Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Định hướng chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.58 KB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH THÉP
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011- 2020
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Huy Đức
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Việt Dũng
Lớp: Kinh tế Phát triển 50B
Mã SV: CQ500417
2
Hà Nội, 05/2012
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Khoa Kế hoạch và Phát triển
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Sinh viên: Nguyễn Việt Dũng
Lớp: Kinh Tế Phát Triển 50B
Sau một thời gian thực tập tại Vụ Kinh tế Công nghiệp – Bộ Kế hoạch và
Đầu tư và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Lê Huy Đức và các
chú, anh , chị trong Vụ, em đã hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “
Định hướng chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2011-2020”.
Em xin cam đoan trong chuyên đề tốt nghiệp không có sự sao chép từ các tài
liệu và luận văn sẵn có. Đây là bài viết do chính em thực hiện dựa trên việc sưu tầm
tài liệu từ cơ quan thực tập là Vụ Kinh tế Công nghiệp và dưới sự hướng dẫn của
các thầy cô trong khoa Kế hoạch và Phát triển cùng các chú, anh, chị trên cơ quan
thực tập.


TẶNG PHI TIÊU
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Dũng
Nguyễn Việt Dũng
3
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
LỜI NÓI ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN NGÀNH THÉP 9
4.3. Lý thuyết kinh tế về xây dựng chiến lược 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH THÉP VIỆT NAM HIỆN NAY
(TỪ NĂM 2000- ĐẦU NĂM 2012) 35
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH
THÉP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 66
KẾT LUẬN CHUNG 80
Danh mục tài liệu tham khảo 81
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU, HỘP
SƠ ĐỒ:
MỤC LỤC 3
LỜI NÓI ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN NGÀNH THÉP 9
4.3. Lý thuyết kinh tế về xây dựng chiến lược 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH THÉP VIỆT NAM HIỆN NAY
(TỪ NĂM 2000- ĐẦU NĂM 2012) 35
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH
THÉP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 66
KẾT LUẬN CHUNG 80

Danh mục tài liệu tham khảo 81
4
BIỂU :
Biểu đồ 1: Mô hình phát triển một ngành trong lý thuyết đàn nhạn bay . . Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2: Mô hình phát triển nhiều ngành trong lý thuyết đàn nhạn bay Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3: Sản lượng thép tiêu thụ trong 3 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ
(đơn vị ngàn tấn) Error: Reference source not found
HỘP :
Hộp 1: Dự án khu liên hợp gang thép Formosa – Hà Tĩnh Error: Reference
source not found
Hộp 2: Dự án thép Tata – Hà Tĩnh Error: Reference source not found
Hộp 3: Dự án thép Quảng Liên – Quảng Ngãi Error: Reference source not
found
5
7
LỜI NÓI ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngành thép là ngành rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó là ngành
đầu vào không thể thay thế cho các ngành công nghiệp- xây dựng; cung cấp nguyên
liệu chính cho xây dựng, chế biến, luyện kim, chế tạo máy Phát triển công nghiệp
hay công nghiệp hóa – hiện đại hóa rất cần có thép.
Trong vòng 10 năm qua từ 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng của ngành thép
luôn cao và ổn định. Trung bình 16.09 %/ năm, và luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng
của cả ngành công nghiệp. Xuất khẩu thép tăng đều qua các năm. Có thể nói, đây là
một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất, và là một ngành đầu tầu trong công
nghiệp.
Tuy nhiên hiện nay ngành thép đang gặp rất nhiều khó khăn và thách thức: chi
phí sản xuất cao, công nghệ cũ và lạc hậu, dẫn tới khả năng cạnh tranh của sản

phẩm thấp, hàng hóa dư thừa, ế ẩm không bán được, và quan trọng hơn là toàn
ngành đang phải đối mặt tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu: thép xây
dựng dư thừa, trong khi phôi thép thiếu trầm trọng.
Vấn đề trên xảy ra là do ngành thép đang thiếu một chiến lược phát triển hợp
lý để ngành vượt qua khó khăn thách thức, cân đối lại cơ cấu ngành và hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
Xuất phát từ thực tiễn trên, em đã quyết định chọn đề tài “ Định hướng chiến
lược phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020”.
Nội dung nghiên cứu
Đề tài sẽ phân tích khái quát về thực trạng phát triển hiện nay của ngành thép
Việt Nam; chỉ ra những điều kiện cơ bản về nhân tố sản xuất, tiềm năng thị trường
cho sự phát triển ngành, đi sâu và làm rõ những khó khăn thách thức hiện nay và
trong giai đoạn từ nay tới năm 2020 mà ngành gặp phải; trên cơ sở đó, chỉ ra những
phương hướng và giải pháp phù hợp cho sự phát triển của ngành trong tương lai.
8
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp phân tích kinh
tế tổng hợp (hàm sản xuất, cung cầu, giá cả ) các phương pháp dự báo (dự báo nhu
cầu thị trường, tốc độ tăng trưởng khả năng sản xuất, nhu cầu vốn đầu tư của ngành)
kết hợp với các phương pháp trong bộ môn phân tích chính sách. Đề tài còn sử dụng
cách tiếp cận của Michael Porter về lợi thế cạnh tranh quốc gia và chuỗi giá trị toàn
cầu trong phân tích.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: các doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam, các cơ quan quản lý
kinh tế trung ương phụ trách ngành.
Phạm vi: Tìm hiểu trong khoảng thời gian từ 2001 – đầu năm 2012
Bố cục bài viết
Đề tài bao gồm 3 phần. Phần 1: xây dựng cơ sở lý luận cho việc xây dựng
chiến lược phát triển ngành thép. Phần 2: tìm hiểu thực trạng của ngành thép Việt
Nam hiện nay. Phần 3: Xây dựng cơ sở khoa học và xác định chiến lược phát triển

