Chương 2: Thực trạng tình hình thu hút FDI trên
địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian qua.
2.1 Giới thiệu khái quát về đặc điểm, tiềm năng của tỉnh.
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên
ª Vị trí địa lý:
Bình Dương là một tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, được tách
ra từ tỉnh Sông Bé (cũ) từ ngày 1/1/1997, có diện tích tự nhiên 2.681,01 km2
(chiếm 0,83% diện tích cả nước). Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam
giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp
tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.
Bình Dương có một thị xã, 6 huyện với 79 đơn vị hành chính cấp xã
phường, thị trấn. Tỉnh lỵ là thị xã Thủ Dầu Một, trung tâm hành chính - kinh
tế - văn hóa của tỉnh Bình Dương. Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu
và thành phố Hồ Chí Minh tạo thành trung tâm phát triển vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam; đầu mối giao lưu quốc tế lớn của cả nước; nơi có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao.
ª Địa hình:
Bình Dương là tỉnh có địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn
định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ
dốc không quá 3-15O.
Với địa hình cao trung bình từ 6-60 m, nên trừ một vài thung lũng dọc
sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt, ngập úng,
thuận lợi cho việc mở mang hệ thống giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây
dựng các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư...
ª Khí hậu:
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước
đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800-2000 mm với
số ngày có mưa là 120 ngày.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,5OC nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất 29OC (tháng 4), tháng thấp nhất 24OC (tháng 1). Chế độ gió tương đối ổn
định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Chế độ
không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Nói
chung, Bình Dương có khí hậu tương đối hiền hòa, ít bị ảnh hưởng bởi thiên
tai như bão, lũ lụt...
2.1.2 Về tiềm năng và nguồn lực
ª Dân số và lao ñoäng:
Trang 21
Theo số liệu báo cáo đến hết năm 2002, dân số tỉnh Bình Dương là
810.190 người. Trong đó, nam có 384.734 người, nữ có 425.456 người; số dân
thành thị có 239.849 người, chiếm 29,6%, nông thôn có 570.341 người, chiếm
70.4%. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 504.784
người, chiếm 62,3% dân số.
Cơ cấu lao động đến năm 2002 được phân chia như sau:
− Lao động công nghiệp, xây dựng chiếm khoảng 43,95%.
− Lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 35,67%.
− Lao động trong các ngành dịch vụ khoảng 20,38%.
Hàng năm có khoảng 15-20 nghìn lao động trẻ tham gia lực lượng lao
động. Đó là nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH, phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh.
ª Về tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: Bình Dương có cơ cấu đất khá phong phú, thích hợp
với nhiều loại cây công nghiệp dài và ngắn ngày, xây dựng dân dụng và
công nghiệp.
Tài nguyên nước: về nước mặt, có 3 sông chính thuộc hệ thống sông
Sài Gòn - Đồng Nai chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương đó là sông Bé, sông
Đồng Nai và sông Sài Gòn. Ngoài 3 sông chính, còn có sông Thị Tính (chi
lưu của sông Sài Gòn), rạch Bà Lô, Bà Hiệp, Vónh Bình, rạch cầu Ông Cộ...
Về nước ngầm, nước ngầm của tỉnh Bình Dương tương đối phong phú, được
tồn tại dưới 2 dạng là lổ hổng và khe nứt và được chia làm 3 khu vực nước
ngầm:
Khu vực giàu nước ngầm: phân bố ở phía Tây huyện Bến Cát đến
sông Sài Gòn, khả năng tàng trữ và vận động nước tốt, tầng chứa nước dày từ
15-20 m.
Khu vực giàu nước trung bình: phân bố ở huyện Thuận An (trừ vùng
trũng phèn), tầng chứa nước dày từ 10-12 m.
Khu vực nghèo nước : phân bố ở vùng Đông và Đông Bắc Thủ Dầu
Một hoặc rải rác các thung lũng ven sông Sài Gòn, Đồng Nai thuộc trầm tích
đệ tứ.
Tài nguyên khoáng sản: Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng
sản tương đối đa dạng, nhất là khoáng sản phi kim loại có nguồn gốc magma,
trầm tích và phong hóa đặc thù. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho
những ngành công nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, vật
liệu xây dựng, khai khoáng... Qua kết quả thăm dò địa chất ở 82 vùng mỏ lớn
nhỏ cho thấy Bình Dương có các loại khoáng sản chủ yếu, bao gồm: kaolin;
sét; các loại đá xây dựng, cát xây dựng; cuội sỏi; laterit và than bùn.
ª Về cơ sở hạ tầng:
Trang 22
Giao thông: tỉnh Bình Dương nằm cạnh thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương có thuận lợi là sử dụng các công trình hạ tầng của thành phố như sân
bay, bến cảng, đường giao thông... Trung tâm tỉnh cách sân bay Tân Sơn
Nhất, cảng Sài Gòn khoảng 30 km, cách cảng biển Vũng Tàu (Thị Vãi, Bến
Đình, Sao Mai) khoảng từ 110-115 km đường bộ. Hệ thống giao thông của
tỉnh nối liền với các đường giao thông quốc gia, các trục giao thông chính của
vùng như quốc lộ 1A, quốc lộ 13, 14, 22, 51, đường cao tốc Biên Hòa-Tân
Uyên-quốc lộ 13...
Bên cạnh đó, hệ thống đường nội tỉnh cũng đã và đang được mở rộng,
nâng cấp khá hoàn chỉnh trong những năm gần đây như ĐT741, ĐT743,
ĐT745, ĐT746, ĐT747, các đường liên huyện Tân Uyên-Thuận An-Dó An...
Ga xe lửa Sóng Thần cũng là trung tâm vận tải hàng hóa bằng đường sắt
quan trọng của tỉnh. Ngoài ra, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai là 2 tuyến vận
tải đường sông quan trọng của tỉnh, hiện có 2 cảng sông Bà Lụa, Bình An và
bến Lái Thiêu.
Hệ thống cấp điện: Bình Dương có nhiều tuyến lưới điện quốc gia đi
qua từ Nam đến Bắc: tuyến 66 KV Thủ Đức - Lái Thiêu - Thủ Dầu Một,
tuyến 500 KV điện lưới quốc gia Bắc - Nam, tuyến 220 KV Trị An - Hóc
Môn, tuyến 110 KV Thác Mơ chạy qua địa bàn tỉnh là điều kiện rất thuận lợi
đối với việc quy hoạch xây dựng trạm nguồn, đảm bảo đáp ứng đủ cho sản
xuất với chất lượng ổn định.
Hiện đã đầu tư xây dựng mới trạm Sóng Thần công suất 40 MVA,
trạm Tân Định công suất 40 MVA, đường dây Đồng Xoài -Phước Hòa và
trạm Phước Hòa tổng công suất 140 MVA; đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt
điện 150 MVA của khu công nghiệp Việt Nam-Singapore. Xây dựng nhà
máy nhiệt điện cung cấp khoảng 150-200 MVA cho các khu công nghiệp.
Dự kiến đến 2010, toàn tỉnh có 11 trạm nguồn với tổng công suất cấp
điện lưới quốc gia 1.250 MVA, đảm bảo đáp ứng đủ điện cho vùng động lực
phát triển công nghiệp - dịch vụ và phát triển các đô thị trong tỉnh.
