Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Linh Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.45 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
*****************************
CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Đề tài:
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU
THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI & SẢN XUẤT LINH SƠN
Giáo viên hướng dẫn : TS. TRẦN VĂN BÃO
Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ MAI PHƯỢNG
MSV : CQ502119
Chuyên ngành : QTKD THƯƠNG MẠI
Lớp : QTKD THƯƠNG MẠI A
Khóa : 50
Hệ : CHÍNH QUY
Hà Nội, đợt 1, tháng 12/2011
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
Tên em là Lê Thị Mai Phượng , sinh viên lớp QTKD Thương mại 50A.
Trong thời gian từ 15/08/2011 đến 18/12/2011, em đã được tham gia thực
tập tại Phòng kinh doanh trực thuộc Công ty cổ phẩn thương mại & sản xuất
Linh Sơn. Trên cơ sở kiến thức đã học kết hợp với việc quan sát, học hỏi thực tế,
em đã nghiên cứu và hoàn thành chuyên để thực tập với đề tài “Nâng cao năng
lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần thương mại và
sản xuất Linh Sơn” .
Em xin cam đoan bài chuyên đề thực tập này là do em viết, không sao
chép chuyên đề, luận văn khác. Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam
đoan trên trước khoa và nhà trường.
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2011
Sinh viên




Lê Thị Mai Phượng
LỜI CẢM ƠN
Trong bốn năm theo học chuyên ngành Quản trị kinh doanh thương mại,
khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em đã
được học hỏi, tiếp thu nhiều kiến thức đại cương cũng như chuyên ngành, là nền
tảng cho em trên con đường sự nghiệp sau này.
Trên cơ sở những kiến thức đã được học, cùng với những kinh nghiệm
thực tế trong quá trình thực tập, em đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh
tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần thương mại và sản xuất
Linh Sơn”.
Em xin chân thành cảm ơn tới Công ty cổ phần thương mại & sản xuất
Linh Sơn cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong Phòng kinh doanh, đặc biệt là
Anh Hoàng Văn Nam, người đã hướng dẫn em thực tập tại công ty, đã tạo điều
kiện cho em thực tập, tìm hiểu thông tin và những kinh nghiệm thực tế trong
công việc.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Thương mại
và kinh tế quốc tế, đặc biệt là TS. Trần Văn Bão đã hướng dẫn, giúp đỡ em
trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành bản chuyên đề thực tập này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2011
Sinh viên


Lê Thị Mai Phượng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
2. Bảng 2: Tổng giá trị sản lượng của công ty
3. Bảng 3: Nhân lực tại công ty giai đoạn 2007 – 2011
4. Bảng 4: Top 5 nhà cung cấp lớn của công ty tính theo tỷ trọng về giá trị

cung ứng
Bảng 5: Số lượng máy móc thiết bị chủ yếu trong hoạt động kinh
doanh của công ty tính tới tháng 6/
6
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
Bảng 5: Số lượng máy móc thiết bị chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của
công ty tính tới tháng 6/ 6
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & SẢN
XUẤT LINH SƠN 3
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY 3
TÊN CÔNG TY 3
ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CHÍNH: 3
NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH: 3
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY: 4
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 8
1.2 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 12
Hạng mục công trình 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU
THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & SẢN
XUẤT LINH SƠN 22
2.1 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU
XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY 22
2.1.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY 22
A. MẶT MẠNH (S) 22

B. MẶT YẾU (W) 28
C. CƠ HỘI (O) 29
D. NGUY CƠ (T) 31
E. MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY 32
2.1.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NẰNG LỰC CẠNH
TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY 33
2.1.2.1 CÁC NHÀ CUNG CẤP ĐẦU VÀO 33
A. GIÁ ĐẤU THẦU 34
B. ẢNH HƯỞNG TỚI TIẾN ĐỘ THI CÔNG 34
C. CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TRÌNH 36
2.1.2.2 KHÁCH HÀNG 37
2.1.2.3 SỰ CẠNH TRANH CỦA NHỮNG NHÀ THẦU HIỆN TẠI 38
A. CẠNH TRANH VỀ GIÁ BỎ THẦU 39
B. CẠNH TRANH VỀ TIẾN ĐỘ VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG 40
2.2 ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU
XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY 41
1
2.2.1 NHỮNG ĐIỂM MẠNH 41
2.2.2 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 44
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG
ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI &
SẢN XUẤT LINH SƠN 47
3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẠNH
TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY TRONG GIAI
ĐOẠN 2011 - 2020 47
3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY 48
3.2.3 NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH 50
3.2.4 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC MARKETING, SỬ DỤNG CÁC CHÍNH
SÁCH MARKETING ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU

THẦU 51
3.2.5 NÂNG CAO UY TÍN CỦA CÔNG TY ĐỐI VỚI CHỦ ĐẦU TƯ, TẠO
MỐI QUAN HỆ TỐT VỚI CÁC CHỦ ĐẦU TƯ, CÁC NGÂN HÀNG, CÁC
NHÀ CUNG CẤP, CƠ QUAN CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐỊA
PHƯƠNG 53
3.2.6 TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG THI CÔNG
TRÌNH VÀ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ 54
3.2.7 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÁC GÓI
THẦU ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC TRANH THẦU PHÙ HỢP 55
3.2.8 TĂNG CƯỜNG LIÊN DOANH TRONG ĐẤU THẦU 57
3.2.9 ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
58
3.2.10 XÂY DỰNG CƠ CHẾ TRẢ LƯƠNG HỢP LÝ 60
3.2.11 ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ CÁC
KIẾN THỨC VỀ ĐẤU THẦU, TIN HỌC, NGOẠI NGỮ CHO CÁN BỘ ĐỂ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TÁC LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU,
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOÁ NGUỒN NHÂN LỰC 60
Căn cứ trên năm giai đoạn của kế hoạch hoá nguồn nhân lực nói trên công ty
cần có những yêu cầu và các chỉ tiêu trong từng giai đoạn lấy đó làm căn cứ
đánh giá quá trình thực hiện. Về lâu dài doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch
nhân lực trong dài hạn bao gồm nhu cầu về từng loại cán bộ quản lý ; nhu cầu
về kỹ sư, công nhân, nhân viên bậc cao, các chính sách với người lao động. 62
3.2.12 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ VÀ TỔ CHỨC
THI CÔNG PHÙ HỢP 62
3.2.13 GIẢI PHÁP TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 64
3.3 KIẾN NGHỊ 65
PHỤ LỤC 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 77

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI & SẢN XUẤT LINH SƠN
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
TÊN CÔNG TY
Tên công ty viết bằng tiếng việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & SẢN XUẤT LINH SƠN
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: CÔNG TY CỔ PHẦN LINH
SƠN
ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CHÍNH:
Tổ 1, khu 4A, phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh
Điện thoại : 0333.845.511 Fax: 0333.845.207
NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH:
- San lấp mặt bằng, xây dựng dân dụng, thuỷ lợi (quy mô vừa và nhỏ);
- Kinh doanh bất động sản, thương mại và du lịch dịch vụ;
- Kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh nhà hàng, ăn uống;
- Kinh doanh bán buôn, bán lẻ bia rượu, thuốc lá điếu (sản xuất trong
nước), nước giải khát.
VỐN ĐIỀU LỆ:
1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng Việt Nam)
DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP:
3
Số
TT
Cổ đông sáng lập
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở

chính đối với tổ chức
Số cổ phần
01 Lê Văn Hoác
Tổ 7, khu 5B, phường Bãi Cháy,
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
5.100
02 Hoàng Thị Ngân
Xã Lưu Kiếm, huyện Thuỷ Nguyên,
thành phố Hải Phòng
2.900
03 Phạm Thị Vân Nga
Tổ 7, khu 7, phường Bãi Cháy, thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
2.000
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY:
Chức danh : Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc
Họ và tên : Lê Văn Hoác
Sinh ngày: 12/03/1960 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh thư (hoặc hộ chiếu) số : 100769442
Cấp ngày: 06/04/2000 Nơi cấp: Công an tỉnh Quảng Ninh
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: tổ 7, khu 5B, phường Bãi Cháy, thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Chỗ ở hiện nay: tổ 7, khu 5B, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty cổ phần thương mại & sản xuất Linh Sơn là công ty TNHH một
thành viên trong giai đoạn đầu thành lập từ 15/05/2006 đến 04/05/2007. Bắt đầu
từ 04/05/2007 công ty đổi loại hình thành công ty cổ phần. Công ty là một trong
những công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng tại tỉnh Quảng Ninh.
4

