Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
o0o
BẢN CAM ĐOAN
Sinh viên: Nguyễn Trường Giang
Mã sinh viên: CQ503259
Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Khoa: Đầu tư
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Sau giai đoạn thực tập tốt nghiệp tại Công ty em đã hoàn thành đề tài “Hoàn
thiện công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban Quản
lý dự án 4 - Bộ Giao thông vận tải”. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu và tìm
hiểu thực tiễn hoạt động của cơ sở thực tập.
Em xin cam đoan rằng chuyên đề này:
- Không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào mà không có trích dẫn.
- Mọi số liệu trong chuyên đề đưa ra đều được sự cho phép của cơ sở thực tập.
- Nếu có nội dung sai phạm trong chuyên đề em xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm trước khoa và nhà trường.
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2012.
Chữ ký sinh viên
Nguyễn Trường Giang
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn 11
Đấu thầu xây lắp 11
Đấu thầu mua sắm hàng hoá và các dịch vụ khác 12
Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án 12
Phương pháp lập HSMT 18
Bảng 2 : Tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật 22
Trên đây là các tiêu chí kỹ thuật cơ bản nhất, tuỳ từng gói thầu mà có
thể thay đổi, thêm bớt các tiêu chí và số điểm cho từng tiêu chí cũng
khác nhau đối với mỗi gói thầu 23
e. Công tác quản lý hoạt động của các nhà thầu 61
2.2.5 Đối với công tác quản lý hoạt động của các nhà thầu 69
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC VIẾT TẮT
QLDA : Quản lý dự án
PMU : PROJECT MANAGEMENT UNIT
GTVT : Giao thông Vận tải
TVGS: Tư vấn giám sát
NCKT : Nghiên cứu kỹ thuật
XDCB: Xây dựng cơ bản
HSMT: Hồ sơ mời thầu
CP : Cổ phần
QL : Quản lý
XDCT GT : Xây dựng công trình giao thông
KHDT : Kế hoạch đầu tư
HSDT : Hồ sơ dự thầu
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2 : Tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật 22
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức của ban quản lý dự án Error: Reference source
not found
Sơ đồ 02. Nhiệm vụ của các phòng ban theo các giai đoạn thực hiện dự án
có thể tóm tắt thành sơ đồ như sau: Error: Reference source not found
Sơ đồ 3:Nội dụng của kế hoạch đấu thầu của dự án bao gồm : Error:
Reference source not found
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
Đầu tư xây dựng cơ bản đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
Đầu tư xây dựng cơ bản đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
nước nhà, đặc biệt trong việc thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước nhà, đặc biệt trong việc thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.Hàng năm, hàng trăm nghìn tỉ đồng (3% GDP) đã được đầu tư vào xây dựng
nước.Hàng năm, hàng trăm nghìn tỉ đồng (3% GDP) đã được đầu tư vào xây dựng
cơ bản.Do đó, việc lựa chọn các công ty thi công công trình thông qua đấu thầu cần
cơ bản.Do đó, việc lựa chọn các công ty thi công công trình thông qua đấu thầu cần
được chú ý một mức cần thiết.
được chú ý một mức cần thiết.
Trong thời gian thực tập tại Ban QLDA 4 em đã được đi vào thực tiễn công
Trong thời gian thực tập tại Ban QLDA 4 em đã được đi vào thực tiễn công
tác thực hiện đấu thầu tại Ban.
tác thực hiện đấu thầu tại Ban.Chính vì vai trò và sự cần thiết của công tác đấu thầu
trong đầu tư xây dựng hiện nay nên dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của cô giáo tế em
đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong
nước tại Ban Quản lý dự án 4 - Bộ Giao thông vận tải” cho luận văn tốt nghiệp của
mình.
Kết cấu luận văn của em gồm 2 chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn
trong nước tại Ban quản lý dự án 4-Bộ GTVT.
- Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu các dự án
sử dụng vốn trong nước tại Ban 4.
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN
SỬ DỤNG VỐN TRONG NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 4
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.1. Vài nét về Ban 4 và hoạt động quản lý dự án tại Ban
1.1.1 Quá trình hình thành
Ban quản lý dự án 4 được thành lập từ năm 1983 theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ nhăm mực đích Thiết kế, điều hành QLDA và TVGS các công
trình giao thông trong khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.Từ năm 1995
đến năm nay chủ đầu tư, đại diện Chủ đầu tư do các cấp có thẩm quyền quyết định
đầu tư (Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam). Hình thức QLDA
gồm điều hành, QLDA và TVGS từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và
kết thúc bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Ban quản lý dự án 4 là cơ quan điều hành thực thi các dự án đầu tư xây dựng
công trình giao thông,chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý vốn trong nước
và vốn nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Ban quản lý dự án 4 là ban quản lý dự án chuyên ngành do Bộ GTVT quyết định
thành lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt
động của mình. Ban QLDA 4 có năng lực chuyên môn về kỹ thuật, kinh tế và pháp luật
đảm bảo đủ năng lực để quản lý thực hiện các dự án được bộ GTVT giao.
Ban quản lý dự án 4 chịu sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện của Bộ trưởng Bộ GTVT,
thực hiện các chế độ báo cáo và chịu sự kiểm tra của các vụ chức năng của Bộ.