ngành thép Việt Nam giai đoạn 2011- 2020.
9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
NGÀNH THÉP
1. Khái quát chung về ngành thép
1.1. Khái niệm chung về ngành kinh tế
Nền kinh tế là tổng thể các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong một
phạm vi lãnh thổ nhất định. Khi đề cập đến một nền kinh tế, người ta thường xem
xét đến quy mô của nền kinh tế đó (sản lượng GDP) và cơ cấu nền kinh tế (tỷ trọng
các ngành nông nghiệp, phi nông nghiệp, sản xuất, phi sản xuất trong tổng thể
ngành )
Ngành kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế, đó là tổ hợp tất cả các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá
trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định ở một
quốc gia và trong một khoảng thời gian nhất định.
Xét theo đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, nền kinh tế được phân thành các ngành
công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại, dịch vụ Tiếp theo đó,
một ngành tiếp tục được phân thành các ngành chi tiết hơn (phân ngành – ngành cấp
hai). Ví dụ như ngành công nghiệp được phân thành các nhóm ngành cơ khí, điện
lực, nhiên liệu, luyện kim, hóa chất, điện tử viễn thông Mỗi ngành chi tiết này lại
được phân thành các phân ngành nhỏ hơn nữa.
Xét theo tính chất tác động vào đối tượng lao động, nền kinh tế được phân
thành ba khối ngành chính: khối ngành khai thác (gồm có ngành nông nghiệp, các
ngành công nghiệp khai khoáng); khối ngành chế biến (các ngành công nghiệp
khác) và khôi ngành dịch vụ (nhóm ngành thương mại, dịch vụ)
Xét theo chu kỳ vận động của ngành, người ta phân loại thành các ngành “bình
minh” (những ngành mới hình thành, đang trong quá trình phát triển) và các ngành
“ hoàng hôn” (những ngành đã trải qua quá trình phát triển lâu dài, đang trong giai
đoạn đi xuống).
Xét theo vị trí, tầm quan trọng của ngành với nền kinh tế quốc dân, người ta

phân thành các ngành mũi nhọn, trọng điểm (là những ngành cần ưu tiên tối đa
10
trong chiến lược phát triển kinh tế); các ngành then chốt, xương sống, đầu tầu (là
những ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân mà sự phát triển của
những ngành đó sẽ kéo theo những ngành khác cùng phát triển) và các ngành khác.
Việc phân ngành kinh tế thành theo các tiêu chí trên giúp cho các nhà kinh tế
xác định đặc điểm và tính chất, các mối quan hệ tác động qua lại của nền kinh tế để
có chiến lược chuyển dịch cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền
kinh tế.
Theo bảng phân ngành kinh tế của Việt Nam: ngành thép là ngành cấp 4 trong
hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam; có mã ngành là 2410. Xếp trong nhóm
ngành cấp 3 là sản xuất sắt, thép, gang và trong nhóm ngành cấp 2 là sản xuất kim
loại, trong nhóm ngành cấp 1 là công nghiệp chế biến, chế tạo. Đây là cách phân
loại dựa theo đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành.
1.2. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của ngành thép
1.2.1. Hợp kim thép
Thép là một hợp kim với thành phần từ sắt (Fe), cacbon (C) với tỷ lệ từ 0.02%
- 0.06% theo trọng lượng, và một số nguyên tố khác. Chúng làm tăng độ cứng, hạn
chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của nhiều
nguyên nhân khác nhau Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng
trong thép nhằm mục đích kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn
hồi, tính dể uốn, và sức bền kéo đứt. Thép có đặc tính chung là độ bền, độ cứng cao,
đàn hồi tốt, dễ uốn, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Thép hiện đại được chế tạo bằng nhiều các nhóm hợp kim khác nhau, tùy theo
thành phần hóa học của các nguyên tố cho vào mà cho ta các sản phẩm phù hợp với
công dụng riêng rẽ của chúng. Thép cacbon bao gồm hai nguyên tố chính
là sắt và cacbon, chiếm 90% tỷ trọng các sản phẩm thép làm ra. Thép hợp kim thấp
có độ bền cao được bổ sung thêm một vài nguyên tố khác (luôn <2%), tiêu biểu
1,5% mangan, đồng thời cũng làm giá thành thép tăng thêm. Thép hợp kim
thấp được pha trộn với các nguyên tố khác, thông thườngmolypden, mangan, crom,

