Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
PHẦN 1
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ
TP. HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NH TMCP phát triển nhà
TP.Hồ Chí Minh
Ngày 04/01/1990 Ngân hàng TMCP phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh
(HD Bank) được thành lập. Là một trong những NH TMCP đầu tiên của cả
nước với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng và gần 50 CBNV, HD Bank đã lấy sứ
mệnh “ phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị, góp phần xây dựng TP. Hồ Chí
Minh văn minh, hiện đại”. Lấy sứ mệnh trên làm mục tiêu hoạt động và phát
triển, HD Bank có chức năng thực hiện kinh doanh tổng hợp, đa dạng trong lĩnh
vực nhà ở; kinh doanh tiền tệ, tín dụng thông qua việc đầu tư vốn, cung ứng tín
dụng và dịch vụ nhà; tập trung huy động vốn và quản lý tất cả các nguồn vốn để
phục vụ chương trình phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị; tư vấn cho Ủy ban
nhân dân TP. Hồ Chí Minh về chương trình, kế hoạch phát triển nhà và chỉnh
trang đô thị.
Qua 20 năm hoạt động, HD Bank đã đạt được những kết quả quan trọng
sau: Vốn điều lệ tăng từ 3 tỷ lên 1.550 tỷ đồng; lao động từ 50 người nay tăng
lên hơn 1.300 người. Mạng lưới hoạt động không ngừng mở rộng, từ 1 trụ sở
ban đầu , đến nay HD Bank đã có mặt tại hầu hết các vùng kinh tế trọng điểm
của cả nước với 65 Chi nhánh, phòng giao dịch.
NH TMCP phát triển nhà TP.Hồ Chí Minh chi nhánh Hoàn Kiếm (HD
Bank Hoàn Kiếm) tiền thân cũng là một phòng giao dịch được thành lập ngày
31/07/2007 với tên gọi là PGD Trần Hưng Đạo. Đến ngày 23/04/2008 PGD
Trần Hưng Đạo được nâng cấp thành Chi nhánh Hoàn Kiếm, có trụ sở tại 98B
Trần Hưng Đạo. Đến ngày 06/10/2009, HD Bank Hoàn Kiếm chính thức đổi
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
1
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
địa điểm trụ sở mới tại 14-16 Hàm Long, Hà Nội. HD Bank Hoàn Kiếm hoạt
động theo mô hình giao dịch một cửa với không gian thân thiện và tiện nghi cao
cấp, được thiết kế sang trọng, tạo sự gần gũi giữa nhân viên và khách hàng.
1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NH TMCP phát triển nhà
TP. Hồ Chí Minh Chi nhánh Hoàn Kiếm
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Mô hình tổ chức chi nhánh Hoàn Kiếm
( Nguồn: Phòng Hành chính NH TMCP phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh Chi nhánh
Hoàn Kiếm)
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
• Phòng Hành chính
Phòng Hành chính có chức năng tham mưu cho Giám đốc các lĩnh vực: Tổ
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
Ban Giám đốc
P. Hành chính P. Tín dụng P. Kế toán
ngân quỹ
PGD
Nguyễn
Trường Tộ
PGD
Hà Đông
PGD
Thái Thịnh
PGD
Trần Hưng
Đạo
PGD
Phố Huế
2
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
chức, đào tạo cán bộ CNV, quản lý tiền lương, công tác văn phòng tổng hợp thi
đua, công tác hành chính quản trị.
Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ, chấp hành công tác báo cáo thống kê,
kiểm tra chuyên đề.
Lưu trữ các văn bản pháp luật, văn bản định chế, quản lý con dấu, công tác
hành chính văn thư, lễ tân, bảo vệ, chăm lo đời sống vật chất – văn hóa – tinh
thần của cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh.
Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn có nhiệm vụ thực hiện công tác
xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao
động, văn phòng phẩm.
• Phòng tín dụng
Phòng Tín dụng là đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc xây dựng
chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách
ưu đãi đối với từng loại khách hàng. Quản lý ( hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản,
lưu trữ, khai thác…) hồ sơ tín dụng theo quy định, tổng hợp, phân tích, quản lý
thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng
kinh doanh của NH TMCP phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh. Tổng hợp phân tích
hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng, hoàn thiện hồ sơ trình
NH cấp trên theo phân cấp ủy quyền. Tiếp nhận xây dựng, thực hiện các
chương trình, dự án mô hình tín dụng thuộc nguồn vốn trong nước và nước
ngoài.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và
đề xuất khắc phục.
• Phòng Kế toán ngân quỹ
Chức năng nhiệm vụ của phòng là hạch toán kế toán, thống kê và thanh
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
3
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
toán theo quy định của NH Nhà nước. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính,
quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương trình NH cấp trên duyệt.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, tài liệu về hạch toán, quyết toán và các báo
cáo theo quy định.
Chỉ đạo công tác kế toán, theo dõi tiền gửi, vay và tổ chức thanh toán điện
tử của Chi nhánh, thanh toán bù trừ với các NH trê địa bàn. Tổ chức tốt việc
thu, chi tiền cho khách hàng đến giao dịch, đảm bảo an toàn tài sản. Tham mưu
cho giám đốc điều hành nguồn vốn, xây dựng kế hoach kinh doanh ngắn hạn,
trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NH TMCP phát triển nhà TP.
