Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

báo cáo thực tập công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.26 KB, 63 trang )

Báo cáo thực tập
10- 2010
LỜI MỞ ĐẦU
Công tác xã hội là một ngành, nghề mới tại Việt Nam. Do vậy, nhận thức
của mọi người về Công tác xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế. Thứ nhất, nhiều
người đồng nhất và nhầm lẫn CTXH với làm từ thiện, ban ơn, ban phát hoặc nhầm
lẫn CTXH với các hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn thể
Thứ hai, vai trò, vị thế cũng như tính chất chuyên nghiệp của CTXH ở Việt
Nam chưa được khẳng định. Do vậy, để phát triển CTXH ở Việt Nam cần có sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước, có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở
thực hành CTXH. Bởi vì, CTXH là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và
thực hành. CTXH là trung tâm, tổng hợp, kết nối và trực tiếp tham gia vào đảm
bảo ASXH.
Giá trị của CTXH dựa trên cơ sở tôn trọng quyền lợi, sự bình đẳng, giá trị
của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Giá trị được thể hiện trong các nguyên tắc
hoạt động cũng như các quy điều đạo đức của CTXH.
Qua đây tôi xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Lao động
& Xã hội, các thầy cô giáo Khoa Công tác xã hội và đặc biệt hai cô giáo: Tiến sỹ
Bùi Thị Xuân Mai và Thạc sỹ Đặng Thị Phương Lan đã quan tâm, hướng dẫn tôi
hoàn thành bài luận này.
Vì chưa có kinh nghiệm trong việc viết báo cáo, cho nên không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu xót mong quý thầy, cô thông cảm.
Trân trọng cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
1
Báo cáo thực tập
10- 2010
PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN KHÁNH VĨNH
I. Khái quát tình hình chung ở huyện Khánh Vĩnh:
1. Lịch sử hình thành và phát triển huyện Khánh Vĩnh:


Ngày 02/8/1985, huyện Khánh Vĩnh được tái thành lập trên cơ sở tách ra từ
huyện Diên Khánh. Khánh Vĩnh là căn cứ cách mạng của tỉnh Khánh Hòa và khu
vực, được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân cho huyện Khánh Vĩnh và 05 xã Khánh Nam, Khánh Trung, Khánh Hiệp,
Liên Sang, Khánh Thượng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng có điểm
xuất phát thấp nhưng Đảng bộ huyện đã lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới của
Đảng, xác định cơ cấu kinh tế là Nông nghiệp – Công nghiệp và Dịch vụ (những
năm trước là Lâm – Nông – Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại và
Dịch vụ), đồng thời đề ra chủ trương đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội, định canh
định cư, xóa đói giảm nghèo, giữ vững quốc phòng an ninh là những nhiệm vụ
trọng tâm phải thực hiện thắng lợi.
Từ năm 2008 Phòng Lao động – TB&XH huyện Khánh Vĩnh được tách ra
từ Phòng Nội Vụ, kèm theo Quyết định 189/QĐ-UBND Quyết định về việc ban
hành Qui chế làm việc của phòng Lao động – Thương binmh và Xã hội huyện
Khánh Vĩnh.
Lịch sử ra đời và hình thành Phòng Lao động – TBXH huyện Khánh Vĩnh
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội được tách ra từ Phòng Nội vụ - Lao
động Thương binh và Xã hội đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng 04 năm 2008.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân huyện, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về các lĩnh vực như: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương;
tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công;
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
2
Báo cáo thực tập
10- 2010
bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng
giới; xoá đói giảm nghèo.
2. Đặc điểm tình hình huyện Khánh Vĩnh:
Khánh Vĩnh là huyện miền núi của tỉnh, có 13 xã và 01 thị trấn, dân số

