Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Hà Thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.9 KB, 49 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: 2
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 2
Nhận xét: 33

Sinh viên: Chu Thị Diệp Lớp: TCDN-K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay trong bất cứ một lĩnh vực
nào, vốn luôn là một nhu cầu tất yếu. Nhiều nhà kinh tế học đã ví nó giống
như dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người. Đặc biệt là trong nền kinh
tế thị trường như hiện nay, khi mà sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
ngày càng mạnh mẽ, cộng thêm chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng
Trung Ương đã làm cho vốn ngày càng khan hiếm hơn. Từ đó làm cho sự
cạnh tranh trên thị trường vốn ngày càng gay go và quyết liệt hơn. Do vậy,
yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải sử dụng vốn một cách hợp
lí, đảm bảo vừa tiết kiệm mà lại đem lại hiệu quả cao nhất.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự hướng dẫn và giúp đỡ của các
anh chị phòng Tài chính – Kế toán công ty TNHH Hà Thịnh và các thầy cô
trong khoa Ngân hàng – Tài chính trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, đặc biệt
là giảng viên hướng dẫn thực tập Ths. Lê Thu Thủy em đã quyết định lựa
chọn chuyên đề: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
TNHH Hà Thịnh”, với hi vọng có thể góp một phần kiến thức nhỏ bé của
mình cùng ban quản trị công ty tìm ra được những hạn chế còn tồn tại trong
công tác sử dụng vốn của công ty và từ đó đưa ra những giải pháp sử dụng
vốn hiệu quả hơn.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Những lí luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong


doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Hà
Thịnh trong những năm gần đây.
Chương III: Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
công ty trong tương lai.

Sinh viên: Chu Thị Diệp 1 Lớp: TCDN-K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

CHƯƠNG I:
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Để tiến hành một chu kì sản suất kinh doanh mỗi doanh nghiệp đều
cần có vốn. Vậy vốn là gì? Tại sao nó lại có vai trò quan trọng như vậy đối
với bất kì một doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế nào? Với tầm quan trọng
như vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu cần phải bắt đầu từ việc làm rõ khái
niệm cơ bản vốn là gì? Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp như thế nào?
1.1.1 Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay vốn được hiểu và quan niệm là
toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của doanh
nghiệp.
Khái niệm này không những chỉ ra vốn là một yếu tố đầu vào quan
trọng của doanh nghiệp mà nó còn đề cập đến sự tham gia của vốn vào cả
quá trình sản suất kinh doanh, trong suốt thời gian tồn tại của doanh
nghiệp.
Như vậy vốn là yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh .
Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm
các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch trong tương lai. Vậy yêu cầu
đặt ra đối với các doanh nghiệp là họ cần phải có sự quản lí và sử dụng vốn

có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho các doanh
nghiệp ngày càng phát triển và phát triển bền vững.
+ Các đặc trưng cơ bản của vốn:
-Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Có nghĩa là vốn
phải được biểu hiện bằng giá trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình của
doanh nghiệp.
-Vốn phải vận động và sinh lời, đạt được mục tiêu trong kinh doanh.
Sinh viên: Chu Thị Diệp 2 Lớp: TCDN-K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

-Vốn phải được tích tụ và tập trung một lượng nhất định thì mới có
khả năng phát huy tác dụng khi đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế đặc biệt
trong lĩnh vực kinh doanh.
-Vốn có giá trị về mặt thời gian. Điều này có thể có vai trò quan trọng
khi bỏ vốn vào đầu tư và tính hiệu quả khi sử dụng đồng vốn.
-Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, vốn sẽ không được đưa
ra để đầu tư khi mà người chủ của nó nghĩ về một sự đầu tư không có lợi
nhuận.
-Vốn được quan niệm như một thứ hàng hóa và có thể được coi là một
thứ hàng hóa đặc biệt vì nó có khả năng được mua bán quyền sở hữu trên
thị trường vốn, trên thị trường tài chính.
-Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền hay các giá trị hiện vật ( tài sản cố
định của doanh nghiệp, máy móc, trang thiết bị vật tư dung cho hoạt động
quản lí ) mà còn bao gồm những giá trị vô hình ( các bí quyết trong kinh
doanh, các phát minh sáng chế,…)
+ Sự khác nhau giữa tiền và vốn:
Tiền chỉ được gọi là vốn kinh doanh khi nó thỏa mãn những điều kiện
sau:
- Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hóa nhất định (tiền phải đảm
bảo bằng một lượng tài sản có thực).

- Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, đủ sức
để đầu tư cho một dự án kinh doanh.
- Khi đã đủ về số lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh
lời. Trong đó cách vận động và phương thức hoạt động của tiền lại do
phương thức đầu tư quyết định.
1.1.2 Phân loại vốn
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có một
phương thức và hình thức kinh doanh khác nhau. Nhưng mục tiêu của họ
vẫn là tạo ra càng nhiều lợi nhận càng tốt. Điều đó chỉ đạt được khi vốn của
doanh nghiệp được quản lí và sử dụng có hiệu quả.
Sinh viên: Chu Thị Diệp 3 Lớp: TCDN-K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Vốn được phân ra và sử dụng tùy thuộc vào mục đích và loại hình
doanh nghiệp.
1.1.2.1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành
1.1.2.1.1 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp
vốn liên doanh, liên kết và thông qua đó doanh nghiệp không phải cam kết
thanh toán. Do vậy, vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
+ Vốn pháp định
Vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có khi muốn
hình thành doanh nghiệp và số vốn này được nhà nước quy định tùy thuộc
vào từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp
Nhà nước, số vốn này được ngân sách Nhà nước cấp.
+ Vốn tự bổ sung
Thực chất loại vốn này là số lợi nhuận chưa phân phối (lợi nhuận lưu
trữ) và các khoản trích hàng năm của doanh nghiệp như các quỹ xí nghiệp
(Quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển,…).
+Vốn chủ sở hữu khác

Đây là loại vốn mà số lượng của nó luôn có sự thay đổi bởi vì do
đánh giá lại tài sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được cấp ngân sách
cấp kinh phí, do các đơn vị thành viên nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên
dùng cơ bản.
1.1.2.1.2 Vốn huy động của doanh nghiệp
Ngoài các hình thức vốn do nhà nước cấp thì doanh nghiệp còn là
một loại vốn mà vai trò của nó khá quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế
thị trường đó là vốn huy động. Để đạt được số vốn cần thiết cho một dự án,
công trình hay một nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp mà đòi hỏi trong
một thời gian ngắn nhất mà doanh nghiệp không đủ số vốn còn lại trong
doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự liên doanh liên kết, phát
hành trái phiếu hay huy động các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ
hay các hình thức khác.
Sinh viên: Chu Thị Diệp 4 Lớp: TCDN-K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

+Vốn vay
Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá
nhân hay các đơn vị kinh tế độc lập nhằm tạo lập và tăng thêm nguồn vốn .
Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng rất là quan trọng đối với
doanh nghiệp. Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín dụng
ngắn hạn và dài hạn tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở hợp
đồng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Vốn vay trên thị trường chứng khoán. Tại các nền kinh tế có thị
trường chứng khoán phát triển, vay vốn trên thị trường chứng khoán là một
hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp. Thông qua hình thức này thì
doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu, đây là một hình thức quan trọng
để sử dụng vào mục đích vay dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Việc phát hành trái phiếu giúp cho doanh nghiệp
có thể huy động số vốn nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng hoạt động sản

xuất kinh doanh của mình.
+Vốn liên doanh liên kết
Doanh nghiệp có thể kinh doanh liên kết, hợp tác với các doanh
nghiệp khác nhằm huy động và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đây là hình thức huy động vốn quan trọng vì hoạt động tham gia góp vốn
liên doanh, liên kết gắn liền với việc chuyển giao công nghệ thiết bị giữa
các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của
sản phẩm điều này cũng có nghĩa là uy tín của công ty sẽ được thị trường
chấp nhận. Doanh nghiệp cũng có thể tiếp nhận máy móc và thiết bị nếu
như trong hợp đồng liên doanh chấp nhận việc góp vốn bằng hình thức này.
+Vốn tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là khoản mua chịu từ nguồn cung cấp hoặc ứng
trước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng. Tín dụng
thương mại luôn gắn với một lượng hàng hóa cụ thể, gắn với một hệ thống
thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của hệ thống thanh toán, của chính
sách tín dụng khách hàng mà doanh nghiệp được hưởng. Đây là một
phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả
năng mở rộng cơ hội hợp tác làm ăn của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy
Sinh viên: Chu Thị Diệp 5 Lớp: TCDN-K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

nhiên, khoản tín dung thương mại thường có thời hạn ngắn nhưng nếu
doanh nghiệp biết quản lý một cách có hiệu quả thì nó sẽ góp phần rất lớn
vào nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
+ Vốn tín dụng thuê mua
Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là một phương thức
giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng
vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là phương thức tài trợ
thông qua hợp đồng thuê giữa người cho thuê và doanh nghiệp. Người sử
dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho người cho thuê theo thời hạn mà 2

bên đã thỏa thuận, người cho thuê là người sở hưũ tài sản. Tín dụng thuê
mua co 2 phương thức giao dịch chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính.
-Thuê vận hành
Phương thức thuê vận hành ( thuê hoạt động ) là phương thức thuê
ngắn hạn tài sản.
Hình thức này có đặc trưng sau:
Thời hạn cho thuê ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích
của tài sản, điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong thời
gian ngắn.
Người thuê chỉ việc trả tiền theo thỏa thuận, người cho thuê phải
đảm bảo mọi chi phí vận hành của tài sản như chi phí bảo trì, bảo hiểm
thuê tài sản… cùng với mọi rủi ro vô hình của tài sản.
Hình thức này hoàn toàn phù hợp đối với những hoạt động có tính
chất thời vụ và nó đem lại cho bên thuê lợi thế là không phải phản ánh loại
tài sản này vào sổ sách kế toán.
-Thuê tài chính
Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng thương mại
trung và dài hạn theo hợp đồng. Theo phương thức này người cho thuê
thường mua tài sản, thiết bị mà người cần thuê và đã thương lượng từ
trước các điều kiện mua tài sản từ người cho thuê. Thuê tài chính có hai
đặc trưng sau:
Sinh viên: Chu Thị Diệp 6 Lớp: TCDN-K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Thời hạn thuê tài sản của bên phải chiếm phần lớn thời gian hữu ích
của tài sản và hiện giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê phải đủ để bù
đắp những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng.
Ngoài khoản tiền thuê tài sản phải trả cho bên thuê, các loại chi phí
bảo dưỡng vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản, cũng như các rủi ro khác
đối với tài sản do bên thuê phải chịu cũng tương tự như tài sản của công ty.

Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là tiền đề
để cho doanh nghiệp có thể lựa chọn và sử dụng hợp lí nguồn tài trợ tùy
theo loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh, quy mô trình độ quản lí,
trình độ khoa học kĩ thuật cũng như chiến lược phát triển và chiến lược
đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc quản lí vốn ở các doanh
nghiệp trọng tâm cần đề cập đến là hoạt động luân chuyển vốn, sự ảnh
hưởng qua lại của các hình thức khác nhau của tài sản và hiệu quả quay
vòng vốn. Vốn cần được nhìn nhận và xem xét dưới trạng thái động với
quan điểm hiệu quả.
1.1.2.2 Phân loại vốn theo hình thức chu chuyển
1.1.2.2.1 Vốn cố định
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của nguồn vốn cố
định được gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là tài sản cố định.
Vì vậy, việc nghiên cứu về nguồn vốn cố định trước hết phải dựa trên cơ sở
tìm hiểu về tài sản cố định.
+ Tài sản cố định
Căn cứ vào tính chất và tác dụng trong khi tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh, tư liệu sản xuất được chia lam hai bộ phận: đối tượng lao
động và tư liệu lao động. Đặc điểm cơ bản của tư liệu lao động là chúng có
thể tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào chu kì sản xuất. Trong
quá trình đó, mặc dù tư liệu lao động sản xuất có thể bị hao mòn nhưng
chúng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Tư liệu sản xuất chỉ có
thể được đem ra thay thế hoặc sửa chữa lớn. Thay thế khi chúng bị hư hỏng
hoàn toàn hoặc chúng không còn khả năng mang lại giá trị kinh tế cho
doanh nghiệp.
Sinh viên: Chu Thị Diệp 7 Lớp: TCDN-K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Tài sản cố định phải là những vật phẩm thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp, trong một quan hệ sản xuất nhất định. Bản thân tính sử dụng

lâu dài và chi phí cao vẫn chưa có thể là căn cứ duy nhất để xác định tài sản
cố định nếu nó không gắn liền với một quyền sở hữu thuộc về một doanh
nghiệp, một cơ quan, hợp tác xã…
Theo quy định hiện hành thì những tư liệu lao động nào đảm bảo đáp
ứng đủ 4 điều kiện sau thì sẽ được coi là tài sản cố định:
+ Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
+ Nguyên giá phải được xác định một cách chắc chắn.
+ Giá trị của chúng phải từ 10.000.000 đồng trở lên.
+ Thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
Để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lí tài sản cố định cũng
như vốn cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng ta cần phải có
phương án tuyển chọn và phân loại hợp lí.
Phân loại tài sản cố định là việc chia tổng số tài sản cố định ra từng
nhóm, bộ phận khác nhau dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau:
-Tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: loại này bao
gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu được biểu hiện bằng hình
thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,
vật kiến trúc Những tài sản cố định này có thể là từng đơn vị tài sản có kết
cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản có kiên kết với
nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Nhằm một mục tiêu quan trọng nhất là đem lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái
vật chất nhưng xác định giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc là cho các đối tượng
khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định vô hình như:
chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về sử dụng đất, chi phí thu mua
bằng phát minh sang chế, nhãn hiệu thương mại.
Sinh viên: Chu Thị Diệp 8 Lớp: TCDN-K11

Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

-Tài sản cố định dùng cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc
phòng.
-Tài sản cố định mà doanh nghiệp bảo quản và cất giữ hộ nhà nước.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được vị trí quan trọng
của tài sản cố định dung vào hoạt động sản xuất kinh doanh và thông qua
đó doanh nghiệp đưa ra những chính sách hợp lí nhằm đầu tư vào tài sản
một cách hợp lí.
Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp mà
chúng được chia thành:
Tài sản cố định đang sử dụng.
Tài sản cố định chưa cần dùng.
Tài sản cố định không cần dung chờ thanh lí.
Cách phân loại này phần nào giúp doanh nghiệp có thể hiểu và kiểm
soát dễ dàng các tài sản của mình.
+ Vốn cố định của doanh nghiệp.
Việc đầu tư thành lập một doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố cấu
thành như: xây dựng nhà xưởng, lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị…
Doanh nghiệp chỉ có thể đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh khi mà nó
đã hoàn thành các công đoạn trên. Lúc này vốn đầu tư đã được chuyển sang
vốn cố định của doanh nghiệp.
Như vậy vốn đầu tư của doanh nghiệp là một bộ phận vốn đầu tư ứng
trước của tài sản của doanh nghiệp. Đặc điểm của nó được luân chuyển
từng phần trong nhiều chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và một
vòng tuần hoàn của tài sản cố định chỉ kết thúc khi mà nó hết thời hạn sử
dụng đồng thời nó mang lại một phần lợi nhuận nhất định cho doanh
nghiệp. Việc đầu tư để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp phần nào phụ
thuộc vào quyết định đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng mang lại
một thế mạnh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.

