Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tiểu luận Đọc và phân tích một bài phản ánh từ đó rút ra những đặc điểm của thể loại có thể so sánh với thể loại tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.01 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Khoa Báo chí
Tiểu Luận môn Phản ánh
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Tiến Hài
Sinh viên: Trương Đức Thành
Lớp: Báo in K27A1
Khoá học: 2007 - 2011
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
ĐỀ BÀI:
1
I. Sưu tầm 5 bài phản ánh thuộc 5 dạng khác nhau?
II. Đọc và phân tích một bài phản ánh từ đó rút ra những đặc điểm của
thể loại có thể so sánh với thể loại tin?
III. Rút ra những kinh nghiệm gì, từ những bài bài phản ánh trên để
xuất viết được một bài phản ánh hay?
IV. Nộp bài phản ánh.
1. Bài chân dung.
2. Bài về trường.
3. Bài đăng báo (nếu có).
Phần mở đầu
Trải qua 60 tiết học trên lớp, môn Phản ánh thực sự là một hệ thống
kiến thức hoàn chỉnh. Từ sự hình thành và phát triển của Phản ánh trong nước
và trên thế giới đầy lí thú, từ những khái niệm, đặc điểm cơ bản mang tính
2
chiều sâu, đến kỹ năng làm Phản ánh vô cùng hiệu quả. Thì Lý thuyết về bộ
môn Phản ánh đã đáp ứng phần nào mong muốn khát khao được học hỏi, trau
dồi kiến thức của sinh viên.
Lý thuyết Phản ánh còn có tác dụng thiết thực trong công việc bồi
dưỡng, trao đổi kin nghiệm, nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp của
những người trong nghề.
Nội dung của nó còn giúp cho sinh viên nắm bắt được những vấn đề lý


luận, phương pháp và kỹ năng sáng tạo nên thể loại phản ánh. Từ đó tiếp thu
những tri thức và kinh nghiệm nghề nghiệp một cách tiện lợi, nhanh chóng.
Sự đầy đủ về nội dung sẽ trang bị những hiểu biết có hệ thống về tính
chất đặc thù của phản ánh. Đó thực sự là một hệ thống hóa các tri thức và kỹ
năng cơ bản trong quá trình hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học
đáng chân trọng của tác giả.
Cũng từ sau những bài giảng và trải qua thực tế, bản thân em đã rút ra
được bài học cho mình để viết lên được tác phẩm phản ánh hay.
3
Phần nội dung
I. Sưu tầm 5 bài phản ánh thuộc 5 dạng khác nhau
1. Phản ánh thông tin, sự kiện
Vietnamnet lộ thông tin nội bộ?
(Dân Việt) – Trao đổi với Dân Việt, Tổng Biên tập Vietnamnet, ông Nguyễn
Anh Tuấn cho biết, đây là những thông tin do hacker đưa lên chứ không phải những
thông tin nội bộ của Vietnamnet.
Chưa đầy nửa tháng, Vietnamnet đã 2 lần bị Hacker tấn
công.
Bốn trang thông tin về mã nguồn và những thông tin nội bộ của Vietnamnet
đã bị hacker đưa lên giao diện của trang chủ Vietnamnet sau vụ tấn công diễn ra vào
khoảng 5 giờ sáng 6-12.
Bốn trang này, bao gồm toàn bộ dự án quản trị Báo điện tử V-CMS cùng mã
nguồn mà tin tặc cho rằng được Vietnamnet tự xây dựng với ngân sách nhiều tỷ
đồng; cơ sở dữ liệu Báo Vietnamnet (backup ngày 28-11) và tài liệu chứa các kế
hoạch kinh doanh, báo cáo, dự án, hợp đồng, số liệu toà soạn, thông tin đối tác, đặc
biệt là các dự án về SMS (dự án trúng thưởng, cá độ bóng đá) mà tin tặc gọi là “Con
gà đẻ trứng vàng” của Vietnamnet.
Hacker đã để các đường link để có thể dowload những thông tin này, thậm
chí còn hướng dẫn chi tiết cách thức giải nén. Tuy nhiên, trao đổi với Dân Việt,
Tổng Biên tập Vietnamnet, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, đây là những thông tin

do hacker đưa lên chứ không phải những thông tin nội bộ của Vietnamnet.
Bốn trang thông tin này dù đã được nhanh chóng gỡ bỏ, tuy nhiên đã được
phát tán trên rất nhiều website.
Về lá đơn của một người ký tên Phong, tự xưng là cán bộ của Vietnamnet, tố
cáo Báo điện tử này sử dụng phần mềm lậu, ông Tuấn một lần nữa khẳng định đây
là lá đơn mạo danh.
4
Trong vụ tấn công của hacker, toàn bộ giao diện trang chủ của Vietnamnet bị
làm biến dạng. Dù không gây nhiều tổn thất và xâm nhập sâu vào hệ thống, nhưng
hacker rõ ràng đã kiểm soát được toàn bộ nội dung của trang báo điện tử
Vietnamnet. Giám đốc bộ phận an ninh mạng BKIS, ông Nguyễn Minh Đức cho
rằng: Hacker đã chiếm đoạt được CMS thông qua tài khoản biên tập viên hoặc
admin.
Việc đầu tiên Vietnamnet áp dụng sau vụ tấn công là tiến hành cô lập các
cổng truy cập nội dung tin bài từ xa.
Những thông tin mà hacker đưa lên cũng không khác lá bùa sinh tử lệnh mà
hacker hay để lại trên các trang web bị tấn công đang tràn lan trong thời gian gần
đây. Tuy nhiên, chưa tới 1 tiếng sau vụ tấn công, bộ phận kỹ thuật của Vietnamnet
đã giành lại được quyền kiểm soát.
Hai tuần trước, như Dân Việt đã có bài phản ánh, vào ngày 22-11,
Vietnamnet cũng bị hacker tấn công vào hệ thống dẫn tới bị gián đoạn truy cập suốt
từ khoảng 2 giờ sáng đến 16 giờ chiều.
Anh Đào
2. Phản ánh phân tích vấn đề
Bình sữa có chất BPA: Vẫn mua bán bình thường
(TNO) Chất BPA có trong các bình sữa trẻ em đang được bày rộng rãi ở Việt
Nam mà người dân lại không hề hay biết.
Theo AFP, hơn 130 nghiên cứu trong thập kỷ qua đã liên hệ chất BPA
(bisphenolA) với những rắc rối sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm: ung thư vú, béo
phì, dậy thì sớm và hiện tượng sụt giảm số lượng tinh trùng, ung thư, u tế bào, u

