Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp Bắc Ninh Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.13 KB, 71 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
MỤC LỤC
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
VĐT : Vốn đầu tư
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA : Đầu tư gián tiếp nước ngoài
BVMT : Bảo vệ môi trường
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
I. BẢNG
Bảng 1.1Tổng vốn đầu tư phát triển các KCN phía Bắc 2008-2012 Error:
Reference source not found
Bảng 1.2 Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN Bắc Ninh phân theo
nguồn vốn giai đoạn 2008 - 2012 Error: Reference source not found
Bảng 1.3Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Bắc Ninh phân theo
nguồn vốn giai đoạn 2008 - 2012 Error: Reference source not found
Bảng 1.4 Giá trị xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN phía
Bắc giai đoạn 2008 - 2012 (tr USD) Error: Reference source not found
Bảng 1.5. FDI chia theo năm từ 2008 – 2012 Error: Reference source not
found
Bảng 1.6.Dự án chia theo khu vực Error: Reference source not found
Bảng 1.7.Một số chỉ tiêu kết quả khu vực FDI tỉnh Bắc Ninh 1997 – 2005 Error:
Reference source not found
II. BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1.1Tổng vốn đầu tư phát triển các KCN phía Bắc 2005-2009 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 1.2Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN Bắc Ninh phân theo
nguồn vốn giai đoạn 2008 - 2012 (Tỷ USD)Error: Reference source not found
Biều đồ 1.3Kim ngạch xuất nhập khẩu của các KCN phía Bắc (triệu USD)
giai đoạn 2008 - 2012 Error: Reference source not found
Biểu 1.4. Giá thuê đất bình quân các KCN Bắc Ninh và một số địa phươngError:
Reference source not found
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đạt hóa nền
kinh tế quốc dân và thực hiện chính sách mở cửa, chủ động tham gia hội nhập
kinh tế quốc tế, việc xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam
nói chung cũng như các tỉnh phía Bắc nói riêng có vai trò hết sức quan trọng,
sự phát triển này không những nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư
trong nước và nước ngoài mà còn nhằm nhanh chóng tạo nên một khu vực
công nghiệp năng động có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, khai thác
triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế quốc dân và nâng cao hiệu quả kinh tế -
xã hội.
Thực tế cho thấy có rất nhiều vấn để nảy sinh trong quá trình đầu tư
phát triển Khu công nghiệp Bắc Ninh. Điều đó đòi hỏi phải có những nghiên
cứu mang tính thực tế cao về những thành công và hạn chế còn tồn tại trong
suốt qua để từ đó tìm ra giải pháp tăng cường đầu tư phát triển Khu công
nghiệp
Với tầm quan trọng của những vấn đề có liên quan đến đầu tư phát triển
khu công nghiệp phía Bắc, em xin phép được lựa chọn đề tài: “ Đầu tư phát
triển tại các Khu công nghiệp Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp” làm đề
tài nghiên cứu thực tập. Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận bao
gồm 2 chương:

Chương I : Thực trạng đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp Bắc Ninh
Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển tại
các Khu công nghiệp Bắc Ninh
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
1
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ BẮC NINH
1. Khái quát tình hình đầu tư phát triển KCN thành phố Bắc Ninh
1.1. Đầu tư phát triển Kinh tế - xã hội của Bắc ninh có ảnh hưởng
đến đầu tư phát triển KCN
1.1.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh
1.1.1.1.Kinh tế
Bước vào năm 2012, tỉnh Bắc Ninh vừa tròn 5 năm tái lập, nhìn lại
chặng đường 5 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn nhiều khó khăn và
thách thức, song tỉnh Bắc Ninh đã nỗ lực phấn đấu giành được những thành
tựu quan trọng: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức độ cao; bình quân
mỗi năm tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 13,5% trong đó khu vực nông nghiệp
tăng 6%; khu vực công nghiệp xây dựng cơ bản tăng 22%; khu vực dịch vụ
tăng 12,5 mỗi năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá: Tỷ trọng công nghiệp xây dựng cơ bản tăng nhanh
từ 23,7% năm 1997 lên 47,8% năm 2011; Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 45%
năm 2008 xuống còn 23,6% năm 2012.
TT Chỉ tiêu Đv. tính năm 2008 năm 2012
So sánh
(%)
a b c 1 2 3 = 2 / 1
1
Tăng trưởng