Hồ Chí Minh.
• Các phòng giao dịch
Mỗi một phòng giao dịch giống như một Ngân hàng thu nhỏ, có các bộ
phận huy động vốn, có bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, có bộ phận kế
toán đảm nhận các công việc kế toán cho vay, nợ, kế toán tiết kiệm thực hiện
theo chế độ kế toán. Tùy theo tình hình kinh tế từng thời kỳ Giám đốc có giao
mức phán quyết cho vay đối với các trưởng phòng cho phù hợp.
1.3 Các sản phẩm dịch vụ của NH TMCP phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh
chi nhánh Hoàn Kiếm
Giống như các NHTM khác, chức năng của NH TMCP phát triển nhà TP.
Hồ Chí Minh Chi nhánh Hoàn Kiếm là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và
các thành phần kinh tế để cho vay. Cùng sự tăng trưởng kinh tế chung toàn
thành phố và cả nước, NH TMCP phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh chi nhánh
Hoàn Kiếm đã không ngừng hoàn thiện và mở rộng các lĩnh vực hoạt động.
Hiện nay các hoạt động cơ bản của Ngân hàng gồm:
• Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mọi tổ chức và dân cư
thuộc các thành phần kinh tế dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn
và chứng chỉ tiền gửi bằng đồng Việt Nam.
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
4
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
• Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
• Cho vay ngắn han, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các
pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, Doanh nghiệp tư nhân sản xuất và kinh doanh
trên các lĩnh vực.
• Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, chuyển tiền và các dịch vụ
Ngân hàng khác.
• Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
5
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
PHẦN 2
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH TMCP PHÁT
TRIỂN NHÀ TP. HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của NH trong 2 năm 2008 và 2009
2.1.1 Công tác huy động vốn
Bảng 2.1: Bảng tình hình huy động vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Tỷ
trọng
Năm
2009
Tỷ
trọng
So sánh 08& 09
Số tiền %
Tổng nguồn vốn 302 100% 1172 100% +870 +288%
1. Theo loại tiền
- Nội tệ 202 66.9% 1001 85.5% +799 +395%
- Ngoại tệ 100 33.1% 171 14.5% +71 +71%
2. Theo thành phần kinh tế
- Từ dân cư 91 30.1% 315 26.9% +224 +246.1%
- Từ các tổ chức kinh tế 211 69.9% 857 73.4% +646 +306.1%
3. Theo kỳ hạn tiền gửi
- Tiền gửi không kỳ hạn 11 3.6% 132 11.2% +121 1100%
- Tiền gửi ngắn hạn 187 61.9% 617 52.6% +430 +229.9%
- Tiền gửi trung, dài hạn 104 34.5% 423 36.2% +319 +306.7%
( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 & 2009)
Huy động vốn là nghiệp vụ truyền thống và cũng là hoạt động cơ bản quyết
định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một Ngân hàng nào. NH TMCP phát
triển nhà TP. Hồ Chí Minh chi nhánh Hoàn Kiếm đã không ngừng cố gắng và
đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động huy động vốn, hoạt động chủ
yếu tạo cơ sở cho mọi hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng. Công tác
quản lý hoạt động huy động vốn tiến hành trên những cơ sở khác nhau: quản lý
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
6
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
vốn huy động theo đơn vị tiền tệ, theo thành phần kinh tế và theo kỳ hạn tiền
gửi. Nhìn vào bảng số liệu trên trong 2 năm 2008 và 2009 ta thấy: Tổng nguồn
vốn huy động của năm 2009 tăng 870 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng với
mức tăng 288%. Trong đó tiền nội tệ huy động được tăng 799 tỷ đồng tương
đương tăng 395.5%. Và tiền ngoại tệ huy động được tăng 71 tỷ đồng tương
đương với tăng 71%. Tiền nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu nguồn
vốn năm 2008 là 66.9%, năm 2009 là 85.5%, ngoại tệ giảm từ 33.1% năm 2008
xuống 14.5% năm 2009.
Tiền gửi từ dân cư tăng 224 tỷ đồng, từ các tổ chức kinh tế tăng 646 tỷ
đồng tương ứng với các mức tăng 246.1% và 306.1% .
Năm 2008 tiền gửi KKH là 11 tỷ đồng chiếm 3.6% ít hơn 121 tỷ đồng so
với năm 2009. Tiền gửi ngắn hạn năm 2008 là 187 tỷ đồng, năm 2009 là 617 tỷ
đồng tăng 430 tỷ đồng tương đương với mức tăng 229.9% và tiền gửi trung và
dài hạn là 104 tỷ đồng năm 2008 ít hơn 319 tỷ đồng so với năm 2009 tương
đương với mức tăng 306.7% cùng với tỷ trọng tăng từ34.5% lên 36.2%.
