Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Đầu tư tổng hợp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.65 KB, 51 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đẩy mạnh
XKLĐ Việt Nam hay thực chất là đưa nhiều lao động Việt Nam đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài là một hoạt động càn thiết. Hoạt động xuất nhập khẩu hiện
nay đang được đặc biệt quan tâm bởi nó mang lại cho nền kinh tế - xã hội ở nước
ta có những chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất
khẩu các mặt hàng chủ lực như: gạo, cà phê, hồ tiêu, giày dép, thủy sản,… thì
hoạt động XKLĐ cũng đặc biệt được quan tâm trong thời gian gần đây. Đảng và
Nhà nước ta coi hoạt động XKLĐ là một hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần
phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình đọ
tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia và tăng cường
quan hệ hợp tác quốc tế với các nước khác. Theo đánh giá của Viện tài chính quốc
tế, năm 2011, tổng lượng kiều hối mà XKLĐ đã mang lại cho các quốc gia đang
phát triển lên tới 65 tỷ USD, mà ¼ trong số đó thuộc về các quốc gia XKLĐ ở
châu Á. Do đó, trong những năm gần đây XKLĐ đã mang lại nguồn thu lớn cho
các nước đang phát triển như: Bangladestsh, Pakistan, philipin, Việt Nam,….
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác XKLĐ còn gặp phải những
khó khăn và thách thức mới. Nhu cầu về việc làm của người lao động và lợi ích
quốc gia đòi hỏi Nhà nước, các doanh nghiệp tham gia XKLĐ và chính bản
thân người lao động phải có những giải pháp để không ngừng nâng cao hiệu
quả và mở rộng chương trình XKLĐ đạt kết quả cao. Đặc biệt các doanh
nghiệp XKLĐ cần có những chiến lược phát triển thị trường nhằm không
ngừng mở rộng thị trường XKLĐ, tìm kiếm các thị trường mới có những điều
kiện thuận lợi hơn, phù hợp hơn đối với lao động Việt Nam và điều quan trọng
là mang lại thu nhập cao cho họ. Chiến lược đó ngày càng trở lên quan trọng
1
như là một yếu tố để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong bối cảnh quốc
tế có nhiều biến động lớn về kinh tế và chính trị như hiện nay.
Đối với Công ty cổ phần Đầu tư tổng hợp Hà Nội, XKLĐ là một lĩnh vực
kinh doanh mới trong vài năm gần đây. Qua kết quả đạt được thì hoạt động


XKLĐ của Công ty đã mang lại nguồn thu lớn góp phần không nhỏ trong hoạt
động kinh doanh chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực hoạt
động mới của công ty nên còn gặp rất nhiều khó khăn, cần có những chiến lược
đúng đắn và kịp thời nhằm phát triển thị trường XKLĐ của công ty trong thời
gian tới.
Với nhận thức đó, tôi đã chọn đề tài: « Chiến lược phát triển thị trường
xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Đầu tư tổng hợp Hà Nội » để hoàn
thành luận văn với mong muốn góp phần tìm kiếm các giải pháp phát triển thị
trường XKLĐ ở nước ta nói chung và Công ty cổ phần Đầu tư tổng hợp Hà
Nội nói riêng trong thời gian tới.

2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
TỔNG HỢP HÀ NỘI
1.1. Thông tin chung về công ty CP Đầu tư tổng hợp Hà Nội
Công ty Cổ phần Đầu tư tổng hợp Hà Nội (trước đây là Công ty TNHH
Dịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệp và Tư vấn đầu tư Hà Nội) ra đời năm 2004. Từ
một cơ sở vật chất thiếu thốn, lưng vốn hạn hẹp, nhưng với ý chí, khát vọng
vươn lên các thế hệ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên Công ty đã nỗ lực
phấn đấu không ngừng, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách để xây dựng
được thương hiệu HANIC ngày hôm nay, là một trong những công ty xuất
khẩu lao động hàng đầu, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Đầu tư tổng hợp Hà Nội (HANIC)
Tên giao dịch: HANOI INVESTMENT GENERAL CORPORATION
Tên viết tắt: HANIC
Vốn điều lệ: 324,533,600,000 VNĐ
Số lượng phát hành: 324,533.60 cổ phần
Giấy ĐKKD số: 0102287094 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà

Nội cấp lần đầu ngày 30/3/2007, đăng ký thay đổi lần thứ chín ngày
01/10/2010
Giấy phép XKLĐ số: 134/LĐTBXH-GP do Bộ lao động - Thương binh
và Xã hội cấp.
Trụ sở chính: Tầng 6, tòa nhà Viglacera, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà
Nội
3
Địa chỉ liên hệ: Tầng 6, Tòa nhà FLC Landmark Tower, Đường Lê Đức
Thọ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại : 04 – 35537116
Fax : 04 – 35537168
Email: :
Website : www.hanic.com.vn
1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty được thành lập năm 2004, tuy nhiên định hướng phát triển của
công ty đã được những người đứng đầu công ty hoạch định ngay từ khi công
ty còn ở thời kỳ phôi thai. Công ty không chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ
thể mà đầu tư kinh doanh vào nhiều lĩnh vực như: Kinh doanh bất động sản;
Xuất khẩu lao động; Xuất nhập khẩu và kinh doanh thép, phôi thép, phân bón
các loại; Đầu tư tài chính, tư vấn mua bán doanh nghiệp;…. Hoạt động
XKLĐ là một trong những lĩnh vực kinh doanh mới của HANIC. Tuy nhiên
doanh thu và lợi nhuận của hoạt động XKLĐ mang lại rất lớn. Chính vì vậy,
Ban lãnh đạo công ty luôn lấy nhiệm vụ XKLĐ làm trọng tâm và cung cấp lao
động cho nhiều thị trường khác nhau trên toàn thế giới. Trong đó, các thị
trường truyền thống như Malaysia, Đài Loan luôn được Công ty chú trọng
duy trì, phát triển. Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng khai thác mở
rộng thị trường ra nhiều quốc gia, vũng lãnh thổ, đa dạng hoá ngành nghề.
Các yếu trên giúp cho Công ty luôn duy trì được vị trí là một trong số các
công ty hàng đầu về xuất khẩu lao động.
Quá trình phát triển của công ty:

Giai đoạn 2004 - 2007:
Công ty được thành lập vào ngày 29/4/2004 với tên gọi Công ty TNHH
4
Dịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệp và Tư vấn đầu tư Hà Nội (INCONESS Hà Nội),
đây là giai đoạn đầu thành lập công ty gặp không ít khó khăn.
- Xu hướng phát triển của thời kỳ này là ổn định cơ cấu tổ chức, bước
đầu củng cố và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tập trung vào các hoạt động: nhập khẩu và kinh doanh thép, phôi thép
Giai đoạn 2007 - 2009:
Ngày 21/11/2007, Công ty CP Đầu tư INCONESS Hà Nội tăng vốn
điều lệ lên 35 tỷ đồng và đổi tên thành CT CP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội
(HANIC).
Ngày 26/6/2008, HANIC nhận Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ lao động - Thương binh và Xã hội cấp.
- Giai đoạn này Công ty tập trung vào khai thác và đẩy mạnh hoạt động
XKLĐ
- Xu hướng phát triển của thời kỳ này là tăng mạnh hoạt động sản
xuất kinh doanh, mở rộng thị trường XKLĐ, đa dạng hóa các hoạt động
sản xuất kinh doanh, gia tăng mạnh vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu sản
xuất, kinh doanh.
- Nhiệm vụ chính vẫn tập trung vào hoạt động xuất khẩu lao động,
mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia, đa dạng hóa lĩnh vực, ngành nghề
kinh doanh.
- Tích cóp vốn để đầu tư xây dựng cơ bản
- Số lao động tăng từ 57 người lên 125 người
Giai đoạn 2009 – 2011:
Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng với công ty:
5
Từ năm 2009, Công ty đã đăng ký thành công ty đại chúng, tính đến
thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của Công ty đạt hơn 324 tỷ đồng, với hơn 6000

cổ đông ( theo danh sách chốt ngày 30/6/2010 ).
Ngành nghề kinh doanh chính là Xuất khẩu lao động; Xuất nhập khẩu
hàng hoá; Kinh doanh bất động sản; Kinh doanh thép, phôi thép;….
Qua 3 năm hoạt động theo cơ chế cổ phần, công ty luôn giữ vững sự
tăng trưởng về doanh số và quy mô hoạt động, từng bước hoàn thiện bộ máy
quản lý và quy trình làm việc để phấn đấu trở thành một doanh nghiệp vững
mạnh trên lĩnh vực XKLĐ và kinh doanh đa ngành nghề.
1.3. Giới thiệu khái quát về HANIC
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Là đơn vị hạch toán độc lập, Công ty cổ phần Đầu tư tổng hợp Hà Nội tổ
6
Ghi chú: Điều hành trực tiếp Điều hành gián tiếp
Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HANIC
ĐẠI HỘI
CỔ ĐÔNG
Công ty CP
Xuân Minh SĐ
Thanh Hoa
(XUMI SĐ
Thanh Hoa)
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC PHỤ TRÁCH
ĐT
TRUNG
TÂM
KINH
DOANH
TH HANIC
I
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TRUNG TẤM TƯ
VẤN XÂY DỰNG
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN -
TH
PHÒNG
KIỂM
TOÁN
NỘI BỘ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH KD
CHI
NHÁNH
NGHỆ
AN
Công ty CP
Đầu tư Tài
chính Findex
(FINDEX)
Công ty CP
XNK Bắc Kạn
(BATEXCO)
Các công ty liên kết
PHÒNG
ĐẦU TƯ
TÀI
CHÍNH