Quan hệ thường xuyên với bên tư vấn (thiết kế, giám sát, thanh toán, ) để giải
quyết những thủ tục đã quy định và những vấn đề nảy sinh trong thi công, lập và
báo cáo đầy đủ với cơ quan vay vốn và cho vay vốn về các thủ tục tài chính, thanh
toán, quyết toán.
1.1.2. Nhiệm vụ
Ban QLDA4 có các nhiệm vụ như sau:
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
- Đại diện chủ đầu tư ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác nước ngoài
và Việt Nam liên quan đến việc xây dựng công trình giao thông do Bộ GTVT giao.
- Tổ chức giám sát đấu thầu lựa chọn Công ty tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát.
- Lập dự toán, thẩm định hồ sơ thiết kế và các tài liệu liên quan trình cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt.
- Duyệt giá thành công trình và quyết toán công trình theo quy định hiện
hành của Nhà nước Việt Nam và thông lệ Quốc tế.
- Giải quyết các thủ tục về đất đai, đền bù thực hiện giải phóng mặt bằng của
dự án.
- Tổ chức đấu thầu xây dựng và ký kết hợp đồng xây dựng
1.1.3. Cơ cấu tổ chức tại Ban quản lý dự án
Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức của ban quản lý dự án
Tổng số: 50 cán bộ công nhân viên
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
3
Tổng giám đốc
Phó tổng giám
đốc
Phó tổng giám
đốc
Phòng
dự án
1
Phòng
dự án
2
Phòng
kế
hoạch
Phòng
giải
phóng
mặt
bằng
Phòng
kỹ
thuật
chất
lương
Phòng
tài
chính
kế
toán
Tổ trợ
lý
Văn
phòng
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.1.3.1. Lãnh đạo ban
a. Tổng Giám Đốc: là đại diện cao nhất, điều hành mọi hoạt động của PMU4
theo chế độ một thủ trưởng .
- Chịu trách nhiệm về hoạt động của PMU4 trước Bộ Trưởng Bộ GTVT
- Giúp việc trực tiếp hàng ngày cho Tổng Giám Đốc có một chức danh trợ lý
Tổng Giám Đốc (biên chế ở phòng Tổng hợp)
b. Các Phó Tổng Giám Đốc:
- Phụ trách từng lĩnh vực công tác theo sự phân công của Tổng Giám Đốc
- Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về lĩnh vực công tác được phân
công, về những nhiệm vụ đột xuất khác khi được giao.
1.1.3.2. Các phòng nghiệp vụ
Phòng dự án
Có chức năng thực hiện các công việc về thủ tục, về kỹ thuật từ giai đoạn lập
dự án, lập thiết kế kỹ thuật, tổ chức đấu thầu, chấm thầu và công bố thực hiện các
dự án. Đồng thời, phối hợp với các phòng ban khác giải quyết các vấn đề khác phát
sinh.Cụ thể:
a) Kết hợp với Bên tư vấn chủ trì các công việc sau:
- Thẩm định các hồ sơ về dự án:
+ Luận chứng tiền khả thi và luận chứng khả thi
+ Hồ sơ thiết kế (nếu có)
- Chuẩn bị các hồ sơ tài liệu phục vụ cho các bước đấu thầu
b) Chuẩn bị nội dung và các phiên họp với Hội đồng xét thầu Quốc gia và lập
hồ sơ xét thầu
c) Chủ trì tổ chức các cuộc thương thảo, chuẩn bị nội dung các hợp đồng ký
với nhà thầu khi Nhà nước đã cho phép công bố thắng thầu.
d) Chỉ trì việc xử lý những vấn đề kỹ thuật nảy sinh tại hiện trường với sự
tham gia của phòng Kỹ thuật.
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
e) Soạn thảo các văn bản để giao dịch với các cơ quan nước ngoài hoặc đại
diện nước ngoài tại Việt Nam về những vấn đề có liên quan đến dự án.
Phòng kế hoạch
Tham mưu Chủ nhiệm điều hành dự án về lĩnh vực quản lý kế hoạch, kỹ thuật
các dự án.
-Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch đấu thầu các dự án\
-Kiểm tra, trình duyệt, điều chỉnh : Báo cáo NCKT, thiết kế kỹ thuật, dự toán
gói thầu giai đoạn BVTC, đề cương khảo sát, dự toán khảo sát thiết kế các giai đoạn
các dự án.
-Kiểm tra và trình duyệt dự toán công tác tư vấn, dự toán các công tác khác
không nằm trong phạm vi đấu thầu của các dự án do Ban quản lý.
-Soạn thảo và trình ký hợp đồng tư vấn thiết kế, xây lắp các dự án chỉ định
thầu và các hợp đồng khác ngoài nhiệm vụ của các đơn vị khác.
-Tiếp nhận toàn bộ hồ sơ của các dự án do tư vấn lập và các hồ sơ các công
trình chuyển giao từ các đơn vị khác về Ban.
-Thanh, quyết toán và thanh lý hợp đồng khối lượng xây lắp hoàn thành chi
phí khác của các dự án.
Sơ kết công tác kế hoạch XDCB tuần tháng quý năm, báo cáo thống kê
theo quy định của cấp trên.