1.1.2.2.2 Vốn lưu động
+ Tài sản lưu động
Sinh viên: Chu Thị Diệp 9 Lớp: TCDN-K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vốn lưu động và vốn cố định
luôn song hành trong cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên tài sản lưu động nằm rải rác trong các khâu của quá trình sản
xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thid tài sản
lưu động thường chiếm một tỉ lệ khá cao thường chiếm khoảng 50%-60%
tổng tài sản của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động khi tham gia quá trình sản suất kinh doanh thường
là không giữ được hình thái vật chất ban đầu. Là bộ phận của chủ thể tham
gia hoạt động sản xuất kinh doanh và thông qua quá trình sản xuất tạo
thành thực thể của sản phẩm, bộ phận khác cùng tham gia trong quá trình
này bị biến đổi hay hao phí theo thực thể được hình thành. Đối tượng lao
động chỉ tham gia vào một quá trình, chu kì sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Do đó toàn bộ giá trị của chúng được chuyển một lần vào sản phẩm
và được thực hiện khi sản phẩm trở thành hang hóa.
Đối tượng lao động trong các doanh nghiệp được chia thành 2 phần:
-Bộ phận hàng dự trữ: đây là loại hàng dự trữ đảm bảo cho quá trình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn.
-Bộ phận vật tư đang trong quá trình chuyển đến cho quá trình chế
biến, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, vật tư, nguyên vật liệu khác…
chúng tạo thành các tài sản lưu động nằm trong các khâu sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh tài sản cố định nằm trong khâu sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp thì còn có một số loại tài sản khác được sử dụng trong một số
khâu khác của cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như:
khâu lưu thông, các khoản hang gửi bán, các khoản phải thu…Do vậy trước

khi tiến hành sản xuất kinh doanh cá doanh nghiệp bao giờ cũng để ra một
khoản tiền nhất định dung cho các trường hợp này, số tiền ứng trước cho
tài sản người ta gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
+ Vốn lưu động
Có rất nhiều hình thái mà vốn lưu động có thể chuyển đổi như: T-H-
T’ , H-T-H’. Tức là nó được chuyển hóa từ tiền sang hang hóa sau đó trở
về trạng thái ban đầu sau khi được một vòn tuần hoàn và qua đó nó sẽ
Sinh viên: Chu Thị Diệp 10 Lớp: TCDN-
K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

mang lại cho doanh nghiệp số lãi hay không có lời thì điều đó còn phụ
thuộc vào sự quyết đoán trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Vậy thì
vốn của doanh nghiệp có thể hiểu là số tiền ứng trước về tài sản lưu động
của doanh nghiệp đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián
đoạn.
Như vậy vốn cần được quản lí và sử dụng tốt, điều này sẽ đem lại cho
doanh nghiệp nhiều điều kiện trên thị trường. Một doanh nghiệp được đánh
giá là quản lí vốn lưu động tốt, có hiệu quả khi mà doanh nghiệp biết phân
phối vốn một cách hợp lí cho các quyết định đầu tư của mình và qua đó thì
nó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Nhưng để quản lí vốn hiệu
quả thì doanh nghiệp phải có sự nhận biết các bộ phận cấu thành của vốn lưu
động, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp quản lí phù hợp với từng loại.
Căn cứ vào vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản
xuất kinh doanh ta chia vốn lưu động thành:
-Vốn lưu động trong khâu sản xuất: là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ
cho quá trình sản xuất như: sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ, bán
thành phẩm tự gia công chế biến.
-Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: là bộ phận vốn dùng để
mua nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế dự trữ và chuẩn bị dùng cho hoạt

động sản xuất.
-Vốn lưu động dùng cho quá trình lưu thông: là bộ phận dùng cho quá
trình lưu thông như: thành phẩm, vốn tiền mặt…
Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn lưu động bao gồm:
-Vốn vật tư hàng hóa: là các khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng
hiện vật cụ thể như: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,
thành phẩm…
-Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản tiền tệ như: tiền mặt tại quỹ, tiền
gửi ngân hàng, các khoản thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn.
1.1.3 Vai trò của vốn
Sinh viên: Chu Thị Diệp 11 Lớp: TCDN-
K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Các doanh nghiệp dù hoạt động theo mô hình nào, dù to hay nhỏ thì
một nhu cầu không thể thiếu đó là vốn. Nó là tiền đề cho sự hình thành và
phát triển của doanh nghiệp.
Về mặt pháp lí: Mỗi doanh nghiệp khi muốn có giấy phép để hoạt
động sản xuất kinh doanh thì cần phải chứng minh được một trong các yếu
tố cơ bản đó là vốn ( điều này được nhà nước quy định cho từng loại hình
doanh nghiệp ). Khi đó thì địa vị pháp lí của doanh nghiệp mới được xác
lập. Ngược lại thì doanh nghiệp sẽ không đủ điều kiện để hoạt đông. Tuy
nhiên không phải khi đã có giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp muốn
kinh doanh như thế nào cũng được mà trong thời gian đó doanh nghiệp
luôn đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo quy định nếu không doanh
nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh hay tuyên bố giải thể, phá sản,
sát nhập…Như vậy có thể coi vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc
đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật.
Về mặt kinh tế: Khi các doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu về vốn thì
doanh nghiệp đó có khả năng chủ động trong các hình thức kinh doanh,

