TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Đề tài: Phát huy giá trị các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp
thuộc phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội
Sinh viên thực hiện: BÙI MINH TÂM
Giảng viên hướng dẫn: ThS. ĐÀO MINH NGỌC
HÀ NỘI, NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Đề tài: Phát huy giá trị các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc
phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội
Sinh viên thực hiện: Bùi Minh Tâm
Mã số sinh viên: CQ 512639
Chuyên ngành: QTKD Du lịch và Khách sạn
Lớp: QTKD Du lịch và Khách sạn
Khóa: 51 Hệ chính quy
Giảng viên hướng dẫn: ThS ĐÀO MINH NGỌC
HÀ NỘI, NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 2013
LỜI CÁM ƠN
Em xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Du lịch Khách
sạn trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện cho em được học tập
nhiều kiến thức hữu ích về chuyên ngành Du lịch và Khách sạn, cũng như trải
nghiệm những chuyến đi thực tế bổ ích trong suốt quá trình học tập và rèn
luyện tại trường Đại học Kinh tế Quốc. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến cô giáo ThS. Đào Minh Ngọc đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều
trong quá trình thực hiện bản báo cáo chuyên đề thực tập cuối khóa này.
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
Bùi Minh Tâm
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
NỘI DUNG 6
1.1. Tổng quan về kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội 6
1.1.3. Kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội 16
1.3. Thực trạng khai thác các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc phục vụ phát triển du
lịch tại Hà Nội 40
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ
GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC PHÁP THỜI KỲ PHÁP
THUỘC TẠI HÀ NỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 44
2.2. Giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc phục
vụ phát triển du lịch tại Hà Nội 49
2.2.1. Giải pháp về bảo tồn 49
2.2.2. Giải pháp về quản lý và khai thác 50
2.2.3. Giải pháp về sản phẩm 53
2.2.4. Giải pháp về marketing sản phẩm 55
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 73
1. Kết luận 73
2. Khuyến nghị 73
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. KTS: Kiến trúc sư
2. PTTH: Phổ thông trung học
3. SPDL: Sản phẩm du lịch
4. HDV: Hướng dẫn viên
5. VNĐ: Việt Nam đồng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC 2
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
NỘI DUNG 6
1.1. Tổng quan về kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội 6
1.1.3. Kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội 16
1.3. Thực trạng khai thác các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc phục vụ phát triển du
lịch tại Hà Nội 40
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ
GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC PHÁP THỜI KỲ PHÁP
THUỘC TẠI HÀ NỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 44
2.2. Giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc phục
vụ phát triển du lịch tại Hà Nội 49
2.2.1. Giải pháp về bảo tồn 49
2.2.2. Giải pháp về quản lý và khai thác 50
2.2.3. Giải pháp về sản phẩm 53
2.2.4. Giải pháp về marketing sản phẩm 55
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 73
1. Kết luận 73
2. Khuyến nghị 73
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hà Nội - thủ đô của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – với bề
dày hơn 1000 năm lịch sử. Hà Nội sở hữu một nền văn hóa đô thị độc đáo,
giàu bản sắc và cũng rất đa dạng. Theo thống kê, Hà Nội hiện có 5.175 di tích
lịch sử, văn hóa trên địa bàn 29 quận, huyện, thị xã; có 1.165 di tích được xếp
hạng cấp quốc gia và trên 1.000 di tích được xếp hạng cấp thành phố; trong
đó có hơn 260 di tích cách mạng, kháng chiến
1
…là địa phương đứng đầu
trong cả nước về số lượng di tích. Nhờ đó, ngành du lịch Hà Nội rất phát triển
và luôn là điểm đến thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài
nước. Và để đạt được mục tiêu thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với
thủ đô Hà Nội, cũng như gia tăng tỷ lệ khách du lịch quay trở lại, thì đa dạng
hóa sản phẩm du lịch là một nhiệm vụ tất yếu và cấp thiết hiện nay đặt ra cho
ngành du lịch Hà Nội.
