Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dây cáp điện tại Công ty CP cơ điện Trần Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.45 KB, 60 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
MỤC LỤC
- Tổ Bảo Vệ : chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của công ty, giám
sát, theo dõi việc chấp hành nội quy, quy chế của công ty quy định, phối
hợp với các thủ kho theo dõi tình hình xuất nhập vật tư hàng hóa, thành
phẩm, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy. 20
KẾT LUẬN 56
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Việt Nam đang thực
hiện chiến lược hướng về xuất khẩu kết hợp song song với chiến lược thay thế
nhập khẩu. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng được đề cập
trong các kỳ đại hội của Đảng đã khẳng định tiếp “Đẩy mạnh sản xuất, coi
xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại.” Đối với
Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới, hoạt động xuất khẩu đóng
vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đất
nước. Đó là một phương tiện hữu hiệu cho phát triển kinh tế, tăng thu ngoại
tệ, phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu, cải tiến công nghệ kỹ thuật hiện đại, nâng
cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt đây là yếu tố không thể thiếu nhằm triển
khai thực hiện chương trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Trong quá trình thực tập tại Công ty CP Cơ Điện Trần Phú, kết hợp
thực tế và những điều đã được học trong nhà trường em đã rất chú trọng vào
mảng đề tài này và đi sâu vào nghiên cứu và chọn đề tài chuyên đề thực tập
tốt nghiệp là: “Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dây
cáp điện tại Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú”.
Tự do hoá thương mại đã kích thích sự phát triển thương mại quốc tế,
tạo ra môi trường kinh doanh toàn cầu, làm cho người tiêu dùng ở bất cứ nơi
đâu cũng có thể lựa chọn hàng hoá dịch vụ theo khả năng và nhu cầu.
Các doanh nghiệp ngày nay tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng
nhu cầu của khách hàng quốc tế và phục vụ con người ở mọi nơi trên hành


tinh này bằng hoạt động kinh doanh quốc tế. Nếu xem xét dưới góc độ các
hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơ bản đầu tiên của
các doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh quốc tế. Xuất khẩu mang một ý
nghĩa cực kỳ quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
1
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
toàn đảng toàn dân ta đang ra sức thực hiện. Để đưa nền kinh tế nước ta từng
bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, nhiệm vụ lớn lao không
dành cho ai khác ngoài các doanh nghiệp. Và doanh nghiệp nào tổ chức được
hoạt động xuất khẩu một cách thường xuyên thì doanh nghiệp đó đang thể
hiện hành động cao trong kinh doanh quốc tế, đóng góp khối lượng lớn ngoại
tệ vào ngân quỹ quốc gia nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế của toàn xã hội.
Đề tài được chia làm 3 phần như sau:
- Phần I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp và khái quát về Công ty CP cơ điện Trần Phú.
- Phần II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm dây cáp điện tại
Công ty CP cơ điện Trần Phú.
- Phần III: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm
dây cáp điện tại Công ty CP cơ điện Trần Phú.
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
2
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CỦA DOANG NGHIỆP VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
CP CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm cơ bản về hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà hàng

hóa dịch vụ của quốc gia này bán cho quốc gia khác. Xuất khẩu là việc bán
hàng hóa (hoặc dịch vụ) cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm cơ sở
thanh toán theo nguyên tắc ngang giá. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với
ít nhất một bên trong mối quan hệ này. Mục đích của xuất khẩu là khai thác
được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Việc trao
đổi hàng hóa mang lại lợi ích cho các quốc gia do đó các quốc gia đều tích
cực tham gia mở rộng hoạt động này. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ
bản của hoạt động ngoại thương, đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát
triển. Hoạt động này diễn ra trên mọi lĩnh vực trong mọi điều kiện từ sản xuất
hàng tiêu dùng cho đến máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất và cả công nghệ kỹ
thuật cao….Duù ở lĩnh vực nào thì hoạt động xuất khẩu cũng đều nhằm mục
đích mang lại lợi nhuận cho các quốc gia tham gia. Hoạt động xuất khẩu diễn
ra trên phạm vi rất rộng, cả về không gian lẫn thời gian. Nó có thể diễn ra
trong thời gian ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm. Nó có thể tiến hành
trên phạm vi của một lãnh thổ hay nhiều quốc gia khác nhau.
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại
thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
3
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia
cũng như trên toàn thế giới. Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu
thông hàng hoá là một trong bốn khâu của quá trình sản xuất mở rộng. Đây là
cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác. Có thể nói sự
phát triển của xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy
sản xuất. Trước hết, xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiện
của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hoá một số mặt hàng có lợi thế
và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém
lợi thế hơn thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuần lớn hơn

