SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TẬP LÀM
VĂN DẠNG BÀI KỂ NGẮN LỚP 2 Ở TIỂU HỌC LIÊN KHÊ"
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌ ĐỀ TÀI
Xuất phát từ mục tiêu dạy Tiếng Việt ở Tiểu học là “Cung cấp cho học sinh vốn tri
thức Tiếng Việt và rèn cho học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt như một công cụ
giao tiếp và công cụ để tư duy”.
Môn Tập làm văn là một môn học mới đối với học sinh lớp 2 nên môn Tập làm văn
giữ một vị trí đặc biệt quan trọng bởi nó đã tận dụng những hiểu biết và kỹ năng về Tiếng
Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp thêm. Đồng thời hoàn thiện những
kỹ năng đó trong quá trình làm các bài tập làm văn, học sinh được rèn luyện, hoàn thiện,
phát triển những kỹ năng nói, viết.
Sau một số năm làm công tác quản lí, chỉ đạo chương trình Tiểu học mới tôi thấy
cũng cần nhìn nhận lại nội dung và phương pháp dạy học Tập làm văn lớp 2 để thấy được
những ưu điểm, nhược điểm những hạn chế để từ đó có những biện pháp, cách thức góp
phần nâng cao chất lượng dạy học môn tập làm văn. Mặt khác để giúp giáo viên có biện
pháp giúp học sinh nói viết đúng, có khả năng sử dụng chính xác Tiếng Việt trong giao
tiếp ở cộng đồng và trong học tập các môn học khác thuận lợi hơn. Bên cạnh đó đáp ứng
được yêu cầu đòi hỏi của xã hội, phù hợp với năng lực, trình độ của học sinh và chất
lượng của giáo dục.
Xuất phát từ thực tế và những lí do trên thì làm thế nào để giúp học sinh học tốt
phân môn Tập làm văn khối Hai tôi xin đưa ra một kinh nghiệm đó là: “Một số biện
pháp giúp học sinh học tốt Tập làm văn dạng bài kể ngắn lớp 2 ở Tiểu học Liên
Khê”.
II. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng dạy học Tập làm văn lớp 2 của trường Tiểu học Liên Khê và chỉ ra
những ưu nhược điểm
- Khảo sát và phân tích nội dung, phương pháp các loại văn bản dạy học của phân môn
Tập làm văn.
- Khảo sát chất lượng học môn Tập làm văn học sinh của nhà trường trong hai năm học
2010-2011; 2011- 2012
- Trên cơ sở phân tích nội dung phương pháp dạy Tập làm văn lớp 2 và đánh giá thực
trạng dạy học Tập làm văn, đề xuất các biện pháp dạy học cụ thể cho từng dạng bài văn
Kể ngắn
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu:
- Phương pháp dạy Tập làm văn lớp 2 trong trường Tiểu học
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Để đánh giá chính xác về nội dung, phương pháp dạy học Tập làm văn lớp 2
cũng như những thực trạng dạy học Tập làm văn lớp 2, từ đó có những biện pháp dạy học
phù hợp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tập làm văn, tôi đã khảo sát:
- Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 2 trọng tâm là phân môn Tập làm văn.
- Thực tiễn các giờ dạy Tập làm văn lớp 2 của trường Tiểu học Liên Khê và một số bài
làm của học sinh.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Làm sáng tỏ những thực trạng của việc dạy Tập làm văn ở lớp 2.
- Nhận thức của giáo về phương pháp dạy Tập làm văn khối Hai
- Tìm ra những biện pháp để tháo gỡ cho việc dạy và học ở lớp 2.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp quan sát, kháo sát: Tôi đã khảo sát, quan sát tình hình dạy và học môn
Tập làm văn lớp 2 tại Trường Tiểu học Liên Khê nơi tôi đã và đang công tác.
- Phương pháp pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm
- Đối chiếu thống kê các biểu mẫu
PHẦN II: NỘI DUNG
I. NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP 2
1. Các giai đoạn của hoạt động lời nói và các kỹ năng làm văn.
Hoạt động lời nói là một cấu trúc động bao gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau: Định
hướng, lập chương trình, thực hiện hoá chương trình và kiểm tra. Cấu trúc này đã được
các tác giả phương pháp tập dạy học. Tập làm văn vận dụng triệt để khi xây dựng hệ
thống kĩ năng làm văn, có thể thấy mối quan hệ này trong sơ đồ sau:
Cấu trúc hoạt
động lời nói
Hệ thống kỹ năng làm văn
1. Định hướng 1. Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu và giới hạn
đề bài ( kĩ năng tìm hiểu đề )
2. Kĩ năng xác định tư tưởng cơ bản của bài viết.
2. Lập chương
trình và nội dung
biểu đạt
3. Kĩ năng tìm ý ( thu thập tài liệu cho bài viết)
4. K năng lập dàn ý ( hệ thống hóa lựa chọn tài
liệu)
3. Thực hiện hóa
chương trình
5. Kĩ năng diễn đạt ( dùng từ đặt câu thể hiện
chính xác, đúng đắn phong cách bài văn, tư
tương bài văn).
