từ trong nhân dân đã
làm nên lịch sử, đáng nói đến nhất là lãnh tụ áo vải Quang Trung Nguyễn
Huệ. Trong hơn 20 năm đánh giặc, Quang Trung đã lãnh đạo một lực lượng
nông dân đánh hàng trăm trận trong Nam ngoài Bắc, bách chiến bách thắng,
càng đánh càng thắng lớn. Ông đã nhiều lần đánh thắng lực lượng phản động
Nguyễn Ánh, dẹp triều đình nhà Lê thối nát, và chiến thắng rực rỡ nhất là đại
Khoá luận tốt nghiệp K46
15
phá 20 vạn quân Thanh mùa xuân năm 1789. Những nhà chỉ huy quân sự tài
ba này đã lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh thắng tất cả các thế lực xâm lược
phương Bắc từ thời đại này sang thời đại khác, bảo vệ vẹn toàn bờ cõi lãnh
thổ.
Trong đời sống nhân dân, còn có những nhân tài trong mọi lĩnh vực xã
hội, mà tài năng của họ luôn được các thế hệ sau trân trọng và gìn giữ. Trong
lĩnh vực văn học phải kể tới tài năng của danh nhân văn hoá Nguyễn Du,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương v.v…
Về y thuật không thể không nhắc đến Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh. Đóng
góp của mọi diện mạo nhân tài đã làm nên một lịch sử truyền thống Việt Nam
oai hùng trong chiến đấu, rực rỡ đậm đà bản sắc trong văn hoá xã hội.
Bên cạnh đó, cũng phải kể tới những thần đồng nhỏ tuổi với tài năng
thiên bẩm vẫn được lưu truyền trong sử sách và trong cả những câu chuyện
dân gian. Trạng nguyên Nguyễn Hiền (1235-?), đỗ trạng năm 12 tuổi khi còn
là một cậu bé tóc để chỏm đào. Trạng có trí tuệ lanh lợi khác thường, tài ứng
khẩu và chữ nghĩa hết sức tài tình. Chính bằng sự thông minh này, cậu bé
Nguyễn Hiền đã hai lần gỡ bí cho triều đình trước sự thử tài của sứ thần nhà
Nguyên. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1280-1346) tuy dung mạo xấu xí
nhưng thông minh hơn người, với khả năng đối đáp thông minh đã được vua
nước Nguyên khâm phục phong làm “Lưỡng quốc trạng nguyên”. Những
thần đồng đất Việt với trí tuệ sắc sảo đã nhiều lần không những giúp vua giữ
được thể diện cho một nước nhỏ, mà còn làm cho các nước lớn phải thán

phục vì “nước Nam có lắm người tài”.
• Thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, diệt Mỹ, những nhân tài trong
thời đại mới cũng có những đóng góp quan trọng để toàn dân tộc đi tới thắng
lợi, thống nhất đất nước. Phải kể tới vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt
Nam: Hồ Chí Minh như một tấm gương tổng hoà của tài năng và lòng yêu
Khoá luận tốt nghiệp K46
16
nước. Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường giải phóng nhân dân ta khỏi áp bức
lầm than, đi theo chủ nghĩa Mac-Lenin, chủ nghĩa vô sản. Đại tướng Võ
Nguyên Giáp tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, đã ra quyết định
chuyển chiến thuật từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”,
giúp bảo toàn lực lượng quân đội, tập trung tiêu diệt thành công toàn bộ tập
đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mà sau này trong hồi ký, ông đã tự bộc bạch:
“Trong ngày hôm đó, tôi đã thực hiện một một quyết định khó khăn nhất
trong cuộc đời chỉ huy của mình” [8,304]. Gần 20 năm sau, tướng Giáp lại
tiếp tục chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh với chiến lược “thần tốc, táo bạo” để
dân tộc ta đi tới thắng lợi 30/4/1975, thống nhất đất nước, bước vào thời kỳ
hoà bình xây dựng đất nước giàu đẹp
Trong quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước
ta luôn khẳng định việc chú trọng phát triển tài năng. Đặc biệt, Hồ Chí Minh
là một vĩ lãnh tụ đặc biệt trọng dụng nhân tài. Trong thời gian đầu giành
chính quyền, đất nước còn khó khăn, cách mạng nhiều lúc ở tình thế ngàn cân
treo sợi tóc, Bác Hồ đã quy tụ được rất nhiều nhân sĩ , trí thức yêu nước tài
giỏi như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn Huyên, Phạm
Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ v.v tham gia vào hàng ngũ
cách mạng, phụng sự tổ quốc. Trong bài kêu gọi “Nhân tài và kiến quốc”
đăng trên báo Cứu quốc ngày 14/11/1945, Bác xác định: “Kiến thiết cần có
nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo
lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển càng