1.1.2.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với một quốc gia
- Hoạt động xuất khẩu phát huy được lợi thế của mỗi quốc gia
- Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín của quốc gia trên thị trường
quốc tế
- Hoạt động xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập,
nâng cao mức sống và trình độ của người lao động.
1.1.2.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp
- Hoạt động xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng quan
hệ với nhiều các đối tác nước ngoài từ đó người lao động trong doanh nghiệp
có thể nâng cao năng lực chuyên môn của mình, tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm
quả lý của đối tác.
- Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp để mở
rộng và nâng cao trình độ sản xuất đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định
cho người lao động trong doanh nghiệp.
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu:
* Xuất khẩu trực tiếp
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
4
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ do
doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới
khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình.
* Xuất khẩu ủy thác
Trong hình thức này, đơn vị xuất khẩu (bên nhận ủy thác) nhận xuất
khẩu một lô hàng nhất định trên danh nghĩa của mình và nhận được một
khoản thù lao theo thỏa thuận với đơn vị có hàng xuất khẩu (bên ủy thác).
Hình thức này bao gồm các bước sau:
+ Ký kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với đơn vị trong nước.
+ Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên nước
ngoài.

+ Nhận phí uy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.
*Buôn bán đối lưu (Counter - trade)
Là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập
khẩu, bên bán hàng đồng thời là bên mua và lượng hàng hóa mang trao đổi
thường có giá trị tương đương. Mục đích ở đây không phải thu về một khoản
ngoại tệ mà là nhằm mục đích có được một lô hàng có giá trị tương đương với
lô hàng xuất khẩu.
* Xuất khẩu theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu theo chỉ tiêu mà nhà nước giao cho để tiến
hành xuất khẩu một hoặc một số loại hàng hóa nhất định cho chính phủ nước
ngoài trên cơ sở nghị định thư đã ký kết giữa 2 chính phủ. Hình thức này cho
phép doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong việc nghiên cứu thị
trường.
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
5
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
* Xuất khẩu tại chỗ
Là hình thức kinh doanh mà hàng xuất khẩu không cần vượt qua biên
giới quốc gia nhưng khách hàng vẫn có thể mua được.
*Gia công quốc tế
Là hình thức xuất khẩu trong đó có một bên nhập nguyên liệu hoặc bán
thành phẩm (bên nhận gia công) của bên khác (bên đặt gia công) để chế tạo ra
thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được một khoản lệ
phí như thỏa thuận của cả hai bên.
* Tái xuất khẩu
Với hình thức này một nước sẽ xuất khẩu những hàng hóa đã nhập từ
một nước khác sang nước thứ ba.
1.1.4 CÁC NHẤN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.4.1.Các nhân tố vĩ mô

a. Các công cụ của nhà nước trong quản lý kinh tế.
Các quốc gia khác nhau thường có những chính sách thương mại khác
nhau thể hiện ý chí và mục tiêu của nhà nước trong việc can thiệp và điều
chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế có liên quan đến nền kinh tế quốc gia
mình. Để nền kinh tế quốc dân vận hành có hiệu quả thì những chính sách
thương mại thích hợp là thực sự cần thiết. Trong lĩnh vực xuất khẩu, các công
cụ chính sách chủ yếu thường được sử dụng để điều tiết hoạt động này gồm:
Thuế quan
Hạn ngạch
Tiêu chuẩn kỹ thuật
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
6
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
Tỷ giá hối đoái và các chính sách đòn bẩy có liên quan nhằm khuyến
khích xuất khẩu.
Các chính sách đối với cán cân thanh toán và thương mại
b. Các quan hệ kinh tế quốc tế.
Các mối quan hệ quốc tế sẽ có tác động cực kỳ mạnh mẽ tới hoạt động
thương mại quốc tế của một quốc gia nói chung và tác động tới hoạt động
thương mại của doanh nghiệp nói riêng. Hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động thương mại
quốc tế chính vì vậy nó cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của các mối quan hệ
này.
c. Ảnh hưởng của nền sản xuất, thương mại trong nước và quốc tế.
Sản xuất trong nước là nhân tố chủ yếu quyết định đến lượng cung hàng
xuất khẩu. Nếu nền sản xuất trong nước phát triển, khả năng cung ứng hàng
xuất khẩu sẽ tăng lên, giá cả thu mua hàng xuất khẩu sẽ giảm xuống, doanh
nghiệp sẽ gặp thuận lợi trong khâu đầu vào. Ngược lại, khi nền sản xuất trong
nước bị giảm sút dẫn tới giá cả hàng xuất khẩu sẽ tăng lên, doanh nghiệp sẽ
gặp khó khăn để chọn được hàng hóa có chất lượng cao, đồng loại phục vụ