6. Kĩ năng viết đoạn, viết bài theo phong cách
khác nhau (miêu tả, kể chuyện, viết thư, .)
4.Kiểm tra 7. Kĩ năng hoàn thiện bài viết ( phát hiện và sửa
chữa lỗi )
Mỗi đề bài tập làm văn đều xác định một nhiệm vụ giao tiếp, việc định hướng trong
một giao tiếp sẽ được thực hiện dưới dạng tìm hiểu đề bài. Việc tìm hiểu đề bài phải được
trả lời câu hỏi nói ( viết ) để làm gì ( xác định mục tiêu nói năng ), nói ( viết ) về cái gì
(xác định nội dung nói năng), nói ( viết ) theo thể loại nào ( hình thức nói năng), nói ( viết
) cho ai ( xác định vai nói, thái độ nói). Các đề tập làm văn phải giúp học sinh xác định
được những nội dung này.
2. Các dạng lời nói và dạy học tập làm văn
Lời nói trước hết được chia ra thành lời nói miệng ( khẩu ngữ ) và lời viết ( bút
ngữ). Vì vậy kĩ năng tập làm văn trước hết được chia thành kĩ năng nói và viết.
Kĩ năng nói được hình thành trước kĩ năng viết nhờ giao tiếp tự nhiên, kĩ năng viết
chỉ có được nhờ quá trình học tập, đây là lý do khiến nhiều người cho rằng không cần
dạy “ nói” trong trường học, kĩ năng “ nói” có thể phát triển một cách tự nhiên, chương
trình Tiểu học mới cho rằng dù dạy học tiếng mẹ đẻ, nhà trường vẫn cần phải dạy cho
học sinh nói năng một cách có văn hóa, hơn nữa trong hoạt động sản sinh ngôn bản là nói
và viết thì ở mỗi người hoạt động nói được thực hiện nhiều hơn. Chính vì vậy chương
trình Tiếng Việt 2000 rất chú trọng rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh, ở các lớp đầu cấp
học, khẩu ngữ phát triển hơn, còn kĩ năng viết mới được hình thành nên bị ảnh hưởng của
khẩu ngữ, các em nói thế nào viết thế nấy, mắc các lỗi được tính vào lỗi vi phạm phong
cách.
Lời nói miệng có hai dạng: hội thoại và độc thoại. Vì vậy, các bài tập luyện nói
trong giờ văn được chia ra: Nói trong hội thoại và độc thoại.
Kĩ năng viết là sản phẩm của quá trịnh học tập là phương tiện học tập và giao tiếp
coa hiệu quả, năng lực viết chứng tỏ trình độ văn hóa, văn minh của một con người.
3. Ngữ pháp văn bản và ứng dụng dạy tập làm văn
3.1. Tính thống nhất của văn bản và việc dạy tập làm văn
Để tạo lập một văn bản phải tạo nên tính thống nhất thể hiện cả hai mặt: Sự liên kết
về nội dung và liên kết hình thức, sự liên kết này có được là nhờ tính hướng đích của văn
bản.
Bên cạnh liên kết nội dung, ngữ pháp văn bản còn chỉ ra cả một hệ thống các biện
pháp liên kết hình thức, nó biểu hiện ra ngoài của liên kết nội dung, để đạt được mục đích
giao tiếp, văn bản còn phải có sự phát triển, chủ đề cần được triển khai, các đề bài tập
làm văn cần phải chỉ ra các hướng triển khai.
3.2. Hai bình diện ngữ nghĩa củavăn bản
Nội dung thứ nhất của bình diện là nội dung miêu tả hay còn gọi là nội dung sự vật,
là những hiểu biết, những nhận thức về thế giới xung quanh, về xã hội và chính bản thân
con người, nội dung này tạo thành nghĩa sự vật của văn bản.
Bình diện thứ hai là nội dung thông tin về những cảm xúc, tình cảm, thái độ của
người viết đối với đối tượng, sự việc được đề cập đến, đối với người tham gia hoạt động
giao tiếp, nội dung này tạo ra nghĩa liên kết cá nhân của văn bản.
