Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ HÀN MẶC TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.53 KB, 2 trang )

ĐÂY THÔN VĨ DẠ ( HÀN MẠC TỬ )
1. Giới thiệu về tác giả tác phẩm:
- Hàn Mạc Tử là một nhà văn lớn trong phong trào thơ mới. Ông tạo nên những vần
thơ điên loạn, ma quái với cuộc sống đời thường nhưng đôi lúc lại tạo nên những
hình ảnh tuyệt mĩ, trong trẻo tươi sáng đến lạ thường.
- “Đây thôn Vĩ Dạ” được trích trong tập Đau thương là một thi phẩm nổi tiếng của
ông. Bài thơ vừa tả cảnh vừa bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình: thiết tha da
diết yêu đời nhưng cũng đầy những u buồn.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
2. Phân tích đoạn thơ:
a/ Cảnh thiên nhiên, con người nơi Thôn Vĩ:
-Thiên nhiên phiêu tàn, cách biệt với sông nước, gió mây, hoa bắp, thuyền,
sông trăng huyền ảo… > tôn lên vẻ dệp êm đềm, xao dộng thơ mộng nhưng đầy
lắp nổi u buồn.
-Xu thế vận động của thiên nhiên có sự chôi chảy, trang ngược dòng trở lại
chứa đầy những nghịch lí.
-Con người : sử dụng “ khách – em” -> càng tăng độ hư ảo, xa xôi giữa không
gian thời gian của thôn quê với khói dất của thành thị cố đô Huế.
b/ Tâm trạng nhân vật:
-Tâm trạng phức tạp với nhiều sắc thái chuyển hóa, đan xen lẫn nhau: lúc thì


buồn, da diết bởi sự chia li cách trở; lúc bồi hồi, phấp phỏng bởi khao khát ngóng
trông; lúc hốt hoảng, run rẩy bởi sự thúc giục.
-Tâm hồn ngặng trĩu, u buồn nhưng vẫn rộng mở để đón nhận vẻ đẹp huyền
ảo, thú vị của tạo hóa thiên nhiên mang đến. Tâm lòng thiết tha với đời và khao
khát sống vẫn cố níu giữ, bám víu lấy cuộc đời.
-Niềm khao khát đồng cảm, sẻ chia, khát khao yêu thương mãnh liệt của tình
yêu mang đến “ Ai biết tình ai có đậm đà”.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ độc đáo, tài tình đầy ám ảnh, vừa bình dị quen thuộc vừa mang tính
ước lệ tượng trưng “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”. Gợi tả giàu sức biểu
hiện ( mây – gió ); nét thực thực ảo ảo chập chờn chuyển hóa qua lại lẫn nhau
( sông trăng, thuyền chở trăng, áo em, nhân aanhr, sương khói, …)
- Nhịp điệu thơ: khi khoan khi nhặt hài hòa với trầm lắng, khẩn cầu tha thiết, khi
gấp gáp vội vàng ( 2 câu đầu đến 2 câu sau).
- Nghệ thuật: phép đối lập, nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, sử dụng đại từ
phiếm chỉ, câu hỏi tu từ,…-> ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, biểu lộ được nhiều
trạng thái cả xức tâm lí tinh tế của nhân vật.
=>> Tình yêu thiên nhiên tạo vật, tình yêu đời, niềm yêu cuộc sống, con người, khát
khao giao cảm đồng điệu lẫn nhau.

×