-Tham gia cùng các phòng liên quan trong công tác đấu thầu tư vấn, xây lắp,
mua sắm thiết bị vật tư ( khi có yêu cầu ).
-Kiểm tra và trình duyệt phương án tổ chức thi công các công trình chỉ định
thầu xây lắp.
-Chủ trì tổ chức nhận và bàn giao tim mốc công trình giao cho tư vấn giám
sát, đền bù và đơn vị nhận thầu xây lắp trên hiện trường, xử lý về sửa đổi bổ sung
thiết kế và khối lượng phát sinh của các dự án chỉ định thầu.
-Tập hợp đầy đủ hồ sơ công trình để giao cho đơn vị quản lý vận hành và
lưu trữ.
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
Tổ trợ lý và phòng kỹ thuật
Thực hiện các công việc quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công các
công tác xây lắp của Nhà thầu theo hợp đồng giao nhận thầu,thiết kế bản vẽ thi
công được phê duyệt và các Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.
- Tổ chức theo dõi tiến độ thi công công trình theo từng hạng mục, từng hợp
đồng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời sự chỉ đạo của Tổng Giám Đốc và của Bộ GTVT;
- Nắm bắt các vấn đề nảy sinh tại hiện trường, đề xuất các giải pháp xử lý để
Tổng Giám Đốc xem xét giải quyết;
- Lập báo cáo tổng hợp về tình hình thi công trên công trình về các mặt: tiến
độ thi công; chất lượng công trình; khối lượng thực hiện và giá trị; thanh toán.
- Phối hợp với phòng dự án (phòng dự án chỉ trì) trong việc tham mưu xử lý
những vấn đề kỹ thuật nảy sinh tại hiện trường;
- Các nhiệm vụ công tác khác được Tổng Giám Đốc giao.
Phòng giải phóng mặt bằng
- Chủ trì tổ chức bàn giao các hồ sơ tài liệu hệ thống cọc tìm mốc cho các Ban
giải phóng mặt bằng địa phương;
- Tham gia với các Ban giải phóng mặt bằng địa phương trong việc:
+ Lập các phương án đền bù, phương án quy hoạch các khu tái định cư;
+ Lập kế hoạch và tiến độ giải phóng mặt bằng;
- Thẩm định để trình Bộ duyệt:
+ Phương án đền bù do các địa phương trình;
+ Thiết kế kỹ thuật và dự toán các hạng mục đền bù có tính chất xây lắp, các
khu tái định cư.
- Tổ chức nhận và bàn giao mặt bằng đã được đền bù giải toả cho các Nhà thầu;
- Chủ trì quyết toán các hạng mục đền bù giải phóng mặt bằng.
Văn phòng
Thực hiện các công tác liên quan đến các thể chế chính sách của Nhà nước
liên quan tới các bộ trong Ban. Cụ thể :
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
- Các nhiệm vụ về hành chính quản trị trong toàn cơ quan, quản lý toàn bộ tài
sản cơ quan, đề xuất mua và sắm các trang thiết bị và các vật dụng phục vụ cho toàn
bộ hoạt động của cơ quan (văn phòng và hiện trường);
- Công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo;
- Các công tác lao động tiền lương;
- Các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi của cán bộ công nhân viên và
người lao động;
- Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật;
- Giải quyết các thủ tục nhập, xuất đối với người nước ngoài vào làm việc
theo dự án và các việc khác có liên quan, thủ tục các đoàn ra, vào;
- Quản lý lưu trữ hồ sơ chung của cơ quan;
- Công tác bảo vệ cơ quan.
Phòng tài chính - kế toán
Tham mưu trưởng ban điều hành dự án quản lý và giám sát về lĩnh vực tài
chính kế toán, thực hiện công tác hạch toán, kế toán, thống kê và quyết toán vốn
đầu tư xây dựng.:
-Tham gia lập kế hoạch tài chính năm, quý, tháng trên cơ sở kế hoạch Tổng
công ty duyệt.
-Giải ngân các dự án trong kế hoạch vốn đầu tư được duyệt.
-Quản lý và sử dụng vốn đầu tư theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
-Lập báo cáo thống kê tài chính kế toán kịp thời và chính xác.
-Đảm bảo đủ kinh phí cho các nhu cầu hoạt động của Ban theo chế độ.
-Tổ chức hạch toán chi phí theo từng nguồn thu từ các dự án.
-Lập và trình duyệt quyết toán các dự án hoàn thành.
-Lưu trữ và bàn giao hồ sơ tài liệu thanh toán vật tư thiết bị.
-Tham gia với các phòng khác của Ban trong công tác đấu thầu.
-Thường trực Hội đồng kiểm kê; tham gia hội đồng thanh xử lý tài sản; phân
phối vật chất; thi đua khen thưởng …
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
-Tham gia soạn thảo hợp đồng kinh tế và thanh lý các hợp đồng kinh tế.
- Soạn thảo hợp đồng kiểm toán với các cơ quan kiểm toán.
-Lập và trình duyệt dự toán phục vụ cho công tác quyết toán các dự án.
