Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp huyện kim bảng tỉnh hà nam giai đoạn 2006-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.52 KB, 34 trang )

Tên đề tài : đầu tư phát triển tiểu thủ
công nghiệp huyện kim bảng tỉnh hà nam
giai đoạn 2006-2015 .

Lời nói đầu
Công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước là đòi hỏi tất yếu của các quốc
gia đang phát triển trên thế giới trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện
nay nhưng không vì thế mà bỏ quên ngành tiểu thủ công nghiệp
.Nước Việt Nam chúng ta có truyền thống về các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp lâu đời .Với một tỉnh trẻ nhưng có bề dày lịch sử như Hà Nam , bên
cạnh việc chú ý phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ , phát triển tiểu
thủ công nghiệp vẫn được tiên trong quá trình phát kinh tế xã hội của mình .
Do vậy đầu tư sẽ là nhân tố cực kì quan trọng tạo nên sự phát triển mạnh
ngành tiểu thủ công nghiệp . Vì thế ,có thể nói trong thời gian vừa qua
ngành tiểu thủ công nghiệp nghiệp tỉnh Hà Nam nhờ có sự đầu tư mạnh mẽ
của nhà nước ,của toàn tỉnh nên có sự phát triển vượt bậc.
Nghiên cứu về đầu tư và tìm ra những giải pháp để thu hút vốn đầu tư ,nâng
cao hiệu quả đầu tư là một trong những vấn đề trọng tâm của tỉnh Hà Nam
và luôn được quan tâm chú ý. Trên cơ sở nghiên cứu về tình hình đầu tư tại
địa bàn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2006 -2015,về những
phương hướng và giải pháp cho đầu tư trong thời gian tới, cũng như muốn
đóng góp một phần vào công cuộc đầu tư ngành tiểu thủ công nghiệp ; tôi
quyết định chọn đề tài nghiên cứu:
" đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp huyện kim bảng tỉnh hà nam
giai đoạn 2006-2015”
Nội dung chính gồm các phần chủ yếu sau :
Chương I. Những vấn đề lí luận chung
Chương II. Thực trạng đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp huyện
Kim Bảng tỉnh Hà Nam
ChươngIII. Phương hướng mục tiêu phát triển tiểu thủ công nghiệp
huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam


Do trình độ còn hạn chế cũng như tài liệu thu thập còn chưa đầy đủ nên
trong quá trình viết bài sẽ không tránh khỏi những thiếu xót hạn chế . Em
mong nhận được sự góp ý của thầy cô để giúp em hoàn thiện
hơn nữa .
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo : Nguyễn Nguyễn Hồng Minh đã tận
tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thiện đề án
Sinh viên thực hiện
Đinh Ngọc Duy
Chương I. Những vấn đề về lí luận
chung
I. Bản chất và vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế.
1. Các khái niệm.
*Khái niệm chung về đầu tư
+Xét trên góc độ tiêu dùng: Đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại
để thu được mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai
+Xét trên góc độ tài chính: Đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để
chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời.
Khái niệm trình bày ở trên về đầu tư được xem xét ở hai khía cạnh khác
nhau, do vậy rất khó cho việc nghiên cứu và hiểu chính xác về nó . Chính vì
vậy, các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm trung nhất về đầu tư.
Đầu tư : là sự bỏ vốn ra cùng với các nguồn lực khác( như tiền của, sức lao
động, trí tuệ ) trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó hoặc tạo ra
hay khai thác sử dụng một tài sản nào đó ngằm thu về các kết quả có lợi
trong tương lai.
*Khái niệm đầu tư phát triển:
Trong đầu tư thì người ta lại chia thành các loại đầu tư cụ thể như sau:
+ Đầu tư thương mại
+Đầu tư tài chính
+Đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ vốn ra để tiến

hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế làm tăng tiềm
lực sản xuấ kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu
để tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân trong xã hội.
*Khái niệm vốn đầu tư.
Trong đầu tư người ta cũng hay đề cập đến một thuật ngữ là vốn đầu tư,
đây
chính là yếu tố quyết định tính chất qui mô của dự án.
+ Dưới hình thái tiền tệ :
Vốn đầu tư là khoản tiền tích luỹ của xã hội ,của
các cơ sở sản xuất kinh doanh , dịch vụ; là tiền tiết kiệm của dân và huy
động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất
xã hội nhằm duy trì các tiềm lực sẵn có vào tạo ra những tiềm lực mới cho
nền kinh tế.
+ Dưới hình thái vật chất : Vốn đầu tư bao gồm các loại máy móc thiết bị,
nhà xưởng ,các công trình hạ tầng cơ sở, các loại nguyên liệu ,vật liệu,các
sản phẩm trung gian khác
Vốn đầu tư là yếu tố không thể thiếu được của các công cuộc đầu tư.Trong
nền kinh tế phát triển , vai trò của vốn đầu tư là tối quan trọng, nó góp phần
tạo sự phát triển mạnh cho nền kinh tế
*Khái niệm hoạt động đầu tư :là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng
lực sản xuất và tạo ra năng lực sản xuất mới, đó là quá trình chuyển hoá vốn
thành các tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất.
2.Phân loại hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư có thể được phân chia theo nhiều cách khác nhau, phụ
thuộc vào mục đích của người nghiên cứu và các nhà quản lí đầu tư. Sau đây
là một số cách phân loại chính:
 Theo đối tượng đầu tư :
+ Đầu tư vật chất ( đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng
,máy móc thiết bị )
+ Đầu tư tài chính :

 Theo cơ cấu sản xuất :
+ Đầu tư chiều rộng: nhằm mở rộng sản xuất ,đòi hỏi lượng vốn lớn có
tính chất kĩ thuât phức tạp trong thời gian dài
+ Đầu tư chiều sâu : nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ, lượng
vốn không lớn và tính chất kĩ thuật không phức tạp, và thời gian không
dài
 Theo phân cấp quản lí
+ Dự án nhómA do thủ tướng quản lí
+Dự án nhóm B,C do bộ ,cơ quan ngang bộ hoặc UBND các tỉnh, thành
phố quản lí
 Theo nguồn vốn huy động
+ Vốn huy động trong nước
+Vốn huy động từ nước ngoài.
 Theo thời gian :
+ Đầu tư ngắn hạn
+ Đầu tư trung hạn
+ Đầu tư dài hạn
 Theo vùng lãnh thổ: phản ánh tình hình đầu tư của từng vùng kinh tế, từng
tỉnh
Ngoài các hình thức phân loại trên , còn có các hình thức phân loại khác

không được nêu trong bài này. Do vậy tuỳ theo mục đích mà người ta có thể
lựa chọn sử dụng từng cách phân loại cho phù hợp
3.Vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế
Từ trước tới nay khi nói về đầu tư, không một nhà kinh tế học nào và
không một lí thuyết kinh tế nào lại không nói đến vai trò to lớn của đầu tư
đối với nền kinh tế . Có thể nói rằng đầu tư là cốt lõi là động lực cho sự tăng
truởng và phát triển nền kinh tế
3.1 Tác động tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.
Đầu tư tác động mạnh tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Mức độ