nguyên bào thần kinh. Đáng nói là chất BPA lại có trong các bình sữa trẻ em đang
được bày rộng rãi trong khi người dân VN lại không hề hay biết.
Sản phẩm bình bú của trẻ em có giá từ vài chục ngàn đồng đến vài trăm ngàn
đồng/cái, tùy xuất xứ và chủng loại. Nhưng loại không có BPA là đắt nhất - Ảnh:
Trí Quang
5
Nhiều nước đã cấm BPA
Vào tháng trước, Liên minh châu Âu đã theo bước Canada cấm sử dụng BPA
trong các bình sữa trẻ em sau khi những thí nghiệm cho thấy BPA có thể tác động
đến sự phát triển của hệ thần kinh và hành vi của động vật khi chúng tiếp xúc với
chất này trong giai đoạn thai nghén hoặc mới ra đời.
Theo đó, các quốc gia châu Âu phải dừng việc sản xuất các bình sữa trẻ em
có chất BPA trước tháng 3.2011 và chấm dứt việc bán ra hoặc nhập khẩu chúng
trước tháng 6.2011.
Tuy nhiên, BPA hiện vẫn được sử dụng rộng rãi trong nước đóng chai, vỏ
bọc điện thoại di động, máy tính và các sản phẩm tiêu dùng khác.
Tác động của BPA với sức khỏe con người vốn là vấn đề gây tranh cãi trong
nhiều năm qua. Vào tháng trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng BPA
không tích lũy trong cơ thể song thừa nhận “những nghiên cứu dịch tễ và thí
nghiệm gần đây đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với BPA ở mức độ thấp
và một số tác động bất lợi với sức khỏe”.
Còn tài liệu y khoa Mỹ Uptodate ghi thẳng và khuyến cáo: "Phải tránh những
cái vật dụng, chứa đựng bằng nhựa trong suốt mà có chứa BPA, nên tránh dùng bởi
vì sự tiếp xúc với BPA có thể đi kèm với những tổn hại phát triển của trẻ em”.\
Bình sữa có BPA bán đầy vì giá rẻ
Khảo sát nhiều cửa hàng bán sản phẩm bình sữa dành cho trẻ em tại
TP.HCM vào hôm qua (9.12), phóng viên Thanh Niên Online nhận thấy nhiều
người dân không để ý thông tin liên quan đến chất BPA, một hóa chất có thể gây vô
sinh ở nam giới, hay ung thư mà các nước khác đã khuyến cáo.
Vào vai người đi mua bình sữa cho con, chúng tôi ghé vào một cửa hàng trên

đường Phạm Viết Chánh (Q.1, TP.HCM) để tìm bình sữa không có chất BPA.
Chủ cửa hàng cho biết có hai loại cơ bản là loại làm theo công nghệ mới,
không có chất BPA và loại công nghệ cũ, có chất BPA. Loại không chất BPA có giá
160.000 đồng/bình, đắt hơn từ hai đến ba lần loại thường (60.000 đồng/bình).
"Trong thông tin của sản phẩm đâu có chỗ nào ghi bình này không có
BPA?", nghe chúng tôi hỏi sau khi xem kỹ nhãn hiệu trên bình, chủ cửa hàng ấp
úng: "Loại không có BPA thường làm bằng thủy tinh, dù gặp nước nóng thế nào
cũng chẳng sao, còn các loại bình nhựa thì gặp nước nóng lâu ngày sẽ phát tiết ra
chất BPA".
Thấy khách lưỡng lự, chị này bồi thêm: "Trước giờ, nhiều người vẫn xài loại
bình thường, có BPA, có sao đâu, ai đâu mà để ý. Với lại chất BPA đó cũng không
gây hại gì ghê gớm. Nếu muốn chắc chắn thì em đi đâu rồi lát nữa quay lại, chị sẽ
tìm ra tờ giấy có chứng nhận không chất BPA cho em yên tâm".
Tại một cửa hàng trên đường Tôn Thất Tùng (Q.1, TP.HCM), biết chúng tôi
hỏi mua sản phẩm bình sữa không chất BPA, chủ tiệm nói ngay: "Gần đây cũng có
khách tìm mua bình bú không BPA như ông anh, nhưng ở đây bán phổ biến nhất là
loại thường, tức loại có BPA".
Theo chủ cửa hàng nói trên, loại bình có BPA có giá thấp hơn nhiều so với
bình không có BPA.
"Bình không có chất BPA sẽ có ghi chữ "BPA Free", còn sản phẩm nào
không ghi hai chữ này thì thuộc loại có BPA. Tuy nhiên người dân vẫn xài phổ biến
6
loại thường vì không phải ai cũng có điều kiện về kinh tế để chọn loại có ghi "BPA
Free" giá cao", chủ cửa hàng trên cho biết.
Tại quầy tính tiền, chúng tôi thấy rất nhiều khách hàng mua sản phẩm bình
bú loại thường, tức loại không ghi chữ "BPA Free".
"Tại trước giờ xài loại nào thì tôi mua loại đó cho con, chứ cũng không để ý
thông tin về chất BPA gì đó. Tôi cũng nghe chủ tiệm nói sơ, nhưng loại đó đắt
lắm!", anh Tâm, một khách hàng cho biết.
Trong vụ việc này, ngành chức năng cần sớm có những thông cáo chính

thức về chất BPA để người dân được biết.
Trí Quang - Sơn Duân - Thành Trung (vietnamnet.vn, ngày 10/12/2010
11:26)
3. Phản ánh người tốt, việc tốt, chân dung
“Em sẽ không bao giờ từ bỏ ước mơ”
(Dân trí) - Mồ côi cha từ khi mới lọt lòng, lên 10 tuổi Thanh Thảo đã phải tự
kiếm sống để nuôi mẹ và người bác ốm đau. Vậy mà suốt 12 năm học, Thảo luôn là
học sinh khá, giỏi, và cô bé kiên cường ấy hiện là sinh viên năm 2 ĐH Y Hải
Phòng.
Khó khăn chồng chất khó khăn
Ngôi nhà cũ kỹ, tồi tàn rộng chưa đầy 20 mét vuông với đầy những nilon,
giấy vụn, chai, lọ, tải rách Trong nhà chỉ trơ trọi một chiếc giường, mặc cho cơn
gió lạ lùa vào làm tê cóng chân tay. Quang cảnh mái ấm của gia đình em Nguyễn
Thị Thanh Thảo ở thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái (Thuận Thành, Bắc Ninh) ít nhiều
làm cho chúng tôi nghĩ đến cái lều mà một ai đó dựng lên để hành nghề thu mua
phế liệu.
Thảo với thân hình nhỏ thó, nước da hơi ngăm đen, bận chiếc áo thấm đẫm
mồ hôi, ánh mắt buồn xa xăm, bắt đầu kể cho chúng tôi nghe câu chuyện với chuỗi
ngày tháng bất hạnh vây kín cuộc đời của hai mẹ con.
Gần 20 cái tết trôi qua, cũng như biết bao ngày bình thường khác, trong bữa
cơm chỉ có ba người phụ nữa với nhau, lặng lẽ ăn, lặng lẽ nhìn đĩa rau với bát nước
mắm trên chiếc mâm sắt ngả màu. Khi nhỏ, Thảo vô
tình cất tiếng hỏi: “Cha con không về hả mẹ?”, thì
thấy mẹ mình im lặng, nước mắt cứ tuôn rơi. Lớn
lên, Thảo mới biết mình bị bố bỏ rơi ngay từ khi
còn trong nôi.
Thanh Thảo và mẹ.
Nỗi buồn thiếu vắng cha đó cứ dài theo năm
tháng cho đến khi những tai ương khác tìm
đến người mẹ gầy gò ốm yếu của Thảo.