Sơ đồ 02. Nhiệm vụ của các phòng ban theo các giai đoạn thực hiện dự án
có thể tóm tắt thành sơ đồ như sau:
1.2. Công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại PMU4
1.2.1. Đặc điểm các gói thầu của các dự án mà Ban đã và đang quản lý
PMU4 đựơc coi là một trong những Ban quản lý dự án làm việc có tính
chuyên nghiệp và bài bản của Bộ GTVT. Có thể nói như vậy vì những dự án mà
PMU4 quản lý thường xuyên gặp phải không ít khó khăn trong quá trình triển khai
thực hiện, các công trình đều đi qua nhiều địa phương khác nhau. Tuy vậy, nhưng
nhiều dự án do PMU4 quản lý thực hiện vẫn đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.
a) Quy mô của các gói thầu lớn
Các dự án mà Ban tiến hành quản lý đều có tổng mức vốn đầu tư rất lớn do
vậy các gói thầu được phân chia từ các dự án này cũng có quy mô lớn, giá trị của
các gói thầu thường khoảng vài chục tỷ đồng, thậm chí có gói thầu đến hàng trăm tỷ
đồng.Ví dụ như dự án nâng cấp quốc lộ 7 đoạn Km0 – Km 36 ( đoạn Diễn Châu-Đô
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
8
Giai
đoạn
chuẩn bị
đầu tư
Giai đoạn
thực hiện
đầu tư
(công bố
thắng
thầu)
Giai
đoạn
thi công
Công
trình
Giai
đoạn
nghiệm
thu
quyết
toán
Phòng dự án và
Phòng kế hoạch
Tổ trợ lý và
Phòng kỹ thuật
Phòng tài chính
kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
Lương), nguồn vốn từ ngân sách Chính phủ, dự án này có tổng mức vốn đầu tư giai
đoạn 1 là 545 tỷ đồng và được chia thành 16 gói thầu nên giá trị các gói thầu cũng
rất lớn
b) Yêu cầu cao về kỹ thuật
Quy mô của các gói thầu rất lớn, do vậy các gói thầu đều có những yêu cầu
khắt khe về kỹ thuật.Bởi vì, chỉ cần những sai sót nhỏ trong kỹ thuật cũng có thể để
lại những hậu quả lớn sau khi đưa công trình vào sử dụng.Do vậy, nhà thầu muốn
nhận được các gói thầu phải đưa ra được các biện pháp tốt nhất để đáp ứng những
yêu cầu rất cao về mặt kỹ thuật xây dựng công trình.
Hơn nữa, đó là những gói thầu công trình giao thông, ảnh hưởng đến 1 tầng
lớp đông đảo trong xã hội nên nếu không có những yêu cầu cao về kỹ thuật thì sẽ
không đảm bảo an toàn giao thông, gây nhiều nguy hiểm cho người dân khi công
trình đi vào sử dụng. Các dự án đã và đang triển khai hầu hết là xây dựng, nâng cấp
và cải tạo đường quốc lộ.Vì vậy, nếu không được thực hiện một cách chính xác thì
sẽ để lại những hậu quả khó lường do xuống cấp, sụt lở khi có thiên tai, gây mất an
toàn giao thông cũng như thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
c) Mang ý nghĩa kinh tế xã hội
Do đặc thù cơ quan điều hành thực thi các dự án đầu xây dựng công trình giao
thông, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý vốn trong nước và vốn nước
ngoài nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Vì vậy các dự án hay các gói thầu mà
Ban quản lý, tổ chức đấu thầu đều là các công trình mang ý nghĩa kinh tế xã hội
cao.Các dự án do Ban quản lý thực hiện đều là các công trình công cộng, có ý nghĩa
lớn trong đời sống nhân dân. Điển hình là công trình Dự án BOT tuyến đường tránh
thành phố Vinh đoạn Km0 - Km25+225.Công trình này nhằm mục đích giảm tải
cho các truyến đường trong nội thành phố Vinh. Điều đó đã góp phần rất nhiều
trong việc lưu thông thông suốt trong thành phố.
Những công trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ, giúp cho việc lưu thông giữa các
tỉnh thành được thuận lợi hơn nhờ đó kinh tế cũng phát triển hơn, nét văn hoá của
các nơi được truyền bá rộng rãi hơn, nối liền giữa các tỉnh, vùng miền xa xôi như:
Các gói thầu Dự án đầu tư xây dựng công trình QL8A đoạn Km0 - Km37, tỉnh Hà
Tĩnh hoàn thành đã tạo động lực thúc đẩy kinh tê một khu vực còn yếu kém, nghèo
đói và chậm phát triển.
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
Các gói thầu mà Ban đã tổ chức đấu thầu và quản lý đều nhằm một mục đích
to lớn và ý nghĩa là cải thiện, nâng cao đời sống của người dân, giảm bớt những khó
khăn trong việc đi lại trong nội thành cũng như giữa các tỉnh, thành phố, góp phần
vào công cuộc đổi mới đất nước, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đưa nước
ta dần trở thành nước công nghiệp. Ví dụ như dự án Dự án bền vững hóa đường Hồ
Chí Minh đoạn Quảng Bình - Kontum hoàn thành đã góp phần cho công tác phục
vụ phát triển kinh tế an ninh, quốc phòng cho cả miền Nam Trung Bộ, góp phần cải
thiện đời sống cho nhân dân các dân tộc vùng cao.
d,Hình thức đấu thầu
Tại Ban quản lý dự án 4 áp dụng các hình thức đấu thầu như: đấu thầu rộng
rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu.