tác động cũng như thời gian ảnh hưởng là khác nhau.
Đối với tổng cầu: Đầu tư là một yếu tố cực kì quan trọng cấu thành tổng
cầu. Bởi vì , đầu tư một mặt tạo ra các sản phẩm mới cho nền kinh tế mặt
khác nó lại tiêu thụ và sử dụng một khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ
trong quá trình thực hiện đầu tư. Do vậy, xét về mặt ngắn hạn đầu tư tác
động trực tiếp tới tổng cầu theo một tỉ lệ thuận- Mỗi sự thay đổi của đầu tư
đều ảnh hưởng tới ổn định của tổng cầu nền kinh tế.
Đối với tổng cung: Ta biết rằng,tiến hành một công cuộc đầu tư đòi hỏi
một nguồn lực, một khối lượng vốn lớn , thành quả (hay các sản phẩm và
dịch vụ mới của nền kinh tế) của các công cuộc đầu tư đòi hỏi một thời gian
khá dài mới có thể phát huy tác dụng . Do vậy, khi các thành quả này phát
huy tác dụng làm cho sản lượng của nền kinh tế tăng lên. Như vậy , đầu tư
có tính chất lâu dài và nó sẽ làm cho đường tổng cung dài hạn của nền kinh
tế tăng lên
.
Qua sự phân tích trên ta thầy rằng , đầu tư ảnh hưởng mạnh tới cả tổng
cung và tổng cầu. Bởi vì, xét về mặt cầu thì đầu tư tiêu thụ một khối lượng
lớn hàng hoá và dịch vụ cho nền kinh tế nhưng đứng về mặt cung thì nó làm
cho sản xuất gia tăng, giả cả giảm, tạo công ăn việc làm và làm tăng thu
nhập từ đó kích thích tiêu dùng. Mà sản xuất phát triển chính là nguồn gốc
của phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện để cải thiện đời sống con
người.Như vậy đầu tư là nhân tố cho sự tăng trưởng và phát triển một nền
kinh tế.
3.2 Ảnh hưởng hai mặt tới sự ổn định nền kinh tế.
Khi nghiên cứu về đầu tư ai cũng hiểu rằng đầu tư luôn có một độ trễ nhất
định, tức là "đầu tư hôm nay , thành quả mai sau”. Ngoài ra do đầu tư có ảnh
hưởng tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế không ăn khớp về thời gian
do vậy nó có thể phá vỡ sự ổn định của một nền kinh tế.Nếu đầu tư tốt nó có
thể giúp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển . Ví dụ như các nước
NICs, do có đầu tư hiệu quả nên từ những nước còn nghèo đã trở thành

những nước công nghiệp với nền kinh tế công nghiệp tương đối phát triển.
Giả sử bây giờ ta tăng đầu tư trong nước, khi đó làm cho nhu cầu tiêu thụ
hàng hoá và dịch vụ liên quan đến công cuộc đầu tư như máy móc , thiết bị
sức lao động, nguyên vật liệu tăng theo . Điều đó làm cho tổng cầu của nền
kinh tế của những loại hàng hoá này tăng lên, theo qui luật cung cầu của
kinh tế dẫn đến giả cả của những hàng hoá này cũng tăng lên một cách mạnh
mẽ, và đến một mức độ nào đó có thì dẫn tới lạm phát ,với tỷ lệ có thể là rất
cao. Khi lạm phát xảy ra, giá cả tăng vọt, dẫn đến các chi phí đầu vào cho
sản xuất tăng lêndấn đến sản xuất bị đình trệ, và người lao động thất nghiệp ,
nền kinh tế bị giảm thu nhập và đời sống của các tầng lớp dân cư bị gảm sút.
Tất cả những điều đó làm cho nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trì trệ và
làm giảm tốc độ phát triển. Tuy nhiên nếu các quốc gia điều tiết đầu tư thì
không những khắc phục được những ảnh hưởng tiêu cực mà còn làm cho nó
trở thành động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
3.3 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế .
Ta thấy rõ rằng đầu tư có ảnh hưởng đến tổng cung và tổng cầu và tác
động đến sự ổn định của nền kinh tế . Như vậy, sự tăng trưởng và phát triển
của nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn của đầu tư .
Để xem xét cụ thể ta có thể sử dụng hàm Harrod- Domar để minh hoạ mối
quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và vốn đầu tư .

i
k =
g
Trong đó: + k: hệ số gia tăng vốn trên sản lượng hay hệ số ICOR
+ i: Vốn đầu tư
+ g: Mức tăng GDP

i
Từ đó suy ra : g =

k
Như vậy, nếu ICOR không đổi thì tốc độ tăng trưởng GDP hoàn toàn phụ
thuộc vào vốn đầu tư hay nói cách khác đầu tư quyết định sự tăng truởng của
nền kinh tế.
Đối với mỗi quốc gia khác nhau ICOR cũng khác nhau ,nó tuỳ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế xã hội và cơ chế chính sách của nhà nước .Đối
với các nước đang phát triển có ICOR thấp còn các nước phát triển ngược lại
.
Đồng thời chỉ số ICOR của nhiều ngành kinh tế là khác nhau , trong đó
ICOR
trong nông nghiệp thường là rất thấp tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp
cũng
không cao.
Ngoài ra đầu tư còn làm tăng năng suất lao động,chất lượng sản phẩm
,năng lực sản xuất do vậy thay đổi tốc độ phát triển kinh tế . Vì vậy đối với
mỗi quốc gia cần có một chính sách thích hợp để huy động vốn và đầu tư có
hiệu quả nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nước mình .
3.4 Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
Một quốc gia được coi là phát triển khi cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp -dịch vụ -nông nghiệp trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm một tỷ
lệ cao trong GDP của nước đó . Bởi vì nông nghiệp do nhiều hạn chế về điều
kiện ự nhiên và khả năng sinh học của cây trồng vật nuôi nên chỉ có tốc độ
tăng trưởng tối đa từ 5-6% .Do vậy khi công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ
cao , nó có khả năng đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước đó lên cao 9-
10% năm .
Muốn vậy chúng ta phải chính sách đầu tư thoả đáng .Mỗi nước cần tăng
cường tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ và có nhiều chính sách phát
huyhiệu quả của đầu tư có vậy thì mới có công nghiệp và dịch vụ phát triển .
Trong nông nghiệp ta cũng nên đầu tư nhiều hơn cho chăn nuôi bởi chăn
nuôi thường có tỷ lệ tăng trưởng mạnh hơn trồng trọt .