Căn bệnh thận không chỉ cướp đi sức lao
động của mẹ Thảo từ khi Thảo chưa lên 10
tuổi, mà còn đeo bám, ăn mòn một phần tư quả
thận của bà. Vậy mà nỗi đau vẫn chưa hết, bác gái của
Thảo, người mà Thảo coi như bà mẹ thứ 2, suốt
7
20 năm nay lay lắt, điêu đứng với căn bệnh tâm thần phân liệt và bà đã bị vôi hóa 4
đốt cột sống. Bà cũng đã 2 lần mổ vì dạ dày và viêm xương.Nén những cơn đau vào
trong vì gánh nặng mưu sinh vẫn còn đó, mẹ Thảo phải đi làm thuê làm mướn: đi
cấy thuê và làm bất cứ việc gì miễn là có tiền đong gạo thổi cơm. Khi ở quê hết việc
thì bà sang Bát Tràng để gánh gạch, nặn than. Khi sức khỏe yếu dần không còn ai
thuê nữa thì bà đi nhặt nilon, giấy vụn về bán cho đại lý.
Khi những cơn đau quặn thắt, tối tăm mặt mũi tìm đến bà thì bà phải nằm
viện để điều trị. Bác sỹ kết luận mẹ Thảo bị suy thận độ 4. Sức khỏe của bà không
đảm bảo cho một ca mổ nào nữa, đến nước này chỉ còn đường chạy thận nhân tạo.
Tưởng như mọi bất hạnh đều dồn đến với Thảo.
Biến ước mơ trở thành hiện thực
Bỏ qua những buồn đau và mặc cảm, ngày ngày Thảo vẫn đến trường đều
đặn. Vì không có thì giờ để học bài ở nhà, Thảo học thuộc bài ở ngay trên lớp. Vậy
mà cả 12 năm Thảo đều đạt học sinh khá, giỏi và đặc biệt nhiều năm đứng đầu lớp
về thành tích học tập.
Sống thiếu vắng tình cha, phải đối mặt với miếng cơm manh áo ngay từ khi
còn thơ bé, nhiều lúc ngã gục vì kiệt sức, vậy mà Thảo chưa bao giờ mất niềm tin
vào cuộc sống. Em luôn mơ ước một ngày trở thành bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho
mẹ, bác gái và những người nghèo không có tiền chữa bệnh.
Giấy báo trúng tuyển vào khoa bác sĩ đa khoa Trường đại học Y Hải Phòng
năm học 2008 - 2009 với số điểm 25,5 chính là liều thuốc an thần lớn nhất mà Thảo
dành tặng mẹ và bác gái. Cô cười tươi rạng rỡ kể lại chuyện cũ với tôi nhưng không
giấu được nỗi lo bởi cuộc sống phía trước.
Hiện là sinh viên năm thứ hai, Thảo thấy mình cần phải cố gắng nỗ lực học

tập hơn nữa để trở thành một bác sĩ vững vàng về tay nghề, y đức tốt. Cô luôn tận
dụng thời gian rảnh để đi làm thêm lấy tiền trang trải cho học hành.
Luôn mơ ước sẽ trở thành bác sĩ giỏi, Thảo rất vui khi đỗ Trường ĐH
Y Hải Phòng.
Tất bật với cuộc sống sinh viên vậy mà kỳ nào Thảo cũng dành học bổng của
trường. Rồi tháng 9 năm 2008, Thảo nhận được học bổng của Tổ chức từ thiện
Australia dành cho trẻ em Việt Nam (ACCV).
8
Chia sẻ với tôi, Thảo nói: “Em sẽ dành học bổng của mình để chạy thận nhân
tạo cho mẹ và mua thuốc chữa bệnh cho bác gái”.
Tiễn tôi ra tận ao làng, Thảo nói: “Em sẽ không bao giờ từ bỏ ước mơ đâu
anh ạ. Và em biết dù có khó khăn thế nào mình cũng phải cố gắng vượt qua. Em sẽ
cố gắng hết sức khi mình còn có thể!”.
Bài và ảnh: Tự Lập
4. Phản ánh giới thiệu công trình, du lịch, thắng cảnh
Côn Đảo: hòn đảo ấn tượng nhất Đông Nam Á
TTO - Chuyên trang du lịch tạp chí New York Times (Mỹ) vừa có bài viết về
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam) và đưa hòn đảo này vào danh sách những
điểm đến ấn tượng nhất Đông Nam Á.
Môt góc Côn Đảo nhìn từ máy bay - Ảnh: The New York Times
Bài viết nhấn mạnh Côn Đảo vô cùng hấp dẫn do nét hoang sơ của biển,
rừng và giới thiệu đây là hòn đảo trở thành công viên quốc gia đầu tiên của VN. Tác
giả Noami Lindt cho rằng dân số ít (khoảng 7.000 người) đã khiến Côn Đảo trở
thành một trong những điểm du lịch hoang sơ và ấn tượng nhất ở Đông Nam Á.
Theo bài viết này, điểm đặc biệt khiến Côn Đảo hấp dẫn du khách chính là
vẻ đẹp ngoạn mục cùng nhịp sống chậm rãi, thân thiện của cư dân nơi đây. Tất
cả hầu như chưa bị xáo trộn.
9
“Không giống những vùng biển du lịch khác
của VN đang bị thương mại hóa, nước thải chảy thẳng