3.3. Đoạn văn và cấu trúc của đoạn văn
Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao gồm một số câu liên kết với nhau chặt chẽ
thể hiện một cách tương đối trọn vẹn về một tiểu chủ đề. Nó có một cấu trúc nhất định và
được tách ra khỏi đoạn văn khác bằng dấu hiệu chấm xuống dòng, được bắt đầu bằng chữ
cái hoa viết thụt đầu dòng.
Cấu trúc của đạon văn gồm:
+ Cấu trúc diễn dịch
+ Cấu trúc quy nạp
+ Cấu trúc song song
+ Cấu trúc phối hợp
3.4. Một số thể loại tập làm văn được dạy ở Tiểu học
3.4.1. Miêu tả
Theo từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội; 1997 có nghĩa là: “
Thể hiện sự vật bằng lời nói hay nét vẽ”
Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt tự điển, “ miêu tả” là “ lấy nét vẽ hoặc câu văn
để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra”.
Trong văn học, nhà văn “ miêu tả” là bằng ngôn ngữ sinh động đã khắc họa những
nét đặc trưng những đặc điểm, tính chất … tạo nên bức tranh khiến người đọc, người
nghe như cảm thấy mình đang đứng trước sự vật hiện tượng đó.
3.4.2. Kể chuyện
Truyện là một loại thể hiện văn học lớn thuộc loại tự sự có hai phần chủ yếu là cốt
truyện và nhân vật, thủ pháp nghệ thuật chính là kể.
4. Các quy tắc hội thoại và dạy hội thoại ở Tiểu học
Quy tắc hội thoại là những quy tắc bất thành văn nhưng được xã hội chấp nhận và
những người tham gia hội thoại phải tuân theo khi vận động hội thoại để cho cuộc vận
động như mong muốn.
Các quy tắc hội thoại gồm:
+ Quy tắc thương lượng
+ Quy tắc luân phiên
+ Quy tắc liên kết hội thoại
+ Quy tắc tôn trọng thể diện người nghe
+ Quy tắc khiêm tốn về phía người nói
+ Quy tắc cộng tác.
II. THỰC TRẠNG DẠY TẬP LÀM VĂN, KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ NỘI
DUNG, PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN SGK LỚP 2
1. Đánh giá thực trạng dạy Tập làm văn lớp 2 ở trường Tiểu học Liên Khê
Sau khi nghiên cưú chương trình mới, qua các đợt kiểm tra giữa kì, cuối kì, qua các
đợt dự giờ thăm lớp khối 2, tôi thấy thực trạng dạy tập làm văn lớp 2 có những ưu điểm,
nhược điểm sau:
1.1. Những ưu điểm
Nội dung dạy học:
- Rèn luyện học sinh kĩ năng nói, viết với những đề tài, nội dung quen thuộc, gần gũi
với các em. Ngữ điệu đưa vào bài dạy khá phong phú.
- Dạy được cách giao tiếp, ứng xử, cách làm việc, cách tổ chức đoạn, bài và câu.
- Coi trọng việc giáo dục văn hóa trong giao tiếp, ứng xử.
- Hệ thống các mạch kiến thức sắp xếp đan xen, không chồng chéo phù hợp với trình
độ nhận thức của học sinh lớp 2.
Phương pháp dạy học:
Chương trình coi trọng và khuyến khích dạy trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ
động và sáng tạo của học sinh, dạy theo phương pháp đổi mới lấy học sinh làm trung tâm.
1.2. Những khó khăn, hạn chế:
Về phía học sinh:
- Vốn từ ở giai đoạn này còn quá non nớt, nghèo nàn, chưa phong phú nên học sinh
nói, viết những câu chưa đúng ngữ pháp, chưa có ý thức nói thành câu.
Ví dụ: Khi bài tập yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Mẹ của em bao nhiêu tuổi?
+ Học sinh 1: Ngoài 35 tuổi
+ Học sinh 2: Mẹ của em gần 14 tuổi
+ Học sinh 3: Mẹ em 60 tuổi
Trong các câu trả lời của học sinh thì câu 1 học sinh trả lời thiếu bộ phận trả lời câu
hỏi Ai?, câu trả lời của học sinh 2, 3 sử dụng độ tuổi với mẹ chưa đúng. Tuổi mẹ quá trẻ
hoặc quá già do các em chưa nắm được tuổi của từng tuổi của từng lứa tuổi đối với người
trưởng thành.
- Do học sinh trường ở khu vực nông thôn, học sinh ít được giao tiếp trước đám đông
nên khả năng nói của các em còn rụt rè, ngại trình bày ý kiến của mình trước mọi người.
- Học sinh chưa xác định rõ nội dung, yêu cầu của bài yêu cầu các em làm gì? Các
câu hỏi phải trả lời như thế nào? Các em chọn những từ ngữ nào để trả lời.