thêm nhiều.” Bác thực sự mong mỏi những người tài đức sẽ ra giúp nước:
“Vậy chúng tôi mong rằng đồng bào ta ai có tài năng và sáng kiến về những
công việc đó, lại sẵn lòng hăng hái giúp Ých nước nhà thì xin gửi kế hoạch
rõ ràng cho Chính phủ.” [2,t4,99] Sang năm 1946, Hồ Chí Minh lại đưa ra
những nhận định mới về vấn đề sử dụng trí thức và nhân tài trong bài “Tìm
người tài đức” viết ngày 20/11/1946: “Trong sè 20 triệu đồng bào chắc
Khoá luận tốt nghiệp K46
17
không thiếu người có tài, có đức. E vì chính phủ nghe không đến, thấy không
khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin
thừa nhận.” [2,t4,451] Quan điểm của Bác cũng rất rõ ràng trong việc bố trí,
phân công công việc hợp lý để phát huy năng lực nhân tài: “Xem người Êy
xứng với việc gì. Nếu có người tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng
không được việc” [2,t5,274]
Ngay từ những ngày đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước Việt
Nam đã chú ý tới việc đầu tư đào tạo một lượng lớn đội ngũ các nhà khoa học
tại nước ngoài để kiến thiết đất nước. Đồng thời, vấn đề giáo dục trong nước
cũng được đặc biệt chú trọng. Trong phiên họp ngày 30/3/1961 của UB
Thường vụ Quốc hội bàn về việc cải cách giáo dục, đồng chí Trường Chinh
đã phát biểu: “Vấn đề phát triển năng khiếu của học sinh rất quan trọng –
học sinh cần phải học kiến thức phổ thông toàn diện, nhưng đối với các em
có năng khiếu cần phải có kế hoạch hướng dẫn riêng”. [4,77]
Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1075, Việt Nam có điều kiện tập
trung phát triển nguồn lực trong nước, nâng cao dân trí. Đặc biệt, sang thời
kỳ đổi mới, chấm dứt chế độ bao cấp, mỗi cá nhân phải không ngừng vươn
lên, thực hiện đúng chủ trương “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” của
nghị quyết Đại hội Đảng VI. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng
định: “Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt
Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng
và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [1,91] Chính sách