ra biển, du khách thỉnh thoảng bị quấy nhiễu bởi sự ồn
ào của canô nước… Côn Đảo làm người ta nghĩ hình
như chẳng có ai đến hòn đảo này”.
Cách tốt nhất để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Côn Đảo, theo tác giả, là
thuê xe gắn máy lang thang trên các con đường ven biển với một bên là vách núi, đi
bộ vào rừng, thuê thuyền rong ruổi ra hòn Bảy Cạnh Côn Đảo còn là một trong
những nơi hiếm hoi trên thế giới có rùa biển đến đẻ trứng vào tháng 5 đến tháng 10
hằng năm.
Không chỉ có những bãi biển hoang sơ và rất đẹp như Đầm Trầu… điểm đến
này cũng là nơi lý tưởng để lặn biển (scuba diving), thám hiểm công viên quốc gia
dưới nước, lặn với ống thở (snorkling) Hiện đã có những đường bay thuận tiện
đưa du khách từ TP.HCM đến Côn Đảo.
Tuy Côn Đảo vẫn còn chưa phát triển so với các điểm đến khác trong nước
và khu vực ASEAN, nhưng đã có những dự án phát triển du lịch, resort cao cấp
được đầu tư xây dựng. Đặc biệt, khi khu nghỉ mát cao cấp Six Senses được đưa vào
hoạt động cuối năm nay du khách sẽ có thêm sự lựa chọn cho các nhu cầu tiện nghi.
5. Phản ánh theo ý đồ sáng tạo của tác giả suy ngẫm
Chen nhau "săn" vé tàu vét
Hy vọng
Đúng 7 giờ ngày 6.12, quầy vé tại tầng 1 ga Sài Gòn mở cửa bán vé tàu Tết
tăng cường dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011 cho người dân có nhu cầu. Trước
đó, rất nhiều hành khách có mặt từ sớm để mong là người “sở hữu” tấm vé tàu trong
tay.
Chị Nữ, mưu sinh bằng nghề bán hủ tiếu gõ trọ tận Quận Tân Phú (TP.HCM)
chầu chực ở ga từ lúc 3 giờ sáng.
“Đã 2 năm nay tôi không về quê (Quảng Ngãi) mà chỉ gửi chút tiền gom góp
được trong năm cho cả nhà sắm Tết. Năm nay, bão lũ lại tàn phá nhà cửa, cả chiếc
"Côn Đảo bao gồm
16 hòn đảo lớn nhỏ, trong
đó Côn Sơn là đảo lớn

nhất, là trung tâm của
huyện Côn Đảo. Côn Đảo
cách bờ biển Vũng Tàu
khoảng 185km. Trong 113
năm, Côn Đảo là nhà tù
tàn khốc nhất Việt Nam,
do thực dân Pháp xây dựng
vào năm 1862 và sau đó do
quân đội Mỹ cai quản đến
khi giải phóng hoàn toàn
VN, thống nhất đất nước
vào năm 1975".
The New York
Times
10
xe bò, tài sản có giá trị nhất trong nhà cũng bị nước cuốn trôi. Tôi muốn bằng mọi
giá về thăm nhà”.
Chị Nữ chỉ là một trong số hàng chục ngàn người dân có nhu cầu về quê
bằng phương tiện xe lửa “vuột mất” cơ hội mua vé trong đợt bán vé chính thức của
Tổng Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn vừa qua.
Nghe tin ga Sài Gòn bán vé tàu tăng cường, chị khấp khởi mừng. Chị Nữ rất
vui khi cầm trên tay tích-kê (cung cấp số thứ tự cho hành khách đặt vé) số 1.
Chỉ hơn nửa tiếng mở cửa, quầy vé đã phát ra hàng trăm tích-kê. Thời gian
giải quyết đặt vé cho mỗi hành khách mất khoảng 3-5 phút. Hàng trăm người vẫn
kiên nhẫn bám trụ chờ nhân viên nhà ga xướng lên số thứ tự.
Nguyễn Thanh Tú (quê Nghệ An, sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân
văn TP.HCM) bày tỏ: “Dù có đợi đến hết ngày cũng ráng chờ vì nếu để lỡ vé lần
này, chắc không còn cơ hội”. Tú cho biết, ngoài cổng ga Sài Gòn, vẫn còn nhóm
người rao bán vé chợ đen. “Bỏ tiền ra mua nhưng đến ngày đi gặp trục trặc không
được lên tàu cũng sẽ rất phiền nên tốt nhất không nên mạo hiểm” - Tú nói.

Vé chợ đen chỉ còn đường quay về chợ đen
Ngoài số lượng vé tàu tết đã được bán hết trong đợt chính thức trước đây
(bán qua website www.vetau.com.vn), hiện ngành đường sắt sẽ nối thêm toa đối với
những đầu tàu dưới 15 toa để phục vụ thêm nhu cầu của hành khách, phần lớn số
lượng vé tăng cường tập trung ở các khu vực chính có ga đến từ Vinh trở ra Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó trưởng ga Sài Gòn cho biết, như những năm
trước, năm nay, ngành đường sắt cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu cho hành
khách đi tàu trong dịp Tết.
Với những hành khách thật sự có nhu cầu mua vé tàu nhưng đến giờ vẫn
chưa được “sở hữu”, ông Thành nói “vẫn còn cơ hội cho những hành khách này”.
Và đợt bán vé tàu Tết tăng cường bắt đầu từ 6.12 chính là cơ hội đó. Tuy nhiên, ông
Thành không biết ngày nào sẽ kết thúc đợt bán vé tăng cường. “Có thể kéo dài trong
2 hoặc 3 ngày hoặc hơn”.
Ông Thành cam đoan, ga Sài Gòn sẽ mở cửa bán vé tàu Tết tăng cường cho
hành khách bắt đầu từ 7 giờ đến 23 giờ mỗi ngày trong đợt bán vé thêm này.
Đáp ứng nhu cầu người dân, ngành đường sắt cũng cho biết đã lên phương
bán ghế phụ với giá bằng 80% so với vé ngồi chính thức. Có tổng cộng khoảng
10.000 vé ghế phụ, và trong đợt này ga Sài Gòn sẽ bán khoảng 50% (tức 5.000 vé)
cho hành khách có nhu cầu, khoảng 50% còn lại sẽ được bán trước giờ tàu chạy
khoảng 48 giờ.
Để “dẹp đường làm ăn” của dân phe vé chợ đen, ông Thành khẳng định, hành
khách đi tàu vào ngày cao điểm phải mang theo CMND và giấy tờ tùy thân hợp lệ.
Ga Sài Gòn nhất quyết không cho hành khách có tên khác với tên ghi trong vé tàu.
Trong trường hợp khách muốn chuyển vé cho người thân trong gia đình hoặc đồng
nghiệp trong cơ quan, khách được yêu cầu phải chứng minh những mối quan hệ này
bằng cách trình ra hộ khẩu hoặc giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị. Khách có nhu
cầu đổi hoặc trả vé, phải liên hệ với ga Sài Gòn trước 10 ngày tàu chạy.
“Đây là một trong những biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn nạn vé chợ
đen. Khách mua vé chợ đen chỉ có thể trả vé lại cho chợ đen” - ông Thành khẳng
định. “Hành khách mua vé chợ đen năm nay đành chịu thiệt. Chúng tôi đã khuyến