Trong suốt bảy năm hoạt động tới nay đã có những thành tựu đáng kể xét về
doanh thu và lợi nhuận qua các năm.
Từ ngày thành lập tới nay sự phát triển của công ty trải qua hai giai đoạn:
Thời kỳ đầu thành lập là công ty TNHH một thành viên(15/05/2006 –
04/05/2007)
Trong giai đoạn này do mới thành lập nên hoạt động đấu thầu của công ty
còn ít, công trình nhận có giá trị thấp, đa phần là các công trình sửa chữa trong
xây dựng bể bơi, chống thấm cho khách sạn Hoàng Gia - Hạ Long hay sửa chữa
cho nhà nghỉ dưỡng 368 của bộ công an. Doanh thu trong thời kì này còn nhỏ,
doanh nghiệp chưa có vị thế trên thương trường. Thời gian này cơ cấu ban tổ
chức trong công ty chỉ gồm ban quản trị công ty và số lượng công nhân không
nhiều khoảng 150 công nhân. Các phòng ban của công ty cũng chưa hoàn thiện
như hiện nay; chưa có sự tách biệt giữa phòng lập dự án với phòng kỹ thuật thi
công.
Thời gian này công ty thất thầu trong khá nhiều công trình, do kinh
nghiệm lập dự án thầu chưa có hơn nữa quy mô vốn nhỏ. Giai đoạn này hoạt
động của công ty trong xây dựng dân dụng chưa có tiếng tăm gì. Các công trình
nhận thầu trong giai đoạn này chủ yếu dựa trên mối quan hệ với các cơ quan
chính quyền địa phương; một số ít công trình được các tổng công ty nhận và
giao lại.
Lợi nhuận sau thuế trong năm 2007 đạt 867 triệu đồng cũng là thu nhập
đáng để nói với công ty.Với năm đầu hoạt động trong ngành, công ty trải qua
những khó khăn trong tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào và nguồn
nhân công thời vụ cho công trình.Trong thời gian thi công công trình cây xăng
Hạ Long với mức đầu tư 2000 triệu đồng; tiến độ thi công bị chậm lại do ảnh
hưởng của điều kiện tự nhiên và giá nguyên vật liệu tăng cao vào những tháng
cuối năm. Sau công trình này, công ty vẫn thu được lợi nhuận song không cao,
rất may là vẫn đáp ứng bàn giao công trình đúng thời hạn quy định.
5
Trong giai đoạn này, nói chung là khó khăn là chủ yếu thành tựu đạt được

chưa nhiều và chưa bền vững. Bài học trong những ngày đầu tham gia thị trường
xây dựng dân dụng sẽ là bàn đạp cho sự phát triển trong giai đoạn sau.
Thời kỳ chuyển sang loại hình công ty cổ phần thương mại v à sản xuất
Linh Sơn (sau 04/05/2007)
Năm 2007 đánh dấu sự chuyển đổi loại hình của công ty từ TNHH một
thành viên sang công ty cổ phần, vốn điều lệ của công ty tăng lên 1 tỷ Việt Nam
đồng tiền mặt ngoài ra cơ sở vật chất của công ty cũng được tăng cường hơn so
với trước đây. Đây là năm đánh dấu nhiều bước thay đổi của công ty xét về mặt
cơ cấu tổ chức; cơ sở hạ tầng cũng như những thay đổi trong mối quan hệ với
nhà cung cấp đầu vào, nhà đầu tư. Bài học về sự tăng giá nguyên vật liệu trong
năm trước được công ty nhìn nhận và có giải pháp phù hợp thông qua việc kí
hợp đồng với nhà cung cấp truyền thống. Đảm bảo nguồn cung vật tư với mức
giá ổn định trong suốt thời gian thi công công trình.
Năm 2008 – 2009 hoạt động của công ty được đánh dấu bởi sự tham gia
vào các công trình trong khu vực tỉnh Quảng Ninh như:
• Nhà máy đóng tầu Cam Ranh
• Chung cư lô D2 - Hạ Long
• Tổ hợp nhà trẻ và mẫu giáo QN
• Khu KTX sinh viên - Hải Dương
• Đường dẫn Cầu Bàng
Trong giai đoạn này công ty có số công trình nhận thầu tăng lên, tuy
nhiên chưa nhiều. Năm 2008 hoạt động của công ty ảm đạm hơn lợi nhuận sau
thuế giảm so với năm 2007. Trong năm 2009 gặp phải tác động của khủng
hoảng kinh tế và lạm phát trong nước, giá nguyên vật liệu tăng cao vượt mức dự
kiến cùng với sự cố trong công trình, tuy được khắc phục nhưng vẫn để lại
những hệ luỵ trong uy tín của công ty.
6
Năm 2010 – 2011: hoạt động đấu thầu của công ty có những bước khởi
sắc một số công trình đáng nói tới là:
• Dự án khu dân cư Gò Gai – HP

• Nhà sinh hoạt công trường mỏ than Khe Tam
• Nhà ở tập thể công nhân công ty than Quang Hanh – QN
Lợi nhuận trong những năm này tăng so với năm 2008 – 2009; cơ sở vật
chất cũng được tăng cường hơn trước, công ty mua hệ thống máy đầm; công
nghệ chống thấm nước ngoài. Đặc biệt trong thời gian này, đội ngũ công nhân
cũng như cán bộ kỹ thuật tại công ty cũng tăng cường hơn trước, đạt tầm hơn
300 nhân công so với giai đoạn đầu thành lập quy mô nhân công tăng gấp đôi.
Trong giai đoạn mới này, thành công là cơ bản, khó khăn bị đẩy lùi nhưng
gặp phải sự cố đáng tiếc trong năm 2009 đã ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín
trong đấu thầu của công ty.
Xem xét lợi nhuận sau thuế qua các năm:
• Năm 2007 là 967 triệu đồng
• Năm 2008 là 322 triệu đồng
• Năm 2009 là 560 triệu đồng
• Năm 2010 là 637 triệu đồng
• Năm 2011 là 767 triệu đồng
Với nỗ lực của mình trong thời gian qua công ty đã tìm được chỗ đứng của
mình trên thương trường với một số hạng mục thi công trong công trình lớn,
doanh thu có sự tăng trưởng khá đều trừ giai đoạn năm 2008 - 2009 do tác động
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm giá nguyên vật liệu tăng tác động tới chi
phí làm tăng chi phí giảm doanh thu ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế của công
ty.
7
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY
Chức năng của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức của công ty
Giám đốc công ty: Là người lãnh đạo cao nhất của công ty, có quyền
quyết định cao nhất trong công ty do sở hữu cổ phần 51%. Là người điều hành
phó giám đốc kĩ thuật thi công và phó giám đốc kinh tế và các phòng ban chức
năng thực hiện các chiến lược kế hoạch của công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm

chung về hoạt động của toàn công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật thi công: giúp giám đốc trong các hoạt động
mang tính kỹ thuật như giải pháp kỹ thuật, tiến độ công trình, chất lượng công
trình, hoạt động thi công, giải quyết các phát sinh liên quan tới kỹ thuật … Là
người lập kế hoạch theo dõi về vật tư, tiến độ công trình, công nghệ xây dựng,
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Phó giám đốc
kỹ thuật thi
công
Phó giám đốc
kinh tế
Phòng kế
hoạch
tổng hợp

Ph òng kỹ
thuật thi
công
Phòng tài
chính kế
toán
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng
quản lý
dự án
8
máy móc thiết bị trong công ty. Có quyền thay mặt giám đốc giải quyết một số
công việc nhất định.

Phó giám đốc kinh tế: giúp giám đốc trong hoạt động kinh tế kế hoạch,
định mức, đơn giá dự toán, tiền lương cho công nhân viên trong công ty, hạch
toán kinh tế, hoạt động đấu thầu của công ty, thu hồi vốn trong kinh doanh. Phó
giám đốc kinh tế phụ trách phòng tài vụ, phòng hành chính, phòng thương mại
tại doanh nghiệp. Đồng thời có quyền thay mặt giám đốc trong một số hoạt động
của công ty khi giám đốc vắng mặt.
Phòng kế hoạch tổng hợp: Giúp Ban Giám đốc quản lý, điều hành công tác
tài chính, hành chính, đối ngoại, y tế và tổ chức nhân sự ,lập kế hoạch ngắn hạn
và dài hạn báo cáo về công ty, triển khai thực hiện kế hoạch trong nội bộ công
ty, nắm bắt và khai thác thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.
Phòng cần đảm bảo cân đối thu, chi và tích lũy để doanh nghiệp tồn tại và phát
triển. Phòng thực hiện một số công tác như: công tác tổng hợp; công tác hành
chính; công tác tổ chức; công tác quản lý cơ sở vật chất. Trong công tác quản lý
cơ sở vật chất cần nắm vững số lượng tài sản vật chất hiện có tại công ty; tổ
chức khai thác và sử dụng điều kiện vật chất; mua sắm các thiết bị cần thiết cho
hoạt động của công ty; duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất
Phòng kỹ thuật thi công: thiết lập các giải pháp thi công, dự trù tiến độ
thi công phù hợp cho các hạng mục công trình, thiết kế thi công. Chức năng cụ
thể như sau: (1) kết hợp với các phòng ban đơn vị lập và thống nhất hồ sơ thiết
kế thi công nội bộ (2) kiểm tra chất lượng vật liệu đảm bảo đầy đủ các yêu cầu
kỹ thuật (3) chỉ đạo các đơn vị bảo quản; bảo dưỡng kiểm tra công tác sửa chữa,
trùng tu máy móc (4) nghiên cứu hướng dẫn quy trình, quy phạm kỹ thuật cho
đơn vị (5) nghiên cứu phổ biến quy trình công nghệ và kỹ thuật trong thi công
(6) cùng đội kỹ thuật nghiệm thu công trình về mặt số lượng và chất lượng.
Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính trong
hoạt động của công ty, lập báo cáo tài chính hàng quý và tháng, theo dõi sự biến
9
động về tài chính của công ty, kết tính lãi lỗ….đảm bảo tiết kiệm và kinh doanh
có lãi.Chức năng cụ thể như sau:
Chuẩn bị và cung ứng vốn đầu tư: (1) Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh

trong kỳ chuẩn bị lập kế hoạch vay vốn ngân hàng và huy động vốn từ các
nguồn (2) lập kế hoach thu hồi các khoản nợ và cung ứng vốn cho các đơn vị có
nhu cầu trong công ty (3) Quản lý tài chính và nguồn vốn theo quy định của nhà
nước (4) thu hồi vốn đầu tư vào các công trình đã hoàn thành và làm xong thủ
tục thanh quyết toán đối với chủ đầu tư
Công tác quản lý tài chính và nguồn vốn: (1) mọi nguồn vốn từ các dự án
sau khi hoàn thành đều phải chuyển về phòng để quyết toán và do phòng trực
tiếp quản lý (2) hướng dẫn các phòng mở sổ sách theo dõi đảm bảo đúng và
hoàn thành theo quy định của chế độ tài chính (3) kiểm tra chứng từ của các đơn
vị đảm bảo hợp lệ (4) Xử lý vi phạm trong chế độ kế toán (5) Đối chiếu công nợ
và thanh quyết toán khi công trình hoàn thành (6) báo cáo thống kê tài chính với
cán bộ cấp trên trong công ty.
Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến tổ chức
quản lý, xây dựng các chức năng và các nhiệm vụ cho các bộ phận, thực hiện
tuyển mộ, tuyển chọn, đề bạt cán bộ, xây dựng kế hoạch nhân lực trong doanh
nghiệp , lập nhu cầu nhân lực, đào tạo nhân công đáp ứng yêu cầu nhân lực cho
tổ chức hoạt động. Nhiệm vụ cụ thể gồm:
Công tác hành chính: (1) Xây dựng các nội quy, quy định hoạt động cho
các phòng ban trong công ty (2) tiếp đón khách của công ty hàng ngày (3) xây
dựng chi phí thường xuyên văn phòng tại công ty (4) tiếp nhận chuyển giao
công văn, văn bản đi đến theo quy định của công ty (5) quản lý lưu trữ hồ sơ tại
cơ quan (6) quản lý đóng dấu văn bản theo quy chế sử dụng con dấu
Quản trị : (1) xây dựng kế hoạc tu sửa nhà, các máy móc văn phòng công
ty (2) mua sắm thiết bị văn phòng (3) quản lý, bảo quản điện, nước, điện thoại
10
Công tác bảo hiểm y tế: (1) lập kế hoạch mua bảo hiểm y tế hàng năm cho
cán bộ công nhân viên công ty (2) liên hệ khám và điều trị bệnh cho cán bộ công
nhân viên (3) thanh toán tiền bảo hiểm theo chế độ cho cán bộ công nhân
viên(4) tổ chức theo dõi khám sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên văn phòng.
Quản lý, điều động xe ôtô con theo quy định: (1) kế hoạch sửa chữa định

kỳ (2) xác định số km và nhiên liệu tiêu thụ hàng tháng để thanh toán
Tổ chức quản lý bếp ăn tập thể
Tổ chức chăm sóc vườn hoa, cây cảnh , khuôn viên công ty
Bảo vệ an ninh trật tự trong cơ quan: (1) phối hợp với địa phương trong
công tác an ninh và các công tác khác (2) bảo vệ an toàn tài sản, con người,
phương tiện tại cơ quan.
Phòng quản lý dự án: quản lý các dự án của công ty, lập phương án,
trình dự án lên cấp trên, trình bày tính khả thi, lập kế hoạch cho dự án. Phòng
quản lý dự án chịu trách nhiệm tính giá bỏ thầu cho công trình, nghiên cứu thị
trường, tìm kiếm thông tin thầu và đăng kí tham gia thầu cho công ty. Nhiệm vụ
của phòng quản lý dự án được cụ thể hoá như sau: (1) Tham mưu cho Ban Tổng
Giám đốc Công ty quản lý, điều hành toàn bộ các dự án của Công ty; (2) Phối
hợp với Phòng kĩ thuật thi công đề xuất các vấn đề liên quan đến việc đầu tư xây
dựng các công trình mới, cải tạo các công trình đã xây dựng; (3) Phối hợp với
Phòng Tài chính - Kế toán Công ty lập tiến độ nhu cầu vốn các dự án, đề xuất
cho Giám đốc Công ty xét duyệt, thanh toán theo tiến độ các dự án; (4) Lưu trữ
hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan đến các dự án của Công ty; (5) Theo dõi,
đôn đốc, giám sát việc khảo sát, thiết kế, thi công công trình thuộc dự án và
thẩm định trước khi trình Giám đốc Công ty duyệt theo quy định; (6) Liên hệ
các cơ quan chức năng lập các thủ tục chuẩn bị đầu tư: Thi phương án thiết kế
kiến trúc, thoả thuận phương án kiến trúc qui hoạch, thoả thuận phòng cháy
chữa cháy, môi sinh môi trường, trình duyệt thiết kế cơ sở, dự án đầu tư, xin
giấy phép xây dựng….
11
1.2 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Để xem xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
thời gian qua, ta xem xát bảng số liệu về một số chỉ tiêu sau đây:
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

