Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp Công ty CP Phát Triển Công Nghệ Nông Thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.24 KB, 41 trang )

Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
MỤC LỤC
PHẦN II 6
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH 6
CỦA DOANH NGHIỆP 6
PHẦN VII 33
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 39
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
LỜI NÓI ĐẦU
Đánh giá nền kinh tế của một đất nước có vững vàng và ổn định hay không,
người ta thường dựa trên tiêu chí nguồn tài nguyên và khả năng quản lý. Trong đó
khả năng quản lý là vấn đề cơ bản. Nhưng để quản lý tốt thì phải luôn luôn rèn
luyện học hỏi để trau dồi kiến thức, nắm bắt nhanh nhạy những biến động của xã
hội và thị trường. Đất nước ta đang trên đà đổi mới một cách mạnh mẽ thì khả năng
học hỏi và nâng cao trình độ là một vấn đề hết sức quan trọng. Nhưng muốn thực
hiện được đổi mới cơ chế quản lý kinh tế thì đỏi hỏi phải đổi mới đồng bộ hệ thống
các công cụ quản lý. Trong đó không thể không nói đến sự đổi mới của hạch toán
kinh tế.
Ta biết rằng kế toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế , gắn liền với hoạt động
quản lý đã xuất hiện cùng vơisự hình thành đời sống kinh tế xã hội loài người . ngày
nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đối với một đất nước đang trên đà phát
triển từng bước hội nhập vào kinh tế khu vào kinh tế khu vực và thế giới như nước
ta thì kế toán là một công cụ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác
quản lý vĩ mô của nhà nước và vi mô của doanh nghiệp .
Ngày nay , khi nền kinh tế ngày càng phát triển , để có thể đứng vững trước quy
luật cạnh tranh khắc nghiệt , đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm tòi những hướng đi
thích hợp để đạt hiệu quả cao trong sản xuất . Doanh nghiệp sản xuất là đơn vị trực
tiếp tiến hành các hoạt động tạo ra sản phẩm .Một doanh nghiệp sản xuất muốn tồn


tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường , có tính cạnh tranh cao phải sản xuất ra
được những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lí .Như vậy doanh nghiệp
phải khai thác tốt các nguồn lực tài chính , phải quản lí và sử dụng có hiệu quả
những nguồn nguyên nhiên vật liệu …Bởi nguyên vật liệu là một trong những nhân
tố chính để làm ra sản phẩm . Một sản phẩm tốt phải được làm ra từ nguyên liệu vật
liệu có chất lượng , tuân theo đúng quá trình và quy cách tạo ra sản phẩm . Ngược
lại nguyên vật liệu không được bảo quản ở kiện quy định đem vào sản xuất sẽ tạo
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
1
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
ra những sản phẩm kém chất lượng . Nếu sản phẩm tốt giá thành thấp thì doanh
nghiệp sẽ bán được và ngược lại . Nếu lãng phí nguyên vật liệu sẽ làm cho giá thành
sản phẩm tăng ,chí phí sản xuất cũng tăng theo . Nguyên vật liệu kém chất lượng
,thiếu nguyên vật liệu sẽ làm cho quá trình sản xuất phải ngừng lại . Doanh nghiệp
có thể không hoàn thành được hợp đồng đã kí kết với đối tác dẫn đến làm ăn thua lỗ
…Để khắc phục tất cả những ảnh hưởng của nguyên vật liệu đối với chất lượng sản
phẩm và quá trình sản xuất kinh doanh , cần phải tổ chức tốt công tác kế toán
nguyên liệu vật liệu . Vì kế toán nguyên vật liệu nhằm cung cấp thông tin một cách
khoa học cho công tác quản lí nguyên vật liệu cả về mặt giá trị và hiện vật ở tất cả
các khâu mua sắm dự trữ , bảo quản , và sử dụng .
Từ các vấn đề đã phân tích ở trên ,chính là lí do em lựa chọn làm về đề tài kế
toán nguyên liệu vật liệu tại công ty Cổ phần phát triển công nghệ nông thôn để
làm báo cáo thực tập tốt nghiệp .Bản báo cáo tổng quan này chắc chắn vẫn còn
nhiều sai xót cần phải góp ý và chỉnh sửa .Em rất mong nhận được sự giúp đỡ ,
chỉ bảo thầy cô .
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
2
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2

PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHỆ NÔNG THÔN
1. Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
NÔNG THÔN
Tên giao dịch : Rural Technology Developmenl Joint Stock Company
2 . Gíam đốc : Vũ Tiến Lâm
3 . Địa chỉ : xã Lạc Hồng – huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên
Tel :( 84-0321) 3 980 276 Fax : (84-0321) 3 980 804
4 . Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 0503000048 ngày 01 tháng 11 năm 2001 do sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp. Công ty có sáu lần thay đổi Giấy chứng
nhận đăng ký đăng ký kinh doanh gồm: Thay đổi lần thứ nhất ngày 11/05/2004,
thay đổi lần thứ hai ngày 30/03/2005, thay đổi lần thứ ba ngày 12/03/2007, thay đổi
lần thứ tư ngày 30/08/2007, thay đổi lần thứ năm ngày 26/08/2008 và thay đổi lần
thứ sáu ngày 28/12/2009
Vốn điều lệ : 120 000 000 đồng ( một trăm hai mươi tỷ đồng )
5. Loại hình doanh nghiệp : công ty cổ phần
6. Nhiệm vụ của doanh nghiệp :
* Xây dựng chiến lược phát triển cụ thể hàng năm để phù hợp với mục đích đã
dặt ra và nhu cầu của thị trường , ký kết , tổ chức cáchợp đồng kinh tế đã ký với các
đối tác.
* Đổi mới hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý tiền thu từ bán sản
phẩm phải được dùng vào đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của công ty .
* Thực hiện các nghĩa vụ với người lao động theo quy định của bộ luật lao
động, luật công đoàn
* Thực hiện các qui dịnh của nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường , quốc
phòng và an ninh quốc gia.
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
3

Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
* Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy
định của công ty và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó.
* Tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh công ty cần thục hiện các nghĩa vụ
quản lý như sau.
*. thực hiện đúng chế độ các quy định về quản lý vốn , tài sản các quỹ kế toán ,
hách toán , chế độ kiểm toán và các chế độ khác do nhà nước quy định và chịu trách
nhiệm về tính xác thực trong các hoạt động tài chính của công ty
*. công bố báo cáo tài chính hàng năm cá thông tin đánh giá đúng đắn về hoạt
động của công ty theo quy định của chính phủ.
7. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ.
Năm 1998, Ông Vũ Tiến Lâm thành lập Công ty TNHH Phát triển Công nghệ
Nông thôn . Sau một thời gian hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thức ăn chăn
nuôi, được sự hỗ trợ của các giáo sư hàng đầu trong ngành chế biến thức ăn chăn
nuôi Công ty đã nhanh chóng phát triển từ chỗ chỉ đơn thuần nhập khẩu hàng về để
kinh doanh dần từng bước chuyển sang tự nghiên cứu và sản xuất thức ăn chăn
nuôi. Năm 2001, Công ty quyết định tăng vốn chuyển đổi thành Công ty cổ phần
lấy tên gọi là Công ty cổ phần Phát triển Công nghệ Nông thôn tên giao dịch
làRural technology development joint stock company. Được thành lập theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0503000048 ngày 01 tháng 11
năm 2001 do sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hưng Yên cấp. Hiện tại, Công ty đang có
tốc độ phát triển rất nhanh với nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Lạc Hồng-
Văn Lâm- Hưng Yên, Chi nhánh sản xuất thuốc thú y và tiêu thụ sản phẩm tại Hoài
Đức – TP Hà Nội, Chi nhánh tiêu thụ sản phẩm ở TP HCM, trang trại chăn nuôi gà
tại Vĩnh Phúc, trang trại nuôi gà tại Sơn Tây – Hà Nội hơn 620 đại lý bán hàng trên
toàn quốc. Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty có 02 dây chuyền với
với tổng công suất vào khoảng 20 tấn dạng bột/giờ (tương đương 10/ tấn

viên/giờ).Các Sản phẩm sản xuất ra của Công ty mang các nhãn hiệu như RTD, Sài
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
4
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
Gòn, Ơn Việt, Tiger, Vinafeed đã có mặt tại hầu hết các địa bàn trong cả nước và
được người chăn nuôi biết đến.
Sản phẩm & dịch vụ chủ yếu: Hiện nay, sản phẩm chủ yếu của Công ty là thức ăn
chăn nuôi. Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi mang nhãn hiệu RTD, Sài Gòn, Ơn
Việt, Vinafeed, Tiger rất đa dạng, phục vụ cho mọi độ tuổi của gia súc, gia cầm.
Ngoài lĩnh vực sản xuất, Công ty còn có hoạt động kinh doanh thương mại các
nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi. Công ty còn đầu tư sang lĩnh
vực chăn nuôi, hiện Công ty có trang trại gà tại Vĩnh Phúc.
Do tốc độ phát triển nhanh, đồng thời để mở rộng thị trường và đa dạng hoá
hoạt động, thời gian qua các thành viên hội đồng quản trị đã góp vốn hoặc mua lại
một số cơ sở vật chất của các doanh nghiệp khác như nhà máy sản xuất đồ hộp,
khách sạn tại Thái Bình, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại Hà Nam.
Vị thế và danh tiếng trên thị trường: qua gần 10 năm kể từ khi thành lập công
ty và khoảng 7 năm kể từ khi nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi bắt đầu đi vào
hoạt động, đến nay sản phẩm của Công ty đã có mặt tại hầu hết các đại lý trên cả
nướ
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
5
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
PHẦN II
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
Tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty trong 5 năm gần đây
như sau:

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
- Sản phẩm
chính
TĂCN TĂCN TĂCN TĂCN +
NGUYÊN
LIỆU
TĂCN +
NGUYÊN
LIỆU
- Sản lượng
(tấn)
9.161 tấn 11.660 tấn 15.610 tấn 35.225 tấn 57.217 tấn
- Doanh thu
(Tr.đ) 45.808 64.131 93.665 246.575 572.178
- Doanh thu
xuất khẩu (tr.đ)
0 0 0 0 0
- Lợi nhuận
trước thuế
(tr.đ) 24,945,683 911,262,258 4,835,149,543 7,221,908,783 18,069,337,427
- Lợi nhuận sau
thuế (tr.đ) 16,963,064 619,658,335 3,481,307,671 7,221,908,783 18,069,337,427
- Giá trị TSCĐ
bình quân (tr.đ)
20.500 27.064 50.000 89.600 96.000
- Vốn lưu động
bình quân (tr.đ)
107,795 114,750 120,777 125,804 132,831
- Số lao động
bình quân

