Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tiểu luận Khảo sát chuyên mục mang tính chất bình luận trên báo từ ngày 15/9 – 15/10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.55 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Khoa Báo chí
Tiểu Luận môn Bình luận
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thế Phiệt
Sinh viên: Trương Đức Thành
Lớp: Báo in K27A1
Khoá học: 2007 - 2011
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Nhận xét của giảng viên:
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
II/ Môn Bình luận
Khảo sát chuyên mục mang tính chất bình luận trên báo từ ngày 15/9 –
15/10
Yêu cầu: Sưu tầm, tập hợp tác phẩm (cắt dán)
Phân tích, đánh giá.
- Sự hình thành và phát triển của chuyên mục (ngày tháng ra đời, vị trí,
nhiệm vụ của tờ báo)
- Số lượng người viết
- Đề tài, phân loại, các nội dung chủ yếu
- Hình thức thế hiện
Phần mở đầu
Thông tin hiện đại ngày nay yêu cầu tính đa dạng, khách quan và kịp


thời rất cao. Gắn với các yêu cầu cao ấy là sự thể hiện sâu sắc thái độ của
người viết cũng như quan điểm của cơ quan thông tin đại chúng về một sự
kiện hay một vấn đề nào đó. Các thể loại chính luận thực hiện chức năng
quan trọng này.
Cụm chính luận có 3 thể loại báo chí chính: Bình luận, xã luận,
chuyên luận. Bình luận tác chiến rất nhanh, thường sử dụng trên sóng phát
thanh truyền hình hay báo điện tử. Xã luận sử dụng nhiều trên báo in với
phạm vi chủ đề rộng hơn, sức cổ vũ kêu gọi mạnh hơn.
Chuyên luận thường xử dụng nhiều trên các tạp chí, trên cơ sở đủ tư
liệu nó có điều kiện phân tích một vấn đề nào đó và gợi mở hướng giải quyết
trong thực tế cuộc sống. Thủ thuật sáng tạo ba thể loại nêu trên về cơ bản là
giống nhau ở phương pháp thông tin lý luận, phân tích và tổng hợp đánh giá
sự kiện hay một vấn đề nào đó vừa có tính khoa học vừa có chất thực tiễn để
gây nhận thức mới cho người đọc báo, người nghe đài.
Có khác chăng, xã luận nổi rõ tính cổ động trên diện rộng, còn chuyên
luận thì có điều kiện đi sâu hơn thể loại bình luận. Trong xã hội công nghiệp
phát triển, công chúng rất thích đọc hay nghe những bài bình luận ngắn có
lý, có tình, đi thẳng vào vấn đề định đề cập.
Nội dung chính
I. Cơ sở lí luận
Các tác phẩm chính luận hướng tới mục đích tác động đến dư luận xã
hội đương thời, đến lối sống, các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc
củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp hoặc với lý
tưởng xã hội, đạo đức.
Chính luận là hình thức đơn giản đầu tiên trong thao tác của tư duy
con người thế hiện thái độ khen chê trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề…
trong cuộc sống.
Đối tượng phản ánh của chính luận là toàn bộ cuộc sống quá khứ và
hiện tại, cuộc sống cá nhân cũng như đời sống xã hội, đời sống thực và đời
sống được phản ánh trong báo chí, nghệ thuật.