- Một số em chưa hiểu bài nhưng chưa mạnh dạn có ý kiến với giáo viên.
Về phía giáo viên
Tôi đi sâu vào dự giờ thăm lớp các giáo viên trong trường với phân môn “Tập làm
văn” nói chung ở các khối và đặc biệt môn Tập làm văn ở khối 2 nói riêng, tôi nhận thấy
rằng:
- Giáo viên chưa nắm vững ý đồ, nội dung các bài tập đưa ra trong tiết Tập làm văn.
- Phương pháp giảng dạy còn đơn điệu, rập khuôn máy móc theo sách hướng dẫn.
- Giáo viên chưa làm rõ các bước cần thiết của một tiết học, chỉ quan tâm đến việc
học sinh nói đúng viết đúng theo ý cô giáo sao cho nhanh để giải quyết hết các bài tập
đưa ra trong tiết học. Từ đó dẫn đến học sinh tiếp thu bài một cách thụ động.
- Giáo viên chưa quan tâm đến sửa câu, cách dùng từ đặt câu, cách dùng từ sai của
học sinh.
- Chưa khắc sâu nội dung kiến thức cần đạt được sau mỗi bài tập.
Nội dung chương trình sách giáo khoa
- Các dạng bài tập đưa ra nhiều nhưng chưa khắc sâu được nội dung kiến thức cho
từng dạng bài.
- Hình thức các bài tập đưa ra giông nhau nên chưa kích thích sự hứng thú học tập
của các em.
- Thời gian mỗi tiết tập làm văn học sinh giải quyết từ 2 đến 4 bài tập trong khoảng
35 đến 40 phút là hơi khó với các em.
2. Khảo sát, đánh giá nội dung, phương pháp dạy tập làm văn lớp 2
2.1. Chương trình tập làm văn lớp 2
- Chương trình tập làm văn lớp 2 được sắp xếp mỗi tiết trong một tuần thường gồm
2, 3 bài tập; riêng các tuần ôn tập giữa học kỳ và cuối học kì nội dung thực hành về tập
làm văn được rải ra trong các tiết ôn tập. Cụ thể chương trình được bố trí dạy như sau:
+ Học kì 1: 16 tiết
+ Học kì 2: 15 tiết
Cả năm có 31 tiết và số bài thực hành rải rác trong các tiết ôn.
2.2. Các kiểu bài tập làm văn trong sách giáo khoa lớp 2
Từ lớp 2 đến lớp 5 có các bài tập làm văn độc lập, ở lớp 2 chỉ gồm các bài tập thực
hành tập làm văn được cấu thành từ một tổ hợp bài tập. Chúng bao gồm hai kiểu bài tập
sau:
- Bài tập làm văn mà tên gọi chỉ được ghi theo tên phân môn, còn tên bài ghi ở phần
mục lục.
- Bài ôn tập ở giữa kì, cuối kì.
2.3. Các kiểu dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa lớp 2
Hệ thống các bài tập của phân môn tập làm văn lớp trong sách giáo khoa Tiếng Việt
2 phong phú và đa dạng. Việc phân chia các dạng bài tập ở lớp 2 có thể dựa vào nhiều
góc độ khác nhau như: Xét về các loại bài tập, xét về hình thức, xét về các kĩ năng được
rèn luyện, nếu xét về các kĩ năng được rèn luyện phục vụ cho việc học tập và giao tiếp
hàng ngày có những dạng bài tập sau.
+ Dạng 1: Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu
Dạng này gồm: Chào hỏi, tự giới thiệu
- Đáp lời chào, tự giới thiệu - Chia vui
- Nói lời cảm ơn, xin lỗi - Đáp lời chia vui
- Đáp lời cảm ơn, xin lỗi - Chia buồn, an ủi
- Khẳng định, phủ định - Đáp lời chia buồn, an ủi
- Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị - Khen ngợi
- Đáp lời đồng ý, từ chối - Đáp lời khen ngợi
+ Dạng 2: Các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày
Dạng bài tập này gồm:
- Khai bản tự thuật - Tra mục lục sách
-Viết tin nhắn để nhắn tin, chia
vui, chia buồn
- Luyện tập về thời khóa biểu
- Nhận và gọi điện thoại - Luyện thời gian biểu
- Đọc và lập danh sách học sinh
+ Dạng 3: Kể ngắn ( hay thực hành rèn luyện kĩ năng diễn đạt nói )
- Kể ngắn theo tranh - Kể về người thân
- Kể ngắn theo câu hỏi - Kể về con vật
- Kể về gia đình - Kể chuyện được chứng kiến
+ Dạng 4: Tả ngắn ( hay thực hành rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết )
- Tả ngắn về 4 mùa
- Tả ngắn về loài chim
- Tả ngắn về biển
- Tả về cây cối
- Tả ngắn về Bác Hồ
+ Dạng 5: Thực hành rèn luyện kĩ năng nghe
Dạng này dựa vào những câu hỏi gợi ý để kể lại hoặc nêu được ý chính của mẩu
chuyện ngắn đã nghe.