Còn đối với cơ cấu vùng lãnh thổ một quốc gia phát triển thường có cơ cấu
kinh tế lãnh thổ cân đối và đồng đều giữa các vùng trong cả nước .Do vậy
bên cạnh việc đầu tư trọng điểm để phát triển thành thị và các vùng đồng
bằng chúng ta cũng cần có chính sách để đầu tư phát triển kinh tế các vùng
núi và nông thôn để vừa phát triển kinh tế xã hội vừa tạo sự cân bằng ổn
định trong nước.
3.5. Đầu tư góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ :
Ta biết rằng khoa học công nghệ là trung tâm của đời sống kinh tế xã hội
hiện đại. Một đất nước, một quốc gia chỉ phát triển được khi có khoa học
công nghệ tiên tiến và hiện đại. Ở các nước phát triển, họ có mức đầu tư lớn,
có quá trình phát triển lâu dài nên trình độ khoa học công nghệ của họ hơn
hẳn các nước khác trên thế giới. Khi họ áp dụng các thành tựu này làm cho
nền kinh tế có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ, đời sống nhân dân nâng cao.
Còn đối với các nước đang phát triển, do công nghệ nghèo làn, lạc hậu lại
không có điều kiện để nghiên cứu phát triển khoa học kĩ thuật nền kinh tế
phát triển rất thấp, sản xuất kém phát triển và bị phụ thuộc vào các nước
công nghiệp . Muốn thoát khỏi tình trạng này thì các nước phải tăng cường
đầu tư và tìm cách thu hút đầutư từ bên ngoài vào trong nền kinh tế. Đầu tư
ở đây được hiểu là các nước này thu hút công nghệ hiện đại bên ngoài phù
hợp đồng thời tổ chức nghiên cứu để phát minh ra các công nghệ mới hiện
đại hơn. Quá trình công nghiệp hoá hiện đại của các nước này có thành công
hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư phát triển khoa học công
nghệ.Có thể khẳng định rằng đầu tư khoa học công nghệ là một chính sách
cực kì quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
 Ngoài các vai trò chính yếu trên,đầu tư còn có một vài vai trò khác như
làm tăng ngân sách cho chính phủ, góp phần làm ổn định đất nước, mở
rộng ảnh hưởng của quốc gia
Qua việc phân tích trên ta có thể khẳng định rằng đầu tư là chìa khoá
cho sự phát triển của mỗi quốc gia và cho toàn thế giới.
4.Quản lí đầu tư.

Đây là hoạt động có ảnh hưởng rất mạnh tới kết quả và hiệu quả đầu tư
của
một đất nước nói chung, của một ngành kinh tế nói riêng
4.1 Khái niệm
Quản lí đầu tư chính là sự tác động liên tục , có tổ chức, có định hướng
quá trình đầu tư ( bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận
hành kết quả đầu tư cho đến khi thanh lí tài sản do đầu tư tạo ra ) bằng một
hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội và tổ chức kĩ thuật cùng các
biện pháp khác nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao trong những điều
kiên cụ thể và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những qui luật kinh tế.
4.2 Mục tiêu của quản lí đầu tư : được xem xét dưới hai góc độ
 Vĩ mô:
+ Đáp úng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển
ngành trong từng thời kì nhất định
+ Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong và ngoài
nước
+ Đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các công trình theo đúng
qui hoạch, kiến trúc định ra
 Vi mô
Đó là việc đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất với chi phí bỏ ra thấp
nhất trong một giai đoạn nhất định. Mục tiêu này được cụ thể trong từng giai
đoạn của quá trình đầu tư . Mục tiêu này ở các cơ sở, nếu thực hiện tốt sẽ
làm cho các công cuộc đầu tư của nó đạt kết quả cao và thúc đẩy cơ sở đó đi
lên
4.3 Các nguyên tắc
 Thống nhất giữa lãnh đạo chính trị, kinh tế; kết hợp hài hoà giữa hai mặt
kinh tế và xã hội. Nguyên tắc này đòi hỏi ngành kinh tế vừa phải phát triển
nhưng mặt khác nó phải theo định hướng chung của Đảng và nhà nước và
tạo công ăn việc làm , tăng thu nhập cho người lao động
 Tập trung dân chủ:Đòi hỏi mỗi ngành kinh tế phải được đạt dưới một sự

lãnh đạo thống nhất của nhà nước nhưng những ddịnh hướng , chiến lược
chúng phải nhận được sự đóng góp của cấp dưới. Bên cạnh hướng phát
triển chung thì mỗi ngành kinh tế ở mỗi địa phương có thể tuỳ theo đặc
điểm của mình mà có những chính sách phát triển phù hợp
 Quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo địa phương , vùng lãnh thổ.
Đòi hỏi tại mỗi địa phương , từng ngành phải phát triển trong tổng thể chung
của địa phương đó, dảm bảo sự phát triển toàn diện các ngành kinh tế ở địa
phương.
 Kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích : nó đòi hỏi mỗi công cuộc đầu tư
không chỉ đáp ứng đơn thuần là lợi ích tài chính mà còn phải đáp ứng cả
lợi ích xã hôi, lợi ích cộng đồng.
 Tiết kiệm và hiệu quả: đòi hỏi một ngành với vốn đầu tư nhất định, ít các
chi phí mà thu được hiệu quả cac nhất
 Phải đảm bảo thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng
Quản lí hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng đối với sự thanh công của
các công cuộc đầu tư ở mỗi ngành, mỗi địa phương và trên cả đất nước.
5. Kế hoạch hoá đầu tư :
Nó vừa là nội dung, vừa là một công cụ để quản lí hoạt động đầu tư. Công
tác kế hoạch hoá đầu tư có tính chất hướng dẫn ,địn hướng cho việc thực
hiện đầu tư sau đó
5.1 Các nguyên tắc
+ Kế hoạch đầu tư của ngành phải xuất phát từ yêu cầu chung của đường lối
phát triển ngành đó, của cả nền kinh tế và nhu cầu của thị trường trong và
ngoài nước.
+ Phải đảm bảo qui luật khách quan, khoa học và tính hiện thực của các
phương án.
+ Kết hợp tốt về các mặt trong ngành kinh tế đó: tạo điều kiện khai thác hết
các tiềm năng của ngành, để nó phát triển toàn diện hơn
+Kế hoạch hoá ở cấp cao sẽ mang tính định hướng, kế hoạch ở các địa
phương sẽ cụ thể hoá , thực hiện đường lối đó: Điều này sẽ bảo đảm kế

hoạch được thực hiện thống nhất từ trên xuống và không bị chồng chéo
+ Phải có độ tin cậy cao va tối ưu
5.2 .Trình tự lập kế hoạch đầu tư:
Kế hoạch đầu tư ở đây được lập chủ yếu cho ngân sách nhà nước đầu tư
vào ngành kinh tế; theo trình tự sau
-Xác định nhu cầu về chủng loại và khối lượng sản phẩm . dịch vụ cho sản
xuất và tiêu dùng của kỳ kế hoạch mà ngành kinh tế phải đảm nhiệm
- Xác định khả năng đáp ứng nhu cầu của với các điều kiện hiện có ở đầu kì
kế hoạch để xem khả năng của ngành đó ra sao
- Xác định các năng lực và dịch vụ mới cần tăng thêm trong kì
- Tiến hành lập kế họch đầu tư để đáp ứng năng lực mới tăng thêm cho kì kế
hoạch thông qua các dự án đầu tư. Việc lập kế hoạch đầu tư theo dự án lại
được tiến hành theo các bước sau đây:
+ Kế hoạch cho điều tra, khảo sát
+ Kế hoạch chuẩn bị đầu tư
+ Kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư
+ Kế hoạch thực hiện dự án.
5.3 Các điều kiện được ghi dự án vào kế hoạch đầu tư:
+ Phải nằm trong qui hoạch ngành
+ phải có quyết định đầu tư ( mới được ghi vào kế hoạch chuẩn bị thực hiện
dự án)
+ Phải có thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán hay thiết kế kĩ thuât và dự toán
cho các giai đoạn đầu tư đối với các công trình lớn.
II. Đầu tư- nhân tố quyết định đối với sự phát triển tiểu thủ công nghiệp
1.Giới thiệu về tiểu thủ công nghiệp
1.1 Khái niệm.
Kể từ lúc con người biết sử dụng công cụ lao động thi cũng là lúc ngành
tiểu thủ công nghiệp ra đời . Muốn có công cụ để lao động sản xuất , sinh
hoạt hàng ngày và cả nhu cầu về thẩm mỹ phải hình thành và phát triển
ngành tiểu thủ công nghiệp.Do vậy mà tiểu thủ công nghiệp xuất hiện từ rất

