Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm may của Công ty cổ phần May Đức Giang sang thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.67 KB, 67 trang )

Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa, ngoài nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô Khoa Thương
mại và Kinh tế quốc tế và các cô chú, anh chị nhân viên Công ty cổ phần May
Đức Giang. Tôi đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Anh
Minh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên em trong suốt thời gian
nghiên cứu thực hiện chuyên đề, giúp em vững tâm và vượt qua được khó
khăn để hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi cũng xin được cảm ơn ban lãnh đạo Công ty cổ phần May Đức
Giang, cùng các anh các chị trong Công ty, đặc biệt là các anh chị cán bộ
Phòng xuất nhập khẩu và văn phòng Tổng hợp đã hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian thực tập tại Công ty và giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Thương
mại và Kinh tế quốc tế trong suốt năm qua đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức bổ ích trong học tập và cả trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2011
Hà Đức Hoàng
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập này là kết quả nghiên cứu của riêng
tôi không sao chép của ai, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Anh Minh thực
tập tại Công ty cổ phần May Đức Giang
Phần nội dung chuyên đề có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông
tin được đăng tải trên các tác phẩm, sách báo, tạp chí và các trang web theo
danh mục tài liệu tham khảo của đề án. Tuy nhiên các số liệu, các thống kê về
kinh tế của doanh nghiệp đã được thay đổi theo tỷ lệ thích hợp và không làm
mất ý nghĩa các con số để đảm bảo cho cơ sở thực tập.
Nếu có bất cứ sự gian lận hoặc sao chép nào từ các luận văn khác em
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Hà Đức Hoàng
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EU : European Union( Liên minh châu Âu)
CNN : Công nghiệp nhẹ
TCCL : Tổng cục lao đông
FOB : Free on Board( Miễn trách nhiệm trên boong tàu nơi đi)
XNK : Xuất nhập khẩu
HĐQT : Hội đồng quản trị
XKTT : Xuất khẩu trực tiếp
TM : Thương mại
GTXK : Giá trị xuất khẩu
KLXK : Khối lượng xuất khẩu
ISO : International Organization for Standardization
(Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá)
NVL : Nguyên vật liệu
GSP : Generalized System of Preferences
(quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập)
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1: Tổng số lao động và thu nhập bình quân lao động của Tổng Công ty Đức

Giang (2005- 2010). Error: Reference source not found
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động năm 2010. Error: Reference source not found
Bảng 1.3: Cơ sở hạ tầng của Tổng Công ty Đức Giang. . Error: Reference source not
found
Bảng1.4: Máy móc trang thiết bị. Error: Reference source not found
Bảng 1.5 Thống kề, đánh giá tình hình nhập khẩu hàng may mặc của EU từ 10 thị
trường chính 7 tháng đầu năm 2011. Error: Reference source not found
Bảng 1.6: Sản xuất hàng may mặc tại một số nước EU thời kỳ 2006-2010 Error:
Reference source not found
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU Error: Reference
source not found
Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu sang EU phân theo phương thức năm 2005-2010 . Error:
Reference source not found
Bảng 2.3: Cơ cấu các mặt hàng XKTT sang thị trường EUcủa Công ty Đức Giang
2005– 2010( nghìn USD) Error: Reference source not found
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu mặt hàng Quần trực tiếp sang EU Error: Reference
source not found
năm 2005-2010 Error: Reference source not found
Bảng 2.5 : GTXK trực tiếp mặt hàng Jacket sang EU năm 2005-2010. Error:
Reference source not found
Bảng 2.6 : Kim ngạch XKTT sang một số nước thành viên EU 2006-2010 (nghìn
USD) Error: Reference source not found
Bảng 2. 7: Bảng giá xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm may năm 2010 Error:
Reference source not found
Bảng 2.8: Tỷ trọng nhập NVL trong nước của công ty năm 2005-2009. Error:
Reference source not found
HÌNH
LỜI CAM ĐOAN 2
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công ty Cổ phần May Đức Giang đã thực sự trở thành một trong những
doanh nghiệp may lớn nhất của ngành Dệt May Việt Nam. Sau hơn 2 thập kỷ
phát triển, May Đức Giang đã khẳng định được sự thành công trong và ngoài
nước bởi thương hiệu DUGARCO FASHION – nhà sản xuất và thiết kế thời
trang nổi tiếng trong lĩnh vực Dệt-may. Người tiêu dùng trong và ngoài nước
cũng ngày càng tin tưởng và ưa chuộng các sản phẩm của công ty. Các sản
phẩm của công ty được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới như Hoa
Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Đông, Nam Mỹ,… Với kinh nghiệm nhiều năm
trong hoạt động này công ty đã xây dựng dựng được cho mình uy tín vững
chắc đối với các đối tác nước ngoài.
Tại thị trường trong nước, sản phẩm may mặc Đức Giang đã chiếm được
lòng tin của khách hàng nhờ mẫu mã đa dạng, phong phú, chất liệu phù hợp
với thời tiết của Việt Nam và đặc biệt là giá thành hợp lý với thu nhập của đại
đa số người Việt.
Nhưng trong những năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp các
sản phẩm của Công ty sang thị trường EU bị đe doạ nghiêm trọng bởi sự cạnh
tranh mạnh mẽ của các sản phẩm dệt may Trung Quốc. Nhất là khi Liên minh
châu Âu dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu các sản phẩm dệt may Trung Quốc vào
thị trường này ngày 1 tháng 1 năm 2008. Các sản phẩm dệt may xuất khẩu
của Trung Quốc không những có lợi thế giá rẻ do chí phí nhân công lao động
thấp, chi phí nguyên vật liệu thấp… mà chất lượng, kiếu dáng, mẫu mã ngày
càng cải thiện. Hơn nữa công ty cũng đang đối mặt với khó khăn về vấn đề
chi phí đầu vào tăng mạnh. Từ đầu năm đến nay, giá nguyên liệu đầu vào, giá
xăng, giá điện, tỷ giá USD, lãi suất vay ngân hàng đồng loạt tăng, tác động
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
1
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Trong khi chi phí