11
hoặc niken, trong khoảng tổng cộng không quá 10% trên tổng trọng lượng. Các
loại thép không gỉ và thép không gỉ chuyên dùng có ít nhất 10% crom, trong nhiều
trường hợp có kết hợp với niken, nhằm mục đích chống lại sự ăn mòn. Một vài loại
thép không gỉ có đặc tính không từ tính.
Thép hiện đại còn có những loại như thép dụng cụ được hợp kim hóa với số
lượng đáng kể bằng các nguyên tố như vonfram hay coban cũng như một
vài nguyên tố khác đạt đến khả năng bão hoà. Những chất này là tác nhân kết
tủa giúp cải thiện các đặc tính nhiệt luyện của thép. Thép dụng cụ được ứng dụng
nhiều vào các công cụ cắt gọt kim loại, như mũi khoan, dao tiện, dao phay, dao
bào và nhiều ứng dụng cho các vật liệu cần độ cứng cao.
Những loại thép thông dụng hiện nay là: thép xây dựng, thép tôn, thép mạ,
thép không gỉ, inox, thép dụng cụ
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của ngành thép
Ngành thép là một ngành công nghiệp nặng quan trọng của nền kinh tế quốc
dân sử dụng các máy móc thiết bị và các phương thức sản xuất hiện đại, có tính chất
chuyên môn hóa cao từ khâu khai thác quặng khoáng sản (sắt, than cốc ) tới chế
biến thành các nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào (gang, phôi thép); chế tạo máy móc,
thiết bị phục vụ sản xuất; tiến hành sản xuất lần lượt qua quy trình luyện gang,
luyện thép, cán nóng, cán nguội tạo ra các sản phẩm thép đa dạng, có các đặc tính
riêng biệt (độ cứng, độ bền, độ dẻo) và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác
nhau trong đời sống.
Trong lịch sử, ngành thép đã ra đời từ trước thời kỳ phục hưng (thế kỷ 14 –
17) nhưng phần lớn những công nghệ thủ công luyện thép đều kém hiệu quả. Vào
giữa thế kỷ 19 với việc phát minh ra quy trình Bessemer, việc sản xuất thép đã trở
nên tập trung, hàng loạt và hiệu quả cao hơn. Ngày nay thép là những vật liệu phổ
biến nhất trên thế giới.
Là một ngành luyện kim và được xếp vào nhóm công nghiệp nặng, ngành thép
cần sử dụng rất nhiều vốn trong quá trình sản xuất. Đặc điểm của ngành là sản xuất
12

theo dây chuyền phức tạp, sử dụng nhiều máy móc qua nhiều quy trình có tính tự
động hóa, sử dụng nhiều phương thức vật lý (nhiệt độ, áp suất ) và chuỗi phản ứng
hóa học để kết hợp các nguyên tố sắt (Fe), cacbon (C), vonfram (Vf) và nhiều
nguyên tố khác thành hợp kim thép.
Xét theo tính chất tác động vào đối tượng lao động, ngành thép được phân
thành các ngành khai thác khoáng sản (chủ yếu là quặng sắt, than cốc); ngành chế
biến (bao gồm có luyện gang, luyện phôi thép, cán thép) và ngành tiêu thụ sản phẩm
thép.
Theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, ngành thép được phân thành
hai nhóm chính: nhóm sản xuất và nhóm phân phối.
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất thép
Ban đầu, quặng sắt và than cốc được đưa vào lò cao để thực hiện quá trình
luyện gang; sản phẩm gang tiếp tục được đưa lần lượt qua lò thổi và lò luyện để
luyện thành phôi thép. Có hai loại phôi thép chính là phôi vuông và phôi dẹt. Phôi
vuông chủ yếu dùng để sản xuất thép xây dựng (Billet), còn phôi dẹt dùng để sản
xuất các loại thép khác (Slab) Nếu nguyên liệu đầu vào là thép phế liệu; người ta
cho đi qua lò nấu ở nhiệt độ trên 1600
0
C để tạo ra phôi vuông rồi qua lò luyện thành
thép Billet. Hai loại thép này được qua quá trình cán để tạo ra các thành phẩm thép
(thép cuộn, thép thanh, thép tấm, thép cán ) để tiêu thụ trên thị trường.
1.3. Vai trò, vị trí của ngành thép trong nền kinh tế
13
Ngành thép là ngành Công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia. Nền Công
nghiệp gang thép mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách
chủ động, vững chắc.
Đối với các ngành công nghiệp khác, ngành thép vừa là ngành tiêu thụ các sản
phẩm đầu ra của các ngành công nghiệp hỗ trợ, năng lượng vừa là ngành cung cấp
đầu vào quan trọng (các loại vật tư, nguyên liệu chủ yếu) của nhiều ngành kinh tế
chính như ngành cơ khí, chế tạo Do đó, đây là ngành đầu tầu, xương sống quan

trọng của nền kinh tế.
Đối với thị trường, ngành thép đáp ứng các nhu cầu xây dựng cơ bản (các
công trình nhà ở, điện nước, cầu đường ) và các nhu cầu tiêu dùng khác. Các thiết
bị, dụng cụ sinh hoạt phổ biến đều được làm từ thép. Các công trình khung thép
luôn có tính chắc chắn cao, khả năng chống va đập, rung động tốt, tồn tại lâu hơn
rất nhiều so với các công trình bằng gỗ, đất đá được xây dựng trước đó. Đây là
ngành mũi nhọn, cần được ưu tiên trong quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia.
Ngành thép có vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế và quá trình công
nghiệp hóa ở mỗi quốc gia.
2. Một số lý thuyết kinh tế cơ sở cho xác định chiến lược phát triển ngành
2.1. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter
Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Porter giải thích các hiện tượng thương mại
quốc tế trên góc độ các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của
nhà nước trong việc hỗ trợ các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh
tranh quốc gia.
- Chi số năng suất là khái niệm quan trọng nhất khi nói về năng lực cạnh tranh
quốc gia bởi vì đây là yếu tố xác định cơ bản cho và nâng cao sức sống của một đất
nước xét về dài hạn.
- Chỉ số năng suất phụ thuộc vào trình độ phát triển và tính năng động của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế; được hình thành từ những nhân tố được coi là nền
tảng, theo M. Porter nói thì đó là khung kim cương về lợi thế cạnh tranh:
14
+ Điều kiện về yếu tố sản xuất: vị trí của quốc gia trong việc cung ứng các
nhân tố sản xuất cần thiết để cạnh tranh trong ngành nghề đó.
+ Điều kiện về nhu cầu thị trường: tính chất của nhu cầu trong nước về sản
phẩm hay dịch vụ của ngành nghề đó
+ Các ngành nghề bổ trợ và có liên quan: sự có mặt hay thiếu vắng tại quốc
gia đó những ngành nghề cung ứng và ngành nghề có liên quan có khả năng cạnh
tranh quốc tế.
+ Chiến lược, cơ cấu và tính thi đua của các doanh nghiệp trong ngành: điều