TRUNG
TÂM
XKLD
HANIC 3
(BẮC
KẠN)
TRUNG
TÂM
KINH
DOANH
THÉP
HANIC
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH XKLĐ
TRUNG
TÂM
XKLD
HANIC 2
(BẮC
NINH)
TRUNG
TÂM
XKLD
HANIC 1
(HÀ NỘI)
Công ty CP
Đầu tư Phát
triển ôtô Xe

máy Hà Nội
(HAMOTO)
BAN QUẢN LÝ XKLĐ
CHI
NHÁNH
QUẢNG
NINH
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
CHI
NHÁNH
SING-
GAPORE
Các công ty trực thuộc
CTY TNHH
XNK HÀNG
HÓA VN
(VINAEX)
CTY CP
THỦY
ĐIỆN
ĐĂKPRU
HANIC
PHÒNG ĐẦU TƯ
DỰ ÁN
SÀN GIAO DỊCH
BẤT ĐỘNG SẢN

ĐỘI XÂY DỰNG
SỐ 1
CHI NHÁNH
THÁI NGUYÊN
7
chức quản lý theo mô hình chỉ đạo trực tiếp của hội đồng quản trị, giám đốc
điều hành đến các thành viên của công ty ở các lĩnh vực mà công ty hoạt động
kinh doanh.
Cũng giống như các công ty cổ phần khác, các phòng ban chức năng
đều có những nhiệm vụ riêng và một phần chức năng, nhiệm vụ đó được thể
hiện qua chính tên gọi của phòng ban đó. Nhiệm vụ của các vị trí và các
phòng ban chính trong công ty có thể được khái quát như sau:
- Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra và là cơ quan quản
lý của công ty, có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết
định các dự án đầu tư phân cấp, định hướng chiến lược phát triển thị trường
và cá nhiệm vụ khác theo quy định.
- Tổng giám đốc: Tổng giám đốc điều hành do hội đồng quản trị bổ
nhiệm sau khi đã thỏa thuận, các Phó giám đốc do Hội đồng quản trị bổ
nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc điều hành. Ban lãnh đạo có nhiệm vụ
chủ yếu: tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, điều hành và
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức và thực
hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư của công ty, bảo toàn
và phát triển vốn và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ. Công ty
tổng có 1 tổng giám đốc, 3 phó tổng giám đốc với nhiệm vụ chính như sau:
- Phó tổng giám đốc phụ trách XKLĐ: Cùng với ban lãnh đạo điều hành
Ban quản lý XKLĐ. Nhiệm vụ chính của Ban quản lý XKLĐ là đảm nhận
những công việc như khảo sát thị trường, thu thập thông tin về thị trường và
đối tác, phân tích đánh giá tiềm năng thị trường, tư vấn cho ban giám đốc
phương án hiệu quả nhất để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, quảng bá
thương hiệu HANIC trên thị trường. Ban quản lý XKLĐ có nhiệm vụ tìm

kiếm cầu lao động nước ngoài. Thu thập thông tin từ các phòng ban về việc
8
tuyển dụng, tập hợp, đưa người lao động có nhu cầu và khả năng làm việc ra
nước ngoài và đảm bảo các quyền lợi của người lao động khi đưa học ra làm
việc tại các công ty nước ngoài.
- Ban quản lý xuất khẩu lao động gồm 3 trung tâm:
 Trung tâm XKLĐ HANIC 1 (Hà Nội)
 Trung tâm XKLĐ HANIC 2 (Bắc Cạn)
 Trung tâm XKLĐ HANIC 3 (Nghệ An)
- Phòng tài chính kế toán: Đây là phòng ban hết sức quan trọng, gắn
kết với các phòng ban khác và toàn bộ công ty. Nó quản lý tất cả các hoạt
động liên quan đến tài chính, lập báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán,
tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận của toàn bộ công ty duy trì sự ổn
định về vốn, cân đối cơ cấu vốn, đảm bảo cho công ty luôn ở trong trạng
thái an toàn về vốn.
- Phòng Tổ chức hành chính: là bộ phận quản lý tất cả các công văn
giấy tờ quan trọng của công ty và con dấu của công ty.
- Phòng ban khác, các công ty trực thuộc, các công ty liên kết: ngoài
những phòng ban kể trên, HANIC còn có các phòng ban khác, các công ty
trực thuộc và các công ty liên kết giúp cho hoạt động của HANIC ngày càng
lớn mạnh và có thương hiệu.
1.3.2. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
HANIC hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sau:
 Kinh doanh bất động sản
 Xuất khẩu lao động
 Đầu tư xây dựng khu đô thị và khu công nghiệp
 Xuất nhập khẩu hàng hóa; Xuất nhập khẩu và kinh doanh thép,
phôi thép
 Đầu tư tài chính, tư vấn mua bán doanh nghiệp.
Trong đó lĩnh vực XKLĐ là một trong những lĩnh vực đầu tư mới trong

