Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào –Việt Chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.21 MB, 87 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống Ngân hàng Việt Nam cần có những bước đổi mới mạnh mẽ trên tất
cả các mặt, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là phải tập trung vào vấn đề phòng ngừa và
hạn chế rủi ro tín dụng, vì hoạt động tín dụng là một hoạt động cơ bản và đặc thù
trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
Với tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và mối tương quan của hoạt động
này với các hoạt động kinh doanh khác tại Ngân hàng Liên doanh Lào –Việt Chi
nhánh Hà Nội, việc nghiên cứu, đo lường và đưa ra các giải pháp phòng ngừa và
hạn chế rủi ro tín dụng là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cho
công cuộc xây dựng phát triển bền vững của Ngân hàng Liên doanh Lào –Việt Chi
nhánh Hà Nội.
Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại NHNNo & PTNT chi nhánh Mỹ
Đức kết hợp giữa thực tế và lý thuyết, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề
trên, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Liên doanh Lào –Việt Chi nhánh Hà Nội” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại
Chương 2 : Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào –
Việt Chi nhánh Hà Nội
Chương 3 : Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên
doanh Lào –Việt Chi nhánh Hà Nội
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẠN CHẾ RUI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại
1.1.1.Khái niệm và tắc tín dụng
* Khái niệm NHTM: Theo luật các TCTD năm 2004 định nghĩa: ”NHTM là
ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu


kinh tế của Nhà nước”.
Theo dự thảo luật các TCTD định nghĩa: ”Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng
được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất
và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm NHTM, ngân hàng chính sách,
ngân hàng hợp tác xã và các loại hình ngân hàng khác”.
Theo quan điểm của Giáo sư Peter Rose, một nhà kinh tế Mỹ: “Ngân hàng
thương mại là một tổ chức tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và
thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh
doanh nào trong nền kinh tế”. Định nghĩa này thể hiện rõ phạm vi, quy mô cũng như
vai trò của NHTM trên thị trường tài chính - tiền tệ, đồng thời phản ánh được ảnh
hưởng của NHTM tới nền kinh tế của một nước.
1.1.2.Các hình thức tín dụng
* Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho
vay và người đi vay theo nguyên tắc có hoàn trả và có lãi suất. Bên đi vay có trách
nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Căn cứ theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối
với khách hàng (QĐ 1627 của NHNN) “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng,
theo đó TCTD giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục
đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và
lãi.”
Căn cứ theo Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng thì “Hoạt động tín dụng là việc
tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng”
Căn cứ theo Điều 49 của Luật này về “Cấp tín dụng” thì TCTD được cấp tín
dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và
giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy
định của NHNN.
* Các hình thức tín dụng ngân hàng
Việc nghiên cứu các hình thức tín dụng có thể theo các tiêu thức phân loại
khác nhau. Thực tế các nhà kinh tế học thường phân loại TD theo các tiêu thức sau:

- Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Tùy theo mỗi quốc gia khác nhau mà quy định
thời hạn tín dụng có thể khác nhau. Theo cách phân loại này, ở Việt nam có thể chia
tín dụng thành 3 loại:
+ Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, nhằm đáp ứng
các nhu cầu vốn ngắn hạn như bổ sung ngân quỹ, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến
hạn, bổ sung nhu cầu vốn lưu động hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
Đặc điểm: Đây là loại tín dụng có mức rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh,
tránh được các rủi ro về lãi suất, về lạm phát cũng như sự bất ổn của môi trường kinh tế
vĩ mô. Vì thế lãi suất thường thấp hơn các loại tín dụng khác.
+ Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Loại TD
này thường được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật,
mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
+ Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này
thường được sử dụng để phát triển quá trình tái sản xuất theo chiều rộng hoặc theo
chiều sâu và kết quả là tăng mức sản xuất và của cải xã hội.
Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn: Vì thời hạn dài và hiệu quả đầu tư
thường là dự tính nên loại tín dụng này chứa đựng mức rủi ro cao, kể cả rủi ro cá
biệt và rủi ro hệ thống. Mức rủi ro tăng và do đó lãi suất tăng lên cùng thời hạn vay.
- Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay
+ Tín dụng đầu tư: Là loại tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp để
tiến hành sản xuất và kinh doanh.
+ Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng cấp phát cho các cá nhân để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng.
- Căn cứ vào đối tượng tín dụng
+ Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn
lưu động của các tổ chức kinh tế. Tín dụng vốn lưu động bao gồm: cho vay dự trữ
hàng hoá, cho vay chi phí sản xuất, cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình
thức chiết khấu.
+ Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản
cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và

công trình mới.
- Căn cứ mức độ đảm bảo
Tín dụng đảm bảo: Là hình thức tín dụng có tài sản đảm bảo hoặc người bảo
lãnh đứng ra làm đảm bảo cho khoản nợ vay.
Tín dụng không có đảm bảo: Là hình thức tín dụng không cần có tài sản thế chấp,
cầm cố hay bảo lãnh mà hoàn toàn dựa trên uy tín của khách hàng.
- Căn cứ vào mức độ rủi ro
Cách phân loại này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị ngân
hàng đánh giá mức độ rủi ro của các khoản tín dụng, trích lập dự phòng tổn thất kịp
thời. Theo cách phân loại này, tín dụng được phân thành:
+ TD lành mạnh: Là các khoản TD an toàn, có khả năng thu hồi vốn cao.
+ Tín dụng có vấn đề: Là những khoản tín dụng đã quá hạn với thời hạn ngắn
và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn.
+ Tín dụng quá hạn khó thu hồi: Là những khoản tín dụng quá hạn quá lâu,
khả năng trả nợ kém, tài sản thế chấp bị giảm giá hoặc mất giá…
Ngoài ra trong quá trình phân loại người ta còn phân chia tín dụng căn cứ vào
xuất xứ tín dụng, phương pháp hoàn trả và một số các căn cứ khác tuỳ theo mục
tiêu nghiên cứu.
Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình
cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng nhằm mục đích
giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.
1.1.3.Quy trình tín dụng
* Khái niệm
Quy trình tín dụng là trình tự các bước mà ngân hàng thực hiện cấp tín dụng
đối với khách hàng. Quy trình tín dụng phản ánh nguyên tắc tín dụng, phương pháp,
trình tự giải quyết các công việc, thủ tục hành chính và thẩm quyền giải quyết các
vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng.
* Nội dung
Sự mở rộng hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn những rủi ro, vì vậy cần phải có
các biện pháp hạn chế và kiểm soát rủi ro. Một trong những biện pháp đó là thiết lập

một quy trình tín dụng chặt chẽ để hướng dẫn các nhân viên tín dụng và các bộ
phận có liên quan thực hiện việc cho vay đạt được hiệu quả cao nhất. Cho nên việc
thiết lập một quy trình tín dụng là một bộ phận căn bản của công tác quản lý tín
dụng, quy trính tín dụng của NHTM thường có 5 bước cơ bản sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình tín dụng chung của Ngân hàng thương mại