sớm trong đời sống loài người. Trong suốt một thời gian dài lịch sử nhân
loại, ở phương Đông cũng như phươngTây, tiểu thủ công nghiệp là một
ngành quan trọng . Ngày nay, tiểu thủ công nghiệp không còn có được vị
trí như trước nữa và cũng là ngành có trình độ phát triển kém hơn so với các
ngành khác trong nền kinh tế vì vậy phát triển nền tiểu thủ công nghiệp
mạnh vẫn là đòi hỏi thiết yếu của nhiều quốc gia trên thế giới.
Tiểu thủ công nghiệp hiểu là bao gồm các ngành gia công chế các sản
phẩm từ thô đến hữu dụng thậm chí là tinh xảo mang tính chất làng nghề thủ
công phát triển nông nghiệp cũng có nghĩa là phát triển các làng nghề .
Việt Nam chúng ta là một nước có nền tiểu thủ công nghiệp lâu đời với
truyền thống hàng trăm năm trồng lúa nước .Có thể nói nước ta có nhiều
điều kiện về tự nhiên và con người rất thuân lợi cho việc phát triển một nền
tiểu thủ công nghiệp vững mạnh
Tuy rằng, tiểu thủ công nghiệp chiếm một vị trí ngày càng thấp trong
nền kinh tế nhưng trong giai đoạn này nó vẫn là một ngành kinh tế quan
trọng , góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất khẩu và thu ngoại tệ cho
đất nước, cải thiện đời sống nhân dân Phát triển tiểu thủ công nghiệp là
yêu cầu cấp thiết của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước
1.2 Đặc điểm của tiểu thủ công nghiệp nói chung
Từ việc nghiên cứu tình hình thực tế và những kinh nghiệm của người đi
trước, người ta thấy rằng ngành tiểu thủ công nghiệp có một vài đặc điểm
sau:
a.Yếu tố tay nghề con người là chủ yếu
Đây là một đặc điểm cực kì quan trọng và khác biệt của tiểu thủ nghiệp.
Trong tiểu thủ công nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm của của người thợ sẽ
làm nên những sản phẩm tinh xảo đến đâu để tạo nên uy tín cũng như sự
sống còn của ngành thủ công đó .
Cùng với các yếu tố khác như máy móc thiết bị cũng có ảnh hưởng mạnh
tới năng suất chất lượng sản phẩm và thành quả lao động của người thợ thủ

công . Vì thế , muốn nghành tiểu thủ công nghiệp đạt kết quả cao thì phải
đào tạo tốt .
b.Tiểu thủ công nghiệp là ngành sản xuất chịu ảnh hưởng của ngành nông
nghiệp .
Do vậy mỗi sự thay đổi nhỏ của tự nhiên đều ảnh hưởng tới nông nghiệp;
đối với các ngành kinh tế khác, thì mức độ phụ thuộc này là không lớn; như
công nghiệp,thì dù trời có đổ mưa hay có gió lớn thì người ta vẫn tiến hành
sảnxuất bình thường và sự thay dổi trong kế hoạch sản xuất là không đáng
kể.
Nhưng đối với ngành nông nghiệp thì khác hẳn, mọi sự thay đổi đều có
ảnh hưởng, như đất tốt hay xấu đều ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản
phẩm.Nếu thời tiết tốt, phù hợp với yêu cầu , chúng ta đạt được một vụ mùa
bội thu còn nếu thời tiết xấu thì ngược lại.
Mà nguyên vật liệu để gia công của ngành nông nghiệp chủ yếu lấy từ các
ngành tiểu thủ công nghiệp nếu nghành nông nghiệp thất thu sẽ dẫn đến hậu
quả xấu đến một số ngành tiểu thủ công nghiệp .
e. tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với ngành công
nghiệp và dịch vụ
Đây là một thiệt thòi của ngành tiểu thủ nghiệp có so với các ngành công
nghiệp và dịch vụ. Người ta thấy rằng dù tiểu thủ công nghiệp có điều kiện
sản xuất thuận lợi đến mấy đi nữa thì tiểu thủ công nghiệp cũng chỉ đạt tốc
độ tăng trưởng tối đa từ 6-8 % năm trong khi ngành công nghiệp đạt tốc độ
tăng truởng 10 % trởlên là bình thường. Kết quả thấp của sản xuất tiểu thủ
công nghiệp chính là hệ quả tất yếu của những đặc điểm trên của ngành tiểu
thủ công nghiệp.
Dựa trên việc nghiên cứu các đặc điểm trên của ngành tiểu thủ công
nghiệp , chúng ta sẽ có những ý tưởng , những sáng kiến trong việc lập kế
hoạch sản xuất, tiến hành đầu tư và có những biện pháp cần thiết cho phát
triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp .


1.3. Đặc điểm tiểu thủ công nghiệp Việt Nam
Dù đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nhưng
Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp và trình độ phát triển của ngành tiểu
thủ công vẫn ở mức thấp. Vì thế nghiên cứu rõ đặc điểm của nền tiểu thủ
công nghiệp này sẽ giúp cho chúng ta có những chính sách đầu tư phát triển
phù hợp nhằm thúc đẩy nền tiểu thủ công nghiệp nước ta từng bước đi lên,
theo kịp tiến trình phát triển của cả nước. Có thể nói nền tiểu thủ công
nghiệp nước ta ngoài những đặc điểm chung như nêu ở trên thì có những đặc
điểm riêng sau:
Nền tiểu thủ công nghiệp Việt Nam vẫn mang tính truyền thông sâu sắc,
chưa có những thay đổi lớn so với những năm trước đây.Trong suốt thời kì
vừa qua , tiểu thủ công nghiệp được Đảng và nhà nước quan tâm và đầu tư
thoả đáng nên đã có những bước phát triển mạnh cả về năng suất , chất
lượng. Nhưng nhìn chung thì sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn mang tính
cá thể và đơn lẻ; mức độ áp dụng khoa học kĩ thuật công nghệ vào tiểu thủ
công nghiệp là rất ít, đồng thời mức độ công nghệ trong tiểu thủ công
nghiệp là không cao Trong khi đó hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản
xuất tiểu thủ công nghiệp, một số vùng nếu có thì đã lạc hậu hoặc thiếu
đồng bộ còn lại là rất thiếu. Tất cả những điều này ảnh hưởng rất lớn đối với
sản xuất tiểu thủ công nghiệp . Người việt chúng ta vốn thông minh sang
tạo khéo léo , nền sản suất tiểu thủ công nghiệp có từ lâu đời đó là một ưu
thế lớn . Chính vì vậy mà nó nhận đước sự quan tâm lớn của toàn xã hội,
mức độ phát triển sẽ nhanh hơn và rộng hơn trên cả nước, đồng thời sự áp
dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuất cũng nhiều hơn và tốt hơn. Tuy vậy thì
tiểu thủ công nghiệp lại chịu một sự thiệt thòi lớn là tỷ lệ đầu tư của nhà
nước và xã hội cho tiểu thủ công nghiệp sẽ ngày càng giảm sút
Hiện nay nền tiểu thủ công nghiệp chúng ta đã có một khối lượng rất lớn
hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chiếm một tỉ lệ cao trong giá trị xuất
khẩu của cả nước. Nhưng có một thực tế ngược lại là tuy sản lượng tăng
mạnh, năng suất lao động lại chưa cao Chất lượng hàng của chúng ta cũng