Qua những số liệu trong bảng, chúng ta có thể thấy NH TMCP phát triển
nhà TP. Hồ Chí Minh chi nhánh Hoàn Kiếm đã tích cực tìm kiếm và tận dụng
được khả năng huy động vốn của mình để đưa vào phục vụ kinh doanh bằng
nhiều biện pháp đồng bộ như đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng
lãi suất linh hoạt, các hình thức tiết kiệm dự thưởng và các biện pháp khuyến
mãi khác. Bên cạnh đó, trình độ cán bộ huy động vốn từng bước được nâng lên
cùng sự nhiệt tình học tập, đổi mới phong cách giao dịch.
2.1.2 Tình hình sử dụng vốn
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
7
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ năm 2008 & 2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Tỷ
trọng
Năm
2009
Tỷ
trọng
So sánh 08& 09
Số tiền %
Tổng dư nợ 302 100% 750 100% +448 +148.3%
1. Theo loại tiền
- Nội tệ 234 77.5% 741 98.8% +507 +216.7%
- Ngoại tệ 68 22.5% 9 1.2% -59 -86.8%
2. Theo thành phần kinh tế
- Hộ gia đình, cá thể 59 19.5% 223 29.7% +164 +277%
- Các tổ chức kinh tế 243 80.5% 527 70.3% +284 +116.9%
3. Theo thời gian cho vay
- Dư nợ ngắn hạn 244 80.8% 627 83.6% +383 +157%
- Dư nợ trung, dài hạn 58 19.2% 123 16.4% +65 +112.1%
( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 & 2009)
Tổng dư nợ cho vay tính đến ngày 31/12/2009 là 750 tỷ đồng tăng 448 tỷ
đồng so với năm 2008 tương ứng 148.3%. Trong đó cho vay bằng VNĐ tăng
507 tỷ đồng từ 234 tỷ đồng năm 2008 lên tới 741 ỷ đồng năm 2009 ứng với
216.7%. Doanh số cho vay bằng ngoại tệ năm 2008 là 68 tỷ đồng, năm 2009 là
là 9 tỷ đồng giảm 59 tỷ đồng tương ứng với giảm 86.8%.
Năm 2008 là 1 năm khó khăn đối với các đối tượng vay là hộ gia đình, cá
thể. Đối tượng chiu nhiều thiệt hại từ cuộc khủng hoảng kinh tế với dư nợ là 59
tỷ đồng ít hơn so với năm 2009 là 164 tỷ đồng tương đương với mức tăng là
277% cùng với tỷ trọng tăng từ 19.5% lên 29.7%. Dư nợ cho vay với các tổ
chức kinh tế là 243 tỷ đồng trong năm 2008 và 527 tỷ đồng trong năm
2009.Như vậy là tăng 284 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 116.9%.
Năm 2008, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn là 80,8% và tổng dư
nợ đạt 244 tỷ đồng, cho vay trung va dài hạn đạt 58 tỷ đồng chiếm 19,2% trong
tổng dư nợ . Sang đến năm 2009 thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn đã tăng lên và
đạt 83,6% tương ứng với 627 tỷ đồng. Khi tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng lên
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
8
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
thì cũng đồng nghĩa với việc tỷ trọng cho vay trung và dài hạn sẽ giảm xuống.
Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn giảm xuống còn 16.4% với dư nợ 123 tỷ
đồng. Việc tỷ trọng cho vay ngắn hạn năm 2008 ít hơn so với năm 2009 có thể
được lý giải do năm 2008 các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm do tình trạng lạm phát tăng cao ở đầu năm và có thiên
hướng giảm phát ở một vài tháng cuối năm buộc các doanh nghiệp phải thu hẹp
quy mô sản xuất hoăc tạm ngừng hoạt động dẫn đến dư nợ cho vay ngắn hạn
giảm sút so với năm 2009. Trong một vài năm tới chi nhánh sẽ đưa ra chính
sách linh hoạt để mở rộng hoạt động cho vay, gia tăng thị phần, uy tín đối với
các khách hàng.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong một vài năm gần đây
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 &2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
So sánh 08 & 09
Số tiền %
1. Tổng thu 65 194 129 198.5%
2. Tổng chi 59 185 126 213.6%
3. Chênh lệch thu - chi 6 9 3 50%
( Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2008 & 2009)
Về tổng thu, năm 2008 là 65 tỷ đồng và năm 2009 là 194 tỷ đồng tăng 129
tỷ đồng với tỷ trọng là 198,5%. Về tổng chi, năm 2008 là 59 tỷ đồng, năm 2009
là 185 tỷ đồng. Năm 2009 tổng chi tăng 126 tỷ đồng so với năm 2008 tương
đương tăng 213,6%. Qua bảng số liệu về kết quả tài chính năm 2008 và 2009 ta
thấy lợi nhuận của năm 2009 tăng 3 tỷ đồng tương đương với tăng 50% so với
năm 2008. Nguyên nhân là do những tháng đầu năm 2008 tình hình kinh tế của
Viêt Nam nói riêng và thế giới nói chung diễn biến hết sức phức tạp, lạm phát
tăng cao trên 20% cùng với việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của chính
phủ khiến các Ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi và do đó chi phí huy
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
9
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
động vốn cũng tăng cao. Việc lơi nhuận năm 2009 tăng so vơi năm 2008 đã cho
thấy những nỗ lực không ngừng của NH TMCP phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh
chi nhánh Hoàn Kiếm. Măc dù chi nhánh mới thành lập không lâu nhưng đã và
đang khăng định được vị thế và uy tín của một NHTM, tạo được niềm tin đối
khách hàng và ngày càng nâng cao vị thế của mình.