Bước 1- Thiết lập hồ sơ tín dụng
Hồ sơ tín dụng của một ngân hàng là tài liệu văn bản, biểu hiện mối quan hệ tổng
thể của ngân hàng với khách hàng. Bộ hồ sơ thường bao gồm các loại sau:
- Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp cho ngân hàng bao gồm: Hồ sơ pháp
lý, quyết định thành lập, điều lệ doanh nghiệp, phương án vay vốn, hồ sơ đảm bảo
TD
- Hồ sơ do ngân hàng lập: Các báo cáo thẩm định, các báo cáo khác
Thiết lập
hồ sơ tín
dụng
Phân tích
tín dụng
Quyết định
cấp tín
dụng
Giám sát
thu nợ và
thanh lý
HĐTD
Giải
ngân
- Hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập: Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng
bảo đảm tiền vay
Bước 2 - Phân tích tín dụng

Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là thu thập và xử lý thông tin liên quan
đến khách hàng như: Năng lực pháp lý, mục đích vay vốn, uy tín của khách hàng,
năng lực tài chính của khách hàng, tính khả thi của dự án xin vay, tài sản đảm
bảo…
Bước 3- Quyết định cấp tín dụng
Kết quả của quá trình phân tích tín dụng là đưa ra quyết định cấp tín dụng.
Trên cơ sở hồ của khách hàng và tờ trình của cán bộ tín dụng, cấp trên xem xét
kiểm tra lại xem có cấp tín dụng hay không. Nếu yêu cầu được chấp thuận thì lãnh
đạo ngân hàng được phân quyền cùng khách hàng tiến hành ký kết hợp đồng tín
dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Bước 4 - Giải ngân
Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng được
cấp đã được phê duyệt. Cơ sở để ngân hàng thực hiện giải ngân là kế hoạch sử dụng
vốn tín dụng đã được nêu trong hợp đồng tín dụng Sau khi HĐTD đã được ký kết ở
bước 3, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng như đã thoả thuận.
Bước 5 - Giám sát và quản lý tín dụng
Giám sát và quản lý tín dụng được tiến hành từ khi tiền vay được phát ra cho
đến khi khoản vay được hoàn trả, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy
đủ những cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, phù hợp với đặc điểm
hoạt động của ngân hàng và đặc điểm kinh doanh sử dụng vốn của khách hàng.
Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết nợ gốc và lãi. Các khoản
tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Tuy
nhiên, vẫn có những trường hợp khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không
đúng hạn tiền gốc và lãi cho ngân hàng. Do đó một trong những yếu tố nhằm đảm
bảo an toàn vốn là ngân hàng phải xây dựng được một quy trình tín dụng hợp lý,
khoa học, đồng thời phải tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc các bước của quy trình tín
dụng. Quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín
dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
1.2.Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1.Các quan niệm về rui ro tín dụng

Bất kỳ một khoản tín dụng nào được cấp ra đều phải tuân thủ theo hai nguyên
tắc: khoản tín dụng đó phải được sử dụng đúng mục đích và có hiêu quả, khoản tín
dụng đó phải được hoàn trả cả gốc và lãi theo đúng kỳ hạn đã cam kết. Nếu tất cả
các khoản đầu tư của ngân hàng được thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn thì
ngân hàng không chịu bất cứ RRTD nào.Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vốn
vay, vì một lý do nào đó có thể người vay tiền phá sản, thì việc thu hồi gốc và lãi
TD đầy đủ là không chắc chắn, khoản tín dụng đó không được hoàn trả đúng kỳ hạn
đã cam kết. Điều này làm cho ngân hàng phải chịu một khoản tổn thất như thiếu
vốn khả dụng, mất khả năng thanh toán Những tổn thất này được gọi là RRTD.
Như vậy RRTD phát sinh trong trường hợp Ngân hàng không thu được đầy đủ gốc
và/hoặc lãi của khoản vay hoặc là việc thanh toán gốc và/hoặc lãi không đúng kỳ
hạn.
Rủi ro tín dụng là khả năng một khách hàng vay hoặc một đối tác không
thể thực hiện nghĩa vụ đã thoả thuận dẫn đến việc các khoản cho vay hay các khoản
phải thu của ngân hàng giảm giá trị hoặc không thu hồi được.
Theo Quyết định 493/2007/QĐ-NHNN ban hành ngày 22 tháng 04 năm
2007 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro
thì rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do khách
hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo
cam kết.
Có thể nói, rủi ro tín dụng là rủi ro gắn liền với hoạt động ngân hàng. Rủi ro
tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động
mang tính chất tín dụng khác như: hoạt động bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ
thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, những chứng khoán có giá (trái
phiếu, cổ phiếu…), trái quyền, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ…
1.2.2.Các hình thức rui ro tín dụng
1.2.2.1 Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là khoản nợ mà ngân hàng chấp thuận điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do ngân hàng đánh giá khách
hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín

dụng nhưng ngân hàng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ
nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.
Nợ do cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực chất là các khoản nợ do khách hàng có
khó khăn nhất định về tài chính chưa có khả năng trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi
theo cam kết. Những khoản nợ này chưa bị chuyển sang quá hạn và bị tính lãi phạt.
Tuy nhiên, nó đã tiềm ẩn rủi ro buộc cán bộ tín dụng phải nắm bắt tình hình tài
chính và quản lý luồng tiền của khách hàng một cách chặt chẽ để thu hồi nợ.
1.2.2.2 Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là biểu hiện đặc trưng nhất của rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn là
những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn.
Như vậy, nợ quá hạn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo.
Người đi vay đã vi phạm nguyên tắc của tín dụng, không hoàn trả đầy đủ cả gốc và
lãi đúng hạn, gây sút giảm lòng tin của người cấp tín dụng đối với người được cấp
tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao càng chứng tỏ các khoản nợ chưa được thanh
toán đúng hạn càng lớn, mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao.
Người ta sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn (Nợ quá hạn/Tổng dư nợ) để đánh giá mức
độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nợ quá hạn được nhìn nhận là một tất yếu của hoạt
động tín dụng. Tuy vậy, xác định một tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý nào đó là rất khó. Hiện
nay, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức chấp nhận được trong hoạt động tín dụng vào khoảng
dưới 5%.
1.2.2.3 Nợ khó đòi
Nợ khó đòi là những khoản nợ quá hạn khó có khả năng thu hồi, có thời gian
quá hạn lớn hơn 6 tháng mà ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp nhưng chưa thu hồi
được.
1.2.2.4 Tổn thất tín dụng
Tổn thất tín dụng thể hiện rõ ràng và nặng nề nhất khi rủi ro tín dụng. Đó là sự
mất vốn trong hoạt động tín dụng, các khoản cho vay không thu hồi được.
Mỗi loại nợ lại phản ánh một rủi ro tín dụng ở một góc cạnh khác nhau. Việc
phân loại nợ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và
trong việc đề ra các biện pháp.

Sơ đồ mô hình rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Rñi ro tÝn dông
Kh«ng thu ®
îc vèn ®óng
h¹n
Kh«ng
thu ®ñ l·i
Kh«ng thu ®ñ
vèn cho vay
(mÊt vèn)
Kh«ng thu ®
îc l·i ®óng
h¹n
L·i treo
ph¸t sinh
Nî qu¸ h¹n
ph¸t sinh
1. L·i treo ®ãng
b¨ng
2. MiÔn gi¶m l·i
Nî kh«ng
cã kh¶
n¨ng thu
1.2.3.Nguyờn nhõn gõy ri ro tớn dng
Cú ba nhúm nguyờn nhõn c bn gõy nờn ri ro tớn dng. ú l cỏc nguyờn
nhõn khỏch quan t mụi trng bờn ngoi, nguyờn nhõn t phớa khỏch hng, v
nguyờn nhõn t chớnh ngõn hng to nờn.
1.2.3.1 Nguyờn nhõn khỏch quan
Thiờn tai, chin tranh, ho hon, dch bnh gõy thit hi lm cho khỏch hng
vay vn khụng cũn kh nng tr c n ngõn hng. Ri ro cng cú th xy ra do

s thay i tỡnh hỡnh chớnh tr, kinh t, xó hi trong nc v quc t. Do s thay i
chớnh sỏch, ch , lut phỏp ca Nh nc lm cho cỏc doanh nghip chuyn
hng sn xut kinh doanh khụng kp, ng vn thm chớ thua l, dn n khú
khn trong vic tr n ngõn hng.
a. Mụi trng kinh t
Mụi trng kinh t cú nh hng n sc mnh ti chớnh, s thnh cụng hay
tht bi ca ngi i vay. S tng trng hay suy thoỏi ca chu k kinh t cng nh
hng n li nhun ca ngi i vay. Trong giai on kinh t tng trng, doanh
nghip bỏn c nhiu hng hoỏ, do ú li nhun thu c cao, doanh nghip cú
Rủi ro tín dụng
Không thu đ
ợc vốn đúng
hạn
Không
thu đủ lãi
Không thu đủ
vốn cho vay
(mất vốn)
Không thu đ
ợc lãi đúng
hạn
Lãi treo
phát sinh
Nợ quá hạn
phát sinh
1. Lãi treo đóng
băng
2. Miễn giảm lãi
Nợ không
có khả

năng thu
nguồn thu trả nợ ngân hàng. Nhưng trong thời kỳ suy thoái, hàng hoá không bán
được, doanh thu bị giảm sút, doanh nghiệp không có lợi nhuận để trả nợ, ngân hàng
không thu được gốc và lãi đúng hạn. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng
hoảng mà việc ảnh hưởng lên cá nhân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
cũng như lên khả năng thanh toán các khoản nợ của họ ở mức độ khác nhau: mức
độ khủng hoảng càng cao, sức mua của người tiêu dùng càng giảm sút làm cho hàng
hoá bán ra càng giảm mạnh, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lạm phát cũng ảnh hưởng bất lợi đến công việc kinh doanh: chi phí đầu
vào tăng làm cho các doanh nghiệp khó khăn về tài chính dẫn đến nhu cầu tín
dụng tăng. Nợ không thay đổi tương ứng với sức mua đồng tiền, vì vậy đã trở
nên gánh nặng đối với doanh nghiệp, kết quả là không trả được nợ.
Chính sách kinh tế của Chính phủ: Chính phủ dùng các chính sách tài khoá,
tiền tệ cùng các công cụ của hệ thống chính sách này tác động vào tổng sản phẩm
quốc dân, việc làm, lạm phát, tỷ giá hối đoái, nhằm giảm bớt những giao động của
chu kỳ kinh tế trong mỗi thời kỳ. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế
của Chính phủ đều dẫn đến sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá hối đoái, điều kiện mở
rộng hay thu hẹp hoạt động tín dụng. Đây là những nhân tố gây nên sự không ổn
định trong kinh doanh tiền tệ, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của Ngân hàng
thương mại. Thực tế đã chứng minh rằng sự thành bại trong việc điều hành chính
sách kinh tế vĩ mô, trong khuôn khổ định hướng phát triển kinh tế quốc gia, phụ
thuộc rất nhiều vào sự điều chỉnh của từng giai đoạn đối với hoạt động của nền kinh
tế nói chung và hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng. Vấn đề cần thiết là phải giải
quyết trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế, song có lúc cũng
không tránh khỏi việc đưa các Ngân hàng thương mại vào tình huống bị động. Và
rủi ro, tổn thất đối với các Ngân hàng thương mại là điều không thể tránh khỏi.
Trong điều kiện kinh tế mở cửa hội nhập với thế giới, những biến động lớn
về kinh tế, chính trị trên thế giới có ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế đối ngoại của
một nước mà biểu hiện là cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái, sự biến động của giá
cả hàng hoá xuất nhập khẩu, lãi suất Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới

hoạt động của các Ngân hàng thương mại, gây nên rủi ro, đe doạ sự an toàn trong
hoạt động của các Ngân hàng thương mại.
b. Môi trường pháp lý
Trong kinh doanh các yếu tố pháp lý có tác động đến hoạt động kinh doanh
gồm hệ thống luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực thi và
sự chấp hành nghiêm minh pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kinh
doanh và các ngành có liên quan.
Hoạt động kinh doanh luôn chịu sự tác động của ba yếu tố tạo thành môi
trường pháp lý trên. Các yếu tố này có quan hệ đan xen và tác động đến hoạt động
kinh doanh một cách tổng hợp, mang tính đồng bộ cao. Nếu các yếu tố này tách rời
nhau sẽ không tồn tại một môi trường pháp lý đồng bộ và khi đó sự tác động riêng
lẻ của một hay hai yếu tố sẽ tạo nên một nội dung khác. Sự đồng bộ ở đây bao gồm:
sự đồng bộ của hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật cũng như các văn bản
hướng dẫn thực hiện các luật: sự đồng bộ giữa các ngành, các cấp có liên quan
trong quá trình thực thi pháp luật và các văn bản hướng dẫn: sự đồng bộ giữa hệ
thống pháp luật với những biến đổi trong đời sống kinh tế, xã hội. Với những điều
kiện kinh tế, xã hội nhất định phải có một hệ thống pháp luật tương ứng. Nền kinh
thị trường đòi hỏi các yếu tố pháp lý phải rõ ràng và chặt chẽ, đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh tiền tệ- tín dụng đi theo một quỹ đạo nhất
định nhằm hạn chế rủi ro.
Ngoài ra, ngân hàng có thể gặp rủi ro khi cấp tín dụng theo sự chỉ định của
Chính phủ. Nếu xảy ra rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng thì Chính phủ xử lý nợ
gốc, còn số lãi Ngân hàng phải chịu mất. Cũng có trường hợp ngân hàng buộc phải
cho doanh nghiệp vay mặc dù biết doanh nghiệp có thể không trả được nợ.
1.2.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng
a. Đối với khách hàng là những cá nhân
Nguyên nhân có thể là do họ không có đủ năng lực, trình độ hoặc có thu nhập
không ổn định, không có việc làm thường xuyên hoặc thất nghiệp, do hoàn cảnh gia
đình gặp thiên tai, ốm đau, hoặc do khách hàng cố ý sử dụng sai mục đích khoản
vay.

b. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
Có rất nhiều nguyên nhân có thể là do tình hình tài chính, khả năng điều hành
của chủ doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
Do trình độ năng lực quản lý yếu kém của người điều hành, sử dụng vốn vay
sai mục đích, không có hiệu quả, lãng phí dẫn đến rủi ro.
Do trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp gặp những thiệt hại về
thị trường cung cấp nguyên vật liệu, thiệt hại về giá cả. Cũng có thể doanh nghiệp
gặp thiệt hại trên thị trường tiêu thụ sản phẩm: giá cao, chất lượng kém, hoặc sản
xuất loại sản phẩm không được thị trường chấp nhận.
Do tình trạng tài chính của doanh nghiệp yếu kém, cơ cấu vốn không hợp lý;
vốn tự có ít, vốn để sản xuất kinh doanh hầu hết là vốn tín dụng Ngân hàng, nợ nần
dây dưa.
Do cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp lạc hậu không thể sản
xuất ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Cũng không ít khách hàng lập hồ sơ vay vốn, khi nhận tiền vay không sử
dụng đúng mục đích, dùng tiền vay Ngân hàng để chơi đề, chơi hụi, cờ bạc, buôn
bán hàng cấm, hàng lậu, hàng giả bị lừa đảo dẫn đến mất vốn, không trả được nợ
vay Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng xảy ra tình trạng người vay có khả năng tài
chính, nhưng chây ỳ không trả nợ, hoặc tìm cách lừa đảo, chiếm đoạt vốn vay Ngân
hàng.
1.2.3.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Do cán bộ làm công tác tín dụng năng lực chuyên môn yếu, thiếu kiến thức
về thị trường, không am hiểu pháp luật, thiếu thông tin về khách hàng nên tính toán
mức cho vay và nguồn trả nợ không chính xác. Do cán bộ làm sai quy trình nghiệp
vụ, làm trái điều lệ, chế độ, thậm chí thoái hoá, biến chất thông đồng với khách
hàng để tham ô.
Do lạm dụng quyền hạn: Nguyên nhân này gây ra một số lượng rủi ro lớn
trong Ngân hàng. Nó thường biểu hiện ở dạng cho vay không dựa trên nguyên tắc,
điều kiện nào cả, thường là do thân quen, do áp lực của cấp trên. Trường hợp này,
nguyên nhân rủi ro do phát sinh ngay trong Ngân hàng.