Trong khuôn khổ cho phép của đề tài này tôi đi sâu giúp giáo viên dạy tốt dạng bài
“ Kể ngắn”.
2.4. Nhận xét các nội dung, bài tập dạy tập làm văn dạng “Kể ngắn” ở lớp 2
Qua việc nghiên cứu nội dung dạy Tập làm văn 2, dạng bài tập “Kể ngắn” được sắp
xếp như sau:
Tuần Nội dung bài Trang
1(Bài 3) Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2
câu để tạo thành câu chuyện. 12
5 Trả lời câu hỏi 47
7 Kể ngắn theo tranh 62
8 Kể ngắn theo câu hỏi 69
9 ( Bài 2) Dựa vào tranh trả lời câu hỏi 72
10 Kể về người thân 85
13 Kể về gia đình 110
14 Quan sát tranh, trả lời câu hỏi 118
15 Kể về anh chị em 126
16 Kể ngắn về con vật 137
18 (Bài 2
tiết6)
Kể chuyện theo tranh, rồi đặt tên cho câu
chuyện
150
25 Quan sát tranh, trả lời câu hỏi 66
33 Kể chuyện được chứng kiến ( viết)
34 Kể về người thân ( nói, viết ) 140
Nhìn vào hệ thống nội dung chương trình của dạng bài “Kể ngắn” nằm rải rác trong
cả năm học và được bố trí nhiều ở học kỳ I, dạng bài tập này đưa ra một số câu hỏi, nội
dung các câu hỏi chú ý nhiều đến các đề tài gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em.
Qua các câu hỏi các em trả lời sẽ ghép lại thành một đoạn “Kể ngắn” về chủ đề nào đó,
từ đó giáo viên giúp các em rèn luyện kĩ năng nói phục vụ cuộc sống hàng ngày, phục vụ
cho học tập và tích lũy vốn từ phong phú để học sinh viết văn tốt. Cũng từ hệ thống
chương trình dạng bài “Kể ngắn” tôi giúp GVphân ra thành những dạng bài nhỏ như sau:
2.4.1. Kể ngắn theo tranh
Dạng bài này được bố trí rải rác ở học kì 1 và xuất hiện rất ít ở học kì 2, loại bài tập
này là một trong những loại bài tập khá quan trọng, nó là tiền đề - là cơ sở để làm nền
tảng vững chắc cho các em học kiểu bài quan sát, lập dàn ý ở các lớp trên. Nội dung của
loại bài này được sắp xếp như dưới đây:
Bài Nội dung bài Tuần/
Trang
Ghi chú
3 Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây
bằng 1,2 câu để tạo thành câu
chuyện
1/12
Bốn tranh không
có gợi ý
1
Sắp xếp lại thứ tự các tranh dưới
đây, dựa theo nội dung các tranh
ấy kể lại câu chuyện ( Gọi bạn )
3/30
Nội dung bài tập
đọc ( Gọi bạn)
nay giảm tải
1
Hãy dựa vào các tranh sau trả lời câu
hỏi
5/47
Mỗi tranh gợi ý
bằng một câu hỏi
1
Dựa vào tranh vẽ, hãy kể câu
chuyện có tên ( Bút của cô giáo )
7/62
Có gợiýbằng lời
một số nhân
vật
2 Dựa theo tranh, trả lời câu hỏi 9/72 Mỗi tranh có 1 câu
Tiết 5 hỏi
1 Quan sát tranh trả lời câu hỏi 14/118
Một bức tranh có 4
câu hỏi
2
Tiết 6
Kể chuyện theo tranh, rồi đặt tên
cho câu chuyện
18/150
3 bức tranh không
có gợi ý
3 Quan sát tranh và trả lời câu hỏi 25/67
Một bức tranh có 4
câu hỏi
a. Mục đích cần đạt
- Giúp học sinh lớp 2 bước đầu vận dụng các giác quan để luyện cách quan sát có
định hướng theo câu hỏi gợi ý.
- Rèn học sinh kĩ năng nghe, nói, qua trả lời câu hỏi các em ban đầu biết tả sơ lược
về cảnh, về người.
- Bước đầu rèn cho các em nắm bắt cách quan sát sự vật hiện tượng, biết quan sát để
miêu tả nội dung tranh.
b. Kết quả đạt được của học sinh
+ Học sinh thích quan sát tranh.