Với các dự án sử dụng vốn trong nước, hình thức lựa chọn nhà thầu mà Ban 4
thường sử dụng là đấu thầu rộng rãi trong nước đối với đấu thầu xây lắp. Một vài
trường hợp theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, Ban cũng sử dụng hình thức đấu
thầu hạn chế nhưng là rất ít. Bởi sử dụng hình thức đấu thầu hạn chế tỷ lệ tiết kiệm
đạt thấp, khó lựa chọn được nhà thầu đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện thi
công theo yêu cầu và nhất là việc kiểm soát giá cả gói thầu.
Tuy nhiên, với mục đích là tiết kiệm, hạ giá thành công công trình một các
hợp lý để giảm chi phí đầu tư; đồng thời có thể tìm ra đối tác thích hợp có năng lực,
uy tín, kinh nghiệm để đảm bảo thực hiện công trình đúng tiến độ với chất lượng
cao nên Ban chủ yếu sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước nhằm nâng
cao hiệu quả của gói thầu và công tác đấu thầu, đồng thời cũng nâng cao tính cạnh
tranh để chọn được nhà thầu có năng lực nhất.
Hiện nay,năng lực của các nhà thầu tư vấn thiết kế vẫn còn nhiều hạn chế nên
đối với đấu thầu lựa chọn tư vấn thì Ban 4 dùng hình thức chỉ định thầu.Hơn nữa,
do đặc thù của công việc, nên không nhiều nhà thầu tư vấn đáp ứng được các điều
kiện. Bởi lẽ tư vấn thiết kế đồng thời cũng là đơn vị có trách nhiệm lập hồ sơ mời
thầu. Nếu thiết kế kỹ thuật và hồ sơ mời thầu không đảm bảo chất lượng, có nhiều
sai sót thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công tác tổ chức đấu thầu của Ban và ảnh
hưởng đến chất lượng công trình về sau.
Theo quy định của pháp luật, có 3 phương thức thực hiện đấu thầu là đấu thầu
1 túi hồ sơ, đấu thầu 2 túi hồ sơ, và đấu thầu 2 giai đoạn. Tuy nhiên, đấu thầu 2 túi
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
hồ sơ chỉ áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn trong khi tại PMU 4 tuyển
chọn tư vấn lại dùng hình thúc chỉ định thầu.Vì vậy, tại Ban QLDA 4 sử dụng 2
hình thức thực hiện đấu thầu là đấu thầu 1 túi hồ sơ với các dự án<500 và đấu thầu
2 giai đoạn với các dự án có vốn đầu tư >500 tỷ đồng.
Phương thức thực hiện hợp đồng mà Ban 4 thường sử dụng là: hợp đồng trọn
gói đối với những gói thầu mà thời gian thực hiện ≤ 12 tháng, hợp đồng có điều
chỉnh giá đối với những gói thầu mà thời gian thực hiện > 12 tháng.
e,Các lĩnh vực đấu thầu:
Dùa vào đặc điểm của đối tượng mà bên mời thầu muốn mua ta có thể chia
ra 4 loại hình đấu thầu: đấu thầu tuyển chọn tư vấn, đấu thầu xây lắp, đấu thầu mua
sắm hàng hoá, dịch vụ và đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án.
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn
Trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn được hiểu là việc cung cấp những kinh
nghiệm, chuyên môn cần thiết cho chủ đầu tư trong quá trình xem xét, kiểm tra và
ra quyết định ở tất cả các giai đoạn của một dự án đầu tư.
Ngoài ra, tư vấn còn bao gồm các công việc khác như thu xếp tài chính, quản
lý và điều hành thực hiện dự án, thực hiện đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn
các vấn đề pháp luật
Như vậy, đấu thầu tuyển chọn tư vấn là quá trình lùa chọn nhà thầu cung
cấp kinh nghiệm, kiến thức và chuyên môn cho bên mời thầu một cách tốt nhất
hay nói một cách khác là lùa chọn nhà thầu tư vấn có chất lượng dịch vụ tốt và
giá cả hợp lý.
Đấu thầu xây lắp
Đấu thầu xây lắp là quá trình lùa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc
trong lĩnh vực xây lắp như xây dựng công trình, hạng mục công trình và lắp đặt
thiết bị cho các công trình, hạng mục công trình. Đấu thầu xây lắp được tiến hành ở
giai đoạn thực hiện đầu tư khi mà những ý tưởng đầu tư được thể hiện trong báo cáo
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
nghiên cứu khả thi sẽ trở thành hiện thực. Tuyển chọn được nhà thầu xây lắp tốt có
một vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của dự án.
Đấu thầu mua sắm hàng hoá và các dịch vụ khác
Hàng hoá bao gồm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu,
vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở
hữu công nghệ Còn các dịch vụ khác ở đây được hiểu là các dịch vụ ngoài những
dịch vụ tư vấn nêu trên, các dịch vụ này có thể là dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bảo
hiểm, dịch vụ sửa chữa bảo hành Đấu thầu mua sắm hàng hoá và các dịch vụ
khác là quá trình lùa chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá, dịch vụ đạt yêu cầu về chất
lượng và có giá cả hợp lý nhất.
Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án
Khi chủ đầu tư có ý tưởng về một dự án đầu tư nhưng do một hạn chế nào đó
mà không thể tự tiến hành chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư thậm chí là vận hành
kết quả của đầu tư thì chủ đầu tư có thể tiến hành tổ chức đấu thầu để chọn một đối
tác thực hiện ý tưởng của mình và sau đó có thể bàn giao lại dự án vào một thời
điểm được thoả thuận giữa hai bên.
Ảnh hưởng của những đặc điểm trên tới công tác tổ chức đấu thầu tại Ban
QLDA 4
Do các đặc điểm và tầm quan trọng của các dự án mà Ban QLDA 4 quản lý
công tác đấu thầu các gói thầu này cần được chú trọng ở mức cần thiết.Công tác tổ
chức đấu thầu phải được thực hiện một cách khoa học và chính xác từ công tác
chuẩn bị đến tổ chức đấu thầu.Việc tổ chức đấu thầu phải được thực hiện theo một
qui trình nghiêm ngặt.
1.3. Quy trình đấu thầu tại Ban QLDA 4
Sau khi được Bộ GTVT phê duyêt thiết kế kỹ thuật của dự án, Ban QLDA4
với tư cách là chủ đầu tư sẽ tiến hành công tác đấu thầu dự án. Quy trình đấu thầu
tại Ban 4 dựa trên các văn bản pháp luật sau đây:
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
-Căn cứ Luật Xây dựng;Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày12/02/2009;Nghị
định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình của Chính Phủ;
-Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc
Hội;Luật số 38/2009/QH 12 ngày 19/6/2009 sửa đổi bổ sung 1 số điều của các luật
liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và Nghị Định số 85/2009/NĐ-CP ngày
15/10/2009 của Chính Phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn
nhà thầu xây dựng theo qui định của Luật Xây dựng;
1.3.1. Chuẩn bị đấu thầu
Giai đoạn này bao gồm rất nhiều khâu và do bên mời thầu lập. Dựa trên các
công việc cụ thể trong dự án đã được phê duyệt, Ban sẽ căn cứ vào tình hình thực tế
của mình, vào tính chất các công việc và mối quan hệ giữa chúng để xác định thứ tự
các công việc cụ thể của dự án. Vì thế ngay từ đầu kế hoạch thực hiện các công việc
cụ thể của dự án phải được xây dựng một các khoa học, logic. Nội dụng của giai
đoạn này bao gồm:
1.3.1.1. Lập kế hoạch đấu thầu
Kế hoạch đấu thầu được lập và trình duyệt để làm cơ sở cho việc thực hiện
đấu thầu. Kế hoạch này do Ban QLDA 4 lập và phải trình lên Bộ GTVT và Cục
Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông phê duyệt mới trở thành một
trong những điều kiện mời thầu. Việc lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án
đuợc tiến hành sau khi có quyết định đầu tư được phê duyệt. Việc lập kế hoạch đấu
thầu của dự án căn cứ vào báo cáo nghiên cứu khả thi và các văn bản giải trình bổ
sung trong quá trình thẩm định dự án, quyết định đầu tư, dự toán, tổng dự toán được
duyệt và các số liệu về khả năng cung cấp vốn, tình hình thực tế của dự án.
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
Sơ đồ 3:Nội dụng của kế hoạch đấu thầu của dự án bao gồm :
Có thể nói trong các nội dung trên thì nội dung phân chia dự án thành các gói
thầu là nội dung quan trọng hơn cả. Bởi lẽ gói thầu chính là căn cứ tổ chức đấu thầu
và xét thầu. Việc phân chia này phải đảm bảo tính hợp lý, tính đồng bộ của dự án và
làm giảm được chi phí đấu thầu của dự án.Việc phân chia dự án thành gói thầu căn
cứ vào công nghệ, tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án.
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
14
Nội dung
1. Phân chia dự án thành các gói thầu
2. Giá gói thầu và nguồn tài chính
3. Hình thức lựa chọn nhà thầu
Đấu thầu rộng rãi
Chào hàng cạnh tranh
Đấu thầu hạn chế Tự thực hiện
Mua sắm đặc biệt
Mua sắm trực tiếp
Chỉ định thầu
4. Phương thức đấu thầu áp dụng cho từng gói thầu
Đấu thầu 1 túi hồ sơ Đấu thầu hai túi hồ sơ
Đấu thầu hai giai đoạn
5. Thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu
6. Loại hợp đồng cho từng gói thầu
Hợp đồng chìa khoá
Hợp đồng có điều chỉnhHợp đồng trọn gói
7. Thời gian thực hiện hợp đồng.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
Việc phân chia dự án thành các gói thầu tại PMU 4 tuân theo các quy định tại
Quy chế đấu thầu và các quy định riêng của Bộ GTVT đối với các dự án sử dụng
vốn trong nước. Phòng dự án cùng với tư vấn thiết kế thực hiện công việc này.
Trước tiên, dựa vào tổng mức đầu tư được phê duyệt, phòng dự án sẽ xem xét xem
dự án này thuộc nhóm A, B hay C. Theo như quy định của Bộ GTVT tại quyết định
số 06/2005/QĐ-BGTVT về công tác đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng
bằng nguồn vốn trong nước việc phân chia gói thầu xây lắp cần đảm bảo giá trị mỗi
gói thầu trong khoảng như sau:
- Dự án nhóm C: đối với dự án có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng, phần xây
lắp phân thành 1 đến 2 gói thầu; dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng, phần
xây lắp phân thành 1 gói thầu.