33.308 người, trong đó 73,5% là người dân tộc thiểu số, gồm trên 10 dân tộc, chủ
yếu là Raglai, T’Ring, Êđê, Tày, Kinh. Diện tích tự nhiên 1.167,14km
2
, trong đó
đất lâm nghiệp là 84.311ha, đất sản xuất nông nghiệp là 11.234ha. Trước năm
2005, huyện có 08 xã khu vực 3 đặc biệt khó khăn và đến năm 2009 còn 01 xã và
04 thôn là khu vực 3 đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135.
Khánh Vĩnh là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, cách
Thành phố Nha Trang 35 Km về phía Tây, phía Bắc giáp huyện Diên Khánh, phía
tây giáp Đắclắc, Lâm đồng. Diện tích toàn huyện là 1.165 km2, dân số 33.293
người, trong đó nữ chiếm 16.331.
3. Điều kiện tự nhiên:
Địa hình rừng núi, đồi dốc chiếm trên 80% diện tích. Hệ thống sông suối
chằng chịt, nên thường sảy ra lũ quét cục bộ hoặc bị chia cắt các khu vực trong
mùa mưa lũ.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung vào tháng 9 đến tháng 12,
mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, điều kiện địa hình thường xuất hiện lốc xoáy,
lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 đến 2.000 mm.
4. Điều kiện kinh tế:
4.1.Về Nông nghiệp: Nổi bật nhất trong sản xuất nông nghiệp là đầu tư phát
triển chương trình lúa nước bằng việc khai thác triệt để thuận lợi về địa hình để đầu
tư xây dựng kiên cố các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, khai hoang đồng ruộng, hỗ
trợ giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, tập huấn kỹ thuật, áp dụng chính sách hỗ
trợ kinh phí cho đồng bào dân tộc tự khai hoang phát triển diện tích lúa nước. Từ
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
3
Báo cáo thực tập
10- 2010
sản xuất lúa nước nhỏ lẻ, manh mún, đến năm 2010 toàn huyện đã có diện tích
canh tác lúa nước là 585ha (trong đó bà con dân tộc tự khai hoang là 213ha), diện

tích gieo trồng lúa nước đạt 1.190ha, tổng sản lượng lương thực cây có hạt (bắp,
thóc) đạt 5.630 tấn, năng suất tăng từ 05-10 tạ/ha so với những năm trước. Cùng
với cây lúa nước có cây bắp, mỳ, mía và cây đào đã góp phần ổn định đời sống,
xóa đói giảm nghèo cho nhân dân. Toàn huyện đã hoàn thành công tác qui hoạch
đất, điều tra nông hóa thổ nhưỡng phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp. Đã hoàn
thành cơ bản công tác giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho hộ gia đình.
4.2. Về lâm nghiệp: Đã triển khai thực hiện tốt chương trình trồng rừng tập
trung và từ năm 2003 đến nay đã tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ lập vườn
rừng kinh tế hộ cho 4.553 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trồng mới 2.228ha vườn
rừng, 670ha vườn nhà. Mô hình vườn rừng đã góp phần xóa đói giảm nghèo và
tích lũy vốn cho hộ đồng bào dân tộc. Tỉ lệ che phủ rừng là 75%. Hợp đồng giao
khoán quản lý bảo vệ rừng cho hộ dân, tạo điều kiện cho người dân tăng thu nhập
và từng bước xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng. Phát hiện và xử lý kịp thời
các hành vi vi phạm Luật bảo vệ rừng, điểm nóng về phá rừng không xảy ra trên
địa bàn huyện.
4.3. Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và điện: giá trị công
nghiệp-TTCN đạt tỉ lệ tăng trưởng hàng năm 10%, đầu năm 2010 giá trị đạt 43,6 tỉ
đồng. Hoàn thành chương trình phủ điện nông thôn vào năm 1999 và tiếp tục đầu
tư phủ điện vùng lõm, hỗ trợ đường dây, Công tơ điện cho hộ đồng bào dân tộc, tỉ
lệ hộ dùng điện hiện nay đạt 98%, một số hộ bà con dân tộc đã biết sử dụng điện
vào sản xuất.
4.4. Về giao thông: đã tập trung đầu tư hệ thống giao thông nông thôn, cầu
treo, cầu tràn kiên cố qua các sông lớn, đường vào khu sản xuất, nâng cấp hệ thống
giao thông nội thị ở thị trấn và các trung tâm cụm xã. Nhựa hóa 100% đường giao
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
4
Báo cáo thực tập
10- 2010
thông từ trung tâm huyện về trung tâm các xã, đầu tư xây dựng hệ thống đường
liên thôn, nội đồng, cầu treo đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa, đi lại của

nhân dân. Huyện Khánh Vĩnh đã có đường giao thông nối liền với huyện Lạc
Dương (tỉnh Lâm Đồng) bằng đường Khánh Lê – Lâm Đồng được đầu tư hoàn
thành năm 2006, nối liền giao thông với huyện Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) bằng
đường Tỉnh lộ 8 nối dài được đầu tư hoàn thành năm 2002.