Những bức tranh về thực tại, tính cách và số phận con người biểu hiện
trong tác phẩm chính luận như những chứng cứ lấy từ chính đời sống, như
một hệ thống những luận cứ, như đối tượng của sự phân tích hoặc được
dùng làm cơ sở cho xúc cảm, làm tác nhân kích thích, làm nguyên cớ để lên
án, tố cáo, hoặc chất ván các giới hữu quan để khẳng định lý tưởng.
Theo tài liệu lý luận báo chí của nhiều nước trên thế giới thì Chính
luận trên báo chí đã xuất hiện từ lâu. Ở Anh, Pháp thể loại bình luận có từ
đầu thế kỷ XIX, “có tác dụng soi sáng và và giải thích một sự kiện, một vấn
đề hoặc một hiện tượng xã hội nào đó”
Ở Việt Nam, do báo chí ra đời muộn hơn , thể loại chính luận xuất
hiện trên các ấn phẩm định kỳ đã là một thể loại hoàn chỉnh.
Chính luận là một trong hai bô phận cơ bản của báo, chịu sự chi phối
chung của các nguyên tắc cơ bản của báo chí. Tuy nhiên, bình luận có những
đặc điểm riêng mà thông tin phản ánh của báo chí không thể giải quyết được
như khả năng tổng kết của báo chí những vấn để đang đặt ra trong cuộc sống
hàng ngày.
Chính luận phân tích, tổng kết các sự kiện điển hình rồi rút ra những
vấn đề, những kinh nghiệm có tính lí luận, giúp cho công chúng có cách hìn
nhận những vấn đề thực tiễn 1 cách tổng quát hơn, hiểu thấu đáo bản chất
của sự kiện, vấn đề, quy luật vận động và xu hướng phát triển của cuộc sống.
Trong bài “Bình luận trên báo chí” khi bàn về nhiệm vụ và đặc điểm
của bình luận, tác giả đặc biệt chú ý đến mục đích hướng dẫn nhận thức cho
công chúng của tác phẩm. Tác giả viết: “Thể chính luận là một bộ phận của
công tác báo chí dùng để hướng dẫn cách nhận định của các nguồn tin tức
…, để đạt được mục đích trên, nghĩa là làm cho quần chúng hiểu và nhận
thức được các điều kiện và sự phát triển về đời sống chính trị - xã hội hiện
thời, bài bình luận có nhiệm vụ tạo điều kiện cho độc giả đánh giá đúng đắn
sự kiện nhất định đương thời.
Do đó bài chính luận phải dẫn dắt độc giả rút ra được kết luận từ
những sự kiện đã xảy ra trong thực tế để họ quyết định vận mệnh chính trị

của họ một cách đúng đắn và hành động theo quyết định đó”.
Tác giả Trần Thế Phiệt quan niệm rằng: “Bình luận với ý nghĩa là
một phương pháp, cách đánh gía và bàn luận sự kiện, một hiện tượng, một
vấn đề nào đó để đi đến nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề đó và những
điều do vấn đề đó gợi ra.”
II. Cơ sở thực tiễn
1.1 Sưu tầm tác phẩm
1.2 Phân tích và đánh giá
Báo An Ninh Thế Giới – chuyên đề của báo Công an Nhân dân là cơ
quan cấp Cục thuộc Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND của Bộ Công an
(với số hiệu là X21). Tiền thân của Báo Công an nhân dân là Báo Công an
mới. Số đầu tiên của Công an mới ra ngày 1/11/1946 dày 20 trang, khổ lớn
21 x 30cm, bìa in màu. Báo lần lượt có tên: Công an Mới, Bạn Dân, Nội san
Rèn luyện, Tập san Công an nhân dân và từ năm 1965 đến nay là Báo Công
an nhân dân.
Năm 1988, Báo Công an nhân dân đã chuyển từ bao cấp (cấp phát trong
nội bộ) sang cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu, phát hành công khai rộng rãi.
Năm 2004, Báo An ninh Thế giới và Văn nghệ Công an sáp nhập vào
Báo Công an nhân dân, trở thành cơ quan ngôn luận duy nhất (cùng với Tạp
chí Công an nhân dân - cơ quan lý luận của Bộ Công an).
Tổng biên tập báo là Thiếu tướng, Nhà báo Hữu Ước.
Báo An ninh Thế giới cũng được coi là cơ quan ngôn luận của Bộ Công
an Việt Nam.
Sau khi khảo sát báo An Ninh Thế Giới – chuyên đề của báo Công An
Nhân Dân trong một tháng từ ngày 1 tháng 10 đến 30 tháng 10 năm 2010. Vì
báo ra 2 số vào thứ tư và thứ bảy hàng tuần nên có tất cả 8 số. Sau khi khảo
sát 8 số trong tháng 10 kết quả thu được 16 bài bình luận. Vì mỗi số có hai
bài bình luận trong chuyên mục Sự Kiện và Bình luận nằm ở trang 6 và
trang 7.
2.2.1. Sự hình thành và phát triển của chuyên mục