- Dự án nhóm B: Các gói thầu xây lắp có giá trị khoảng từ 30 -50 tỷ tuỳ
thuộc quy mô và giá trị tổng mức đầu tư. Đối với nhóm này, dự án có giá trị phần
xây lắp nhỏ hơn 30 tỷ đồng quy định toàn bộ phần xây lắp là 1 gói thầu.
- Dự án nhóm A: Các gói thầu xây lắp có giá trị ít nhất khoảng 70 tỷ đồng.
Khuyến khích phân chia các gói thầu xây lắp có giá trị lớn hơn 100 tỷ đồng.
Sau đó, phòng dự án sẽ xác định khối lượng xây lắp của dự án tiến hành đấu
thầu là bao nhiêu, dự án có thể chia thành mấy gói thầu, mỗi gói thầu có giá trị
khoảng bao nhiêu, mỗi gói thầu cần đảm bảo những yêu cầu thế nào về kỹ thuật…
Gói thầu được phân chia phải đảm bảo tối thiểu các yếu tố:
- Gói thầu được phân chia sao cho công tác cung cấp, xây lắp được gói gọn
trong các hạng mục hoàn chỉnh.
- Các gói thầu phù hợp với tình hình tài chính, khả năng cung cấp của các nhà
thầu và thời gian thực hiện gói thầu.
Tiếp đó, Ban QLDA 4 sẽ yêu cầu tư vấn thiết kế phân chia gói thầu theo quy
định của Bộ GTVT, Luật đấu thầu và khối lượng xây lắp của dự án. Tư vấn thiết kế sẽ
dựa trên các mức và các yêu cầu mà Ban đưa ra để tiến hành phân chia. Sau khi sơ bộ
phân chia lần thứ nhất, tư vấn sẽ trình lên Ban một kế hoạch phân chia để Ban xem xét,
phê duyệt để chính thức thiết kế các gói thầu như yêu cầu.
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
Việc phân chia các gói thầu tại Ban một mặt căn cứ theo các yêu cầu về kỹ
thuật, mặt khác còn phải đảm bảo phù hợp với thực trạng năng lực tài chính của các
nhà thầu trong nước. Vì đặc thù của ngành giao thông vận tải nên hầu hết các dự án
tại PMU 4 thường được phân chia thành hai gói thầu là gói thầu xây lắp và gói thầu
bảo hiểm. Từ hai gói thầu đó Ban tiến hành phân chia mỗi loại gói thầu thành các
gói thầu nhỏ hơn để tiến hành đấu thầu.
Giá trị gói thầu là giá dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được xác
định trên cơ sở khối lượng công việc phải thực hiện hoàn chỉnh nhân với đơn giá và
định mức được Nhà nước ban hành. Giá trị gói thầu được dùng để làm căn cứ so
sánh các giá dự thầu của các nhà thầu để trình trong hồ sơ mời thầu sau khi được
hiệu chỉnh các sai lệch. Nếu giá dự thầu của nhà thầu lớn hơn giá trị gói thầu được
duyệt thì nhà thầu đó sẽ bị loại về mặt tài chính thương mại.
Giá của các gói thầu này được dự tính lần đầu tiên bởi các công ty tư vấn thiết
kế khi họ tiến hành lập thiết kế kỹ thuật. Khi bản thiết kế kỹ thuật được chuyển cho
Ban quản lý dự án, thì các chuyên viên trong Ban sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu
các khối lượng thiết kế với các khối lượng dự toán để tiến hành soạn thảo tiên lượng
mời thầu và dự toán giá gói thầu để trình duyệt. Nếu các chuyên viên phát hiện ra
có sai sót, thiếu hay nhầm khối lượng thì yêu cầu chuyên viên tư vấn giải trình,
nhằm xây dựng được giá gói thầu sát với thực tế nhất.
Nhân sự tham gia vào quá trình đấu thầu có vai trò quan trọng. Đây là những
người am hiểu các quy định về đấu thầu và có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực
của gói thầu. Tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể của gói thầu nói riêng và dự án nói
chung, những nhân sự này có thể thuộc biên chế của Ban hoặc được Ban thuê trong
thời gian thực hiện đấu thầu.
1.3.1.2. Chuẩn bị nhân sự cho công tác đấu thầu
Để thực hiện các hoạt động đấu thầu Ban 4 thành lập tổ chuyển gia giúp việc.
Thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về: Kỹ thuật, công nghệ, kinh tế
tài chính, pháp lý và các vấn đề khác. Các thành viên trong tổ chuyên gia đều là
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực liên quan đến dự án và được Tổng
Giám đốc Ban 4 căn cứ vào quy chế đấu thầu, các quyết định đầu tư của Bộ
GTVT…để lựa chọn và thành lập nhằm giúp việc Tổng Giám đốc Ban 4 đánh giá
hồ sơ dự thầu và xét chọn nhà thầu.