thay đổi công nghệ, mua sắm trang thiết bị, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành
sản phẩm, giảm sức lao động của nhân công…mà vẫn đảm bảo được chất
lượng sản phẩm và nhu cầu của thị trường, từ đó giúp doanh nghiệp mở
rộng quy mô hoạt động và không ngừng nâng cao vị thế của doanh nghiệp
trên thương trường…
1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
Sử dụng vốn là việc doanh nghiệp tiến hành phân bổ nguồn vốn để
tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ khai thác, sử dụng vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất.
1.2.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn
Trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh
nghiệp phải kinh doanh có lãi. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải đưa ra phương
hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện có sẵn về
Sinh viên: Chu Thị Diệp 12 Lớp: TCDN-
K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

các nguồn như: vốn, nguồn nhân tài, vật lực…Muốn như vậy các doanh
nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác
động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện
được trên cơ sở phân tích và sử dụng hợp lí các nguồn có sẵn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Như ta đã biết mọi hoạt động kinh tế của hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đều nắm trong thế liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ
có tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện
mới có thể giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc
hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó nêu lên

một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu nó được biểu hiện
bằng các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật, tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời
phân tích sâu sắc các nguyên nhân hình thành và không hoàn thành các chỉ
tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó có thể đánh giá đầy
đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lí doanh nghiệp. Mặt khác qua
phân tích kinh doanh giúp doanh nghiệp tìm ra biện pháp sát thực để tăng
cường hoạt động kinh té và quản lí doanh nghiệp nhằm phát huy mọi khả
năng tiểm tang về vốn, lao động, đất đai…vào quá trình sản xuất kinh
doanh của mình. Trong đó một trong những yếu tố không thể thiếu được
trong công tác này đó là công tác quản lí vốn.
Tuy nhiên các doanh nghiệp muốn hoạt động và sử dụng các nguồn
vốn thì phải đảm bảo một số điều kiện sau:
-Phải khai thác các nguồn lực một cách triệt để ( tức là đồng vốn phải
luân chuyển trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ).
-Phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm.
-Phải có phương pháp quản lí vốn một cách hiệu quả ( không để
nguồn vốn bị chiếm dụng, sử dụng sai mục đích ).
Ngoài ra doanh nghiệp con phải thường xuyên phân tích, đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những hạn
chế và phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp trong quản lí, huy động
và sử dụng.
Sinh viên: Chu Thị Diệp 13 Lớp: TCDN-
K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Trong phân tích tài chính của doanh nghiệp, các tỉ lệ tài chính được
phân thành các nhóm tỉ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỉ lệ về cơ cấu vốn
và nguồn vốn, nhóm tỉ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỉ lệ về
khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỉ lệ lại bao gồm nhiều chỉ tiêu phản ánh riêng
lẻ, từng hoạt động của bộ phận tài chính, trong mỗi trường hợp khác nhau,

tùy theo góc độ phân tích, người phân tích sử dụng những nhóm chỉ tiêu
khác nhau. Để phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn người ta
thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:
1.2.2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong
doanh nghiệp
1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá tổng quan hiệu quả sử dụng vốn
Doanh thu
Hiệu suất sử dụng
toàn bộ vốn
=
Tổng vốn
Chỉ tiêu này cho ta biết bình quân một đồng vốn tham gia vào kinh
doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng
lớn càng tốt.
Lợi nhuận trước thuế
Hiệu quả sử dụng vốn vay =
Tổng số vốn vay
Chỉ tiêu này cho biết bình quân doanh nghiệp sử dụng một đồng vốn
vay vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt và ngược lại.
Lợi nhuận sau thuế
Hiệu quả sử
dụng vốn chủ
sở hữu
=
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết bình quân doanh nghiệp sử dụng một đồng vốn
chủ sở hữu vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
Sinh viên: Chu Thị Diệp 14 Lớp: TCDN-
K11

Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

thuế. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ mức sinh lời của một đồng vốn chủ sở
hữu càng cao và ngược lại.
Từ 3 chỉ tiêu trên ta có thể đưa ra những nhận xét khái quát nhất về
tình hình sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên các nhà phân tích không chỉ
quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn mà còn trú
trọng tới việc sử dụng có hiệu quả của từng bộ phận cấu thành vốn của
doanh nghiệp đó là vốn cố định và vốn lưu động. Từ đó xem xét xem việc
sử dụng từng bộ phận vốn đó đã thật sự hiệu quả chưa để kịp thời đưa ra
những biện pháp sử dụng và quản lí vốn thích hợp.
1.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh
nghiệp
1.2.2.2.1 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Doanh thu thuần
=
Vốn cố định bình quân
Trong đó:
Vốn cố định bình
quân
=
Vốn cố định đầu kì+Vốn cố định đầu kì