Chuyên mục Sự kiện và Bình luận được hình thành và phát triển gắn
bí lâu dài với báo. Từ khi báo ra đời thì đã có chuyên mục rồi.
Chuyên mục Sự kiện và Bình luận chiếm 2/32 trang (hơn 6%) dung
lượng của báo. Như thế có thể khẳng định những bài viết chính luận ít, do
thể loại này cũng tương đối khó viết.
Chuyên mục Sự kiện và Bình luận thuộc trang 6 và trang 7 của báo.
2.2.2. Số lượng bài viết
Sau khi khảo sát báo An Ninh Thế Giới trong vòng một tháng, với 8
số báo: từ số 1001 đến 1008 có tất cả 15 bài viết. Đây là một con số
không nhiều so với một tháng.
Không phải ai cùng có thể viết được thể loại này.
Số lượng người viết ít, do đây là một thể loại cần những nhà báo có
khả năng tổng hợp, phân tích vấn đề dưới một cái nhìn logic, khoa học.
Với các tác giả như Nguyễn Bảo, Giang Khuê, Nguyễn Quốc Uy,
Nguyễn Lê Bảo Phương, Trịnh Thị Phương Anh, Quốc Hùng, đã đem
đến cho độc giả thấy những quan điểm, lập trường, tư tưởng của người
cầm bút.
2.2.3. Đề tài, phân loại, nội dung chủ yếu
Nhà báo sử dụng bài bình luận để đánh giá, bàn luận về một sự kiện,
nhưng sự kiện mà tác giả bình luận này được tác giả thể hiện trên trang viết
của mình. Người viết trình bày quan điểm của mình hoặc toà soạn về sự
kiện, từ sự kiện đó để liên hệ vấn đề này hay vấn đề khác.
Loại hình bình luận này được đăng tải trên chuyên mục Sự kiện và Bình
luận. Từ những vấn đề ngoại giao Nga – Nhật, Trung – Nhật, hay vấn đề
chính trị tại Anh, Pháp, hoặc vấn đề khủng bố bom thư ở Châu Âu tác giả
muốn lưu ý tới bạn đọc đến công tác an ninh và phòng ngừa tội phạm.
Từ những vấn đề cải cách chế độ ở Pháp đến những tài liệu mật về cuộc
chiến RAQ: chính trường Baghdad bị xáo trộn hay vấn đề chiến tranh tiền tệ
mới tại khối G20…Tất cả những sự kiện ấy được nhìn từ con mắt khách
quan, với những quan điểm của mình để đánh giá, nhận xét về tình hình

chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội ở các nước trên thế giới
Các tác phẩm chủ yếu là giải thích các sự kiện, nêu nguyên nhân, tình
huống xảy ra các sự việc, sự kiện. Tác giả đưa ra những chuẩn đoán, rọi ánh
sáng lên chi tiết, bối cảnh của sự kiện, đưa ra những cách nhìn khác nhau,
chỉ ra khả năng phát triển của những sự kiện ấy đối với khả năng thực tiền,
diễn biến chính trị, tiền tệ, tài chính, xã hội trên thế giới.
Tư tưởng của các tác giả, của tòa soạn hay chủ bút, nội dung đánh dấu cái
tôi người bình luận, đại diện cho cái tôi cộng đồng nói lên những cái
nhìn, quan điểm khách quan.
2.2.4. Hình thức thể hiện
Mỗi bài viết có dung lượng 1 trang A4. Với diện tích ít ỏi trên báo
như thế, các sự việc được hệ thống luận điểm, luận cứ trong lập luận của tác
giả.
Người viết bao giờ cũng hướng tới người tiếp cận – đó là công chúng,
là độc giả. Hiệu quả tâm lý công chúng phải băt đầu từ yếu tố tác giả.
Những tác phẩm được viết dưới mạch văn sắc sảo, gọt giũa, với cái
nhìn khách quan. Các tác phẩm chính luận báo chí đều chọn cho mình một
lối hành văn được; dù là diễn dịch hay quy nạp thì các bài báo đều kết thúc
bằng các nhận định.
Từ ngữ thể hiện được chọn lọc và sử dụng các đơn vị từ vựng, khẩu
ngữ, lối diễn đạt gây ấn tượng tình cảm, gây sắc thái biểu cảm và sắc thái ý
nghĩa.
Ví như: “Để tránh trở thành một nước Hy Lạp thứ hai, mới đây
chính phủ Anh đã công bố một kế hoạch cắt giảm chi tiêu lớn nhất từ trước
đến nay. Ngân sách quốc phòng - “chiếc hũ” hút nhiều tiền nhất của ngân
sách nhà nước là đối tượng cắt giảm hàng đầu và đi kèm với việc này là một
chính sách quốc phòng mới của Anh được ra đời.” Tác phẩm “ANH:Đã đến
lúc thắt lưng buộc bụng” , tác giả Nguyễn Lê Bảo Phương.
Hay: “Dù không phải là hội nghị thượng đỉnh mang tính chất "thời
cuộc", nhưng cuộc gặp giữa 3 nhà lãnh đạo Nga, Pháp và Đức trong 2 ngày