bồi dưỡng và đào tạo tài năng được các cấp lãnh đạo hết sức quan tâm. Phát
biểu của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu với Bộ Giáo dục&Đào tạo ngày
21/2/1998 nêu rõ: “Trước hết, phải nhận thức đúng và từ đó giải quyết đúng
mối quan hệ giữa các mục tiêu dân trí, nhân lực, nhân tài trong phát triển
giáo dục và đào tạo. … Về nhân tài, một mặt phải tìm được cách thích hợp
để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, nhưng đồng thời cũng cần lưu ý là nhân
Khoá luận tốt nghiệp K46
18
tài sẽ có điều kiện xuất hiện trên một nền dân trí rộng và trên cơ sở việc tổ
chức đào tạo nhân lực tốt.” [3,495-496]
Cần phải nói, vấn đề đào tạo và bồi dưỡng tài năng của nước nhà
không chỉ nằm trong phạm vi giáo dục. Bên cạnh phát triển nguồn lực trí tuệ,
nhà nước cũng có những chính sách hết sức cụ thể để bồi dưỡng cho đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, văn nghệ sĩ, thể dục thể thao, để nước nhà mạnh trên mọi
phương diện. Với những quan điểm rõ ràng về việc chú trọng bồi dưỡng nhân
tài, một thế hệ tài năng mới đã được phát huy làm nên hình ảnh mới mẻ cho
Việt Nam trong thời bình. Những năm 80, chóng ta đã từng tự hào với tài
năng của nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn, tự hào với thành tích xuất sắc của Lê
Bá Khánh Trình trong cuộc thi toán quốc tế. Ngày nay, chóng ta lại tiếp tục
tự hào với thành tích xuất sắc mới của những tài năng trẻ như Hoàng Thanh
Trang, Nguyễn Ngọc Trường Sơn – đại kiện tướng cờ vua quốc tế, Bùi Công
Duy – tài năng violin trẻ quốc tế, Nguyễn Thị Quỳnh Trang – quán quân cuộc
thi Tài năng âm nhạc trẻ châu Á, những sinh viên ngành khoa học tự nhiên
liên tiếp đạt giải nhất trong những cuộc thi sáng tạo Robocon quốc tế, học
sinh giỏi của Việt Nam giành được thành tích cao trong các cuộc thi Olimpic
quốc tế. Trong đời sống hiện đại còn xuất hiện những thần đồng trong các
lĩnh vực mới như em Nguyễn Quốc Nam Anh 6 tuổi đạt 550 điểm TOELF,
em Hà Thục Anh học sinh líp 2 đạt giải nhất cuộc thi thơ quốc tế 2003, em
Nguyễn Ngọc Trường Sơn 12 tuổi là kiện tướng cờ vua quốc tế v.v Có thể
nói, đây là thời điểm những tài năng nở rộ và có cơ hội phát triển hơn lúc nào

hết. Đặc biệt, trong những lĩnh vực mới mẻ như sáng tạo, công nghệ thông
tin, những tài năng trẻ Việt Nam càng toà sáng. Thành công của những tài
năng này càng khẳng định trí tuệ của người Việt Nam trong thời đại mới.
3. Chức năng của các cơ quan quản lý xã hội trong việc phát hiện
và khuyến khích tài năng:
Khoá luận tốt nghiệp K46
19
Với thực tế đất nước có rất nhiều tiềm năng trí tuệ, với nguồn nhân lực
dồi dào và có tài, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương khuyến khích
tài năng được cụ thể hoá. Để phát triển và bồi dưỡng các tài năng, đặc biệt là
những tài năng trẻ, các cơ quan quản lý xã hội đóng vai trò rất lớn. Hoạt động
khuyến khích tài năng được chú ý thực hiện trên nhiều cấp, từ cấp lãnh đạo
cao nhất là Đảng, Nhà nước và Chính phủ đến các đơn vị thuộc các bộ, ban,
ngành và các tổ chức phi chính phủ. Với sự quan tâm này, nhiều chương
trình, hoạt động đã đuợc tổ chức để tạo điều kiện phát triển và khuyến khích
tài năng. Đặc biệt trong thời gian một vài năm trở lại đây, càng lúc càng có
nhiều hoạt động khuyến khích tài năng được tiến hành. Có thể kể tới một số
hoạt động tiêu biểu: Bình chọn “Mười gương mặt trẻ tiêu biểu” hàng năm
được Thủ tướng Chính phủ tuyên dương và khen thưởng. Ngày hội “Tôn
vinh các thủ khoa tốt nghiệp đại học” tại Văn Miếu để tiếp nối truyền thống
hiếu học của cha ông. Giải thưởng “Sao vàng đất Việt”, “Sao đỏ” do Hội
doanh nghiệp trẻ Việt Nam bình chọn để khen thưởng các nhà doanh nghiệp
xuất sắc. Cuộc thi “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ” do Thành đoàn Hà
Nội, Hội doanh nghiệp trẻ cùng phối hợp tổ chức để phát hiện những sinh
viên tài năng trong chuyên ngành kinh tế; Cuộc thi “Robocon” do Bé Khoa
học công nghệ tổ chức tìm ra những sinh viên ngành kỹ thuật xuất sắc để
tham gia đấu trí với bạn bè quốc tế; Cuộc thi trí tuệ “Đường lên đỉnh
Olympia” được tổ chức duy trì trong hơn 5 năm qua đã phát hiện được rất
nhiều học sinh giỏi v.v Từ những hoạt động, cuộc thi này, các bạn có cơ hội
được nhận những học bổng quốc tế, được đào tạo tại những môi trường tốt để

