Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Hoạt động của Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Thanh Hóa từ năm 2010-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.21 KB, 17 trang )

Khoa tài chính Báo cáo thực tập

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10
Khoa tài chính Báo cáo thực tập

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta hiện nay đã và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới. Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, sự cạnh tranh trong nền
kinh tế diễn ra ngày càng gay gắt, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính. Cùng
với sự phát triển của đất nước, Ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng và đóng vai
trò quyết định trong sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và thế giới.
Là sinh viên của khoa Ngân Hàng - Tài chính, em được học tập và nghiên
cứu về lĩnh vực Ngân hàng - Tài chính, nhưng em vẫn còn thiếu những kiến thức
về hoạt động thực tế, vẫn chưa có nhiều cơ hội để ứng dụng những kiến thức đó
vào các hoạt động thực tế.
Được sự cho phép của Khoa Ngân hàng Tài Chính – Trường Đại học Kinh
tế quốc dân, và ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh
Thanh Hóa. Sau một thời gian thực tập, học hỏi và quan sát dưới sự giúp đỡ của cô
Trịnh Thị Nhân và các cán bộ nhân viên trong chi nhánh Ngân hàng BIDV Thanh
Hóa, em đã hiểu hơn về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và hoạt động của chi
nhánh để từ đó hoàn thành bài bái cáo thực tập tổng hợp này.
Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần chính như sau :
Phần I : Tổng quan về Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam và Chi
nhánh Thanh Hóa
Phần II : Hoạt động của Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Thanh
Hóa từ năm 2010-2012
Phần III : Những thành công, hạn chế, phương hướng hoạt động và mục tiêu
của Chi nhánh trong năm 2013
Do thời gian thực tập chưa lâu và còn rất hạn chế về kiến thức cũng như


những kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo không tránh khỏi những hạn chế nhất
định về cách trình bày và phân tích. Em rất mong nhận được sự đóng góp từ cô để
bài báo cáo tổng hợp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10
Khoa tài chính Báo cáo thực tập

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
VÀ CHI NHÁNH THANH HÓA
1.1. NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tính đến năm 2010, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã có
53 năm hoạt động và trưởng thành. Là ngân hàng chuyên doanh được thành lập
sớm nhất ở Việt Nam. Ngay từ khi ra đời ngân hàng đã giữ một vị trí quan trọng
trong nền tài chính nước nhà. Tuỳ theo yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử trong
cụng cuộc xây dựng đất nước mà Ngân hàng đã có những thay đổi và phát triển để
luôn khẳng định vai trò chủ đạo của mình trong lĩnh vực đầu tư và phát triển.
1.1.1.1. Thời kỳ từ 1957- 1980:
Ngày 26/4/1957, Ngân hang Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) -
tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định 177/TTg
ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200
cán bộ.
Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn
kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
1.1.1.2. Thời kỳ 1981- 1989:
Năm 1982, với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB, chính
phủ ra quyết định 259-CP chuyển NH kiến thiết VN thực thuộc bộ tài chính sang
thực thuộc NHNN và thành lập NH đầu tư và xây dựng Việt Nam. Theo quyết định
này NH có thêm nhiệm vụ mới như cho vay vốn đầu tư XDCB các công trình

không do NSNN cấp hoặc vốn tự có không đủ, bên cạnh đó cấp vốn thanh toán cho
các công trình thuộc NSNN đầu tư.Ngoài ra bước đầu NH đã được phép cho vay
vốn lưu động đối với các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực XDCB.
Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công trình to lớn
có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực sự
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10
1
Khoa tài chính Báo cáo thực tập