không cao do vậy mà giá trị của chúng trên thị trường cũng thấp.Vì thế
,trong thời gian tới chúng ta cần có những biện pháp đầu tư để tạo ra những
sản phẩm mới và có những cách thức sản xuất mới nhằm thúc đẩy sản xuất
tiểu thủ công nghiệp.
Tóm lại , ngành tiểu thủ công nghiệp nước ta tuy có nhiều tiến bộ
trong những năm gần đây vẫn còn yếu kém và lạc hậu ;do vậy cần nhận
được sự đầu tư toàn diện và sâu rộng, của Đảng, của nhà nước và của
toàn xã hội để nó có thể phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.
2. Đầu tư - nhân tố quyết định tới sự phát triển nông nghiệp
Có thể khẳng định rằng , tất cả các ngành các lĩnh vực muốn có sự tăng
trưởng và phát triển thì cần phải có đầu tư , không có đầu tư thì không có sự
phát triển. Ngành tiểu thủ công nghiệp cũng không nằm ngoài qui luật này.
Chính đầu tư là nhân tố quyết định những sự biến đổi vượt bậc của ngành
tiểu thủ công nghiệp.
Đầu tư chính là đòn bẩy, là động lực cho sự phát triển .
Thứ nhất ,đầu tư tạo cho tiểu thủ công nghiệp một hệ thống cơ sở hạ
tầng hiện đại và có qui hoạch, tập trung. Ta biết rằng tiểu thủ công nghiệp
chỉ có thể tiến hành sản xuất có kết quả tốt khi được cung cấp các yếu tố đầu
vào đầy đủ như : điện , nước, hệ thống nhà kho, khu chế xuất Muốn có
được những yếu tố quan trọng này thì chúng ta phải xây dựng và củng cố
các hệ thống các mạng lưới điện, nước và phát triển và nâng cấp hệ thống
đường giao thông, .
Khi những hệ thống này hoạt động tốt sẽ rất thuận lợi cho sản xuất. Tuy
nhiên những cơ sở hạ tầng này không tự nhiên có mà cần phải có sự đầu tư
tiền và các nguồn lực khác . Việc đầu tư này cần phải được qui hoạch tổng
thể , tránh hiện tượng đâu tư dàn trải, không trọng điểm. Khi đã có đầu tư và
đầu tư hiệu quả thì chúng ta sẽ có một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, sẽ
giúp cho tiểu thủ công nghiệp có thể tiến hành những phương thức sản xuất
mới, người dân cũng có thể chủ động trong quá trình sản xuất những thuận
lợi này sẽ làm cho sản lượng ngành tiểu thủ công nghiệp tăng cao

và chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn.
Thứ hai,trong thế giới hiện nay, một nền tiểu thủ công nghiệp hiện đại ,
có năng suất , hiệu quả cao khi nó được cơ giới hoá , công nghiệp hoá một
cách cao độ. Hay nói rõ hơn là sản xuât tiểu thủ công nghiệp được áp dụng
máy móc một cách phổ biến và đại trà trong một số khâu và một số lĩnh vực
và góp phần giải phóng sức lao động của con người. Nhờ có những chính
sách hỗ trợ mà đặc biệt là do có các nguồn đầu tư hữu ích của xã hội mà
ngành nguồn đầu tư hữu ích của xã hội mà ngành tiểu thủ công nghiệp có
được những loại máy móc hiện đại ,tiên tiến như máy ép gỗ máy cưa , máy
cắt gốm sứ các loại xe chuyên chở thay thế cho sức người trong quá trình
sản xuất. Do có những loại máy móc này mà sản xuất tiểu thủ công nghiệp
có thể tiến hành hàng loạt, đồng thời làm tăng năng suất lên rất nhiều lần so
với trước đây. Như vậy đầu tư máy móc thiết bị là nhân tố thúc đẩy sản suất
tiểu thủ công nghiệp ; vì thế chúng ta nên quan tâm và coi trọng đầu tư cho
tiểu thủ công nghiệp một cách thoả đáng. Ở Việt Nam , ngành tiểu thủ công
nghiệp còn sử dụng sức người trong khi làm việc là chủ yếu, áp dụng máy
móc trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn rất hạn chế và ở qui mô nhỏ.
Đầu tư mua sắm những phương tiện này là đỏi hỏi cấp thiết của tiểu thủ
công nghiệp. Tuy nhiên chúng ta phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng
địa phương ,từng lĩnh vực mà mua những máy móc cho thích hợp nhất.
Thứ ba , đầu tư vào lĩnh vức khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra cho
tiểu thủ công nghiệp những vật liệu mới đẹp bền và an toàn thiện hơn . Mà
ta biết nguyên liệu là một yếu tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển
ngành tiểu thủ công nghiệp .Mỗi người đều hiểu rằng khoa học công nghệ là
động lực cho sự phát triển các ngành kinh tế và nó vẫn là nhân tố quan trọng
cho sự phát triển mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Ngày nay, công nghệ
vật liệu đang phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí ngày càng quan trọng
trong đời đời sống kinh tế thế giới. Công nghệ vật liệu ngày càng có những
thành công to lớn hơn và là lĩnh vực liên quan khá chặt chẽ với tiểu thủ
công nghiệp.Một phần công nghệ này sẽ được áp dụng vào sản xuất tiểu thủ

công nghiệp. Ở mức độ quốc gia chúng ta cần đầu tư mạnh để
phát triển công nghệ này , đồng thời cần có những chính sách khác để
khuyến khích động viên những nhà khoa học giỏi nghiên cứu và từ đó áp
dụng triệt để những thành quả của nó.Mặt khác, chúng ta nên xây dựng
những trung tâm nghiêm cứu những vật liệu với những cán bộ khoa học giỏi
về chuyên môn nghiệp vụ để nghiên cứu ra những vật liệu mới ưu việt hơn
mới từ kết quả của công nghệ . Vì vậy,chúng ta nên có những chính sách để
thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào công nghệ này và
thành lập những trung tâm nghiên cứu áp dụng những kĩ thuật tiên tiến của
thế giới và trong nước. Tóm lại , đầu tư góp phần vào việc tạo ra cho tiểu thủ
công nghiệp một sức phát triển mới thông qua đầu tư cho công nghệ phục
vụ sản xuất.
Thứ tư , đầu tư là đã góp phần tạo ra cho tiểu thủ công nghiệp một lực
lượng lao động hùng hậu có tay nghề chuyên môn và trình độ kĩ thuất cao.
Dù máy móc có hiện đại và phù hợp đến đâu, hay một phương thức sản xuât
mới có tiên tiến đến mấy nhưng nếu lao động trong tiểu thủ công nghiệp
không có trình độ để nắm bắt và sử dụng thì những thứ trên đều là vô dụng,
bỏ đi. Nhờ có một khối lượng lớn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo thông
qua việc xây dựng các trung tâm dạy nghề , các chương trình phổ biến kiến
thức về tiểu thủ công nghiệp mới cho Thợ thủ công mà họ ngày càng nắm
bắt được những kiến thức mới , thiết . Khi người thợ thủ công có trình độ
càng cao sẽ càng thuận lợi cho việc phát triển tiểu thủ công nghiệp trong
việc sử dụng những kĩ thuật mới và giúp cho ngành này có sự tăng trưởng
cao.
Nói chung, đầu tư còn góp phần cải thiện đời sống người thợ thủ công ,
cải cách phương thức tổ chức quản lí Tóm lại, đầu tư có vai trò quyết
định
sự tiến bộ đi lên không ngừng của tiểu thủ công nghiệp. Khi nền kinh tế
càng hiện đại, tiểu thủ công nghiệp càng không thể không có đầu tư.
3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư trong tiểu thủ công nghiệp