phát huy khả năng của mình, trở thành một nguồn lực quý giá cho tương lai.
Cũng phải nhắc tới những chương trình học bổng, quỹ giải thưởng như học
bổng Nguyễn Thái Bình, quỹ sáng tạo VIFOTEC, rất nhiều học bổng hỗ trợ
tài năng do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thành lập và trao tặng hàng
năm để khuyến khích phát triển nhân tài, thúc đẩy sáng tạo trong nhân dân.
Khoá luận tốt nghiệp K46
20
Một vài thực tế còn tồn tại trong việc khai thác và sử dụng tài năng
ở nước ta
Bên cạnh những thành công, cũng phải nhắc tới một thực tế còn tồn tại
trong vấn đề khai thác và sử dụng tài năng ở nước ta, đó là tình trạng bỏ phí
một số lượng nhân tài lớn, chưa có đầu tư thích hợp cho các bước tiếp theo.
Trong chính sách chung, nhà nước ta đã chú trọng tới việc đào tạo nhân tài
như sáng tạo ra nhiều sân chơi, tạo điều kiện cho các nhân tài đi học nước
ngoài, tuy nhiên chính sách thu hút nhân tài về nước cống hiến cho tổ quốc
vẫn còn nhiều thiếu sót. Nhiều tài năng đã được phát hiện và được đào tạo,
có công lao lớn trong việc mang lại vinh quang cho Tổ quốc, nhưng lại chưa
được hưởng chế độ đãi ngộ phù hợp. Cậu bé Lê Bá Khánh Trình với chiếc
huy chương vàng toán quốc tế ngày nào, đã từng làm cả thế giới sửng sốt về
trí tuệ Việt Nam, có triển vọng của một nhà toán học nổi tiếng, hiện đang là
một giáo viên khoa toán Đại học với đồng lương Ýt ỏi. Những tài năng âm
nhạc Việt Nam như Đặng Thái Sơn (piano), Bùi Công Duy (violin) đạt nhiều
giải thưởng quốc tế nhưng lại sống và làm việc ở nước ngoài, có người còn
được giới thiệu như một nguồn vốn quý của nước ngoài như Nguyễn Thế An
– nghệ sĩ guitar gốc Việt, quốc tịch Canada. Về lực lượng trí thức, theo báo
cáo của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, tính đến năm 2000, số cán
bộ khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài có học hàm, học vị từ tốt
nghiệp đại học trở lên là hơn 35.000 người. Trong số đó, hơn 5000 người có
học vị từ tiến sĩ trở lên, có người là giáo sư có uy tín trên thế giới. [4,164]
Con số này cho thấy nhiều người Việt Nam đã không trở về tổ quốc sau khi

được đào tạo ở nước ngoài. Một số lượng lớn khác các nhân lực trẻ, có năng
lực giỏi, đã theo dòng xoáy kinh tế ra nước ngoài làm việc theo các cuộc “săn
đầu người” của những công ty nước ngoài.
Nguyên nhân của tình trạng chảy máu chất xám trên, ngoài những điều
kiện đãi ngộ trong sinh hoạt, còn một thực tế khác nữa là sau khi được đào
Khoá luận tốt nghiệp K46
21
tạo có trình độ chuyên môn cao, điều kiện trong nước lại không có đầy đủ cơ
sở vật chất để phát huy những kiến thức lĩnh hội được. Trong khi đó, nhiều
cường quốc lại sẵn sàng đón nhận các tài năng, đáp ứng điều kiện sinh hoạt
tốt và trả lương thoả đáng. Chính bởi thực tế này, dù nhà nước ta đã có nhiều
cố gắng song tình trạng hổng khuyết nhân tài vẫn diễn ra.
Chương II:
Báo chí Việt Nam với vấn đề tài năng, phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng tài
năng (thông qua sự khảo sát trên các báo Tiền Phong, Tuổi trẻ TP HCM,
Giáo dục&Thời đại trong hai năm 2003, 2004)
ai trò của báo chí đã đuợc Tổng bí thư Đỗ Mười nhấn mạnh trong Hội
nghị Báo chí, xuất bản toàn quốc tháng 12/1992: “Báo chí, xuất bản
là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hoá, là công cụ thông tin
nhanh nhất, phổ cập nhất, là phương tiện thường xuyên tiếp xúc với nhân
dân và giải đáp những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra: đấu tranh hàng ngày,
hàng giờ chống những âm mưu thủ đoạn đen tối của các thế lực thù địch,
chống các phương hướng sai lầm trên mặt trận tư tưởng, gốp phần quan
trọng vào việc tổ chức, phát động phong trào hành động cách mạng của
nhân dân”. Quả thực, trong giai đoạn hiện nay, báo chí đã và đang có những
đóng góp quan trọng và hiệu quả vào việc đưa các chính sách, cơ chế, điều
luật mới vào trong đời sống của nhân dân. Với sự phát triển của các phương
V
Khoá luận tốt nghiệp K46
22