(người)
62 85 100 170 215
- Tổng chi phí
sản xuất (tr.đ)
40.758 57.435 77.540 225.804 534.187
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
6
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
PHẦN III
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
1. Công nghệ sản xuất:
Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn là đơn vị chuyên sản xuất
và kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Đây là hai bộ phận được hạch toán độc lập, riêng
biệt về kết quả nhằm giúp hội đồng quản trị có sự phân tích, đánh giá, điều chỉnh
cụ thể về quy mô phát triển từng bộ phận trong mỗi giai đoạn khác nhau. Trong đó,
hoạt sản xuất giữ vai trò chủ đạo, có doanh thu chiếm tỷ lệ 2/3 tổng doanh thu toàn
công ty, và mảng hoạt động này được giao cho Phó giám đốc điều hành và trực tiếp
chỉ đạo, các phòng: Phòng nhập khẩu và Phòng kinh doanh có nhiệm vụ thực hiện.
Riêng hoạt động kinh doanh,, rất quan trọng vì nó đảm bảo cho các hợp đồng của
Phòng kinh doanh với khách hàng được hoàn thiện đến khâu cuối cùng, không phải
thuê gia công sản xuất ở bên ngoài nên được hội đồng quản trị trực tiếp chỉ đạo
Như vậy, hoạt động sản xuất và kinh doanh ở Công ty có mối liên quan mật
thiết với nhau. Cụ thể, Phòng kinh doanh có nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng mua
bán với khách hàng, nếu khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm thì Phòng kinh
doanh bán trực tiếp ngay . Phòng sản xuất được giao nhiệm vụ sản xuất sản phẩm
theo đúng quy cách yêu cầu trên đơn hàng và theo dõi, hạch toán giá thành các loại
sản phẩm trong tháng để xác định kết quả sản xuất và giúp cho Phòng kinh doanh
đưa ra chiến lược giá bán phù hợp cho kỳ sau.
Quy trình sản xuất qua 02 công đoạn như sau:

+ Công đoạn I:
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
7
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
Nông sản
Sàng lọc, chờ sấy
Silô chờ sấy
Sấy
Sàng lọc, kiểm
tra
Silô bảo quản
nguyên liệu thô
Nguyên liệu thô
cho SX TAGS
8
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
Công đoạn II :
* Thuyết minh sơ đồ công nghệ :
Công nghệ sản xuất của Công ty là công nghệ liên hợp khép kín. Quá trình
công nghệ được khép kín Làm tăng tính chủ động trong sản xuất sản phẩm ở Công
ty , dễ dàng hơn trong công tác lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ tạo chắc chắn và
chặt chẽ trong công tác quản lý.
Hiện tại, Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty có 02 dây chuyền với
với tổng công suất vào khoảng 50 tấn dạng bột/giờ (tương đương 30 tấn viên/giờ).
Hoạt động sản xuất Thức ăn chăn nuôi của nhà máy chia làm 2 công đoạn:
 Công đoạn 1 hay còn gọi là công đoạn sơ chế:
Nguyên liệu chính đầu vào cho hoạt động sản xuất TĂCN của Công ty bao

gồm như: Ngô hạt, Cám ngô, Đậu tương, DDGS (sản phẩm phụ thu được trong quá
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
9
Nguyên liệu thô
Máy nghiền
Trộn thô
Trộn tinh
Sản phẩm bột
Ép viên
Đóng bao bì
Nhập kho
Khoáng chất và các
sản phẩm vi lượng
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
trình chế biến tinh dầu từ Đậu tương), hạt Mỳ, hạt mạch, hạt kê, hạt cải, Khoai sắn,
Cá, Bột thịt xương, Khoáng chất và các Vi lượng khác. Nguồn mua đầu vào của các
nguyên liệu này một phần là nhập khẩu từ nước ngoài và một phần là mua trong
nước. Một phần các nguồn nguyên liệu mua về đã qua sơ chế (chủ yếu là nguồn
nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài) được chuyển thẳng tới các kho và silô chứa
nguyên liệu thô phục vụ cho Công đoạn 2. Đối với nguyên liệu mua về chưa qua sơ
chế có chứa các tạp chất trong nông sản được chuyển qua các kho và silô chứa riêng
để thực hiện sàng lọc và sấy nguyên liệu, đảm bảo được nguồn nguyên liệu sạch và
tránh được tình trạng ẩm, mốc của nguyên liệu đầu vào phục vụ cho Công đoạn 2.
 Công đoạn 2:
Đây là giai đoạn chính trong quy trình sản xuất TĂCN của Công ty. Toàn bộ
quy trình sản xuất TĂCN của Công ty được khép kín và được thực hiện theo mô hình
tháp. Nguyên liệu thô sau Công đoạn 1 được dự trữ tại các Kho và Silô chứa. Đối với
các nguyên liệu dự trữ tại các Kho sẽ được chuyển qua các bể chứa nguyên liệu khác
nhau để thực hiện chuyển lên tháp nghiền ở trên cùng. Toàn bộ các nguyên liệu ở Bể