2.1.4 Một số hoạt động kinh doanh khác
a. Dịch vụ kinh doanh ngoại hối
Bảng 2.4: Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Đơn Vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
1. Thanh toán quốc tế
- Thanh toán hàng nhập khẩu 93.5 119.7
- Thanh toán hàng xuất khẩu 11.9 15.8
2. Kinh doanh ngoại tệ
- Doanh số mua ngoại tệ 61.2 132
- Doanh số bán ngoại tệ 64.4 132
( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 & 2009)
Trong năm 2009 giá trị thanh toán nhập khẩu đạt 119.7 tỷ đồng lớn hơn
nhiều so với giá trị thanh toán hàng xuất khẩu. Trong khi đó doanh số mua bán
ngoại tệ là tương đối cân bằng ở các năm với doanh số mua ngoại tệ năm 2008
là 61.2 tỷ đồng và doanh số bán đạt 64.4 tỷ đồng và năm 2009 đều là 132 tỷ
đồng.
Nhìn chung hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ cũng
chưa mấy phát triển ở chi nhánh.
b. Công tác ngân quỹ
- Năm 2008: Doanh số thu tiền mặt: 921 tỷ đồng
Doanh số chi tiền mặt: 863 tỷ đồng
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
10
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
-Năm 2009: Doanh số thu tiền mặt: 912 tỷ đồng
Doanh số chi tiền mặt: 910 tỷ đồng
Năm 2009, trong quá tringf thu chi tiền mặt bộ phận ngân quỹ đã đảm bảo
an toàn cho khách hàng đến giao dịch và cho Ngân hàng: đã thu lại nhiều tiền
giả, trả lại 15 món tiền thừa. Trong đó 16 món nội tệ số tiền là 11.2 triệu đồng,
một món ngoại tệ là 100 USD
c. Hoạt động dịch vụ
Dich vụ thanh toán chuyển tiền trong nước, chuyển tiền ra nước ngoài, nhờ
thu L/C, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thu hộ, chi hộ… Các dịch vụ này ngày càng
phát triển mạnh mẽ và đem lại sự hài lòng cho khách hàng vì thời gian thanh
toán được rút ngắn đồng thời các dịch vụ này cũng đem lại cho chi nhánh
nguồn thu nhập đáng kể.
2.2 Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP phát triển nhà
TP. Hồ Chí Minh chi nhanh Hoàn Kiếm.
2.2.1 Cơ cấu huy động vốn của chi nhánh Hoàn Kiếm
2.2.1.1 Theo đơn vị tiền tệ
Bảng 2.5: Huy động vốn theo loại tiền năm 2008 & 2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Tỷ
trọng
Năm
2009
Tỷ
trọng
So sánh 08& 09
Số tiền %
Tổng nguồn vốn 302 100% 1172 100% +870 +288%
- Nội tệ 202 66.9% 1001 85.5% +799 +395%
- Ngoại tệ 100 33.1% 171 14.5% +71 +71%
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 &2009 )
Tổng nguồn vốn huy động được của năm 2008 là: 302 tỷ đồng, năm 2009
là 1172 tỷ đồng và tăng 870 tỷ đồng tương đương với tăng 288%. Trong đó
năm 2008 tiền nội tệ là 202 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 66,9% , năm 2009 là 1001
tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 86,8% tăng 779 tỷ đồng tương với 395% so với năm
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
11
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
2008. Tiền ngoại tệ năm 2008 là 100 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 33,1%, năm
2009 là 171 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 14,5%. Trong năm 2008 là 1 năm đầy
khó khăn với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực Ngân hàng nói riêng. Với việc
lạm phát ở những tháng đầu năm ở mức rất cao trên 20% nên tâm lý người dân
không muốn gửi tiền nội tệ vào Ngân hàng mà muốn chuyển đổi thàng ngoại tệ
mạnh như USD, EUR… Hoạc vàng sau đó mới gửi Ngân hàng. Chính vì vậy
mà lượng tiền huy động năm 2008 thấp hơn nhiều so với năm 2009
2.2.1.2 Theo thành phần kinh tế
Bảng 2.6: Huy động vốn theo thành phần kinh tế 2008&2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Tỷ
trọng
Năm
2009
Tỷ
trọng
So sánh 08& 09
Số tiền %
Tổng nguồn vốn 302 100% 1172 100% +870 +288%
- Từ dân cư 91 30.1% 315 26.9% +224 +246.1%
- Từ các tổ chức kinh tế 211 69.9% 857 73.4% +646 +306.1%
( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 & 2009)
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Năm 2008 là 91 tỷ đồng, năm 2009 là 315 tỷ
đồng tăng 224 tỷ đồng tương ứng với 246.1%. Những tháng đầu năm 2008 khi
tình hình lạm phát diễn biến hết sức phức tạp, lượng vốn huy động của Ngân
hàng thiếu hụt nên các Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi của tất cả các
loại tiền nên thu hút được 1 lượng tiền lớn nhàn rỗi trong dân cư. Đây là một
nguồn tiền quan trọng mà Ngân hàng luôn có chính sách về lãi suất linh hoạt để
thu hút và mở rộng mạng lưới nhằm tăng tỷ trọng trong cơ cấu tổng nguồn vốn
huy động. Cụ thể năm 2008 tỷ trọng của nguồn tiền này là 30.1% cao hơn năm
2009 là 26.9%.
Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế: Năm 2008 là 211 tỷ đồng, năm 2009 là 857
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
12
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
tỷ đồng tăng 646 tỷ đồng tương đương 306.1%. Nguồn tiền này chiếm tỷ trọng
khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng: năm 2008 là 69.9%,
năm 2009 là 73.4%. Đây là loại nguồn vốn có chi phí huy động thấp do loại tiền
gửi này nhằm mục tiêu hưởng các tiện ích trong thanh toán chứ không nhằm
mục đích hưởng lãi. Việc nâng cao được tỷ trọng nguồn tiền này trong cơ cấu
vốn huy động chứng tỏ Ngân hàng ngày càng có uy tín và vị thế cao hơn trong
mắt các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động của mình.
2.2.1.3 Theo thời gian
Bảng 2.7: Huy động vốn theo thời gian năm 2008& 2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Tỷ
trọng
Năm
2009
Tỷ
trọng
So sánh 08& 09
Số tiền %
Tổng nguồn vốn 302 100% 1172 100% +870 +288%
- Tiền gửi không kỳ hạn 11 3.6% 132 11.2% +121 1100%
- Tiền gửi ngắn hạn 187 61.9% 617 52.6% +430 +229.9%
- Tiền gửi trung, dài hạn 104 34.5% 423 36.2% +319 +306.7%
( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 & 2009)
Tiền gửi KKH năm 2008 là 11 tỷ đồng, năm 2009 là 132 tỷ đồng tăng 121
tỷ đồng tương đương với 1100%. Tiền gửi ngắn hạn tăng 430 tỷ đồng từ 187 tỷ
đồng năm 2008 lên 617 tỷ đồng năm 2009 tương đương với tỷ lệ tăng 229.9%,
tiền gửi trung và dài hạn tăng 319 tỷ đồng tương ứng với 306.7%. Qua bảng
phân tích ta thấy tiền gửi ngắn hạn có tỷ trọng lớn nhất 61.9% năm 2008 và
52.6% năm 2009. Tiếp theo là tiền gửi trung và dài hạn, năm 2008 là 34.5% và
năm 2009 là 36.2%. Nguồn tiền này có tính chất ổn định thời gian gửi dài nên
Ngân hàng luôn chú trọng thu hút. Cuối cùng là loại tiền gửi KKH với tỷ trọng
từ năm 2008 là 3.6% và lên tới 11.2% năm 2009. Loại tiền gửi này làm tăng
tính cơ động và linh hoạt cho người gửi tiền khi chưa có mục đích sử dụng vốn
của mình hoặc là gửi tiền với mục đích hưởng các tiện ích của Ngân hàng mặc
dù lãi suất tiền gửi thấp. Trong năm 2010 và các năm tiếp theo chi nhánh sẽ tiếp
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
13
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
tục đưa ra các kỳ hạn mới với lãi suất phù hợp với từng thời kỳ, linh hoạt theo
sự biến động của nền kinh tế để thu hút được nhiều nguồn vốn hơn để có thể
mang lại lợi nhuận cao cho chi nhánh.
2.2.2 Chi phí huy động vốn
Bảng 2.8: Chi phí huy động vốn năm 2008 &2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
1. Tổng chi phí huy động vốn 14.61 23.75
- Chi phí trả lãi 11.6 19.9
- Chi phí tiền lương 1.6 2.1
- Chi phí KH, sửa chữa TSCĐ, mua sắm CCLĐ 1.01 1.08
- Chi phí vật liệu, giấy tờ in 0.19 0.23
- Chi phí XB tài liệu, quảng cáo, tiếp thi, khuyến mại 0.21 0.44
2. Tỷ lệ chi phí trả lãi trên tổng chi phí huy động vốn 79.3% 84%
3. Tổng nguồn vốn huy động 302 1172
4. Tỷ lệ chi phí huy động trên tổng nguồn vốn 4.8% 2.02%
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2008 & 2009)
Tại chi nhánh Hoàn Kiếm ta có thể dễ dàng nhận thấy là chi phí huy động
năm 2009 cao hơn năm 2008, năm 2008 là 14.61 tỷ đồng, năm 2009 là 23.75 tỷ
đồng. Nhưng điều đáng nói ở đây là hiệu quả của những khoản chi ấy. cụ thể là
năm 2008 để huy động được 1 đồng vốn phải bỏ ra 0.048 đồng nhưng sang năm
2009 thì giảm xuống chỉ còn 0.02 đồng. Điều này chứng tỏ năm 2009 Chi
nhánh đã thắt chặt công tác quản lý chi tiêu một cách hợp lý và có hiệu quả
tránh tình trạng thất thoát lãng phí trong công tác huy động vốn.