tiện truyền thông khác nhau, ngày càng hiện đại và đa dạng hơn như báo in,
báo phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến, thông tin báo chí đã đi sâu vào
đời sống của người dân ở những vùng miền xa xôi nhất, phản ánh chính xác
mọi vấn đề xã hội.
Với chức năng rất quan trọng là định hướng dư luận, trong những hoàn
cảnh đất nước có nhiều xáo trộn hay thế lực thù địch tung ra những thông tin
vu cáo về Việt Nam, báo chí Việt Nam đã có những tiếng nói kịp thời, đúng
lúc, truyền tải chính xác tư tưởng của Đảng và nhà nước, tinh thần của nhân
dân. Tiếng nói của báo chí là tiếng nói có uy tín, được nhân dân tin tưởng và
nghe theo. Khi xã hội bắt đầu có những sự quan tâm đúng hướng về vấn đề
tài năng, tác động của báo chí trong hoạt động phát hiện và khuyến khích
nhân tài cũng thể hiện rõ nét: báo chí phản ánh những cơ chế, chính sách mới
của Đảng và nhà nước về vấn đề bồi dưỡng và khuyến khích nhân tài, báo chí
cũng góp phần biểu dương hình ảnh các nhân tài cho đông đảo công chúng
được biết đến và học tập. Đặc biệt, báo chí có đóng góp quan trọng như nhà
đồng tổ chức các sân chơi tài năng, tuyên truyền phổ biến những cuộc thi, sân
chơi tới đông đảo công chúng. Cũng phải kể tới một số tờ báo lớn như Lao
Động, Tuổi trẻ TPHCM, Tiền Phong, Thanh Niên đã có những quỹ học bổng
khuyến học định kỳ, góp phần hỗ trợ phát triển những tài năng trẻ.
Để làm rõ hơn về những thành quả báo chí đã có được trong nhiệm vụ
phát hiện và bồi dưỡng tài năng thời gian qua, chúng tôi tiến hành khảo sát
thực tế tại hơn 400 bài báo về tài năng trên ba tê báo Tiền Phong, Tuổi trẻ
TPHCM và Giáo dục&Thời đại trong hai năm 2003, 2004. Có thể nói, thông
tin trên ba tê báo trên đã phản ánh khá đầy đủ về vấn đề tài năng, sử dụng và
khai thác tài năng ở nước ta trong thời gian qua, và ba tê báo cũng có thể đại
diện cho báo chí nói chung trong việc phản ánh thông tin về tài năng. Từ sự
khảo sát thực tế này, chúng tôi có thể đi tới một số nhận xét sau:
Khoá luận tốt nghiệp K46
23
1. Báo chí phản ánh đa dạng, kịp thời, phong phú, thể hiện sự quan