cáo họ rất nhiều lần rồi”. Trần Duy
11
II. Phân tích
1. Phân tích
Phản ánh người tốt, việc tốt, chân dung
“Em sẽ không bao giờ từ bỏ ước mơ”
Nội dung
a. Tít
Tít chính chính là lời khẳng định của nhân vật
Tít ngắn gọn, dễ hiểu
Tít phụ là dạng Tít gợi nêu ý nghĩa chung của bài báo, kích thích người
ta đọc bài báo thuộc hình thức khơi gợi, một câu ngắn gọn.
Có tính nhân văn và giàu chất văn học
b. Sapo
Sapo viết ngắn gọn và được viết theo mô thức tiếp cận thực tế. Tác giả
đi thẳng vào trực tiếp thực tế cuộc sống chân thực của nhân vật. Điều này làm
cho người đọc có cảm giác nhân vật ấy tồn tại đâu đây bên cạnh mình.
Sapo ấy cũng đã trả lời được năm câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào?
Và Tại sao? Đây cũng là một trong những nguyên tắc tối thiểu để xây dựng
lên một bài phản ánh.
c. Nội dung
Đó là một tấm gương nghị lực vươn lên đáng để cho độc giả phải
ngưỡng mộ và thán phục, đáng để cho các bạn trẻ phải suy nghĩ, đáng cho các
bạn có hoàn cảnh tương tự học hỏi và noi theo.
Bài viết giàu chất nhân văn làm rung động lòng trắc ẩn của độc giả.
12
Hình thức
a. Ảnh
Bài viết sử dụng ảnh làm minh họa cho bài viết, giúp cho bài viết giàu
giá trị thông tin, thể hiện được người thật việc thật, mang lại sự tin tưởng cho

độc giả.
Hình ảnh còn giúp cho độc giả dễ hình dung được không gian sống của
nhân vật, và làm cho bài viết sống động.
b. Chú thích
Tác phẩm có chú thích ảnh, làm cho độc giả dễ hiểu, dễ nắm bắt
c. Ngôn ngữ
Tác giả sử dụng ngôn ngữ trần thuật, miêu tả, kể kết hợp lời nhân
chứng để xây dựng lên bài viết.
d. Chi tiết
Tác giả sử dụng nhiều chi tiết để xây dựng nên bài viết
2. Đặc điểm của thể loại Phản ánh
Với mục đích phản ánh thông tin là giúp cho người đọc biết và hiểu sự
kiện nội dung của bài phản ảnh, phản ánh các bình diện, các quan hệ của sự
kiện một cách phong phú, phát hiện và lý giải những tầng sâu nội dung phán
đoán những khả năng, khuynh hướng vận động của sự kiện.
Nếu xem xét nội dung của bài phản ảnh và thể loại tin ta có thể thấy sự
giống nhau giữa hai thể loại này là đều giải đáp hầu hết các câu hỏi đặt ra
như: ai, ở đâu, khi nào, bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào, tác động đến cái gì, kết
quả, hậu quả ra sao, sẽ đi tới đâu.
Ở thể loại tin thì chỉ dừng lại ở những câu hỏi đó còn với thể loại phản
ánh sẽ có thêm giải pháp đề xuất giải quyết vấn đề.
ở bài phản ảnh, nhà báo giành sự chú ý lớn cho việc tìm hiểu, phân tích
các khía cạnh phức tạp, phong phú để trả lời thoả đáng các câu hỏi đó.
Ở phần nội dung bài phản ảnh thường được triển khai chủ yếu theo hai
hướng chính. Hướng thứ nhất tập trung phản ánh các tầng theo chiều sâu nhận
thức về một sự kiện. Hướng thứ hai phát hiện, khai thác các mối quan hệ theo
chiều rộng hoặc mở ra đến mức tập hợp, liên kết một loạt sự kiện đồng cấp để
làm rõ một sự kiện lớn hay một vấn đề nào đó.
13
Nếu tin chỉ tập trung trả lời năm câu hỏi thì bài phản ảnh dành sự chú ý

nhiều hơn cho các câu hỏi còn lại. Trên thực tế, câu trả lời cho các câu hỏi
này dễ bị chi phối bởi những quan điểm, thái độ chính trị của nhà báo.
Cho dù được hình thành dưới mô thức gì thì kết cấu của bài phản ảnh
vẫn là đầy đủ nhất, hoàn chỉnh nhất.
Mặc dù tần suất của tin xuất hiện nhiều trên các trang báo nhưng ngôn
ngữ trong tin vẫn chỉ là ngôn ngữ sự kiện đặc trưng với tính chất khách quan
trực tiếp câu văn ngắn gọn, chặt chẽ.
Bài phản ánh có tính chất tổng kết về một phong trào, một sự kiện, một
chiến dịch, một sự vận động quan trọng nào đó như tình hình lao động sản
xuất ở một địa phương, phong trào vận động trong nước hoặc các vấn đề xảy
ra xung quanh cuộc sống con người.
Bài phản ánh, phản ánh những vấn đề, sự kiện điển hinh. Đó là những
kinh nghiệm, sáng kiến trong phong trào lao động, hoạt động nghệ thuật…
Phản ánh còn cho độc giả biết những sự kiện này, kia nhằm thông báo
nhanh với những đánh giá, nhận định tương đối đầy đủ để kịp thời phổ biến rộng
rãi hướng dẫn xã hội ứng dụng vào viêc giải quyết các nhiệm vụ tương ứng.
III. Kinh nghiệm và đề xuất
1. Kinh nghiệm
Sau khi học xong môn phản ánh trong nhà trường và tiến hành thực tế
bên ngoài cuộc sống em đã có một số kinh nghiệm khi viết bài phản ánh.
Viết bài phản ánh cũng giống như biết bao sự sáng tạo nên một tác
phẩm báo chí.
Trước khi viết bài phản ánh thì người viết phải lựa chọn cho mình một
chủ đề đề tài nào đó sau khi đã xác định được đề tài người viết sẽ tiến hành
các bước tiếp theo giống như sáng tạo một tác phẩm báo chí.
Người viết bài phản ánh tuyệt đối cần lưu ý kiểm chứng thông tin trong
bất kỳ trường hợp nào vi một thông tin đưa ra sẽ gây rất nhiều tranh cãi. Vì
thế nhất thiết cần phải đến tận nơi để xác minh vấn đề và cần có nhân chứng
14
xác nhận sự việc. Đó có thể là những người dân hoặc bất kỳ ai đó liên quan