9
những năm gần đây của HANIC. Tuy nhiên hoạt động này đã mang lại nguồn
thu đáng kể và ổn định cho Công ty.
Ban lãnh đạo HANIC nhận thấy rằng cần phải có hướng đi đúng đắn
nhằm đẩy mạnh và tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động XKLĐ của công ty
ngày càng phát triển hơn nữa. Do đó, Ban lãnh đạo đã nhất trí thành lập Ban
quản lý XKLĐ giúp cho việc điều hành hoạt động XKLĐ của công ty đạt hiệu
quả hơn nữa. Ban quản lý XKLĐ trực tiếp xây dựng các kế hoạch như: nghiên
cứu và mở rộng thị trường XKLĐ; tuyển chọn và đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài
Tổ chức bộ máy hoạt động XKLĐ của HANIC: Bộ máy XKLĐ của công
ty hiện gồm 03 Trung tâm tại Hà Nội, Nghệ An, Bắc Kạn và 01 Ban quản lý
XKLĐ chung dưới sự điều hành của Phó Tổng giám đốc phụ trách XKLĐ và
Tổng giám đốc công ty, với tổng số nhân viên là 125 người.
10
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình XKLĐ của HANIC:
1.3.3 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của HANIC trong thời
gian qua
Công ty cổ phần Đầu tư tổng hợp Hà Nội là một doanh nghiệp kinh
doanh đa ngành nghề, đây cũng là một trong những lợi thế của HANIC. Bên
cạnh đó HANIC cũng gặp không ít khó khăn do nguồn vốn đầu tư cho nhiều
lĩnh vực. Điều đó làm hạn chế tính chủ động của từng lĩnh vực kinh doanh do
nguồn vốn hạn hẹp. Tuy nhiên HANIC cũng như nhiều doanh nghiệp khác
HANIC luôn quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận mang lại
hàng năm cho công ty.
Ký hợp đồng
Thông báo
tuyển chọn
Sơ tuyển
Phỏng vấn

tuyển chính
thức
Kiểm tra sức
khỏe lần 1
Chuyển trả lao
động về nơi cư ngụ
Thanh lý
hợp đồng
Lao động về
nước
Tìm hiểu đối
tác, đàm
phán hợp
đồng
Quản lý lao
động ở nước
ngoài
Tổ chức cho
lao động đi
Xin VISA
nhập/quá
cảnh
Kiểm tra
sức khỏe lần
2
+ Tổ chức học ngoại
ngữ và GDĐH
+Lập hồ sơ gửi cho
đối tác nước ngoài
+Xin phép cho thực

hiện hợp đồng
11
Mục tiêu hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là tạo ra lợi
nhuận ròng lớn, HANIC cũng không phải là ngoại lệ. Một mặt, HANIC
không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty nhằm nâng
cao năng lực tài chính và uy tín của doanh nghiệp. Mặt khác, HANIC định
hướng và tập trung khai thác những lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả
cao như: Bất động sản; Xuất khẩu lao động. Dưới đây là kết quả hoạt động
của HANIC trong giai đoạn từ 2009 - 2011
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của HANIC từ 2009-2011
Đơn vị : 1.000 đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tổng Doanh thu
76,046,443
121,682,268 53.919.527
2 Tổng Lợi nhuận trước thuế 3,263,790 3,252,105 (72.908.280)
3 Lợi nhuận ròng 2,966,303 2,652,903 (72.908.280)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán tổng hợp HANIC)
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy, tình hình doanh thu và lợi nhuận năm
2009 và 2010 tương đối tốt. Tuy nhiên lợi nhuận ròng năm 2010 giảm so với
2009 khoảng 300 triệu. Do tình hình thị trường bất động sản năm 2011đóng
băng gây thiệt hại lớn cho HANIC, nguồn vốn dành cho đầu tư BĐS lớn, lãi
vay ngân hàng cao. Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động BĐS hầu như
không có hoặc là có nhưng không dủ bù đắp chi phí của DN. Ta thấy doanh
12
thu năm 2011 giảm khoảng 60% so với năm 2010 nhưng không thể bù dắp
được chi phí của DN nên lợi nhuận ròng thu được kết quả không mong đợi
(cụ thể: - 72 tỷ đồng).
Chính vì những lý do trên mà HANIC tập trung đầu tư và phát triển
những lĩnh vực mang lại lợi nhuận ổn định cho công ty như: Xuất khẩu lao