kiện tại quốc gia đó quyết định việc thành lập, tổ chức quản lý doanh nghiệp như
thế nào, và bản chất của sự cạnh tranh trong nước.
Các nhân tố trên đã tạo ra môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp,chi
phối các quyết định đầu tư, mở rộng hay thu hẹp sản xuất , khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trong một ngành và lĩnh vực cụ thể.
Sơ đồ 2: Các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia
Chiến lược và tính
cạnh tranh ngành
Điều kiện cầu
Điều kiện về yếu
tố sản xuất
Những ngành liên
quan và bổ trợ

hội
Chính
phủ
15
Nguồn: M. Porter, lợi thế cạnh tranh quốc gia
2.2. Lý thuyết chuỗi giá trị toàn cầu
Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động
của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào
đó.
Ngành thượng nguồn của một ngành kinh tế: là ngành có vị trí đứng trước
ngành đó trong chuỗi giá trị tức là một trong những ngành sản xuất và cung ứng đầu
vào cho ngành đó. Ngành hạ nguồn của một ngành kinh tế: là ngành có vị trí đứng
sau ngành đó trong chuỗi giá trị tức là một trong những ngành tiêu thụ sản phẩm
đầu ra của ngành đó.
Chuỗi giá trị toàn cầu: là chuỗi giá trị được thực hiện trên phạm vi toàn thế
giới với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia vào những phân

đoạn khác nhau trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng.
 Xem xét khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành của một quốc gia
nhất định trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của một sản phẩm, dịch vụ
nào đó.
2.3. Lý thuyết phát triển ngành thượng nguồn - hạ nguồn
16
Trong các lý thuyết kinh tế về phát triển ngành thượng nguồn – hạ nguồn, mô
hình “đàn nhạn bay” của nhà kinh tế học Nhật Bản Akanatsu Kaname là mô hình
thể hiện rõ nhất con đường và xu hướng phát triển của một ngành mới ở một quốc
gia đang phát triển điển hình. Đây đươc coi là một đặc trưng trong phát triển công
nghiệp thường thấy ở các nước Đông Á. Mô hình này xem xét sự phát triển của một
ngành cũng như nhiều ngành có liên hệ với nhau trong nền kinh tế.
Đối với một ngành kinh tế
Giả sử một đất nước đang muốn phát triển một ngành A. Ban đầu do nhu cầu
tiêu dùng sản phẩm của thị trường nội địa, nên nước đó cần nhập khẩu A; do đó
lượng nhập khẩu A sẽ tăng dần đến khi thỏa mãn nhu cầu trong nước (giả sử rằng
cố định và bằng C*).
Nhận thấy việc nhập khẩu hàng hóa A rất đắt đỏ và quốc gia đó có những điều
kiện lợi thế nhất định về sản xuất A (lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học
công nghệ, thể chế chính sách ). Mặt khác sau thời gian dài kinh doanh nhập khẩu,
ngành công nghiệp đó đã tích lũy được đủ vốn để tiến hành tự sản xuất. Khi đó, sản
lượng ngành A bắt đầu tăng lên, nhu cầu nhập khẩu giảm dần; đến khi mà sản lượng
sản xuất đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa và bắt đầu có hướng xuất khẩu.
Sản lượng sản xuất và xuất khẩu tiếp tục tăng cho đến khi thị trường quốc tế
bão hòa hoặc tới giới hạn khả năng sản xuất trong nước (Y*). Đến lúc này, sản
lượng và xuất khẩu của ngành không tăng và bắt đầu có xu hướng giảm. Đất nước
đó bắt đầu có xu hướng chuyển sang phát triển một ngành B nào đó có lợi thế cạnh
tranh hơn và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Mô tả sản lượng (Y), xuất khẩu (X) và nhập khẩu (IM) của ngành A trên cùng
một đồ thị theo thời gian:

Biểu đồ 1: Mô hình phát triển một ngành trong lý thuyết đàn nhạn bay
Y, X, IM
Y*
Giới hạn sản xuất hay giới hạn tiêu dùng quốc tế
Giới hạn tiêu dùng trong nước
17
Những nước đang phát triển có thể tiến hành công nghiệp hóa theo đường lối
bắt đầu từ phát triển những ngành sơ khai mà lúc đầu có thể phải tích lũy tư bản
bằng kinh doanh nhập khẩu (giai đoạn 1), rồi tiến tới tự sản xuất (giai đoạn 2) và
xuất khẩu (giai đoạn 3).
Thời gian phát triển qua giai đoạn 1 và 2 có thể ngắn nhưng giai đoạn 3 đòi
hỏi một quá trình lâu dài học hỏi, đúc kết kinh nghiệm để phát triển sản xuất đến
mức có thể xuất khẩu được.
Đối với nhiều ngành kinh tế có mối quan hệ thượng nguồn – hạ nguồn
Ý tưởng trên được tiếp tục phát triển cho một nước với nhiều sản phẩm và
theo đó những nước đang phát triển có thể phát triển những ngành sơ khai trước rồi
tới những ngành phức tạp, từ phát triển hàng tiêu dùng không lâu bền trước rồi sang
hàng tiêu dùng lâu bền và tiếp theo là tư liệu sản xuất.
Các nước đang phát triển nên phát triển những ngành hạ nguồn trước rồi mới
tới những ngành thượng nguồn, ví dụ phát triển ngành may rồi mới phát triển ngành
dệt, phát triển ngành đóng ô tô khách hay đóng tàu rồi mới phát triển ngành luyện
kim. Logic này rất hợp lý vì sự phát triển của các ngành hạ nguồn sẽ tạo ra thị
trường cho phát triển các ngành thượng nguồn. Và mỗi ngành có thể phát triển theo
hướng từ nhập khẩu tới tự sản xuất và tiến tới xuất khẩu. Cứ như vậy, khi sản xuất
trong nước của ngành này bắt đầu đi vào thoái trào thì đã có sản xuất trong nước
của ngành kia thay thế làm ngành sản xuất chủ đạo; khi xuất khẩu của ngành này
thoái trào thì đã có xuất khẩu của ngành kia thay thế làm mặt hàng xuất khẩu chủ
đạo:
Ngành A phát triển sẽ là thị trường cho ngành thượng nguồn của nó (ngành B)
và kéo théo ngành B phát triển. Ngành B phát triển sẽ kéo theo ngành thượng nguồn

C*
t
Y
IM
X
18
của nó là ngành C phát triển Chu trình cứ tiếp tục diễn ra như vậy cho đến khi tất
cả các ngành của nền kinh tế đều tăng trưởng và nền kinh tế chuyển dịch theo
hướng hướng về thượng nguồn.
Biểu đồ 2: Mô hình phát triển nhiều ngành trong lý thuyết đàn nhạn bay
2.4. Lý thuyết về cụm ngành (Cluster ngành)
Cluster ngành là tập hợp theo khu vực các doanh nghiệp, nhà cung cấp và
dịch vụ có mối liên kết với nhau trong các ngành liên quan. Cluster có nghĩa rộng
hơn so với ngành, bởi đề cập đến những liên kết trong hoạt động kinh tế. Chúng
không tập trung vào một ngành, mà điều có ý nghĩa nhất là mối liên kết trong nền
kinh tế khu vực.
Khi phân tích các giai đoạn phát triển của nền kinh tế, Michael Porter đã chỉ ra
chiến lược phát triển ngành của các thời kỳ dựa trên những lợi thế cạnh tranh nhất
định. Đó là yếu tố nguồn lực, đầu tư và sự đổi mới.
Sơ đồ 3: các giai đoạn phát triển cạnh tranh của nền kinh tế
A
B
C
t
Y
Chiến lược phát
triển dựa trên yếu
tố
Chiến lược phát
triển dựa trên đầu


Hiệu quả
chi phí
Hiệu quả
đầu tư
Chiến lược phát
triển dựa trên
đổi mới
Hiệu quả
giá trị
19
Giai đoạn đầu để một nền kinh tế hay một ngành có thể phát triển được, cần có
những lợi thế về yếu tố như đất đai, nguồn lực thiên nhiên, lao động và quy mô dân
số địa phương, vấn đề cần chú trọng trong giai đoạn này là hiệu quả chi phí. Giai
đoạn sau là chiến lược phát triển dựa trên đầu tư nhằm gia tăng năng lực yếu tố dựa
trên đầu tư nhiều hơn, vấn đề cần quan tâm của giai đoạn này là hiệu quả đầu tư.
Giai đoạn cuối chiến lược phát triển kinh tế dựa trên đổi mới là mục tiêu cuối cùng.
Trong giai đoạn này nền kinh tế không chỉ đạt hiệu quả cao mà còn tạo ra những
sản phẩm có giá trị, chúng phát triển dựa trên sự sáng tạo và đổi mới liên tục trong
ngành.
Chiến lược cluster ngành là việc nhận diện các cluster trong khu vực nhằm
phát huy năng lực của doanh nghiệp trong một ngành theo các cách thức tương tác
để dành lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra giá trị hay hợp tác nguồn lực trong
việc sản xuất hàng hóa.
Sơ đồ 4: Quan điểm của M. Porter về chính sách cluster ngành và chính sách
ngành truyền thống
Chính sách ngành
truyền thống
Chính sách cluster
ngành

Nhắm đến các ngành và
lĩnh vực mục tiêu
Tập trung vào các doanh
nghiệp trong nước
Can thiệp vào cạnh tranh
thị trường (bảo hộ, khuyến
khích ngành, trợ cấp )
Tập chung hóa các quyết
định ở cấp quốc gia
Tất cả các cluster đều góp
phần phát triển chung
Tăng cường năng lực của
các doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài
Ít gặp trở ngại hay ràng
buộc về năng lực
Nhấn mạnh vào liên kết
chéo giữa các ngành/ bổ sung
Khuyến khích năng lực ở
cấp địa phương hay khu vực
Hạn chế cạnh tranh Thúc đẩy cạnh tranh
20
Nguồn: Porter’s Cluster Strategy Vesus Industrial Targeting (Woodward, 2005)
Cluster ngành nhấn mạnh vào sự phát triển hài hòa tổng thể giữa các cụm
ngành chứ không đơn giản chỉ là tập trung vào một số ngành/ lĩnh vực đơn lẻ. Điều
này là hợp lý bởi vì không một ngành nào có thể phát triển nếu thiếu những ngành
hỗ trợ đi kèm với nó và những ngành là thị trường đầu ra cho nó.
Cluster ngành không tập trung hay ưu tiên cho bất kỳ một loại hình doanh
nghiệp nào; bỏ qua việc áp dụng những can thiệp,bảo hộ phi thị trường của nhà
nước vào nền kinh tế như chính sách ngành truyền thống; thay vào đó là sử dụng