GDP bình quân
5 năm giai đoạn
2008 - 2012,
trong đó: % 13.5
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
2
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
- Nông nghiệp. 5.67
- Công nghiệp. 21.64
- Dịch vụ. 13.3
2 Cơ cấu kinh tế. % 100 100
- Nông nghiệp. 44.7 23.6 52.8
- Công nghiệp. 24.5 47.79 195.1
- Dịch vụ. 30.8 28.61 92.9
3 Giá trị sản xuất.
- Nông nghiệp. Tỷ đồng 1.218 2.238 183.7
- Công nghiệp. Tỷ đồng 569 8.504 1.5
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Bắc Ninh
Nhìn lại năm 2008, nền kinh tế của tỉnh lúc đó chủ yếu dựa vào sản xuât
nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp hiện đại hầu
như không đáng kể, nhưng đến nay sau 5 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh đã có 4
khu công nghiệp tập trung, hơn 20 cụm công nghiệp vừa và nhỏ với hàng
trăm nhà máy có công nghiệ hiện đại; bộ mặt đô thị và nông thôn đổi mới rõ
rệt; đặc biệt là đô thị hoá phát triển với tốc độ khá nhanh. Tỉnh lỵ Bắc Ninh từ
một thị xã nhỏ bé đã trở thành thành phố đô thị loại III.
Vốn đầu tư phát tiển sản xuất - kinh doanh từ nguồn vốn nước ngoài năm
2009 9,4 tỷ USD tăng hơn gấp 4 lần so với năm 2005 và từ nguồn vốn trong
nước hơn 76 nghìn tỷ đồng gấp gần 7 lần so với năm 2009. Đây là thời gian
nhiều KCN hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và bắt đầu đi vào quá trình sản
xuất - kinh doanh.

Việc đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh trong các KCN bao gồm cả sản
xuất công nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất công nghiệp. Các
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
3
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
ngành công nghiệp được đầu tư chủ yếu hiện này là điện tử, cơ khí,…chiếm hơn
50% tổng vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp trong KCN.
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia và KCN với mục đích
được thụ hưởng những cơ chế, chính sách ưu đãi và các điều kiện hoàn hảo về
hạ tầng, kỹ thuật nhằm phát triển thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp
mình, đặc biệt là vươn ra thị trường thế giới. Những ưu đãi và điều kiện này
chỉ là điều kiện cần, sự phát triển thị trường còn đòi hỏi các doanh nghiệp
phải nâng cao trình độ công nghệ sản xuất cho xuất khẩu.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN phát triển ngày càng cao,
tạo ra những sản phẩm có chất lượng, có sức cạnh tranh lớn với các sản phẩm
từ nước ngoài. Hơn nữa, các sản phẩm sản xuất trong KCN đều là những sản
phẩm tinh chế (đã qua quá trình chế biến) nên đóng góp không nhỏ vào việc
sản xuất khẩu hàng hóa thô.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư cải tạo, nâng cấp khá đồng bộ bao gồm: điện,
đường, trường, trạm và các cơ sở phúc lợi xã hội khác.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở cả nông thôn và thành thị
được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người một năm tăng từ 250 USD
(1997) lên 630 USD (năm 2008); trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; đặc
biệt thành tựu năm 2012 vừa qua đã ghi đậm dấu ấn về một chặng đường phát
triển 5 năm của tỉnh, cùng cả nước vững bước trên con đường hội nhập và
thực hiện tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Trong một tương lai không xa, Bắc Ninh sẽ trở thành một tỉnh công
nghiệp. Trong đó, có một khu công nghiệp chế biến lớn và hiện đại, một vùng
nông sản hàng hoá chất lượng cao. Một trung tâm thương mại sầm uất; Một
hệ thống giáo dục đào tạo từ mầm non đến cao đẳng, đại học tiên tiến; Một

thành phố giàu đẹp, văn minh đậm đà bản sắc văn hoá quan họ sẽ toả sáng và
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
4
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
vững bước trong thế kỷ 21.
Có rất nhiều yếu tố tác động tới sự hình thành và phát triển các KCN
song tiêu biểu là một số yếu tố: luật pháp, định hướng, quy hoạch phát triển
các KCN, phương hướng đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN,
các vấn đề về lao động, về cơ sở hạ tầng xã hội ngoài hàng rào Nên nếu
những yếu tố trên được quan tâm và quản lý tốt, hướng chúng theo chiều
hướng tích cực sẽ có tác dụng lớn trong việc phát triển KCN.
Thành phố Bắc Ninh với vị trí thuận lợi là đầu mối giao thông của các
tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có các tuyến giao thông huyết
mạch: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, có hệ thống núi đồi tạo nên
vị trí quốc phòng quan trọng, là lá chắn bảo vệ cửa ngõ phía Bắc của thủ đô
Hà Nội. Với vị trí cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 Km, nằm trong quy hoạch
vùng thủ đô, cách thành phố Bắc Giang 20 km về phía Đông Bắc, cách sân
bay quốc tế Nội Bài 45 km và cách Hải Phòng 110 km. Phía Bắc giáp huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; phía Đông giáp huyện Quế Võ, phía Nam giáp
huyện Tiên Du, phía Tây giáp huyện Yên Phong, là đầu mối giao thông của
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tiềm năng về thương mại dịch vụ, công
nghiệp - TTCN và truyền thống văn hoá lâu đời. Một trong những nét
văn hiến đặc sắc của xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh đó là truyền thống khoa bảng
nổi danh và có nhiều đình chùa, lễ hội dân gian. Văn miếu Bắc Ninh tại
phường Đại Phúc được biết đến là một di tích lịch sử quan trọng của thành
phố, của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, vinh danh 677 vị tiến sĩ từ thời
Lý đến hết thời Nguyễn, chiếm 1/3 các vị đại khoa Hán học cả nước. Người
dân thành phố vẫn còn lưu giữ những nét sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc,
các lễ hội giàu truyền thống như hội Đền Bà Chúa Kho (phường Vũ Ninh),
hội thi hát Quan họ (làng Viêm Xá, xã Hoà Long), hội Đền Thánh Tổ (Bồ Tát)

SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
5
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
ở Đại Phúc, hội rước nước làng Thị Cầu (phường Thị Cầu), hội hát Quan họ
làng Ó (khu Xuân ổ), Khả Lễ, Bồ Sơn (phường Võ Cường)
Là một thành phố trẻ nhưng giàu truyền thống văn hoá, thành phố Bắc
Ninh có điều kiện quy hoạch, xây dựng đô thị bài bản theo hướng hiện đại,
phát triển tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp – TTCN. Những
năm gần đây, thành phố Bắc Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc, hệ
thống cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ theo
cấu trúc của một đô thị hiện đại, đời sống nhân dân, trình độ dân trí ngày
càng được nâng cao. Phấn đấu đến năm 2015 thành phố Bắc Ninh trở thành
đô loại I.
Bên cạnh các điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội, Chính phủ đã ban
hành rất nhiều chính sách để khuyến khích thu hút đầu tư. Đây đều là những
chính sách thông thoáng tạo nhiều điều kiện ưu đã khi đầu tư vào các tỉnh
phía Bắc như:
- Đối với các dự án khuyến khích đầu tư và đặc biệt khuyến khích đầu
tư, có quy mô lớn (từ 50 triệu USD trở lên) và sử dụng nhiều diện tích đất (từ
5 ha trở lên) miễn tiền thuê đất từ 07 năm đầu (không tính thời gian xây dựng
cơ bản) và giảm 50% trong 03 năm tiếp theo.
- Miễn tiền thuê đất trong thời gian dài đối với dự án khuyến khích và
đặc biệt khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực đang cần để tạo nên những
bước đột phá làm động lực phát triển nền kinh tế- xã hội của khu vực.
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài ứng tiến đền bù, giải phóng mặt
bằng để xây dựng công trình dự án, thành phố cho phép trừ số tiền chi phí
ứng trước đó vào tiền thuê đất, tương ứng giữa tổng số tiền chi phí với thời
gian thuê đất (trên cơ sở giá thuê đất cơ bản)
- Hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào được chính quyền hỗ trợ đầu tư .
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A

6
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
- Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo công nhân, cán bộ ở các ngành nghề
trình độ cao, công nghệ hiện đại, các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư ( nếu
nhà đầu tư yêu cầu) .
Quy trình về xét duyệt thẩm định cấp giấy phép đầu tư cũng đã có nhiều
thay đổi theo hướng tích cực như :
* Thời hạn:
- Rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư( đối với dự án đăng ký cấp
giấy phép đầu tư: 10 ngày, đối với dự án thẩm định cấp giấy phép đầu tư: 20
ngày).
- Rút ngắn thủ tục xin xúc tiến; phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư từ 26
đầu mối xuống còn 5 đầu mối chính đối với các dự án có quy mô vốn lớn, sử
dụng đất rộng gồm: cung cấp thông tin, tiếp nhận dự án, thẩm định cấp giấy
phép đầu tư( Sở kế hoạch đầu tư); giới thiệu đất, hướng dẫn về quy hoạch
(kiến trúc sư trưởng); ký hợp đồng thuê đất (Sở địa chính - nhà đất); đền bù
và giải phóng mặt bằng (Ban giải phóng mặt bằng); thẩm định thiết kế và cấp
phép xây dựng (Sở xây dựng).
- Rút ngắn thủ túc xúc tiến, phê duyệt và cấp giáy phép đầu tư từ 26 đầu
mối xuống còn 1 đầu mối đối với các dự án có quy mô nhỏ, sử dụng đất hẹp
(chủ đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ dự án đến Sở kế hoạch đầu tư và được xem
xét phê duyệt cấp giấy phép đầu tư, sau khi đã xin ý kiến các Bộ chuyên
ngành và trình UBND tỉnh, thành phố phê chuẩn).
* Nội dung thẩm định
- Rút ngắn quy trình thẩm định dự án đầu tư nước ngoài từ 22 nội dung
xem xét đánh giá xuống còn 5 nội dung cơ bản: tư cách pháp lý, năng lực tài
chính của chủ đầu tư, mức độ phù hợp của dự án với quy hoạch ; lợi ích kinh
tế- xã hội ; trình độ khoa học và công nghệ; tính hợp lý của việc sử dụng đất .
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
7

Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
Một trong những cơ chế đáng lưu ý, được các nhà đầu tư đặc biệt là các
nhà đầu tư nước ngoài hoan nghênh đó chính là cơ chế “một cửa”. Cơ chế này
đã giảm bớt được những thủ tục phiền hà, cồng kềnh cũng như rút ngắn được
thời gian xin cho phép đầu tư. Từ sau khi ban hành cơ chế “một cửa” số dự án
đầu tư cũng như giá trị đầu tư không ngừng tăng lên tạo điều kiện cho sự phát
triển của các KCN .
1.1.1.2. Văn hóa - Xã hội
Từ cuối năm 2008 và đặc biệt năm 2009 tình hình đầu tư hạ tầng KCN
vào Bắc Ninh rất khởi sắc. UBND tỉnh đã có văn bản giao các chủ đầu tư các
KCN như: Tập đoàn ORIX (Nhật Bản) làm chủ đầu tư hạ tầng KCN Yên
Phong 2; Tập đoàn Foxconn (Hon Hai) làm chủ đầu tư KCN Đại Kim; Tổng
Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư
KCN Thuận Thành 1; Công ty Cổ phần đầu tư Trung Quý - Ninh Thuận và
Công ty Khai Sơn chủ đầu tư KCN Thuận Thành 3. Công ty TNHH liên
doanh KCN Việt Nam - Singapore chủ đầu tư KCN VSIP Bắc Ninh. Đặc biệt
đầu tháng 12/2008 sẽ diễn ra Lễ khởi công KCN VSIP Bắc Ninh với sự
chứng kiến của Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và Singapore.
Ngoài ra còn có rất nhiều nhà đầu tư khác đăng ký đầu tư hạ tầng vào
các KCN Bắc Ninh dự kiến phát triển.
Nếu như trước năm 2008 đầu tư hạ tầng là các doanh nghiệp trong nước
thì đến năm 2008 Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã hướng vào
các nhà đầu tư nước ngoài là những tập đoàn lớn. Điều này mở ra cơ hội mới
trong việc thu hút đầu tư các dự án thứ cấp vào các KCN Bắc Ninh.
Năm 2007 Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã cấp Giấy chứng nhận đầu
tư cho 05 dự án đầu tư hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.065 tỷ
đồng và 80 triệu USD. Đó là: KCN Quế Võ 2 (490 tỷ đồng), KCN Quế Võ
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
8
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt

mở rộng (583 tỷ đồng), KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn (553 tỷ đồng), KCN
Thuận Thành 3 (438 tỷ đồng), KCN, đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (80
triệu USD).
Công tác quy hoạch các KCN Bắc Ninh luôn được điều chỉnh, bổ sung
để đáp ứng với tình hình mới. Hiện nay Bắc Ninh đã quy hoạch 17 KCN,
đô thị với tổng diện tích hơn 10.000 ha đã được Hội đồng nhân dân tỉnh
thông qua.
Như vậy với việc Việt Nam ra nhập WTO, vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế tăng nhanh, với vị trí địa lý thuận lợi và chiến lược phát triển
đúng đắn cùng với sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh có
thể coi là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh
công nghiệp vào năm 2015.
Với những giải pháp thu hút đầu tư đúng đắn trong 2 năm 2008 - 2009
các dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp đã tăng vọt. Đến ngày 30/11/2007,
Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư
cho 261 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 1,36 tỷ USD (179 dự án đầu tư
trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 10.148 tỷ đồng và 82 dự án có vốn
đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 723,0 triệu USD).
Triển khai Khu Công Nghiệp và Đô thị VSIP tại Bắc Ninh, với quy mô
700 ha. Đồng thời đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận đầu tư của 10 dự án với
tổng số vốn đầu tư 185 triệu USD trên diện tích đất 95 ha tại Khu Công
Nghiệp VSIP.
Tỉnh Bắc Ninh được tái lập ngày 01/01/1997, đúng sau một thập kỷ Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời và có hiệu lực. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã góp một phần quan trọng vào sự phát triển các ngành công nghiệp
của tỉnh nhà. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 tỉnh Bắc Ninh cơ bản trở
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
thành một tỉnh công nghiệp, Bắc Ninh chủ trương thu hút các nguồn vốn đầu