đầu tuần (18 và 19/10) vẫn được giới quan sát chú ý mạnh mẽ. Lý do: Đây
là dấu hiệu rõ rệt đầu tiên của sự nồng ấm trở lại trong quan hệ giữa Nga
với các nước phương Tây kể từ sau cuộc chiến 5 ngày năm 2008, là cuộc
họp "trù bị" cho các cuộc gặp đỉnh cao Nga - NATO sắp tới.” Tác phẩm
Dấu hiệu ấm lên trong quan hệ Nga – NATO, tác giả Nguyên Khang.
Đây là cách diễn đạt mang tính nhận định, đánh giá trước những vấn
đề, sự kiện xảy ra.
Kết bài
Muốn viết Chính luận nhà báo phải theo dõi thời sự có hệ thống để
phát hiện chính xác bản chất sự kiện. Rồi đứng trên quan điểm đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc dựa vào chủ trương của ngành, của
địa phương phân tích biểu dương tính đúng đắn của sự kiện hay phê phán
những biểu hiện tiêu cực đã và sẽ diễn ra có ảnh hưởng đến phong trào, đến
chất lượng phát triển của xã hội.
Mỗi bài Chính luận ngắn thường chỉ loé sáng một ý chủ đạo, đó chính
là chủ đề. Rồi dùng những chi tiết sống động, những tư liệu có giá trị minh
hoạ và chứng minh cho lập luận của tác giả, tạo hồn cho bài viết mới có sức
thuyết phục cao đối vớingười đọc, người nghe.
Người viết Chính luận hay còn cần nhớ nhiều điển tích, có vốn ca dao
tục ngữ và văn học dân gian phong phú, có trình độ xử dụng tiếng Việt điêu
luyện, có phương pháp tư duy sắc bén và lô gích. Vì vậy khi nhà báo đã thực
sự làm chủ ngòi bút ở các thể loại thông tấn báo chí thì chuyển sang viết
Chính luận dễ thành công hơn.
Trên thực tế đã có những nhà báo dư dật vốn sống và kiến thức tương
đối toàn diện, phương pháp tư duy sắc sảo, chuyên viết chính luận hoặc bút
ký chính luận, để lại những dấu ấn khó phai mờ. Nhà báo Hoàng Tùng, Thép
Mới, Lưu Quý Kỳ đã nổi tiếng một thời với ngòi bút chính luận. Và hiện
nay, trên báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Thanh niên, Tiền phong, Lao
động, Tuổi trẻ TPHCM cũng đã xuất hiện một số cây viết chính luận gây
được sự chú ý trong công chúng.

Mỗi một toà soạn báo – đài nếu không bồi dưỡng đào tạo được vài ba
cây viết chính luận vững vàng thì rất khó thể hiện bản sắc riêng. ở góc độ
khác, báo nào không có những cây viết phóng sự điều tra đi sâu phản ánh
trung thực và kịp thời các mũi nhọn của cuộc sống đương đại và một số vụ
việc nổi cộm thì uy tín của báo đó sẽ mờ nhạt dần trong công chúng.
SÁCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Tác phẩm báo chí tập 3” (1997), Học viện Báo chí &
Tuyên truyền – Trần Thế Phiệt.
2. Các thể loại chính luận Báo chí, NXB Chính trị Quốc gia, Trần Quang,
năm 2000
3. Tường thuật và viêt tin , Sổ tay những điều cơ bản, Nhà xuất bản Thông
Tấn, Peter Eng và Jeff Hodson, Năm 2007.
4. Sáng tạo tác phẩm báo chí, Đức Dũng
5. Viết báo như thế nào, Đức Dũng
6. “Từ điển Tiếng Việt” năm 2008, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Hoàng Phê chủ
biên.
7. Từ điển Wikipedia tiếng Việt
8. Cơ sở lý luận báo chí, Nhà xuất bản văn hóa Thông tin, năm 1999, Tạ
Ngọc Tấn chủ biên).
9. Nghề Báo, nhà xuất bản Kim Đồng, năm 2005, do Nguyễn Thắng Vu chủ
biên.)
10. Các trang Web: Vietnam Journalism, xaluan.com, nghebao.com,
songtre.vn, vietbao.vn, baovequyentrem.vn, giadinh.net,
laodong.com.vn…

×