Hệ thống cấp thoát nước: tỉnh đã huy động đầu tư xây dựng bằng
nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm nâng cao năng lực khai thác nước mặt cung
cấp cho các KCN và đô thị, nhất là khu vực thị xã Thủ Dầu Một và Nam
Bình Dương. Hiện đã đầu tư nâng công suất nhà máy nước thị xã Thủ Dầu
Một, xây dựng mới các nhà máy nước mặt Dó An (giai đoạn 1), Tân Ba, Uyên
Hưng, Dầu Tiếng, Phước Vónh... và các hệ cấp nước tập trung ở các khu trung
tâm, các thị trấn, đô thị... Về thoát nước, hiện đã đầu tư xây dựng hệ thống
thoát nước đô thị và các KCN (hệ thống thoát nước thị xã Thủ Dầu Một, kênh
tiêu nước Bình Hòa, Sóng Thần-Đồng An, khu công nghiệp Việt NamSingapore, rạch Chòm Sao...).
Trang 23
Dự kiến đến năm 2010, khoảng 80-85% nhu cầu sản suất ở các KCN
và đô thị được cấp nước mặt, trên 95% dân số đô thị và 90-95% dân nông
thôn được cung cấp nước sạch.
Thông tin liên lạc: hiện tỉnh có 100% cơ sở thông tin với kỹ thuật số
hóa và tổng đài kỹ thuật số; các dịch vụ điện thoại, fax, telex, gentex, truyền
dẫn số liệu tự động hóa hai chiều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống cáp quang
đã được đầu tư xây dựng ở thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An và các
KCN, cụm công nghiệp. Đến hết năm 2002, toàn tỉnh có 112.927 máy, đạt
13,9 máy điện thoại/100 dân và dự kiến đến năm 2010 đạt 20 máy điện
thoại/100 dân.
Cơ sở hạ tầng KCN:
Trên địa bàn tỉnh Sông Bé trước đây đã quy hoạch tổng thể 15 KCN
tập trung trên diện tích 6.200 ha, và sau khi tái lập tỉnh Bình Dương điều
chỉnh còn lại 13 KCN, chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Thuận An, Dó
An, Thị xã Thủ Dầu Một và Bến Cát. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương
có 9 KCN được cấp phép hoạt động, với diện tích quy hoạch chi tiết 1.779,8
ha; chiếm 31% tổng diện tích của 13 KCN được quy hoạch đến năm 2010. Cụ
thể KCN Sóng Thần 1 (180,3ha), Sóng Thần 2 (319ha), Bình Đường (24ha),
Việt Hương (46ha), Đồng An (122,5ha), Việt Nam-Singapore (500ha), Tân
Đông Hiệp A (47ha), Tân Đông Hiệp B (164ha) và Mỹ Phước (377ha).
Trong đó, tổng diện tích đất công nghiệp được đầu tư phát triển hạ tầng là
1.124 ha, chiếm 63,4% diện tích quy hoạch chi tiết được duyệt và đến tháng
3/2003 đã cho thuê lại được 634 ha, đạt 56,4%.
Về đầu tư và phát triển các KCN, tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo triển khai
thực hiện các thủ tục đầu tư Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị
Bình Dương, giai đoạn 3 KCN Việt Nam-Singapore và mở rộng KCN Mỹ
Phước. Chấp thuận chủ trương quy hoạch đầu tư 3 KCN vừa và nhỏ với tổng
diện tích là 725 ha tại Tân Uyên và Bến Cát. Thực hiện rà soát để điều chỉnh
quy hoạch phát triển các KCN tập trung và cụm công nghiệp (KCN vừa và
nhỏ) trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng bên trong các KCN được chủ đầu tư đầu tư
xây dựng khá hoàn chỉnh, bao gồm: hệ thống đường giao thông nội khu, hệ
thống cung cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý chất
thải... Bên cạnh đó, hệ thống các dịch vụ đi kèm như các chi nhánh ngân
hàng, chi cục hải quan trong các khu công nghiệp, bưu điện, bảo hiểm, doanh
nghiệp vận tải, hệ thống kho bãi... cũng đảm bảo cung cấp các dịch vụ khá
tốt cho các nhà đầu tư.
Về phát triển các dự án nhà ở - khu dân cư: toàn tỉnh hiện có 122 khu
dân cư, khu nhà ở bao gồm: 55 dự án khu dân cư mới, 7 dự án nhà ở dạng
Trang 24
biệt thự, 13 dự án nhà ở cho công nhân và người có thu nhập thấp, 11 khu tái
định cư cho các hộ phải giải tỏa, di dời và 36 khu, nhóm nhà ở cán bộ công
nhân viên các đơn vị đã hình thành từ trước.
Với điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng thuận lợi, tiềm năng và nguồn
lực dồi dào, gần thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn của cả nước,
gần sân bay, bến cảng, nhà ga... giao thông vận tải thuận tiện, dễ dàng... đã
tạo ra lợi thế cạnh tranh của tỉnh Bình Dương so với các tỉnh, các khu vực,
các vùng lân cận trong việc kêu gọi, thu hút vốn FDI.
Có thể nói, sự phát triển bước đầu về cơ sở hạ tầng và việc quy hoạch
phát triển các KCN tập trung, các cụm quy hoạch công nghiệp... đã tạo điều
kiện thuận lợïi trong việc thu hút một lượng đáng kể các nhà đầu tư nước
ngoài vào đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
2.2 Thực trạng tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong
thời gian qua.
2.2.1 Tổng quan tình hình thu hút FDI ở Việt Nam
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kể từ khi ban hành Luật
Đầu tư nước ngoài (12/1987) đến hết tháng 12/2002, trên địa bàn cả nước đã
thu hút được 3.669 dự án đầu tư nước ngoài (chỉ tính dự án còn hiệu lực), với
tổng vốn đầu tư đạt trên 39,1 tỷ USD.
@ Về tốc độ thu hút vốn đầu tư: (xin xem chi tiết phụ biểu 1)
Theo số liệu tổng hợp tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, thời kỳ 1988-1990 nước ta chỉ thu hút
được 214 dự án với tổng vốn đăng ký là 1,582 tỷ USD. Do đây là giai đoạn
khởi đầu nên số dự án trong thời gian này chưa nhiều, mức tăng trưởng vốn
đầu tư còn chậm.
Nếu như thời kỳ 1988-1990 được coi là giai đoạn khởi đầu thì thời kỳ
1991-1995 được đánh giá là giai đoạn tăng trưởng nhanh và thay đổi về chất
lượng đầu tư nước ngoài. Tổng số dự án cấp mới giai đoạn này là 1.397 dự án
với tổng vốn đăng ký là 16,244 tỷ USD, tăng 6,53 lần về số dự án và hơn
10,26 lần về vốn đăng ký so với thời kỳ trước. Các dự án trong thời kỳ này
được phân bố hợp lý trong nhiều lónh vực, nhiều ngành công nghiệp mới đã
ra đời như công nghiệp điện tử, chế tạo ô tô, xe máy... nhiều dự án có quy
mô lớn được triển khai, một số KCN, KCX bắt đầu được đầu tư xây dựng...
Và trong giai đoạn 1996-2000, cả nước thu hút được 1.676 dự án với
tổng vốn đăng ký là 20,768 tỷ USD, chỉ tăng 1,28 lần so với tổng vốn đăng
ký thời kỳ trước (một phần do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ châu Á giai đoạn 1997-1999). Riêng năm 2001 đã cấp mới 523
dự án với vốn đăng ký là 2,536 tỷ USD và năm 2002 là 694 dự án với vốn
đăng ký là 1,379 tỷ USD. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều chỉ tiêu cơ bản
Trang 25
về đầu tư nước ngoài năm 2002 đã cao hơn mức thực hiện năm trước: vốn
thực hiện đạt 2,345 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước 459 triệu USD, tăng
23% so với năm trước, giải quyết việc làm cho 472.000 lao động, tăng 7,5%
so với năm 2001.
