Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ảnh hưởng của luật chống bán phá giá của EU tới hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Nhà nước một thành viên giày Thượng Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.46 KB, 22 trang )

Đề án môn học
môc lôc
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng ổn
định ở mức cao và được đánh giá là “ngôi sao đang lên ở Châu Á”. Nước ta
đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng
hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế”. Trong bối cảnh hội nhập,
hoạt động kinh doanh quốc tế của các nước, đặc biệt là hoạt động xuất nhập
khẩu là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập và phát triển trong
mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các quốc gia. Thông qua đó, các quốc gia
thể hiện được những lợi thế so sánh của mình . Việt Nam đã trở thành thành
viên chính thức của WTO với nhiều cơ hội nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách
thức mới do những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài.
Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, giầy dép
luôn là mặt hàng chủ chốt – không chỉ chiếm tỷ trọng cao mà còn liên tục
tăng trưởng theo từng năm. Ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam là một
trong những ngành công nghiệp có thiên hướng xuất khẩu điển hình, chiếm
khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam. Hiện nay,
Việt Nam một trong 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu giầy dép với sản
phẩm có mặt ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là EU và Hoa Kỳ.
Có nhiều nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh quốc tế của ngành
da giầy nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu của công ty TNHH Nhà nước
một thành viên giầy Thượng Đình nói riêng, trong đó không thể không kể đến
ảnh hưởng của luật chống bán phá giá khi công ty này xuất khẩu sản phẩm
sang thị trường EU. Vì thế tôi chọn đề tài “ảnh hưởng của luật chống bán
phá giá của EU tới hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Nhà nước một
thành viên giày Thượng Đình” làm đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ những tác
động tích cực và tiêu cực của hệ thông luật pháp quốc tế tới hoạt động kinh


doanh quốc tế của công ty này.
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 1 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của luật chống bán phá giá của EU
đến hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Nhà nước một thành viên giày
Thượng Đình
Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc luật chống bán phá
giá của EU tới hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Nhà nước một thành
viên giày Thượng Đình từ năm 2005 đến nay và tầm nhìn đến năm 2020.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực,
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Luật chống bán phá giá đến hoạt động xuất
khẩu của công ty TNHH một thành viên giày Thượng Đình.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
− Đặt vấn đề ảnh hưởng của luật chống bán phá giá đến hoạt động xuất
khẩu của công ty giày Thượng Đình
− Phân tích ảnh hưởng của luật chống bán phá giá đến hoạt xuất khẩu
của công ty giày Thượng Đình
− Đưa ra giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật chống
bán phá giá đến hoạt động xuất khẩu của công ty giày Thượng Đình
4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp so
sánh, phân tích tổng hợp, đánh giá, các bảng biểu và số liệu để minh hoạ.
5. Kết cấu bài viết:
Gồm 3 phần:
Chương 1: Ảnh hưởng của Luật chống bán phá giá của EU tới hoạt động
xuất khẩu của công ty TNHH Nhà nước một thành viên giày Thượng Đình
Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của Luật chống bán phá giá tới hoạt động
xuất khẩu của công ty TNHH Nhà nước một thành viên giày Thượng Đình

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Luật
chống bán phá giá đến hoạt động xuất khẩu của công ty giày Thượng Đình
CHƯƠNG I:
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 2 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA EU TỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC
MỘT THÀNH VIÊN GIÀY THƯỢNG ĐÌNH
I. Giới thiệu về công ty TNHH Nhà nước một thành viên giày Thượng Đình
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tháng 1/1957 xí nghiệp X30 – tiền thân của công ty giầy Thượng Đình
ra đời. Xí nghiệp chịu sự quản lý của Cục quân nhu Tổng Cục Hậu cần –
QĐNDVN, có nhiệm vụ sản xuất mũ cứng và giầy vải cho bộ đội.
Trong khoảng thời gian từ tháng 6/1965 đến năm 1989, xí nghiệp đã
nhiều lần sát nhập, hợp doanh, phân tách và đầu tư thêm nhiều máy móc thiết
bị, mở rộng sản xuất.
Với phương án đúng dắn cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả và vốn, tháng
9/1992 lô hàng đầu tiên của xí nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế được xuất sang
Pháp và Đức.
Ngày 8/7/1993 theo quyết định số 2556/ QĐUB của chủ tịch UBND TP
Hà Nội, xí nghiệp đổi tên thành công ty Giầy Thượng Đình với phạm vi và
chức năng của công ty được mở rộng, trực tiếp xuất nhập khẩu và kinh doanh
giầy dép các loại cũng như nguyên vật liệu máy móc phục vụ cho nó.
Ngày 19/8/2005, công ty giày Thượng Đình đã đón nhận quyết định
chuyển đổi thành công ty TNHH Nhà nước một thành viên giày Thượng
Đình. Với vốn điều lệ 50 tỉ đồng, công ty giày Thượng Đình chuyên sản xuất
các loại giày vải, giày thể thao và dép các loại; xuất khẩu các sản phẩm của
công ty và nhận ủy thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị kinh tế trong nước khi
có yêu cầu; nhập khẩu các loại nguyên liệu, máy móc, phục vụ cho nhu cầu
sản xuất kinh doanh, kinh doanh thương mại, bất động sản.

Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 3 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty
Nguồn: phòng tổ chức_ công ty TNHH Nhà nước một thành viên giày Thượng Đình
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 4 Lớp QTKDQT B
Giám đốc
Phòng
kế
hoạch
vật tư
Bộ
phận
ISO
Phân
xưởng cắt
2
Phân
xưởng
may giày
thể thao
Phân
xưởng
giầy thể
thao
Xưởng sản xuất 1
PGĐ Kĩ thuật
_ công nghệ
PGĐ Xuất
nhập khẩu

PGĐ sản xuất
_ chất lượng
PGĐ thiết bị,
VTMT,
ATLĐ
Phòng
sản
xuất_
gia
công
Phòng
quản lí
chất
lượng
Phòng
bảo vệ
Ban vệ
sinh
lao
đông
Trạm
y tế
Phòng
HCQT
Xưởng sản xuất 2
Xưởng cơ
năng
Phòng
kế
toán

tài
chính
Phân
xưởng
cán
Phân
xưởng

Phân
xưởng
cắt 1
Phòn
g tổ
chức
Phân
xưởng
may
Phòng
chế
thử
mẫu
Phòng
XNk
Phòn
g tiêu
thụ
Phòn
g
KT_C
N

Đề án môn học
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
3.1. Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
Nhà nước một thành viên giày Thượng Đình
Số lượng người tiêu dùng đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử
dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo của công ty
TNHH Nhà nước một thành viên giày Thượng Đình là 60_65 triệu người.
Sản phẩm của công ty không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn
xuất khẩu đi rất nhiều quốc gia và khu vực khác như EU, Mỹ, Mexico, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…
Tại Việt Nam, sản phẩm của công ty phục vụ nhu cầu khoảng 20% thị
phần nội địa, được phân phối bởi 01 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, 03
tổng đại lý và hơn 180 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty tại
các tỉnh và thành phố. Năm 2009, sản lượng tiêu thụ nội địa của công ty đạt
3,6 triệu đôi.
Tuy nhiên, công ty gặp không ít khó khăn như hàng nhập lậu_ hàng giả,
hàng nhái sản phẩm của công ty với mức giá rẻ hơn rất nhiều, sự cạnh tranh
của các nhà sản xuất trong nước và giá cả nguyên vật liệu tăng lên thường
xuyên… Công ty đã và đang đưa ra những biện pháp để đối phó với những
khó khăn này như liên tục cải tiến mẫu mã, tăng chất lượng và giảm giá thành
sản phẩm.
3.2. Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty TNHH Nhà nước một
thành viên giày Thượng Đình
Từ năm 1961, sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang thị trường Đông
Âu (cũ), từ 1985 đến nay thị trường xuất khẩu chính của giày Thượng Đình là
các nước EU, châu Úc, châu Mỹ và một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn
Quốc…Đặc biệt, tỉ trọng sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài hiện nay chiếm
đến 60_70% tổng sản lượng của công ty. Năm 2009, sản lượng sản phẩm xuất
khẩu của công ty là 2,5 triệu đôi, trong đó, số sản phẩm xuất sang EU chiếm
khoảng 80% tổng sản lượng xuất khẩu.

II. Ảnh hưởng của Luật chống bán phá giá của EU tới hoạt động xuất
khẩu của công ty TNHH Nhà nước một thành viên giày Thượng Đình.
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 5 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
Định nghĩa bán phá giá được trình bày trong các văn kiện GATT như
sau: bán phá giá và việc bán những hàng hóa xuất khẩu ở một giá thấp hơn
“giá trị bình thường” (giá trị bình thường nghĩa là giá bán sản phẩm ở nước
xuất khẩu). Trong đó:
Mức phá giá = Giá bán hàng tại thị trường trong nước – Giá xuất khẩu.
Theo Tiến sĩ Adam McCarty, chuyên viên Quỹ xây dựng năng lực quản
lý Quốc gia có hiệu quả Việt Nam -Australia, có rất nhiều yếu tố làm tăng
nguy cơ chống bán phá giá như sức ép tự do hóa thương mại, sức ép cán cân
thương mại, mức tăng trưởng nhập khẩu, lợi thế xuất khẩu và mức độ tập
trung của các ngành sản xuất trong nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế… Và một
trong những yếu tố quan trọng nữa đó là động cơ trả đũa về chính trị.
Kể từ năm 1994 đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải
đối mặt với 34 vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài, trong đó các vụ
kiện nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch
hàng tỷ USD như giày, xe đạp xuất khẩu sang liên minh châu Âu EU; cá tra,
cá ba sa, tôm đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu ra đời năm 1968 và đã
được sửa đổi và bổ sung nhiều lần nhằm đưa những nội dung mới của việc
thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994 vào
luật của EU hiện nay. Luật chống bán phá giá áp dụng đối với tất cả các nước
không phải là thành viên EU.
Luật sửa đổi năm 1996 đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các
biện pháp chống bán phá giá theo 4 điều kiện: (i) mặt hàng đó đang bị bán
phá giá (giá bán thấp hơn giá thương mại thông thường); (ii) ngành công
nghiệp sản xuất mặt hàng đó đang bị đe dọa hoặc đang bị tổn thương vật chất;
(iii) có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu đó và tổn thương vật chất