Do chủ quan quá tin tưởng vào khách hàng, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát
thường xuyên để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, dẫn đến món vay không
hiệu quả, khó khăn trong việc trả nợ vay Ngân hàng.
Do chính sách tín dụng, thể lệ, chế độ không phù hợp với thực tiễn, có nhiều
sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn Ngân hàng.
Do cạnh tranh để lôi kéo khách hàng nên hạ thấp các điều kiện vay vốn, đánh
giá phân tích khách hàng đơn giản, muốn duy trì mối quan hệ với khách hàng
truyền thống nên có thể giản nợ, gia hạn nợ, thậm chí đảo nợ trong lúc biết rõ khách
hàng có thể không trả được nợ.
Do không thực hiện hoặc thực hiện không tốt các đảm bảo tín dụng: nhận
bản sao giấy tờ về tài sản thế chấp, để khách hàng lợi dụng vay nhiều, nâng giá trị
tài sản để nâng mức cho vay. Hoạt đông trong cơ chế thị trường quá khắc nghiệt,
chúng ta không thể thực hiện nghiệp vụ tín dụng có thể loại trừ hoàn toàn rủi ro và
có thể đảm bảo trước một kết quả tài chính nhất định. Chúng ta chỉ có thể lường
trước và giảm rủi ro đến mức thấp nhất trong hoạt động tín dụng.
Có rất nhiều lý do làm chúng ta phải quan tâm đến vấn đề rủi ro trong hoạt
động tín dụng. Một trong những lý do là bắt nguồn từ bản chất và chức năng của
Ngân hàng, một tổ chức trung gian tài chính, chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong
nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Bởi vậy, ngăn chặn rủi
ro hoạt động tín dụng không phải chỉ nhằm đảm bảo quyền lợi của ngân hàng mà
còn là đảm bảo quyền lợi của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Nếu một khoản vay
nào đó bị thất thoát, không thu hồi được, thì ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn của
mình để trả cho người gửi tiền. Trường hợp không đủ nguồn vốn để trả thì ngân
hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản.
1.2.4.Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
Khi Ngân hàng có quan hệ tín dụng với khách hàng, cán bộ tín dụng thường tìm
hiểu thông tin về khách hàng để có thể nhận biết một cách đầy đủ và chính
xác. Có những dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
khách hàng mà Ngân hàng cần nhận biết một cách có hệ thống để có hành
động cần thiết nhằm ngăn ngừa và xử lý các dấu hiệu rủi ro đó. Có dấu hiệu

biểu hiện mờ nhạt nhưng cũng có dấu hiệu biểu hiện rất rõ ràng. Đó là:
- Mức độ vay thường xuyên gia tăng
- Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi.
- Thường xuyên yêu cầu Ngân hàng cho gia hạn nợ, giãn nợ, điều chỉnh kỳ
hạn nợ.
- Yêu cầu các khoản vay mới vượt quá nhu cầu dự kiến.
- Sử dụng vốn ngắn hạn cho đầu tư dài hạn.
- Các khoản phải trả giảm, các khoản phải thu tăng lên.
- Các hệ số thanh toán xấu đi.
- Có biểu hiện giảm vốn điều lệ.
- Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc Ban điều hành.
- Hệ thống Quản trị hoặc Ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trị,
điều hành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán.
- Khó khăn trong việc phát triển sản phẩm, cạnh tranh kém, thị trường bị thu
hẹp.
- Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất; thay đổi thị hiếu; cập nhật kỹ thuật
mới; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh.
- Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp các báo
cáo tài chính, số liệu không chính xác, trung thực
1.2.5.Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
Rủi ro hoạt động tín dụng rất đa dạng và phức tạp. Khi xem xét rủi ro tín
dụng thì nợ quá hạn là chỉ tiêu chính để phân cấp rủi ro. Bởi vì nợ quá hạn
phản ánh rõ nhất và trực tiếp nhất tới sự an toàn tín dụng của ngân hàng.
Để đo lường rủi ro các ngân hàng thương mại thường sử dụng các chỉ
tiêu sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn
trên tổng dư nợ
=
Nợ quá hạn
x 100%

Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn không có
khả năng thu hồi trên
tổng dư nợ
=
Nợ quá hạn không có khả năng
thu hồi
x 100%
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn không có
khả năng thu hồi trên
tổng dư nợ quá hạn
=
Nợ quá hạn không có khả năng
thu hồi
x 100%
Tổng dư nợ quá hạn
Tỷ trọng lãi treo =
Tổng giá trị lãi treo phát
sinh
x 100%
Tổng thu nhập từ hoạt động
tín dụng

Lãi treo là khoản lãi mà Ngân hàng chưa thu được của khách hàng khi đến
hạn trả lãi thường kỳ.
Việc đo lường rủi ro trong Ngân hàng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Trên cơ sở
những chỉ tiêu này, Ngân hàng có thêm căn cứ xây dựng cơ cấu lãi suất phù hợp,
xây dựng chiến lược quản lý rủi ro, từ đó có kế hoạch bù đắp kịp thời những tổn
thất mất mát do rủi ro tín dụng, xuất phát từ những biến cố không mong đợi đem lại.

1.2.6.Hậu quả của rủi ro tín dụng
1.2.6.1 Đối với Ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng luôn được coi như mối nguy hiểm lớn nhất đối với hoạt động
của các NHTM. Theo thống kê của Uỷ ban Basel, rủi ro tín dụng là nguyên nhân
gây ra 70% thua lỗ của các ngân hàng trên thế giới.
Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng tài
sản nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề là đã ảnh hưởng lớn đến
thu nhập của ngân hàng, đến khả năng cạnh tranh và uy tín của ngân hàng hoặc
trong trường hợp xấu nhất, làm cho ngân hàng có nguy cơ phá sản.
1.2.6.2 Đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế
Rủi ro tín dụng không chỉ thiệt hại cho ngân hàng mà còn gây thiệt hại cho
toàn xã hội vì nguồn vốn ngân hàng sử dụng chủ yếu được huy động từ vốn nhàn
rỗi trong xã hội. Vì vậy, rủi ro tín dụng có thể làm giảm niềm tin của người gửi tiền,
thậm chí ở mức độ rất nghiêm trọng, có thể xảy ra hiện tượng rút tiền hàng loạt.
Nếu không có đủ dự phòng và sự xử lý kịp thời, ngân hàng có thể sụp đổ và có thể
gây hiệu ứng lan truyền đặc trưng của hệ thống ngân hàng, đe doạ sự ổn định của hệ
thống ngân hàng, ảnh hưởng xấu một cách sâu rộng đến nền kinh tế.
Ở khía cạnh hiệu quả đầu tư xã hội, rủi ro tín dụng xảy ra có thể đồng nghĩa
với khoản đầu tư của người vay tiền không có hiệu quả. Nghĩa là lợi ích đầu tư đối
với cả ngân hàng, người vay tiền và xã hội là không có. Mặt khác, tại Việt Nam, giả
sử một NHTMNN gặp khó khăn tài chính do rủi ro tín dụng xảy ra ngoài mong đợi,
ngân hàng đó có thể nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Khi ngân sách nhà
nước tăng chi cho khoản mục này thì đồng thời phải cắt giảm chi cho khoản mục
khác. Như vậy, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến các mục tiêu ổn định và phát triển
của nhà nước.
1.3.Hạn chế của rủi ro tín dụng
1.3.1.Quan niệm về hạn chế rủi ro tín dụng
Hạn chế rủi ro tín dụng là sự ngăn ngừa khả năng xảy ra những tổn thất do
hoạt động tín dụng đưa lại và nếu RRTD xảy ra thì giảm thiểu tổn thất cho ngân
hàng. Là tổ hợp các biện pháp ngân hàng áp dụng nhằm giảm thiểu tối đa những rủi

ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
Hạn chế rủi ro tín dụng nhằm vào việc hạ thấp rủi ro tín dụng, nâng cao mức
độ an toàn cho kinh doanh của NHTM bằng các chính sách, các biện pháp quản lý,
giám sát các hoạt động tín dụng khoa học và hiệu quả.
1.3.2.Mô hình quản trị rủi ro tín dụng
* Đánh giá RRTD
Các nhà kinh tế thường sử dụng các mô hình phản ánh về mặt định luợng
(quantity model) và những mô hình phản ánh về mặt định tính con gọi là phương
pháp chủ quan hay phương pháp truyền thống (quantity, subjective,expert, or
traditional methods) để đánh giá RRTD.
- Mô hình định tính
Mô hình định tính còn được gọi là mô hình chủ quan, mô hình kinh nghiệm
hay mô hình truyền thống của rủi ro tín dụng. Mô hình này chủ yếu dựa vào đánh
giá chủ quan để xác định rủi ro tín dụng của khách hàng. Mô hình đánh giá truyền
thống đi sâu nghiên cứu “6 khía cạnh- 6C” của người xin vay là: Tư cách
(Character), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collateral), điều kiện
(Conditions) và kiểm soát (Control). Tất cả những tiêu chí này phải được đánh giá
tốt thì khoản vay mới được xem là khả thi.
- Mô hình định lượng
Mô hình phản ánh về mặt định lượng bao gồm các cách xác định theo mô hình
điểm số Z, mô hình cấu trúc kỳ hạn RRTD và mô hình cho điểm TD có ưu thế là
cho phép xử lý nhanh chóng các hồ sơ xin vay vốn với chi phí thấp, khách quan do
đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát RRTD. Các mô hình cho điểm TD sử
dụng các số liệu phản ánh những đặc điểm của người vay để lượng hóa xác suất vỡ
nợ cũng như phân loại người vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau. Mô
hình định lượng là công cụ quan trọng giúp các nhà quản trị ngân hàng trong việc
xếp hạng TD doanh nghiệp. Việc xếp hạng TD doanh nghiệp trước đây được thực
hiện theo QĐ 1253/QĐ-NHNN ngày 21/6/2007 của NHNN (trước nữa là quyết định
số 57/2002/QĐ- NHNN về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín
dụng doanh nghiệp). Căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, NHTM xây

dựng, trình ngân hàng nhà nước phê duyệt, trên cơ sở đó NHTM sẽ thực hiện phân
loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2007/QĐ-NHNN và thông tư
15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010 của NHNN.
1.3.3.Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng
- Bộ mày quản lý RRTD tại các NHTM nhằm mục đích hoạt động trong
khuôn khổ một qui trình cấp tín dụng lành mạnh; Duy trì công tác quản lý tín dụng,
đo lường và giám sát rủi ro phù hợp; Đảm bảo các biện pháp kiểm soát đầy đủ các
RRTD. Thông thường các NHTM thường cơ cấu bộ máy quản lý RRTD như sau:
Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý tín dụng
+ Trưởng ban Quản lý rủi ro tại hội sở: Là một trong những thành viên của Uỷ
ban Quản lý rủi ro tại Hội sở. Nhiệm vụ chính là đạt được tầm nhìn, sứ mệnh và
mục đích của công tác quản lý rủi ro của ngân hàng một cách liên tục không gián
đoạn, xây dựng chiến lược về quản lý rủi ro cho Ngân hàng, chủ trì UBTD. Mục
tiêu là quản lý tất cả mọi loại rủi ro trong khuôn khổ giới hạn và điều kiện cho phép.
+ Trưởng phòng QLRR tại chi nhánh: Nhiệm vụ chính là lãnh đạo và giám sát
hiệu quả công tác quản lý rủi ro của chi nhánh, giám sát cán bộ thẩm định tín dụng,
Uỷ ban quản lý rủi ro
Bộ phận quản lý rủi ro tại hội sở
Bộ phận quản lý rủi ro tại chi nhánh
cán bộ theo dõi và quản lý tín dụng, quản lý danh mục vay, đảm bảo hiệu quả của
hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng nội bộ.
Phòng QLRR: Nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro nhằm đảm bảo phát triển
tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn, hiệu quả.
Nhiệm vụ chính của Phòng quản lý RRTD là: Xây dựng chính sách quản lý
RRTD, quản lý danh mục đầu tư, trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp
tín dụng đến khách hàng, tham gia phê duyệt tín dụng, tham gia và giám sát quá
trình thực hiện các quyết định đã được phê duyệt, tham gia xử lý các khoản cấp tín
dụng có vấn đề. Lập báo cáo đánh giá rủi ro. Phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi
ro cho toàn chi nhánh. Đưa ra các thông tin cảnh báo nhằm đảm bảo hoạt động tín
dụng an toàn hiệu quả. Theo dõi hỗ trợ Phòng kinh doanh đánh giá danh mục tín