Tuy nhiên, tổng số vốn đăng ký cấp mới và bổ sung tăng vốn của các
dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2002 chỉ đạt 2,298 tỷ USD, giảm 27% so
với năm 2001. Nguyên nhân một phần là do đầu tư nước ngoài trên thế giới
năm 2002 giảm. Một lý do khác là những lónh vực có khả năng thu hút FDI
lớn của nền kinh tế nước ta như sản xuất xi măng, sắt thép, điện, ô tô, xe
máy, nhà máy nước sạch... hoặc do nhu cầu đã tạm bão hòa, hoặc trong nước
đã tự đầu tư nên khả năng cấp phép cho các dự án đầu tư nước ngoài bị hạn
chế.
Mặt khác, tuy Việt Nam đã cố gắng cải thiện môi trường đầu tư,
nhưng vẫn còn hạn chế và còn chậm so với một số nước trong khu vực nhất
là chi phí đầu vào cao, luật pháp chính sách còn đang hoàn thiện và đôi khi
chưa nhất quán, thủ tục còn phiền hà, dịch vụ hành chính công chưa hiệu
quả... đã làm cho môi trường đầu tư của ta trở nên kém hấp dẫn. Ngoài ra,
đây còn là hệ quả của việc cạnh tranh mạnh mẽ nhằm thu hút vốn đầu tư
nước ngoài của các nước xung quanh trong khu vực, nhất là Trung Quốc sau
khi đã gia nhập WTO. Như vậy, tổng vốn còn hiệu lực tính đến cuối năm
2002 ở nước ta là trên 39 tỷ USD.
@ Về ngành nghề thu hút đầu tư: (xin xem chi tiết phụ biểu 2)
Nhìn chung, các dự án đầu tư nước ngoài tập trung đầu tư vào lónh vực
công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với tổng số 2.431 dự án và trên 22,16 tỷ
USD (chiếm 66,26% về số dự án đầu tư và trên 56,67% về vốn đầu tư đăng
ký). Trong đó, công nghiệp nặng là 995 dự án, công nghiệp nhẹ là 975 dự án,
xây dựng là 242 dự án, công nghiệp thực phẩm là 190 dự án và công nghiệp
dầu khí là 29 dự án. Kế đến là lónh vực dịch vụ với 754 dự án đầu tư, thu hút
trên 14,52 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 20,55% số dự án và trên 37,14% số vốn
đăng ký đầu tư). Lónh vực nông - lâm - nghiệp thu hút ít dự án đầu tư nhất,
chỉ có 484 dự án với số vốn 2,42 tỷ USD (chiếm 13,19% số dự án và chỉ
chiếm 6,19% tổng vốn đăng ký).
@ Về hình thức đầu tư:
Các dự án đầu tư nước ngoài tập trung nhiều vào hình thức 100% vốn
đầu tư nước ngoài với 2.417 dự án, vốn đăng ký là 14,2 tỷ USD (chiếm
65,88% tổng số dự án đầu tư và 36,32% tổng vốn đăng ký đầu tư). Trong khi
đó, hình thức liên doanh có 1.089 dự án, chiếm 29,68% số dự án nhưng số
vốn đăng ký đạt cao nhất là 19,699 tỷ USD, chiếm trên 50,37% tổng vốn đầu
tư. Còn lại hình thức BOT và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có
Trang 26
163 dự án đầu tư (chiếm 4,44% số dự án) và chỉ chiếm 13,31% vốn đăng ký
đầu tư.
Biểu số 5: Tình hình đầu tư nước ngoài phân theo hình thức đầu tư
(tính đến ngày 20/12/2002, chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Đơn vị tính: USD
Hình thức đầu tư
1. BOT
2. HĐHT kinh doanh
3. 100% vốn NN
4. DN liên doanh
Số dự
án
6
157
2.417
1.089
Vốn đăng ký
1.332.975.000
3.870.280.224
14.202.336.482
19.699.154.173
Vốn pháp định
411.385.000
3.300.363.330
6.298.792.863
8.013.237.517
Vốn thực
hiện
216.941.200
3.761.554.376
6.725.903.405
10.034.903.814
3.669
39.104.745.879
18.023.678.710 20.739.302.795
Tổng số
Nguồn: Vụ Quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
@ Về tình hình thu hút vốn đầu tư theo địa phương: (xin xem chi
tiết phụ biểu 3)
Đến thời điểm cuối tháng 12/2002 đã có 60 trên 61 tỉnh, thành phố có
dự án đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hầu hết các dự án đều tập trung vào
những vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, nơi có cơ sở hạ tầng và hệ thống
dịch vụ phát triển tốt... Theo số liệu báo cáo cho thấy, riêng Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà
Rịa-Vũng Tàu) đã chiếm đến 63,5% tổng số dự án đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam và chiếm trên 52,93% tổng số vốn đầu tư của cả nước.
Riêng năm 2002, Bình Dương là địa phương đứng đầu cả nước trong
việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 154 dự án và 300,65 triệu USD vốn
đăng ký, kế đó là Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội...
@ Về tình hình thu hút vốn đầu tư theo đối tác nước ngoài: (xin
xem chi tiết phụ biểu 4)
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng
4/2003 đã có 74 nước và khu vực lãnh thổ tham gia đầu tư vào Việt Nam.
Trong đó có 13 nước và khu vực lãnh thổ có số vốn đăng ký trên 1 tỷ USD
mỗi nước. Nhìn chung, các nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất đều nằm ở
khu vực châu Á.
Singapore hiện là nước ở châu Á đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất, với
tổng vốn đăng ký đầu tư đạt trên 7,242 tỷ USD với 263 dự án, tiếp theo là
Đài Loan đạt 927 dự án với trên 5,136 tỷ USD vốn đầu tư, kế đến là Nhật
Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Pháp...Hoa kỳ đang xếp thứ 13 trong bảng với
153 dự án và tổng vốn đầu tư là 1,1 tỷ USD. Nếu chỉ tính riêng 15 nước đầu
tư nhiều nhất vào Việt Nam thì tổng số dự án đầu tư của các nước này là
Trang 27
3.190 dự án (chiếm 86,94% tổng số dự án đầu tư) với tổng vốn đăng ký đạt
35,915 tỷ USD (chiếm 91,84% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam).
2.2.2 Tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài và các văn bản dưới luật được ban
hành đã tạo được môi trường pháp lý để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khơi
dậy tiềm năng của các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất kinh doanh,
góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói
chung và của Bình Dương nói riêng.
Sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng
với chính sách khuyến khích kêu gọi đầu tư, các thủ tục ban đầu về đầu tư
được giải quyết theo cơ chế "một cửa" là một trong những động lực mạnh mẽ
thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Bình Dương đầu tư sản xuất kinh
doanh. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch và sự hình thành, phát triển nhanh
chóng các KCN tập trung, các cụm quy hoạch công nghiệp... cũng đã tạo tiền
đề quan trọng cho công tác kêu gọi đầu tư nước ngoài của tỉnh.
Ngoài ra, quyết định phân cấp cho Ủy ban nhân dân địa phương và ủy
quyền cho các Ban quản lý KCN đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong
việc chủ động kêu gọi đầu tư nước ngoài và giải quyết thủ tục đầu tư một
cách nhanh chóng, tạo tư tưởng an tâm cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào
tỉnh. Chính những điều này đã tạo điều kiện phát triển kinh tế với tốc độ cao,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH-HĐH.
@ Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài qua các năm:
Tính đến hết tháng 6/2003, tổng số dự án đầu tư nước ngoài được cấp
phép hoạt động trên địa bàn tỉnh là 694 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư
là 3.292 triệu USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2003, đã có 78 dự án được cấp
phép đầu tư với tổng vốn đầu tư là 152,128 triệu USD, so với cùng kỳ tăng
18% về số dự án (78/66 dự án) và tăng 11,7% về vốn (152/138 triệu USD) và
67 đơn vị bổ sung vốn với tổng vốn bổ sung là 126,326 triệu USD. Như vậy,
tổng số vốn thu hút đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2003 trên địa bàn tỉnh Bình
Dương là 278,454 triệu USD, đạt 92% chỉ tiêu kế hoạch năm.
Biểu số 6:Tình hình thu hút FDI qua các năm trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
Năm
Đến 1994
1995
1996
1997
1998
Số dự án
31
18
45
38
35
Vốn đầu tư (USD)
442.241.064
171.633.760
534.390.413
256.467.080
237.104.642
Trang 28
Vốn pháp định (USD)
243.109.917
63.571.860
252.238.380
117.766.393
95.255.932
1999
2000
2001
2002
Tổng cộng
64
112
118
154
615
340.237.574
421.524.188
261.097.977
300.650.769
2.965.347.467
150.267.821
151.694.012
100.326.530
116.787.018
1.291.017.863
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương.
Qua số liệu cho thấy, số lượng dự án được cấp phép đầu tư trên địa
bàn tỉnh tăng đều qua các năm, đặc biệt là trong những năm thời kỳ khủng
hoảng tài chính khu vực thì tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh vẫn
giử được ở mức độ cao. Riêng trong những năm gần đây, tình hình đầu tư
nước ngoài có dấu hiệu sút giảm đáng kể trên phạm vi cả nước, thì Bình
Dương vẫn đạt được những kết quả rất đáng khuyến khích. Năm 2002, Bình
Dương đã trở thành địa phương đứng đầu cả nước trong việc tiếp nhận vốn
FDI với 154 dự án và trên 300 triệu USD vốn đăng ký.
@ Cơ cấu ngành nghề thu hút đầu tư:
Biểu số 7: Cơ cấu ngành nghề thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bình
Dương (tính đến hết tháng 12/2002).
Ngành nghề
Số dự án
Tỷ lệ (%)
1/ Công nghiệp
2/ Dịch vụ
3/ Nông, lâm nghiệp
4/ Kinh doanh phát
triển CSHT Khu CN
Tổng cộng
593
14
7
1
96,42
2,28
1,14
0,16
Vốn đầu tư
Vốn pháp
(USD)
định (USD)
2.788.488.970 1.213.699.824
52.368.497
15.907.549
26.570.000
18.550.490
97.920.000
42.860.000
615
100%
2.965.347.467
1.291.017.863
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương.
Tính đến hết tháng 12/2002, tỷ trọng ngành nghề các dự án có vốn
đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh được phân chia như sau:
ngành công nghiệp chiếm đa số và ngày càng tăng với trên 593 dự án, chiếm
96,42% tổng số dự án và 94,03% tổng vốn đầu tư. Còn lại là các dự án đầu
tư kinh doanh phát triển cơ sở hạ tầng KCN (KCN Việt Nam-Singapore) 1 dự
án (chiếm 0,16% tổng số dự án và 3,3% tổng vốn đầu tư); dịch vụ có 14 dự
án (chiếm 2,28% tổng số dự án và 1,77% tổng vốn đầu tư) và ngành nông,
lâm nghiệp có 7 dự án (chiếm 1,14% tổng số dự án và 0,9% tổng vốn đầu tư).
Tuy số dự án đầu tư vào lónh vực nông nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ
trọng khá nhỏ, nhưng nhìn chung cơ cấu ngành nghề đầu tư của các nhà đầu
tư nước ngoài phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Việc thu
hút nhiều dự án đầu tư vào ngành công nghiệp đã tác động rất lớn đến sự
Trang 29
tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh, từng bước góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH-HĐH.
@ Cơ cấu đầu tư phân theo mức vốn:
Biểu số 8: Cơ cấu các dự án FDI phân theo mức vốn đầu tư trên địa
bàn tỉnh Bình Dương (tính đến hết tháng 12/2002).
Mức vốn đầu tư
(triệu USD)
<1
Từ >=1 - <5
Từ >=5 - <10
Từ >=10 - <50
Từ >=50 - <100
>=100
Tổng cộng
Số dự án
Tỷ lệ (%)
156
339
54
57
7
2
615
25,37
55,12
8,78
9,27
1,14
0,32
100%
Vốn đầu tư
(USD)
84.841.988
746.803.566
350.886.327
1.047.283.410
458.920.000
276.612.176
2.965.347.467
Vốn pháp
định (USD)
40.620.899
336.637.365
159.375.752
406.023.847
235.360.000
113.000.000
1.291.017.863
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương.
Nếu phân theo mức vốn đầu tư thì ta thấy, phần lớn các dự án FDI có
quy mô thuộc loại vừa và nhỏ (bình quân 4,82 triệu USD/dự án). Dự án có
quy mô vốn dưới 1 triệu USD là 156 dự án (chiếm 25,37% tổng số dự án); dự
án có quy mô vốn từ 1 triệu USD đến dưới 5 triệu USD là 339 dự án (chiếm
55,12% tổng số dự án); dự án từ 50 đến 100 triệu USD chỉ có 7 dự án và trên
100 triệu USD chỉ có 2 dự án đầu tư. Nếu chỉ tính riêng các dự án có quy mô
vốn dưới 5 triệu USD thì đã có đến 495 dự án đầu tư, chiếm đến 80,48% tổng
số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, số dự án có vốn FDI trên địa bàn tỉnh đa số là các dự án
có quy mô vừa và nhỏ, từ các nước khu vực châu Á, chưa thu hút được nhiều
các dự án có quy mô đầu tư lớn của các tập đoàn, các công ty lớn hay các
nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và công nghệ từ các
nước công nghiệp phát triển.
@ Hình thức đầu tư:
Biểu số 9: Cơ cấu các dự án FDI phân theo hình thức đầu tư trên địa
bàn tỉnh Bình Dương (tính đến hết tháng 12/2002).
Hình thức đầu tư
1/ 100% vốn đầu tư NN
2/ Doanh nghiệp liên
doanh
Số dự
án
547
67
Tỷ lệ (%)
88,95
10,89
Trang 30
Vốn đầu tư
(USD)
2.246.975.023
718.372.444
Vốn pháp
định (USD)
933.851.287
357.166.576
3/ BOT
Tổng cộng
1
615
0,16
100%
35.800.000
2.965.347.467
10.800.000
1.291.017.863
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương.
Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu vào hình thức
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, với 547 dự án (chiếm 88,95%
tổng số dự án đầu tư) và đạt trên 2.246 triệu USD. Kế đến là hình thức doanh
nghiệp liên doanh, với 67 dự án (chiếm 10,89% tổng số dự án đầu tư) và đạt
trên 718,37 triệu USD. Ngoài ra, chỉ có 1 dự án đầu tư theo hình thức BOT
(dự án cấp nước sinh hoạt với vốn đầu tư là 35,8 triệu USD) và chưa có dự án
nào đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
@ Đối tác đầu tư nước ngoài:
Biểu số 10: Cơ cấu các dự án FDI phân theo đối tác đầu tư trên địa
bàn tỉnh Bình Dương (tính đến hết tháng 12/2002).
Quốc gia đầu tư
1/ Đài Loan
2/ Hồng Kông
3/ Singapore
4/ Nhật Bản
5/ Hàn Quốc
6/ Malaysia
7/ BVI
8/ Hoa Kỳ
...