động
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ NỘI
13
2.1. Thực trạng về tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời
gian qua
Tính từ năm 1992 tới nay, Việt Nam đã đưa được 1.720.866 lượt lao
động ra nước ngoài làm việc. Năm 2011, mặc dù kinh tế thế giới gặp nhiều
khó khăn nhưng lại là năm chúng ta đưa được nhiều lao động ra nước ngoài
nhất với 88.298 lao động (xem biểu đồ 2.1). Các số liệu đó cho thấy, kết quả
hoạt động của XKLĐ nước ta thời gian qua vẫn còn khoảng cách khá xa so
với tiềm năng của nguồn lao động và nhu cầu của xã hội. Nếu so sánh với một
số nước XKLĐ khác trong khu vực thì qui mô LĐXK của Việt Nam cũng còn
khá khiêm tốn: Từ năm 1999 - 2003, Indonesia đã đưa được khoảng 2 triệu
lao động ra nước ngoài, trong đó số lao động đi theo con đường chính thức là
1,49 triệu lao động, Philippin hàng năm đưa khoảng 800.000-900.000 lao
động ra nước ngoài.
Trong giai đoạn từ năm 1992 tới nay, thị trường tiếp nhận LĐXK của nước
ta đã có sự thay đổi rất lớn so với giai đoạn trước. Trong giai đoạn hiện nay, thị
trường tiếp nhận LĐXK Việt Nam đã mở rộng hơn nhiều lần với khoảng 40
quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các thị trường chính là Hàn Quốc, Nhật Bản,
Malaysia, Đài Loan, Trung Đông , bao gồm nhiều khu vực địa lý như Châu Á,
Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông…, với nhiều chế độ chính trị, xã hội, văn hóa,
tôn giáo khác nhau. XKLĐ nước ta cũng đã thâm nhập được vào những thị
trường có mức thu nhập rất cao như Tây Âu, Châu Mỹ, Châu Úc (chủ yếu là Mỹ
và Canađa) với những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng và điều kiện nhập cư.
Tuy số lượng LĐXK hàng năm vào các thị trường “cao cấp” còn khiêm tốn
nhưng việc XKLĐ nước ta liên tục duy trì được những thị trường này, cho thấy

tiềm năng phát triển hoạt động XKLĐ trong tương lai.
14
Xét về cơ cấu chất lượng, các nước tiếp nhận LĐXK Việt Nam chủ yếu
tập trung vào các nước, các lãnh thổ có mức thu nhập khá cao. Lấy năm 2008
làm ví dụ: Đài Loan chiếm 32,55% tổng số lao động xuất khẩu, Hàn Quốc
chiếm 20,82% và Nhật Bản chiếm 7,95% tổng số lao động xuất khẩu; hoặc có
mức thu nhập trung bình như khu vực Trung Đông chiếm 10,91% tổng số lao
động xuất khẩu, Malaysia chiếm 7,11%.
Về cơ cấu thị trường, so với những năm trước, có thể thấy thị trường tiếp
nhận lao động nước ta đã có sự phát triển tích cực, giảm dần tỷ trọng lao động
xuất khẩu sang các nước có mức lương trung bình hoặc thấp (năm 2003 lao
động xuất khẩu sang Malaysia chiếm tới 48% nhưng năm 2008 chỉ còn chiếm
7,11%) và gia tăng tỷ trọng lao động xuất khẩu sang các nước, các lãnh thổ có
mức lương khá cao (năm 2003 lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc chỉ chiếm
6% nhưng năm 2008 đã tăng lên đến là 20,82%)
Bảng số lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc từ 2000 - 2011
Năm
Số lao động
XK (người)
Tốc độ tăng liên
hoàn (%)
Năm
Số lao động XK
(người)
Tốc độ tăng liên
hoàn (%)
2000 31.500 44,43 2006 78.855 11,7
2001 36.168 14,82 2007 85.020 7,82
2002 46.122 27,52 2008 86.990 2,32
2003 75.000 62,61 2009 73.028 -16,05

2004 67.447 -10,07 2010 85.546 17,14
2005 70.594 4,67 2011 88.298 3,22
(Nguồn: Số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước)
Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng quy mô XKLĐ nước ta từ 2000-2011
15
(Nguồn: Số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước)
Mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động, thị trường lao động ngoài nước
diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, hoạt động XKLĐ trong những 7 tháng đầu
năm 2011 vẫn tăng đáng kể, tại một số thị trường truyền thống như: Nhật
Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia vẫn duy trì, phát triển và tiếp nhận một
số lượng lớn lao động Việt Nam. Theo báo cáo của cục quản lý lao động
ngoài nước, tổng số lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài 7 tháng đầu năm
2011 là: 54.532 người (17.933 là lao động nữ) đạt 62,5% kế hoạch đề ra
(87.000 lao động), tăng gần 24% so với cùng kỳ năm 2010 (Xem bảng 2.1)
Trong thời gian qua, năng lực khai thác thị trường mới của XKLĐ nước
ta khá đều đặn, mỗi năm đều có tổ chức đưa lao động sang một vài thị trường
mới. Trong nhiều năm qua XKLĐ nước ta vẫn chỉ tập trung vào số ít thị
trường mang tính truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Malaysia, Lào và khu vực Trung Đông.
Bảng 2.1: Số lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc 7 tháng
đầu năm 2011
16
STT Thị trường
Số lao động xuất khẩu
(người)
Lao động nữ
(Người)
1 Đài Loan 20.504 9.643
2 Hàn Quốc 13.541 1.661
3 Malaysia 5.886 2.606