+ Học sinh hứng thú học qua các tranh vẽ.
+ Biết kể được nội dung đơn giản của mỗi tranh bằng một câu.
c. Những hạn chế, khó khăn khi dạy
* Về nội dung, chương trình Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Việc sắp xếp nội dung các bài “ quan sát tranh và trả lời câu hỏi” đối với học sinh
lớp 2 chưa có hệ thống thể hiện nội dung, chưa đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp nên học sinh khó định hướng vào nội dung thể hiện trong mỗi bức tranh.
Ví dụ: Bài tập 3 trang 12 được học ngay ở tuần 1, bài tập đưa ra 4 bức tranh yêu cầu
học sinh mỗi tranh kể lại bằng 1, 2 câu. Mặc dù trong 4 bức tranh đã có 2 bức tranh các
em được quan sát, học ở phân môn Luyện từ và câu nhưng các tranh đều không có gợi ý
làm điểm tựa cho các em là một điều rất khó khi các em mới lên lớp 2, mới học môn mới,
còn hầu hết các bài tập tiếp theo ở các tuần sau đều có những gợi ý từng tranh. Hay tính
không hệ thống thể hiệ ở bài tập 1 trang 62 tuần 1, có 4 bức tranh yêu cầu học sinh kể lại
câu chuyện có tên ( Bút của cô giáo) trong khi đó sự gợi ý ở mỗi tranh quá út nên các em
khó kể được chuyện ngay ở tuần 7.
- Thời gian cho mỗi bài tập ít, thường mỗi tiết Tập làm văn học sinh làm từ 2 đến 3
bài tập, mỗi bài tập trong một tiết thuộc các dạng khác nhau nên việc khai thác dạng bài
tập quan sát tranh trả lời câu hỏi có phần bị hạn chế, bị bó hẹp trong khoảng thời gian
nhất định. Vì vậy chỉ học sinh giỏi, nhận thức nhanh mới nắm bắt được nội dung chính
của các tranh còn đa số học sinh học rất thụ động, nhất là học sinh trường tôi ở vùng
nông thôn. Chẳng hạn: Tiết tập làm văn tuần 5 trang 47 có 3 bài tập tương ứng với 3 nội
dung:
+ Bài 1: Trả lời câu hỏi
+ Bài 2: Đặt tên cho bài
+ Bài 3: Luyện tập về mục lục sách
Hay tiết tập làm văn tuần 7 trang 62 có 3 bài tập tương ứng với 2 nội dung:
+ Bài 1: Kể theo tranh
+ Bài 2,3: Luyện tập về thời khóa biểu
- Sách giáo viên hướng dẫn phương pháp dạy học, không có định hướng cụ thể cho
mỗi bài “kể ngắn theo tranh”, hầu hét các dạng bài này đưa ra cách dạy như sau:
+ Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài
+ Giáo viên giúp học sinh chữa một phần bài tập
+ Học sinh làm bài vào vở
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút
ra những điểm ghi nhớ về tri thức
* Về học sinh
- Khả năng nắm bắt nội dung chính của mỗi tranh còn chậm, chưa nắm được mối
quan hệ giữa các tranh trong câu chuyện, hầu hết các em chỉ thích quan sát, kể ra tất cả
những gì có trong tranh bằng cáhc liệt kê.
Ví dụ: Bài 1 tuần 7 trang 62: Dựa vào tranh vẽ, hãy kể câu chuyện có tên (Bút của cô
giáo), học sinh kẻ theo các tranh.
Tranh 1: Bạn trai mặc áo màu xanh lá cây, bạn gái mặc áo màu xanh da
trời. Hai bạn đang nói chuyện khi ngồi học
Tranh 2: Một người đưa cho bạn trai một cái bút
Tranh 3: Hai người ngồi viết bài
Tranh 4: Bạn khoe điểm 10 với mẹ
- Các em ngại nói trước lớp nên khả năng diễn đạt còn hạn chế, chưa biết dùng từ,
câu đúng phù hợ với từng tranh và chưa biết liên kết các tranh để tạo thành câu chuyện
- Vốn từ của các em còn nghèo nên khả năng dùng từ đặt câu còn lủng củng, nói câu
thiếu thành phần chính, câu không diễn đạt được nội dung của từng tranh.
2.4.2. Kể ngắn theo câu hỏi
Loại bài tập này được chia ra ở ngay học kì 1, nội dung và chương trình của loại này
được đưa ra dưới hình thức như:
Bài Nội dung của bài Tuần/trang
2
Trả lời câu hỏi:
a, Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì?
b, Tình cảm của cô ( hoặc thầy) đối với học sinh như thế
nào?
c, Em nhớ nhất điều gì ở cô giáo ( hoặc thầy giáo )
d, Tình cảm của em đối với cô giáo ( hoặc thầy giáo)
như thế nào?