đầu vào tăng mạnh thì cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, cảng biển chưa
được cải thiện nhiều khiến công ty khó giảm chi phí và nâng cao khả năng
cạnh tranh. Không chỉ gặp khó khăn về chi phí sản xuất tăng, công ty còn phải
đối mặt với sự thiếu hụt lao động…
Những khó khăn, thách thức này đối với công ty là rất lớn; ảnh hưởng
mạnh đến kết quả xuất khẩu trực tiếp sản phẩm may của Công ty Đức Giang.
Đứng trước những áp lực đó Công ty cổ phần May Đức Giang đã làm gì để tăng
cường sức cạnh tranh cho các sản phẩm may mặc xuất khẩu của mình vào thị
trường này? Sau thời gian thực tế tại Công ty tôi chọn đề tài “Giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm may của Công ty cổ phần May Đức
Giang sang thị trường EU” để nghiên cứu trong bản chuyên đề thực tập của
mình.
2 Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu trực tiếp sản phẩm may của
Công ty Đức Giang sang thị trường EU
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm may của
Công ty Đức Giang tới năm 2015.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu trực tiếp (FOB) các sản phẩm may
của Công ty cổ phần May Đức Giang
- Về không gian: thị trường EU
- Về thời gian: từ năm 2005 đến 2010 và đề xuất giải pháp đến năm 2015
4 Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận thì được chia làm ba phần
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
2
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
như sau:
Chương I: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu trực tiếp sản
sản phẩm may của Công ty Đức Giang sang thị trường EU

Chương II: Thực trạng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm may của Công
ty cổ phần May Đức Giang sang thị trường EU.
Chương III: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh XK trực tiếp sản
phẩm may của Công ty Đức Giang sang thị trường EU đến năm 2015
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
3
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
CHƯƠNG 1:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT
KHẨU TRỰC TIẾP SẢN MAY MẶC CỦA CÔNG TY ĐỨC
GIANG SANG THỊ TRƯỜNG EU
1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐỨC GIANG
Thông tin chung về Công ty Đức Giang
Tên gọi: Công ty cổ phần may Đức Giang
Tên giao dịch quốc tế: May Duc Giang Joint-stock Company
Tên viết tắt: MAYDUCGIANG JSC
Địa chỉ: số 59 phố Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 84-48770643.
Fax: 84-4-8271896.
Email:@dugarco-hn.com
Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: Ngày thành lập: 23-02-1990
Tổng số lao động hiện nay: gần 1000 người trong đó có gần 7000 công
nhân và 2420 công nhân viên(nhân viên quản lý là 412 người)
Tháng 5/1989, Công ty May Đức Giang được thành lập với một số vốn
nhỏ gồm một dãy nhà cấp bốn đã xuống cấp, một khu đất hoang và gần 300
công nhân không có nhiều kinh nghiệm về ngành may.
Chính thức ngày 23/2/1990, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ đã ra quyết
định số 102/CNN-TCLĐ về việc tổ chức phân xưởng may thành “xí nghiệp
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
4

Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
sản xuất và dịch vụ may Đức Giang” Tổng mức vốn được giao là 1.265 triệu
đồng, trong đó:
- vốn cố định là: 975 triệu đồng
- vốn lưu động là: 278 triệu đồng
- vốn khác là: 12 triệu đồng
Loại hình công ty: công ty cổ phần
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần may Đức Giang (tiền thân là Công ty may Đức Giang)
được thành lập theo quyết định số 102/CNN-TCLĐ ngày 02/05/1989 trên cơ
sở Tổng kho vận I thuộc liên hiệp các xí nghiệp may. Đến ngày 23/2/1990 -
Bộ công nghiệp nhẹ đã chính thức ra quyết định số 102/CNN-TCLĐ thành
lập xí nghiệp sản xuất và dịch vụ May Đức Giang.
Do tốc độ phát triển toàn diện về quy mô phát triển tổ chức sản xuất và
kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp trong cơ chế thị trường,
mặt khác để phù hợp với yêu cầu tổ chức hoạt động đa dạng hóa trong quan
hệ hợp tác sản xuất, liên doanh liên kết với khách hàng trong và ngoài nước,
Bộ công nghiệp đã có quyết định số 1274/CNn- TCLĐ ngày 12/12/1992 về
việc đổi tên xí nghiệp Sản xuất và Dịch vụ May Đức Giang thành Công ty
May Đức Giang. Tên giao dịch quốc tế: DUGARCO(DUCGIANG IMPORT-
EXPORT GARMENT COMPANY)
Ngày 13/9/2005 Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp kí quyết định số 2882/QĐ-
TCCB chuyển công ty May Đức Giang thành Công ty cổ phần May Đức Giang.
Từ ngày 1/1/2006 công ty đã chính thức hoạt động theo quy chế công ty
cổ phần trong đó phần vốn nhà nước chiếm 45% vốn điều lệ.
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
5
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Ngày 08/11/2008 công ty cổ phần May Đức Giang chuyển thành Tổng
Công ty ĐG hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con căn cứ theo

biên bản số 949/BB- MĐG ngay 08/11/2008 của Đại hội cổ đông.
Sau hai thập kỷ phát triển, công ty đã gặt hái được nhiều thành công,
được nhà nước tặng thưởng danh hiệu anh hùng cùng huân chương các loại.
Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về mọi mặt: Trang thiết bị
máy móc, cơ sở hạ tầng cả về số lượng cũng như chất lượng công nhân
viên…Với sự nỗ lực đi lên của chính mình, những năm qua Công ty May Đức
Giang đã vinh dự được đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và
Nhà nước trao tặng và đã trở thành một trong những Công ty May hàng đầu
của ngành May mặc Việt Nam.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty May Đức Giang
• Chức năng của công ty: Chức năng chính của công ty là sản xuất các
loại quần áo phục vụ cho nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu sang
các thị trường nước ngoài như: áo jacket, áo sơ mi, quần
• Nhiệm vụ của công ty: Theo quy định của Nhà nước về việc thành
lập doanh nghiệp Nhà nước, Công ty May Đức Giang có các nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Tổ chức sản xuất – kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng
theo đúng ngành nghề của quyết định số 12901/TM_XNK, đúng mục đích
thành lập công ty.
- Xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với mục tiêu của công ty và
nhiệm vụ do Tổng Công ty Dệt – May Việt Nam giao.
• Cơ cấu tổ chức
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
6
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Hình 1.1. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ-thuộc Văn phòng tổng hợp Tổng Công ty Đức Giang)
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
PHÒNG
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

VĂN PHÒNG TỔNG HỢP
PHÒNG
CƠ ĐIỆN
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG
KINH DOANH XNK
PHÒNG
KẾ HOẠCH THỊ TRƯỜNG
PHÒNG
KINH DOANH TỔNG HỢP
PHÒNG
ĐẦU TƯ
PHÒNG
I SO
PHÒNG
ĐỜI SỐNG
CHI NHÁNH; TTTM
HẢI PHÒNG; 150 PH
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC XÍ NGHIỆP PHỤ TRỢ
Xí nghiệp Giặt mài
Xí nghiệp Thêu điện tử
Xí nghiệp Bao bì carton
CÁC XÍ NGHIỆP MAY
Xí nghiệp may 1
Xí nghiệp may 2
Xí nghiệp may 4
Xí nghiệp may 6
Xí nghiệp may 8