cho xuất khẩu.
d. Trình độ phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng, thông tin liên
lạc, cơ sở hạ tầng quốc gia.
Hiện nay hệ thống tài chính ngân hàng đang phát triển khá mạnh và có
can thiệp rất lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh
vực dù doanh nghiệp đó thuộc thành phần kinh tế nào và hoạt động trong lĩnh
vực nào. Một hệ trong thống ngân hàng phát triển không đơn thuần chỉ là nơi
cấp vốn cho doanh nghiệp mà nó còn giúp các doanh nghiệp trong việc thanh
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
7
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
toán một cách thuận tiện, nhanh chóng và chính xác. Đây là một trong những
yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
1.1.4.2.Các nhân tố vi mô
a. Nguồn nhân lực
Con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội và hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp suy đến cùng cũng là do con người và vì con người. Bởi
vậy con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm khi xem xét đến các vấn đề
liên quan đến doanh nghiệp.
b. Khả năng tài chính
Khả năng tài chính là một trong những nhân tố quyết định sức mạnh của
doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Nếu có tiềm lực tài chính mạnh, doanh
nghiệp sẽ có thể đầu tư đổi mới công nghệ, thu hút lao động có chất lượng
cao, mở rộng quy mô hoạt động. Ngoài ra khi có tiềm lực về tài chính doanh
nghiệp có trong thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình thông qua việc
cấp tín dụng cho khách hàng qua hình thức mua trả chậm.
c. Vị trí địa lý
Nếu được bố trí ở gần nơi cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động
sản xuất kinh doanh hoặc vùng gần nhà ga cảng biển, doanh nghiệp sẽ giảm
được chi phí vận chuyển - đây là cơ sở để doanh nghiệp giảm giá thành sản

phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
d. Uy tín của doanh nghiệp.
Uy tín của doanh nghiệp chính là tình cảm, là sự tin tưởng mà khách
hàng dành cho doanh nghiệp.
1.1.5. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
8
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
1.1.5.1.Nghiên cứu tiếp cận thị trường
Công việc này bao gồm nghiên cứu hàng hóa thế giới, lựa chọn mặt
hàng, nắm bắt dung lượng thị trường và giá cả hàng hóa.
Nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giới và thị trường trong nước
Có thể nói, đây là hoạt động đầu tiên cần tiến hành hết sức cẩn thận, chu
đáo. Nghiên cứu thị trường tốt tạo khả năng cho các nhà kinh doanh nhận ra
được quy luật vận động của từng loại hàng hóa cụ thể thông qua sự biến đổi
nhu cầu cung cấp và giá cả hàng hóa đó trên thị trường, giúp họ giải quyết
được những vấn đề thực tiến kinh doanh, theo yêu cầu thị trường, khả năng
tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
Các phương pháp nghiên cứu thị trường
+ Quan sát trực tiếp
+ Thử nghiệm
+ Thu thập và phân tích dữ liệu mua hàng
+ Nghiên cứu khảo sát.
+ Các nhóm trọng điểm.
+ Phỏng vấn những khách hàng không hài lòng và bị mất quyền lợi.
1.1.5.2 Lập phương án kinh doanh
Trên những cơ sở kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu thị
trường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh cho mình. Phương án
này là kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới những mục tiêu xác
định trong kinh doanh.