Số dự
án
278
27
43
31
88
29
38
12
Tỷ lệ (%)
45,2
4,39
6,99
5,04
14,31
4,71
6,17
1,95
Vốn đầu tư
(USD)
835.267.150
396.454.926
372.672.126
356.369.295
207.797.105
147.677.694
128.390.333
103.981.926
Vốn pháp
định (USD)
375.161.484
215.661.774
154.723.907
141.580.267
88.608.176
48.903.825
40.571.200
54.557.860
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có trên 32 quốc gia và vùng
lãnh thổ có dự án được cấp phép đầu tư, trong đó Đài Loan, Hồng Kông,
Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia... là những quốc gia dẫn đầu về số dự
án và vốn đầu tư. Cụ thể, Đài Loan có 278 dự án (chiếm 45,2% tổng số dự án
với 835,26 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 28,16% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh),
kế đến là Hồng Kông có 27 dự án với 396,45 triệu USD, Singapore với 43 dự
án và 372,67 triệu USD, Nhật với 31 dự án và 356,37 triệu USD, Hàn Quốc
với 88 dự án và 207,79 triệu USD...
Nhìn chung, cũng như cả nước số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh hầu
hết là từ các nước châu Á như Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật, Hàn
Quốc... số dự án của các tập đoàn, các công ty lớn từ các nước công nghiệp
phát triển đầu tư trên địa bàn tỉnh chưa nhiều và hiện còn ở mức khá khiêm
tốn.
@ Địa bàn đầu tư:
Trang 31
Về địa điểm bố trí, các dự án đầu tư nước ngoài hầu hết đều tập trung
tại địa bàn huyện Thuận An, Dó An và Thị xã Thủ Dầu Một. Nếu chỉ tính
riêng huyện Thuận An, Dó An và Thị xã Thủ Dầu Một thì đã có đến 512 dự
án (chiếm 83,25% tổng số dự án) và trên 2.538 triệu USD (chiếm 85,6% tổng
vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh). Từ năm 1995 trở lại đây, đã có một
số dự án đầu tư nhiều vào các huyện Bến Cát, Tân Uyên, từng bước tạo điều
kiện phát triển đồng bộ và hài hòa giữa các vùng trong tỉnh. Riêng hai huyện
Dầu Tiếng và Phú Giáo, mỗi huyện chỉ có 1 dự án đầu tư với tổng vốn đăng
ký đầu tư là 4,1 triệu USD.
Biểu số 11: Cơ cấu các dự án FDI phân theo địa bàn đầu tư trên địa
bàn tỉnh Bình Dương (tính đến hết tháng 12/2002).
Địa bàn đầu tư
1/ Thuận An
2/ Dó An
3/ Thị xã Thủ Dầu Một
4/ Bến Cát
5/ Tân Uyên
6/ Dầu Tiếng
7/ Phú Giáo
Tổng cộng
Số dự
án
310
182
20
59
42
1
1
615
Tỷ lệ (%)
50,41
29,60
3,25
9,59
6,83
0,16
0,16
100%
Vốn đầu tư
(USD)
1.481.894.589
868.399.369
187.821.610
257.100.237
166.031.662
3.000.000
1.100.000
2.965.347.467
Vốn pháp
định (USD)
683.580.966
351.554.311
81.875.830
107.695.847
63.910.909
2.000.000
400.000
1.291.017.863
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương.
Trong giai đoạn đầu, phần lớn các dự án thực hiện đầu tư tại các địa
điểm riêng lẽ, không tập trung thành cụm công nghiệp hoặc đầu tư vào KCN.
Từ năm 1995 trở lại đây, cùng với sự phát triển các KCN của tỉnh, các nhà
đầu tư đã quan tâm và có xu hướng đầu tư nhiều vào các KCN tập trung. Đến
cuối năm 2002, đã có 294 dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN với tổng vốn
đầu tư trên 1.328 triệu USD (xin xem chi tiết phụ biểu 5), còn lại các dự án
ngoài KCN là 321 dự án với đầu tư trên 1.637 triệu USD.
Bên cạnh việc bố trí các dự án vào các KCN tập trung, tỉnh còn chú ý
đến việc bố trí các dự án vào các cụm quy hoạch phát triển sản xuất công
nghiệp, hạn chế việc bố trí các dự án vào các địa điểm riêng lẽ nhằm giải
quyết các vấn đề về giao thông, điện, nước, môi trường...cho các dự án được
thuận lợi hơn. Có thể nói công tác quy hoạch và sự hình thành, phát triển
nhanh chóng các KCN tập trung, các cụm quy hoạch công nghiệp trên địa
bàn... là tiền đề quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kêu gọi thu
hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh trong những năm vừa qua và đã đạt được
những kết quả rất đáng khích leä.
Trang 32
2.2.3 Tác động của FDI đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh (giai đoạn 1997-2002).
Cùng với những điều kiện thuận lợi sẵn có, kết hợp với sự quan tâm
chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo tỉnh, Bình Dương đã trở thành một trong những
tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tạo động lực thúc đẩy nhanh sự
phát triển kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng góp tích cực vào
sự phát triển kinh tế của cả nước.
a/ Đối với sự tăng trưởng GDP của tỉnh (xin xem chi tiết phụ biểu 6a
và 6b).
Trong 5 năm giai đoạn 1997-2002, GDP của tỉnh tăng bình quân
15,58% hàng năm, GDP năm 2002 tăng hơn gấp 2 lần so với năm 1997, riêng
công nghiệp và xây dựng trong giai đoạn này tăng bình quân 19,93%. Cơ cấu
kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ tuy tăng khá nhưng lại giảm dần tỷ trọng (do công nghiệp
tăng rất nhanh). Đến năm 2002, cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - dịch
vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 60,6% - 25,94% - 13,46%.
Theo số liệu phụ biểu cho thấy GDP của tỉnh tăng lên đều đặn qua
các năm, nếu như GDP của tỉnh năm 1997 đạt 3.919.194 triệu đồng, năm
2000 đạt 6.067.007 triệu đồng, thì đến năm 2002 con số này đã là 8.084.745
triệu đồng, tức cao hơn gấp 2 lần so với năm 1997. Trong đó, GDP khu vực
công nghiệp năm 1997 là 1.974.877 triệu đồng thì đến năm 2002 đã tăng hơn
gấp 3 lần, đạt 4.899.372 triệu đồng. Về cơ cấu, ta thấy công nghiệp chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong GDP của tỉnh, cụ thể năm 1997 chiếm 50,4% GDP
thì năm 2002 là 60,6%. Lónh vực nông nghiệp và dịch vụ tuy cũng tăng lên
đáng kể về giá trị nhưng lại giảm dần tỷ trọng, năm 1997 tỷ trọng của 2
ngành này trong GDP là 49,6% thì đến năm 2002 đã giảm xuống và chỉ còn
chiếm 39,4% trong GDP. Có thể nói, đóng góp của ngành công nghiệp trong
GDP là rất lớn và công nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là trong những năm gần đây.
Nếu phân theo thành phần kinh tế thì năm 1997 GDP khu vực kinh tế
trong nước là 3.119.678 triệu đồng (chiếm 79,6% GDP toàn tỉnh), năm 2002
là 5.027.094 triệu đồng (chiếm 62,18%), mức tăng bình quân trong giai đoạn
1997-2002 là 10,01%. Trong khi đó, khu vực đầu tư nước ngoài có mức tăng
trưởng khá cao, với mức tăng bình quân giai đoạn này là 30,77%, năm 1997
GDP của khu vực này là 799.516 triệu đồng (chiếm 20,4%) thì đến năm 2002
là 3.057.651 triệu đồng (chiếm 37,82% và cao hơn gấp 3,8 lần so với năm
1997). Nhìn chung, khu vực kinh tế có vốn FDI chiếm tỷ trọng khá lớn trong
GDP và có đóng góp khá lớn trong tăng trưởng GDP của tỉnh trong thời gian
qua.