tâm đúng đắn tới tài năng.
Khảo sát trong vòng hai năm, chúng tôi thấy rằng cả ba tê báo đều có
sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề tài năng và sử dụng tài năng. Ngoài các tin
bài chung, cả ba tê đều có những chuyên mục phản ánh hình ảnh các tài năng,
đặc biệt là tài năng trẻ. Báo Tiền Phong có chuyên mục thường kỳ “Người
cùng thời” trên trang 6, “Gương mặt doanh nhân” trên trang 5 thường xuyên
giới thiệu những chân dung tiêu biểu trong lĩnh vực kinh doanh, học tập,
nghiên cứu, sáng tạo v.v Trong số đó, lượng bài viết giới thiệu về tài năng
cũng rất nhiều. Báo Tuổi trẻ TPHCM lại duy trì chuyên mục “Vì ngày mai
phát triển” trong trang Nhịp sống trẻ, là chuyên mục theo bước tìm được
những tài năng trong lĩnh vực học tập. Điều đáng nói là chuyên mục này
không chỉ phản ánh tài năng mà đồng thời cũng là một địa chỉ để các cơ
quan, đơn vị có thể ủng hộ tiền để gây quỹ học bổng cho các học sinh nghèo
học giỏi. Báo Giáo dục&Thời đại có chuyên mục “Chân dung” và chuyên
mục “Gương mặt bạn trẻ yêu thích” giới thiệu những nhân vật tài năng trong
học tập, nghệ thuật, thể thao… khá đa dạng.
Thông tin tài năng luôn được các tờ báo coi là bài “đinh” trong các số
báo. Những bài viết về vấn đề tài năng thường được giật tít trên trang nhất,
chiếm vị trí trang trọng, nổi bật dễ nhìn. Sự ưu ái đặc biệt này càng thể hiện
rõ hơn nữa mức độ quan tâm của báo chí với vấn đề tài năng.
Về số lượng tin bài, trong hai năm, các báo đã có hơn 400 bài viết về
tài năng trên tất cả các lĩnh vực. Nhiều nhất là trên báo Tuổi trẻ TPHCM với
217 tin bài, báo Tiền Phong có 173 tin bài và báo Giáo dục&Thời đại có 68
tin bài. Trong số đó, nội dung các bài hầu hết đều phản ánh về các tài năng
trẻ. Rất nhiều lĩnh vực tài năng được quan tâm trên ba tê báo: học tập và
nghiên cứu khoa học; văn hoá văn nghệ; kinh tế; thể thao; những thần đồng
bẩm sinh v.v Điều đó cho thấy báo chí đã đi sâu vào đời sống và phản ánh
Khoá luận tốt nghiệp K46
24
chõn thc c thụng tin v tt c cỏc lnh vc. Vic cỏc bỏo phn ỏnh c

vn ti nng ti nhiu lnh vc cng khng nh: ti nng cú mt khp
mi ni, trong tt c cỏc khớa cnh cuc sng, õu õu ti nng cng cú th
ny n v phỏt trin. Trong ú, mng c cỏc bỏo phn ỏnh nhiu nht l
mng hc tp, nghiờn cu khoa hc v mng vn hoỏ vn ngh. Chỳng tụi xin
a ra bng thng kờ v biu hỡnh ct lm rừ iu ny:
Ni dung Tin Phong Tui tr TPHCM Giỏo dc&Thi i
S bi T l % S bi T l % S bi T l %
Hc tp, NCKH
52 30 88 40.6 21 30.9
Vn hoỏ vn ngh
32 18.5 39 18 26 38.2
Th thao
27 15.6 30 13.8 3 4.4
Kinh t
24 13.9 16 7.4 1 1.5
Ni dung khỏc
38 22 44 20.2 17 25
Tng
173 100% 217 100% 68 100%
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
NCKH VH - VN TTHAO KT Khác

Tiền Phong
Tuổi trẻ TPHCM
Giáo dục&Thời đại
Nhỡn vo s liu v biu trờn, d nhn thy tin bi v lnh vc hc
tp, nghiờn cu khoa hc luụn chim t l cao, t 30% tr lờn trong tng s
bi vit v ti nng. T l cao hn c l bỏo Tui tr TPHCM vi 40.6%,
gn mt na s tin bi cú liờn quan ti lnh vc hc tp giỏo dc. Cỏc lnh
vc khỏc, hai bỏo Tin Phong v Tui tr TPHCM l hai t bỏo ph thụng
Khoỏ lun tt nghip K46
25
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tin bài về các lĩnh vực tài năng trên các báo

×