dụng định kỳ hoặc đột xuất để xác định mức độ rủi ro… Tham gia giải quyết NQH,
nợ xấu phát sinh.
Phòng kiểm tra nội bộ: Kiểm tra việc tuân thủ các qui định cho vay, nâng cao
nhận thức của cán bộ công nhân viên về việc tuân thủ các qui định chính sách. Theo
định kỳ phải rà soát tất cả các hợp đồng mẫu về tiền gửi, tiền vay… nhằm đảm bảo
tính pháp lý và thực tê thị trường.
- Cơ cấu tổ chức quản lý tín dụng là một trong những nội dung quan trọng để
quản lý tín dụng của các NHTM. Một ngân hàng có một cơ cấu tổ chức hợp lý, phù
hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế sẽ tạo ra một phương thức hạn chế rủi ro tín
dụng tốt nhất. Do đó, các NHTM luôn cơ cấu lại, sắp xếp bộ máy tổ chức tín dụng
nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.
Thông thường trong cơ cấu bộ máy quản lý tín dụng, các NHTM tổ chức thành
các phòng ban, mỗi phòng có chức năng nhiệm vụ riêng, tách bạch bộ phận quan hệ
khách hàng và bộ phận quản lý, bao gồm:
+ Phòng quan hệ khách hàng: Quản lý một cách hiệu quả danh mục khách
hàng, duy trì, phát triển danh mục khách hàng, loại khỏi danh mục các khách hàng
có chất lượng tín dụng thấp, không hiệu quả, xử lý tất cả các hồ sơ xin vay mới
hoạc hồ sơ TD hiện tại theo hạn mức tín dụng đã được phân quyền phán quyết của
Tổng giám đốc trong hệ thống NHTM. Vượt mức trình lên ngân hàng cấp trên.
+ Phòng Quản lý rủi ro: Kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu của danh mục đầu
tư đã phê duyệt, quản lý và đảm bảo việc tuân thủ chính sách tín dụng đã được phê
duyệt, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
+ Phòng quản lý nợ: Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo
đảm tiền vay; thực hiện công chứng, giao dịch bảo đảm, nhận hồ sơ tín dụng để
lưu giữ hoặc lưu kho theo qui định. Theo dõi quản lý thu nợ của khách hàng.
Việc phân quyền đến chi nhánh NHTM sẽ cần phải được cân nhắc cho phù
hợp với trình độ năng lực và cơ cấu tổ chức… nhằm đảm bảo an toàn vốn, hạn chế
rủi ro tín dụng.
 Tư cách người vay: Tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ
ràng và thiện chí trả nợ của người vay gọi chung là “tư cách người vay”. Khi mục

đích xin vay đã rõ ràng, cán bộ tín dụng phải xác định xem có phù hợp với chính
sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không? và phải xác định xem người vay
có tỏ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay hay không? có thiện chí và nỗ
lực hết sức để hoàn trả nợ vay khi đến hạn không?. Nếu phát hiện thấy người vay
giả dối trong kế hoạch sử dụng vốn vay và trả nợ như đã thỏa thuận, thì cán bộ tín
dụng phải từ chối cho vay, nếu không rủi ro tín dụng sẽ phát sinh cho ngân hàng.
 Năng lực của người vay: Người xin vay phải có đầy đủ năng lực hành vi
và năng lực pháp lý để ký kết hợp động tín dụng. Đối với cá nhân, ở hầu hết các
nước đều quy định người dưới 18 tuổi không đủ tư cách pháp lý để ký hợp đồng tín
dụng. Đối với người đại diện cho công ty khi ký kết hợp đồng tín dụng phải được
ủy quyền hợp pháp của công ty. Trường hợp nếu công ty có đối tác kinh doanh, thì
cán bộ tín dụng phải thỏa thuận với đối tác kinh doanh để xem ai là người được ủy
quyền ký kết hợp đồng tín dụng cho công ty để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp
đồng.
 Thu nhập của người vay: Tiêu chí thu nhập của người vay tập trung vào
câu hỏi: Người vay có đủ khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không? có thể là từ
thu nhập hàng tháng, hay từ doanh thu bán hàng, hoặc từ thanh lý tài sản, hoặc có
thể từ khả năng phát hành chứng khoán. Ngân hàng thường ưu tiên khả năng tạo
tiền từ thu nhập hoặc từ doanh thu bán hàng.
 Bảo đảm tiền vay: Khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộ tín
dụng phải biết được người vay có sở hữu một tài sản nào có chất lượng để hỗ trợ
khoản vay? Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như
tính thị trường, tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản đảm bảo.
Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc biệt chú ý bởi vì nếu tài sản của người vay có
công nghệ lạc hậu, thì giá trị giảm rất nhiều và rất khó tìm được người mua trong
khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày.
 Các điều kiện: Cán bộ tín dụng cần phải biết được xu hướng hiện hành về
công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế
thay đổi, sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng.
 Kiểm soát: Tập trung vào những vấn đề như các thay đổi trong luật pháp

và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có
đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý về chất lượng TD.
1.4.Kinh nghiệm quản trị rui ro tín dụng tại một số ngân hàng trên thế giới
1.3.1 Kinh nghiệm của Canada
Để giúp các ngân hàng, các nhà đầu tư canada có những thông tin đáng tin
cậy,ở canada đã thành lập những công ty chuyên kinh doanh thông tin tín dụng. Các
công ty này hoạt động với mục tiêu là:
-Ai cần thông tin tín dụng? Đó là các nhà sản xuất và bán buôn, các công ty
tài chính,các ngân hàng-Họ cần thông tín dụng để giảm thiểu rủi ro
-Cách thu thập thông tin :trước hết là tra cứu các thông tin đã có và đã được
cập nhật,lưu trữ một cách khoa học.Tiếp theo thu thập qua nghiên cứu các tài liệu,
tin tức của các cơ quan,tổ chức dịch vụ nhà nước,cuối cùng là phỏng vấn khách
hàng
-Nhiệm vụ của cơ quan thông tin tín dụng:
Thu thập thông tin đảm bảo trung thực
Đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra
Bảo vệ quyền lợi của người cho tin và người mua tin
Tôn trọng và giữ bí mật nguồn cung cấp
-Cách điều tra thông tin tại chỗ:các nhân viên phải là người chuyển
nghiệp, có kinh nghiệm,điều quan trọng phải có khả năng nhận xét
-Cách sử dụng thông tin: Trước hết phải kiểm tra tính xác thực của các thông
tin,sau đó phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.Từ phân tích những thông tin
đã có sẽ tiến hành phân hạng rủi ro tín dụng
1.3.2 KHỦNG HOẢNG NỢ CHO VAY MUA NHÀ DƯỚI CHUẨN TẠI MỸ
Khủng hoảng cho vay mua nhà dưới chuẩn của Mỹ (Subprime Mortgage
Crisis) là cuộc khủng hoảng được khởi đầu bằng việc một loạt các khoản nợ cho
vay mua nhà không thể thanh toán. Do các khoản vay này đã được chứng khoán
hóa thành các công cụ tài chính có thể mua bán trên thị trường toàn cầu làm cho
khủng hoảng ở Mỹ đã lan tỏa nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu.
Xét theo góc độ rủi ro tín dụng, nguyên nhân của khủng hoảng này là do các