của ngành công nghiệp của EU; và (iv) việc áp đặt các biện pháp chống bán
phá giá là vì lợi ích của Cộng đồng.
Những quy định về chống bán phá giá của EU bao gồm thuế chống
bán phá giá và các biện pháp chống trốn thuế bán phá giá. Song song với việc
áp thuế, EU cũng từng bước tiến hành các biện pháp hành chính để hoàn thiện
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 6 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
các biện pháp chống bán phá giá từ việc đăng ký hàng nhập khẩu đến việc cấp
các giấy chứng nhận đã đóng thuế.
Ngày 07/07/2005 Uỷ ban Châu Âu (EC) đã chính thức thông báo quyết
định mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩp giầy mũ da của
Việt Nam và Trung Quốc theo đơn kiện của liên minh ngành sản xuất giầy da
Châu Âu, chọn Brazil làm nước có mức tính giá thông thường( cần lưu ý rằng
mức giá của Brazil cao hơn rất nhiều so với Việt Nam). Việt Nam cần gấp rút
thực hiện các công việc chuẩn bị cần thiết để chủ động đối phó với vụ kiện.Có
33 mã sản phẩm bị điều tra bán phá giá.
Trong số các mã hàng bị kiện, nhóm hàng tập trung nhiều nhất là hàng
giầy dép da cao cấp, gồm đầy đủ các chủng loại, kể cả giầy dép thể thao, điền
kinh là sản phẩm công nghệ cao lẽ ra phải được miễn, nhưng EU cũng đưa
vào danh mục kiện. Có 63 nhà xuất khẩu của Việt Nam bị liệt kê trong đơn
kiện, gồm cả các nhà đầu tư trong nước và cả các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo quy trình vụ kiện, các doanh nghiệp Việt Nam phải nộp đơn xin
hưởng quy chế kinh tế thị trường. Doanh nghiệp phải trả lời hàng loạt câu hỏi
nhằm chứng minh được các quyết định quan trọng như các quyết định liên
quan đến giá, các yếu tố đầu vào được ban hành trên cơ sở xem xét cung cầu
của thị trường và không có sự can thiệp của nhà nước. Đặc biệt các chi phí đầu
vào cơ bản phải phản ánh đúng giá trị của chúng trên thị trường. Ngoài ra
doanh nghiệp cũng phải có hệ thống số liệu được kiểm toán độc lập theo các
tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế và áp dụng cho tất cả các mục đích. Đặc biệt, các
chi phí sản xuất và thực trạng tài chính của doanh nghiệp không phải chịu ảnh

hưởng từ hệ thống phi thị trường như đánh giá tài sản thấp hơn giá trị thực,
thanh toán qua bù trừ nợ, trao đổi hàng Tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ trong hoạt
động của doanh nghiệp cũng phải được thực hiện theo tỷ giá thị trường.
Theo Quy định số 1972/2002 của Hội đồng Châu Âu ngày 05/12/2002,
các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam mặc dù không đáp ứng được các
yêu cầu để Liên minh châu Âu coi là hoạt động trong điều kiện kinh tế thị
trường vẫn có thể yêu cầu để được áp dụng mức thuế riêng. Để được tính mức
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 7 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
thuế riêng, các nhà sản xuất, xuất khẩu này phải có đơn yêu cầu kèm theo
chứng cứ chứng minh:
- Số lượng hàng, giá xuất khẩu, các điều kiện và nguyên tắc bán hàng
được tự do thỏa thuận;
- Phần lớn cổ phần thuộc sở hữu tư nhân.
- Tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ được thực hiện theo tỷ giá thị trường;
- Sự can thiệp của nhà nước không ở mức có thể làm biến dạng biện
pháp chống bán phá giá một khi các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan được
áp dụng mức thuế riêng;
- Trường hợp nhà xuất khẩu là công ty liên doanh hoặc có một phần hoặc
toàn bộ vốn đầu tư nước ngoài thì nhà xuất khẩu đó phải được tự do chuyển
vốn và lợi nhuận về nước.
Trong khi Thượng Đình là công ty TNHH Nhà nước một thành viên,
hoạt động theo cơ chế phi thị trường, trở thành đối tượng tác động trực tiếp
của thuế chống bán phá giá_ là kết quả của vụ kiện phá giá này, lại không đủ
điều kiện để được áp thuế riêng nên công ty phải chịu ảnh hưởng từ các biện
pháp chống phá giá của EU.
Mặt hàng da giày nhập khẩu vào thị trường EU từ Việt Nam và Trung
Quốc bắt đầu chịu thuế chống bán phá giá từ tháng 10/2006 kéo dài đến tháng
10/2008. Sau một thời gian rà soát và tổ chức bỏ phiếu áp thuế, EU tiếp tục
gia hạn việc áp thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng da giày thêm

15 tháng kể từ 03/01/2010. Trong đó chỉ rõ miễn thuế đối với sản phẩm giày
thể thao và giày trẻ em, mức thuế đối với sản phẩm giày mũ da nhập khẩu từ
Việt Nam là 10%.
Biện pháp áp thuế này đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của các nước
như Italia và Bồ Đào Nha,Pháp, Ba Lan là những nước muốn bảo vệ ngành
sản xuất giày nội địa. Nhưng các quốc gia thành viên khác, như Anh và Thụy
Điển, phản đối vì thuế này có thể đẩy giá lên cao và khiến các nhà bán lẻ chịu
thiệt hại nặng nề.
CHƯƠNG II:
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 8 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA
EU TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ
NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN GIÀY THƯỢNG ĐÌNH
I. Phân tích ảnh hưởng của Luật chống bán phá giá của EU tới hoạt
động xuất khẩu của công ty TNHH Nhà nước một thành viên giày Thượng
Đình.
1. Ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán sản phẩm
Giá bán sản phẩm sau khi áp thuế :
Giá bán= giá ban đầu+ thuế
Như vậy, khi chịu một mức thuế chống bán phá giá nhất định t, giá bán
hàng hóa trên thị trường EU sẽ tăng thêm một lượng t. Mức thuế càng cao, giá
bán sản phẩm càng tăng. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của
các sản phẩm của công ty Thượng Đình trên thị trường này.
2. Ảnh hưởng đến lượng hàng tiêu thụ trên thị trường EU
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, sản lượng tiêu thụ 10 tháng đầu
năm 2009 đạt hơn 129 triệu đôi, khoảng 3,21 tỷ USD, giảm 16% so với cùng
kì năm trước. Ngành da giày Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Nhà
nước một thành viên giày Thượng Đình nói riêng đang gặp khó khăn do liên
tục bị các nước áp thuế chống bán phá giá.