4 Nhật Bản 3.527 847
5 Macao 1.189 1.131
6 Síp 398 386
7 Thị trường khác 9.307 2.632
Tổng 54.352 18.906
(Nguồn: Số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước)
Với tình hình cơ cấu thị trường như trên, chúng ta đang phải đối mặt với
nguy cơ bị thu hẹp thị trường do một số thị trường truyền thống thu nhập thấp
như Malaysia không còn hấp dẫn với lao động Việt Nam trong khi chưa có thị
trường mới nào đủ khả năng thay thế về khả năng tiếp nhận số lao động lớn.
Do vậy Chính phủ cần tăng cường quan hệ và mở rộng thị trường XKLĐ sang
các thị trường mới giàu tiềm năng mà chưa được khai thác như: Tây Âu, Châu
Mỹ,…
17
2.2. Thực trạng hoạt động XKLĐ của HANIC trong thời gian qua
Ngày 26/6/2008, HANIC nhận Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài (XKLĐ) số 134/LĐTBXH-GP do Bộ lao
động - Thương binh và Xã hội cấp. Buổi ban đầu HANIC chỉ có ba thị trường
lao động chính là đi Malaysia, Đài Loan và Cộng hòa Síp. Đến nay HANIC
đã mở rộng thêm nhiều thị trường lao động mới, với hàng chục loại nghề
nghiệp khác nhau. Ngoài lực lượng lao động phổ thông, HANIC đã tuyển
chọn, đào tạo đưa những người có tay nghề đi làm việc trong các lĩnh vực xây
dựng, dệt may, điện dân dụng, lao động phục vụ khách sạn và giúp việc gia
đình
Bảng 2.2: Cơ cấu ngành nghề XKLĐ của HANIC từ 2008-2011
Đơn vị: người
Ngành nghề 2008 2009 2010 2011
Xây dựng
- 25 70 110
Dệt may

87 118 330 375
Điện dân dụng
55 85 202 262
Hộ lý và giúp việc gia đình
19 35 79 127
Tổng 161 263 681 874
(Nguồn: Trung tâm XKLĐ - HANIC)
18
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động của công ty
Đơn vị : đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Doanh thu
172.445.400 579.388.935 4.956.637.500 5.545.475.000
2 Chi phí
49.987.326 399.778.365 3.627.079.875 4.752.356.500
3 Lợi nhuận
22.458.074 179.610.570 1.629.557.625 2.593.118.500
4
Nộp
NSNN
- 31.431.849 407.389.406 647.955.647
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán tổng hợp HANIC)
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
- Về doanh thu: Năm 2008 Công ty chỉ đạt hơn 172 triệu đồng, do đây
là những năm đầu của hoạt động XKLĐ và chưa thực sự được chú trọng.
Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 336%, tương ứng với số tiền là hơn 579
triệu đồng. Đây là mức tăng đáng kể so với năm trước do Công ty đã nhận
thấy tầm quan trong của chiến lược trong đẩy mạnh hoạt động XKLĐ. Doanh
thu 2011 tăng so với 2010 là hơn 588 triệu đồng. Có sự tăng trưởng đáng kể
như vậy là do người lao động đã thực sự nhận thấy lợi ích từ XKLĐ, bên cạnh

đó là sự chú trọng vào phát triển hoạt động của Công ty.
- Về lợi nhuận: Song song với sự gia tăng của doanh thu thì lợi nhuận
cũng tăng qua các năm. Cụ thể: Lợi nhuận năm 2009 tăng so với năm 2008 là
hơn 700% tương ứng với số tiền là 179.610.570 đồng. Năm 2011 tăng so với
năm 2010 là 963.560.875 đồng.
- Về nộp ngân sách Nhà nước: xuất khẩu lao động là hoạt động đã đóng
góp cho Ngân sách Nhà nước một mức khá cao trong các năm 2009 và 2011.
19
Năm 2011 mức nộp ngân sách Nhà nước tăng hơn so với năm 2010 là
240.566.241 đồng.
Doanh số, lợi nhuận của HANIC năm sau tăng gấp nhiều lần so với năm
trước đó, điều đó cho thấy có sự cố gắng rất lớn của cán bộ công nhân viên có
trình độ, kinh nghiệm và việc tổ chức các khâu từ nghiên cứu thị trường đến
hoạt động xuất khẩu lao động có khoa học, hiệu quả, không những khắc phục
được điểm yếu mà còn vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành quả hết sức
to lớn như vậy.
Về cơ cấu ngành nghề của LĐXK: Hiện nay, XKLĐ của HANIC chủ
yếu là công nhân dệt may (chiếm số lượng lớn nhất), sau đó đến điện dân
dụng, lao động phục vụ khách sạn và giúp việc gia đình và xây dựng. Số
lượng và chất lượng LĐXK của công ty cũng tăng lên theo từng năm.
Về số lượng, cơ cấu và thị trường xuất khẩu lao động: Trong những năm
qua HANIC đã khai thác hiệu quả những thị trường truyền thống như: Đài
Loan, Malaysia, Cộng hòa Síp, Macao, kết quả cụ thể của từng thị trường
được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động XKLĐ phân theo thị trường
Thị trường Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số LĐ
(người)
Doanh thu
(đồng)