6 tháng
2011
1. Tổng số tài sản có 92.579 77.427 88.584 100.958 55.811
2. Nguyên giá TSCĐ 44.196 45.037 46.817 51.145 27.506
3. Giá trị còn lại của TSCĐ 18.966 20.817 17.636 21.207 11.611
4. Tài sản có lưu động 59.847 45.345 59.288 66.886 36.093
5. Tổng số tài sản nợ 62.897 48.926 59.756 70.766 34.159
6. Tổng số nợ lưu động 55.107 42.980 52.481 61.610 31.588
7. Lợi nhuận trước thuế 1.290 563 781 850 511
8. Nộp Ngân sách 322 240 195 212 127
8. LN sau thuế (Lãi ròng) 967 322 560 637 383
9 Vốn lưu động 4.740 2.365 6.807 5.276 3.533
10. Doanh thu 70.571 60.531 76.012 81.909 41.783
11. Doanh thu thuần 68.291 60.407 75.998 81.909 41.788
12. Doanh thu (Phần XD) 52.460 55.083 70.676 73.756 39.733
13. Tổng thu nhập 70.865 60.863 76.373 82.271 42.036
14. N.Vốn CSH (Gtrị ròng) 29.682 28.501 28.827 30.191 15.784
15.N.vốn KD
(Vốn.chuyển)
27.210 27.288 17.497 28.811 14.488
16. Tổng sản lượng 91.200 92.000 103.000 130.000 160.000
12
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2007 – 2011)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy:
Doanh thu của công ty giữ nguyên mức tăng trưởng trung bình hàng năm
khoảng 7% song tổng nợ lớn, vốn vay chiếm tỷ trọng cao, còn nhiều khoản thu
và khoản nợ khó đòi. Xem xét cụ thể qua các năm có thể thấy:
Tổng tài sản hiện có của công ty trong giai đoạn 2007 – 2009 có xu hướng
giảm và tăng dần trong giai đoạn 2010 – 2011.Tổng tài sản hiện có đạt mức tối
đa trong năm 2010 là 100.985 triệu đồng, đạt mức nhỏ nhất trong năm 2008 là

77.427 triệu đồng. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do chiến lược của công ty có
sự thay đổi trong từng giai đoạn. Ở giai đoạn trước doanh nghiệp hoạt động với
chiến lược duy trì và thắt chặt vượt qua lạm phát năm 2009. Song sang giai đoạn
năm 2010 đến nay chiến lược thay đổi theo hướng phát triển và mở rộng quy mô
công ty nên cần nguồn tài sản lớn.
Nguyên giá tài sản cố định không ngừng tăng một cách đều đặn qua các
năm từ 2007 – 2011 do đầu tư cơ sở vật chất tăng phục vụ cho hoạt động công
ty. Trong các năm 2007, 2008 , 2009 tăng 2.27% so với năm trước đó. Riêng
năm 2010 tăng 12.5% so với năm 2009. Nguyên giá tài sản cố định là một chỉ số
có ỹ nghĩa trong hạch toán kinh tế bởi lẽ nó là căn cứ giá trị tài sản đã sử dụng
của tài sản cũng như tính toán giá trị còn lại trong quá trình sử dụng. Qua đó
giúp doanh nghiệp hạch toán lãi lỗ một cách chính xác hơn sau mỗi dự án thi
công. Nguyên giá tài sản cố định trong công ty có giá trị thay đổi qua các năm
đạt giá trị lớn nhất vào năm 2010 là 51.145 triệu đồng và nhỏ nhất trong năm
2007 là 44.196 triệu đồng. Sở dĩ có sự thay đổi này là xuất phát từ số dự án mà
13
công ty thi công trong giai đoạn năm 2010 và 2007, quuy mô của dự án ảnh
hưởng tới mức độ sử dụng tài sản cố định tại công ty với tần suất nhiều hay ít.
Giá trị còn lại của tài sản cố định giai đoạn 2007 – 2008 tăng 11.1% do
nhiều máy móc còn mới được đầu tư từ trước song trong giai đoạn 2008 – 2009
giảm 15% sau thời gian sử dụng và cũng do các máy móc ban đầu không còn
mới, nhiều máy mua lại gần hết khấu hao. Từ 2009 đến 2011 tăng trung bình
hơn 9% do chiến lược công ty trong giai đoạn này là theo hướng phát triển và
mở rộng nên có nhiều tài sản cố định mới được bổ sung. Giá trị còn lại của tài
sản cố định là chỉ tiêu hiệu quả trong đánh giá phần tài sản được sử dụng trong
quá trình hoạt động của công ty, đồng thời cũng là căn cứ trong thanh lý tài sản
tại doanh nghiệp xác định giá trị một cách chính xác và hợp lý có ý nghĩa trong
hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp.
Tài sản lưu động của công ty có xu hướng tăng đều trong giai đoạn 2007
– 2010 trừ năm 2008 có xu hướng giảm so với năm 2007. Tài sản lưu động