1.1.5.3 Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
9
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hóa của một công ty hoặc một địa
phương, một vùng hoặc toàn bộ đất nước có khả năng và đảm bảo điều kiện
xuất khẩu được. Khi nói đến nguồn hàng cho xuất khẩu phải gắn tới một địa
danh cụ thể, không nói đến một nguồn hàng chung chung, phỉa dẩm bảo chất
lượng quốc tế. Do vậy không phải toàn bộ khối lượng hàng hóa của một đơn
vị, một công ty , một địa phương, một vùng đều là nguồn hàng cho xuất khẩu.
1.1.5.4 Đàm phán ký kết hợp đồng
Đàm phán là việc bàn bạc trao đổi với nhau về các điều kiện mua
bán giữa các nhà doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến ký kết hợp đồng.
Thường có các hình thức sau:
- Đàm phán qua thương tín:
- Đàm phán qua điện thoại
- Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp
Hợp đồng kinh tế về xuất khẩu hàng hoá
Sau khi các bên mua và bán tiến hành giao dịch, đàm phán có kết
quả thì đi đến lập và ký kết hợp đồng. Hợp đồng có quy định rõ ràng và
đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Hợp đồng thể hiện bằng văn bản là hình thức bắt buộc đối với các
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của nước ta. Đây là hình thức
tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên và tránh được những biểu hiện
không đồng nhất trong ngôn từ hay quan niệm vì các đối tác tham gia
thuộc các quốc tịch khác nhau.
Các điểm cần lưu ý khi ký kết hợp đồng:
- Hợp đồng cần trình bày rõ ràng, sáng sủa, nội dung phải phản ánh
đúng, đầy đủ các vấn đề đã thoả thuận.
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A

10
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
- Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng là thứ ngôn ngữ phổ biến mà hai
bên cùng thông thạo.
- Chủ thể ký kết hợp đồng phải là người có đủ thẩm quyền ký kết
Hợp đồng nên đề cập đầy đủ các vấn đề về khiếu nại, trọng tài để giải quyết
tranh chấp nếu có tránh tình trạng tranh chấp kiện tụng kéo dài.
1.1.5.5Thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng đã được ký kết thì đơn vị sản xuất kinh doanh
xuất khẩu phải thực hiện theo các quy định đã ký kết trong hợp đồng, tiến
hành sắp xếp những phần việc phải làm, ghi thành bảng theo dõi tiến độ
thực hiện hợp đồng, ghi lại những diễn biến kịp thời, những văn bản phát
đi và nhận được để xử lý và giải quyết cụ thể. Đồng thời phải đảm bảo
được quyền lợi quốc gia và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu như sau:
- Chuẩn bị hàng xuất khẩu .
- Thuê tàu lưu cước
- Mua bảo hiểm.
- Làm thủ tục Hải Quan.
- Giao nhận hàng hoá với tàu.
- Làm thủ tục thanh toán
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
1.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP cơ điện
Trần Phú
Năm 1984, Công ty được sáp nhập trên cơ sở từ hai xí nghiệp (Xí
nghiệp Cơ khí xây dựng và Xí nghiệp Cơ khí Trần Phú) lấy tên là Xí nghiệp
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
11
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương

Cơ khí xây dựng Trần Phú. (quyết định số 4018/QĐ-UB ngày 12/9/1984
UBND Thành phố Hà Nội)
Năm 1992, thực hiện Nghị định số 388/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng
thành lập lại doanh nghiệp nhà nước, Xí nghiệp Cơ khí xây dựng Trần Phú
được thành lập và lấy tên là Nhà máy Cơ điện Trần Phú. ( quyết định số
3362/QĐ-UB ngày 22/12/1992 Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội)
Năm 1995, để phát triển quy mô sản xuất lớn Nhà máy Cơ điện Trần
Phú được đổi tên thành Công ty Cơ điện Trần Phú. ( quyết định số 4505/QĐ-
UB ngày 20/12/1995 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội )
Năm 2004, thực hiện chủ trương sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà
nước của Thành Phố Hà nội Công ty Cơ điện Trần Phú chuyển đổi thành
Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú. (Quyết định số
131/2004 / QĐ-UB ngày 23 tháng 8 năm 2004 UBND thành phố Hà Nội )
Từ tháng 2 năm 2010, Công ty chuyển thành Công ty cổ phần theo
quyết định số 416- QĐ-UB ngày 25/1/2010 của UBND thành phố Hà nội về
việc chuyển Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ.
Tªn giao dÞch quèc tÕ: Tran phu electric Mechanical
joint-stock Company
Tên viết tắt : TRAFUCO
Điạ chỉ công ty : 41 Phố Phương Liệt –Quận Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại : (84-4)8691186; 8691172
Fax : (84-4)8691802 Email : TranPhu @ hn.vnn.vn
Số Tk : 102010000073116 tại CN Ngân hàng Công thương Đống Đa
MST : 0100106063
Biểu tượng lô gô:
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
12
trafuco
c