ngân hàng và tổ chức tài chính cho vay dưới chuẩn đã không đánh giá được khách
hàng của mình, đã không giảm thiểu các rủi ro liên quan tới việc cấp vốn cho các
khách hàng và cuối cũng đã phải nhận hậu quả khi các khách hàng này không thanh
toán được nợ.
Việc cho vay mua nhà dưới chuẩn đã tăng 300% từ năm 2003 đến năm 2007,
việc cho vay này nở rộ do 2 nguyên nhân chủ yếu: bong bóng bất động sản tại Mỹ
và sự phát triển của thị trường tài chính khiến cho các khoản vay này dễ dàng được
chứng khoán hóa và buôn bán trên mọi thị trường.
Bong bóng bất động sản tại Mỹ:
Bong bóng bất động sản tại Mỹ khiến cho nhiều người dân chấp vay tiền của
ngân hàng để mua nhà do tin vào giá nhà sẽ tiếp tục tăng cũng như tin vào khả năng
trả nợ của mình. Tuy vậy khi bong bóng này vỡ, giá nhà giảm đi kèm với lãi suất trả
nợ tăng làm cho nhiều người mất khả năng thanh toán nợ. Về phía các ngân hàng,
họ cũng tin rằng giá nhà sẽ tăng nên chấp nhận cung cấp nhiều khoản vay dưới
chuẩn cho khách hàng. Các điều kiện cho vay ban đầu được nới lỏng để kèm theo
một loạt các gói cho vay với thời gian trả lãi dài hạn khiến cho một lượng lớn các
khoản vay dưới hạn được cung ra thị trường. Khoản vay mua nhà dưới chuẩn tăng
gần 300% từ năm 2003 đến năm 2007 và vào tháng 3 năm 2007 đại 1.3 triệu tỉ USD
chiếm hơn 9% GDP. Việc cho vay – đi vay thái quá của cả ngân hàng và người dân
tạo ra rất nhiều các khoản vay không lành mạnh, không dựa trên khả năng trả nợ
thực sự của khách hàng mà lại dựa chủ yếu vào việc tăng giá của bất động sản.
Phát triển của công cụ tài chính, đặc biệt là chứng khoán hóa .
Về mặt lí thuyết, chứng khoán hóa các khoản nợ mua nhà dưới chuẩn thành
các công cụ tài chính rồi thực hiện mua bán trên toàn cầu làm rủi ro được chia nhỏ
cho nhiều bên tham gia. Nhưng trên thực tế, khi được mua đi bán lại nhiều lần trên
thị trường, việc đánh giá đúng mức độ rủi ro của các loại chứng khoán này là vô
cùng khó khăn, rủi ro bây giờ gần như không thể đo lường được. Do mức độ phát
triển của thị trường tài chính toàn cầu, việc một người Nhật Bản hay Singapore sở
hữu các chứng khoán được thế chấp bằng bất động sản (Mortgage Backed
Securities) trong khi người trực tiếp trả nợ lại là một người dân Mỹ là hoàn toàn

bình thường. Thử hình dung sự khó khăn của nhà đầu tư người Nhật trong việc
đánh giá khả năng trả nợ của người Mỹ đó ! Chúng ta sẽ thấy mức độ phức tạp của
các công cụ tài chính này như thế nào. Và thực tế đã chứng minh, việc đánh giá sai
mức độ rủi ro của các công cụ này khiến một loạt các công ty phải trả giá.
Với ngân hàng trực tiếp cho vay dưới chuẩn, họ chứng khoán hóa khoản vay
đó thành các công cụ để bán trên thị trường tài chính, rủi ro của họ hình như đã
được chia sẻ cho các đối tác khác. Nhưng trên thực tế, các ngân hàng nãy cũng mua
vào một lượng lớn các công cụ tài chính tương tự được phát hành từ các ngân hàng
khác, điều này làm cho rủi ro liên quan tới các khoản vay dưới chuẩn của một ngân
hàng nhất định không hề giảm.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN NGÂN HÀNG LIÊN
DOANH LÀO VIỆT –CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1.Khái quát về Ngân hàng Liên doanh Lào Việt – Chi nhánh Hà Nội
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Liên doanh Lào Việt – Chi
nhánh Hà Nội
Thực hiện chủ chương của đảng ,chính phủ hai nước Việt Nam –Lào về
việc mở rộng ,phát triển toàn diện mối quan hệ hợp tác truyền thống đặc biệt Việt –
lào ngày 22 tháng 6 năm 1999, tại thủ đô Viêng Chăn,nước CHDCND Lào ,Ngân
hàng Đầu tư và phát triển Việt nam và Ngân hàng ngoại thương Lào đã ký kết thỏa
thuận hợp tác thành lập Ngân hàng Liên doanh Lào –Việt (Lao-Việt Bank,viết tắt là
LVB)
Gần một năm sau,ngày 27 tháng 3 năm 2000, phó thủ tướng chình phủ
nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm và phó thủ tướng chình phủ nước
CHDCND Lào đã cùng mở bảng khai trương chi nhánh LVB đầu tiên tại hà nội,
đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của hệ thống ngân
hàng Liên doanh Lào Việt
Chặng đường 10 năm qua là chặng đường LVB Hà nội vượt khó đi
lên,từng bước khẳng định thương hiệu và uy tín trong điều kiện hội nhập và cạnh
tranh khốc liệt tại việt nam.

Sau 10 năm xây dựng và trưởng thành,đến nay ,Chi nhánh ngân hàng Liên
doanh Lào Việt tại hà nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô,chất

×