4.5. Về nước sạch sinh hoạt, xây dựng cơ sở hạ tầng: Những năm trước đây,
tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch chỉ đạt dưới 30%, đến nay, nhờ làm tốt công tác đầu tư
chương trình nước sạch bằng Nhà máy nước Thị trấn, các hệ thống nước tự chảy,
giếng đào, giếng khoan nên đã nâng tỉ lệ này lên 75%. 14/14 xã – thị trấn đã được
đầu tư xây dựng trụ sở làm việc kiên cố, nhà sinh hoạt cộng đồng ở thôn, xây dựng
nhà công vụ cho cán bộ y tế và giáo viên, xây dựng 02 Trung tâm cụm xã ở cánh
Tây và cánh Bắc của huyện, từng bước đầu tư kiên cố cơ sở hạ tầng ngành giáo
dục, Y tế, công trình phúc lợi công cộng.
4.6. Về ngân sách, thương mại dịch vụ: bình quân hàng năm tăng thu ngân
sách 14% kế hoạch đề ra, tổng thu ngân sách năm 2008 đạt 3.500 triệu đồng, tổng
chi ngân sách đạt 109.256 triệu đồng. Tổng sản phẩm GDP theo giá hiện hành của
các ngành kinh tế năm 2008 đạt 235.743 triệu đồng, trong đó: ngành nông-lâm
nghiệp-thủy sản đạt 83.600 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 35,52% trong cơ cấu kinh tế;
ngành công nghiệp-xây dựng đạt 51.821 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 22% trong cơ
cấu kinh tế và ngành Thương mại-dịch vụ đạt 100.008 triệu đồng, chiếm tỉ trọng
42,47% trong cơ cấu kinh tế. GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 7.135.000
đồng/ người/ năm. Công tác cho vay phục vụ nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh,
mua sắm hàng tiêu dùng, vay vốn hộ nghèo, giải quyết việc làm đáp ứng được nhu
cầu về vốn vay cho nhân dân.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
5
Báo cáo thực tập
10- 2010
5. Lĩnh vực văn hóa – xã hội:
5.1. Về y tế: mạng lưới y tế gồm 14 Trạm Y tế xã, 02 Phân viện đa khoa

khu vực và 01 Bệnh viện đa khoa trung tâm. Các Trạm Y tế đều có Y sĩ, 02 phân
viện Đa khoa và 07/14 Trạm Y tế đã có Bác sĩ phụ trách. Mặc dù là điểm nóng của
cả nước về ký sinh trùng sốt rét nhưng dịch bệnh sốt rét không xảy ra trên địa bàn
do làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh sốt rét. Các chương trình y tế quốc gia
được triển khai hiệu quả.
5.2. Về giáo dục: Hệ thống trường lớp đã được ngói hóa 100%. Số lượng
học sinh ra lớp, học sinh chuyên cần tăng sau mỗi năm, chất lượng dạy và học mỗi
năm chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Áp dụng chính sách hỗ trợ học bổng
cho học sinh đồng bào dân tộc ở các cấp học, tạo điều kiện cho các em ổn định
việc học hành, nâng cao chất lượng học tập. Huyện Khánh Vĩnh đã được công
nhận chuẩn quốc gia về Xóa mù chữ - Phổ cập GDTH vào năm 2000 và đạt chuẩn
quốc gia về phổ cập Trung học cơ sở vào năm 2005, đang phấn đấu đạt chuẩn quốc
gia về phổ cập giáo dục bậc Trung học vào năm 2010.
5.3. Về văn hóa thông tin – thể thao: đã phát động xây dựng được 45 Làng
– Tổ dân phố văn hóa. Các Lễ hội truyền thống dân tộc như Lễ hội Già Làng, Dạ
hội cồng chiêng, Lễ hội Đền ơn đáp nghĩa và các hình thức giao lưu văn hóa nghệ
thuật dân tộc thiểu số các huyện, tỉnh bạn được tổ chức trang trọng. Toàn huyện đã
hoàn thành chương trình phủ sóng phát thanh và truyền hình, đầu tư xây dựng hoàn
chỉnh hệ thống Trạm truyền thanh cơ sở và Đài Truyền thanh – tiếp hình huyện
phục vụ nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho hơn 95%
dân số.
5.4. Về công tác chăm sóc đối tượng chính sách: đã hoàn thành công tác
khen thưởng người tham gia kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng, liệt
sĩ, thương binh. Toàn huyện có 2.110 đối tượng được tặng thưởng Huân Huy
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
6
Báo cáo thực tập
10- 2010
chương kháng chiến, 172 Liệt sĩ, 03 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (đến nay đã từ
trần). Tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa cho đối tượng chính sách.

5.5. Về công tác định canh định cư – xóa đói giảm nghèo: đã tập trung đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi phục vụ định canh định cư cho đồng
bào dân tộc, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa và các vùng đưa dân về tái định canh
định cư. Mô hình chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư, di dãn dân nội
vùng, xây dựng nhà định canh định cư cho hộ nghèo, đối tượng chính sách, khai
hoang xây dựng đồng ruộng để giao cho dân sản xuất. Đã di dãn 128 hộ dân từ các
xã có ít đất sản xuất, mật độ dân số cao về ổn định sinh sống tại các xã có đủ điều
kiện về đất sản xuất, cơ sở hạ tầng. Từ năm 2001 đến năm 2010 đã đầu tư xây
dựng 4.176 nhà hỗ trợ định canh định cư cho đối tượng chính sách và hộ nghèo
khó khăn về nhà ở. Toàn huyện không có hộ du canh du cư. Tỉ lệ hộ nghèo những
năm đầu mới thành lập huyện là 70% (theo chuẩn cũ) đã giảm xuống còn 24,75%
theo chuẩn mới vào cuối năm 2010.