o
d
i
e
n
t
r
a
n
p
h
u
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
Giai đoạn từ năm 1984 đến năm 1989 :
Được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị là xí nghiệp cơ khí Trần
Phú và Xí nghiệp Cơ khí xây dựng.Thời kỳ đầu mới sát nhập, công ty đã thực
sự gặp rất nhiều khó khăn như : thiếu vốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, nhà
xưởng cũ nát, máy móc, trang thiết bị lạc hậu, trình độ quản lí còn non yếu,
kỷ luật lao động còn lỏng lẻo. Nhiệm vụ cấp thiết của công ty khi đó là phải
nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lý, ổn định đời sống cho toàn bộ cán bộ
công nhân viên chức, xây dựng thêm cơ sở vật chất, cải tiến máy móc thiết bị
để nhanh chóng đi vào sản xuất.
Bằng sự cố gắng vượt bậc, lòng nhiệt tình và năng lực tổ chức điều hành
của ban lãnh đạo cũng như sự cần cù chịu khó của CBCNV, công ty đã từng
bước tháo gỡ khó khăn và phát triển đi lên, dần dần đạt được những nhiệm vụ
đề ra. Ba tháng sau khi sát nhập, hàng trăm tấn máy móc thiết bị được vận
chuyển và lắp đặt an toàn từ cơ sở II về cơ sở I để đi vào sản xuất . Năm
1986, chế tạo thành công máy trộn bê tông 250 lít theo nguyên lý trộn tự do
và đã đưa ra thị trường, phục vụ hiệu quả cho ngành xây dựng.
Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1994 :

Đây là thời kỳ nước ta có sự chuyển đổi lớn, từ nền kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, cơ chế
mà đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự túc từ việc mua sắm sản phẩm các yếu
tố đầu vào đến sản xuất và tiêu thụ thành phẩm đầu ra. Doanh nghiệp phải tự
chịu trách nhiệm trước kết quả sản xuất kinh doanh. Từ khó khăn đó, thực tế
đòi hỏi công ty phải nhanh chóng tìm ra các giải pháp nhằm thích ứng được
với tình hình phức tạp đó.
Đầu năm 1989, chương trình xây dựng và cải tạo lưới điện 35 KV được
thực hiện và các tổ máy phát điện của tỉnh Hoà Bình đưa vào vận hành thì
nhu cầu sử dụng các loại dây và cáp điện truyền dẫn để tải điện năng là rất
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
13
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
lớn. Trong khi đó trong nước chỉ có vài nhà máy bắt đầu sản xuất. Chớp lấy
thời cơ này công ty đã mạnh dạn đầu tư chuyển hướng sản xuất:một bộ phận
nhỏ tiếp tục sản xuất các mặt hàng truyền thống phục vụ cho ngành xây
dựng, đại bộ phận còn lại chuyển sang nghiên cứu thiết kế và chế tạo các
thiết bị sản xuất dây cáp nhôm A và AC các loại .
Tuy nhiên công ty đã gặp phải một số trở ngại lớn, do bản thân công ty
là một đơn vị ngoài ngành, lại không chuyên sâu trong lĩnh vực sản xuất dây
cáp nhôm. Mặt khác, muốn thành công trong thị trường này thì phải có công
nghệ và thiết bị tiên tiến hơn, cho phép sản xuất ra các sản phẩm chất lượng
cao với giá thành phù hợp. Công nghệ cao và hiện đại nhập ngoại đòi hỏi số
vốn lớn (xấp xỉ 2 triệu USD). Điều này là quá khó khăn với một doanh nghiệp
mới được sát nhập với số vốn khoảng 1 tỷ đồng. Đứng trước khó khăn lớn
như vậy, công ty quyết định tìm giải pháp vượt qua bằng năng lực của chính
mình. Từ một hình vẽ giới thiệu của một tài liệu kĩ thuật nước ngoài, sau 08
tháng tập trung toàn lực vừa thiết kế vừa chế tạo ra sản phẩm thử nghiệm,
cuối cùng dây truyền sản xuất dây và cáp nhôm có nguyên lý và công nghệ
hiện đại – Nguyên lý đúc cán liên tục - đã ra đời chỉ với tổng số vốn đầu tư là