Trong khi sản phẩm du lịch Hà Nội đang bị đánh giá là nghèo nàn, kém
phong phú thì một trong những tài nguyên du lịch vô cùng giá trị của Hà Nội
lại đang dần bị lãng quên, thậm chí rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm
trọng. Đó là những công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà
Nội.“ Hà Nội là nơi tập trung nhiều công trình do người Pháp thiết kế và xây
dựng nhất. Trong những công trình kiến trúc, chúng ta thấy có sự giao thoa
nghệ thuật Đông – Tây, điều này cũng làm cho kiến trúc của Hà Nội thêm
nhiều màu sắc, góp phần tạo nên bản sắc của Hà Nội ”
2
.
Câu nói trên là trích lời PGS. TS. KTS Tôn Đại trong lời giới thiệu của
cuốn sách “kiến trúc và quy hoạch Hà Nội thời Pháp thuộc”. Theo đánh giá
1
Trang Web cục Văn thư và lưu trữ nhà nước -
2
Lời mở đầu - Trần Quốc Bảo, Nguyễn Văn Đỉnh (2011), Kiến trúc và quy hoạch Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc, Nxb Xây
dựng, Hà Nội.7
2
của nhiều chuyên gia, Hà Nội còn được coi là đô thị duy nhất ở châu Á có
được một tổng thể kiến trúc – quy hoạch kiểu Pháp thời kỳ thuộc địa khá hoàn
chỉnh. Vì vậy, các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội
thực sự là một tài nguyên du lịch có tiềm năng lớn, hứa hẹn phát triển thành
một sản phẩm du lịch chuyên đề thu hút sự quan tâm của khách du lịch, đặc
biệt là thị trường khách có khả năng chi trả cao như khách du lịch Pháp,
khách du lịch Việt Nam ở độ tuổi trung niên trở lên
Vậy nên, trước đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, cụ thể trong việc bảo tồn,
tôn tạo và phát huy những giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của các công trình
kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội, cũng như thuận theo xu hướng
đa dạng hóa sản phẩm du lịch đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách du
lịch, tôi đã chọn đề tài “Phát huy giá trị các công trình kiến trúc Pháp thời
kỳ Pháp thuộc phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội”, với mong muốn đưa
ra một cái nhìn tổng quan hơn về giá trị du lịch của các công trình kiến trúc
Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội, đồng thời tìm ra những giải pháp để bảo
tồn và phát huy giá trị của các công trình kiến trúc đó.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định giá trị du lịch của các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp
thuộc tại Hà Nội.
- Xác định, đánh giá hiện trạng khai thác các giá trị của các công trình
kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội vào hoạt động du lịch.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả giá trị du lịch của
các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội, đồng thời đề
xuất xây dựng sản phẩm du lịch chuyên đề “tham quan, nghiên cứu kiến trúc
Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội ”.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
- Nghiên cứu, tìm hiểu về những giá trị của tài nguyên du lịch “kiến trúc
Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội”.
- Khảo sát, tìm hiểu, phân tích tình trạng hiện tại của các di tích thuộc
loại tài nguyên này để từ đó đánh giá những giá trị thực sự có ý nghĩa đối với
hoạt động du lịch của tài nguyên du lịch.
- Thực trạng của việc đưa tài nguyên này vào khai thác phục vụ hoạt
đông du lịch.
- Nghiên cứu, xây dựng sản phẩm du lịch “tham quan, nghiên cứu kiến
trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội”.
4. Đối tượng nghiên cứu
Giá trị và giải pháp phát huy giá trị tài nguyên du lịch – công trình kiến
trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Khu vực Hà Nội.
- Về thời gian:
+ Đề tài sử dụng tư liệu về các công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội vào
thời kỳ Pháp thuộc tức là từ năm 1873 đến năm 1945.
+ Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian thực tập tức là từ tháng 2
năm 2013 đến tháng 5 năm 2013 và đưa ra định hướng cho những năm tiếp
theo.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng. Cụ thể là:
- Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu: thu thập, tổng hợp
các tài liệu về giá trị và thực trạng khai thác phục vụ hoạt động du lịch, cũng
như hoạt động bảo tồn tài nguyên du lịch – các công trình kiến trúc Pháp thời
kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội thông qua sách báo, sách giáo trình, internet
- Phương pháp so sánh, tổng hợp: So sánh thực trạng hiện nay của mỗi
công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội với các đặc điểm tiêu
chuẩn, đặc thù của mỗi loại hình kiến trúc mà công trình đó thuộc về để từ đó
4
rút ra kết luận về các giá trị còn lại của các công trình tính đến thời điểm hiện
tại và có những giải pháp bảo tồn, tu bổ, cũng như khai thác phục vụ hoạt
động du lịch hợp lý đối với loại tài nguyên này.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: điều tra về mức độ hứng thú của khách
du lịch về loại hình sản phẩm du lịch gắn với các công trình kiến trúc Pháp
thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội.
7. Bố cục của đề tài
Chuyên đề được chia làm hai phần với nội dung nghiên cứu như sau:
Chương 1: Hiện trạng khai thác các công trình kiến trúc Pháp thời kỳ
Pháp thuộc tại Hà Nội phục vụ phát triển du lịch
Chương 2: Một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả giá trị của các
công trình kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội phục vụ phát triển du
lịch.
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CỦA CÁC CÔNG
TRÌNH KIẾN TRÚC PHÁP THỜI KỲ PHÁP THUỘC TẠI HÀ NỘI
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Tổng quan về kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội
1.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc
1.1.1.1. Tình hình kinh tế
Sau chỉ dụ cắt Hà Nội dâng cho thực dân Pháp của triều đình Đồng
Khánh (ký ngày 1/10/1888), Hà Nội chính thức trở thành nhượng địa của thực
dân Pháp. Ngay sau đó, thực dân Pháp lập tức tiến hành một loạt những chính
sách đầu tư, xây dựng lại Hà Nội, với mục tiêu biến Hà Nội thành thủ đô của
liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Hoạt động đầu tư kinh tế của người Pháp
vào Hà Nội cũng theo đó diễn ra hết sức mạnh mẽ, thể hiện chi tiết thông qua
nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ I (1888 – 1920) và chương
trình khai thác thuộc địa lần thứ II (1920 – 1945).
Cụ thể, về công nghiệp, ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX người Pháp
đã cho xây dựng một loạt các nhà máy, xí nghiệp tại Hà Nội như nhà máy
nước Yên Phụ, nhà máy da Thụy Khuê, nhà máy điện Bờ Hồ Sự dịch
chuyển tư bản từ Pháp sang Đông Dương cũng diễn ra ngày càng mạnh mẽ
trong những giai đoạn tiếp với sự xuất hiện của nhiều nhà máy, xí nghiệp có
quy mô lớn. Về thương mại, tính tới năm 1891, Hà Nội có khoảng 64 công ty
thương mại do người Châu Âu làm chủ, bên cạnh đó hệ thống các ngân hàng
và tổ chức tín dụng cũng bắt đầu xuất hiện và dần được hoàn thiện, phát triển
mạnh mẽ. Bên cạnh đó, người Pháp cũng tiến hành xây dựng nhiều tuyến giao
thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nối Hà Nội với toàn Đông Dương và
6
vươn tới miền Nam Trung Hoa, đưa Hà Nội trở thành một trung tâm giao
thương quan trọng.
Song song với hoạt động kinh tế của người Pháp, hoạt động kinh tế của
người Việt ở Hà Nội vẫn tiếp tục được duy trì với việc buôn bán của người
dân ở khu vực 36 phố phường. Ngoài ra, từ những năm đầu thế kỷ XX, Hà
Nội cũng bắt đầu xuất hiện các hãng buôn lớn của người Việt như Hồng Tấn
Hưng, các công ty cổ phần như Đông Thành Hưng, Quảng Hưng Long và
tiếp sau đó là các xí nghiệp như xưởng cưa Yên Mỹ, xưởng sơn Hiệp Ích,
công ty dệt Nam Trinh với số lượng và quy mô ngày càng lớn.[8]
1.1.1.2. Tình hình xã hội
Sau khi trở thành nhượng địa của Pháp, tình hình xã hội của Hà Nội có
rất nhiều chuyển biến, rõ rệt nhất là sự gia tăng nhanh chóng của số lượng
người Pháp đến Hà Nội làm ăn, kéo theo nhu cầu về nhà ở và các công trình
công cộng tăng cao. Cụ thể, theo số liệu thống kê năm 1902, số lượng người
Pháp ở Hà Nội rơi vào khoảng 2.270 người trên tổng dân số Hà Nội lúc bấy
giờ là 80.000 người, tức là chiếm khoảng 2,5% dân số Hà Nội. Thêm vào đó,
tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của Hà Nội cũng tăng mạnh trong thời kỳ này
(năm 1921 có 75.000 người, tới năm 1928 tăng lên 126.137 người, tức là tăng
khoảng hơn 7300 người mỗi năm).