những biện pháp khuyến khích, tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế, nhấn mạnh các liên kết kinh tế giữa các ngành để nâng cao
năng lực, tính hợp tác và cạnh tranh giữa của từng ngành.
Trong cluster ngành, kinh tế địa phương và khu vực có ý nghĩa quan trọng. Do
việc quản lý tập trung ở cấp quốc gia có nhiều hạn chế do không xét đến những
khác biệt riêng lẻ của từng địa phương, từng bộ phận trong nền kinh tế
3. Nhân tố quyết định sự phát triển của ngành thép
3.1. Nội dung phát triển ngành thép
Nội dung phát triển một ngành bao hàm việc việc mở rộng quy mô, tăng năng
suất và chất lượng sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng nâng cao sức
cạnh tranh, tăng hiệu quả sản xuất cho ngành đó. Đối với ngành thép, ta cần chú ý
đến những nội dung phát triển sau:
Nguồn nguyên liệu đầu vào: Các quặng sắt, than cốc là nguyên liệu đầu vào
chính cho ngành thép. Nguồn này cần phải được đáp ứng với quy mô lớn, chất
lượng cao, với giá thành rẻ. Do đó cần sử dụng công nghệ tiên tiến có chi phí khai
thác và xử lý quặng thấp, cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông, quy hoạch bố trí các
21
nhà máy gang thép gần khu nguyên liệu để tiết kiệm chi phí vận chuyển từ quặng
tới nhà máy sản xuất. Nếu nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu,
ngành cần chủ động nhập khẩu các loại quặng trên từ những quốc gia có trữ lượng
dồi dào hoặc tích cực đầu tư ra nước ngoài vào những nước có nhiều tiềm năng, lợi
thế về quặng sắt.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ: Là thành phần không thể thiếu, cung cấp trực
tiếp các phụ tùng, linh kiện đầu vào cho sản xuất thép. Công nghiệp hỗ trợ (SI) cần
phát triển phù hợp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của ngành với chi phí thấp.
Các dây chuyền sản xuất và kỹ thuật công nghệ: Điểm chính tạo nên năng
lực cạnh tranh cho ngành. Một dây chuyền hiện đại, đồng bộ, tự động hóa từ khâu
đầu đến khâu cuối của sản xuất thép sẽ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và nguyên,
nhiên liệu đầu vào, giảm thời gian sản xuất, nâng cao năng suất lao động và các đặc
tính chất lượng của sản phẩm. Ngành cần không ngừng cải tiến, thử nghiệm và phát

triển các công nghệ mới để nâng cao năng suất, tính cạnh tranh của ngành.
Tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm: thị trường đầu ra chính của ngành thép là thị
trường bất động sản, thị trường xây dựng và thị trường xuất khẩu. Nền kinh tế càng
phát triển thì nhu cầu nhà ở càng tăng, đặc biệt là ở các đô thị lớn do thu nhập trung
bình của người dân tăng lên và xu hướng di dân từ nông thôn lên thành thị. Điều
này làm tăng nhu cầu xây dựng mới nhà cửa, công trình giao thông, công trình công
cộng (trường học, bệnh viện, công viên ). Đây là thị trường chính tiêu thụ các sản
phẩm ngành thép. Vấn đề phát triển ngành cần gắn chặt với thị trường, dự báo chính
xác nhu cầu thị trường để có quy hoạch phát triển hợp lý. Nếu khả năng đáp ứng
của ngành không cân xứng với nhu cầu thị trường cần có chính sách định hướng
xuất nhập khẩu để tiêu thụ hết lượng thép sản xuất ra và đáp ứng đủ nhu cầu trong
nước, tránh thừa hay thiếu thép.
Các giai đoạn phát triển của ngành thép
Như trên đã phân tích, việc phát triển một ngành cần trải qua nhiều bước, từ
kinh doanh nhập khẩu hàng hóa đó, tích lũy tư bản đến khi có thể tự sản xuất đáp
22
ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu. Việc phát triển ngành thép cũng cần
trải qua tất cả các bước trên.
Trên cơ sở phát triển ngành thượng nguồn trước làm thị trường cho phát triển
ngành hạ nguồn; ngành thép cần chia thành các giai đoạn phát triển sau:
GĐ1: Tập trung phát triển hệ thống phân phối sản phẩm thép nhập khẩu
GĐ2: Ưu tiên sản xuất cán thép
GĐ3: Ưu tiên sản xuất phôi thép
GĐ4: Ưu tiên sản xuất gang cho luyện thép
GĐ5: Phát triển công nghiệp khai khoáng quặng sắt, tái chế thép phế liệu
Giai đoạn 1 cần đánh giá toàn diện về tổng nhu cầu thép trên thị trường, nhu
cầu thép theo danh mục sản phẩm: thép dài (chủ yếu là thép xây dựng cho các công
trình xây dựng) thép dẹt (để sản xuất các sản phẩm cán dài, thép ống, thép mạ tôn
kẽm ). Từ đó có được định mức nhập khẩu hợp lý các sản phẩm thép, hình thành hệ
thống phân phối thép, bước đi đầu tiên trong xây dựng cluster ngành. Trong giai