tư trong đó nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn vốn quan
trọng. Nhằm thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư vào tìm hiểu cơ hội, đầu tư
tại tỉnh Bắc Ninh. Trong gần 10 năm qua đã đạt được một số kết quả nhất
định như sau:
Thời kỳ 2005 ÷ 2010, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút được 45 dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 332.447.903 USD (bảng
1). Trong đó đầu tư vào các Khu công nghiệp tập trung có 34 dự án, với tổng
số vốn đầu tư đăng ký đạt 170.662.403 USD. Còn lại 11 dự án FDI ngoài Khu
công nghiệp, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 161.785.500 USD.
Bắc Ninh là miền quê của chùa, tháp, lăng miếu, đền đài, quê hương của
lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng. Nét nổi bật trong truyền thống
văn hiến của người Kinh Bắc là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Trong
thời phong kiến, suốt hơn 800 năm khoa cử chữ Hán, Bắc Ninh là nơi sản
sinh ra hơn 600 vị tiến sỹ. Trong đó có rất nhiều người đã thành các nhân vật
lịch sử, danh nhân văn hoá như Lê Văn Thịnh, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn
Đăng Đạo, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Cao, Họ không chỉ là những nhà
chính trị, quân sự, ngoại giao và còn là những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho
nền văn hiến Kinh Bắc.
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
10
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
1.2. Tăng quy mô hình thành đầu tư phát triển KCN
Bảng 1.1Tổng vốn đầu tư phát triển các KCN phía Bắc 2008-2012
ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012
VĐT phát triển Tỷ USD 3.12 3.93 6.83 10.12 13
Tốc độ tăng liên hoàn % 26 74 48 28
Tốc độ tăng định gốc 26 119 224 316
Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tể - Bộ Kế hoạch và đầu tư
Biểu đồ 1.1Tổng vốn đầu tư phát triển các KCN phía Bắc 2005-2009
(tỷ USD)

Tính đến hết năm 2012, tổng vốn đăng ký đầu tư vào các KCN phía
Bắc đạt 13 tỷ USD với 699 dự án. Vốn đầu tư phát triển của các KCN Bắc
Ninh luôn đạt tỷ lệ tăng khá cao. Tốc độ tăng của giai đoạn năm 2008-2012
trung bình đạt 35%. Trong đó vốn đầu tư tăng nhanh nhất vào năm 2010
(74%). Đây là giai đoạn bùng nổ các KCN ở phía Bắc với nhiều dự án lớn.
Vốn đầu tư trung bình của một dự án ngày càng cao, từ 3.18 triệu USD/dự án
năm 2008 lên 7.37 triệu năm 2012. Điều đó chứng tỏ việc đầu tư vào các
KCN không chỉ tăng về số dự án mà cả về quy mô của một dự án.
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
11
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
1.3. Tình hình đầu tư phát triển KCN
1.3.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN
1.3.1.1.Đầu tư phát trển cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp
Để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong việc
triển khai nhanh các dự án, ngoài những thành tựu về tài chính và quản lý thuận
lợi, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN đáp ứng được yêu cầu của
các nhà đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng.Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
tốt sẽ tạo ra môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư có thể
tiến hành xây dựng ngay nhà máy để sản xuất, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tập
trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình. Hoạt động đầu tư cơ
sở hạ tầng bao gồm các giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng,
xây dựng nhà xưởng, hệ thống giao thông, liên lạc,…Thông thường thời gian
dành cho đầu tư xây dựng các KCN có quy mô diện tích 50-100 ha kéo dài từ 2-
3 năm, quy mô diện tích trên 100 ha kéo dài 4-5 năm. Nói chung, các dự án đầu
tư xây dựng KCN đạt được tiến độ như đã được phê duyệt của Chính phủ.
Bảng 1.2 Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN Bắc Ninh
phân theo nguồn vốn giai đoạn 2008 - 2012
ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng Tỷ đồng 12.805 13.569 22.785 44.353 34.633,4

VĐT trong nước Tỷ đồng 4.768 6.043 10.352 16.707 12.944,6
Tốc độ tăng % 26,74 71,31 61,39 -22,52
VĐT nước ngoài Tỷ USD 8.037 7.526 12.433 27.646 21.688,8
Tốc độ tăng % -6,36 65,20 122,36 -21,55
Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bảng 1.3Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Bắc Ninh phân
theo nguồn vốn giai đoạn 2008 - 2012
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
12
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng 100 100 100 100 100
VĐT trong nước 37 45 46 38 37
VĐT nước ngoài 63 65 54 62 63
Nguồn: Phòng Kinh Tế Xã Hội - Sở Kế hoạch và Đầu tư
Biểu đồ 1.2Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN Bắc Ninh phân
theo nguồn vốn giai đoạn 2008 - 2012 (Tỷ USD)
Nguồn: Phòng Kinh Tế Xã Hội – Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trong năm 2009, 34.153,48 tỷ đồng đã được đầu tư vào việc xây dựng
cơ sở hạ tầng. Vốn đầu tư này chủ yếu vẫn là từ nguồn vốn của các nhà đầu tư
nước ngoài (1,35 tỷ USD năm 2009). Năm 2009, do phần lớn các KCN đã
gần như hoàn thành giai đoạn xây lắp và bắt đầu đi vào giai đoạn khai thác,
các KCN mới hình thành cũng không nhiều, vì vậy vốn đầu tư cho xây dựng
hạ tầng đã giảm hơn so với các năm trước.
* Đầu tư cho bảo vệ môi trường trong KCN:
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
13
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
Đây là một trong những hạng mục quan trọng của đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, nhưng hiện nay vấn đề này chưa được quan tâm một cách