trong công ty được xác định dựa trên tổng của tiền mặt, tiền ngân hàng, tiền cho
nợ, các khoản phải thu, đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho và chi phí trả trước.Tài
sản lưu động phản ảnh lượng tiền sử dụng trong kỳ kinh doanh mang tính ngắn
hạn trong công ty. Tài sản lưu động tại công ty trong năm 2010 đạt mức cao
nhất 61.610 triệu đồng. Trong năm này công ty có chi cho hoạt động sản xuất
trong kì khá lớn, xuất phát từ giá trị công trình thi công mà công ty nhận trong
năm là lớn.Tài sản nợ trong công ty bao gồm tiền gửi của khách hàng, tiền gửi
và vay từ các tổ chức tín dụng, nguồn vốn vay từ các tổ chức ngân hàng và các
khoản phải trả khác.Thông thường trong công ty tài sản nợ từ vay các tổ chức tín
dụng chiếm tý lệ lớn tới 76%, chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là tiền gửi của khách hàng
chỉ khoảng 5%, còn lại là các yếu tố còn lại. Tài sản nợ của công ty qua các năm
còn khá lớn tăng, giảm thất thường qua các năm. Tài sản nợ đạt cao nhất năm
2010 mức 70.766 triệu đồng. Tổng số nợ lưu động có xu hướng tăng qua các
năm. Tuy nhiên trong năm 2007 - 2008 có xu hướng giảm t ừ 55.107 triệu đồng
xuống còn 42.980 triệu đồng vào năm 2008. Mức giảm còn 12.127 triệu đồng.
14
Sở dĩ có sự thay đổi trong tổng nợ nói chung của công ty là do mục đích sử dụng
tài sản trong các năm là khách nhau, định hướng trong sử dụng tài sản vào các
mục tiêu mang tính dài hạn thường đòi hỏi lượng tài sản lớn hơn.
Công ty có lợi nhuận trước thuế dương và có xu hướng tăng qua các năm
2007 – 2011 với tốc độ tăng lợi nhuận trung bình đạt 21.1% năm trừ năm 2008
lợi nhuận giảm so với năm 2007 với mức giảm hơn 50% từ 1290 triệu đồng
xuống còn 563 triệu đồng. Lợi nhuận trong năm 2007 của công ty giảm so với
trước bởi lẽ giá nguyên vật liệu trong năm tăng cao, công ty có chi nhiều hơn
thu. Trong đó có những khoản chi cho tăng giá và phát triển đội ngũ nhân sự
trong công ty. Nộp ngân sách nhà nước có xu hướng giảm từ năm 2007 – 2009
từ 322 tỷ năm 2007 giảm xuống 195 tỷ năm 2009. Trong giai đoạn 2009 – 2011
lại có xu hướng tăng lên. Nộp ngân sách nhà nước hàng năm của công ty thông
qua các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng là chủ yếu,
ngoài ra cũng có những khoản thu từ phí bảo vệ môi trường…Khoản nộp ngân

sách nhà nước phụ thuộc vào lợi nhuận và các khoản được khấu trừ trong doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có lợi nhuận cao, các khoản khấu trừ ít thì nộp ngân sách
nhiều hơn so với trường hợp ngược lại lợi nhuận thấp và khoản khấu trừ không
đáng kế.
Lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng trong giai đoạn 2007 – 2011. Đạt lợi
nhuận sau thuế cao nhất năm 2007 với mức 967 triệu đồng. Tuy nhiên năm 2008
lợi nhuận sau thuế giảm chỉ bằng 33.33% so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế
là lợi nhuận trước thuế cộng với các khoản thuế. Lợi nhuận sau thuế cao hay
thấp phụ thuộc vào hai yếu tố thành phần là lợi nhuận trước thuế và các khoản
thuế phải nộp. Thực tế tại công ty lợi nhuận sau thuế có sự biến động qua các
năm đạt thấp nhất năm 2008 chỉ có 322 triệu đồng. Sở dĩ có lợi nhuận thấp như
vậy là do bù lỗ nhiều khoản thâm hụt của năm 2007.
Vốn lưu động của doanh nghiệp có xu hướng tăng ( giảm )không đều qua
các năm trong giai đoạn 2007 – 2011, trong đó đạt mức cao nhất năm 2009 là
15
6.807 triệu đồng do đặc thù cơ bản của ngành kinh doanh xây dựng dân dụng
trong vấn đề sử dụng vốn. Khi công trình thi công trong thời gian dài nguồn vốn
lưu động trong giai đoạn đầu tư ban đầu và giai đoạn nước rút hoàn thành công
trình thường chiếm tỷ trọng lớn. Doanh thu, doanh thu thuần, doanh thu phần
xây dựng dân dụng nhìn chung có xu hướng tăng trong các năm.Doanh thu trong
công ty có được từ nhiều mảng khác nhau nhưng chiếm tý trọng cao nhất trong
xây dựng dân dụng. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng như vốn kinh doanh có xu
hướng tăng qua các năm 2007 – 2011 mức tăng trung bình đạt 2.5 %. Mức tăng
trong nguồn vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn tăng có giá trị nó thể
hiện được chiến lược và mục tiêu trong giai đoạn phát triển của công ty. Việc
gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình nâng cao năng
lực tài chính cho công ty.
Tổng sản lượng có xu hướng tăng đều qua các năm từ 91.200 triệu đồng
năm 2007 tăng lên 130.000 triệu đồng năm 2010. Cho thấy hoạt động của công
ty trong thời gian qua khá tốt. Tổng sản lượng trong công ty có được từ các công