nghiệp và phúc lợi như: công trình thủy điện Sông Đà, cầu Thăng Long, cầu
Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy xi măng
Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long,
1.1.1.3. Thời kỳ 1990 - nay:
Năm 1990, cùng với quá trình đổi mới cơ chế đang diễn ra trên mọi lĩnh vực,
NH cũng thực hiện đổi mới toàn diện hoạt động tiền tệ, tín dụng để tiến tới kinh
doanh theo mô hình đa năng tổng hợp theo tinh thần của hai pháp lệnh ngân hàng
mới ra đời. NH chính thức đổi tên thành NHĐT&PT Việt Nam, tên giao dịch quốc
tế là Vietindebank (BIDV).
Từ năm 1995 hoạt động cấp phát vốn đầu tư xây dựng được chuyển giao hoàn
toàn cho Tổng cục đầu tư và phát triển thuộc Bộ tài chính, NHĐT&PT được thống
đốc NHNN cho phép thực hiện các nghiệp vụ của NHTM bên cạnh Nghiệp vụ cho
vay đầu tư XDCB theo kế hoạch Nhà nước.
Ngày28/3/1996, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 186-TTg cho phép NH
hoạt động theo mô hình tổng công ty Nhà nước, và công nhận NHĐT&PT VN là
một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt. Quyết định này đã đặt ngân hàng vào
quỹ đạo của một NHTM thực sự, có điều kiện đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ
cũng như phương thức huy động các loại vốn để tăng khả năng cạnh tranh, củng cố
và khuyếch trương vị thế của mình trên thị thường.
Hiện nay, NH ĐT&PTVN có mạng lưới rộng trên toàn quốc bao gồm hơn 250
chi nhánh và phòng giao dịch, 2 công ty trực thuộc và 3 đơn vị liên doanh. Với đội

ngũ hơn 8000 cán bộ có kinh nghiệm và yêu nghề, NH ĐT&ptvn đã nỗ lực vượt
bậc và đạt nhiều thành công đáng khích lệ, gióp phần tích cực vào sự nghiệp xây
dựng và phát triển kinh tế đất nước.
1.2. CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THANH HÓA
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh NHĐT&PT Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở nâng cấp
phòng GD2-SDG NHĐT&PTVN,đi vao hoạt động từ rất sớm ngay 15\03\1990
theo QĐ61-HĐQT ngay 14\02\1990 của Hội đồng quản trị Ngân Hàng
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10
2
Khoa tài chính Báo cáo thực tập

ĐT&PTVN là một trong những cơ sở tiên phong đi đầu trong hệ thống
NHĐT&PTVN với tên giao dịch là BIDV Thanh Hóa chú trọng triển khai
nghiệp vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện
ích cho khách hàng làm nền tảng; hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với
quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến; theo đúng dự án
hiện đại hoá ngân hàng Việt nam hiện nay.
Việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hóa phù hợp
với tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và
phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ
đầu tư phát triển; đa dạng hoá khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển
và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn
hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho
việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế.
Trụ sở chính đặt trên đường phan chu trinh , cùng với các điểm giao dịch đặt
trên toàn thành phố rất thuận tiện để cung cấp các sản phẩm ngân hàng tới từng
người dân.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, ngay từ khi còn là đã được TW chọn
là một trong những điểm giao dịch triển khai các chương trình và được chú trọng

đầu tư về HĐH hiện đại, đây là chương trình có nhiều tiện ích online trên cả nước
rất thuận tiện cho công tác thanh toán trên toàn quốc, chuyển tiền trong nước và
quốc tế.
1.2.2.Mô hình tổ chức
Mô hình tổ chức của chi nhánh Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Thanh Hóa được xây dựng theo mô hình hiện đại hoá ngân hàng, theo hướng đổi
mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh.
- Điều hành hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh
Hóa là Giám đốc chi nhánh.
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10
3
Khoa tài chính Báo cáo thực tập

- Giúp việc Giám đốc điều hành chi nhánh có 02 Phó Giám đốc,174 cán bộ
nhân viên hoạt động theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh theo
quy định.
- Các phòng ban Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hóađược
tổ chức thành 3 khối bao gồm khối trực tiếp kinh doanh, khối hỗ trợ kinh doanh và
khối quản lý nội bộ.
Khối trực tiếp kinh doanh bao gồm các phòng sau:
+ Phòng Dịch vụ khách hàng
+ Phòng Tín dụng 1,2
+ Phòng Thanh toán quốc tế
+ Tổ Ngân quĩ
+ Phòng GD1, GD2, GD3, 4, 5
Khối hỗ trợ kinh doanh bao gồm các phòng sau:
+ Phòng Kế hoạch Nguồn vốn, phòng tài chính kế toán
+ Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng ,Phòng tổ chức hành chính
1.2.3. Các hoạt động cơ bản và nhiệm vụ của chi nhánh
a-Huy động vốn