Để xem xét thành quả hay mức độ thành công của các công cuộc đầu tư
, của một ngành của một tỉnh hay của cả nước ; ngoài chỉ tiêu kết quả đầu tư
người ta còn phải sử dụng chỉ tiêu hiệu quả đầu tư để tính. Ngành tiểu thủ
công nghiệp, do có những đặc điểm cũng như do đầu tư trong tiểu thủ công
nghiệp có các đặc trưng riêng nên trong tiểu thủ công nghiệp người ta có thể
sử dụng những chỉ tiêu hiệu quả sau:
a.Chỉ tiêu :GO tăng thêm/ Vốn đầu tư và GDP tăng thêm/ Vốn đầu tư
Trong đó :+ GO: giá trị sản xuất
+ GDP : tổng sản phẩm
+ Vốn đầu tư : là số vốn đầu tư của một dự án, của nhiều dự án
đầu tư hay của cả một tỉnh, một nước trong một năm hoặc một thời kì nhất
định
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu giá trị
hàng hoá và dịnh vụ. Chỉ tiêu này, càng cao thì chứng tỏ công cuộc đầu tư
càng thành công. Trong các chỉ tiêu tính hiệu quả đầu tư trong tiểu thủ công
nghiệp thì đây
là chỉ tiêu dễ tính nhất cũng như đơn giản nhất bởi lẽ các số liệu thu thập về
GO ,GDP cũng như về vốn đầu tư là tương đối dễ.
b. Thời hạn thu hồi vốn đầu tư: là thời gian mà các kết quả của quá trình đầu
tư cần hoạt động để có thể thu hồi vốn đã bỏ ra từ lợi nhuận thu được
Công thức tính:
Ivo
T =
 Wpv
Trong đó : Wpv là lợi nhuận thu được bình quân một năm hoặc
T
 Wipv  Ivo
T và T : là thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tháng ,quí ,năm
Thời hạn T thường được tính cho một dự án. Nó phản ánh phần nào mức
độ hiệu quả của dự án. Đối với những dự án tương tự nhau thì dự án có thời

gian thu hồi vốn đầu tư càng nhỏ càng tốt. Tuy nhiên đối với nhiều dự án
của một tỉnh, một giai đoạn thì T rất khó tính, thậm chí là không tính được.
Trong nông nghiệp có nhiều dự án khó tính được thời gian T bởi vì đầu
tư trong tiểu thủ công nghiệp mang tính xã hội cao, nhiều khi không có lợi
nhuận, nên nó không được sử dụng nhiều
c. Hệ số hoàn vốn nội bộ: là tỷ suất lợi nhuận mà nếu được sử dụng để tính
chuyển các khoản thu chi của toàn bộ công cuộc đầu tư về mặt bằng thời
gian ở hiện tại sẽ làm cho tổng thu cân bằng với tổng chi. Công cuộc đầu tư
được coi là có hiệu quả khi :
IRR  IRR định mức
Trong đó IRR định mức có thể là lãi suất đi vay nếu ta phải vay vốn để
đầu tư, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do nhà nước qui định nếu vốn
đầu tư do ngân sách cấp , có thể là tỷ suât lợi nhuận bình quân hoặc là chi
phí cơ hội của vốn tự có
Để tính IRR của một dự án người ta có thể tình bằng nhiều cách khác
nhau: như bằng máy tính, bằng phương pháp nội suy, ngoại suy Chỉ tiêu
IRR rất quan trọng trong việc tính hiệu quả dự án đầu tư. Nói chung dự án
có IRR càng lớn càng tốt . Trong ngành tiểu thủ công nghiệp, do dặc trưng
của đầu tư trong ngành nên các công cuộc đầu tư thường có IRR là tương
đối thấp. Đây là công thức có thể tính được nếu công tác thống kê thu thập
làm tốt.
d. Chỉ tiêu số lao động tăng thêm từng năm của dự án.
Số việc làm = Số lao động  Số lao động
tăng thêm thu hút thêm mất việc làm
Số lao động tăng thêm nói lên sự đóng góp của dự án đối với nền kinh tế
xã hội. Số lao động tăng thêm nói chung là tương đối dễ tính tuy nhiên trong
ngành tiểu thủ công nghiệp, người thợ thủ công dù có thêm hay giảm đầu tư
thì họ vẫn phải làm tiểu thủ công nghiệp, nên trong tiểu thủ công nghiệp tính
không phải là dễ. Còn số lao động tăng thêm càng nhiều ,dự án đó càng hiệu
quả ( nhưng ta còn phải xem xét thêm thu nhập của người lao động tư dự án

như thế nào)
e .Giá trị sản phẩm thuần tuý tăng thêm( NVA):
Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô của
đầu tư. NVA là mức chênh lệnh giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào.
Công thức tính: NVA = O - (MI + Iv)
Trong đó : - NVA là giá trị sản phẩm thuần tuý tăng thêm do đầu tư đem
lại
- O : là giá trị đầu ra của công cuộc đầu tư ( doanh thu)
- MI: là giá trị đầu vào của vật chất thường xuyên và các dịch vụ
mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên đây( năng
lượng, nhiên liệu, giao thông )
- Iv: vốn đầu tư hoặc khấu hao
Trong ngành tiểu thủ công nghiệp ,chỉ tiêu này rất phù hợp bởi nhiều dự
án tiểu thủ công nghiệp mang tính lợi ích xã hội hơn là lợi nhuận. Nếu tính
theo chỉ tiêu này thì mức lợi ích của đầu tư trong tiểu thủ công nghiệp là
tương đối cao. Tuy nhiên, đây lại là chỉ tiêu rất khó tính được chính xác.
NVA còn có thể tính cho từng năm hoặc tính cho nhiều dự án trong một thời
kì nhất định
f.Chỉ tiêu GO/GDP
Trong đó: GO giá trị sản xuất của
: GDP = GO - chi phí trung gian
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của vốn đầu tư, nói trung nó có giá trị càng
gần 1 càng tốt. Nếu gần 1, tức sẽ giảm tối thiểu các chi phi trung gian không
cần thiêt, những kết quả thu được từ đầu tư chính là sự gia tăng giá trị cho xã
hội
g. Chỉ tiêu công bằng xã hội :chỉ tiêu này xem xét mức độ bình đẳng của
người dân trong xã hội, mức độ phân phối thu nhập từ công cuộc đầu tư
Trên đây là một vài chỉ tiêu tiêu biểu phản ánh hiệu quả đầu tư trong
ngành tiểu thủ công nghiệp. Muốn tính hiệu quả đầu tư chính xác ta nên kết
hợp chúng với nhau .