8 / 69
Với một bài tập trên mục đích bài tập đưa ra nhằm:
- Giúp học sinh nói thành câu, nói những điều đã biết về thầy cô giáo lớp 1 của em.
- Từ kĩ năng nói, dựa vào các câu trả lời, viết được một đoạn văn khoảng 4, 5 câu về
thầy, cô giáo.
- Rèn học sinh cách nói, viết. Nói rõ ràng, rành mạch, viết thành câu.
Từ những mục đích đề ra, tôi thấy khi giảng dạy học sinh chỉ đạt được yêu cầu sau:
Nói được tên cô giáo lớp 1 của mình, đúng thực tế
- Biết trả lời được 4 câu hỏi.
Bên cạnh những học sinh đạt được tôi thấy trong quá trình giảng dạy còn gặp một số
những hạn chế, khó khăn sau đây:
* Về học sinh:
- Chưa biết tìm những từ nói về tình cảm của người lớn đối với trẻ con và ngược lại.
- Chưa biết cách sử dụng từ đúng chỗ tùy thuộc vào văn cảnh.
Ví dụ: Với câu hỏi 4 học sinh trả lời
+ Em rất chu đáo, tận tình với cô giáo của em
- Học sinh chưa biết cách trả lời mà hầu hết chỉ biết cách bám sát vào câu hỏi và thêm
từ trả lời như trong học Toán học.
Chẳng hạn với bài tập trên học sinh trả lời:
a. Cô giáo lớp 1 của em tên là Thanh
b. Tình cảm của cô đối với em là thương yêu.
c. Em nhớ nhất điều ở cô là cô cho em mượn bút ạ!
d. Tình cảm của em đối với cô là kính trọng.
* Về phương pháp giảng dạy
Tôi thấy hầu hết giáo viên giảng như sách giáo viên như sau:
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ.
- Giáo viên mở bảng phụ đã viết 4 câu hỏi (a, b, c, d); mời 4 học sinh nêu lần lượt
4 câu hỏi, hỏi các bạn:
Học sinh 1 hỏi: Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì? (Nhiều HS tiếp nối trả
lời).
Học sinh 2 hỏi: Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào? (Nhiều HS
tiếp nối trả lời).
Tương tự như thế với câu 3, 4 giáo viên khuyến khích HS trả lời hồn nhiên, chân thực
về cô giáo của mình, giáo viên nhận xét và khen ngợi những ý kiến hay có cái riêng.
Học sinh thi trả lời cả 4 câu hỏi trước lớp, cả lớp và giáo viên nhận xét, góp ý, bình
người trả lời hay.
2 4.3. Kể về gia đình
Đây là một loại bài giới thiệu chung về gia đình mình, dạng bài này được trình bày
ở sách giáo khoa như sau:
Bài 1: Kể về gia đình em
Gợi ý:
a. Gia đình em gồm mấy người? đó là những ai?
b. Nói về từng người trong gia đình em.
c. Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?
Bài 2: Dựa vào những điều đã kể ở bài tập 1, hãy viết 1 đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5
câu) về gia đình em.
a. Mục đích cần đạt:
- Học sinh biết kể về gia đình, các em biết nói thành câu, rõ ràng, đủ ý, biết tổ chức
liên kết tạo thành một đoạn văn ngắn.
- Nắm được từng thành viên trong gia đình.
- Biết thể hiện được tình cảm của mình đối với gia đình.
b. Kết quả thực tế học sinh đạt được:
- Học sinh nói được tên các thành viên trong gia đình mình.
- Biết kể được theo đúng 3 câu hỏi.
c. Những hạn chế, khó khăn khi dạy
- Lượng thời gian trong khoảng 40 phút, yêu cầu HS nói, viết về gia đình là rất khó.
- Đối với học sinh:
+ Học sinh còn nhầm lẫn giữa kiểu bài “ Kể ngắn theo câu hỏi” và “ Kể về gia
đình” những câu hỏi ở dạng này chỉ là gợi ý còn HS phải dựa vào thực tế trong gia đình
để kể, nhưng đa số các em chỉ dựa vào 3 câu hỏi gợi ý để trả lời theo.
+ Khi nói về từng thành viên trong gia đình thì các em chưa kể được tên từng
thành viên trong gia đình mình có những điểm khác nhau giữa các độ tuổi, sức khỏe hay
nghề nghiệp.
+ Nhiều em không biết dùng từ đặt câu đúng với văn cảnh.
+ Chưa biết cách xưng hô trong khi kể về gia đình.