Để tham gia vào tổ chuyên gia, các thành viên phải có tiêu chuẩn sau:
- Am hiểu pháp luật đấu thầu;
- Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;
- Am hiểu về các nội dung cụ thể của gói thầu;
- Có kinh nghiệm trong các công tác quản lý thực tế hoặc nghiên cứu.
Tổ chuyên gia có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Chuẩn bị các tài liệu pháp lý, soạn thảo hồ sơ mời thầu;
- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu;
- Phân tích, đánh giá, so sánh và xếp hạng các hồ sơ dự thầu theo tiêu chuẩn
đã được nêu trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết được duyệt khi
mở thầu.
- Tổng hợp tài liệu về quá trình đánh giá xét chọn nhà thầu và lập báo cáo xét thầu;
- Có trách nhiệm bảo mật thông tin, không được cộng tác với nhà thầu dưới
bất kỳ hình thức nào;
- Không được tham gia thẩm định kết quả đấu thầu.
Tổ trưởng tổ chuyên gia có trách nhiệm điều hành công việc, tổng hợp và
chuẩn bị các báo cáo đánh giá các hồ sơ dự thầu hoặc tài liệu có liên quan khác.
Đồng thời, tổ trưởng tổ chuyên gia xét thầu tiến hành phân công nhiệm vụ các thành
viên trong tổ chuyển gia.
1.3.1.3. Chuẩn bị Hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu là một yếu tố rất quan trọng trong công tác tổ chức đấu thầu,
bởi lẽ nó quyết định chất lượng và hiệu quả của gói thầu. HSMT là toàn bộ tài liệu
do bên mời thầu lập, bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu đựơc dùng làm căn cứ
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu (HSDT) và bên mời thầu đánh giá HSDT.
HSMT phải có người có thẩm quyền phê duyệt trước khi phát hành.
Phương pháp lập HSMT
a) Đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn
Căn cứ lập HSMT: việc lập HSMT phải được thực hiện theo những căn cứ sau:
- Quyết định đầu tư và giấy phép đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi kèm
theo hoặc báo cáo đầu tư
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt
- Các quy định về đấu thầu của Nhà nước .
- Các chính sách có liên quan của Nhà nước
Nội dung HSMT
- Thư mời thầu
- Điều khoản tham chiếu (mục đích, phạm vi công việc, tiến độ, nhiệm vụ và
trách nhiệm của tư vấn cũng như trách nhiệm của bên mời thầu và các nội dung có
liên quan khác)
- Tiêu chuẩn đánh giá
- Các điều kiện ưu tiên (nếu có)
- Các thông tin cơ bản có liên quan đến gói thầu
- Các phụ lục chi tiết kèm theo
b) Đối với đấu thầu xây lắp
Căn cứ lập HSMT: bao gồm các căn cứ đã nêu trong căn cứ của đấu thầu tư vấn
và phải căn cứ vào thiết kế kỹ thuật kèm theo tổng dự toán
Nội dung HSMT
- Thư mời thầu
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
- Mẫu đơn dự thầu
- Chỉ dẫn đối với nhà thầu
- Các loại thuế theo quy định của pháp luật
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật
- Tiến độ thi công
- Các điều kiện ưu đãi (nếu có)
- Tiêu chuẩn đánh giá (bao gồm cả phương pháp và cách thức quy đổi về
cùng mặt bằng để xác định giá đánh giá)
- Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng
- Mẫu bảo lãnh dự thầu
- Mẫu thoả thuận hợp đồng
- Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng
c) Đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá
Căn cứ lập HSMT: bao gồm những căn cứ đã nêu trong đấu thầu tuyển chọn
tư vấn nhưng có thêm căn cứ là quyết định mua sắm của người có thẩm quyền
đối với việc mua sắm hàng hoá không thuộc dự án đầu tư.
Nội dung HSMT:
- Thư mời thầu
- Mẫu đơn dự thầu
- Chỉ dẫn đối với nhà thầu
- Các điều kiện ưu đãi (nếu có)
- Các loại thuế theo quy định của pháp luật
- Các yêu cầu về công nghệ, vật tư, thiết bị, hàng hoá, tính năng kỹ thuật và
nguồn gốc
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đào Ánh Thủy
- Biểu giá
- Tiêu chuẩn đánh giá (bao gồm cả phương thức và cách thức quy đổi về cùng
mặt bằng để xác định giá đánh giá)
- Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng
- Mẫu bảo lãnh dự thầu
- Mẫu thoả thuận hợp đồng
- Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Các tiêu chuẩn đánh giá
Các gói thầu có tiêu chuẩn khác nhau nhưng hầu hết HSMT được đánh giá như sau:
Bảng 1 : Tiêu chuẩn đánh giá sơ bộ
STT Nội dung xem xét Lỗi
Nhận
xét
Đánh
giá
1
Hồ sơ dự thầu bao gồm 1 bản gốc và các bản
chụp
2
Đơn dự thầu hợp lệ theo
quy định trong Hồ sơ dự thầu
3 Nhà thầu là một liên danh
4 Bảo lãnh dự thầu
5
Đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực
xây dựng công trình giao thông
6
Tiêu chuẩn về lập thiết kế bản vẽ thi công
công trình giao thông
7 Thời gian xây dựng công trình giao thông
8 số liệu tài chính được xác nhận
SV: Nguyễn Trường Giang Lớp: Kinh tế Đầu tư 50A
20