Xí nghiệp may 9
PHÓ TGĐ, GĐ ĐIỀU HÀNH
CÁC CÔNG TY CÓ VỐN GÓP
Công ty LD May XNK TH Việt Thành
Công ty TNHH May Hưng Nhân
Công ty LD May XK Việt Thanh
Công ty CP Thời trang Phát triển cao
Công ty CP Chứng khoán phố WALL
Công ty CP Bảo hiểm Hàng không
Công ty CP Bình Mỹ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
7
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Qua Hình 1.1 ta thấy bộ máy quản lý của Công ty Đức Giang được tổ
chức theo mô hình trực tuyến – chức năng bao gồm:
- Ban kiểm soát: là bộ phận hoàn toàn độc lập, có vai trò kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các hoạt động của HĐQT và Tổng giám đốc.
- HĐQT: là cơ quan có quyền hành cao nhất, trực tiếp theo dõi việc thực
hiện các hoạt động của tổng giám đốc. Dưới HĐQT là tổng giám đốc và các
phó tổng giám đốc, giám đốc điều hành.
- Các Phó tổng giám đốc và Giám đốc: điều hành phụ trách các mảng
hoạt động lớn của Tổng công ty đó là: Kinh doanh tổng hợp, kỹ thuật- sản
xuất, tài chính- xây dựng, kế hoạch- xuất nhập khẩu, Văn phòng tổng hợp
- Tiếp đó là các phòng, ban, các khối xí nghiệp và các công ty có
vốn góp.
* Văn phòng tổng hợp : Chủ trì, phối hợp với trưởng các đơn vị xác
định cấp bậc công việc ở các công đoạn, tham mưu cho ban tổng giám đốc
soạn thảo các văn bản, hợp đồng về quản lý hành chính, quản lý nhân sự, tiền
lương, bảo hiểm. Tổ chức hội thảo, hội nghị tiếp khách.

* Phòng kinh doanh tổng hợp: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc
nghiên cứu nhu cầu về thị trường thời trang, nghiên cứu mẫu thiết kế chào
hàng FOB, xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu cho từng mẫu chào
hàng, quản lý các cửa hàng đại lý vá các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của
công ty.
* Phòng tài chính-kế toán: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc thanh
toán, quyết toán hợp đồng, trả lương cho cán bộ công nhân viên, tính toán
hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các kì báo cáo, quản lý và theo dõi tài sản
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
14
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
của công ty cũng như quản lý mọi mặt hoạt động của công ty trong lĩnh vực
tài chính- kế toán.
* Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: tham mưu cho giám đốc kế hoạch
chiến lược xuất nhập khẩu, tổ chức triển khai các kế hoạch và nghiệp vụ xuất
nhập khẩu. Liên hệ với các đối tác nước ngoài, thực hiện và giải quyết các thủ
tục xuất nhập khẩu. nhằm đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra theo
đúng quy trình và thuận lợi.
* Phòng kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc kế
hoạch, tiếp nhận đơn đặt hàng, lập kế hoach sản xuất và chiến lược kinh
doanh, theo dõi các yếu tố về nguyên phụ liệu, năng suất lao động để xây
dựng kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất và kiểm tra tiến độ thực hiện kế
hoạch của các đơn vị liên quan.
* Phòng ISO: có nhiệm vụ nghiên cứu, đề ra các tiêu chuẩn cho các sản
phẩm, hàng hóa của công ty cũng như bước kiểm tra chất lượng của các sản
phẩm trước khi xuất khẩu, tái xuất hoặc đưa ra thị trường. Tham mưu cho
giám đốc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9000 (ISO 9002) ISO 9001: 2000, ISO14001:2004, SA8000.
* Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc việc tiếp nhận
tài liệu kĩ thuật, may mẫu, xây dựng tiêu chuẩn kĩ thuật, định mức nguyên phụ

liệu, định mức thời gian, đơn giá sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
* Phòng cơ điện: có nhiệm vụ đảm bảo nguồn điện, nước cho sự vận
hành của các dây chuyền, máy móc phục vụ cho sản xuất hàng hóa, sản phẩm
của công ty cũng như về các điều kiện cơ điện cần thiết phục vụ cho sản xuất.
* Phòng đời sống: có nhiệm vụ đảm bảo các quyền lợi và quan tâm đến
đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên
trong toàn công ty.
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
15
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
* Xí nghiệp may : Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về mọi hoạt
động liên quan đến chất luợng sản phẩm và tiến độ sản xuất của đơn vị mình.
Tổ chức và điều hành sản xuất theo kế hoạch và lệnh sản xuất của Công ty, đảm
bảo các tiêu chuẩn, và yêu cầu kỹ thuật cũng nhu số lượng sản phẩm.
* Xí nghiệp giặt mài: Chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành,
hướng dẫn và kiểm soát quá trình giặt mài từ đầu vào - quá trình sản xuất -
đến đầu ra đảm bảo yêu cầu năng suất, chất luợng.
* Xí nghiệp thêu: Chịu trách nhiệm trong việc điều hành, giám sát,
Hướng dẫn và kiểm tra sản xuất tại Xí nghiệp thêu đảm bảo yêu cầu năng suất
và chất luợng.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY ẢNH
HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP SẢN PHẨM MAY CỦA CTY
ĐỨC GIANG.
1.2.1. Nguồn lao động.
Với đặc thù của ngành dệt may là một ngành đòi hỏi nguồn lao động dồi
dào có tay nghề cao. Nên lao động là một trong những yếu tố rất quan trọng
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong đó có hoạt động xuất khẩu của công ty.
• Về số lượng
Từ Bảng 1.1 ta thấy được Công ty có thế mạnh lớn về nguồn lao động.