2.2.3 Quan hệ cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Bảng 2.9: Tính cân xứng giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
So sánh 08 &09
Số tiền %
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
14
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
1. Huy động vốn ngắn hạn 198 749 +551 +278.2%
2.Cho vay ngắn hạn 244 627 +383 +157%
- Chênh lệch -46 122 +168 +365.2%
3. Huy động vốn trung và dài hạn 104 423 +319 +306.7%
4. Cho vay trung và dài hạn 58 123 +65 +112.1%
- Chênh lệch 46 300 +254 +552.1%
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy huy động vốn ngắn hạn năm 2009 tăng 551
tỷ đồng tương ứng với tăng 278.2% so với năm 2008, đồng thời cho vay ngắn
hạn tăng 383 tỷ đồng tương đương tăng 157%. Việc huy động vốn ngắn hạn
tăng cao như vậy là do năm tình trạng chung của nền kinh tế trong và ngoài
nước năm 2008 gặp nhiều khó khăn lạm phát cao nên người dân lựa chọn
những loại hình đầu tư khác như mua vàng, USD…Bên cạnh đó nhu cầu về các
mặt hàng thiết yếu giảm sút nên các doanh nghiệp sản xuất gặp nhiều khó khăn
trong khâu tiêu thụ sản phẩm nên nhu cầu vay vốn lưu động giảm sút ảnh
hưởng tới doanh số cho vay ngắn hạn cả Ngân hàng. Huy động vốn trung và dài
hạn năm 2009 cũng tăng từ 104 tỷ đồng lên 423 tỷ đồng tương ứng với mức
tăng 306.7%. Nhưng doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ tăng 65 tỷ đồng
tương ứng với 112.1%. Đây là một sự nỗ lực của cán bộ nhân viên chi nhánh
trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và biến động như năm 2008.
PHẦN 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3.1 Đánh giá hoạt động kinh doanh
3.1.1 Những kết quả đạt đuợc
Ngay từ ngày đầu mới thành lập, nhờ có sự định hướng đúng đắn của Ban
Giám đốc cộng với sự nhiệt tình, năng động của tập thể cán bộ công nhân viên
nên NH TMCP phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh chi nhánh Hoàn Kiếm đã đạt
được những kết quả đáng khích lệ trong quá trình hoạt động, góp phần đáng kể
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
15
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
vào thành tích chung của Ngân hàng trong những năm qua.
- Tiếp tục ổn định về mặt tổ chức Đảng, Công đoàn.
- Quan tâm đến công tác mở rộng hoạt động kinh doanh. Tổng nguồn vốn
huy động và dư nợ tăng trưởng, cơ cấu nguồn vốn được quan tâm chú trọng đặc
biệt về nguồn vốn rẻ. Tổ chức triển khai nhiều hình thức huy động vốn từ các tổ
chức kinh tế, xã hội và dân cư. Đa dạng hóa các hình thức tiết kiệm dự thưởng
theo quy định của NH TMCP phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh.
- Sử dụng vốn có theo hướng tích cực, tập trung cho vay các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng thu dịch vụ, cho vay hộ gia
đình và cho vay tiêu dùng, đồng thời tiếp cận với một số dự án của các doanh
nghiệp lớn.Quan tâm, nâng cao chất lượng tín dụng, việc thẩm định cho vay
đảm bảo đúng quy trình.
- Nắm bắt sự biến động lãi suất tiền gửi, tiền vay để điều chỉnh kịp thời
phù hợp với thị trường, thường xuyên đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử
dụng vốn, phục vụ tốt hoạt động thanh toán, đảm bảo dự trữ bắt buộc và an toàn
thanh toán theo đúng quy định.
- Quan tâm đến nâng cao năng lực tài chính: thực hiện theo quy chế tài
chính của NH TPCP phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt việc huy
động vốn, phục vụ tốt hoạt động thanh toán, đảm bảo dự trữ bắt buộc và an toàn
thanh toán theo đúng quy định.
- Tăng cường công tác tiếp thị, tích cực mở rộng thị trường, thị phần, có
chiến lược khai thác khách hàng trong huy động vốn và cho vay vốn.
- Hoàn thiện công tác quản lý điều hành và tổ chức đào tạo bồi dưỡng
nghiệp vụ CBCNV và tập huấn nghiệp vụ như: tín dụng, kế toán, thanh toán
quốc tế, kiểm tra, kiểm soát…
3.1.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân tồn tại
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
16
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
- Xác định phát triển thị trường và thị phần đối với Chi nhánh là một điều
hết sức quan trọng, do dó chi nhánh đã tìm mọi biện pháp đẻ tạo ra những thế
mạnh riêng của mình như về sản phẩm, chăm sóc khách hàng, vấn đề công nghệ
cùng các công cụ điều chỉnh lãi suất khác… Tuy nhiên cả về thị trường và thị
phần của chi nhánh chiếm lĩnh còn hạn chế.
- Nguồn vốn chưa được ổn định, tiền gửi dân cư còn thấp. Nhưng món tiền
gửi kỳ hạn dài với lãi xuất cao vẫn chưa tất toán được.
- Nguồn vốn tăng trương chưa thật ổn định.