đoạn này cần giảm thuế nhập khẩu cho các sản phẩm thép, tích cực mở rộng hợp
tác, khuyến khích chuyển giao công nghệ với nước ngoài, đặc biệt là những nước có
ngành thép phát triển.
Giai đoạn 2 cần khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành tự sản xuất dần dần
các sản phẩm cán thép; đi từ thép xây dựng đơn giản hơn, nhu cầu cao đến các sản
phẩm thép phức tạp, tinh xảo như thép cán nóng, cán nguội, thép ống, thép mạ tôn
kẽm Cần thắt chặt hơn nữa việc nhập khẩu các sản phẩm thép này trong giới hạn
cho phép của luật thương mại quốc tế; khuyến khích phát triển các tổ hợp cụm
ngành hỗ trợ cho công nghiệp cán thép như phôi thép, các ngành có quan hệ bổ
sung với ngành cán thép (như xây dựng, cơ khí, chế tạo máy ); giảm thuế nhập
khẩu cho các sản phẩm đầu vào (phôi thép )
Giai đoạn 3 sẽ ưu tiên các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất
phôi thép trong khi vẫn cần đảm bảo sự phát triển hài hòa của mọi doanh nghiệp
trong ngành. Giai đoạn 4 và 5 tiến hành tương tự như các giai đoạn trước.
23
Cần lưu ý là không có một ranh giới rõ ràng nào giữa các giai đoạn trên, việc
phát triển sản xuất cán thép có thể tiến hành song song với phôi thép nếu như đó là
thời điểm thị trường phôi thép nhập khẩu ảm đạm; hoặc ngành phôi thép có nhiều
điều kiện phát triển (giá phôi thép cao, nhập khẩu được công nghệ ) hoặc tùy thuộc
vào quan điểm phát triển của từng quốc gia (phụ thuộc vào nhập khẩu và nguồn
giúp đỡ bên ngoài hay tự cung tự cấp ). Dấu hiệu rõ ràng duy nhất là so sánh tốc độ
tăng trưởng của các ngành trong cụm ngành thép.
Phương pháp can thiệp của nhà nước nên sử dụng là các biện pháp thị trường
ví dụ như thay đổi tỷ giá, lãi suất, thuế theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp ưu
tiên chứ không nên sử dụng các biện pháp phi thị trường, phân biệt đối xử như trợ
cấp hay áp dụng các mức thuế khác nhau giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành
Bởi vì sự phát triển của ngành được quyết định chủ yếu bởi quá trình học hỏi, sản
xuất, đúc rút kinh nghiệm, không ngừng đổi mới của từng doanh nghiệp chứ không
phải định hướng của chính phủ.
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành

3.2.1. Điều kiện về nhân tố sản xuất
Đội ngũ nhân lực của ngành
Ngành thép là ngành sản xuất công nghiệp có ứng dụng khoa học kỹ thuật
(KHKT) hiện đại, đòi hỏi nhân lực phải linh hoạt, phản ứng nhanh với sự thay đổi
của công nghệ Do đó nhân lực cho ngành là nguồn nhân lực chất lượng cao, có
trình độ chuyên môn kỹ thuật tốt và có khả năng học hỏi, tiếp thu tốt những thành
tựu công nghệ của ngành trên thế giới.
Trong các lợi thế về nguồn lực thì nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng nhất
trong giai đoạn đầu ở các nước đang phát triển. Lợi thế về dân số trẻ, lực lượng lao
động đông đảo, giá thuê thấp đã và đang là lợi thế nguồn lực quan trọng giúp các
quốc gia đang phát triển thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia. Vì thế phát triển nguồn nhân lực luôn là mục tiêu ưu
tiên ở các nước đang phát triển.
24
Để có một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trên cần phát triển mạng lưới đào
tạo nhân lực hiện đại, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu thực tế và khả năng của người
lao động. Trong thực tế, ở các nước đang phát triển, chi phí đào tạo một lao động rất
cao nhưng chất lượng của lao động đó thường không tốt, không cao bằng những hộ
sản xuất thủ công nhỏ lẻ, không có chuyên môn kỹ thuật nhưng lại am hiểu và thành
thạo nghề và có tính sáng tạo cao. Cần có giải pháp kết hợp hai nguồn nhân lực trên
vào mục tiêu chung: xây dựng đội ngũ nhân lực hiện đại cho ngành thép.
Vốn sản xuất kinh doanh
Một ngành có quy mô lớn và công nghệ cao như thép đòi hỏi một lượng vốn
đầu tư ban đầu lớn. Trong điều kiện một quốc gia đang phát triển còn thiếu hụt vốn
trầm trọng; đây thực sự là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều thành
phần trong nền kinh tế, luật pháp, thể chế, chính sách về huy động ngân sách nhà
nước cho ngành cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài; phối hợp với các định
hướng phát triển thị trường tài chính tạo ra nguồn tài chính đầy đủ cho các doanh
nghiệp.
Vấn đề huy động vốn cho ngành có quan hệ mật thiết với hiệu quả sản xuất