Số LĐ
(người)
Doanh thu
(đồng)
Số LĐ
(người)
Doanh thu
( đồng)
Đài Loan 66 153.593.280 225 1.367.832.650 279 1.514.575.550
Malaysia 118 204.458.781 291 1.552.782.730 440 2.150.411.000
Síp 43 105.898.729 52 840.933.570 66 975.225.450
Libi 17 93.737.685 68 637.382.850 - -
Macao 19 21.700.460 45 557.705.700 89 905.263.000
Tổng cộng 263 579.388.935 681 4.956.637.500 874 5.545.475.000
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán tổng hợp HANIC)
Năm 2009, tuy nền kinh tế thế giới có nhiều biến động sau khủng hoảng
nhưng số lượng lao động cung ứng của HANIC vẫn tăng cao, cung ứng được
20
263 lao động tương ứng với doanh thu là 579.388.935 đồng.
Tiếp bước những thành công của năm 2010, năm 2011, HANIC tiếp tục
tăng số LĐXK là 874 lao động, đạt doanh thu 5.545.475.000 đồng.
Các hoạt động kinh doanh khác đảm bảo an toàn, hiệu quả tạo sự vững
chắc và có điều kiện để phát triển công ty, từng bước khai thác thị trường
khác như Libi, Macao. Năm 2011, do tình hình chính trị tại thị trường Libi có
biến động, tất cả lao động của Việt Nam phải về nước nên không thể XKLĐ
sang thị trường này, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh
doanh của công ty. Tuy nhiên, ở những thị trường truyền thống khác, số
lượng LĐXK vẫn có sự tăng trưởng đáng kể.
Mặc dù nền kinh tế khủng hoảng, nhu cầu tiếp nhận lao động từ các đối
tác giảm nhưng công ty đã khai thác được một số hợp đồng tốt với mức lương

hấp dẫn có tính ổn định cao. Bên cạnh việc tìm kiếm và đầu tư vào các thị
trường mới là Macao, Công ty vẫn luôn chú trọng việc củng cố và khai thác
có hiệu quả các thị trường truyền thống như là Malaysia, Đài Loan và Cộng
hòa Síp.
Ngoài các thành tựu nói trên thì hoạt động xuất khẩu lao động của HANIC
còn có nhiều hạn chế, đó là những khó khăn mà hoạt động này gặp phải:
Một là, hoạt động XKLĐ của công ty còn gặp nhiều khó khăn do đây là
một lĩnh vực kinh doanh mới, công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực này, nguồn nhân lực có trình độ còn thấp, chưa đáp ứng được những yêu
cầu của XKLĐ như: thiếu kiến thức, kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ chưa
cao dẫn đến tình trạng gặp khó khăn trong đàm phán ký kết hợp đồng với đối
tác nước ngoài.
Hai là rủi ro từ phía đối tác: Có trường hợp đối tác khó khăn về vốn,
thiếu việc làm, chậm trả lương cho người lao động, thiếu am hiểu hoặc không
21
tuân thủ luật pháp, ỷ thế " ông chủ" để gây sức ép trong việc thực hiện hợp
đồng lao động, làm khó dễ cho người lao động Điều này đã dẫn đến việc
bên cung ứng lao động phải tốn kém rất nhiều để giải quyết các vụ việc đó.
Ba là, rủi ro từ phía NLĐ: Thực tế cho thấy bên cung ứng lao động đã
từng bị thất thu nặng nề do một bộ phận không nhỏ lao động ra nước ngoài
làm việc không thực hiện đúng thoả thuận và cam kết, đã tự ý bỏ hợp đồng
trước thời hạn, tìm nơi làm việc cho chủ khác. Bên cung ứng lao động vừa bị
đối tác phạt tiền, vừa mất đi khoản phí dịch vụ được thu theo quy định của
Nhà nước.
Đặc biệt hiện nay một số lao động Việt Nam bỏ trốn ra ngoài làm việc
tại các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan,… làm ảnh hưởng tới uy tín của lao
động Việt Nam nói chung và lao động xuất khẩu của HANIC nói riêng.
Bốn là khó khăn trong năng lực tài chính: Công ty có khá nhiều lĩnh vực
kinh doanh như: xây dựng, XKLĐ, bất động sản, XNK thép, nên nguồn
vốn dàn trải, không được tập chung vào một lĩnh vực. Đôi khi gặp khó khăn

trong việc huy động vốn.
2.2.1. Phân tích chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động của
HANIC dựa qua sơ đồ SWOT
Điểm mạnh (S)
1. Chất lượng nguồn
lao động được đào tạo tốt
2. Cơ sở vật chất,
trang thiết bị hiện đại,
năng lực tài chính vững.
3. HANIC là một
thương hiệu uy tín trên
thị trường XKLĐ
Điểm yếu (W)
1. Trình độ lao động chưa
đồng đều
2. Công tác quản lý
người lao động ở nước
ngoài còn nhiều yếu kém.
3. Khả năng canh hạn
chế, hoạt động Marketing
chưa chuyên nghiệp
22
4. Đội ngũ cán bộ có
năng lực, chuyên môn
4. Thị trường chưa được
mở rộng
5. Chưa chủ động nguồn
lao động đi xuất khẩu
Cơ hội (O)
1. Môi trường kinh