Trang 33
b/ Đối với ngành công nghiệp của tỉnh (xin xem chi tiết phụ biểu 7).
Cho đến hiện nay, có thể nói Bình Dương là một trong những địa
phương có tỷ trọng công nghiệp chiếm khá cao trong cơ cấu GDP của tỉnh
(trên 60%), điều này có sự đóng góp rất lớn của khu vực kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài.
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giai đoạn 1997-2002 tăng bình
quân 39,39% hàng năm, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng bình quân
29,37% và khu vực kinh tế có vốn FDI tăng 49,04% bình quân mỗi năm.
Năm 1997, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn là 5.456.014 triệu
đồng thì đến năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 28.707.219 triệu
đồng, tăng hơn gấp 5,26 lần so với năm 1997. Nếu chỉ tính riêng khu vực kinh
tế có vốn FDI thì tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 1997 của khu vực
này là 2.395.621 triệu đồng (chiếm 43,91% tổng giá trị sản xuất công nghiệp
trên địa bàn), thì năm 2002 đã là 17.615.723 triệu đồng (cao hơn gấp 7,35 lần
so với năm 1997 và chiếm đến hơn 61,36% tổng giá trị sản xuất công nghiệp
trên địa bàn tỉnh năm 2002).
Như phần trên đã trình bày, hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài đều
tập trung vào lónh vực công nghiệp (chiếm trên 96,58% tổng số dự án và
97,33% tổng vốn đầu tư), nhờ đó quy mô của ngành công nghiệp tăng lên rất
nhanh và đóng góp rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh.
Các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, cơ khí, hóa chất, dệt
may, da giày, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phát triển nhanh, chiếm
tỷ trọng chủ yếu trong nội bộ ngành công nghiệp.
Nhìn chung, ngành công nghiệp đã có những chuyển biến rất tích cực,
duy trì và nâng cao được nhịp độ phát triển, chuyển dần từ sản xuất phân tán
sang sản xuất tập trung, hình thành các khu, cụm công nghiệp; thu hút mạnh
vốn đầu tư, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; hình thành các doanh
nghiệp có quy mô lớn, nhất là ở khu vực đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thu
hút nhiều lao động, đẩy mạnh xuất khẩu, đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà
nước... và công nghiệp ngày càng khẳng định được vị trí là ngành kinh tế
trọng yếu, động lực của tỉnh.
c/ Đối với sự tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh (xin
xem chi tiết phụ biểu 8a và 8b).
Về xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu của tỉnh liên tục tăng qua các
năm, bình quân giai đoạn 1997-2002 mỗi năm tăng 21,45%. Kim ngạch xuất
khẩu của tỉnh năm 1997 là 362,7 triệu USD, năm 2000 là 530 triệu USD và
đến năm 2002 là 958,2 triệu USD (cao hơn gấp 2,64 lần so với năm 1997).
Trong đó, riêng khu vực đầu tư nước ngoài thì kim ngạch xuất khẩu
tăng với tốc độ khá cao (bình quân trong giai đoạn này mỗi năm tăng
Trang 34
43,67%), đóng góp ngày càng nhiều trong giá trị kim ngạch xuất khẩu của
tỉnh. Nếu như năm 1997, kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước
là 277,6 triệu USD (chiếm 76,53% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh) thì năm
2000 là 312,3 triệu USD và đến năm 2002 là 437,2 triệu USD (chỉ còn chiếm
45,63% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh). Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu
năm 1997 của khu vực đầu tư nước ngoài là 85,1 triệu USD (chiếm 23,47%
kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh) thì đến năm 2000 con số này đã là 217,7 triệu
USD (chiếm 41,07% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh) và năm 2002 là 521 triệu
USD, tức cao hơn gấp 6 lần so với năm 1997 và chiếm 54,37% kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh).
Riêng 6 tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh
tế trong nước đạt 251,7 triệu USD (tăng 26,1% so với cùng kỳ) thì khu vực
đầu tư nước ngoài đạt mức khá cao 397,5 triệu USD (tăng hơn 64,6% so với
cùng kỳ năm 2002).
Biểu số 12: Kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình
Dương 6 tháng đầu năm 2003.
Đơn vị tính 6 tháng/2003 So sánh cùng kỳ
Kim ngạch xuất khẩu
1/Khu vực kinh tế trong nước
a/ Quốc doanh
b/ Ngoài quốc doanh
2/ Khu vực kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài
Triệu USD
649,2
251,7
41,7
210
397,5
147,2%
126,1%
125,8%
126,1%
164,6%
Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm 2003 của UBND tỉnh.
Về nhập khẩu: cũng như xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu của tỉnh
giai đoạn 1997-2002 tăng lên đều đặn qua các năm, bình quân mỗi năm tăng
27,91%, riêng đối với khu vực đầu tư nước ngoài mức tăng bình quân là
30,8%. Năm 1997 kim ngạch nhập khẩu của tỉnh là 305,4 triệu USD thì khu
vực đầu tư nước ngoài là 195,9 triệu USD (chiếm 64,15% kim ngạch nhập
khẩu của tỉnh), và đến năm 2002 kim ngạch nhập khẩu của khu vực đầu tư
nước ngoài đã là 750,1 triệu USD (cao hơn gấp 3,82 lần so với năm 1997 và
chiếm 71,74% kim ngạch nhập khẩu của cả tỉnh).
Nhìn chung, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh liên tục tăng lên qua
các năm (giai đoạn 1997-2002), trong đó khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ
trọng khá cao trong tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh. Năm
1997, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh là 668,1 triệu USD thì
trong đó khu vực đầu tư nước ngoài là 281 triệu USD (chiếm đến 42%). Đến
năm 2002, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh là 2003,8 triệu
Trang 35
USD thì trong đó khu vực đầu tư nước ngoài đã là 1.271,1 triệu USD (chiếm
đến 63,4% tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu toàn tỉnh).
Nếu so với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì Bình
Dương tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu
của vùng nhưng là địa phương có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập
khẩu cao nhất. Trong khi tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2002 so
với năm 1997 của các địa phương khác trong vùng chỉ tăng lên từ 1,33-1,98
lần thì Bình Dương tăng lên gần gấp 3 lần so với năm 1997.
d/ Đối với sự tăng trưởng đầu tư xây dựng trên địa bàn (xin xem chi
tiết phụ biểu 9).
Bình Dương là tỉnh có tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xây dựng khá
cao, tốc độ tăng bình quân là 17,69%, tổng vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn
giai đoạn 1997-2002 là 29.643,53 tỷ đồng.
Nếu chia theo hình thức quản lý thì năm 1997 tổng vốn đầu tư xây
dựng của khu vực đầu tư nước ngoài là 1.983,4 tỷ đồng (chiếm 72,86% tổng
vốn đầu tư xây dựng toàn tỉnh), vốn đầu tư xây dựng do địa phương quản lý
là 615,77 tỷ đồng (chiếm 22,62% tổng vốn đầu tư xây dựng của tỉnh), còn lại
là do trung ương quản lý. Đến năm 2002 tổng vốn đầu tư xây dựng của khu
vực đầu tư nước ngoài là 3.334,15 tỷ đồng (chiếm 54,25% tổng vốn đầu tư),
vốn đầu tư xây dựng do địa phương quản lý là 2.618,71 tỷ đồng (chiếm
42,61% tổng vốn đầu tư xây dựng). Ta thấy tốc độ tăng vốn đầu tư xây dựng
do địa phương quản lý tăng nhanh qua các năm, năm 2002 là 2.618,71 tỷ
đồng, cao hơn gấp 4,25 lần so với năm 1997 với tốc độ tăng bình quân hàng
năm là 33,58%.