Ngoài ra, thời kỳ này xã hội Hà Nội cũng chứng kiến sự xuất hiện của
các giai cấp, tầng lớp mới như giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp tiểu tư sản, giai
cấp công nhân…
Những chuyển biến về mặt xã hội, đặc biệt là việc gia tăng quy mô dân
số đã ảnh hưởng lớn đến những chính sách quy hoạch, mở rộng Hà Nội của
chính quyền thực dân.[8]
1.1.2. Những chuyển biến cơ bản của đô thị và quy hoạch đô thị Hà
Nội thời kỳ Pháp thuộc
1.1.2.1. Giai đoạn tiền thực dân (1875 – 1888)
7
Thời gian đầu, trước khi thực dân Pháp chính thức bắt đầu kế hoạch xây
dựng quy hoạch lại Hà Nội vào năm 1884, Hà Nội vẫn là một đô thị mang
tính chất của thời kỳ phong kiến. Những yếu tố đô thị kiểu Pháp chỉ tồn tại
chủ yếu trong khu Nhượng địa
3
và các tuyến đường kết nối khu Nhượng địa
và Hoàng thành (sau khi thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội lần thứ hai vào
năm 1883).
3
Ngày 15/3/1874 hiệp ước giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp được ký, đã cho phép người Pháp
được cư trú và đặt lãnh sự ở ba nơi Hà Nội, Hải Phòng, Quy Nhơn. Ở Hà Nội, triều đình phải cắt cho thực
dân Pháp một khu đất gọi là “nhượng địa” ở phía Đông Nam thành phố.
8
Hình 1.1. Bản đồ Hà Nội năm 1873, do Phạm Đình Bách vẽ, sở địa chính Đông Dương, in
năm 1916. Nguồn: 36phophuong.vn
Cụ thể, như theo bản đồ Hà Nội năm 1873 (hình 1.1) ta thấy cấu trúc Hà
Nội chưa có gì thay đôi rõ rệt so với đô thị phong kiến, chỉ có yếu tố mới xuất
hiện đó là khu nhượng địa nằm phía Đông Nam thành phố, có chiều rộng
300m và chiều dài 700m. Trong khu nhượng địa, người Pháp cho xây dựng
các công trình kiên cố, có kiến trúc thực dân ở thời kỳ đầu – đơn giản, mặt
bằng hình chữ nhật, xung quanh có hành lang rộng.
Hình 1.2. Hình ảnh đường xá khu Nhượng địa. Nguồn: kientrucvietnam.org.vn
Tiếp đó, là các tuyến đường nối liền khu Nhượng địa với Hoàng thành
vào năm 1883, với trục chính là con đường đầu tiên được xây dựng vào tháng
6/1883 – sau con đường này phát triển thành trung tâm thương mại Hàng
Khay – Tràng Tiền ngày nay.
Sau đó, đến năm 1884, người Pháp bắt đầu các ý tưởng quy hoạch Hà
Nội theo hướng thành phố hiện đại kiểu phương Tây. Hệ thống đường xá,
giao thông đô thị được cải tạo, mở rộng, cùng với sự thay đổi của các công
trình nhà ở xuất hiện dọc các tuyến đường. Một loạt các tuyến đường vuông
góc với trục Hàng Khay – Tràng Tiền được xây dựng như Rue des Broderus
(Hàng Trống) nối với Rue Gia Long (Bà Triệu), hay Boulevard Đồng Khánh
(Hàng Bài) Sau đó, các tuyến đường tiếp tục được xây dựng tiến về phía
Nam với mục đích hoàn thiện khu phố Pháp theo dạng ô bàn cờ.