2
Vốn cố định
đầu kì( cuối kì )
=
Nguyên giá TSCĐ
ở đầu kì( cuối kì )

-
Số tiền khấu hao lũy
kế ở đầu kì ( cuối kì )
Số tiền khấu
hao lũy kế ở
cuối kì
=
Số tiền
khấu hao
ở đầu kì
+
Số tiền khấu
hao tăng trong

-
Số tiền khấu
hao giảm
trong kì
1.2.2.2.2 Hàm lượng vốn cố định
Hệ số hàm lượng
vốn cố định
Vốn cố định bình quân trong kì
=
Doanh thu( doanh thu thuần )trong kì
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu( doanh thu
thuần) trong kì cần bao nhiêu đồng vốn cố định.
Sinh viên: Chu Thị Diệp 15 Lớp: TCDN-
K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân


1.2.2.2.3 Tỉ suất lợi nhuận vốn cố định
Lợi nhuận trước thuế( sau thuế )
Tỉ suất lợi nhuận
vốn cố định
=
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kì sẽ
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố
định, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
1.2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiêp
1.2.2.3.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ, tổ chức quản
lí và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bao gồm 2 chỉ tiêu:
-Vòng quay vốn lưu động: Phản ánh số vòng quay vốn lưu động thực
hiện được trong một thời kì nhất định ( thường là một năm ).
-
Kì luân chuyển vốn lưu động: Phản ánh số ngày để thực hiện một vòng
quay vốn lưu động.
360
Kì luân chuyển
vốn lưu động
=
Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn càng nhanh thì kì luân chuyển vốn càng được rút
ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.
1.2.2.3.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động: phản ánh số vốn lưu động có
thể tiết kiệm được do tăng độ luân chuyển vốn lưu động kì này so với kì
trước
Mức tiết kiệm

Doanh
thu năm
Kì luân chuyển VLĐ trong năm-Kì
luân chuyển VLĐ năm trước

Sinh viên: Chu Thị Diệp 16 Lớp: TCDN-
K11
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

vốn lưu động = nay x
360
1.2.2.3.3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh cứ
một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng
vốn lưu động
=
Vốn lưu động bình quân
1.2.2.3.4 Mức đảm nhiệm vốn lưu động: phản ánh số vốn lưu động
cần thiết để tạo ra một đồng vốn lưu động.
Vốn lưu động bình quân
Mức đảm nhiệm
vốn lưu động
=
Doanh thu thuần
1.2.2.3.5 Tỉ suất lợi nhuận vốn lưu động: phản ánh cứ một đồng vốn
lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế
Tỉ suất lợi nhuận
vốn lưu động
=
Vốn lưu động bình quân
1.2.2.3.6 Vòng quay các khoản phải thu:
Doanh thu thuần
Vòng quay các
khoản phải thu
=
Các khoản phải thu bình quân
1.2.2.3.7 Kì thu tiền bình quân
360
Kì thu tiền
bình quân
=
Vòng quay các khoản phải thu
Sinh viên: Chu Thị Diệp 17 Lớp: TCDN-
K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu và chỉ tiêu kì thu tiền bình
quân cho ta thấy được mức độ hợp lí của các khoản phải thu. Vòng quay
các khoảm phải thu càng lớn, kì thu tiền bình quân càng nhỏ chứng tỏ khả
năng thu hồi vốn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
-Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô vốn của doanh nghiệp, nếu
doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư

mua sắm máy móc, trang thiết bị nhiều hơn, đồng thời cũng tăng quy mô
của các hoạt động đầu tư,… Từ đó, sẽ làm cho kế hoạch sử dụng vốn của
doanh nghiệp bị thay đổi.
-Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh mà cơ cấu vốn của doanh nghiệp
cũng có sự khác biệt. Ví dụ nếu doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
xây dựng thì doanh nghiệp sẽ phải tiến hành mua sắm nhiều máy móc hơn
đặc biệt là máy móc trong lĩnh vực xây dựng lại rất đắt cho nên cơ cấu vốn
của doanh nghiệp sẽ nghiêng về vốn cố định nhiều hơn. Ngược lại, nếu là
doanh nghiệp dịch vụ thì vốn lưu động sẽ chiếm ưu thế.
-Tình hình kinh tế chính trị
Nếu tình hình kinh tế chính trị ở nước mà doanh nghiệp tiến hành sản
xuất kinh doanh ổn định thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô từ đó ảnh hưởng
trực tiếp đến kế hoạch sử dụng vốn của doanh nghiệp.
-Lạm phát
Đây là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến quá trình sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Đáng nhẽ bình thường doanh nghiệp chỉ cần một đồng vốn
để mua một lượng tư liệu sản xuất nhưng khi có lạm phát xảy ra, giá cả sẽ
leo thang lúc đó để mua được một lượng tư liệu sản xuất ban đầu doanh
nghiệp sẽ phải bỏ ra nhiều hơn một đồng vốn.
-Chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước
Sinh viên: Chu Thị Diệp 18 Lớp: TCDN-
K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành nghề kinh
doanh của doanh nghiệp từ đó sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh
nghiệp.
Ngoài những nhân tố trên thì còn nhiều nhân tố nữa ảnh hưởng tới

quá trình huy động vốn của doanh nghiệp như: cơ cấu nguồn vốn mà doanh
nghiệp huy động được, môi trường cạnh tranh…
-Một số quy định có tính chất pháp lí
+Điều lệ. quy chế của công ty.
+Luật doanh nghiệp.
+Chính sách tiền tệ của chính phủ trong từng thời kì.