Nếu phân theo nguồn vốn, ta thấy năm 1997 vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài là 1.983,4 tỷ đồng (chiếm 72,86% tổng vốn đầu tư xây dựng toàn tỉnh),
vốn ngân sách nhà nước là 230,25 tỷ đồng (chiếm 8,46%), vốn đầu tư của
doanh nghiệp là 306,41 tỷ đồng (chiếm 11,25%). Năm 2002 vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài chiếm 54,25%, vốn ngân sách nhà nước chiếm 8,82%), vốn
đầu tư của doanh nghiệp chiếm 20,62%. Ta thấy, nếu phân theo nguồn vốn
thì vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn đầu tư
xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng đầu tư xây dựng của khu vực đầu tư
nước ngoài trên địa bàn tỉnh (bình quân 10,95%) tuy không cao bằng hình
thức địa phương quản lý ( bình quân 33,58%), nhưng tổng vốn đầu tư xây
dựng vẫn cao hơn các hình thức khác và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng
vốn đầu tư xây dựng toàn tỉnh, đóng góp rất lớn đến sự tăng trưởng đầu tư
xây dựng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Nguồn vốn FDI từng bước
chiếm tỷ trọng đáng kể và trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu
Trang 36
vốn đầu tư vào nền kinh tế của tỉnh, góp phần quan trọng đến các chỉ số tăng
trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm vừa qua.
e/ Đối với ngân sách nhà nước trên địa bàn (xin xem chi tiết phụ
biểu 10).
Theo số liệu cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
tăng khá cao qua các năm giai đoạn 1997-2002, với mức tăng bình quân hàng
năm đạt xấp xỉ 20%, riêng thu từ khu vực đầu tư nước ngoài mức tăng bình
quân là 25,5%. Nhờ đó đã đưa Bình Dương trở thành 1 trong 5 tỉnh, thành
trên cả nước không những tự đảm bảo cân đối được thu chi mà còn đóng góp
về cho ngân sách Trung ương.
Năm 1997, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 816,95 tỷ
đồng, năm 2000 là 1.227,67 tỷ đồng và đến năm 2002 tổng thu ngân sách đạt
2.019,73 tỷ đồng (cao hơn gấp 2,47 lần so với năm 1997), trong đó thu từ khu
vực kinh tế địa phương và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có mức
tăng trưởng khá cao. Trong tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thì đáng
chú ý nhất là nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu với mức tăng bình quân hàng
năm giai đoạn 1997-2002 là 55,15%. Nếu như năm 1997 thu thuế xuất nhập
khẩu đạt 83,21 tỷ đồng (chiếm 10,18% tổng thu ngân sách tỉnh) thì đến năm
2002 là 748,11 tỷ đồng (tăng hơn gần gấp 9 lần so với năm 1997 và chiếm
đến hơn 37% tổng thu ngân sách toàn tỉnh).
Trong tổng thu ngân sách trên địa bàn thì thu từ khu vực kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài năm 1997 đạt 86,97 tỷ đồng (chiếm 10,64% tổng thu),
năm 2000 là 141,05 tỷ đồng (chiếm 11,49%) và đến năm 2002 đạt 270,75 tỷ
đồng (chiếm 13,41% trên tổng thu và cao hơn gấp 3 lần so với năm 1997).
Nhìn chung, nguồn thu từ khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong
tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh liên tục tăng qua các năm giai đoạn
1997-2002, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách tỉnh trong thời gian qua.
Về chi ngân sách, tổng chi ngân sách trên địa bàn cũng tăng nhanh
trong giai đoạn 1997-2002 với mức tăng bình quân là 20,18%. Năm 1997,
tổng chi ngân sách đạt 408,69 tỷ đồng, đến năm 2002 tổng chi là 1.024,56 tỷ
đồng (cao hơn gấp 2,5 lần so với năm 1997). Trong đó, bố trí chi đầu tư phát
triển chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi ngân sách tỉnh, năm 1997 chi đầu
tư phát triển đạt 110,22 tỷ đồng (chiếm 26,97% trên tổng chi), đến năm 2002
chi đầu tư phát triển là 479,94 tỷ đồng (chiếm 46,84% tổng chi ngân sách
toàn tỉnh).
f/ Đối với việc giải quyết việc làm cho người lao động (xin xem chi
tiết phụ biểu 11).
Trang 37
Về cơ cấu lao động, theo số liệu phụ biểu 11 cho thấy lao động trong
ngành nông, lâm nghiệp có xu hướng giảm xuống qua các năm, lao động
trong các ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ tăng lên đều đặn
trong giai đoạn 1997-2002, trong đó lao động trong ngành công nghiệp xây
dựng tăng lên nhanh nhất (tốc độ tăng bình quân 14,3% hàng năm). Nếu như
năm 1997 lao động làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng là
100.553 người (chiếm 29,8% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh
tế), thì đến năm 2002 số lao động này đã tăng lên là 196.186 người (tức cao
hơn gần gấp 2 lần so với năm 1997 và chiếm đến 43,95% tổng số lao động
đang làm việc trong các ngành kinh tế).
Trong đó, lao động công nghiệp trên địa bàn năm 1997 là 94.930
người thì khu vực đầu tư nước ngoài là 15.348 người (chiếm 16,16% số lao
động công nghiệp trên địa bàn), đến năm 2002 số lao động công nghiệp là
185.998 người thì khu vực đầu tư nước ngoài là 84.423 người (cao hơn gấp 5,5
lần so với năm 1997 và chiếm 45,4% tổng số lao động công nghiệp). Riêng
lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm
1997 là 18.305 người, đến năm 2002 số lao động này đã tăng lên là 86.676
người (cao hơn gấp 4,7 lần so với năm 1997).
g/ Một số đóng góp khác
+ Tiếp nhận được một số kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của thế giới
thông qua các dự án đầu tư trong nhiều ngành kinh tế như công nghiệp điện
tử, sản xuất lắp ráp ô tô, hóa chất, nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng khu
công nghiệp, sản xuất một số hàng tiêu dùng, thực phẩm có chất lượng cao...
Tuy phần lớn máy móc thiết bị đưa vào thuộc loại trung bình của thế giới
nhưng vẫn hiện đại hơn nhiều so với những trang thiết bị ta hiện có.
+ Tạo ra được một số chủng loại sản phẩm mới, đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; làm tăng giá trị thông qua chế biến
các nguồn nguyên liệu nông, lâm sản của địa phương; góp phần mở rộng thị
trường, từng bước liên kết sản xuất trong nước với khu vực và thế giới.
+ Các bên Việt Nam trong quá trình hợp tác với các bên nước ngoài
đã tiếp nhận được một số phương pháp quản lý tiến bộ, các kỹ năng chuyên
ngành, một số kinh nghiệm tốt về tổ chức sản xuất kinh doanh... Từ đó góp
phần đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có chất
lượng, có năng lực tốt về chuyên môn và có kiến thức tốt về luật pháp và
thông lệ quốc tế.
2.3 Những kinh nghiệm thành công và một số tồn tại, hạn chế trong thu
hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2.3.1 Những kinh nghiệm thành công
Trang 38
+ Chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Tỉnh ủy, y ban nhân dân
tỉnh trong việc khuyến khích, kêu gọi thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh
là nhân tố quyết định... y ban nhân dân tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc
hội thảo, gặp gở các nhà đầu tư để xúc tiến, mời gọi đầu tư.