- Huy động vốn dưới các hình thức : nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân
và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kì hạn
và các loại tiền gửi khác bằng VNĐ hay bằng ngoại tệ .
- Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật và
Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
b- Cho vay
Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống
và các dự án đầu tư và phát triển kinh tế xã hội, các nhu cầu hợp pháp đối với các
tổ chức, cá nhân và hộ gia đình dưới các hình thức ngắn, trung và dài hạn phù hợp
với quy định của pháp luật .
c- Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
d- Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ, cấp tín dụng theo quy định .
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10
4
Khoa tài chính Báo cáo thực tập

e- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ
thương mại khác theo ưuy định của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
f- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và các
dịch vụ ngân quỹ .
g- Thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án, tư
vấn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật.
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10
5
Khoa tài chính Báo cáo thực tập

PHẦN II
HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH BIDV THANH HÓA TRONG
CÁC NĂM 2010-2012
Bảng 1 : Một số bảng tham khảo chỉ tiêu cơ bản về hoạt động của Chi nhánh

BIDV Thanh Hóa (2010-2012)
(Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
I. Tổng huy động vốn 2.566 2.970 4.200
Theo loại hình huy động
- Huy động dân cư 1.590,5 1.514, 7 2230
- Huy động TCKT 975,5 1.455, 3 1970
Theo loại ngoại tệ
- VND 1.924 2.450, 7 3.612
- Ngoại tệ 642 519, 3 588
II. Tổng dư nợ tín dụng 2.076 2.320 2.631
Theo đối tượng cho vay
- Cho vay quốc doanh 727 1740 2.210, 04
- Cho vay ngoài Qdoanh 1.349 580 420, 96
Theo thời hạn cho vay
- Ngắn hạn 1.163 1.365 1.558
- Trung, dài hạn 913 955 1.073
Theo loại ngoại tệ
- VND 1.599 1.857 2.058
- Ngoại tệ 477 563 573
III. Thu dịch vụ 16 43 33
Nguồn : Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10
6
Khoa tài chính Báo cáo thực tập

Bảng 2 : Một số chỉ tiêu cơ bản về hoạt động của Chi nhánh
BIDV Thanh Hóa
Đơn vị : Tỷ đồng
STT CHỈ TIÊU 2010 2011 2012

1 Tổng tài sản 2,720 3130 4700
2 Huy động vốn cuối kỳ 2,566 2970 4120
3 D nợ tín dụng 2,076 2320 2630
- Ngắn hạn 1,163 1144 1262.4
- Trung dài hạn TM 914 1176 1367.6
4 Dư nợ theo loại tiền VND 1,599 1780 1919.9
5 Dư nợ tín dụng BQ 1,765 2250 2235.5
6 Nợ quá hạn 2 240 50
7 Thu dịch vụ ròng 16 30 28
8 Chênh lệch thu chi 70 86 70
9
Trích DPRR (Luỹ kế
trong năm) 30 20 10
10 Lợi nhuận trớc thuế 40 81 60
11
Lợi nhuận sau
thuếBQ/người 0.296 0.325 0.273
12 Số lao động 135 146 174
Nguồn : Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn
2.1. Về Tổng nguồn vốn và tình hình Huy động vốn của ngân hàng
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng nguồn vốn 2566 2970 4200
Tăng so với năm
trước
404 1230
Từ các số liệu trên, ta có thể thấy được từ năm 2010-2012, tổng nguồn vốn
của Chi nhánh tăng qua các năm, năm 2010 chỉ 2566 tỷ thì đến năm 2012 đã là
4200 tỷ . Mặc dù tốc độ tăng tổng nguồn vốn xét về tỷ quy mô thì vẫn tiếp tục tăng
rất nhanh .

Chi nhánh Thanh Hóa mới được thành lập từ Phòng Giao dịch II, với mục
tiêu chủ yếu là huy động vốn từ dân cư, vì thế tỷ trọng huy động từ dân cư chiếm
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10
7
Khoa tài chính Báo cáo thực tập