Trong điều kiện kinh tế thế giới và tiêu dùng của người dân vẫn còn khó
khăn, với mức thuế “bị” áp trên, thì các sản phẩm cùng giá, cùng chủng loại
của Việt Nam so với sản phẩm tương đương của các nước khác giá sẽ cao
hơn, như thế các nhà nhập khẩu của châu Âu phải tính toán đến nhập khẩu ở
các quốc gia khác không bị áp thuế. Họ đặc biệt chú ý đến một số nước như
Indonesia, Bangladesh… để tranh thủ lợi thế về Hệ thống ưu đãi thuế quan
phổ cập GSP.
Hơn nữa, khi bị áp thuế, chính bản thân doanh nghiệp cũng tìm đến
những thị trường mới, đặc biệt hiện nay các nước châu Á đang là thị trường
tiềm năng cho sản phẩm giày dép của công ty, trong khi đó năng lực sản xuất
của công ty có hạn, do đó sẽ giảm lượng hàng xuất sang EU.
Như vậy, khi sản phẩm chịu sự ảnh hưởng của các biện pháp chống bán
phá giá, sản lượng hàng xuất khẩu sang các nước thuộc EU bị giảm.
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 9 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
3. Ảnh hưởng đến thị phần, khách hàng
Chịu một mức thuế chống bán phá giá nhất định, làm giá sản phẩm tăng
lên. Các nhà nhập khẩu tại châu Âu có xu hướng tìm đến những sản phẩm
tương đương ở các quốc gia khác không bị áp thuế chống bán phá giá, có mức
giá rẻ hơn giá hiện tại của công ty. Điều đó làm cho thị phần của công ty sụt
giảm đáng kể, bởi lẽ lượng hàng tiêu thụ của công ty giày Thượng Đình giảm
trong khi lượng hàng tiêu thụ của các đối thủ cạnh tranh tăng lên.
Khi sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam bị áp thuế, đối tượng chịu tác
động đầu tiên là khách hàng, người tiêu dùng sản phẩm. Đầu tiên, các khách
hàng tổ chức khó khăn hơn khi bán sản phẩm với giá cao, những người tiêu
dùng phải mua sản phẩm với mức giá cao hơn nhiều so với mức giá mà đáng
lẽ họ được hưởng.
4. Ảnh hưởng đến phương thức thanh toán
Thuế chống bán phá giá do công ty giày Thượng Đình nộp trực tiếp cho
chính phủ nước nhập khẩu. Nếu như trước đây, khi chưa bị áp thuế, các nhà

nhập khẩu thanh toán toàn bộ số tiền hàng cho bên xuất khẩu có thể bằng một
trong bốn phương thức trả tiền mặt, điện chuyển tiền, nhờ thu và thư tín dụng
thì khi sản phẩm của công ty giày Thượng Đình chịu một mức thuế chống bán
phá giá, để không phải cử người sang tận nơi đóng thuế, cố gắng giảm những
chi phí không cần thiết thì công ty có thể yêu cầu bên nhập khẩu tách đôi số
tiền cần thanh toán, một phần trả cho nhà xuất khẩu bằng phương thức cũ,
một phần nộp cho chính phủ nước sở tại (phần này thường bằng tiền mặt).
Như vậy, khi áp thuế chống bán phá giá, phương thức thanh toán cũng có sự
thay đổi.
5. Ảnh hưởng đến đời sống người lao động
Khi sản phẩm xuất khẩu chịu thuế chống bán phá giá, kim ngạch xuất
khẩu của công ty giảm đáng kể, khiến cho tổng sản lượng sản xuất giảm. Điều
đó gây nên tình trang thất nghiệp cho người lao động ( công nhân làm việc
trong ngành da giày là hơn 500000 người, trong đó 80% là nữ).
Công nhân làm việc trong công ty TNHH Nhà nước một thành viên giày
Thượng Đình không chỉ là người Hà Nội, mà còn có rất nhiều người lao động
xuất thân từ các vùng quê nghèo, sản lượng tiêu thụ của Thượng Đình trên thị
trường EU chiếm 80% tổng sản lượng xuất khẩu, khi chịu ảnh hưởng của
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 10 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
Luật chống bán phá giá, sản lượng giảm, thị phần giảm, tất nhiên công ty sẽ
phải cắt giảm lượng nhân công, cắt giảm lao động,… cuộc sống người lao
động đã khó khăn càng kó khăn hơn.
6. Những ảnh hưởng khác
Ngoài những ảnh hưởng trên, việc áp thuế chống bán phá giá và các biện
pháp chống trốn thuế chống bán phá giá làm cho quan hệ giữa Việt Nam và
EU trở nên căng thẳng hơn. Qua các vụ kiện bán phá giá, sự tranh luận và đấu
tranh gay gắt giữa các bên, không chỉ ảnh hưởng về kinh tế mỗi bên mà còn
về vấn đề chính trị, mối quan hệ hòa hảo giữa các bên, nhất là trong tình trạng
việc EU áp thuế chống bán phá giá cho sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam là