+ Công tác quy hoạch định hướng kêu gọi đầu tư cũng được chuẩn bị
kỹ, đề ra được mục tiêu, biện pháp thực hiện cụ thể bao gồm chương trình
đầu tư cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước, viễn thông, hạ tầng các khu dân
cư tập trung đô thị gắn liền với quy hoạch các KCN tập trung, các cụm quy
hoạch công nghiệp... sẵn sàng đón nhận mời gọi các nhà đầu tư. Với vị trí
tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh nhưng Bình Dương có chính sách giá cho
thuê đất ưu đãi là một lợi thế của tỉnh so với các vùng và địa phương lân cận.
+ Để đưa Luật Đầu tư nước ngoài vào áp dụng thực tiễn trên địa bàn
tỉnh, y ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành “Quyết định về thủ tục,
trình tự và thời gian xét duyệt cấp giấy phép đầu tư dự án đầu tư nước ngoài
trong và ngoài KCN tại tỉnh Bình Dương, thời gian giải quyết các thủ tục
hành chính có liên quan để triển khai nhanh dự án”. Theo đó, thực hiện cơ
chế một cửa thông thoáng, tập trung đầu mối tiếp nhận hồ sơ và thẩm định
dự án đầu tư nhanh gọn; công tác cải cách hành chính trong lónh vực đầu tư
nước ngoài được thực hiện triệt để, giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tư, tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư trong quá trình xúc tiến, thẩm định, cấp giấy
phép, triển khai sau cấp phép thuận lợi và nhanh chóng. Công tác thẩm định
dự án có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới sự tham mưu của Hội
đồng tư vấn đầu tư là cơ quan tư vấn giúp việc cho y ban nhân dân tỉnh giải
quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh, khó khăn vướng mắc của các nhà đầu
tư khi đến đầu tư tại tỉnh Bình Dương.
+ y ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm theo dõi giải quyết những khó
khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền,
y ban nhân dân tỉnh nhanh chóng giải quyết cho các nhà đầu tư, đối với
những vấn đề vượt thẩm quyền thì y ban nhân dân tỉnh cùng các nhà đầu tư
kiến nghị với các cơ quan Trung ương giải quyết các khó khăn, vướng mắc
của các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án.
+ Công tác tiếp thị, kêu gọi đầu tư đã được lãnh đạo y ban nhân
dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan tham gia tích cực. Công tác tiếp thị
được thực hiện qua các cuộc hội thảo do y ban nhân dân tỉnh chủ trì, cũng
như qua các buổi gặp gỡ, tiếp xúc với các cơ quan lãnh sự và qua các nhà đầu
tư đã đầu tư thành công trên địa bàn tỉnh.
+ Chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước phù hợp với
thực trạng nền kinh tế nước nhà, nhất là chính sách kinh tế nhiều thành phần,
thúc đẩy các doanh nghiệp an tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đây
Trang 39
là một bước tiến quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh có nhiều chuyển
biến tích cực năng động và hiệu quả.
+ Việc cho phép các nhà đầu tư trong nước thuộc thành phần kinh tế
tư nhân tham gia đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp là một mô
hình mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước thuộc mọi
thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển KCN, tạo tiền đề mạnh mẽ thu
hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh trong thời gian qua.
+ Tỉnh Bình Dương ngoài việc thực hiện chính sách chung của Chính
phủ về thu hút, gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước; tỉnh tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu, khảo sát thị trường, tìm cơ hội đầu tư
và xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các ưu đãi đối
với đầu tư trong và ngoài nước (cụ thể xem phần phụ lục 12).
2.3.2 Một số tồn tại, hạn chế
+ Công tác quản lý sau cấp phép, kiểm tra giám sát hoạt động của
các doanh nghiệp trong thời gian qua thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ
quan chức năng Trung ương và địa phương, giữa các cơ quan địa phương với
nhau. Chế độ thông tin, báo cáo chưa thành nề nếp, cơ quan quản lý nhà
nước các cấp thiếu sự phối hợp với nhau nên không nắm chắc được tình hình
của doanh nghiệp, xử lý chậm những vấn đề phát sinh mặc dù có nhiều
ngành, nhiều cấp kiểm tra, giám sát thường xuyên. Đây là việc làm cần thiết
trong quản lý nhưng đã gây ảnh hưởng không ít đến hoạt động của các doanh
nghiệp, đôi lúc còn dẫn đến phiền phức và chưa giám sát tốt kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
+ Do trong quá trình đổi mới nên chính sách của nước ta nói chung
cũng như các chính sách, chế độ liên quan đến đầu tư không ổn định và luôn
thay đổi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến
đầu tư nước ngoài trong thời gian qua, nhất là trong các lónh vực quản lý tài
chính, chính sách đất đai, cơ chế điều hành quản lý xuất nhập khẩu, chính
sách quản lý ngoại hối...Chính sự không ổn định và luôn thay đổi của các yếu
tố này cũng phần nào làm cho các chủ đầu tư ngần ngại khi bỏ vốn ra đầu tư.
+ Việc tiếp nhận, bố trí các dự án đầu tư trong những năm đầu thực
hiện chưa được quy hoạch, giải quyết đồng bộ KCN, khu dân cư, đô thị và
nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước...Phần lớn
các dự án bước đầu đầu tư không tập trung, phân tán tại các địa điểm riêng lẽ
dẫn đến chi phí xử lý môi trường, đầu tư mở rộng đường giao thông, cung cấp
điện, nước gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả.
+ Các thủ tục hành chính trong việc xin phép thuê đất, xin phép xây
dựng, xin cung ứng điện, nước, thủ tục hải quan...cũng đã nghiêm khắc sửa
chữa, cải tiến nhưng thực tế trong điều hành cũng còn không ít khó khaên,
Trang 40
vướng mắc. Bên cạnh đó, thủ tục cấp đất, công tác di dời tái định cư, đền bù
giải phóng mặt bằng xây dựng còn tốn khá nhiều thời gian và nhiều khó
khăn, gây chậm trễ trong việc triển khai dự án. Chính những điều này cũng
đã gây ảnh hưởng nhất định đến việc triển khai dự án sau khi được cấp phép
đầu tư và ảnh hưởng đến công tác kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh
trong thời gian qua.
+ Công tác tiếp thị kêu gọi đầu tư nước ngoài chưa được quan tâm
đúng mức, chưa có sự đầu tư kinh phí thỏa đáng từ ngân sách nhà nước cho
công tác tiếp thị kêu gọi đầu tư, gây không ít khó khăn cho địa phương trong
việc triển khai thực hiện. Công tác xúc tiến, vận động đầu tư nước ngoài chủ
yếu là do các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng chủ động phối hợp với các cơ
quan ban ngành tổ chức thực hiện và tự chịu kinh phí.
+ Chính sách về nhà ở của công nhân các KCN, các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài chưa được nhà nước quan tâm, hỗ trợ đầu tư nên còn
nhiều khó khăn cho địa phương trong việc giải quyết các vấn đề liên quan
như chổ ở, an ninh trật tự, sức khỏe của công nhân lao động... Bên cạnh đó,
trong thời gian qua việc quản lý lao động chưa được chặt chẽ, khả năng cung
cấp lao động cho các doanh nghiệp nhất là lao động kỹ thuật chưa đảm bảo.
Việc chấp hành luật pháp về lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài chưa được thực hiện nghiêm túc tại một số doanh nghiệp như
không đăng ký tuyển dụng và khi tuyển dụng xong không trình báo tại cơ
quan quản lý lao động của địa phương hoặc chỉ tuyển dụng thông qua cơ quan
chức năng lần đầu còn những đợt tuyển dụng sau thì tự tuyeån.
Trang 41