- Đầu tư tín dụng chưa có nhiều các dự án cho vay trung dài hạn
Nguyên nhân là do mới thành lập chưa lâu nên chi nhánh có những khó khăn
nhất định như nguồn vốn, dư nợ, lao động nhưng với sự quyết tâm vươn lên chi
nhánh đã sớm khắc phục để ổn định kinh doanh đáp ứng với điều kiện mới
3.2 Định hướng của Ngân hàng trong năm tiếp theo
NH TMCP phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh chi nhánh Hoàn Kiếm có chức
năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và làm các dịch vụ và làm các dịch vụ Ngân
hàng kết hợp với việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy kinh tế phát
triển trên địa bàn. Căn cứ vào định hướng kinh doanh năm 2010 và yêu cầu phát
triển kinh tế của thành phố, mục tiêu phấn đấu thực hiện trong năm 2010 của
chi nhánh Hoàn Kiếm như sau:
Tiếp tục duy trì những phương thức huy động truyền thống đồng thời đẩy
nhanh việc áp dụng các sản phẩm mới về huy động vốn. Phấn đấu đạt mức tăng
trưởng nguồn vốn với nhip độ phát triển cao và bền vững cân đối với nhip độ
tăng trưởng tín dụng và các hoạt động khác. Cụ thể chi nhánh Hoàn Kiếm đả đề
ra phương hướng phát triển trong năm 2010 như sau: Tổng nguồn vốn huy động
tăng từ 30 -32% so với 31/12/2009.
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cua Ngân hàng.
3.3.1 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
17
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
- Mỗi đối tượng gửi tiền có những đăc điểm khác nhau nên để thỏa mãn
tốt được nhu cầu của khách hàng, chi nhánh cần phải đa dạng hóa các kỳ hạn
gửi tiền, các hình thức gửi tiền củng như phat triển các công cụ huy động vốn
có khả năng khai thác tốt vốn trung- dài hạn và ngoại tệ. Ngoài các hình thức
gửi tiền tiết kiệm thông thường thì chi nhánh nên xem xét đưa ra các hình thức
tiết kiệm mới phù hợp với khách hàng để có thể chủ động được thời gian, định
kỳ nộp tiền, số tiền mỗi kỳ tùy thuộc vào mức thu nhập, mục tiêu của khách
hàng, có thể đưa ra hình thức tiết kiệm theo thơi gian thực gửi, tài khoản tiết
kiệm vì tương lai, tài khoản tiết kiệm giáo dục, tiết kiệm dưỡng lão…
- Hiện nay chi nhánh mới huy động nguồn ngoại tệ là USD nên có thể mở
rộng huy động các loại ngoại tệ khác như EUR, JPY…
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu để huy động những nguồn vốn dài hạn, có
tính ổn định cao. Đây là hình thức huy động vốn trung và dài hạn ma chi nhánh
nên áp dụng.
3.3.2 Đa dạng hóa các hình thức nhận lãi
Khách hàng gửi tiền với nhiều mục đích khác nhau. Nên chi nhánh cần
đưa ra những hình thức nhận lãi khác nhau để phù hợp với mục đích, yêu cầu
của từng đối tượng gửi tiền:
- Loai gửi tiền một lần nhưng lấy lãi nhiều lần, gốc thì đến hạn mơi trả, có
thể trả lãi theo thơi han một tháng, theo quý, theo năm, và mức lãi suất khi nhận
lãi ở từng thời điểm sẽ khác nhau.
- Hình thức lãi suất tăng dần theo số lượng tiền gửi. Với cùng một kỳ hạn,
Ngân hàng có thể trả lãi suất cao hơn cho nhưng khoản tiền gửi có giá trị lớn,
như vậy sẽ khuyến khích được người dân cũng như các doanh nghiệp gửi tiền ở
một nơi với giá trị lớn.
3.3.3 Mở rộng mạng lưới giao dịch
Hà Nội là địa bàn đông dân cư, nhiều nhà máy, doanh nghiệp, xí nghiệp,các
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
18
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
tổ chức, trường học…Trong tương lai chi nhánh sẽ cố gắng mở thêm các phòng
giao dịch ở các vị trí thuận lợi, đông dân cư, dân cư có thu nhập, có trình độ dân trí
cao để thu hút khách hàng tham gia vào các dịch vụ của Ngân hàng.
3.3.4 Nâng cao chất lượng sử dụng vốn huy động
- Nguồn vốn và sử dụng vốn luôn có quan hệ thường xuyên, qua lại với
nhau. Nguồn vốn là cơ sơ để Ngân hàng thực hiện công tác sử dụng vốn. Do
vậy sử dụng vốn là căn cứ để Ngân hàng xác định nguồn vốn cần phải huy
động. Việc đầu tư tín dụng hiện nay đang được chú trọng nhiều và có chiều
hướng tăng trưởng mạnh qua các năm, nhưng nâng cao chất lượng tín dụng
cũng đi đôi với nâng cao chất lượng huy động vốn để có tính cân xứng. Ngân
hàng cần phải nắm bắt thi trường nhanh nhạy để đưa ra cac biện pháp hợp lý,
đưa ra các dự báo phù hợp với hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Chi nhánh cần cân đối giữa huy động và sử dụng vốn để đảm bảo sự
tương ứng về thời hạn và lãi suất cho nguồn vốn nào thì cho vay loại hình đó.