không hợp lí.
II. Đánh giá ảnh hưởng của Luật chống bán phá giá của EU tới hoạt
động xuất khẩu của công ty TNHH Nhà nước một thành viên giày Thượng
Đình
1. Ảnh hưởng tích cực
Doanh nghiệp xác định việc bị kiện bán phá giá, chịu áp thuế chống bán
phá gía là điều tất yếu trong quá tình toàn cầu hóa thế giới. Qua mỗi lần như
vậy, daonh nghiệp càng có thể trau dồi thêm cho mình những kinh nghiệm
trên thương trường, phục vụ cho hoạt động lâu dài của công ty.
Khi EU áp dụng Luật chống bán phá giá cho sản phẩm da giày nhập
khẩu từ Việt Nam, trở thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam nỗ
lực tìm kiếm thị trường mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm, giúp tăng năng lực
cạnh tranh của sản phẩm về các phương diện khác ngoài giá.
2. Ảnh hưởng tiêu cực
Luật chống bán phá giá của EU chủ yếu có tác động tiêu cực đối với hoạt
động xuất khẩu của công ty TNHH Nhà nước một thành viên giày Thượng
Đình. Trong đó phải kể đến luật chống bán phá giá làm tăng giá bán sản
phẩm, dẫn đến giảm thị phần, giảm kim ngạch xuất khẩu, làm cho việc thanh
toán từ nhà nhập khẩu cho công ty trở nên rắc rối hơn và gây ảnh hưởng đến
công ăn việc làm, đời sống của người lao động.
Việc giải quyết những vấn đề này là yêu cầu bức thiết, yêu cầu trước mắt
của công ty Thượng Đình để có thể ổn định sản xuất, ổn định hoạt động xuất
khẩu, đi đến phát triển công ty lớn mạnh hơn.
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 11 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
3. Nguyên nhân
Ngày 07/07/2005 Uỷ ban Châu Âu (EC) đã chính thức thông báo quyết
định mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩp giầy mũ da của
Việt Nam và Trung Quốc theo đơn kiện của liên minh ngành sản xuất giầy da
Châu Âu. Việt Nam cần gấp rút thực hiện các công việc chuẩn bị cần thiết để

chủ động đối phó với vụ kiện.Có 33 mã sản phẩm bị điều tra bán phá giá.
Trong số các mã hàng bị kiện, nhóm hàng tập trung nhiều nhất là hàng
giầy dép da cao cấp, gồm đầy đủ các chủng loại, kể cả giầy dép thể thao, điền
kinh là sản phẩm công nghệ cao lẽ ra phải được miễn, nhưng EU cũng đưa
vào danh mục kiện. Có 63 nhà xuất khẩu của Việt Nam bị liệt kê trong đơn
kiện, gồm cả các nhà đầu tư trong nước và cả các nhà đầu tư nước ngoài.
Ở các nước nhập khẩu, các tiêu chí hoặc phương pháp xác định nền
kinh tế thị trường cũng có những điểm khác nhau. Nếu Canada đánh giá cơ
chế thị trường trên tổng thể của một quốc gia, Hoa Kỳ đánh giá ở một ngành,
thì EU có điểm khác là đánh giá vấn đề này trên từng doanh nghiệp. Hai khó
khăn lớn của Việt Nam hiện nay là Mỹ va EU chưa công nhận nền kinh tế
Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Năm tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị trường của Uỷ ban Châu Âu bao gồm:
− Mức độ ảnh hưởng của chính phủ đối với việc phân bổ các nguồn lực
và các quyết định của doanh nghiệp, bất kể là trực tiếp hay gián tiếp, ví dụ
như việc áp dụng giá cả do nhà nước ấn định, hoặc phân biệt đối xử trong chế
độ thuế, thương mại hoặc tiền tệ.
− Không có hiện tượng nhà nước can thiệp bóp méo hoạt động của các
doanh nghiệp liên quan đến khu vực tư nhân hoá. Không sử dụng cơ chế
thương mại phi thị trường hoặc các hệ thống đền bù (ví dụ như thương mại
hàng đổi hàng).
− Ban hành và thực thi luật doanh nghiệp minh bạch và không phân biệt
đối xử, đảm bảo quản lý doanh nghiệp một cách thích hợp (áp dụng các tiêu
chuẩn kế toán quốc tế, bảo vệ cổ đông, đầy đủ thông tin chính xác về doanh
nghiệp)
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 12 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
− Ban hành và áp dụng một hệ thống luật thống nhất, hiệu quả và minh
bạch đảm bảo tôn trọng quyền sở hữu tài sản và đảm bảo sự vận hành của quy
chế phá sản doanh nghiệp.