6. Lĩnh vực Nội chính:
Đẩy mạnh cải cách hành chính và đã đạt được những kết quả nhất định, sắp
xếp bộ máy hành chính theo hướng gọn, nhẹ, bảo đảm hiệu quả công tác. Thực
hiện cơ chế “Một cửa” ở cấp huyện và cấp xã để giải quyết nhu cầu giao dịch của
người dân với bộ máy công quyền. Có 100% cán bộ lãnh đạo phòng ban và hơn
80% cán bộ chủ chốt ở cơ sở có trình độ trung cấp chính trị trở lên. Nhận thức
pháp luật của người dân chuyển biến tích cực, phần lớn các vụ việc tranh chấp
được hòa giải thành ở cơ sở, đơn thư khiếu nại tố cáo giảm và được tổ chức giải
quyết 100% đơn thư.
Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được phát động sâu rộng
trong cộng đồng dân cư. Vấn đề tôn giáo, dân tộc được ổn định, mâu thuẫn dân tộc
không xảy ra, đồng bào có đạo sống tốt đời đẹp đạo. Trên địa bàn huyện không có
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
7
Báo cáo thực tập
10- 2010
hiện tượng Fulro, Tin lành Đềga. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm không

xảy ra, các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, cờ bạc từng bước được đẩy lùi. Công tác
trực chiến sẵn sàng chiến đấu được duy trì chặt chẽ, an ninh chính trị - TTATXH
trên địa bàn huyện được giữ vững ổn định.
7. Về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể:
Toàn huyện có 843 Đảng viên, 36 Chi-Đảng bộ sơ sở. Đảng bộ huyện luôn
tự củng cố và hoàn thiện mình qua công tác đấu tranh phê bình và tự phê trên tinh
thần thẳng thắn, đoàn kết, xây dựng. Ban Thường vụ Huyện ủy qua các nhiệm kỳ
đã chú trọng công tác bồi dưỡng, trang bị kiến thức về lý luận chính trị, phẩm chất
đạo đức cách mạng cho cán bộ Đảng viên, thực hiện chặt chẽ công tác xem xét,
giới thiệu, đề bạt cán bộ Đảng viên ưu tú vào giữ các vị trí lãnh đạo trong hệ thống
chính trị, đồng thời tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra Đảng, làm tốt công tác
giáo dục, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, thiếu sót của Đảng viên và cơ sở
Đảng. Đảng bộ huyện nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Trong sạch vững mạnh.
Mặt trận và các đoàn thể đã làm tốt công tác vận động quần chúng thực hiện các
chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vận động nhân dân chú
trọng tình đoàn kết các dân tộc anh em, thực hiện tốt công tác tôn giáo, tham gia
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư, thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, thực hiện Qui chế dân
chủ ở cơ sở, tự vươn lên xóa đói giảm nghèo, góp phần cùng chính quyền thực
hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND&UBND huyện Khánh Vĩnh:
1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình và xuất
phát từ lợi ích chung của đất nước, của nhân dân địa phương, HĐND:
Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng để phát huy tiềm
năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng
cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
8
Báo cáo thực tập
10- 2010

nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Khi quyết
định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân ra
nghị quyết; nhưng nghị quyết về các vấn đề mà pháp luật quy định thuộc quyền
phê chuẩn của cấp trên thì trước khi thi hành phải được cấp trên phê chuẩn;
Giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân,
Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các
Nghi quyết về các lĩnh vực được quy định các điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, và 18
của Luật Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở
địa phương.
2. Trong lĩnh vực kinh tế, HĐND quyết định:
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương, biện pháp nhằm phát huy
mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế ở địa phương, đảm bảo quyền tự chủ sản
xuất, kinh doanh của pháp luật, dự toán và phê chuẩn quyết ngân sách của địa
phương;
Chủ trương, biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng, núi, sông hồ, nguồn
nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Biện pháp thực hiện chính sách tiết kiệm trong hoạt động quản lý Nhà nước,
trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, chống tham nhũng, chống buôn lậu.
3. Trong lĩnh vực văn hoá, xã hội và đời sống, HĐND quyết định:
Chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hoá, văn nghệ, thể
thao, phát thanh, truyền hình, giáo dục thanh niên, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu
niên, nhi đồng, xây dựng nếp sống văn minh, giáo dục truyền thống đạo đức tốt
đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, chống các tệ nạn xã hội và những
biểu hiện không lành mạnh trong đời sống xã hội ở địa phương;
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
9
Báo cáo thực tập
10- 2010