đến sự kiện vấn đề.
Việc xử trí với các tin đồn là một điều rất khó khăn đối với người cầm
bút. Các chính trị gia và những người khác muốn đề cao quyền lợi riêng của
họ thương lợi dụng các phóng viên để nói xấu đối thủ cho nên người viết cần
phải biết cách kiểm chứng được tin đồn đó đúng hay la sai.
2. Đề xuất
Để có thể sáng tạo nên một bài phản ánh hay người cầm bút phải quy
chuẩn theo rất nhiều tiêu chí.
Trước tiên đó là độ chính xác của thông tin: sự chính xác luôn là tiêu
chí được đặt lên hàng đầu, nó quyết định vận mệnh của một tờ báo thậm chí
cả một cơ quan báo chí. Các sai xót có thể làm hại đến các nguồn tin và độc
giả. Không bao giờ nên cho rằng một điều gi đó là đúng. Luôn luôn đặt câu
hỏi. Luôn luôn kiểm chứng.
Sau đó là vấn đề viết trúng. Bất kỳ một bài viết nào cũng phải tuân thủ
những tôn chỉ mục đích do tờ báo đề ra. Nó thể hiện được những nét tinh hoa
và truyền thống văn hoá của một cơ quan báo chí.
Một vấn đề nữa đó là sử dụng các lời trích dẫn. Một người cầm bút tài
ba phải biết sử dụng các lời trích dẫn khi nào, khi nào nên, khi nào không.
Kế tiếp đừng bao giờ viết những câu dài, phức tạp. Đừng cố đưa nhiều
ý vào một câu. Dùng các từ, câu đơn giản dễ hiểu. Đừug cố gợi sự khâm phục
của độc giả bằng cách dùng những từ to tát bóng bẩy dài hơi.
Sử dụng các con số, những số liệu cụ thể. Số liệu rất quan trọng vì
chúng góp phần làm cho độc giả tin vào điểm chính của bài viết. Ví dụ nếu
viết bài phản ánh về nạn dịch HIV gây bệnh AIDS độc giả muốn biết rằng có
bao nhiêu người đã nhiễm vi rút đó nhưng hầu hết các số liệu đều không có
nghĩa gì nếu không được so sánh với số liệu khác.
Hơn nữa chỉ đưa ra các con số thì chưa đủ, người viết cần phải giải
thích các lý do đem lại sự thay đổi về các số liệu đó. Không nên đưa quá
nhiều số liệu vào một bài viết. Độc giả sẽ bị rối mắt.
15

Như vậy để có một bài phản ánh hay thì người viết phải đáp ứng đầy đủ
các tiêu chí trên và lựa chọn cho mình một lối viết riêng, mang những cá tính
mới lạ, hấp dẫn sâu sắc thuyết phục được sự tin tưởng của độc giả giành cho
bài báo của mình.
IV. Nộp bài phản ánh.
1. Bài chân dung.
Anh chàng sinh viên thích trẻ thơ
Có lẽ trong lớp Báo in này chẳng có ai còn lạ lẫm với bút
danh Tự Lập, anh tích cực tham gia các hoạt động từ thiện liên
quan tới trẻ em từ khi là sinh viên năm thứ hai. Rồi trong
những bài viết của mình, anh luôn ưu tiên cho những những
đứa trẻ côi cút, anh lăn xả vào thực tế chỉ mong thay đổi những
số phận còn bất hạnh.
Tự Lập tham gia tình nguyện trẻ em. Ảnh Trương Đức Thành
16
Mặc dù chương trình học tập đang bước vào thời kỳ căng thẳng, đầy
thử thách nhưng tôi vẫn thấy anh dò hỏi những số phận bất hạnh trong làng
trẻ hoặc quan tâm tới hoàn cảnh sống của những đứa trẻ nghèo tại một làng
quê nghèo xa xăm nào đó.
Tôi biết anh từ những khi vào trường, nhưng có dịp được biết anh và
hiểu anh hơn trong một lần tham gia tình nguyện ở Câu lạc bộ Kết nối Trẻ
em. Chỉ khi tôi nhìn thấy anh lăn xả vào quá trình tác nghiệp tôi mới vỡ lẽ ra
một điều rằng. Để giúp đỡ một ai đó không phải dễ dàng gì, nó mất khá nhiều
thời gian, tiền bạc và công sức. Nếu không thực sự yêu thích trẻ thơ và nghề
nghiệp khó lòng mà có thể làm được việc ấy.
Đề tài về Trẻ em luôn là niềm yêu thích với anh. Ảnh blog Tự Lập
Trong suốt thời gian là sinh viên anh đã có hàng chục bài báo viết về
những số phận nghèo khó, những mảnh đời côi cút, những đứa trẻ bất hạnh.
17
Mỗi một tác phẩm là một chuyến đi xa, mặc dù tiền nhuận bút chẳng thấm gì

so với số tiền quà cáp cho những đứa trẻ, xăng xe, đò bến, hỏi vì sao anh lại
mất nhiều thời gian vào trẻ con thế trong khi chúng chẳng đem lại lợi lộc gì
cho bản thân mình. Anh cười xòa: “đơn giản là thích thôi”.
Anh rất vui mỗi khi những nhân vật đăng báo của mình được cộng
đồng giúp đỡ. Trong những nhân vật ấy anh cảm động nhất với em Nguyễn
Thị Hương trong bài: “không được mình là một cô bé kiên cường” trải qua 9
tháng nhưng bài báo ấy vẫn thuộc một trong những bài Hot nhất của báo Dân
trí, thu hút được sự quan tâm của độc giả, làm rung động sự thương cảm của
biết bao trái tim (đăng trên báo dân trí ngày 15/03/2010)
Đó là một cô bé ở cái tuổi ăn còn chưa no, lo còn chưa tới mà đã trở
thành trụ cột gia đình. Dù cuộc sống vất vả, Hương vẫn ham học và 6 năm
nay đều có thành tích học tập cao. Em vẫn mong một ngày mình sẽ trở thành
cô giáo để có thể giúp ích cho đời. Gia đình em nghèo túng, bố mẹ lại ốm
đau, bệnh tật, các em thì vẫn còn quá nhỏ, khó khăn này cùng những bất hạnh
khác liên tiếp tìm đến đôi vai gầy yếu ớt của em. Hoàn cảnh ấy đã gieo vào
lòng anh sự thương cảm. Giúp được Hương có thêm tiền ăn học, đỡ đần gia
đình anh mừng lắm.
Nhưng có lẽ tâm đắc nhất, làm anh khâm phục nhất vẫn là cô bé
Nguyễn Thị Hoài quê ở Thanh Oai – Hà Tây, trong bài “Cô bé côi cút tự kiếm
tiền ăn học” đăng trên Dân trí 17/06/2010. Cha bỏ đi khi em chưa lọt lòng, lên
lớp 4 mẹ lại đi tìm hạnh phúc riêng, chỉ còn mình em sống neo nhờ trong “căn
nhà” tuềnh toàng chưa đầy 5m2 tại góc vườn của người bác dâu. Ngần ấy
năm qua, em kiên cường sống, tự kiếm tiền nuôi mình ăn học.
Bài viết về cô bé giàu nghị lực ấy đã xuất hiện ngay ngày hôm sau trên
báo, chỉ sau một tháng đã huy động được một số tiền lớn giúp em có thêm
nghị lực để học tiếp 3 năm cấp III.
Mỗi lần thấy anh buồn, tôi lại cùng anh nhâm nhi li ca fe, chẳng cần hỏi
tôi cùng biết rằng, anh đang trăn trở về một số phận bất hạnh nào đấy. Mỗi
18
khi bắt đầu uống ca fe anh thường nói rằng: “cuộc đời này còn qúa nhiều ao