tế chính trị trong nước ổn
định.
2. Việt Nam là thành
viên của WTO
3. Đảng và Nhà
nước có chính sách hỗ trợ
phát triển ngành xuất
khẩu lao động
4. Khủng hoảng
kinh tế năm 2008 đã có
dấu hiệu phục hồi. Thị
trường lao động các nước
ấm dần lên
Chiến lược (O/S)
1. Thâm nhập sâu hơn
vào thị trường hiện tại,
thị trường mới.
2. Mở rộng thị trường
bằng việc cung cấp
nguồn lao động có chất
lượng cao.
3.Tận dụng mọi nguồn
lực hiện có để xuất khẩu
Chiến lược O/W
1. Chiến lược phát triển
sâu hơn vào thị trường đã
có.
2. Nâng cao chất lượng
công tác Marketing nhằm
nâng cao khả năng cạnh

tranh của công ty.
Thách thức (T):
1. Cạnh tranh nguồn
lao động từ các quốc gia
khác.
2. Hệ thống văn bản
chính sách chưa hoàn
thiện và chưa đồng bộ
Chiến lược (T/S)
1.Giữ vững thị phần
2. Tăng cường chiến
lược Marketing xúc tiến
bán hàng.
Chiến lược T/W
1. Thu hẹp thị trường,
xúc tiến hoạt động đào tạo
lao động có trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ
cao.
(Nguồn: phân tích tác giả)
Hiện nay, HANIC là một công ty có uy tín và thương hiệu trên thị
trường. Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh công ty còn có những điểm
23
yếu cần khắc phục. Do đó việc lựa chọn chiến lược phát triển thị trường của
công ty cần căn cứ tất cả những tác động từ môi trường ngành và khả năng
thực tế của doanh nghiệp. Các khả năng có thể xảy ra:
*Nếu công ty lựa chọn chiến lược theo chiều sâu: cung ứng lao động ở
thị trường truyền thống, nâng cao chất lượng lao động cũng như dịch vụ
cung ứng
Ưu điểm:

- Tận dụng được ưu thế đã có từ lâu để duy trì mối quan hệ đồng thời có
điều kiện tăng số lượng lao động xuất khẩu từ thị trường này.
- Giữ vị trí vững mạnh trên khu vực thị trường truyền thống, tạo được vị
thế vững chắc nhờ hiểu biết rõ nhu cầu và mong muốn của bên đối tác.
- Những đối thủ tiềm ẩn gặp khó khăn là phải vượt qua lòng trung thành
của đối tác mà công ty xây dựng được.
Nhược điểm:
-Thị trường doanh nghiệp chỉ là những thị trường truyền thống
- Rủi ro khi nhu cầu từ thị trường giảm sút hoặc khi đối tác có nhiều lựa
chọn gây sức lớn cho doanh nghiệp cả về lương, lẫn chất lượng lao động,
công ty khó có khả năng thay đổi tình thế hoặc khi đó đối thủ cạnh tranh lớn
hơn thâm nhập sâu vào thị trường đó.
- Cần phải có các biện pháp Marketing mạnh và chuyên nghiệp, có đội
ngũ lao động đáp ứng yêu cầu chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, trình độ kỹ
thuật của người lao động… mới có thể phát triển sâu hơn vào thị trường này.
* Nếu công ty thu hẹp thị trường
Ưu điểm:
- Hạn chế rủi ro trong kinh doanh cao
24
- Có điều kiện nghiên cứu kỹ những biến động phức tạp của thị trường,
có điều kiện tập trung mọi nguồn lực đào tạo nguồn lực đáp ứng nhu cầu thị
trường.
- Công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ vị họ cung cấp chất lượng và
dịch vụ tốt hơn mà các đối thủ có thể không có.
Nhược điểm:
- Ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty
- Mất đi nhiều bạn hàng quen thuộc mà công ty đã xây dựng từ lâu
- Tập trung vào một đoạn thị trường nhỏ, đặc biệt là đào tạo lao động có
trình độ chuyên môn cao, lao động có tay nghề cao sẽ làm chi phí đào tạo tăng
cao, sẽ làm giảm khả năng lợi nhuận.

* Nếu công ty phát triển thị trường theo chiều rộng
Ưu điểm:
- Mở rộng thị trường sang nhiều quốc gia hơn
- Tăng thị phần của mình
Nhược điểm:
- Theo đuổi chiến lược mở rộng thị trường công ty phải đối mặt với ba
thách thức: mở rộng thêm thị trường, bảo vệ thị phần và mở rộng thị phần.
- Không xác định đâu là thị trường mục tiêu để đầu tư trọng điểm
- Việc đầu tư công nghệ, nguồn lực, tài chính cho phát triển theo chiều
rộng là tốn kém
Từ những phương án lựa chọn trên và căn cứ vào điều kiện thực tế thị
trường hiện nay của HANIC nên lựa chọn chiến lược: "Thâm nhập sâu và giữ
vững thị trường hiện có và phát triển mở rộng thêm thị trường nước ngoài,
25

×