trình xây dựng trong các năm, công trình tại công ty gồm xây dựng dân dụng,
xây dựng đường cầu cống….Tỷ trọng sản lượng từ công trình xây dựng vẫn
chiếm vị trí chủ chốt tại công ty. Sản lượng thi công là một yếu tố đóng góp chủ
yếu làm tăng doanh thu trong công ty. Sản lượng thi công càng lớn thì có tác
dụng tăng doanh thu càng cao và ngược lại. Nó có tác dụng thuận chiều trong
tác động lên nhau.
Xét tới tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là một chỉ số để theo dõi
tình hình sinh lợi của công ty. Nó là yếu tố phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận
ròng giành cho cổ đông và doanh thu của công ty.Chỉ số này được xác định dựa
trên công thức:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
100%
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau
thuế)
Doanh thu
16
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong các năm của công ty lần lượt : năm
2007: 1.8%; năm 2008: 0.93%; năm 2009: 1.02%; năm 2010:1.03%; năm 2011:
1.2%. Có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu các năm đạt tỷ lệ dao động
trong khoảng từ 0.93% đến 1.8% là có thể chấp nhận được với công ty mới
thành lập được 7 năm.
Xét tới tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) là một yếu tố cho biết khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Được xác định trên công thức
sau :
ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường : Tổng tài sản
Công ty có chỉ số ROA qua các năm 2007 – 2010 lần lượt là 0,0104 ;
0,00415; 0,0063 đây là chỉ số cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi
được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ
phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Nguồn
tài sản của công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn

vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của
việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA trong
công ty không cao tức công ty đầu tư chưa có hiệu quả kinh tế. Xem tới chỉ số
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Chỉ số này được xác định
dựa trên công thức sau:
ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường : Vốn cổ phần thường
Công ty có chỉ số ROE lần lượt qua các năm 2007 – 2010 lần lượt là
3.25%; 1.12%; 1.94%; 2.11%. Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá
một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Chỉ số ROE trong
công ty ở mức bình thường chứng tỏ công ty đã có sự cân đối một cách hài hòa
giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong
quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.Hàng năm công ty xem xét yếu tố này
17
so sánh với lãi vay ngân hàng ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, nếu
công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi
nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.Ngược lại, ROE cao hơn lãi vay
ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi
thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ
lệ ROE trong tương lai hay không.
Xét tới khả năng thanh toán trong công ty, đây là một chỉ số phản ánh
năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán
các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc
nợ. Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi …), các
khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển
đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán. Các khoản nợ
của doanh nghiệp gồm các khoản vay ngân hàng, khoản nợ tiền hàng do xuất
phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hàng hóa doanh
nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước, các khoản thuế chưa
nộp ngân hàng nhà nước, các khoản chưa trả lương. Hệ số khả năng thanh toán
ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh

nghiệp như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho). Hệ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn được tính theo công thức sau:
Hệ số này trong công ty qua các năm từ 2007 đến 2010 được xác định lần
lượt 1,086 & 1,055 & 1,129 ; 1,085. Hệ số này qua các năm của công ty lớn hơn
1 qua các năm cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty khá cao. Công có
khả năng thanh toán tốt nếu tài sản lưu động của công ty được bổ sung đều đặn
và theo xu hướng tăng. Tuy nhiên khả năng thanh toán trong ngắn hạn không thể
phản ánh hết được về khả năng tài chính của công ty. Hệ số khả năng thanh toán
18
nợ ngắn hạn có thể lớn do hàng tồn kho nhiều, các khoản phải thu lớn…Điều
này không phản ánh được hiệu quả mà ngược lại là kết quả kém. Thực tế công
ty không có tồn kho hay khoản phải thu lớn nên chỉ số này cũng có ý nghĩa
đúng. Tuy nhiên, tài sản lưu động tồn dự trữ lớn phản ánh sử dụng tài sản không
hiệu quả. Do vậy, chỉ số này lớn cũng không phải là tốt.
Bảng 2 : Tổng giá trị sản lượng của công ty
Đơn vị : Triệu đồng
TT
Hạng mục công
trình
Năm Năm Năm Năm Năm
2007 2008 2009 2010
6 tháng
năm 2011
I
Công trình XDCB
trong ngành xây
dựng dân dụng
70.200 80.000 81.000 92.500 60.000
A

Các công trình thắng
thầu
31.500 17.250 25.175 50.000 45.000
B Do Công ty đấu thầu 12.500 50.750 50.125 22.500 10.000
C
Công trình chỉ định
thầu
26.200 14.000 5.700 20.000 5.000
II
Công trình XDCB
ngoài ngành dân
dụng
20.000 12.000 23.000 37.500 20.000
19

×