Hiện đang có hơn 8 nghìn lao động đang làm việc tại công ty, với số lượng
lao động này Công ty có thể hoàn toàn đáp ứng được các đơn hàng xuất khẩu
số lượng lớn, thời gian giao hàng ngắn. Đây chính là một lợi thế lớn của Công
ty so với các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành.
Bình quân thu nhập lao động của công ty năm 2010 là 2.550.000VNĐ
đối với lao động trực tiếp và 2.975.000VNĐ đối với lao động gián tiếp.
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
16
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Bảng 1.1: Tổng số lao động và thu nhập bình quân lao động của Tổng
Công ty Đức Giang (2005- 2010).
Chỉ Tiêu
Đơn
vị
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Tổng số lao động. Người 6.830 7.649 7.900 7.913 7.964 8.014
Bình quân thu
nhập.
Tr.đ 1,680 1,710 1,950 2,350 2,430 2,550

Nguồn: Phòng tổ chức lao động thuộc văn phòng tổng hợp - Tông Công ty Đức Giang
Đây là một mức lương khá cao so với các doanh nghiệp dệt may khác.
Điều này sẽ khuyến khích lao động làm việc hiệu quả, tăng năng suất lao
động, thu hút được đội ngũ lao động lành nghề và nhất là tránh được tình
trạng công nhân bỏ việc làm ảnh hưởng đến việc tiến độ thực hiện công việc.
• Về chất lượng.
Số liệu được thống kê ở Bảng 1.2 cho ta thấy chất lượng của đội ngũ lao
động trong Công ty là tương đối tốt. Số lượng cán bộ nhân viên có trình độ
cao đẳng, đại học trở lên là 1.155 người. Số lượng cán bộ quản lý chiếm 6%
tổng số lao động, 100% nhân viên các phòng nghiệp vụ có trình độ từ cao
đẳng, đại học trở lên. Hơn 99% cán bộ công nhân viên của công ty tốt nghiệp
THPT trở lên, không có trường hợp nào có trình độ hết Cấp I.
Với đặc thù công việc cho nên tỷ lệ lao động phổ thông trong công ty là
rất lớn chiếm hơn 87%. Để đáp ứng được nhu cầu công việc, sau khi được
tuyển dụng đội ngũ này sẽ được Công ty tổ chức đào tạo huấn luyện không
chỉ về kĩ thuât may mà còn cả về ý thức, tác phong và thái độ làm việc.
Ngành may là một nghành đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mẩn, và kiên nhẫn cao
nên số lượng lao động nữ trong ngành này chiếm đa số. Tỷ lệ lao động nữ
trong công ty chiếm đến gần 85% vì vậy Công ty đã mở một trường Mầm non
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
17
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
ngay cạnh Công ty để phục vụ cho cán bộ công nhân viên nữ trong công ty có
con yên tâm làm việc.
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động năm 2010.
Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Cơ cấu lao động
Trực tiếp 7.004 87,4
Gián tiếp 659 8,22
Phục vụ 351 4,38

Trình độ lao động
Đại học và trên đại học 446 5.56
Cao đẳng 716 8,94
Trung cấp 954 11,9
Tốt nghiệp PTTH 5.895 73,56
Chưa tốt nghiệp PTTH 3 0,04
Giới tính
Nữ 6.788 84,7
Nam 1.226 15,3
Nguồn: Phòng tổ chức lao độngthuộc văn phòng tổng hợp Tổng Công ty Đức Giang
Có thể thấy rằng đội ngũ nhân công lao động của công ty không những
được đào tạo kỹ lưỡng về tay nghề, trình độ chuyên môn mà còn được tạo
thuận lợi về mặt thể chất, tinh thần. Điều đó đã làm tăng chất lượng sản phẩm
của công ty, làm giảm tỷ lệ sản phẩm sai hỏng, nâng cao hiệu quả lao động.
1.2.2. Cơ sở hạ tầng - nguồn lực công nghệ.
• Cơ sở hạ tầng.
Hiện tại Công ty đang có 9 xí nghiệp thành viên, 6 cơ sở ở các công ty
liên doanh với tổng năng lực sản xuất hàng năm hơn 12.100.000 sản phẩm
các loại.
Hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty hiện có 19.460m
2
bao gồm hệ thống
nhà xưởng, kho tàng, hệ thống văn phòng, nhà ăn và các công trì vui chơi giải
trí khác với tổng số vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng. Tổng Công ty Đức Giang còn
nghiên cứu cải tiến phương pháp tổ chức sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi mô
hình may theo dây chuyền nước chảy sang dây chuyền may theo cụm (tại
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
18
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Bảng 1.3: Cơ sở hạ tầng của Tổng Công ty Đức Giang.