ước, ao ước lớn nhất của tôi là được thấy những nụ cười của trẻ thơ nơi mà tôi
đã đi qua”.
Nay đã sắp ra trường, vậy mà anh vẫn cần mẫn với phong trào tình
nguyện liên quan tới trẻ em. Chiều nay, anh mừng rỡ báo với tôi, anh vừa
tham gia vào hội nhân đạo phi chính phủ của thành phố Hà Nội.
Trương Đức
Thành
2. Bài về trường.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
Nơi đào tạo các nhà báo trẻ

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiền thân là Trường Tuyên giáo
Trung ương được thành lập ngày 16. 1. 1962 theo Nghị quyết số 36/ NQ- TW
của Ban Bí thư Trung ương Đảng trên cơ sở hợp nhất 3 trường: Trường
Tuyên huấn, Trường Đại học Nhân dân và Trường Nguyễn ái Quốc phân hiệu
II.
Từ khi thành lập đến nay, dù với những tên gọi khác, song Học viện
luôn là trung tâm đào tạo phóng viên, biên tập viên, cán bộ tuyên truyền,
giảng viên lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh- đội ngũ ngững người
làm công tác tư tưởng, văn hoá lớn nhất và uy tín nhất cả nước.
Ngày nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa là trường đại học
trọng điểm, vừa là trường Đảng thuộc hệ thống Học viện Chính trị- Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Đánh giá công lao đóng góp của Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
Đảng và Nhà nước đã trao tặng Học viện Huân chương Độc lập hạng Nhì
(năm 1992), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2002) và Huân chương
Hồ Chí Minh (năm 2007).
19
Công tác đào tạo nhà báo nói chung và nhà báo phát thanh, truyền hình
nói riêng được chia ra các giai đoạn:

- Từ 1962 đến 1969: Nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn này là bồi
dưỡng ngắn hạn cán bộ báo chí để kịp thời phục vụ cho 2 nhiệm vụ chiến
lược là Giải phóng miền Nam và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Từ 1969 đến 1979 Nhà trường bắt đầu đào tạo hệ Đại học. Báo chí là
một trong 4 ngành đươc đào tạo ở bậc đại học đầu tiên ( gồm: Huấn học,
Tuyên truyền, Báo chí, Xuất bản). Trong 10 năm đã đào tạo được 4 khoá với
279 sinh viên.
Từ 1979 đến 2003: Giai đoạn này Học viện bắt đầu đào tạo chuyên
ngành sâu với 3 loại hình đào tạo: cử nhân hệ 4 năm, cử nhân hệ 2 năm
Từ ngày thành lập Khoa (1. 10. 2003) đến nay, Khoa Phát thanh-
Truyền hình đào tạo phóng viên, biên tập viên với 3 chuyên ngành: Phát
thanh, Truyền hình, Báo mạng điện tử.
Về đào tạo sau đại học: Được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ
năm 1995, Học viện bắt đầu đào tạo cao học báo chí và năm 2003 đào tạo tiến
sỹ. Đến nay đã đào tạo được 12 khoá cao học và 4 khoá nghiên cứu sinh.
Cho đến nay, Khoa Báo chí, Khoa Phát thanh- Truyền hình đã đào tạo
hơn 800 nhà báo phát thanh và truyền hình ở trình độ cử nhân; 160 thạc sỹ và
bồi dưỡng hàng ngàn lượt phóng viên, biên tập viên cho các đài phát thanh,
truyền hình. Hầu hết cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan báo chí hiện nay ở
Việt Nam đều được đào tạo từ Học viện. Nhìn chung, đội ngũ phóng viên,
biên tập viên được đào tại Khoa Phát thanh và Truyền hình đều có phẩm chất
chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực chuyên môn cao và đạo
đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới.
Chất lượng đào tạo các nhà báo nói chung và các chuyên ngành phát
thanh, truyền hình, báo mạng điện tử nói riêng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện
cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong những năm đầu của quá trình đào tạo, do cơ sở
vật chất quá thiếu thốn và lạc hậu nên ảnh hưởng đến khả năng tác nghiệp của
20
người học sau khi tốt nghiệp. Nhân thức được vấn đề trên, trong những năm
gần đây, Học viện đã tìm mọi nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất,