Sinh viên: Chu Thị Diệp 19 Lớp: TCDN-
K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI
CÔNG TY TNHH HÀ THỊNH
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HÀ THỊNH
2.1.1 Sự hình thành và phát triển cuả công ty
Công ty TNHH Hà Thịnh thuộc loại hình công ty TNHH hai thành
viên trở lên, được thành lập ngày 11/03/2002 theo quyết định số
020000895 của UBND Thành Phố Hải Phòng.
Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH HÀ THỊNH.
Tên giao dịch quốc tế: HA THINH COMPANY LIMITED.
Tên viết tắt tiếng anh: HT CO.LTD.
Trụ sở công ty: 43C - Lê Lai - Ngô Quyền - Hải Phòng.
Điện thoại: 0313.768265
Fax: 0313.654828
Mã số thuế: 0200473606
Vốn điều lệ: 4.100.000.000đ
Giám đốc công ty: Phạm Sĩ Hùng.
Phó giám đốc: Đinh Khắc Báu.
Kế toán trưởng: Phạm Thị Tài.

Công ty là tổng đại lí xăng dầu cho chi nhánh công ty thương mại kĩ
thuật và đầu tư Petec tại Hải Phòng, chuyên kinh doanh xăng dầu các loại
như: xăng 92 không chì, xăng 90 không chì, dầu diezen các loại nhớt, mỡ…
2.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lí của công ty
Công ty tổ chức bộ máy quản lí theo mô hình trực tuyến 2 chức năng.
Sinh viên: Chu Thị Diệp 20 Lớp: TCDN-
K11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí
-Giám đốc: là người đứng đầu công ty, giữ vai trò lãnh đạo chung toàn
công ty. Là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, đại diện cho
toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty, chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
-Phó giám đốc: Là người đi sâu giúp giám đốc từng mặt công tác cụ
thể. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo đôn đốc công nhân, theo dõi và giám sát
việc bán hàng.
Để giúp giám đốc quản lí và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu
quả các phòng ban chức năng gồm:
-Phòng kế toán: Thực hiện ghi chép, phân loại tổng hợp các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung công tác kế toán bằng phương
pháp khoa học của kế toán. Qua đó giám đốc toàn bộ tài chính của công ty,
quản lí việc phân phối lượng hàng hóa cho các đại lí sao cho phù hợp.
Đồng thời lập kế hoạch tài chính, vay vốn để đảm bảo tình hình kinh doanh
của công ty ngày càng phát triển.
-Phòng kinh doanh: Thực hiện nhiệm vụ tiếp cận thị trường, tìm hiểu
thị trường và phụ trách việc tiêu thụ sản phẩm.
-Đội tàu, xe vận tải: Là bộ phận hoạt động chủ yếu với nhiệm vụ tổ
chức tiếp nhận- xuất-tồn xăng dầu, đảm bảo an toàn tuyệt đối về phòng
chống cháy nổ. Đồng thời là bộ phận thực hiện kế hoạch vận tải hàng hóa

tới mạng lưới các đại lí bán buôn, bán lẻ của công ty.
Sinh viên: Chu Thị Diệp 21 Lớp: TCDN-
K11
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế toán
Phòng kinh
doanh
Đội tàu, xe
vận tải
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
-Phòng kế toán là nơi hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thực hiện kịp
thời, đầy đủ toàn bộ chứng từ kế toán của công ty. Hướng dẫn các bộ phận
liên quan thực hiện tốt chế độ ghi chép, thống kê luân chuyển chứng từ và
các nghiệp vụ kế toán, đối chiếu quyết toán và giao nộp theo quy định của
chi cục thuế.
-Kế toán trưởng: Điều hành chung công tác kế toán của công ty, kí
duyệt chứng từ, lập, giải trình các báo các liên quan để trình lên giám đốc
và chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan cấp trên. Đồng thời duyệt
quyết toán quý, năm theo đúng quá trình kinh doanh.
-Kế toán tổng hợp: Chỉ đạo tình hình hạch toán, trực tiếp kiểm tra các
nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp sổ sách để lên báo cáo tổng hợp và lập báo
cáo tài chính.
-Kế toán thanh toán ( tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền lương ): Theo
dõi quỹ tiền mặt, sổ quỹ, sổ tiền gửi và thực hiện giao dịch với ngân hàng
đồng thời lập bảng tính và thanh toán lương.
-Kế toán công nợ, vật tư: Theo dõi doanh thu hàng tháng, phân tích
giá thành dự toán, theo dõi các koán nợ phải thu của khách hàng và các