− Tồn tại một khu vực tài chính đích thực hoạt động độc lập với Nhà
nước, với đầy đủ các quy định về các biện pháp đảm bảo tín dụng và giám sát
điều chỉnh về mặt pháp luật cũng như trên thực tế.
− Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi bắt đầu vụ kiện, các doanh nghiệp
xuất khẩu phải đưa danh sách các công ty vào nhóm mẫu điều tra. Tuy nhiên,
bày tỏ tháy độ tôn trọng nước xuất khẩu, EU đã để cho phía Việt Nam giới
thiệu danh sách những doanh nghiệp trong nhóm mẫu để kiểm tra. Nếu doanh
nghiệp nào yêu cầu được đối xử riêng, cũng phải có những phản ứng trong
thời hạn này. Trong thời gian điều tra, các doanh nghiệp phải có số liệu chứng
minh rằng đã đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn của lền kinh tế thị trường, để
chứng minh không bán phá giá.
EC áp dụng mức tính giá thông thường của Brazil cho Việt Nam, điều
này không phù hợp, bởi lẽ “rổ giá của Việt Nam chỉ có thể so sánh được với
một số nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ hoặc Thái Lan”, mức
tính giá của Brazil cao hơn rất nhiều so với các nước Châu Á nói chung.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên giày Thượng Đình không
chứng minh được mình hoạt động trong cơ chế thị trường, cũng không đủ
điều kiện được đối xử riêng nên phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao áp
cho sản phẩm Việt Nam.
Thực tế, ngành da giày Việt Nam không bán phá giá. Sở dĩ chi phí sản
xuất thấp là nhờ chi phí nhân công rẻ, công nhân giàu kinh nghiệm nên
năng suất lao động cao, giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất tính trên mỗi
đơn vị sản phẩm. Bên cạnh đó, nhờ việc áp dụng máy móc thiết bị hiện đại
nên sản phẩm của công ty TNHH Nhà nước một thành viên giày Thượng
Đình càng có chi phí thấp hơn nữa. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thấp, giúp
giá bán sản phẩm của công ty rẻ hơn nhưng lại bị EU khởi kiện bán phá giá
vào năm 2005, sau đó áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ năm 2006
đến nay, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của công ty
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 13 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học

vào thị trường EU. Do đó, việc áp thuế chống bán phá giá sản phẩm nhập
khẩu từ Việt Nam là bất hợp lí, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, xuất
khẩu của ngành da giày Việt Nam nói chung, công ty TNHH Nhà nước một
thành viên giày Thượng Đình nói riêng.
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 14 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC
CỦA LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA EU TỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH
VIÊN GIÀY THƯỢNG ĐÌNH
I. Xu thế thay đổi của Luật chống bán phá giá của EU
Trong quá trình rà soát thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm da
giày, ngày 15/9/2008, 3 hiệp hội: Tổ chức người tiêu dùng châu Âu (BEUC
- gồm 41 tổ chức người tiêu dùng quốc gia, trong đó có cả các nước ngoài
EU), Tổ chức Thương mại châu Âu (Eurocommerce – gồm các hiệp hội
thương mại và công ty của 30 nước châu Âu - đại diện cho các lĩnh vực bán
lẻ, bán buôn và thương mại quốc tế của châu Âu) và Hiệp hội các nhà bán
lẻ hàng thời trang châu Âu (AEDT - đại diện cho hơn 400 ngàn doanh
nghiệp bán lẻ hàng thời trang và giày dép châu Âu) đã ra thông cáo báo chí
chung yêu cầu EU chấm dứt việc áp thuế chống bán phá giá giày nhập khẩu
từ Việt Nam và Trung Quốc.
Trong quá trình bỏ phiếu cho vấn đề có nên tiếp tục áp thuế chống bán
phá giá sản phẩm giầy dép nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc, có phân
nửa số nước thuộc EU phản đối vấn đề này.
Thời gian gia hạn áp thuế chống bán phá giá là 15 tháng chứ không phải
5 năm theo quy định chung như trước đây.
Từ những lí do trên đây, chúng ta có thể nhận thấy trong tương lai, thuế
chống bán phá giá của EU đối với sản phẩm da giầy nhập khẩu từ nước ta sẽ
có xu hướng giảm, có thể là áp hạn ngạch nhằm đảm bảo lợi ích chung của

người tiêu dùng.
II. Phương hướng và mục tiêu đưa ra giải pháp
Phương hướng: giải pháp được đưa ra căn cứ theo đối tượng thực hiện,
bao gồm chính phủ, các hiệp hội trong nước và bản thân doanh nghiệp.
Mục tiêu: giúp doanh nghiệp có cơ sở nhằm áp dụng tốt hơn, đúng đắn
hơn Luật chống bán phá giá của EU, tránh những tranh chấp thương mại
không đáng có, đồng thời giúp doanh nghiệp có khả năng tận dụng cơ hội để
nâng cao sức cạnh tranh của bản thân.
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 15 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
III. Một số giải pháp nhằm phát hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Luật
chống bán phá giá của EU đến hoạt động xuất khẩu của công ty giày
Thượng Đình
1. Về phía chính phủ:
− Trong điều kiện toàn cầu hóa thế giới, Chính phủ cần tham gia vào
các tổ chức quốc tế, kí kết các hiệp định song phương và đa phương với
những điều khoản có lợi cho các bên liên quan. Khi đó, nước ta sẽ có mỗi
quan hệ hào hảo với các nước và các khu vực trên thế giới, tránh tối đa các
xung đột kinh tế, đặc biệt là tránh được việc xảy ra tranh chấp kinh tế, hàng
hóa xuất khẩu chịu thuế chống bán phá giá,… vì những mâu thuẫn trên các
lĩnh vực khác.
− Tổ chức đàm phán, cố gắng giảm tối đa mức thuế chống bán phá giá
của EU. Trong trường hợp không thể giảm thuế, có thể đàm phán sử dụng hạn
ngạch, áp dụng mức thuế trung bình với một số lượng hàng hóa Việt Nam
xuất khẩu sang EU, nếu vượt quá số lượng này thì EU có thể sử dụng mức
thuế cao hơn. Khi chịu một mức thuế thấp hơn, hay mức thuế thấp đối với
một lượng hàng xuất khẩu, sản phẩm của chúng ta có điều kiện cạnh tranh
hơn về giá. Hiện tại, nước ta đang có điều kiện để yêu cầu tổ chức các cuộc
đàm phán như vậy vì có nhiều tổ chức đại diện cho người tiêu dùng, có nhiều
quốc gia và daonh nghiệp thuộc EU phản đối việc áp thuế chống bán phá giá

cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc.
− Cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước những thông tin
cần thiết về vấn đề chống bán phá giá của các quốc gia và khu vực.Trong đó,
cần lưu ý các quy định về thuế chống bán phá giá, các biện pháp chống trốn
thuế chống bán phá giá, các thông tin về các vụ kiện bán phá giá có liên quan
đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các cuộc họp báo,
thông báo,… Đây là vấn đề phải thực hiện thường xuyên và liên tục để các
hiệp hội, doanh nghiệp bắt kịp với những thay đổi thời sự, chuẩn bị tốt nhất
để đối mặt với những vụ kiện bán phá giá.
− Thành lập quỹ trợ giúp cho các doanh nghiệp theo đuổi các vụ kiện
khi có tranh chấp xảy ra. Quỹ này có thể được xây dựng dưa trên hỗ trợ của
chính phủ, hỗ trợ của các hiệp hội và đóng góp của bản thân doanh nghiệp
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 16 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
theo % doanh thu xuất khẩu. Việc duy trì quỹ thường xuyên không những là
chỗ dựa vững chắc cho doanh nghiệp về kinh tế mà còn hỗ trợ về tinh thần,
giúp doanh nghiệp an tâm kinh doanh, xuất khẩu.
2. Về phía hiệp hội da giày Việt Nam
− Cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa
các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng
định tiếng nói của mình trên trường quốc tế.
− Tổ chức cho các hoạt động nghiên cứu thông tin về những quy định
chống bán phá giá trên thế giới nói chung và quy định của đất nước, khu vực
thị trường hiện có và tiềm năng nói riêng ; cần phân tích từng sản phẩm ứng
với từng thị trường xuất khẩu, từ đó kịp thời xác định nguy cơ, đánh giá năng
lực và lợi thế cạnh tranh của sản xuất trong nước với cùng ngành hàng tại thị
trường nước nhập khẩu bằng hệ thống dữ liệu thông tin đã xây dựng.
− Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả
trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ
gây ra các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài. Trong đó, hiệp hội cần quy

định rõ mức giá trần và giá sàn cho mỗi loại sản phẩm, tránh việc vì cạnh
tranh về giá trên cùng một thị trường xuất khẩu mà công ty Thượng Đình
cũng như các công ty kinh doanh giày khác rơi vào khả năng bị kiện bán phá
giá, tránh việc bị áp mức thuế suất cao.
− Phải có sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan như hiệp hội tiêu dùng
và các nhóm lợi ích ở nước nhập khẩu, tích cực vận động hành lang và cung
cấp thông tin kịp thời nhằm làm giảm và đi đến xóa bỏ mức thuế chống bán
phá giá cao như hiện nay. Đặc biệt, trong điều kiện nhiều tổ chức ở EU phản
đối việc áp thuế chống bán phá giá giày nhập khẩu từ Việt Nam, khi mà việc
áp thuế chống bán phá giá ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng thì hiệp
hội càng có nhiều thuận lợi khi muốn tranh thủ sự ủng hộ từ họ.
1. Về phía doanh nghiệp
− Tổ chức nghiên cứu hệ thống luật pháp trong nước và quốc tế thông
qua các văn phòng luật sư hay thuê luật sư riêng của công ty, thông qua hiệp
hội da giày,… Khi xuất khẩu giầy vào EU, công ty Thượng Đình cần tìm hiểu
rõ về các điều ước quốc tế, thông lệ quốc tế, quy định chung của Liên minh
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 17 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
châu Âu, quy định về hàng hóa nhập khẩu của mỗi nước thuộc EU và luật
thương mại Việt Nam cũng như các hiệp định song phương và đa phương mà
Việt Nam đã kí với EU. Chính điều này tạo nên và khẳng định năng lực pháp
lý cho sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp.
− Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy
định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình
kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh
khi có tranh chấp xảy ra.
− Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu nhằm giảm
ảnh hưởng của Luật chống bán phá giá của EU đối với một số mã sản phẩm
nhất định. Khi tung ra những mẫu sản phẩm mới_ những mẫu sản phẩm chưa
hoặc không bị đánh thuế chống bán phá giá, doanh nghiệp đã tránh được ảnh