thích đáng.
Phần lớn các trạm xử lý nước thải được xây dựng trong vòng từ 1-2 năm
với nguồn vốn chủ yếu là từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc hỗ trợ từ
nguồn vốn ODA của chính phủ các nước.
Vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các trạm
xử lý nước thải mà còn cả về việc xử lý chất thải rắn, khí, bụi và tiếng ồn.
Những gần như tất cả các KCN trong vùng hoàn toàn không tính đến trong
quá trình xây dựng dự án. Chính vì vậy vấn đề ô nhiễm trong các KCN ngày
càng trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ của lực lượng
lao đông trong khu công nghiệp mà còn ảnh hưởng đến cả dân cư của các khu
vực lân cận.
Bảng 1.4 Giá trị xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN
phía Bắc giai đoạn 2008 - 2012 (tr USD)
ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị xuất khẩu Tr USD 900 1.908 2.010 2.897 3.651,6
Tốc độ tăng % 112 5,34 44,13 26,048
Giá trị nhập khẩu Tr USD 1.400 2.450 2.700 2.650 2.496,43
Tốc độ tăng % 75 10,24 -1,85 -5,80
Nguồn: Phòng Kinh Tế Xã Hội – Sở Kế hoạch và Đầu tư
Biều đồ 1.3Kim ngạch xuất nhập khẩu của các KCN phía Bắc (triệu
USD) giai đoạn 2008 - 2012
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
Nguồn: Phòng Kinh Tế Xã Hội – Sở Kế hoạch và Đầu tư
Như biểu đồ trên ta có thể thấy kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng cao
trong khi có kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng chậm dần và bắt đầu giảm.
Đặc biệt năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của các KCN phía Bắc đạt 3.651 triệu
USD cao hơn gần 50% so với kim ngạch nhập khẩu (2.496 triệu USD). Đây là
dấu hiệu rất đáng mừng cho các sản phẩm sản xuất của các KCN.

Khu công nghiệp Yên Phong thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, là
một phần của dự án Tổ hợp Khu công nghiệp – Đô thị Yên Phong, với quy
mô của đô thị loại V, dân số khoảng 45.000 người. Đây là Khu công nghiệp
tập trung đa nghành, tiếp nhận các dự án đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh
không gây ô nhiễm môi trường, bao gồm các nghành nghề sau: Dược phẩm,
thuốc thú y, thức ăn gia súc, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, công
nghiệp vật liệu xây dựng và cơ khí.
Đây là dự án do Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng (Viglacera)
(Bộ xây dựng) làm chủ đầu tư theo văn bản số 303/TTg-CN ngày 20 tháng 02
năm 2006 của Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập và đầu tư. KCN được
xây dựng hiện đại, đồng bộ, đảm bảo điều kiện về phát triển công nghiệp và
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, sản xuất công nghiệp và kinh
tế- xã hội của tỉnh Bắc Ninh phù hợp với chủ trương Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa của Đảng và nhà nước. Tạo tiền đề cho sự phát triển các khu đô thị
mới, góp phần đẩy nhanh tiến tình đô thị hóa của tỉnh Bắc Ninh.
Diện tích quy hoạch tổng thể Khu công nghiệp khoảng 761ha, trong đó:
+Giai đoạn 1 là 351.33ha.
+ Giai đoạn 2 là 410ha (dự kiến khởi công xây dựng vào Q4/2008).
Cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 1
STT LOẠI ĐẤT
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
1 Đất khu điều hành và dịch vụ công cộng 15.16 4.32
2 Đất các xí nghiệp công nghiệp, kho tàng 220.57 62.78
3 Đất đường giao thông 63.39 18.04
4 Đất cây xanh, mặt nước 38.43 10.94

5
Đất các công trình đầu mối giao thông, hạ tầng
kỹ thuật
13.78 3.92
Tổng cộng giai đoạn 1 351.33 100.00
Khu công nghiệp Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là một
trong số ít các Khu công nghiệp có vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống giao
thông cực kỳ ưu thế và thuận tiện cho lưu thong, nằm trên giao điểm giữa 2
tuyến giao thông: hành lang Bắc - Nam là các Quốc lộ 1A và Quốc lộ 1B nối
Hà Nội với Lạng Sơn; hành lang Đông - Tây là Quốc lộ 18 (mới) có mặt cắt
gấp đôi Quốc lộ 18 A (cũ) và nối Sân bay Quốc tế Nội Bài với Cảng biển
nước sâu Cái Lân, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng, giáp
tuyến đường sắt quốc tế từ Miền Nam qua cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
16
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
sang Trung Quốc; và tuyến đường sắt cao tốc Yên Viên - Cái Lân. nằm gần
cảng Sông Cầu, một trong các tuyến đường thuỷ quan trọng của hệ thống
đường sông các tỉnh phía Bắc.
* Khu công nghiệp Thuận Thành II – Bắc Ninh:
Khu công nghiệp, đô thị Thuận Thành II thuộc địa phận các xã: An Bình,
Mão Điền, Hoài Thượng, và thị trấn Hồ - Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh. Vị trí cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp kênh Bắc và tỉnh lộ 280.
+ Phía Tây quốc lộ 38.
Tổng diện tích trong ranh giới quy hoạch khoảng 304,405 ha trong đó:
Đất xây dựng Khu công nghiệp khoảng 252,184 ha: đất xây dựng đô thị
khoảng 52,2206 ha. Lối chính vào Khu công nghiệp từ đường QL.38, mở trục
giao thông từ Đông sang Tây chạy qua Khu đô thị và là trục giao thông chính
qua Khu công nghiệp Đô thị.