Trên cơ sở các tuyến đường giao thông trên, khu trung tâm hành chính –
chính trị của thành phố dần được hình thành ở phía Đông hồ Hoàn Kiếm.
Song song với việc xây dựng, người Pháp bắt đầu phá hủy các công trình văn
hóa, tôn giáo tín ngưỡng xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, cũng như một
9
loạt các công trình, dinh thự trong khu vực hoàng thành, trừ Cột Cờ được giữ
lại để phục vụ liên lạc quân sự.
Tóm lại, ở giai đoạn này, hoạt động xây dựng của người Pháp còn mang
tính riêng lẻ, chưa có quy hoạch hoàn chỉnh, song nền móng cho định hướng
chung cho việc xây dựng toàn bộ mạng lưới khu phố theo kiểu ô bàn cờ sau
này ở phía Nam thành phố đã bước đầu được hình thành.
10
Hình 1.3. Bản đồ Hà Nội năm 1885. Nguồn: 36phophuong.vn
11
1.1.2.2. Giai đoạn khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1888 – 1920)
Đây là giai đoạn mà hoạt động xây dựng thành phố Hà Nội của người
Pháp diễn ra mạnh mẽ nhất, với ý đồ biến Hà Nội thành trung tâm hành chính
– chính trị của Đông Dương hay nói cách khác là thủ đô của toàn Liên Bang
Đông Dương.
Giai đoạn này, tổng thể quy hoạch của thành phố được định hướng rõ rệt
theo kiểu Phương Tây “quy hoạch phân khu”, pha trộn giữa nửa thuộc địa
phong kiến với hai hình thái cấu trúc : truyền thống bản địa và phương Tây.
Hình 1.4. Bản đồ Hà Nội năm 1902. Nguồn: 36phophuong.vn
Thứ nhất là khu vực Thành Hà Nội, sau khi phá bỏ hoàn toàn, người
Pháp đã quy hoạch khu vực phía trong thành thành hai phần rõ rệt, phần phía
Đông dành cho quân sự, phía Tây dành cho khu vực hành chính của thủ đô
Đông Dương.
12
Thứ hai là trung tâm hành chính phía Đông khu vực hồ Hoàn Kiếm được
hoàn thiện, mở rộng sang phía Tây hồ.
Thứ ba, một loạt các công trình công cộng, với mục đích biểu trưng hình
ảnh của Pháp đã được xây dựng như Nhà thờ lớn (1892) gắn với việc phá bỏ
chùa Báo Thiên, sau đó là trường Viễn Đông của Pháp (1898) nay là Thư viện
Khoa học xã hội, Nhà hát lớn (1901), khách sạn chính quốc (Métropole –
1901), nhà thương Bảo hộ (1904) nay là bệnh viện Việt Đức
Thứ tư, người Pháp cho xây dựng hai khu nhà ở theo phong cách kiến
trúc Pháp ở phía Nam hồ Hoàn Kiếm và trong khu vực Hoàng Thành.
Thứ năm, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường giao thông nội
thành, trong đó đáng chú ý có đại lộ Puginier (phố Điện Biên Phủ) hình thành
một đường chéo nối tiếp với trục Paul Bert – Camp des Lettres (Tràng Tiền –
Hàng Khay – Tràng Thi) tới khu vực quảng trường tròn Puginier (nay là
quảng trường Ba Đình) (hình 1.5) nơi sau đó sẽ xây dựng Phủ Toàn quyền
Đông Dương và đặc biệt là tuyến đường kết nối với bờ Đông sông Hồng –
cầu Long Biên (1898 - 1902) (hình 1.5)
Hình 1.5. Quảng trường Puginier (trái), cầu Long Biên (phải).