Chủ trương, biện pháp giải quyết việc làm và cải thiện điều kiện làm việc ,
sinh hoạt của người lao động, cải thiện đời sống nhân dân ở địa phương.
Chủ trương, biện pháp bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ, chăm sóc người
già, bà mẹ, trẻ em, thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình;
Chủ trương, biện pháp thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc và giúp đỡ
thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với
nước, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội.
4. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường, HĐND quyết định:
Chủ trương, biện pháp nhằm khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy sáng
kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản
xuất và đời sống ở địa phương.
Chủ trương, biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường ở địa phương theo quy
định của pháp luật;
Biện pháp thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất
lượng sản phẩm, ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả tại địa phương, bảo
vệ lợi ích người tiêu dùng.
5. Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, HĐND
quyết định:
Biện pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng
toàn dân, đảm bảo thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện nhiệm vụ hậu cần
tại chỗ, thực hiện nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phương quân đội và chính
sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương;
Biện pháp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa
phương.
6. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, HĐND
quyết định:
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
10
Báo cáo thực tập

10- 2010
Biện pháp bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc, bảo đảm thực hiện quyền
bình đẳng giữa các dân tộc, giữ gìn, tăng cường khối đoàn kết và tương trợ giữa
các dân tộc ở địa phương;
Biện pháp bảo đảm thực hiện chính sách tôn giáo, quyền bình đẳng giữa các
tôn giáo trước pháp luật, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa
phương theo quy định của pháp luật.
7. Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, HĐND quyết định:
Biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan
Nhà nước cấp trên trong cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị
vũ trang nhân dân và đối với công dân ở địa phương.
Biện pháp bảo hộ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm, các quyền
và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
Biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước, bảo hộ tài sản của tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương;
Biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nhị của công
dân theo quy định của pháp luật.
8. Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới
hành chính, HĐND:
Bầu, miễn nhiêm, bài nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ
tịch, Phó chủ tịch và thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Trưởng ban và các
thành viên khác của các ban của Hội đồng nhân dân bầu; miễn nhiệm, bài nhiệm
Hội thẩm nhân dân của toà án nhân dân cúng cấp theo quy định của pháp luật;
Bãi bỏ nhứng quyết định sai trái của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, nhứng nghị
quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
Quyết định giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trong trường hợp
Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân. Nghị
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
11

Báo cáo thực tập
10- 2010
quyết giải tán Hội đồng nhân dân phải được sự phê chuẩn của Hội đồng nhân dân
cấp trên trực tiếp khi thi hành. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giải tán
Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp phải được sự phê chuẩn của Uỷ ban thường
vụ Quốc hội trước khi thi hành;
Thông qua đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính ở địa
phương để đề nghị cấp trên xét.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
12
Báo cáo thực tập
10- 2010
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
13
Báo cáo thực tập
10- 2010
PHẦN II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH – KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH
VỰC TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHÁNH VĨNH:
I. Khái quát đặc điểm tình hình chung của phòng Lao động – TB&XH
huyện Khánh Vĩnh:
1. Đặc điểm tình hình ở của Phòng Lao động – TB&XH:
1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Phòng Lao động –
TB&XH:
Lịch sử ra đời và hình thành Phòng Lao động – TBXH huyện Khánh Vĩnh
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội được tách ra từ Phòng Nội vụ - Lao
động Thương binh và Xã hội đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng 04 năm 2008.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân huyện, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về các lĩnh vực như: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương;

tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công;
bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng
giới; xoá đói giảm nghèo.
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động An sinh
xã hội:
Khánh Vĩnh là huyện miền núi, địa hình đồi núi rộng và phức tạp, trên địa
bàn có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hoá riêng, lối sồng riêng,
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
14
Báo cáo thực tập
10- 2010
phong tục tập quán khác nhau, đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào
nương rãy, trồng trọt và chăn nuôi, kinh tế phát triển chưa theo kịp các huyện đồng
bằng nên có phần ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Lao động – TB&XH:
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực
hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện
và quy định của pháp luật.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu
và tài khoản riêng;
Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực
lao động, người có công và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hóa thuộc lĩnh vực
quản lý Nhà nước được giao.
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực
lao động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề

án chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn huyện
sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao.
Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý Nhà nước đối với tổ chức kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội và
tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có
công xã hội theo quy định của pháp luật.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
15
Báo cáo thực tập
10- 2010
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các
cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội,
cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm,
các công trình ghi công liệt sỹ.
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Phối hợp với cá ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc,
giúp đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội.
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có
công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực,
chống lãng phí trong hoạt động, người có công và xã hội theo quy định của pháp
luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông
tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý Nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh
vực lao động, người có công và xã hội.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội.