250 triệu đồng.
Và thành công này đã giúp công ty được phép tham gia chương trình
cung cấp dây cáp nhôm và các loại cho việc cải tạo lưới điện thủ đô và nhiều
khu vực khác, đặc biệt hơn là nó đã tạo bước nhảy vọt trong quá trình phát
triển đi lên của công ty .
Giai đoạn từ năm 1994 đến năm ngày nay:
Từ năm 1992 khi sản phẩm dây cáp nhôm vẫn bán chạy trên thị
trường, công ty đã mạnh dạn đi vay gần 20 tỷ đồng để nhập một số trang thiết
bị sản xuất các loại dây và cáp đồng làm tăng sức mạnh canh tranh cho sản
phẩm đồng các loại. Công ty đã tìm hiểu kĩ càng về công nghệ thiết bị của
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
14
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
nhiều hãng trên thế giới và đã lựa chọn sản xuất đầu tư vào một số dây truyền
thiết bị điện đưa vào sử dụng.
Sau 27 năm, xây dựng và trưởng thành , Công ty từ chỗ là một xí
nghiệp nhỏ bé trên cơ sở sáp nhập của hai xí nghiệp làm ăn thua lỗ, với những
trang thiết bị lạc hậu, chuyên sản xuất các máy móc, dụng cụ thô sơ phục vụ
cho ngành xây dựng với doanh thu hàng năm xấp xỉ 1 tỷ đồng, đến nay đã trở
thành một Công ty lớn mạnh với những nhà xưởng khang trang, sạch đẹp, với
những dây chuyền thiết bị hiện đại sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao
cung cấp cho thị trường cả nước. Doanh thu tăng gấp nhiều lần, đời sống vật
chất của người lao động được cải thiện, tăng nhanh nghĩa vụ nộp Ngân sách
với Nhà nước góp phần thiết thực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá của Thủ đô.
Có được kết quả trên là nhờ chiến lược đầu tư đúng đắn của Ban lãnh
đạo công ty. Không chủ trương đầu tư ồ ạt, dàn trải mà công ty đã lựa chọn
phương án đầu tư từng bước hiệu quả. Thay thế dần những máy móc lạc hậu
bằng những thiết bị tiên tiến, tiếp cận những công nghệ hiện đại của thế giới.
Hiện nay, thiết bị máy móc mà công ty đầu tư đều là những thiết bị tiên tiến

hàng đầu của châu Âu như: Lò nấu đồng Autokumpu của Phần lan, máy kéo
đại (của hãng Henrich và Niehoff) của Đức, máy bọc cao tốc Rosendahl của
cộng hoà áo Bên cạnh đó là chiến lược phát triển thị trường hợp lý trong
những năm vừa qua đã góp phần không nhỏ vào bức tranh toàn cảnh của công
ty. Với phương châm lấy khách hàng là trọng tâm, công ty đã chủ động tìm
hiểu thị trường, quảng bá sản phẩm với tiêu chí: Chất lượng được đặt lên
hàng đầu.
Hiện nay Công ty là doanh nghiệp hạng I trực thuộc Uỷ ban nhân dân
Thành phố Hà Nội và là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt
Nam trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện các loại. Thương hiệu "Dây-cáp
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
15
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
điện Trần Phú" đã trở thành một thương hiệu mạnh trên cả nước, được người
tiêu dùng tín nhiệm và sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng công
nghiệp cũng như dân dụng.
Trong suốt thời gian hoạt động của mình Công ty Cơ điện Trần Phú
không ngừng khẳng định vị trí, uy tín bởi chất lượng sản phẩm trên thương
trường. Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng, huân huy chương của Chính
phủ, các bộ ban ngành trong cả nước. Năm 1998, công ty vinh dự được Nhà
nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh Hùng lao động “ thời kỳ đổi mới.
1.2.2 HỆ THỐNG TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC
PHÒNG BAN, BỘ PHẬN TRỰC THUỘC
Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dây và cáp điện các loại nên
Công ty thực hiện toàn bộ các giai đoạn của qá trình sản xuất, kinh doanh từ
khâu chuẩn bị sản xuất đến sản xuất sản phẩm và tính giá thành sản phẩm.
Trong thời gian vừa qua, bộ máy quản lý của Công ty được thực hiện theo mô
hình kiểu trực tuyến chức năng, thống nhất từ trên xuống dưới thể hiện quan
hệ có sự chỉ đạo liên hiệp lao động chặt chẽ.
 Đại hội đồng cổ đông

 Hội đồng quản trị
 Ban kiểm soát
 Ban giám đốc gồm 01 tổng giám đốc và 01 phó tổng giám đốc
 Kế toán trưởng
 08 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ
 Xí nghiệp trực thuộc
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
16
Cty Cổ
phần
Dây
đồng
Trần
Phú
Cty Cổ
phần
Dây
đồng
Trần
Phú
Cty Cổ
phần
Dây
đồng
Trần
Phú
Cty Cổ
phần
Dây
đồng