- Đối với giáo viên: Chỉ đưa ra phương pháp giảng dạy như sách giáo viên.
2.4.4. Kể về người thân
Dạng bài “ Kể về người thân” là dạng tiếp nối bài “ Kể về gia đình”, ở dạng bài
“ Kể về gia đình” đòi hỏi học sinh phải kể tất cả thành viên trong gia đình mình, còn ở
dạng bài “ Kể về người thân” sách giáo khoa đưa ra như sau:
Bài Nội dung của bài Yêu cầu, tên bài Tuần /trang
1 Kể về ông, bà (hoặc 1 người thân của Kể về người 10/85
em)
Gợi ý:
a, Ông, bà (hoặc người thân )của
em bao nhiêu tuổi?
b, Ông, bà (hoặc người thân ) của
em làm nghề gì?
c, Ông, bà (hoặc người thân ) của
em yêu quý, chăm sóc em như thế
nào?
thân
2 Dựa theo lời kể ở bài tập 1, hãy
viết 1 đoạn văn ngắn từ 3 đến 5
câu kể về ông, bà hoặc người thân
của em.
3
Hãy viết từ 3 đến 4 câu kể về anh,
chị, em ruột ( hoặc anh, chị, em
họ) của em.
Kể về anh, chị
em
15/126
1 Hãy kể về một người thân của em
(bố, me, chú, dì ) theo các câu
hỏi gợi ý sau:
a, Bố ( mẹ, chú, dì, ) của em
làm nghề gì?
b, Hằng ngày bố( mẹ, chú, dì, )
làm những việc gì?
Kể ngắn về
người thân ( nói,
viết)
34/140
c, Những việc ấy có ích như thế
nào?
2
Hãy viết những điều đã kể ở bài
tập 1 thành một đoạn văn.
a. Mục đích cần đạt :
- Biết kể những điều đã biết về một người thân ở mức độ cao hơn như: Kể về
tuổi, nghề nghiệp.
- Học sinh nói viét thành câu rõ ràng, rành mạch về người thân và liên kết các
câu thành đoạn văn.
- Biết tỏ thái độ tình cảm với người thân và trân trọng thành quả lao động mà
người thân tạo ra.
b. Những hạn chế, khó khăn khi dạy.
- Học sinh chưa xác định được yêu cầu của đề, đó là chưa biết chọn được một
người thân trong gia đình của mình để kể.
- Khi kể việc xác định tuổi tác của người thân còn sai lệch, chưa ước lượng đúng
độ tuổi. Ví dụ: Khi kể về bà có em nói “ Bà em năm nay đã 30 tuổi”, hoặc “chị em năm
nay đã 40 tuổi”.
- Chưa biết tìm những đặc điểm nổi bật của người thân để kể.
- Khi kể việc sử dụng từ của các em còn lặp lại từ, liên kết giữa các câu còn chưa
chặt chẽ.
Ví dụ: Mẹ em đã cao tuổi, mẹ em trắng hồng, mẹ em làm ruộng, em rất yêu mẹ.
2.4.5. Kể về con vật
Dạng bài kể về con vật sách giáo khoa đưa ra một bài tập được trình bày như sau:
Bài : Kể về một con vật nuôi trong nhà mà em biết.
( Tiếng Việt2 tập 1 trang 137, tuần 16 ).
a. Mục đích cần đạt:
- Học sinh biết kể về một vật nuôi trong gia đình.
- Biết quan sát và nói được đặc điểm nổi bật của con vật mà các em đã quan sát
- Rèn kĩ năng nói thành câu, liên kết các câu thành đoạn văn
- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc vật nuôi trong nhà.
b. Những hạn chế, khó khăn khi dạy
- Thời gian dành cho bài tập quá ít, một tiết Tập làm văn đòi hỏi học sinh thực
hiện 3 yêu cầu: Khen ngợi. Kể về con vật. Lập thời gian là rất khó.
- Học sinh chưa biết lựa chọn những đặc điểm nổi bật về hình dáng, về hoạt động
để kể mà hầu hết các em chỉ kể mang tính liệt kê tất cả các bộ phận. Chẳng hạn: Con
chó nhà em có bộ lông vàng. Nó có 2 cái tai, một cái đầu, 4 cái chân và 1 cai đuôi ngoe
nguẩy.
- Học sinh chưa biét kể tình cảm, thái độ của mình đối với con vật nuôi.
2.4.6. Kể chuyện được chứng kiến
Dạng bài này cũng như dạng bài “ Kể về vật nuôi được đưa ra 1 bài tập ở tuần 33 và
được trình bày như sau:
Bài: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (3 đến 4 câu) kể một việc tốt của em (hoặc của bạn
em).