Tên xí nghiệp
DT
(m
2
)
Địa điểm

( người)
Sản lượng
(SP/năm)
(Bộ/năm)
SP chủ yếu
XN may 1 1.000 Hà Nội 700 2.200.000 Sơ mi các loại
XN may 2 1.500 Hà Nội 700 2.300.000 Sơ mi các loại
XN may 3 1.000 Hà Nội 750 2.000.000 Sơ mi các loại
XN may 4 1.000 Hà Nội 600 500.000 Veston
XNmay 5 2.000 Hà Nội 500 200.000 Veston
XN may 6 1.500 Hà Nội 600 500.000 Veston
XN may 7 1.560 Hà Nội 350 700.000 Quấn âu, Jacet
XN may 8 800 Hà Nội 350 700.000 Quấn âu, Jacet
XN may 9 3.500 Hà Nội 1.200 2.000.000 Quấn âu, Jacet
XN may Việt Thành 1.800 Bắc Ninh 800 2.000.000 Jacket, sơ mi
XN may Việt Thanh 2.500 Thanh Hóa 664 1.000.000 Jacket, sơ mi
XN may Hưng nhân 2.300 Thái Bình 800 1.000.000 Quấn âu, Jacet
Nguồn: Phòng tài chính kế toán- Công ty cổ phần Đức Giang
Công ty mẹ) với chuyên môn hoá sâu hơn làm cho việc điều phối lao
động trong từng cụm chủ động hơn. Công ty cũng thường xuyên đầu tư nâng
cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nhằm đáp ứng tốt hơn điều
kiện làm việc.
Hệ thống nhà xưởng của Công ty đạt tiêu chuẩn SA 8000. Các tiêu chuẩn

điều kiện sản xuất như ánh sáng, lượng bụi trong không khí và tiếng ồn đều
được Công ty thực hiện tốt để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động
• Nguồn lực công nghệ.
Qua sơ đồ ở Hình 1.2 ta thấy Công ty đang áp dụng một qui trình sản
xuất sản phẩm khá phức tạp, kiểu liên tục. Sản phẩm được đưa qua nhiều
công đoạn sản xuất kế tiếp nhau, tuy công ty sản xuất rất nhiều mặt hàng
nhưng tất cả đều phải trải qua các công đoạn: Cắt, may, là, đóng gói riêng
đối với những mặt hàng có yêu cầu giặt mài hoặc thêu thì trước khi là và và
đóng gói phải qua hai công đoạn đó ở các phân xưởng phụ.
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
19
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Hình 1.2: SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY ĐỨC GIANG
Nguồn: Phòng quản lý chất lượng-Tổng Công ty Đức Giang
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất này Công ty đã đầu tư nhiều hệ thống
trang thiết bị, dây truyền sản xuất hiện đại từ Nhật Bản, Đức như: máy 1
kim tự động.
Bảng1.4: Máy móc trang thiết bị.
STT Tên máy móc Số lượng(chiếc)
1 Máy một kim 4.814
2 Máy hai kim 553
3 Máy 4 kim 65
4 Máy vắt sổ 312
5 Máy cuốn ống 149
6 Máy đính cúc 122
7 Máy chặn bọ 81
8 Máy thùa 123
9 Máy thùa đầu tròn 33
10 Máy vắt gấu 22
11 Máy dán đường may 22

12 Máy Zizac 13
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
20
Chuẩn bị sản
xuất giặt NVL
vải
Nhà cắt trải vải
giác mẫu,đánh
số,nhập kho
thêu
Nhà may may
các bán thành
phẩm, thành
phâm phaphâm
pham
Giặt

KCS
Phân xưởng
hoàn thành đóng
gói, đóng kiên
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
13 Máy bỏ túi cắt chỉ tự động 9
14 Máy dập Mếch 2
15 Máy ép Mếch 26
16 Máy ép lộn cổ 41
17 Máy lộn ép bác tay 19
18 Máy đột cúc 60
19 Máy là 16
20 Nồi hơi 25