Trần
Phú
Cty Cổ
phần
Dây
đồng
Trần
Phú
Cty Cổ
phần
Dây
đồng
Trần
Phú
Chuyờn ờ tụt nghiờp GV HD Thac Sy Nguyờn Thi Liờn Hng
Sơ đồ tổ chức:
Bui Minh Phng QTKDTM-K40A
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Đại hội đồng cổ đông
Ban
quản
lý dự
án
Phòng
tổ chức
HC

quản
trị
Phòng
xuất
nhập
khẩu

quan
hệ
Quốc
tế
Phòng
tài
chính
kế toán
Ban
kho
Phòng
kinh tế
-kế
hoạch
Phòng
bán
hàng
và phát
triển
thị tr4
ờng
Phòng
kiểm

tra
chất l4
ợng
sản
phẩm
(KCS)
Phòng
kỹ
thuật

nghiệp
sản
xuất
dây
đồng

nghiệp
sửa
chữa
cơ điện

nghiệp
SX
Dây và
cáp
động
động
lực

nghiệp

dây
đồng
mềm
Trần
Phú
Ghi chú : : Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
: Quan hệ chỉ đạo 1 phần
17
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
* Ban giám đốc : Gồm : Gồm 3 người : Tổng giám đốc và hai phó tổng
giám đốc, chịu trách nhiệm lãnh đạo. quản lý, điều hành mọi hoạt động của công
ty và chỉ đạo trực tiếp với các phòng ban và từng phân xưởng.
- Tổng giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công ty, là người chịu trách
nhiệm cao nhất về công tác đảm bảo chất lượng, mục tiêu chất lượng sản phẩmdo
công ty sản xuất trước khách hàng….Có trách nhiệm chỉ đạo và chủ trì các cuộc
họp xem xét của lãnh đạo, phê duyệt chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.
Chỉ đạo mọi hoạt động về công tác quản lý chất lượng, là người trực tiếp đứng ra
lãnh đạo các phòng ban trong công ty. Chịu trách nhiệm cung cấp các nguồn lực
để xây dựng công ty, phê duyệt cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, quyền hạn của các
bộ phận chức năng của công ty.
- Phó tổng giám đốc - Sản xuất kinh doanh : là người chịu trách nhiệm về
kế hoạch sản xuất, tiêu thụ thành phẩm của các phân xưởng. Đôn đốc thực hiện
quy trình sản xuất kinh doanh theo các thủ tục và hướng dẫn quy trình sản xuất
để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
+ Chỉ đạo thực hiện các đơn hàng, hợp đồng đã ký với khách hàng.
+ Xem xét , tính toán giá cả (lãi lỗ ), cân đối thời gian và năng lực hiện có
của công ty.
+ Chịu trách nhiệm chỉ đạo và phê duyệt mua vật tơ đầu vào cho sản xuất
như : Nhôm thỏi, Đồng tấm , Than hoa, Lô gỗ.lõi thép ,dầu kéo….theo đúng yêu
cầu nguyên vật liệu.

+ Báo cáo với tổng giám đốc về vấn đề mình phụ trách.
- Phó tổng giám đốc Kỹ thuật chất lượng : Là người chịu trách nhiệm
công tác kĩ thuật ,chất lượng của công ty.Trực tiếp phụ trách phòng KT-CL.
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
18
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
+ Chịu trách nhiệm chỉ đạo mua vật tư đầu vào là các phụ tùng thiết bị. Có
thể thay mặt Phó giám đốc SX-KD ký phê duyệt mua các loạiNVL chính theo
yêu cầu kĩ thuật .
• Các phòng ban chức năng :
Giúp việc cho Ban giám đốc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc.
- Phòng Tổ chức – Hành chính : Tham mưu cho Tổng giám đốc chỉ đạo và
tổ chức công tác bộ máy, cán bộ, lao động, khen thưởng,kỉ luật, soạn thảo các
văn bản về hợp đồng quản lí hành chính, quan lý nhân sự, tiền lương,bảo hiểm.
Thực hiện chế độ chính sách cho người lao động, tuyển dụng, đào tạo, phát triển
nhân viên, nâng cao trình độ năng lực của CBCNV, pháp chế kiểm tra.Tổ chức
hội nghị, hội thảo, tiếp khách……
- Trưởng phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm: Phối hợp với phòng
KTCL biên soạn quy chế và kiểm tra sát hạch thi tuyển dụng lao động mới ,thực
hiện dầy đủ quy định, chế độ quản lý lao động, quản lý nhân sự theo quy định của
nhà nước.
+ Tổ chức đào tạo nâng cấp trình độ của CBCVSN và đào tạo lại bao gồm
các công việc, lập kế hoạch mới, theo dõi hồ sơ đào tạo, đảm bảo cán bộ có đủ
năng lực chuyên môn để đáp ứng nhu cầu của sản xuất.
+ Đánh giá nhà cung cấp dịch vụ đào tạo và trình danh sách để giám đốc
phê duyệt.
+ Báo cáo giám đốc về các vấn đề mình phụ trách.
- Phòng Tài chính kế toán: có nhiệm vụ tổ chức điều hành thực hiện toàn
bộ công tác kế toán và quản lý tài chính của công ty, ghi chép tính toán và phản
ánh chính xác, trung thực,đầy đủ, kịp thời các thông tin tài chính phục vụ cho