chứa và ở Silô sẽ được thực hiện chuyển lên tháp nghiền thông qua hệ thống chụp hút
nguyên liệu. Ở giai đoạn này, dây chuyền sản xuất TĂCN của Công ty có một ưu
điểm so với các dây chuyền khác đó là hệ thống định lượng nguyên liệu đầu vào. Các
nguyên liệu đầu vào ở các Bể chứa và Silô khác nhau sẽ được Hệ thống định lượng tự
động chụp hút lên với một tỷ lệ nhất định. Do đó, đảm bảo được độ chính xác trong
quá trình pha trộn nguyên liệu và giảm thiểu được nhân công trong quá trình định
lượng nguyên liệu đầu vào. Sau quá trình trộn thô đối với các nguyên liệu chính, các
nguyên liệu này sẽ tiếp tục tham gia quá trình trộn tinh với việc bổ sung thêm các
khoáng chất và vi lượng. Quá trình trộn tinh kết thúc sẽ tạo ra các sản phẩm TĂCN
dạng bột (chủ yếu là các sản phẩm cám đậm đặc). Để tạo ra các sản phẩm TĂCN
dạng tinh (chủ yếu là các sản phẩm cám hỗn hơp) các sản phẩm TĂCN ở dạng bột sẽ
được tiếp tục chuyển sang quá trình tạo viên. Sau đó, toàn bộ sẽ được chuyển sang
quá trình đóng gói và nhập kho thành phẩm.
2. Đặc điểm của công nghệ sản xuất
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
10
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
• Đặc điểm về phương pháp sản xuất:
Toàn bộ quá trình sản xuất TĂCN của Công ty được thực hiện trên dây
chuyền khép kín với công nghệ được đánh giá là công nghệ mới trong sản xuất
TĂCN của các nước đang phát triển.
• Đặc điểm về trang thiết bị:
Các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất TĂCN của Công ty được
Công ty thực hiện đầu tư đồng bộ và mua mới từ đầu năm 2008. Nguồn nhập khẩu
các trang thiết bị này là từ các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan và
một phần là mua trong nước.
• Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà kho …:
Toàn bộ nhà xưởng, Nhà văn phòng và các công trình xây dựng khác được
Công ty đầu tư trên mảnh đất rộng khoảng 30.000 m

2
tại KCN Phố Nối A, tỉnh
Hưng Yên. Do đặc điểm phải dự trữ một lượng lớn nguồn nguyên liệu đảm bảo quá
trình sản xuất nên, diện tích các nhà kho chiếm phần lớn trong tổng diện tích của
Nhà máy. Ngoài các nhà kho chứa nguyên liệu và thành phẩm, Công ty còn thực
hiện xây dựng các Silô chứa nguyên liệu nhằm giảm thiểu diện tích chiếm dụng
cũng như tăng cường sức chứa nguyên liệu của Nhà máy.
• Đặc điểm về an toàn lao động:
Do đặc điểm hoạt động sản xuất TĂCN của Công ty ít có tác nhân ảnh hưởng
đến môi trường cũng như ảnh hưởng đến an toàn lao động nên lực lượng lao động
trực tiếp của Công ty hoạt động trong môi trường được đảm bảo. Đối với các tác
nhân gây bụi và mùi từ nguyên liệu, Công ty cung cấp cho quần áo bảo hộ và khẩu
trang tới người lao động.
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
11
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
PHẦN IV
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP .
Công ty CP Phát Triển Công Nghệ Nông Thôn hoạt động theo mô hình Công
ty Cổ phần. Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm điều hành các
hoạt động lớn mang tính định hướng phát triển cho cả Công ty như chiến lược phát
triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh… Tổng Giám đốc có trách nhiệm điều hành các
hoạt động thường ngày của Công ty, dưới Tổng Giám đốc là có các Phó tổng giám
đốc phụ trách từng lĩnh vực. Kế đến là các phòng ban và bộ phận sản xuất. Cơ cấu
tổ chức của Công ty thể hiện qua sơ đồ sau :
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
12
Phòng

Kế toán
Nhà máy sản
xuất TĂCN
Tổng GĐ
Phó Tổng
Giám đốc
Phó Tổng
Giám đốc
Phòng
Tài chính-XNK
Phòng
HCNS
Phòng
Kinh doanh
HĐQT
Các Đại lý
Bán hàng
Phòng
Vật tư
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
2 . Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo và các phòng ban đơn vị trực thuộc :
Quan hệ giữa hội đồng quản trị và ban giám đốc là quan hệ quản trị công ty .
quan hệ giữa ban giám đốc và cấp dưới , công nhân viên là quan hệ quản lý.
* Hội dồng quản trị
Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật cùng liên đới chịu trách
nhiệm về tính trung thực , chính xác của số vốn được xác nhận khi thành lập công
ty và trong quá trình hoạt đông của công ty
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty , có toàn quyên fnhân danh công
ty để quyết định thực hiện các quyền và ngĩa vụ của công ty không thuộc thẩm

quyền của đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị có các quyền và ngĩa vụ sau đây:
Quyết định chiến lược , kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh
hàng năm của cong ty
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán của từng loại.
Quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác .
- quyết đinh phương án đầu tư dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo
điều lệ của công ty và có những giải pháp phát triển thiị trường, tiếp thi và công
nghệ thông qua hợp đồng mua ,bán ,vay,cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng
hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của
công ty
- Bổ nhiệm miễn nhiệm , cách chức , ký hợp đồng , chấm dứt hợp đồng đối
với tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định
.quyết định mức lương và lợi ích khác của người quản lý đó
-Giám sát chỉ đạo cấp dưới trong việc kinh doanh hàng ngày của công ty
- Quyết định cơ cấu tổ chức , quy chế quản lý nội bộ công ty quyết định thành
lập công ty con ,lập chi nhánh văn phòng đại diện và việc góp vốn , mua cổ phần
của doanh nghiệp khác
- Duyệt chương trình ,nội dung tài liệu phục vụ họp hội đồng cổ đông hoặc lấy
ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
13
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách ttrung thực mẫn cán vì
lợi ích của công ty và các cổ dông của công ty
- Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn sử dụng tài sản của công ty để thu
lợi cho riêng mình, cho người khác, không được đem tài sản công ty cho người
khác. Không tiết lộ bí mật của công ty
- Có trách nhiệm trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên đại hội đồng