21 Bàn là 215
22 Bàn gấp 170
23 Máy cắt vòng 69
24 Máy cắt tay 91
25 Máy thêu 24 đầu 3
26 Hệ thống giặt 12
27 Máy sấy 16
28 Máy vắt 4
29 Máy nén khí 17
30 Máy quay vải 10
31 Hệ thống giác mẫu 7
32 Máy dệt nhãn 2
33 Máy may Veston 239
Nguồn: Phòng kỹ thuật-Tổng Công ty Đức Giang
Juki DLU 5490 N.7 của Nhật Bản, máy thùa đầu tròn REEC-104, Singer
299U, máy quay bác tay tự động ADLER971 của CHLB Đức, máy thiết kế và
gấp quần áo tự động khác của Nhật Bản và Tây Đức…Với hệ thống trang
thiết bị hiện đại đã giúp Công ty nâng cao năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm. Sản phẩm của công ty đã đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe
của thị trường nước ngoài.
Với việc đầu tư đúng hướng này đã tạo điều kiện cần thiết để hội nhập
vào thị trường may mặc thế giới. Các trang thiết bị máy móc hiện đại, tiên
tiến đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu
mã, nâng cao tính mỹ thuật và đáp ứng các yêu cầu về tính phức tạp của các
đơn đặt hàng.
1.2.3. Nguồn lực tài chính.
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
21
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh

doanh. Muốn kinh doanh thì phải có vốn đầu tư, mua sắm TSCĐ, công cụ
dụng cụ, dự trữ hàng hoá, chi trả các khoản chi phí phải chi khác…
Hình 1.3: Tình hình vốn sản xuất kinh doanh Năm 2006-2010
Nguồn phòng tài chính kế toán-Tổng Công ty Đức Giang
Qua Hình 1.3 ta thấy lượng vốn lưu động của Công ty tính đến hết năm
2010 là hơn 320 tỷ đồng tăng 18,6% so với năm 2009. Số vốn cố định của
công ty cũng tăng từ mức 92,676 năm 2009 tỷ đồng lên mức 93,22 tỷ đồng
năm 2010. Với đặc thù của ngành công nghiêp may không đòi hỏi công nghệ
quá cao nên chí phí đầu tư trang thiết bị không quá lớn. Phần lớn chi phí nằm
ở nguyên phụ liệu đầu vào và chi phí nhân công. Nên ta có thể thấy rằng
lượng vốn lưu động cuả Công ty lớn gấp gần 3 lần lượng vốn cố định. Lượng
vốn lưu động này nếu đem so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành
trong nước thì lượng vốn đó là khá lớn, nhưng nếu đem so sánh với các doanh
nghiệp may mặc nước ngoài của Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan,
Hàn Quốc… thì nó là một con số khá kiêm tốn. Chính điều này cũng đã gây
cho Công ty không ít bất lợi trong việc thực hiện các đơn hàng xuất khẩu có
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
22
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
giá trị lớn. Đồng thời cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chủ
động mua sắm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
1.2.4. Nguyên vật liệu và sản phẩm.
• Nguyên vật liệu.
Do tính chất về sản phẩm của Công ty là các sản phẩm vừa phục vụ cho
sản xuất vừa phục vụ cho tiêu dùng. Yêu cầu về chủng loại sản phẩm của
khách hàng rất lớn và đa dạng cho các mục đích khác nhau mà nguyên vật
liệu chủ yếu của hoạt động sản xuất của Công ty là các loại vải như: cotton,
tuysi, len, dạ Ngoài ra còn các loại phụ liệu khác như : khuy, chỉ khoá, các
loại vật liệu trang trí phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng và thời tiết.
Nên công ty rất chú trọng khâu đầu vào phục vụ sản xuất, chọn lựa, đánh giá

NVL rất kĩ càng. Do đó nguyên vật liệu của công ty chủ yếu được nhập khẩu
từ nước ngoài: Đài loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc. Qua Hình 1.4
có thể thấy rằng 95% nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất của công ty là được
nhập ngoại. Nguồn cung cấp trong nước chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu của
công ty. Nhưng chính điều này đã gây bất lợi cho doanh nghiệp trong việc
cạnh tranh với các mặt hàng dệt may của các nước khác đặc biệt là Trung
Quốc trên các thị trường xuất khẩu, đồng thời gây khó khăn trong doanh
nghiệp do bị phụ thuộc nguồn nguyên liệu nước ngoài thường bị ép với giá
NVL cao.
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
23
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Hình 1.4: Cơ cấu nguồn nhập nguyên phụ liệu năm 2010.
Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư- Tổng Công ty Đức Giang
• Sản phẩm
Sản phẩm chính của công ty là quần áo các loại dùng cho xuất khâu và
tiêu dùng nội địa(trên 90% sản phẩm của công ty làm ra dành cho xuất khẩu ).
Là những mặt hàng phụ thuộc thời tiết, mùa vụ và kiểu dáng thời trang. Vì
thế trong điều kiện hiện nay để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường
và thị hiếu người tiêu dùng, công ty đã tập trung vào các mặt hàng chủ yếu:
áo jacket, áo sơ mi, quần âu. Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của những đơn đặt
hàng gia công của phía đối tác nước ngoài công ty cũng sản xuất thêm một số
mặt hàng khác như váy, áo phông, áo jilê…
Do có sự cải tiến về công nghệ sản xuất, cũng như làm tốt công tác quản
lý kỹ thuật nên sản phẩm của công ty có chất lượng tương đương với sản
phẩm các công ty nước ngoài. Lượng sản phẩm sản xuất ngày càng tăng biểu
hiện, khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
24

Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
1.3. CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU
TRỰC TIẾP SẢN PHẨM MAY CỦA CTY ĐỨC GIANG
1.3.1. Đặc điểm của thị trường EU
EU với 27 nước thực sự là một thị trường rộng lớn, đa dạng, có nhiều
triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng đồng thời cũng là một thị
trường hết sức khắt khe. Chinh phục thị trường này đòi hỏi nhiều nỗ lực và sự
đầu tư, nhất là khi Việt Nam phải cạnh tranh với Trung Quốc, một cường
quốc về các mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó dù thực hiện một quy chế thuế
nhập khẩu nhưng đặc điểm của từng thị trường riêng vẫn có khác biệt về văn
hóa, phong cách tiêu dùng. Việc tạo ra một sản phẩm đáp ứng được thị hiếu
của cả 27 nước là một thách thức lớn mà doanh nghiệp Việt Nam cần vượt
qua khi tiếp cận thị trường này. Đứng trước tình hình đó Đức Giang cần nhận
thức rõ một số vấn đề sau:
• Nhu cầu của thị trường EU dối với hàng may mặc.
Là thị trường có 500 triệu khách hàng, với sức mua theo đầu người khoảng
32.700 USD/năm, EU được xem là một thị trường rộng lớn và đầy hấp dẫn đối
với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng.
EU hiện có 27 thành viên, là trung tâm hàng đầu thế giời về chính trị,
kinh tế, thương mại, tài chính, khoa học kỹ thuật, GDP đạt trên 16.524 tỷ
USD, chiếm 23,5% tổng GDP thế giới, 25% tổng giá trị thương mại thế giới
và 33% luồng đầu tư trực tiếp toàn cầu. EU là thị trường lớn thứ hai của nước
ta sau Mỹ. Quan hệ thương mại giữa nước ta và EU hiện chiếm đến 75% kim
ngạch xuất khập khẩu với khu vực châu Âu. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu Việt Nam – EU đạt 15,2 tỷ USD, giảm 6,67% so với năn 2008.
Trong đó xuất khẩu đạt 9,38 tỷ USD (giảm 13,57%) và nhập khẩu của Việt
Nam từ EU đạt 5,83 tỷ USD (tăng 7,07%).
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
25
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

Thậm chí đối với hàng may mặc, hàng năm, kim ngạch nhập khẩu hàng
may mặc của EU vượt qua cả Hoa Kỳ và Nhật Bản, tốc độ nhập khẩu tăng
nhanh hơn tốc độ tăng trong nhập khẩu của Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Năm 2009 kim ngạch nhập khẩu của EU là 108,3 triệu USD, tăng 20%
so với năm 2008 trong khi đó Hoa Kỳ nhập khẩu là 71,2 triệu USD, Nhật Bản
là 19,4 triệu USD và mức tăng tương ứng so với năm 2008 là 7% và 10%.
Năm 2010 kim ngạch nhập khẩu của EU là 121,6 triệu USD, tăng 12,2% so
với năm 2009, còn Hoa Kỳ nhập khẩu 75,7 triệu USD và Nhật Bản nhập khẩu
là 21,7 triệu USD với mức tăng tương ứng là 6% và 11,8%. Mặc dù trong
những tháng đầu năm 2011 tình hình kinh tế các nước EU chưa mấy khởi sắc
lại đang đối mặt với các cuộc khủng hoảng nợ công nhưng kim ngạch nhập
khẩu hàng may mặc của thị trường này vẫn tăng. Tính trong 7 tháng đầu năm
nay, nhập khẩu hàng may mặc của EU tăng 13,3% so với cùng kì năm ngoái,
đạt 41,1 tỷ Euro. Trong đó nhập khẩu hàng may mặc của khối này từ 10 thị
trường lớn nhất đều được các mức tăng trưởng dương, thậm chí là rất cao so
với cùng kì năm ngoái. Kết quả này được thể hiện rất rõ qua bảng 1.5.
Vì thế, đây là thị trường mang lại nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu
hàng may mặc trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng cho
thấy mức độ cạnh trạnh khốc liệt trên thị trường này.
SV: Hà Đức Hoàng Lớp: Kinh doanh Quốc tế 49A
26

×