Khi có sự chênh lệch nhiều giữa nguồn vốn huy động và cho vay thì Ngân hàng
có thể sử dụng để cho vay trung và dài hạn, tuy nhiên cần xem xét kỹ và chỉ
thực hiện được ở một phần nhất định.
3.3.5 Đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên
Yếu tố con người luôn quan trọng trong sự thành công của Ngân hàng. Chi
nhánh cũng tưng bước hoàn thiện, củng cố tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế
quản lý phù hợp với mục đích và chiến lược của Ngân hàng. Tăng cường các
hoạt động, giám sát, kiểm tra, phát hiện kịp thời những sai sót để sửa chữa. Để
có kết quả tốt chi nhánh cần quan tâm đến đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ
Ngân hàng, đây chính là mục tiêu lâu dài mà Ngân hàng cần thực hiên. Ngân
hàng thường xuyên phải có các chương trinh học tập, đào tạo để hoàn thiện hơn
nữa trình độ của nhân viên Ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ Ngân hàng, tiếng
anh và tin học.
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
19
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
3.3.6 Tăng cường công tác thông tin quảng cáo, chiến lược Marketing
Tại Ngân hàng nào cũng vậy, công tác thông tin quảng cáo cho Ngân hàng
luôn là vấn đề cần thiết, nhất là trong thời buổi hiện nay có nhiều Ngân hàng
mới tham gia trên thị trường. Ngân hàng phải lam cho người dân biết được hoạt
động của Ngân hàng mình và những lợi ích có được khi tham gia vào các dịch
vụ của Ngân hàng. Trong công tác huy động vốn, việc quảng cáo cần tập trung
một số vấn đề như: Lãi suất tiền gửi, các hình thức huy động vốn, lợi ích của
khách hàng có được khi gửi tiền tiết kiệm… Bên cạnh thông tin quảng cáo thì
chi nhánh nên đưa ra các hình thức khuyến mãi đa dạng sẽ thu hút được sự
tham gia của khách hàng như tham gia gửi tiết kiệm và quay số dự thưởng, lãi
suất ưu đãi…
KẾT LUẬN
Nội dung của báo cáo thực tập tốt nghiệp này đề cập đến công tác huy
động vốn và sử dụng vốn trong một ngân hàng thương mại. Như đã nói ở trên,
công tác huy động vốn và sử dụng vốn có vai trò quan trọng không những đối
với hoạt động Ngân hàng mà còn đối với cả nền kinh tế.Hệ thống ngân hàng
hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hy vọng rằng qua báo cáo thực tập này những suy nghĩ của em có thể góp
phần nhỏ bé nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng.
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
20
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
Do trình độ có hạn, thêm vào đó đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu
rộng và là một trong những vấn đề đang được quan tâm cho nên báo cáo này
không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong được sự góp ý của
thầy cô giáo cũng như các cán bộ Ngân hàng TMCP phát triển nhà TP. Hồ Chí
Minh chi nhánh Hoàn Kiếm để báo cáo thực tập tốt nghiệp được hoàn thiện
hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Bích Thủy và các cô
chú, anh chị trong ngân hàng TMCP phát triển nhà TP.Hồ Chí Minh chi nhánh
Hoàn Kiếm đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
21
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2010
Giáo viên hướng dẫn
Ths. Nguyễn Bích Thủy
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
22
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2010
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
23
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
24
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính - Ngân hàng
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động của ngành Ngân hàng gắn liền với cơ chế quản lý kinh tế. Việc
chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước, đồi hỏi hoạt đông Ngân hàng phải là đòn bẩy kinh tế, là công
cụ kiềm chế và đẩy lùi lạm phát nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Hệ
thống Ngân hàng đã được cải tổ và hoạt động có hiệu quả, đóng vai trò nòng cốt
trên thị trường tiền tệ. Chiến lược kinh tế của Nhà nước chỉ rõ: "tiếp tục đổi mới
và lành mạnh hóa hệ thống tài chính, tiền tệ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu
kinh tế xã hội"
Vấn đề nổi bật trong hoạt động Ngân hàng là công tác huy động vốn và sử
dụng vốn. Mục tiêu đặt ra là làm sao cho công tác huy động vốn và sử dụng vốn
đạt hiệu quả cao nhất.
Em đã lựa chọn cơ sở thực tập là Ngân hàng TMCP phát triển nhà TP. Hồ
Chí Minh chi nhánh Hoàn Kiếm để tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh,
về công tác huy đôngj vốn và sử dụng vốn của ngân hàng này.
Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức thực tế không nhiều, báo cáo
thực tập của em còn có những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp
ý của các thầy, cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, cán bộ hướng dẫn cùng toàn
thể các cô chú, anh chị trong Ngân hàng TMCP phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh
chi nhánh Hoàn Kiếm đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập và
nghiên cứu viết báo cáo. Đặc biệt em xin chân thành cám ơn Th.S Nguyễn Bích
Thủy đã hướng dẫn và giúp đỡ em viết báo cáo thực tập này.
Nguyễn Thị Thanh Dung MSV: 06A02911N
25