cổ đông. kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức
hoặc sử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh .phải chịu trách nhiệm cá nhân về
thiệt hại khi không thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ được giao
- Và các nghĩa vụ khác do luật pháp và công ty quy định
* Tổng giám đốc :Tổng giám đốc là ngưòi có quyền điều hành lớn nhất trong Công
ty , là người
chịu trách nhiệm chung về các hoạt động sản xuất kinh doanh .
Là người đứng đầu bộ máy công ty, thay măt công ty chịu trách nhiệm về
mọi mặt hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của giám đốc là lãnh
đạo và điều hành toàn diện mọi hoạt động của công ty và chỉ đạo trực tiếp các
phòng ban. Đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong từng giai đoạn phát
triển của công ty.
Giám đốc là thủ trưởng của một tổ chức , chịu trách nhiệm động viên và dẫn
dắt cấp dưới, bao gồm việc thuê dùng, huấn luyện, đãi ngộ, đề bạt, biểu dương, can
thiệp và cho thôi việc. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp là do tâm sức
và khả năng nhìn xa trông rộng của Giám đốc quyết định.
Giám đốc phải truyền bá những thông tin từ bên ngoài cho doanh nghiệp của
mình và truyền bá những thông tin nội bộ từ nhân viên cấp đướ này đến nhân viên
cấp dưới khác.
Trong vai trò nhà doanh nghiệp, giám đốc cần tập trung sự chú ý vào việc
đổi mới tổ chức. Trong vai trò khắc phục khó khăn, giám đốc phải xử lý những tình
huống ngài ý muốn và nhẵng biến đổi hàm chứa các nhân tố không điều khiển
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
14
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
được. Hai vai trò này là hai bộ phận trong một cơ thể thống nhất liên tục của việc ra
quyết định quản lý.
Giám đốc phải là người giữ quyền phê chuẩn mọi quyết định quan trọng để
đảm bảo cho việc phối hợpcác quyết định đó khiến cho các quyết định đó bổ sung

cho nhau, không trái ngược với nhau và lựa chọn được phương án tốt nhất trong
tình hình nguồn lục có hạn.
- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty
- Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kih doanh và phương án đầu tư của công ty
- Kiến nghị phướng án bố trí cơ cấu tổ chức , quy chế quản lý nội bộ của công ty
- Bổ nhiệm , miễn nhiệm cách chức các chức danh quản lý trong công ty , trừ
các chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm , miễn nhiệm cách chức
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với lao động trong công ty , kể cả
cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật , điều lệ công ty và
quyết định của hội đòng quản trị
Phó tổng giám đốc Công ty:
Hai Phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc và giúp Tổng
giám đốc điều hành và quản lý Công ty trong lĩnh vực mà mình phụ trách. Là
người trực tiếp giúp việc cho Tổng Giám đốc công ty trong công tác điều hành một
số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu mọi
trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao. Đồng thời, được
uỷ quyền thay mặt Giám đốc điều hành công ty khí Giám đốc đi vắng dài ngày.
- Trực tiếp phụ trách các công việc cụ thể được tổng giám đốc phân công như
mảng sản xuất, kinh doanh,vật tư , nhân sự. khi thay mặt tổng giám đốc giải
quyết công việc sẽ có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước tổng
giám đốc về kết quả của công việc giải quyết
- Đối với lĩnh vực được phân công phụ trách, phó tổng giám đốc có trách
nhiệm tổ chức chỉ đạo , hướng dẫn công nhân viên thực hiện , trường hợp
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
15
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
công việc phát sinh hoặc luật pháp chưa quy định thì phải báo cáo và xin ý

kiến của tổng giám đốc trước khi quyết định ngoài công việc được phân
công , phó tổng giám đốc còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:
- Giúp tổng giám đốc điều hành công việc hàng ngày trong công ty theo
chương trình kế hoạch đã định và đột xuất .được thay mặt giám đốc ký một
số văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách
- Xây dựng dự án ,đề án kế hoạch công tác dài hạn của công ty.
Các phòng ban chức năng gồm:
* Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tham mưu giúp ban giám đốc về việc kinh doanh
của công ty, điều tra nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh
doanh đạt hiệu quả cao, thực hiện việc tiếp thị sản phẩm, mở rộng và tạo uy tín với
khách hàng nhằm đảm bảo việc kinh doanh an toàn và hiệu quả nhất.
* Phòng kế toán:
Giúp việc và tham mưu cho tổng giám đốc trong công tác tổ chức giám sát và
quản lýhoạt đọng kinh tế tài chính ,hạch toán và thống kê.theo dõi và phân tích tình
hình biến động tài sản và nguồn vốn của công tyvà cung cấp thông tin về tình hình tài
chính , kinh tế cho tổng giám đốc phục vụ cho công tác quản lý và điều hành và hoạt
động sản xuất kinh doanh
Có nhiệm vụ giúp ban giám đốc quản lý và sử dụng vốn, xây dựng kế hoạch tài
chính ứng với kế hoạch kinh doanh, tổ chức và thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời, phòng còn
cung cấp các thông tin cho ban giám đốc để có các chính sách chỉ đạo sản xuất kinh
doanh kịp thời và lập các báo cáo theo đúng định kỳ.
- xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanhvà kế hoạch
đầu tư.
- xây dựng kế hoạch định kỳ về giá thành sản phẩm ,kinh phí hoạt động….và các kế
hoạch tài chính khác
- thực hiện báo cáo tài chính , thônhgs kê theo quy định của nhà nước và điều lệ công
ty
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
16

Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
- xác định và phản ánh chính xác kịp thời kết quả kiểm kê định kỳ tài sản , nguồn vốn
- lưu trữ bảo quản chứng từ sổ sách kế toán ,bảo mật số liệu kế toán tài chính theo quy
định và điều lệ công ty
* Phòng hành chính sự nghiệp : có nhiệm vụ tổ chức quản lý và sử dụng lao
động, thực hiện các chế độ đối với người lao động, tổ chức thực hiện các hoạt động
quản trị văn phòng và quản trị hành chính của công ty như công tác hành chính, y
tế, bảo vệ, dịch vụ và thi đua khen thưởng, qui hoạch đào tạo cán bộ, bố trí lực
lượng lao động cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ.
* Phòng tài chính –xuất Nhập khẩu : là phòng mới được tách ra từ Phòng kinh
doanh, có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược nhập khầu hàng hoá
trong từng giai đoạn, thời kỳ, chủ động nhập khẩu các loại hàng hoá - dịch vụ theo
kế hoạch đã lập, trực tiếp thực hiện và kiểm tra, giám sát các nghiệp vụ, thủ tục
nhập khẩu. Đồng thời, phòng có nhiệm vụ tổ chức quản lý kho hàng nhằm đảm bảo
cung ứng vật tư kịp thời - tiếp nhận và bàn giao sản phẩm nhanh chóng, hiệu quả
với phòng sản xuất và khách hàng.
* Phòng vật tư: có nhiệm vụ tham mưu giúp tổng giám đốc về công tác quản lý
trang thiết bị máy móc và vật tư nguyên vật liệu . chủ trì tham mưu đầu tư sửa chữa
các cơ sở hạ tầng ,mua bán các phương tiện thiết bị ,vật tư đặc chủng phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty có nhiệm vụ thay thế bảo dưỡng máy móc
thiết bị sản xuất cảu công ty . nhập xuất các trang thiết bị
Phòng vật tư có các nhiệm vụ sau :
- chịu trách nhiệm kiểm tra , theo dõi đôn đốc và tham mưu giúp cho tổng giám đốc
về lĩnh vực quản lý sủ dụng phương tiện , máy móc , thiết bị vật tư
- phối hợp xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu của các phương tiên theo ca ,
….theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất
- điều động phương tiện , thiếtbị ,vật tư giữa các đơn vị trong công ty . phối hợp với
các phòng nghiệp vụ quy định sử dụng vật tư thiết bị, nhiên liệu đúng quy các. Đôn
đốc các đơn vị lập báo cáo quyết toán ca máy , vật tư nguyên nhiên liệu đúng thời

hạn
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
17
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
- phối hợp với các phòng nghiệp vụ các đơn vị tham mưu cho tổng giám đốc xây
dựng bảo dưỡng ,sửa chữa đề xuất trung đại tu và tham mưu tổng giám đốc ký kết
hợp đồng bảo dưỡng sửa chữa trang thiết bị theo quy định.phối hợp với phòng kế
toán tham mưu cho tổng giám đốc thanh lý tài sản cố định
* Nhà máy thức ăn chăn nuôi :
Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong việc tổ chức sản xuất - dịch vụ
các sản phẩm, về tình hình sử dụng nhân công, đầu tư máy móc - thiết bị …và định
hướng phát triển sản xuất trong từng giai đoạn. Là nơi trực tiếp sản xuất ra các sản
phẩm, bán thành phẩm thông qua các Đơn hàng nhận từ Phòng kinh doanh. Ngoài
ra, phòng còn phối hợp với Phòng kinh doanh nhận gia công các sản phẩm thép
theo yêu cầu khách hàng để tận dụng nguồn lực nhằm giúp cho hoạt động sản xuất
đạt được hiệu quả cao .
Có chức năng tiếp nhận ,quản lý vận hành máy móc thiết bị và công nhân viên để
sản xuất ra thức ăn chăn nuôi theo kế hoạch sản xuất được ban giám đốc phê duyệt .
phối hợp với các bộ phận chưc năng trong công ty để vận hành bảo dưỡng máy móc
đảm bảo vận hành an toàn liên tục . là nơi trực tiếp sản xuất ra thức ăn chăn nuôi
đảm bảo doanh thu cho công ty. Tiếp nhậncác loại nông sản, nguyên liệu thô cho
sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hợp đồng của công ty
Nhiệm vụ chính:
- Tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi theo kế hoạch của tổng công ty
- Tổ chức điều hành công tác sản xuất ,phục vụ sản xuất trong và ngoài giờ
làm việc đối với các xưởng hạch toán báo sổ của công ty
- Tổ chức tiếp nhận vật tư , nguyên liệu theo quy định của tổng công ty đam
rbảo đạt hiệu quả cao
- Tổ chức triển khai các mặt quản lý nhà máy theo quy định của tổng công ty .

thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại nhà
máy
- Tổ chức quản lý sản xuất hạch toán nội bộ theo quy định của tổng công
ty.phối hợp các phòng chức năng làm tốt công tác kỹ thuật an toàn , phòng
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
18
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
cháy chữa cháy. Lập biên bản sự cố kỹ thuật ,biên bản sự cố kỹ thuật, biên
bản tai nạn trong lao động tại đơn vị
- Tổ chức thực hiện thi đua khen thưởng và kỷ luật theo quy định của tổng
công ty
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ,kế hoạch đầu tư , kế hoạch khoa
học kỹ thuật hàng năm của nhà máy theo quy định của tổng công ty
- Thực hiện kế hoạch đâò tạo thi nâng bậc cho cán bộ công nhân viên của nhà
máy
- Giữ gìn bí mật của tổng công ty
* Các đại lý bán hàng :
Một công ty một doanh nghiệp quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mình
làm ra là rất quan trọng .và để khách hàng biết đến sản phẩm của mình công ty cần
một hệ thống các đại lý bán hàng . Đại lý bán hàng là hệ thống các kênh phân phối
sản phẩm trực tiếp với công ty về các chính sách điều khoản điều kiện phân phối
sản phẩm tới người tiêu dùng nhanh nhất . các đại lý bán hàng có vai trò rất lớn
quyết định tới 60% thành công của doanh nghiệp
Đại lý bán hàng có các nhiệm vụ sau :
- giới thiệu chào bán sản phẩm,đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh
nhất thuận tiền nhất và bảo đảm chất lượng sản phảm
- đại diện đại lý cho một công ty và phải chịu sự chỉ đạo giá bán từ công ty
không được bán cao hơn giá công ty
- đại lý có quyền bán sỉ , bán lẻ . tất cả trưng bày của cửa hàng là do công ty

cung cấp .
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
19
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
PHẦN V
KHẢO SÁT PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA
CỦA DOANH NGHIỆP
1. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.
a. Yếu tố đối tượng lao động :(nguyên vật liệu và năng lượng)
TT Nội dung
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1 Nguyên vật liệu
cần dùng ( Tấn)
7.846 8.492 8.918 11.351 18.729
2 Năng lượng cần
dùng (ngđ)
87.780 101.997 118.316 144.120 163.900
3 Số lượng từng
NVL, năng lượng
4 Chất lượng của

từng NVL, năng
lượng
Đảm bảo
chất
lượng tốt
Đảm bảo
chất
lượng tốt
Đảm bảo
chất
lượng tốt
Đảm bảo
chất
lượng tốt
Đảm bảo
chất
lượng tốt
5 Nguồn cung cấp Nội địa,
nhập
khẩu
Nội địa,
nhập
khẩu
Nội địa,
nhập
khẩu
Nội địa,
nhập
khẩu
Nội địa,

nhập
khẩu
6 Giá cả hiện
hành( VNĐ)
3.200 4.000 5.500 6.000 7.500
7 Định mức tiêu hao
NVL & năng
lượng cho một
đơn vị SP
0.3% 0.3% 0.3% 0.3% 0.3%
b. Yếu tố lao động
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
20
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
TT Nội dung
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1 Cơ cấu lao
động
trình độ
ĐHọc

25%,
CĐẳng
35%,
T.Cấp
25%, CN
tay nghề
15%
trình độ
ĐHọc
25%,
CĐẳng
35%,
T.Cấp
25%, CN
tay nghề
15%
trình độ
ĐHọc
25%,
CĐẳng
35%,
T.Cấp
25%, CN
tay nghề
15%
trình độ
ĐHọc
35%,
CĐẳng
35%,

T.Cấp
25%, CN
tay nghề
15%
trình độ
ĐHọc
40%,
CĐẳng
30%,
T.Cấp
20%, CN
tay nghề
10%
2 Số lượng lao
động
62 85 100 170 215
3 Nguồn lao
động
Phổ thông, nghề, đại học, cao đẳng, không phân biệt tôn
giáo , dân tộc
4 Công tác đào
tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân
lực
Đào tạo công nhân chưa có tay nghề được vừa học vừa làm
và đào tạo các lớp ngắn hạn dài hạn nhằm nâng cao chất
lượng nhân sự
5 Các chính
sách hiện thời
của DN tạo

động lực cho
người lao
đông
Thưởng hoàn thành kế hoạch, phát minh sáng tạo, bồi
dưỡng cán bộ có tay nghề, tạo điều kiện cho cán bộ công
nhân viên được học hỏi trau dồi kiến thức, kinh nghiệm.
Tổng số lao động hiện có của Công ty: có hơn 200 người. Trong đó, có đội
ngũ cán bộ khoa học bao gồm nhiều Giáo sư, tiến sĩ, dược sỹ cao cấp có trình độ
chuyên môn đứng đầu ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản ở Việt Nam. Yếu tố lao
động của Công ty khá ổn định với yếu tố với yếu tố lao động này thúc đẩy Công ty
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
21
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
phát triển hơn nữa. Tuy nhiên Công ty phải chú trọng hơn nữa tới CBNV bởi họ là
yếu tố quan trọng một phần quyết định đến sự tồn tại của Công ty.
c. Yếu tố về vốn :
*Vốn và cơ cấu vốn của Doanh nghiệp
Trong thời gian vừa qua, nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty, Công ty sử dụng một phần Vốn chủ sở hữu và phần nhiều là nguồn vốn nợ.
Vốn góp của Chủ sở hữu tính đến 31/12/2010 là 120 tỷ đồng. Tổng Vốn chủ sở hữu
đến 31/12/2010 là 128 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng 22% trong tổng nguồn vốn của Công
ty. Vốn nợ của Công ty đến 31/12/2010 là 452 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 78% trong
tổng nguồn vốn của Công ty .
<Vốn cố định và sử dụng vốn cố định:
Vốn cố định của Công ty bao gồm 2 nguồn là Vốn chủ sở hữu và nguồn vốn Vay
và nợ dài hạn. Tổng nguồn vốn cố định của Công ty đến tại thời điểm 31/12/2010 là
174 tỷ đồng. Nguồn vốn cố định của Công ty được sử dụng để tài trợ cho toàn bộ Tài
sản dài hạn của Công ty là 140 tỷ đồng tại cùng thời điểm. Ngoài tài trợ toàn bộ cho
Tài sản dài hạn, thì nguồn vốn cố định của Công ty còn tài trợ cho một phần tài sản