Nguồn: thuviencongtrinh.com.vn
Thứ sáu, chính quyền thực dân Pháp cho chỉnh trang lại khu 36 phố
phường, tuy nhiên những can thiệp về xây dựng của người Pháp ở khu vực
này không nhiều, nên nhìn toàn cảnh thì khu 36 phố phường của Hà Nội vẫn
giữ được nét truyền thống vốn có. Cụ thể, những can thiệp của người Pháp chỉ
13
dừng lại ở việc mở rộng, nắn thẳng, trải đá cho đường đi, tạo vỉa hè lát gạch,
cùng hệ thống thoát nước; đáng kể có việc lấp sông Tô Lịch đoạn từ phố Chợ
Gạo đi vào khu phố cổ và xậy dựng một số chợ có mái, cùng một vài dinh thự
nhỏ.
Nhìn chung, đến cuối giai đoạn này, những quy hoạch Hà Nội theo
hướng phương Tây hiện đại của người Pháp đã cơ bản được hình thành với
việc tạo các khu vực chức năng, mạng lưới đường xá, giao thông được mở
rộng, xây mới, cùng với các công trình công cộng mang tính biểu trưng của
người Pháp tạo điểm nhấn cho cấu trúc đô thị. Tuy quy hoạch còn mang tính
cục bộ theo khu vực, song những can thiệp của người Pháp, đặc biệt là với hệ
thống giao thông đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt đô thị của Hà Nội. Cũng
kể từ giai đoạn này, hai hình thái đô thị với hai cấu trúc khác biệt nhau cùng
song song tồn tại, đó là kiểu đô thị truyền thống – khu 36 phố phường và kiểu
đô thị hiện đại – khu phố Pháp.
1.1.2.3. Giai đoạn khai thác thuộc địa lần thứ hai (1920 – 1945)
Với bối cảnh sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thực dân Pháp
tăng cường khai thác thuộc địa nhằm phục hồi nền kinh tế chịu ảnh hưởng
nặng nề trong chiến tranh và củng cố địa vị của Pháp trên trường quốc tế. Vì
vậy chính sách của người Pháp trong giai đoạn này đối với Hà Nội chủ yếu
tập trung vào gia tăng các hoạt động kinh tế và đô thị hóa với tốc độ nhanh và
quy hoạch thành phố Hà Nội theo hướng thể hiện đô thị hiện đại phương Tây,
mang tính biểu trưng quyền lực người Pháp tại Đông Dương.
Và để đáp việc xây dựng và mở rộng thành phố Hà Nội một cách có hệ
thống, khoa học, năm 1921, Sở Kiến trúc và Quy hoạch đô thị trung ương
được thành lập tại Hà Nội. Ngay sau đó người Pháp bắt đầu tiến hành một
loạt các hoạt động thiết kế, xây dựng, quy hoạch thành phố Hà Nội trên quy
mô lớn, mang tính tổng thể và hoàn chỉnh, thống nhất chịu ảnh hưởng bởi tư
tưởng của Hebrard
4
. Cụ thể:
4
Ernest Hebrard được bổ nhiệm đứng đầu Sở Kiến trúc và Quy hoạch đô thị trung ương, với trọng trách nắm
bắt những quy định về chuẩn mực và những nguyên tắc về quy hoạch đô thị đã được soạn thảo tại chính quốc
14
- Khu phố Pháp trên vị trí Hoàng thành trước kia đã được quy hoạch lại
chi tiết, đồng thời mở rộng lên hồ Trúc Bạch và phía Nam khu vực Hoàng
Thành.
- Mở rộng thêm khu vực được quy hoạch và xây dựng cho người Việt
thuộc tầng lớp tư sản và tiểu tư sản trung lưu ở phía Nam khu phố Pháp tới
nhà máy rượu và hồ Bảy Mẫu.
Hình 1.6. Một góc khu phố dành cho người Việt (trái), Hàng Buồm (phải).
Nguồn: diachiso.vn
- Hoàn thiện hệ thống giao thông nội thành và xây dựng các tuyến đường
đối ngoại liên vùng.
- Khu vực 36 phố phường nhìn chung không có gì thay đổi, hoạt động
cải tạo mang tính cá nhân của người dân với việc cải tạo, xây mới các ngôi
nhà trên nền nhà cũ theo xu hướng kiến trúc phương Tây.