phương tiện giảng dạy, học tập chuyên ngành. Hiện nay, Học viện có: 1
studio truyền hình với 6 bàn dựng và 30 camera các loại; 1 studio phát thanh
và một phòng máy tính nối mạng cho chuyên ngành báo mạng điện tử với
chất lượng trung bình. Thời gian tới dưới ánh sáng của Nghị quyết TW5/khóa
X, việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác đào tạo sẽ được tăng lên
Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa, trong những năm qua đã tham gia
hàng chục đề tài cấp bộ, đề tài cấp cơ sở. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội
thảo khoa học, thông tin khoa học. Hiện nay, chúng tôi đang tích cực hợp tác
với các cơ quan báo chí, các cơ quan nghiên cứu thực hiện các đề tài khoa
học. Chính nhờ những thành tích về nghiên cứu khoa học mà chất lượng đào
tạo ngày càng được nâng cao, vị thế của Học viện, của khoa ngày càng được
khẳng định .
Đội ngũ cán bộ của Khoa, hiên nay gồm 2 bộ phận: Bộ phận giảng viên
cơ hữu: có 20 giảng viên; trong đó có 2 tiến sĩ và 12 thạc sĩ. Bộ phận giảng
viên kiêm nhiệm và thỉnh giảng 70 giảng viên, trong số đó có một số là giáo
sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, những nhà báo có kinh nghiệm đang làm
công tác lãnh đạo, quản lý hoặc phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo
chí. Sự kết hợp của 2 bộ phận này đã tạo nên một sự hỗ trợ hiệu quả trong
công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Trước năm 1990, Học viện chủ yếu có quan hệ đào tạo với Liên Xô cũ
(Viện hàn lâm khoa học xã hội trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Liên Xô (AOH) và Trường Đảng Mát- xcơ) Những năm gần
đây, Học viện có quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với Đại
học Công nghệ Segney (Oxtraylia), Trường Đại học Dilimal (Phi- lip- pin),
Đại học Báo chí Lille (Cộng hoà Pháp), Viện FES (Cộng hoà Liên bang Đức),
Đại học Truyền thông Trung Quốc. Tuy nhiên, sự hợp tác mới chỉ dừng lại ở
mức độ trao đổi giảng viên, chương trình và tài liệu nghiên cứu, học tập.
21
Trong các cơ sở trên, chúng tôi hợp tác chặt chẽ và hiệu quả nhất với viện
FES. Hàng năm, Viện FES đã giúp chúng tôi tổ chức các lớp học đào tạo

phương pháp giảng dạy hiện đại, các lớp nâng cao kỹ năng chuyên ngành về
các thể loại như: phóng sự, tin, điều tra, phỏng vấn Đây cũng là một nội
dung mà chúng tôi muốn hợp tác với các cơ sở đào tạo báo chí ở Trung Quốc
trong thời gian tới.
Trải qua 45 năm đào tạo nhà báo nói chung, nhà báo phát thanh, truyền
hình nói riêng, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu sau:
* Trước hết, phải nhận thức đúng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ
của Học viện cũng như của Khoa. Trong từng giai đoạn cách mạng, Học
viện, Khoa phải bám sát nhiệm vụ cách mạng, bám sát định hướng của Đảng,
chủ trương của Nhà nước, đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với các loại hình cán
bộ, phù hợp với nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt và lâu dài.
* Trong đào tạo phải luôn quán triệt quan điểm: báo chí là cơ quan
ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội,
là diễn diền của nhân dân. Công tác đào tạo phải tạo được đội nguc những
người làm báo có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
năng lực chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của công cuộc đổi mới.
* Thường xuyên xây dựng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, từ
xây dựng chương trình, giáo trình, trao đổi đội ngũ giảng viên đến hoạt động
nghiên cứu jkhoa học…
* Thường xuyên thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan báo
chí, coi các cơ quan báo chí là một bộ phận quan trọng trong quá trình đào
tạo, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp. Thường xuyên mời các nhà báo giỏi đến
báo cáo kinh nghiệp, trao đổi nghiệp vụ với người học và động viên người
học cộng tác với các cơ quan báo chí trong suốt quá trình học tập.
* Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh đủ sức hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
22
Thấm nhuần quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh :”Cán bộ là gốc của
mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay

kém”, những năm qua, Học viện, Khoa luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán
bộ, giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách
mạng, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai
đoạn cụ thể. Chúng tôi xác định giảng viên giảng dạy báo chí phải vừa là nhà
nghiên cứu báo chí, vừa là nhà báo nên tạo mọi điều kiện để họ phấn đấu
* Có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan hữu quan từ trung ương đến
địa phương như: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông,
Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, các cơ sở đào tạo báo chí trong nước, Đài truyền hình Việt Nam, Đài
tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các Đài phát thanh- Truyền hình
địa phương Chính mối quan hệ này đã tạo điều kiện để Học viện và Khoa
hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao chất lượng đào tạo4. Những thách thức
trong công tác đào tạo:
Quá trình toàn cầu hoá đã tạo ra những thuận lợi, thời cơ cho công tác
đào tạo nhà báo phát thanh, truyền hình nhưng cũng đầy những thách thức đối
với Học viện. Thách thức lớn nhất là làm thế nào để giữ vững danh hiệu là cơ
sở hàng đầu trong việc đào tạo các nhà báo trong môi trường cạnh tranh gay
gắt. Chúng tôi không những phải cạnh tranh với các cơ sở đào tạo trong nước
mà với tất cả các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước trong một môi trường khó
khăn nhiều hơn thuận lợi. Muốn tồn tại và phát triển, chúng tôi phải đào tạo
được những nhà báo đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế, trong khi đội ngũ các
nhà giáo còn thiếu và yếu; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo còn bất
cập… .
23
24
Phần kết bài
ý do tốt nhất để trở thành nhà báo đã nằm chính trong con người và ý
chí của mỗi sinh viên. L
Qua những bài học trên lớp và hai đợt đi thực tế sinh viên có cơ hội thể hiện
mình, có cơ hội áp dụng lý thuyết vào thực tiễn: “học đi đôi với làm” sẽ mang

lại thành công cao nhất.
Qúa trình sáng tạo nên tác phẩm phóng sự cũng giống như bất kỳ sáng
tạo nên một tác phẩm báo chí nào. Nó là một công việc mang tính sáng tạo và
độc lập cao, có tính chất đào thải rất khắc nghiệt. Nếu chúng ta yên chí, dừng
lại không chịu học hỏi, khong chịu tích lũy kinh nghiệm, không chịu rèn
luyện thì chúng ta sẽ bị xã hội đào thải.
Kết thức hai đợt thực tế cũng có nghĩa mỗi sinh viên đã thực sự trải qua
một khâu quan trọng trong quá trình lao động để sáng tạo nên tác phẩm báo
chí. Công đoạn thu thập thông tin chi phối rất nhiều đến sự thành công của bài
viết.
Để làm ra mỗi sản phẩm báo chí thường trải qua một quy trình sáng tạo
nhất định. Từ khâu phát hiện chủ đề, khai thác thu thập tài liệu, hình thành đề
cương tác phẩm và sau đó là viết, khâu cuối cùng là biên tập. Trải qua một
quy trình như thế sinh viên có cơ hội hiểu thêm về nghề của mình hơn.
Hành trình đọc – đi – nghĩ – viết là công việc chính của mỗi phóng
viên, nhà báo sau này. Sự thất bại sau mỗi lần đi thực tế là điều không tránh
khỏi. Cũng qua thực tế mà em có được được những bài học nghề nghiệp thật
quý báu:
25

×