ngắn hạn của Công ty.
<Vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động:
Vốn lưu động của Công ty chủ yêu bao gồm là nguồn vốn vay ngắn hạn tại các
TCTD và một phần là nguồn vốn chiếm dụng ngắn hạn như: Phải trả người bán,
Người mua trả tiền trước và các khoản phải trả, phải nộp khác. Tại thời điểm
31/12/2010, Vốn lưu động của Công ty là 406 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn vốn lưu
động này được Công ty sử để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn của Công ty là 440 tỷ
đồng tại cùng thời điểm.
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
22
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
* Các yếu tố về vốn của công ty
TT Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Vốn và cơ cấu
vốn
123.900 trđ,
tỷ lệ Vốn
LĐ/ Vốn
CĐịnh là
6.692%
127.500 trđ,
tỷ lệ Vốn
LĐ/ Vốn
CĐịnh là 9%
135.705 trđ,
tỷ lệ Vốn
LĐ/ Vốn
CĐịnh là
8.09%

143.910 trđ,
tỷ lệ Vốn
LĐ/ Vốn
CĐịnh là
7.412%
152.115 trđ,
tỷ lệ Vốn
LĐ/ Vốn
CĐịnh là
6.887%
2 Vốn cố định
và sử dụng
vốn cố định
16.107 trđ,
nguồn vốn
này thường
sử dụng vào
việc như
mua sắm
TSCĐ
12.750 trđ
nguồn vốn
này thường
sử dụng vào
việc như
mua sắm
TSCĐ
14.928 trđ
nguồn vốn
này thường

sử dụng vào
việc như
mua sắm
TSCĐ
17.106 tr đ
nguồn vốn
này thường
sử dụng vào
việc như
mua sắm
TSCĐ
19.284 tr
nguồn vốn
này thường
sử dụng vào
việc như
mua sắm
TSCĐ
3 Vốn lưu động
và sử dung
vốn
107.793 trđ ,
nguồn vốn
này công ty
chú trọng
vào lĩnh vực
kinh doanh
vì nó có khả
năng thu hồi
và quay

vòng vốn
nhanh.
114.750 trđ,
nguồn công
ty chú trọng
vào lĩnh vực
kinh doanh
vì nó có khả
năng thu hồi
và quay
vòng vốn
nhanh. vốn
này
120.777 trđ,
nguồn vốn
này công ty
chú trọng
vào lĩnh vực
kinh doanh
vì nó có khả
năng thu hồi
và quay
vòng vốn
nhanh.
126.804 trđ,
nguồn vốn
này công ty
chú trọng
vào lĩnh vực
kinh doanh

vì nó có khả
năng thu hồi
và quay
vòng vốn
nhanh.
132.831 trđ,
nguồn vốn
này công ty
chú trọng
vào lĩnh vực
kinh doanh
vì nó có khả
năng thu hồi
và quay vòng
vốn nhanh.
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
23
Báo cáo thực tập tổng quan Viện Đại học Mở Hà Nội
Lớp KT 2
2. Khảo sát các yếu tố đầu ra của công ty
* Nhận diện thị trường: Thị trường ở đây là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Bởi vì thị trường cạnh tranh hoàn hảo là cạnh tranh trong mô hình kinh tế
được mô tả là một mẫu kinh tế thị trường lý tưởng, ở đó không có không có người
sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế thị trường, làm
ảnh hưởng đến thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Cạnh tranh hoàn hảo được cho
là sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. Những nghiên cứu về các thị trường cạnh tranh
hoàn hảo cung cấp cơ sở cho học thuyết cung và cầu.
*Thị trường chung của ngành:
Trong khoảng 5 năm trở lại đây thị trường thức ăn chăn nuôi nói chung và
thức ăn công nghiệp nói riêng (Cả doanh nghiệp sản xúât và doanh nghiệp thương

mại), ước tính tỷ lệ các doanh nghiệp tăng trong năm 2009 và 2010 khỏang 200%,
có những doanh nghiệp xuất hiện ra đời sau nhưng đã có nhiều bước tiến vượt bậc
và hiệu quả của các doanh nghiệp này là lớn hơn các doanh nghiệp ra đời trước rất
nhiều, ngược lại có những doanh nghiệp ra đời sớm nhưng đến nay hiệu quả hoạt
động không cao và không mấy thành công.
Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nghành ngày càng tăng và gay gắt
bởi vì trong một lĩnh vực có nhiều đối tượng tham gia
* tình hình tiêu thụ sản phẩm theo địa điểm (thị trường tiêu thụ)
Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi mang nhãn hiệu RTD, Sài Gòn, Ơn Việt, Tiger,
Vinafeed rất đa dạng, phục vụ cho mọi độ tuổi của gia súc, gia cầm. Các sản phẩm sản
xuất ra của Công ty được biết đến trong cả nước. Nhiều sản phẩm trở thành người bạn
đồng hành đáng tin cậy với người nông dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Công ty đã thiết lập được hệ thống các Chi nhánh tại các tỉnh cùng với hệ
thống các đại lý phân bố rộng khắp cả nước với trên 620 đại lý, trong đó có hơn 300
đại lý cấp I. Sản lượng bán của các đại lý dao động vào khoảng 10-300 tấn/tháng,
trong đó số đại lý bán được trên 100 tấn/tháng chiếm khoảng 5-10%, còn lại là các
đại lý bán được từ 10-50 tấn/tháng. Đối với phương thức thanh toán với các Đại lý,
Sv: Đặng Thị Hồng Liên
24

×