Tóm lại, quy hoạch Hà Nội giai đoạn này đã được nhìn nhận trong một
tổng thể chung và có sự gắn kết giữa các không gian chức năng trong thành
phố: khu phố cổ (khu 36 phố phường), khu nhà ở (khu dành riêng cho người
Pháp, khu ở cho người Việt), khu trung tâm kinh tế, thương mại và khu trung
tâm hành chính. Ngoài ra, phạm vi thành phố cũng được mở rộng ra vùng
ngoại thành và các tỉnh lân cận.
để áp dụng cho phù hợp tại Đông Dương.
15
Hình 1.7. Bản đồ Hà Nội năm 1937. Nguồn: 36phophuong.vn
1.1.3. Kiến trúc Pháp thời kỳ Pháp thuộc tại Hà Nội
1.1.3.1. Phong cách kiến trúc Tiền thực dân
Phong cách kiến trúc Tiền thực dân hình thành và phát triển trong giai
đoạn từ năm 1875 – 1887, khi thực dân Pháp chưa hoàn toàn bình định được
khu vực Bắc Kỳ, vì vậy nên các công trình xây dựng hầu như chỉ dừng lại ở
mức đáp ứng nhu cầu chức năng; tức là tạo ra một không gian phù hợp, vừa
tránh được cái nóng khó chịu của mùa hè miền Bắc, vừa chống gió mùa
Đông, đồng thời phục vụ được chức năng cần thiết. Phong cách kiến trúc này
là thành quả từ sự sáng tạo của các sĩ quan công binh Pháp. Cụ thể đó là một
16
hình thức kiến trúc nhiệt đới thô sơ với các hành lang rộng bao quanh không
gian chính.
Đặc điểm chính của phong cách kiến trúc này là mặt bằng hình chữ nhật
đơn giản với hành lang rộng chạy xung quanh. Công trình thường có hai tầng,
sàn tầng hai dùng dầm đỡ thép hình cuốn gạch ở trên. Hành lang xung quanh
được tạo ra hình thức cuốn vòm hình cung hoặc bán cầu có khoá vòm. Mái
dốc,lợp ngói hoặc tôn. Tường chắn mái xây gạch dùng để trang trí mặt tiền có
một vài hình thức tranh trí đơn giản như hàng con tiện hoặc đắp xi măng hình
hoa lá. [5][8]
Hình 1.8. Bảo tàng lịch sử quân sự (trước là Sở chỉ huy Quân đội Pháp).
Nguồn: thuviencongtrinh.com.vn
Bảng 1.1. Thống kê các công trình kiến trúc lớn theo phong cách Tiền
thực dân.
ST
T
Tên công trình Năm
xây dựng
Kiến
trúc sư
Công năng
hiện tại
1 Sở chỉ huy quân đội Pháp 1875 -
1876
Varaigne Bảo tàng lịch sử
Quân đội
2 Trường dòng Sainte Marie 1883 Bệnh viện
Hai Bà Trưng
3 Tòa đốc lý 1887 Trụ sở UBND
thành phố Hà
Nội
4 Kho bạc 1887 Trụ sở chi nhánh
ngân hàng Công
17
thương
5 Bệnh viện Đồn Thủy 1891 Một số nhà điều
trị trong khuôn
viên Quân y viện
108 và bệnh viện
Hữu Nghị
Nguồn: Trần Quốc Bảo, Nguyễn Văn Đỉnh (2011), Kiến trúc và quy hoạch Hà Nội
thời kỳ Pháp thuộc, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
1.1.3.2. Phong cách kiến trúc Tân cổ điển
Phong cách kiến trúc Tân cổ điển (Néoclassique) là một phong cách kiến
trúc rất thịnh hành ở Châu Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ XIX, với đặc điểm
cơ bản là phục hưng các giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc của kiến trúc cổ điển
Hy Lạp, La Mã. Phong cách kiến trúc này cho phép tạo ra những công trình
mang tính hoành tráng, kỳ vĩ có khả năng biểu đạt sức mạnh về chính trị, kinh
tế của một thành phố, quốc gia. Vì vậy nên, phong cách kiến trúc này được
người Pháp áp dụng rất phổ biến vào hoạt động xây dựng tại Hà Nội vào giai
đoạn khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1888 – 1920), đặc biệt đối với các công
trình công cộng, với mục đích biểu trưng hình ảnh của nước Pháp, phô trương
sức mạnh của giới cầm quyền.