CHƯƠNG II. Đánh giá tình hình thực
hiện sản xuất công nghiệp TTCN Giai
đoạn 2006-2010.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
- Có nghị quyết 08 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam và kế
hoạch hướng dẫn số 373 của UBND tỉnh về đẩy mạnh phát triển công
nghiệp – TTCN. Có sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của TT huyện uỷ, TT
HĐND, UBND huyện và Sở Công nghiệp tỉnh Hà Nam.
- Có nguồn tài nguyên với trữ lượng lớn là điều kiện rất quan trọng để
phát triển sản xuất . Lao động nông thôn dồi dào, cơ sở hạ tầng ngày càng
được đầu tư cải tạo nâng cấp là tiền đề quan trọng để phát triển CN –TTCN .
2. Khó khăn
- Chưa có nhiều doanh nhân giỏi để truyền được nhiều nghề mới, mở
cơ sở sản xuất kinh doanh mới vào địa phương. Lao động kỹ thuật, lao động
có tay nghề cao còn ít
- Việc tiêu thụ sản phẩm TTCN còn phụ thuộc vào thị trường và đầu
mối tiêu thụ bên ngoài nên tính ổn định sản xuất chưa cao
II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP – TTCN GIAI ĐOẠN
2006-2010
Chỉ tiêu ĐVT
Thực
hiện năm
2006
Thực
hiện năm
2007
Thực
hiện năm
2008

Thực
hiện năm
2009
Thực
hiện năm
2010
I. Giá trị SX công
nghiệp – TTCN
Tr. đồng 63.200 72.300 117.500 172.500 231.765
- CN Quốc doanh ĐP Tr.đồng 5.350 5.620 2.500 1.550 0
- CN dân doanh Tr. đồng 57850 66.680 115.000 170.950 231.765
II. Sản phẩm chủ yếu
- Gạch ngói nung Tr. Viên 27,5 29 30,0 27,58 21,582
- Đá khai thác 1000m
3
450 550 910 1.322 1.990
- Xi măng Clanh ke 1000 tấn 0 0 13 47 65
- Vôi nung 1000 tấn 14 14 21,5 18 17,3
- Xay sát lương thực 1000 tấn 45 47 50 60 66
- Vải dệt Triệu m 1,6 2,2 4,2 5,5 6,3
-Thêu ren 1000 bộ 215 181 230 243 250
- Mây giang đan 1000 sp 3000 950 1.134 2.440 3.100
- Nước máy 1000m
3
950 1.000 1.000 1.000 1.000
- bộ đá 1000 tấn 0 0 24,8 25 42
- Hàng gốm son 1000sp 80 123 160 165 170
2. Kết quả xây dựng và thu hút các nhà đầu tư các cụm TTCN:
+ Cụm TTCN Biên Hoà: giai đoạn I (4 ha) đã cơ bản hoàn thành các
hạng mục hạ tầng, đã giao đất cho 6 nhà đầu tư trong đó 3 đã ổn định sản

xuất, 2 đang xây dựng nhà xưởng, 1 chuẩn bị san lấp mặt bằng.
+ Cụm TTCN làng nghề xã Nhật Tân: Đã hoàn thành xây dựng hạ tầng
giai đoạn I (5,3 ha), đang thi công hạ tầng giai đoạn II (4,4ha) . Đã tổ chức
giao đất thực địa cho 12 hộ sản xuất kinh doanh trong đó 8 hộ đã ổn định sản
xuất, 4 đang san lấp và xây dựng nhà xưởng.
+ Cụm TTCN xã Kim Bình: Đã thi công hoàn thành đường nội bộ, cống
thoát nước giai đoạn I. Tại cụm có 5 nhà đầu tư, trong đó giao đất thực địa
cho 4 nhà đầu tư (2 đang sản xuất, hai đang xây dựng nhà xưởng).
+ Cụm TTCN xã Thi Sơn: Đang chuẩn bị thi công hạ tầng giai đoạn I.
Tại cụm có 8 nhà đầu tư đăng ký sản xuất kinh doanh trong dó 2 đã đi vào
sản xuất
III.Thực trạng sản xuất
1.Thực trạng sản xuất CN-TTCN ở các cụm CN-TTCN ,cụm
TTCN làng nghề giai đoạn 2006-2010
Tính đến quý 3 năm 2010 trên địa bàn huyện Kim Bảng đã hình thành và
ổn định 4 cụm CN-TTCN , cụm TTCN làng nghề đó là :
1.Cụm CN-TTCN Biên Hòa : Quy hoạc 8,4 ha trong đó giai đoạn I:4ga . Cơ
sở hạ tầng trong cịm cơ bản đa hoàn thành .
2. Cụm CN-TTCN Kim Bình : Qui hoạch 33,4 ha , trong đó giai đoạn I là
20ha .Đã hoàn thành xây dựng dường nội bộ , cống thoát nước , giai đoạn I .
3. Cụm CN-TTCN Thi Sơn : Qui Hoạch 29,5 ha giai đoạn I là 14ha . Đang
thi công hạ tầng hạ tầng kỹ thuật giai đoạn I .
4. Cụm CN-TTCN làng nghề Nhật Tân :Qui hoạch 17,5 ha (trong đó giai
đoạn I là 5,3ha , giai đoạn II :5,2 ha ). Đã hoàn thành xây dựng hạ tầng giai
đoạn I và đang thi công hạ tầng giai đoạn II .
2. Thực trạng sản xuất TTCN ở các làng nghề và các làng nghề ở các xã
, thị trấn .
-Huyện kim bảng có 19 xã , thị trấn với 75 làng . Trong ssos có 2 làng
được UBND công nhận là làng nghề đó là:
+Làng nghề truyền thống Gốm Quyết Thành – Thị Trấn Quế : Sản