tỷ trọng lớn trong tổng huy động vốn. Tổng huy động vốn tính đến ngày
31/12/2010 chỉ là 2566 tỷ đồng, trong đó huy động từ dân cư là 1590,5 tỷ ( chiếm
62% ) và huy động từ các tổ chức kinh tế chỉ là 975,5 tỷ( chiếm 38%). Cũng trong
năm này, tỷ trọng của nguồn huy động bằng ngoại tệ so với nguồn huy động bẳng
VNĐ là chênh lệch khá nhiều, cụ thể, huy động bằng VNĐ là 1924 tỷ( chiếm 75%)
và huy động bằng ngoại tệ là 642 tỷ( chiếm 25 %) .
Tuy nhiên, qua các năm, ta thấy tổng huy động vốn của Chi nhánh tăng
nhanh qua các năm, đặc biệt là trong năm 2011, đây là năm có sự tăng trưởng nóng
về tín dụng. Năm 2010 tồng huy động là 2566 thì năm 2011 là 2970 ( tăng 86,39%).
Đặc biệt, đến hết năm 2011, tổng huy động là 2970 tỷ VNĐ. Không những tăng
trưởng nhanh về tồng nguồn huy động mà cơ cấu các nguồn huy động cũng có sự
thay đổi khá rõ rệt ở nguồn vốn huy động từ dân cư nhưng lại thay đổi rất ít ở huy
động vốn từ tổ chức kinh tế, cụ thể đối với nguồn huy động từ tổ chức kinh tế tăng
từ 975,5 tỷ VNĐ năm 2010 lên 1455,3 tỷ năm 2011 , cũng theo đó, tỷ trọng của
nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế cũng tăng qua các năm (năm 2010 tỷ
trọng chỉ là 38% thì đến năm 2012, tỷ trọng của nguồn vốn này là 47%) . Điều này
hoàn toàn phù hợp với mục tiêu Chi nhánh là đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư khi
mà năm 2012 là năm kinh tế vô cùng khó khăn, còn rất nhiều tổ chức kinh tế lâm
vào nợ nần ,phá sản, mặc dù đây là nguồn vốn lớn .Nên người dân không có nhiều
sự lựa chọn để đầu tư nên gửi vốn nhàn rổi vào ngân hàng là tốt nhất
Đối với loại tiền huy động, ta thấy nguồn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ
trọng nhỏ hơn so với VNĐ và tốc độ tăng trưởng nguồn huy động là chậm, thậm
chí trong năm 2012 còn giảm so với năm 2010. tốc độ tăng trưởng huy động bằng
VNĐ là cao cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Đối với kỳ hạn huy động vốn, qua các

năm 2010-2012, ta thấy có sự tăng lên của cả nguồn huy động ngắn hạn lẫn trung
và dài hạn nhưng tỷ trọng huy động ngắn hạn và trung, dài hạn là tương đối cân
bằng.như vậy, qua các năm 2010-2012, ta thấy có sự tăng lên khá nhanh của tổng
nguồn huy vốn và cũng có sự thay đổi khá rõ rệt trong cơ cấu loại hình huy động từ
dân cư và các tổ chức kinh tế cũng như loại tiền huy động và kỳ hạn huy động .
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10
8
Khoa tài chính Báo cáo thực tập

2.2 Về Dư nợ tín dụng và tình hình sử dụng vốn
Chi nhánh phải chịu một số khoản nợ, vì vậy dư nợ cho vay quốc doanh
năm 2010 là 727 tỷ( chiếm 35% tổng dư nợ) .Cũng trong năm 2010, tỷ trọng dư
nợ tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh lớn hơn so với tỷ trọng nợ trung và dài hạn
( nợ ngắn hạn chiếm tới 56%), ngoài ra, do tính ổn định của VNĐ nên các doanh
nghiệp vay bằng VNĐ là chủ yếu, vay bằng VNĐ chiếm tới 77%, lượng ngoại tệ
chiếm rât ít( 23%) .
Qua các năm từ 2010-2012, tổng dư nợ tín dụng tăng qua các năm, năm 2010
thì sự vượt trội của tín dụng ngoài quốc doanh ( tín dụng ngoài quốc doanh đạt 1349
tỷ VNĐ chiếm 65%, trong khi đó tín dụng quốc doanh chỉ là 35 %),nhưng sự vượt
trội này lại bị giảm dần từ năm 2011đến năm 20012 . Nguyên nhân của sự giảm dần
này là do xu hướng gần đây của ngân hàng là siết chặt cho vay , hạn chế cho vay vì
kinh tế suy thoái khiến các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân làm ăn khó khăn và phá
sản nhiều.nên ngân hàng cho vay ra bị giảm sút.
Ngoài ra, trong các năm 2010-2012, có thấy sự tăng lên về tín dụng ngắn
hạn cũng như trung và dài hạn, cho vay bằng VNĐ hay ngoại tệ, nhưng các doanh
nghiệp, cá nhân vẫn chủ yếu vay bằng VNĐ . Nguyên nhân của thực trạng này là
do trong giai đoạn này, Chi nhánh có chủ trương hạn chế cho vay trung và dài hạn,
cho vay bằng ngoại tệ do có rủi ro tín dụng lớn cũng như rủi ro biến động tỷ giá .
Về Nợ quá hạn, mặc dù qua các năm, khối lượng nợ quá hạn tăng lên nhưng
vẫn đảm bảo an toàn, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng

dư nợ tín dụng vẫn nằm trong giới hạn cho phép .Ngoài ra ngân hàng còn đầu tư
vào các lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán,mua trái phiếu chính phủ để tăng
thêm doanh thu,lơị nhuận và nhăm mở rộng thị trường khách hàng và giải quyết
nguồn vốn huy động lớn của ngân hàng.Đây cũng là điều rất hợp lý.
2.3 Tình hình và kết quả các hoạt động dịch vụ của ngân hàng
Bảng : Thu dịch vụ
(Đơn vị : Tỷ đồng)
2010 2011 2012
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10
9
Khoa tài chính Báo cáo thực tập

Thu dịch vụ 16 43 33
- Thu từ thanh toán 5, 831 15, 382 12, 749
+ Thanh toán trong nước 1, 852 6, 734 5, 367
+ Thanh toán nước ngoài 3, 539 8, 648 7, 382
- Bảo lãnh 6, 025 12, 679 10, 561
- Kinh doanh ngoại tệ 2, 308 7, 648 4, 723
- Thu dịch vụ khác 2, 286 7, 291 4, 697
Nguồn : Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn
Trong các năm, thu dịch vụ của Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao( Năm
2011 đạt 43 tỷ tăng gần gấp 2,68 lần năm 2010), tuy nhiên, thu dịch vụ năm 2012
chỉ đạt 33 tỷ VNĐ do đà suy giảm kinh tế toàn cầu. Nguồn thu chủ yếu vẫn là các
nguồn thu dịch vụ truyền thống như thu từ thanh toán (45% - 50%), bảo lãnh( 40%
- 50%), thu từ thanh toán nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn (đến năm 2009 đã đạt
2.612 tỷ), trong đó chủ yếu thanh toán cho hàng nhập khẩu . Ngoải ra kinh doanh
ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ là do kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh chủ yếu để
phục vụ thanh toán nước ngoài chứ không phải là kinh doanh kiếm lời .
Thu từ các dịch vụ khác đóng vai trò không đáng kể trong tổng thu dịch vụ
(chiếm từ 3% - 4%, chưa đem lại nguồn thu lớn cho Chi nhánh, bao gồm các dịch

vụ ATM, ngân quỹ . Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng của Chi
nhánh là đẩy mạnh các dịch vụ này, tăng nguồn thu từ các dịch vụ này.
2.4 Công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro HĐV và cho vay
Có thể nói rằng trong suốt 3 năm qua ngân hàng đã không ngừng nâng cao về
khả năng huy động vốn và cho vay của mình và điều này đã được thể hiện qua việc
nguồn vốn của ngân hàng tăng nhanh theo từng năm nếu như năm 2010 là 2566 tỷ
thi đến năm 2011 là 2970 tỷ và đến năm 2012 tăng vọt la 4200 tỷ đã cho thấy sự
hiệu quả trong việc huy động vồn của ngân hàng.Thế nhưng do tinh hình kinh tế suy
thoái đã khiên cho tín dụng của ngân hàng gặp khó khăn trong việc cho vay ra chính
vì vậy ngân hàng đã quản lý viêc này bằng cách lựa chọn va xem xét cẩn thận đối
với các khách hàng có nhu cầu vay vốn.Ngoài ra trước khi huy động vốn thì ngân
hàng đã tìm được đầu ra là việc đầu tư hoặc cho khach hàng vay để tránh viêc tràn
vốn ,dư thừa vốn ma không cho vay ra được sẽ gây tổn hại cho ngân hàng.
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10
10
Khoa tài chính Báo cáo thực tập