Đặc điểm chung của các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc theo phong cách
này tại Hà Nội đều là những công trình có khối tích lớn, công năng hoàn
chỉnh với mức độ tiện nghi cao cấp. Phong cách Tân cổ điển đòi hỏi sự tuân
thủ rất nghiêm ngặt về qui luật đối xứng trong tổ hợp mặt bằng do đó các
không gian chức năng phải được bố trí trên cơ sở một hoặc hai trục đối xứng.
Lối đi vào tòa nhà theo phương đứng phải được đảm trách bởi ít nhất hai cầu
thang (ví dụ điển hình như sơ đồ mặt bằng tầng 1 của Dinh thống sứ Bắc kỳ -
Hình 1.10). Cụ thể, cầu thang đối ngoại được thiết kế rất sang trọng với nhiều
hoạ tiết cầu kỳ được nối trực tiếp từ hướng cổng vào lên chính sảnh, các cầu
thang nội bộ bố trí phía trong tòa nhà bao gồm cầu thang từ tầng trệt lên tầng
18
một có cấu tạo tương đối đơn giản vì chủ yếu dành cho gia nhân, cầu thang từ
tầng một lên tầng hai dành cho gia chủ nên được trang trí cầu kỳ hơn.
Hình 1.9. Nhà khách chính phủ (trước là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ).
Nguồn: kienthuc.net.vn
Hình 1.10 Mặt bằng tầng 1 – Dinh Thống sứ Bắc Kỳ (phải).
Nguồn: thuviencongtrinh.com.vn
Bảng 1.2. Thống kê các công trình kiến trúc lớn theo phong cách Tân cổ
điển.
ST
T
Tên công trình
Năm
xây dựng
Kiến trúc sư
Công năng hiện
tại
1 Sở chỉ huy quân đội Pháp 1897 H. Vildieu
Trụ sở bảo
hiểm xã hội Bộ
quốc Phong
2 Biệt thự Schneiderc
(La villa Schneiderc)
1898 Không
rõ
Khu thư viện
19
trường THPT
Chu Văn An
3 Khách sạn Métropole 1901
Không
Rõ
Khách sạn
Sofitel
Métropole
4
Ga đường sắt
(Gare de chemin de fer)
1902 H. Vildieu Ga Hà Nội
5
Trụ sở Công ty Hỏa xa
Vân Nam
Không
Rõ
Không
Rõ
Trụ sở tổng liên
đoàn lao động
Việt Nam
6 Sở Công chính Bắc Kỳ 1904 H. Vildieu Bộ thủy lợi
7
Văn phòng Phủ thống sứ
Bắc Kỳ (Bureaux de la
Résidence Supérieure du
Tonkin)
Không
Rõ
H. Vildieu
Trụ sở bộ lao
động thương
binh xã hội
8
Trụ sở tòa án
(Palais des justices)
1906 H. Vildieu
Trụ sở tòa án
nhân dân tối
cao
9
Sở Thương chính và độc
quyền Đông Dương
(Bureaux des Douanes et
Régies de I’Indochine)
1906 J. Bossard
Bảo tàng Cách
mạng
10
Dinh Toàn quyền (Hôtel
du Gouvernement
general)
1907
C.
Lichtenfelder
Phủ chủ tịch
11
Tòa nhà Bộ tham mưu
(Imeuble de I’état –
major)
1907
Không
Rõ
Công ty Vạn
Xuân – Bộ
Quốc Phòng
12
Trường nữ học
Đồng Khánh
1907
Không
Rõ
Trường THCS
Trương Vương
13
Nhà hát thành phố
(Théatre Municipal)
1911
Broyer,
V. Halay,
F. Lagisquet
Nhà hát lớn
Hà Nội
14 Sở Cảnh sát 1915 A. Bussy Công an quận
20