phẩm là các mặt hàng gốm son , gốn mỹ nghệ và sành sứ .
+Làng đa nghề Nhật Tân : Sản phẩm rất đa dạng nhưng chủ lực là các
sản phẩm mộc dân dụng , vải mộc khảm trai , sơn mài gắn đứng , mây giang
đan .
Trong 73 làng còn lại , làng nào nhân dân cũng có nghề TTCN với quy
mô và mưc độ khác nhau , nhưng các nghề chủ yếu trong nông Kim Bảng
hiện có là : sản xuất vật liệu xây dựng , mộc dân dụng , cơ khí nhỏ , thêu
ren , mây giang đan , chế biến lương thực thực phẩm .
+ Giá trị sản xuất TTCN tại các làng nghề :
-Năm 2006 :38,2 tỷ đồng bằng 13,5% giá trị sản xuất CN toàn huyện .
-Năm 2007:43,14 tỷ đòng 12,2 tỷ đồng bằng 12,2% giá trị sản xuất CN
toàn huyện .
+Giá trị sản xuất TTCN tại các làng nghề còn lại (Khu vục dân doanh ):
-Năm 2006 :53,025 2 tỷ đồng bằng 18,7% giá trị sản xuất CN toàn
huyện .
-Năm 2007: 60,67 tỷ đồng bằng 17% giá trị sản xuất CN toàn huyện .
IV.Nhận xét đánh giá
1.Những kết quả đạt được
-Bước đầu đã làm tốt công tác quảng bá mời gọi đầu tư quảng bá mời gọi
đầu tư nên đã thu hút được các doanh nghiệp vào 4 cụm CN-TTCN, cụm
TTCN làng nghề hiện có .
-Các làng nghề TTCN trong nông thôn tiếp tục được duy trì , một số nghề
mới như : khảm trai sơn mài gắn trứng , thêu đính hạt cườm , may túi thổ
cẩm , buwocs đầu du nhập vào huyện nhưng đã có chỗ đứng vững chắc .
-Giá trị sản xuất TTCN trong làng nghề và các khu vực dân doanh tiếp tục
tăng ,năm sau cao hơn năm trước dã góp phầm làm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của huyện theo hướng tích cực .
-Đã thu hút được nhiều lao đọng tham gia (Các cụm :676 người , làng nghề :
4.528 người , khu vực dân doanh 18.055 người) tạo cho người lao đọng có
việc làm tăng thêm thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo .

2.Tồn tại hạn chế
-Giá trị, qui mô sản xuất còn chưa tương xứng với tiềm năng. Một số
doanh nghiệp còn sử dụng tài nguyên khai thác được lãng phí, sai mục đích,
mặt bằng sau khai thác còn để lồi lõm.
-Ngành nghề ở nông thôn phát triển còn chưa mạnh, chưa có nhiều làng
nghề , chưa có các doanh nhân giỏi, hộ nghề giỏi để tạo việc làm cho người
lao động
-Tiến độ xây dựng công trình cụm TTCN Biên Hoà, Nhật Tân còn
chậm . Một số nhà đầu tư sau khi được giao đất tại các cụm TTCM, tiến độ
xây dựng nhà xưởng còn chậm.
-Chưa có thị trường lớn đảm bảo tiêu thụ cho các sản phẩm TTCN, nên
sản xuất chưa ổn định
-Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân về vai trf
vị trí của phát triển công nghiệp TTCN còn hạn chế, nên sản xuất công
nghiệp TTCN chủ yếu là tự phát. Định hướng lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư cho
phát triển CN-TTCN chưa nhiều.
3.Nguyên nhân tồn tại , hạn chế
-Công tác thẩm định , xét duyệt cho các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh
tại các cụm CN-TTCN chưa kỹ nhất là thời kỳ đầu .
-Việc tuyên truyền , phổ biến , quán triệt nghị quyết 08/NQ-TU về phát triển
CN-TTCN ở một số địa phương còn mang tính hình thức .Công tác lãnh đạo
, chỉ đạo điều hành của UBND xã , thị trấn trong phát triển CN_TTCN chưa
đáp ứng được yêu cầu .
-Chưa có nhiều doanh nhân giỏi để bao tiêu sản phẩm TTCN cho người lao
động.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG
MỤC TIÊU NHIỆM VỤ PHÁT
TRIỂN TTCN GIAI ĐOẠN 2011-
2015.
I.Mục tiêu

1.Mục tiêu chung
-Phấn đấu đến năm 2015 , số lao động tham gia sản xuất chiếm gần 60% số
lao động toàn huyện .
-Phấn đấu đến năm 2015 mỗi xã xó ít nhất 1 làng có nghề (làng có nghề là
làng có số lao động làm các nghề TTCN tại làng đạt trên 20% số lao động
của làng và giá trị sản xuất CN-TTCN của làng chiếm tỷ trọng trên 20% giá
trị sản xuaats của làng ).
2.Mục tiêu cụ thể
-Giá trị sản xuất CN-TTCN tăng bình quân 25% mỗi năm (giai đoạn 2011-
2015).
-Giá trị sản xuất Công nghiệp TTCN đến năm 2015 (giá cố định năm 1994)
đạt 785 tỷ đồng , cơ cấu CN-TTCN –Xây dựng chiếm 40,4% trong cơ cấu
kinh tế của huyện , trong đó giá trị sản xuất tại các cụm CN-TTCN ,cum
TTCN làng nghề :429 tỷ đồng , tại các làng nghề ,làng có nghề (cả khu vực
dân doanh ):131 tỷ đồng .
-Xây dựng thêm 2 làng nghề mới đó là :Làng nghề Lạc Nhuế -xã Đồng Hóa
và làng thêu ren Phương Thượng –xã Lê Hồ (Làng nghề là làng có số lao
động làm các nghề TTCN tại làng đạt trên 50% số lao động của làng và giá
trị sản xuất TTCN của làng chiếm tỷ trọng trên 70% giá trị sản xuất của làng
) và 31 làng có nghề .
II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Phương hướng nhiệm vụ
Tiếp tục phát triển công nghiệp, TTCN trên địa bàn huyện theo 4 nội
dung: doanh nghiệp , cụm TTCN , dân doanh, làng nghề cụ thể là:
a. Qui hoạch vùng: Gồm 2 vùng Đáy và tả Đáy
- vùng hữu Đáy: Bao gồm các xã Thanh Sơn, Thi Sơn, Liên Sơn, Khả
Phong, Ba Sao tập trung mũi nhọn vào nghề sản xuất vật liệu xây dựng,
khai thác chế biến đá gạch không nung, sản xuất xi măng, bêtông đúc sẵn,
nghiền bột đá, khai thác đất sét, than bùn , gạch xây dựng. Đồng thời mở
mang phát triển các nghề thêu ren, khảm trứng, mộc dâng dụng, chế biến

nông sản.
- Vùng tả Đáy: Phát triển nghề mây giang đan ở các xã Đại Cương,
Nhật tựu , Hoàng Tây, Văn Xá, Đồng hoá, Nhật Tân, Kim Bình, Tượng
Lĩnh. Phát triển nghề thêu ren ở các xã: Nguyễn uý, Lê Hồ, Thuỵ Lôi, Tân
Sơn, Thị trấn quế , Ngọc Sơn, nghề dệt ở Nhật Tân, Nhật tựu . Nghề khảm
trứng tiếp tục mở rộng ở Nhật Tân, Văn Xá. Riêng hai xã Tượng tĩnh, Tân
Sơn tiếp tục mở rộng làng nghề sản xuất chế biến vật liệu xây dựng. Các
nghề, mộc dân dụng, cơ khí nhỏ, chế biến lương thực khuyến khích và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế ở các xã, thị trấn
phát triển.
b. Quy hoạch cụm TTCN:
- Tiếp tục mở rộng diện tich sản xuất của 4 cụm CN- TTCN hiện có cụ
thể là cụm CN- TTCN Biên Hoà triển khai giai đoạn 2 với diện tích 4 ha
Cụm TTCB Kim Bình: triểu khai giai đoạn 2 với diện tích 10 ha. Đồng
thời mở rộng tiếp giai đoạn 3 với diện tích từ 20-30ha
- Cụm TTCN làng nghề Nhật Tân: triển khai giai đoạn 2 với diện tích
4,4 ha, giai đoạn 3:7,8 ha

×