hưởng của loại thuế này. Tuy nhiên, khi đó, công ty cần đặc biệt chú ý đến
vấn đề thâm nhập thị trường cho sản phẩm mới. Đồng thời, việc mở rộng thị
trường xuất khẩu sang các nước hay khu vực khác khiến phần trăm doanh thu
xuất khẩu sang EU so với tổng doanh thu thu được từ xuất khẩu nhỏ đi, làm
giảm tác động tới doanh nghiệp, việc xuất khẩu sang thị trường mới không bị
áp thuế cũng có thể trở thành căn cứ để đánh giá khi có sự cố xảy ra.
− Kêu gọi và tạo ra những mối liên kết với các tổ chức lobby để vận
động hành lang nhằm tạo nên một đội ngũ hùng hậu, có tiếng nói, tránh việc
bị chèn ép khi xuất khẩu sản phẩm sang EU. Đội ngũ ấy bảo gồm các doanh
nghiệp cùng xuất khẩu vào EU, các công ty nhập khẩu, các tổ chức xã hội bảo
vệ lợi ích người tiêu dùng,…
− Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện
cam kết giá. Cam kết giá là việc nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi mức
giá bán (tăng giá lên) hoặc cam kết ngừng xuất khẩu với giá bị coi là bán phá
giá hàng hoá. Hiện nay, cam kết giá được coi là một biện pháp đối phó chủ
động của các nước xuất khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá, đặc biệt
đối với các sản phẩm công nghiệp. Cam kết giá có ưu điểm là nhanh chóng
hơn và ít tốn kém hơn so với việc phải hoàn tất cuộc điều tra của cơ quan điều
tra về bán phá giá. Hơn nữa các nhà sản xuất, xuất khẩu ở nước bị kiện sẽ
được hưởng phần lớn chênh lệch trước và sau cam kết tăng giá bán thay cho
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 18 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
việc nộp thuế chống bán phá giá cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất
khẩu lúc này cũng phải đối mặt với việc giảm khả năng cạnh tranh về giá của
hàng xuất khẩu,chấp nhận thực hiện các thủ tục hành chính nghiêm ngặt và
phức tạp hơn trong giao dịch xuất khẩu Vì vậy cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng
các yếu tố về kinh tế, xã hội, luật pháp, khả năng cạnh tranh trước khi thực
hiện biện pháp này.
− Trong trường hợp có vụ điều tra liên quan đến nhiều nhà xuất khẩu, do
rất khó hoàn thành được việc điều tra trong một thời gian nhất định, EC có thể

áp dụng việc lấy mẫu, tức là chọn một số công ty để điều tra kỹ và kết quả
điều tra các công ty mẫu này sẽ là cơ sở để xác định thực trạng đối với các
công ty không bị điều tra trực tiếp. Uỷ ban châu Âu chỉ tính toán trên cơ sở
thông tin do các nhà xuất khẩu được chọn làm mẫu cung cấp để xác định biên
độ phá giá cho các nhà xuất khẩu khác. Trong trường hợp này, doanh nghiệp
đều cố gắng được chọn làm mẫu để được điều tra trực tiếp trên cơ sở thông tin
của chính công ty mình.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian tìm hiểu, thu thập và hệ thống hóa thông tin, nghiên
cứu này về cơ bản đã đưa ra những xem xét ban đầu phân tích ảnh hưởng của
Luật chống bán phá giá của EU tới hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH
Nhà nước một thành viên giày Thượng Đình. Trong đó chỉ rõ, Luật chống bán
phá giá sản phẩm giày dép tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa, thị phần
của công ty, phương thức thanh toán, tổng sản lượng xuất khẩu nói chung và
sản lượng xuất khẩu vào thị trường EU nói riêng, ảnh hưởng đến giá sản
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 19 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
phẩm và công ăn việc làm của người lao động. Đồng thời, nghiên cứu đưa ra
những giải pháp cơ bản nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Luật chống bán
phá giá của EU tới công ty thông qua những các khía cạnh bị ảnh hưởng và
dự báo xu thế thay đổi của Luật này trong tương lai gần. Tuy nhiên, do thời
gian và trình độ còn hạn chế nên vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được
như làm cách nào để chứng minh rằng sản phẩm của công ty không bán phá
giá nhằm xóa bỏ hoàn toàn thuế chông bán phá giá; bên cạnh đó, trong trường
hợp bị kiện bán phá giá, các doanh nghiệp và chính phủ cần phải làm gì để có
thể tác động đến quyết định lựa chọn đất nước thứ 3 để so sánh giá của
EU( trong đợt kiện bán phá giá năm 2005, đất nước được chọn là Brazil với
chi phí sản xuất cao hơn rất nhiều so với nước ta, làm cho biên độ dao động
giá tăng, phải chịu thuế chống bán phá giá).
Trong tương lai sẽ có nhiều khả năng tiến hành một nghiên cứu chi tiết

hơn về vấn đề Luật chống bán phá giá của các quốc gia, khu vực trên toàn thế
giới cùng với những tác động và phương pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực,
quá trình tham gia các vụ kiên bán phá giá,… nhằm nâng cao sưc cạnh tranh
của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường, giảm bớt khả năng trở thành
nạn nhân của các vụ kiện bán phá giá khi các doanh nghiệp nước tat ham gia
xuất khẩu.
Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 20 Lớp QTKDQT B
Đề án môn học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Evenett, S.J. and Vermulst, E., ‘The Politicisation of EC AD
Policy: Member States, their Votes, and the European Commission’, The
World Economy, Vol. 28(5), pp. 701–17, 2005
2. Blonigen, B. A. and T. J. Prusa, ‘Anti-dumping’, in E. Kwan
Choi and James Harrigan (eds.) Handbook of International Trade, Blackwell
Publishers, Oxford (UK) 2003.
3.
4.
5.
6. www.moit.gov.vn

Sinh viên: Hoàng Thị Mỹ Hạnh 21 Lớp QTKDQT B

×