Tất cả cán bộ, công chức, người lao động của Phòng trong phạm vi nhiệm vụ
được giao phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ,
tôn trọng, phục vụ nhân dân, đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, chấp hành kỷ
luật lao động, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Hàng tuần cơ quan tổ chức họp để đánh giá công việc làm trong tuần và triển
khai công việc tuần tiếp theo.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
16
Báo cáo thực tập
10- 2010
Hàng tuần, tháng, quý, 06 tháng, năm Phòng tổ chức sơ kết để rút kinh
nghiệm trong công tác sắp đến. Ngoài ra, hàng quý còn giao ban giữa Phòng và cán
bộ Thương binh và Xã hội các xã, thị trấn.
Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, thống kê gửi về Sở Lao động – Thương
binh Xã hội và trình UBND đúng thời gian quy định.
1.2.2. Hệ thống tổ chức, bộ máy của Phòng Lao động- TB&XH:
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh gồm có
Trưởng Phòng và 02 phó trưởng phòng.(Hiện tại thời điểm 2006-2010 mới chỉ có
01 Phó trưởng Phòng).
Trưởng phòng phụ trách chung và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động
của Phòng trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước
pháp luật về toàn bộ hoạt động, công tác của Phòng.
Khi Trưởng phòng đi vắng thì uỷ quyền cho Phó phòng điều hành các công
việc của Phòng.
Tất cả quy định của Trưởng Phòng yêu cầu cán bộ công chức và người lao
động phải thi hành nghiêm túc.
Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước
Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công như mảng Chính
sách, dạy nghề, xoá đói giảm nghèo.
Biên chế hành chính của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội do Uỷ

ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
17
Báo cáo thực tập
10- 2010
SƠ ĐỒ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
PHÒNG LAO ĐỘNG – TB&XH HUYỆN KHÁNH VĨNH
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
Phó Trưởng phòng
Văn Tấn Việt
Cán bộ
Hàng Bảo Long
Cán bộ
Nguyễn Thị Thu
Cán bộ
Bùi T. Minh Hiển
Cán bộ
Văn Kỳ nam
18
Kế toán
Phạm Thị Bình
Trưởng phòng
Lê Bình
Nhà Tình Thương
Giám đốc
Phan Viết Châu
Báo cáo thực tập
10- 2010
1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động tại Phòng Lao động –

TB&XH: Tính đến thời điểm 1/8/2010 toàn bộ Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội có tất cả có 11 cán bộ công chức và người lao động.
BẢNG TỔNG HỢP CÁN BỘ CÔNG CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG
CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG – TB&XH HUYỆN KHÁNH VĨNH
S
TT
Họ và tên
Giới tính
Chức vụ
Trình độ
chuyên
môn
Hệ số
lương
Thời
gian
công tác
Nam Nữ
01 Lê Bình 1957 Trưởng phòng Đại học
XD
Đảng
4.98 15 năm
02 Văn Tấn Việt 1953 P.T. phòng 4.98 20 năm
03 Phạm Thị Bình 1966 Kế toán
Trung
cấp kế
toán
3.86 14 năm
04 Hàng Bảo Long 1964 Cán bộ
Cao đẳng

LĐXH
2,46 10 năm
05 Nguyễn Thị Thu 1970 Cán bộ
Cao đẳng
LĐXH
2,06 6 năm
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
19
Mẹ, dì
Đinh Thị Tưởng
Mẹ, dì
Nguyễn Thị Thiện
Bảo vệ
N. Viết Cảnh
40 cháu
Báo cáo thực tập
10- 2010
06 Bùi Thị Minh Hiển 1981 Cán bộ
Đại học
Báo chí
2,67 6 năm
07 Văn Kỳ Nam 1985 Cán bộ
Trung
cấp Tin
học
1,86 3 năm
08 Phan Viết Châu 1950 Giám đốc 12/12 2,06 8 năm
09 Đinh Thị Tưởng 1964 Mẹ dì 9/12 1,86 5 năm
10 Nguyễn Thị Thiện 1960 Mẹ dì 9/12 1,86 6 năm
11 NguyễnViết Cảnh 1966 Bảo vệ 9/12 1,86 3 năm