Đây là Khu công nghiệp tập trung gồm các ngành sản xuất công nghiệp
ít gây ô nhiễm độc hại:Công nghiệp công nghệ cao: máy tính và các sản phẩm
linh kiện đi kèm; công nghiệp thông tin nối mạng truyền dẫn; công nghiệp
điện tử, tiêu dùng cao cấp…
Khu công nghiệp, được chia thành hai khu chức năng riêng biệt:
- Khu công nghiệp: Bố trí ở phía Đông với diện tích 252,184 ha và có
dải cây xanh cách ly với khu đô thị và dân cư lân cận.
+ Đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp và kho tàng: Chiếm khoảng
59,9 % diện tích Khu công nghệp.
+ Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Các công trình trạm biến thế
110/22KV; trạm sử lý nước ngầm: trạm sử lý nước thải được bố trí thuận tiện
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
17
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
cho việc đáp ứng các nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật, tiếp cận thuận tiện ccác
nguồn cung cấp và nguồn xả, đảm bảo về điều kiện môi trường.
+ Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Các công trình trạm biến thế
110/22 KV: trạm khai thác và sử lý nước ngầm: trạm sử lý nước thải đực bố
trí thuận tiện cho việc đáp ứng các nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật, tiếp cận thuận
tiện các nguồn cung cấp và nguồn xả, đảm bảo về điều kiện môi trường.
+ Đất cây xanh có diện tích tối thiểu 16.6%. Diện tích cây xanh trong
khu vực được bố trí tập trung và phân tán các dải cây xanh cách ly.
+ Đất giao thông: các tuyến giao thông trong Khu công nghiệp được bố
trí theo dạng ô cờ với trục giao thông chính từ tây sang đông. Đảm bảo cho
việc tiếp cận thuận lợi các ô đất xây dựng. Hệ thống giao thông trong khu
công nghiệp không những đáp ứng nhu cầu về vận chuyển mà còn có ý nghĩa
là các trục tổ hợp không gian, đảm bảo cho không gian kiến trúc cảnh quan
của Khu công nghiệp trật tự và thống nhất.
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
18

Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
Cơ cấu sử dụng đất KCN
TT Loại đất
Diện tích
( ha)
Tỷ lệ (%)
1 Trung tâm điều hành, nghiên cứu 5,4 2,1
2 Đất thương mại DV và giới thiệu sản
phẩm
5,92 2,3
3 Đất nhà máy XNCN 151,14 59,9
4 Đất hạ tầng kỹ thuật 7,59 3,0
5 Đất cây xanh 41,83 16,6
6 Đất giao thông 40,39 16,0
Tổng 252,1844 100,0
- Khu đô thị: được bố trí tại phía Tây tiếp giáp với QL 38 có diện tích
khoảng 52,2206 ha được xây dựng các công trình công cộng. dịch vụ và
thương mại và các khu dân cư.
1.3.1.2.Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngoài khu công nghiệp
Thực hiện Luật ĐTNN tại Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày
12/11/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam năm 2002/QH10 và nhiệm vụ phát triển kinh tế đối ngoại trong
thời gian tới; tỉnh Bắc Ninh đã chuẩn bị các điều kiện về đất đai, lao động, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, cải cách các thủ tục hành chính về đầu tư nhằm tạo ra một
môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
19
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
tư tại Bắc Ninh.
- Hình thành và phát triển mạnh hai khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn

và Quế Võ với tổng diện tích 796ha (khu công nghiệp Tiên Sơn 600 ha; Khu
công nghiệp Quế Võ 196 ha), đã có 46 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn
đăng ký là 174,5 triệu USD và 1.264,2 tỷ VNĐ. Một số dự án đã đi vào hoạt
động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tỉnh đã quy hoạch 18 cụm công
nghiệp làng nghề và đa nghề, trong đó 4 cụm công nghiệp chuyên sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, sẵn
sàng mời đón các nhà đầu tư vào thực hiện đầu tư.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 2588924 triệu đồng, tăng
hơn 23% so với năm 2000. Số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh là 47,
trong đó doanh nghiệp trung ương: 16, doanh nghiệp địa phương: 31. Doanh
thu của các doanh nghiệp nhà nước (năm 2001) là 2594447 triệu đồng. Số
doanh nghiệp ngoài quốc doanh 525 (bao gồm công ty TNHH: 327, công ty
cổ phần: 19, doanh nghiệp tư nhân: 179). Vốn đăng ký của các doanh nghiệp:
1.235.626 triệu đồng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 12 doanh
nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký theo giấy phép cấp là 154.138.000 USD.
Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có sự tham gia của
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các hợp tác xã thương mại và hộ kinh doanh cá
thể. Về kinh doanh nội địa: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị
trường xã hội tăng bình quân 13,5% từ năm 1997-2001, năm 2001 đạt 1.765
tỷ đồng, ước năm 2002 đạt 2,100 tỷ đồng. Về kinh doanh xuất nhập khẩu:
năm 1997 kim ngạch xuất khẩu địa phương đạt 11,7 triệu USD; năm 1998 đạt
31 triệu USD; năm 1999 đạt 29,6 triệu USD; năm 2000 đạt 49,8 triệu USD;
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
20
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
năm 2001 đạt 38,8 triệu USD; năm 2002 ước đạt 39,3 triệu USD. Kim ngạch
nhập khẩu tăng bình quân 23% năm (1997 - 2001), năm 2002 ước đạt 55 tr
iệu USD.

Tỉnh Bắc Ninh thực hiện cơ chế "Một cửa" trong quản lý nhà nước về
đầu tư nước ngoài theo quy định của Nhà nước. Sở Kế hoạch và Đầu tư và
Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh là cơ quan đầu mối giúp UBND
tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu
tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Tại các cơ quan đầu mối, các nhà đầu tư sẽ
được giúp đỡ, cung cấp các thông tin, giải quyết công việc có liên quan với
thủ tục đơn giản và thời gian nhanh nhất.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, UBND tỉnh Bắc Ninh
đã có Quyết định số 60/2001/QĐ-UB ngày 26/6/2001 ban hành Quy định ưu
đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số
104/2002/QĐ-UB ngày 30/8/2002 của UBND tỉnh Bắc Ninh bổ sung một số
điều của Quy định ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại
Quyết định 60/2001/QĐ-UB. Ngoài các chế độ chính sách ưu đãi quy định tại
Luật khuyến khích đầu tư đến Bắc Ninh thực hiện đầu tư còn được hưởng các
chế độ ưu đãi của tỉnh quy định.
Các KCN đóng góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất
nước. Chỉ tính riêng năm 2009 các KCN trên toàn lãnh thổ đã thu hút được
6.802 dự án đầu tư trong đó bao gồm 3.223 dự án đầu tư nước ngoài với tổng
số vốn đăng ký là 42.264,5 triệu USD và 3.579 dự án đầu tư trong nước với
tổng số vốn đăng ký 251.101,9 tỷ đồng. Các dự án đầu tư vào KCN chiếm
30% về số dự án và 25% về vồn đầu tư vào nước ta. Tổng doanh thu của các
doanh nghiệp trong KCN cả nước năm 2009 đạt 361.210,4 tỷ đồng, nộp ngân
sách nhà nước 14.325,76 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 8,8 tỷ USD tăng so
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
21
Chuyên đề thực tập GVHD: Nguyễn Bạch Nguyệt
48% so với năm 2005, giá trị nhập khẩu 7,9 tỷ USD giảm 0,3% so với năm
2005.Tổng số lao động làm trong các doanh nghiệp tại các KCN là 1.319
nghìn người.
Căn cứ quy mô đầu tư, vị trí, địa điểm đầu tư, loại hình đầu tư, các nhà

đầu tư được hưởng các chế độ ưu đãi về:
- Ưu đãi về giá cho thuê đất; miễn, giảm và thời hạn nộp tiền thuê đất
- Được hỗ trợ tiền đền bù thiệt hại về đất khi giải phóng mặt bằng
- Hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương
Ngoài những ưu đãi trên, UBND tỉnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
vay vốn ưu đãi để đầu tư; ưu đãi cho thành lập doanh nghiệp chế xuất trong
KCN; ưu đãi cho các doanh nghiệp thành lập mới và di dời vào khu công
nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về xúc tiến thương mại, khai thác
thị trường
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, phát huy những ưu điểm, lợi thế,
đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vào một số vùng trọng điểm cần định
hướng đầu tư.
- Đẩy mạnh tuyên truyền về môi trường và cơ hội đầu tư tại tỉnh Bắc
Ninh tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài nắm bắt các
thông tin cần thiết và tiếp súc trao đổi về dự án đầu tư.
- Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công tác
theo dõi, quản lý dự án. Tăng cường mối quan hệ giữa Trung ương và địa
phương trong việc xúc tiến các dự án đầu tư vào tỉnh.
- Hoàn thiện về thể chế và có những hướng dẫn cụ thể liên quan đến
SV: Trương Văn Toàn Lớp: Kinh tế Đầu tư 51A
22

×