của ngành. Lợi nhuận ngành cao sẽ thu hút các ngân hàng, tổ chức tài chính đầu tư
nhiều hơn, thị trường chứng khoán khởi sắc, tạo ra nguồn tài chính lớn cho ngành;
đặc biệt là một ngành có hiệu quả kinh tế theo quy mô (càng đầu tư nhiều càng hiệu
quả) như ngành thép. Do đó định hướng phát triển ngành thép cần quan tâm đến
việc nâng cao tính cạnh tranh, năng lực và hiệu quả sản xuất, tính minh bạch trong
tài chính, hạn chế những rủi ro trong ngành do những biến động từ thị trường trong
nước hay quốc tế.
Khoa học - công nghệ
Khoa học công nghệ trong ngành thép chủ yếu bao gồm hai loại chính:
Loại 1: Công nghệ hiện đại ở các nước tiến tiến (Đức, Ý, Nhật). Khó tiếp cận,
đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng có năng suất lao động cao, ít tiêu hao năng lượng. Ví
dụ điển hình là công nghệ luyện kim phi cốc (công nghệ hoàn nguyên) có thể tạo ra
25
sắt xốp trực tiếp từ quặng mà không cần dùng than cốc; từ đây có thể trực tiếp luyện
ra gang hoặc thép.
Loại 2: Công nghệ trung bình và lạc hậu từ các nước đang phát triển điển hình
như Trung Quốc. Đặc điểm của loại công nghệ này là dễ tiếp cận, giá thành rẻ
nhưng năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng cao. Điển hình
là các công nghệ luyện gang truyền thống bằng lò cao sử dụng than cốc.
Công nghệ loại 2 tuy giá cả rẻ hơn nhưng lại vận hành tốn kém, tiêu tốn nhiều
nguyên liệu đầu vào, năng suất lao động thấp nên chi phí sản xuất vẫn cao hơn công
nghệ loại 1. Vấn đề với một quốc gia đang phát triển là làm sao có được công nghệ
loại 1, thay thế và loại bỏ dần công nghệ loại 2 cho ngành mình. Điều này tương đối
khó khăn với những doanh nghiệp đi lên từ sản xuất nhỏ, vốn ít. Mặt khác, các quốc
gia phát triển cũng không muốn chuyển giao công nghệ nguồn của mình cho các
nước đang phát triển. Khó khăn về thiếu công nghệ cho việc phát triển ngành là một
vấn đề mà hầu hết các quốc gia đang phát triển phải đối mặt. Một hướng đi khác có
thể thực hiện là tiến hành nghiên cứu, triển khai khoa học kỹ thuật trong nước; tự
phát triển, thử nghiệm các công nghệ phù hợp với ngành thép. Đó là một quá trình
lâu dài học hỏi, thử nghiệm và phát triển.

Một đặc điểm công nghệ khác cần lưu ý là sản xuất thép phải có tính chất dây
chuyền, liên tục mới đạt hiệu quả cao. Ví dụ các khi luyện phôi thép ở dạng nóng
chảy có thể được chuyển sang cán trực tiếp, trong khi các doanh nghiệp cán thép
đơn lẻ buộc phải chi phí năng lượng cao để nấu chảy phôi trước khi cán thép. Do đó
việc tích hợp dọc các công đoạn trong sản xuất thép là rất quan trọng để xây dựng
một ngành có tính cạnh tranh cao. Điều đó dẫn tới việc hình thành các khu liên hợp
gang thép có khả năng sản xuất tập trung mọi công đoạn của ngành
Tài nguyên thiên nhiên
Một nguồn lực cần thiết tạo tiền đề cho một quốc gia xây dựng được một
ngành thép phát triển là những nguồn tài nguyên quan trọng với ngành như quặng
sắt, quặng than đặc biệt là than cốc. Trong quy trình sản xuất thép, quặng sắt là
nguồn nguyên liệu đầu vào không thể thiếu để sản xuất phôi dẹt và các sản phẩm
26
cán dẹt có giá trị gia tăng cao. Than cốc là nhiên liệu thường dùng trong các lò
luyện gang, thép Nếu một quốc gia có thể tự cung tự cấp các đầu vào trên sẽ có lợi
thế về phí không nhỏ trong cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, dù không sở hữu bất kỳ
nguồn lực tự nhiên nào, nhiều quốc gia như Nhật Bản vẫn có thể xây dựng được
một ngành công nghiệp thép phát triển nhờ nhập khẩu quặng nguyên liệu giá rẻ từ
các nước đang phát triển.
3.2.2. Điều kiện về nhu cầu thị trường
Nhu cầu thị trường giúp xác định mức sản lượng sản xuất và cơ cấu các sản
phẩm. Nhu cầu thị trường bao gồm thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Nhu cầu thị trường trong nước phụ thuộc trực tiếp vào mức độ phát triển
của các ngành hạ nguồn của ngành thép như cơ khí, xây dựng và phụ thuộc gián
tiếp vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng,lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái.
Các ngành hạ nguồn càng phát triển thì cầu về sản phẩm thép càng cao.
Nền kinh tế càng tăng trưởng; tổng thu nhập của nền kinh tế tăng nên tổng chi
tiêu sẽ tăng, chi tiêu cho các yếu tố đầu vào như ngành thép tăng
Lãi suất trên thị trường tăng sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp hạ nguồn
(xây dựng, cơ khí, lắp ráp ) nên cầu về thép giảm

Lạm phát tăng làm giảm khả năng chi trả của nền kinh tế cho các sản phẩm
thép nên cầu về thép giảm
Tỷ giá hối đoái tăng, giá trị đồng nội tệ giảm làm giá thành thép nhập khẩu
tăng dẫn tới cầu về thép giảm
Nhu cầu thị trường quốc tế phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của ngành,
phân công quốc tế hiện tại trong hệ thống sản phẩm ngành, mức độ tham gia hội
nhập quốc tế và các thỏa thuận thương mại quốc tế của quốc gia đó
Năng lực cạnh tranh của ngành/ quốc gia là các lợi thế so sánh của quốc gia đó
trong việc sản xuất thép. Yếu tố này phụ thuộc vào định mức tiêu hao vốn công
nghệ trung bình của quốc gia và của ngành đó.

×