* Trưởng phòng: Lê Bình chỉ đạo chung và phụ trách mảng tệ nạn xã hội,
Nhà tình thương.
* Phó trưởng phòng: Văn Tấn Việt chỉ đạo công tác chuyên môn mảng
Chính sách, người có công, Xoá đói giảm nghèo, dạy nghề.
* Phạm Thị Bình: phụ trách công tác Kế toán
* Hàng Bảo Long: phụ trách công tác Dạy nghề
* Nguyễn Thị Thu: phụ trách công tác Xoá đói giảm nghèo, tệ nạn xã hội
* Bùi Thị Minh Hiển: phụ trách công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bảo trợ xã
hội, thi đua khen thưởng, thủ quỹ.
* Văn Kỳ Nam: phụ trách công tác Văn thư, báo cáo, tổng hợp
* Phan Viết Châu: Giám đốc Nhà tình thương chỉ đạo chung
* Đinh Thị Tưởng: Mẹ, dì nấu ăn, chăm sóc các cháu
* Nguyễn Thị Thiện: Mẹ, dì nấu ăn, chăm sóc các cháu
* Nguyễn Văn Cảnh: Bảo vệ Nhà tình thương
Giới: Nam 06; nữ 05
Tuổi đời: Từ 27 đến 57
Tuổi nghề: Từ 3 năm trở lên đến 20 năm
Trình độ chuyên môn: 02 đại học; 03 trung cấp ; 02 Cao đẳng
* Nhận xét:
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
20
Báo cáo thực tập
10- 2010
Với số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, CC , người lao động đang làm
việc tại Phòng chưa đạt được những yêu cầu cấp trên đặt ra vì:
Phòng Lao động – TB&XH huyện là một phòng liên quan nhiều đến các vấn
đề chính sách, an sinh xã hội công việc nhiều hơn so với các Phòng ban khác nên
với số lượng đội ngũ CB, CC, người lao động hiện tại của Phòng quá tải hơn so với
công việc và thời gian quy định của Nhà nước. Công tác cán bộ ở Phòng được thực
hiện đúng theo quy trình, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, từng bước xây

dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ.
Quy hoạch cán bộ cơ bản đảm bảo về số lượng, tiêu chuẩn, cơ cấu, được bổ sung,
điều chỉnh hàng năm, làm cơ sở cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí từng bước
hạn chế sự hụt hẫng trong công tác cán bộ.
Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ được coi trọng, trình độ của cán bộ, đảng
viên về các mặt được nâng lên, từng bước tiếp cận về tiêu chuẩn quy định của các
chức danh, trong đó đặc biệt chú ý đến cán bộ là nữ và người dân tộc thiểu số.
Phòng Lao động – TB&XH có cán bộ là đại học nhưng chuyên môn thì chưa
phù hợp.
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Phòng Lao động – TB&XH:
Điều kiện làm việc:
* Về phòng ốc:
01 Nhà cấp 3
Gồm có 04 phòng làm việc, 01 phòng họp
Nhìn chung về phòng và điều kiện làm việc tương đối ổn định
Trang thiết bị phục vụ hoạt động An sinh xã hội:
* Trang thiết bị, máy móc phục vụ công việc
Có 06 dàn máy vi tính
03 máy in
01 máy photo
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
21
Báo cáo thực tập
10- 2010
01 máy Fax
03 máy điện thoại
* Bàn nghế, tủ hồ sơ
Tủ hồ sơ 07 cái
07 bàn làm việc
* Nhận xét:

Như vậy: với số liệu và trang thiết bị, điều kiện nêu cụ thể trên cũng đã tạo
điều thuận lợi cho đội ngũ CB, CC, người lao động tại Phòng Lao động – TBXH
làm việc và phục vụ công tác tốt.
1.5. Các chính sách chế độ đãi ngộ CB,CC, người lao động ở Phòng Lao
động – TB&XH:
Thực hiện chế độ nghỉ sinh, nghỉ bệnh, nghỉ dưỡng….Theo đúng quy định
về chế độ bảo hiểm xã hội và Bộ Luật lao động quy định.
Thực hiện đúng chế độ nghỉ phép hàng năm cho CB,CC, người lao động của
Phòng.
Phòng tạo mọi điều kiện cho CB,CC, người lao động đi học các lớp nhằm
nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cũng như các lớp ngoại ngữ, tin học để
phục vụ công tác tốt hơn.
Thực hiện tốt chế độ bảo vệ tài sản của công.
CBCC và người lao động được trả lương và các chế độ khác theo quy định
của Nhà nước.
Ngoài lương CBCC còn được trả phụ cấp làm việc ngoài giờ.
Ưu tiên và tạo điều kiện cho con em CB,CC vào làm việc trong ngành nếu
được đào tạo phù hợp với ngành Lao động – TB&XH.
1.6. Các cơ quan đơn vị tài trợ, trong quá trình thực hiện An sinh xã hội
và Công tác xã hội:
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
22
Báo cáo thực tập
10- 2010
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là một cơ quan trực thuộc của
Nhà nước được cấp trên giao chỉ tiêu và phân bổ ngân sách theo từng năm nên
không có cơ quan đơn vị nào tài trợ.
2. Những thuận lợi và khó khăn:
2.1. Thuận lợi:
Phòng Lao động - TBXH có con dấu và sử dụng tài khoản riêng nên thường