khoản còn phải trả người bán, lập các bảng kê theo dõi…
-Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ thu, chi khi nhận được các chứng từ đã được
giám đốc và kế toán trưởng duyệt. Thủ quỹ phải vào sổ thu, chi, tính số dư
quỹ hàng ngày và đối chiếu với kế toán tổng hợp.
2.1.3 Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian gần đây
Sinh viên: Chu Thị Diệp 22 Lớp: TCDN-
K11
Kế toán
trưởng
Kế toán tổng
hợp
Kế toán thanh
toán
Kế toán công
nợ, vật tư
Thủ quỹ
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009
Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ
1.Doanh thu bán hàng 241,929,167,650 150,734,734,282 231,799,595,473
(91,194,433,368
) (38%) 81,064,861,191 54%
2.Doanh thu thuần 241,929,167,650 150,734,734,282 231,799,595,473
(91,194,433,368
) (38%) 81,064,861,191 54%
3.Giá vốn hàng bán 238,244,719,044 144,220,904,788 266,862,995,305 (94,023,814,256) (39%) 122,642,090,517 85%
4.Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 3,684,448,600 6,513,829,494 4,936,600,165 2,829,380,894 77% (1,577,229,329) (24%)

5.Doanh thu hoạt động
tài chính
6.Chi phí tài chính 1,603,782,556 2,390,768,142 1,334,586,898 786,985,586 49% (1,056,181,244) (44%)
Trong đó chi phí lãi vay 1,603,782,556 2,390,768,142 1,334,586,898 786,985,586 49% (1,056,181,244) (44%)
7.Chi phí bán hàng và
quản lí doanh nghiệp 1,599,684,213 3,654,865,080 2,766,972,515 2,055,180,867 128% (887,892,565) (24%)
8. Lợi nhuận từ hoạt
động sản xuất kinh doanh 484,981,837 468,196,272 835,040,752 (16,785,565) (3%) 366,844,480 78%
9.Thu nhập khác 10,682,822 21,315,477 66,915,942 10,632,655 100% 45,600,465 214%
10.Chi phí khác 57,187 57,187
11.Lợi nhuận trước thuế
khác 10,682,822 21,315,477 66,858,755 10,632,655 100% 45,543,278 214%
12.Tổng lợi nhuận trước
thuế 495,664,659 489,511,749 901,899,507 (6,152,910) (1%) 412,387,758 84%
13.Thuế thu nhập doanh
nghiệp 192,758,479 122,377,937 225,474,877 70,380,542 (37%) 103,096,940 84%
14.Lợi nhuận sau thuế 302,906,180 367,133,812 676,424,630 64,227,632 21% 309,290,818 84%
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Hà Thịnh năm 2008, năm 2009, năm 2010 )
Sinh viên: Chu Thị Diệp Lớp: TCDN-K11
23
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây.
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Nhận xét:
Thông qua việc tổng hợp số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp qua các năm 2008, năm 2009, năm 2010 ta thấy:
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả. Nó thể hiện là
lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng liên tục qua các năm từ
302.906.180 đồng ( năm 2008 ) lên 367.133.812 đồng ( năm 2009 ), tương
ứng tăng 21% so với năm 2008 và đến năm 2010 con số này nhảy vọt lên

đến 676.424.630 đồng ( tương ứng tăng 84% so với năm 2009 ). Đây là
một tốc độ tăng rất cao, nó chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp ngày càng
hiệu quả.
Trong năm 2009 có sự giảm đột ngột của doanh thu thuần và giá vốn
hàng bán so với 2 năm 2008 và 2010. Tuy nhiên do tốc độ giảm của doanh
thu thuần nhỏ hơn tốc độ giảm của giá vốn hàng bán ( doanh thu năm 2009
giảm 38%, trong khi đó giá vốn hàng bán giảm 39% so với 2008 ). Do vậy
mà lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 vẫn cao hơn
hai năm 2008 và 2010 khá nhiều. Cụ thể lợi nhuận gộp năm 2008:
3.684.448.600 đồng, năm 2009: 6.513.829.494 đồng và năm 2010 là
4.936.600.165 đồng.
Bên cạnh sự sụt giảm mạnh về doanh thu và giá vốn hàng bán là sự
tăng đột biến của các loại chi phí: chí phí bán hàng và quản lí doanh
nghiệp, chi phí lãi vay. Điều này được lí giải là do trong năm 2009 lãi suất
huy động vốn khá cao, hơn nữa trong năm doanh nghiệp lại mua sắm, thay
thế một số trang thiết bị mới, làm chi chi phi tăng (chi phí khấu hao ), mặt
khác doanh nghiệp lại tiến hành tăng lương cho cán bộ công nhân viên
trong toàn doanh nghiệp. Do vậy mà trong năm chi phí của doanh nghiệp
đột ngột tăng lên cũng là một điều dễ hiểu.
Bên cạnh đó các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp cũng tăng
đều qua các năm và tăng đột ngột trong năm 2010 một phần là do có khoản
Sinh viên: Chu Thị Diệp Lớp: TCDN-K11
24

×