Ngoải ra một trong những việc không thể thiếu của ngân hàng để quản lý việc
cho vay đó là phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản
vay ,đây là việc làm rất hiệu quả nhằm giúp ngân hàng giảm thiểu tối đa về rủi ro
và tổn thất cho mình.Hơn thế nữa ngân hàng đã và đang không ngừng đào tạo nâng
cao chất lượng của cán bộ ,nhân viên tín dụng,thẩm định tài sản cungc là để hạn
chế rủi ro khi cho vay.Qua đấy ta co thể thấy những nổ lực trong những năm qua
trong việc hạn chế rủi ro trong việc huy động va cho vay.
2.5 Nhận xét và đánh giá tình hình hoạt động KD-DVcủa ngân hàng
2.5.1 Những kết quả đã đạt được
-Có thể nói trong những năm qua chi nhánh vẫn tiếp tục giữ vai trò la một trong
những chi nhánh đi đầu và tiêu biểu trong hệ thống ngân hàng BIDV về hiệu quả
hoạt động cũng như ứng dụng các công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động,thử nghiệm các nghiệp vụ ứng dụng và phát triển dịch vụ ngân hàng.Đồng

thời thực hiện thành công hiện đại hóa chi nhánh ,hoàn thiện mô hình tổ chức
-Đào tạo tốt nguồn nhân lực,lãnh đạo ,cán bộ tác nghiệp cho toàn bộ hệ thống
ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam
-Ngoài ra chi nhánh còn luôn nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung chuyển
dịch theo hướng chỉ đạo của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam,tăng
cường bổ sung tài sản đảm bảo nợ vay với nhiều biện pháp tích cực
2.5.2 Những mặt còn hạn chế
Qua những năm qua,chúng ta không thể phủ nhận những thành tựu mà chi
nhánh BIDV Thanh Hóa đã đạt được , tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế như :
-Về cơ cấu nguồn huy động mặc dù năm 2012 nguồn huy động từ các tổ chức
kinh tế đã có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2011 nhưng so với nguồn huy
động từ dân cư thì vẫn còn thấp hơn nhiều.Ngoài ra về loại tiền huy động thì huy
động bằng ngoại tệ năm 2012 vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với huy động bằng
VND (chỉ chiếm 14% tổng nguồn huy động)
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10
11
Khoa tài chính Báo cáo thực tập

- Về tín dụng, năm 2012, mặc dù Chi nhánh đã tăng cường cho vay ngoài quốc
doanh những vẫn còn thấp, cần tăng cường cho vay đối với thành phần kinh tế
này vì là thành phần kinh tế hoạt động năng động, có hiệu quả, chiếm phần lớn
các doanh nghiệp, điều kiện cho vay tốt, lãi suất cao hơn so với các doanh nghiệp
quốc doanh .
- Về thu dịch vụ, nguồn thu vẫn chủ yếu từ các dịch vụ truyền thống như
thanh toán và bảo lãnh, thu từ thanh toán nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn, trong khi
đó thu từ kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác như ATM, ngân quỹ… còn
chiếm tỷ trọng nhỏ .
- Nguồn huy động và dư nợ tín dụng đều tập trung ở một số khách hàng lớn
2.5.3 nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục
-Đầu tiên chúng ta có thể thấy nguyên nhân rõ ràng và nổi bật nhất gây ra

những hạn chế trên là do tình hình kinh tế suy thoái toàn cầu,khiến cho tu doanh
nghiệp tư nhân đến doanh nghiệp nhà nước đều lâm vào tình cảnh khó khăn ,thua
lỗ ,phá sản chính vì vậy mà ngân hàng không thể cho vay ra nhiều bởi vì rủi ro cao
va điều này gây nên tình trạng ứ đọng vốn
-ngoài ra còn một hạn chế nữa đó là do ngân hàng phát triển hệ thống bán lẻ
chưa tốt ,tuy đã có nhiêu tiến bộ về kỹ thuật trang thiết bị hiên đại nhưng do những
nguyên nhân khách quan va chủ quan nên nguôn thu từ các dịch vụ tiện ích như
ATM,giao dich ngoại tệ,thanh toán không dùng tiền mặt la con rất thấp.
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10
12
Khoa tài chính Báo cáo thực tập

PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kiến nghị và góp ý của em đối với ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh
Hóa nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển của ngân
hàng.
-Đầu tiên em xin đề xuất với ngân hàng là chú trọng phát triển và tăng mạnh
hệ thống bán lẻ vì chính hệ thống này mới đang được các ngân hàng rất đầu tư khi
mà kinh tế khó khăn thì việc bán buôn là rất khó trong khi việc bán lẻ lại dễ phát
triển hơn.Ngoài ra thì việc phát triển hệ thống bán lẻ sẽ giúp ngân hàng tiếp cận
được nguồn khách hàng rất lớn và thu hút được khách hàng bởi những tiện ích mà
ngân hàng mang đến.
-Ngoài ra cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cung
cách làm việc của các nhân viên ,cán bộ ngân hàng để đáp ứng được sự thay đổi
của nền kinh tế và đem đến sự hài lòng cho khách hàng khi được phục vụ
-Hơn thế nữa ngân hàng cần không ngừng đầu tư về máy móc trang thiết bi
hiên đại để giúp cho hiệu quả làm việc ngày càng được nâng cao,tiết kiệm sức lao
động ,đem đến sự tiện ích cho khách hàng và nhất là nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh đối với các ngân hàng khác nhất là những ngân hàng lớn vốn cũng đang phát
triển rất nhanh và mạnh.Chỉ có sự thay đổi và thích ứng mới giúp ngân hàng tồn tại

và ngày càng phát triển.
3.2 Một số ý kiến đề xuất và góp ý của em với nhà trường và khoa tài chính
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học đối với sinh viên
- Đầu tiên em xin góp ý với nhà trường ngày càng đẩy mạnh đào tạo chất
lượng dạy và học cho các giáo viên và học sinh ngày càng nâng cao hơn nữa.
-Nhà trường cần không ngừng nâng cấp trang thiết bị ,cơ sở vật chất nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo giúp cho học sinh và giáo viên học tập và làm việc
trong môi trường tốt nhất để đạt được hiệu quả học tập và làm việc cao.
-Ngoài ra nhà trường cần tạo và mở rộng với những mối liên kết như các ngân
hàng ,công ty bao hiểm ,du học để cho công tác đào tạo ,quản lý tốt nhất lại tiết
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10
13
Khoa tài chính Báo cáo thực tập

kiệm được sức lao động tốt nhất hơn thế nữa đem lại sự tiên ích tốt nhất và thoải
mái cho các sinh viên tránh được các thủ tục không cần thiết.
-Đối với khoa tài chính là bộ phân trực tiếp phụ trách và giảng dạy những
sinh viên như chúng em thì em mong rằng các thầy cô quan tâm hơn và sao sát
hơn với sinh viên, không ngừng giúp đỡ sinh viên để chúng em có được kết quả
học tập tốt nhất.
- Ngoài ra các thầy cô cần không ngừng cập nhật ,tìm hiểu về các lĩnh vực
chuyên môn về tình hình kinh tế thị trường để không ngừng nâng cao trình độ và
có được những bài giảng sát thực ,bổ ích va hiệu quả nhất cho sinh viên chúng
em.em xin chân thành cảm ơn thầy cô
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10
14
Khoa tài chính Báo cáo thực tập

KẾT LUẬN
Sau quá trình thực tập tổng hợp tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Thanh Hóa, em đã có cái nhìn thục tế hơn, sâu hơn về cơ cấu tổ chức, chức năng
nhiệm vụ của các phòng ban trong Chi nhánh cũng như hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh trong các năm gần đây . Em nhận thấy Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Thanh Hóa là một trong những cơ sỏ tiên phong đi đầu trong toàn bộ hệ
thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có trình độ công nghệ hiện đại,
cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm . Trong
thời gian vừa qua, mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ và mới mẻ khi lần đầu tiếp xúc với
hoạt động thực tế nhưng được sự chỉ bảo tận tình của cô Trịnh Thị Nhân cũng như
các cán bộ công nhân viên chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hóa
nên em đã tích lũy được những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để hoàn thành
báo cáo tổng hợp này.
Vì còn rất hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế nên báo
cáo này không thể trách khỏi còn nhiều thiếu sót . Rất mong được sự góp ý, nhận
xét của các thầy cô để báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
LÊ TIẾN DƯƠNG LỚP: 8LTCD-TC10

×