chủ động rút các khoản tiền ở kho bạc Nhà nước về để chi trả cho các đối tượng
đúng thời gia quy định.
2.2. Khó khăn:
Khánh Vĩnh là huyện miền núi, đa số cán bộ cấp xã chưa đủ chuẩn về trình
độ nên việc Phòng Lao động – TBXH triển khai các Văn bản, Nghị định của cấp
trên đưa xuống tuyến xã cán bộ cấp xã triển khai còn chậm làm ảnh hưởng đến các
quyền lợi của người dân.
Mức lương của cán bộ Phòng Lao động – TB&XH hơi thấp nên không thu
hút được sự nhiệt tình của cán bộ.
Hiện tại số lượng công việc của Phòng Lao động – TB&XH rất nhiều hơn so
với các Phòng ban khác, nhưng cán bộ biên chế thiếu (3 biên chế, 7 hợp đồng).
Giám đốc Nhà tình thương huyện là cán bộ hợp đồng, không có chuyên môn
để quản lý và điều hành, hiện tại Nhà tình thương chưa có cán bộ y tế để chăm sóc
sức khoẻ cho các cháu, các mẹ, dì chưa tận tâm trong việc chăm sóc các cháu.
2.3. Kiến nghị:
Đề nghị cấp trên thường xuyên mở các lớp đào tạo chuyên môn về ngành
Công tác Xã hội.
Đề nghị cấp huyện, cấp xã luôn quan tâm đến cán bộ tạo điều kiện để họ
tham gia vào các khoá học chuyên môn, phục vụ công tác tốt hơn.
Đề nghị tăng mức lương cho cán bộ Phòng Lao động – TB&XH để đảm bảo
cuộc sống, và nhiệt tình trong công tác.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
23
Báo cáo thực tập
10- 2010
II. Thực trạng tình hình, kết quả hoạt động trong lĩnh vực Trợ giúp xã
hội ở Phòng Lao động – TB&XH:
1. Quy mô cơ cấu đối tượng:
Thực hiện trợ giúp xã hội được căn cứ vào các văn bản của Chính phủ, bộ,
tỉnh để thực hiện:

Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Thông tư số 09/2007/TT-
BLĐTBXH về việc hướng dẫn một số điều của Nghị số 67/2007/NĐ-CP ngày
13/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ
xã hội. Nội dung là trợ giúp cho 09 nhóm đối tượng bao gồm:
Nhóm 1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi
dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích
theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để
nuôi dưỡng theo quy định của Pháp lật; trẻ em có cha và mẹ. hoặc cha mẹ đang
trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;
trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo – mã đối tượng là 01
Nhóm 2. Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo trong đó có cô đơn không
nơi nương tựa thuộc hộ nghèo có mã đối tượng là 02.1, cô đơn không nơi nương
tựa thuộc hộ nghèo bị tàn tật nặng có mã đối tượng là 02.2.
Nhóm 3. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm
xã hội có mã đối tượng là 03.
Nhóm 4. Người tàn tật nặng thuộc hộ nghèo được chia ra người tàn không
có khả năng lao động – mã đối tượng là 04.1, người tàn tật không có khả năng tự
phục vụ - mã đối tượng là 04.2
Nhóm 5. Người tâm thân mãn tính không nơi nương tựa thuộc hộ nghèo –mã
đối tượng là 05.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
24
Báo cáo thực tập
10- 2010
Nhóm 6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ
nghèo – mã đối tượng là 06
Nhóm 7. Gia đình/cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi/bị bỏ rơi được chia
ra: Nuôi trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên – mã đối tượng là 07.1, dưới 18 tháng, trên 18
tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS – mã đối tượng là 07.2; Trẻ dưới 18

tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS – mã đối tượng là 07.3
Nhóm 8. Gia đình có từ 2 người tàn tật nặng trở lên, không có khả năng tự
phục vụ được chia ra: Có 2 người tàn tật nặng – mã đối tượng 08.1; Có 3 người tàn
tật nặng – mã đối tượng 08.2; Có 4 người tàn tật nặng trở lên - mã đối tượng là
08.3.
Nhóm 9. Người đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo được chia ra: Con từ 18
tháng tuổi trở lên – mã đối tượng là 09.1; Dưới 18 tháng, trên 18 tháng bị tàn tật
nặng hoặc bị nhiễm HVI/AIDS – mã đối tượng 09.2; Dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật
nặng hoặc nhiễm HIV/AIDS – mã đối tượng 09.3
Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính sách trợ giúp
các đối tượng bảo trợ xã hội.
Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duỵêt “Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010”.
Nghị định 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng chống ma tuý về quản
lý sau cai nghiện ma tuý.
Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng
đồng giai đoạn 2005-2010.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu
25

×