quản lý và lập báo cáo tài chính định kỳ.
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
19
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
- Phßng kinh tÕ - kÕ ho¹ch - b¸n hµng vµ ph¸t triÓn thị trường
Thực hiện việc giao tiếp với khách hàng và làm thủ tục xuất nhập khẩu.Có
trách nhiệm thu nhập, thông báo các thông tin về kinh tế kỹ thuật, chất lượng sản
phẩm cho các phòng ban liên quan. Đồng thời xây dựng kế hoạch chiến lược sản
xuất kinh doanh năm sau, sau đó trình lên phó Tổng giám đốc SX-KD.
- Phòng Kỹ thuật- Chất lượng : Phụ trách về mảng kinh tế kỹ thuật, có
nhiệm vụ xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, nghiên cứu các ứng dụng khoa
học ký thuật trong và ngoài nước.Chịu trách nh
- Ban kho:
+Kho 1 (thủ kho vật tư, nguyên liệu bán thành phẩm) có trách nhiệm cân
đo đong đếm, đóng dấu, sắp xếp bố trí việc lưu kho, bốc dỡ các vật chính, đồng
thời chịu trách nhiệm, bảo quản, theo dõi việc cấp phát cho các sản xuất đầy đủ,
chính xác, kịp thời. Chịu trách nhiệm về số lượng khi nhập và xuất kho cá loại
bán thành phẩm và thành phẩm thuộc lĩnh vực đồng và nhôm.
+ Kho 2 (NVL, thành phẩm,bán thành phẩm):quản lý dây đồng mềm bọc
PVC có trách nhiệm tiếp nhận, phân loại, sắp xếp,theo dõi, cập nhập sổ sách,
giao hàng cho khách hang, bảo quản, giữ gìn các sản phẩm hàng hóa do mình
quản lý.Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty.
- Tổ Bảo Vệ : chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của công ty, giám sát, theo dõi
việc chấp hành nội quy, quy chế của công ty quy định, phối hợp với các thủ kho
theo dõi tình hình xuất nhập vật tư hàng hóa, thành phẩm, thực hiện công tác
phòng cháy, chữa cháy.
1.2.3.TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THỜI
GIAN QUA:
Trong thời gian hoạt động vừa qua, Công ty đã gặt hái được một số thành tựu
đáng kể. Từ vốn điều lệ ban đầu, cho đến nay số vốn hoạt động của Công ty đã không

Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
20
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
ngừng tăng lên. Tổng tài sản của doanh nghiệp được mở rộng, tài sản dài hạn tăng
phản ánh nỗ lực đầu tư của doanh nghiệp không chỉ theo chiều rộng còn theo chiều
sâu. Trung bình hàng năm tổng tài sản Công ty Cơ điện Trần Phú đều tăng. Hiện nay
tổng tài sản của Công ty đạt hơn 500 tỷ đồng. Thành tích đạt được kể dưới đây chỉ là
con số khá nhỏ so với kết quả đạt được của công ty cổ phần Cơ điện Trần Phú đạt
được.
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế, tài chính của Công ty Cổ phần
Cơ điện Trần Phú năm 2008, 2009, 2010.
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
2010/2009
1 Tổng tài sản 358.587.965.265 479.168.248.336 559.254.125.369 80.085.877.033
2 TSNH và ĐTNH 365.125.725.740 604.731.662.458 502.713.406.137 -102.018.256.321
3 Nguồn vốn CSH 35.151.554.239 57.656.841.948 59.700.106.302 2.043.264.354
4 Tổng giá trị sản xuất 11.480.182.279 17.897.526.514 16.589.745.254 -1.307.781.260
5
Tổng doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
96.589.741.265 100.259.784.236 150.258.697.254 49.998.913.018
6
Lợi nhuận trước thuế
TNDN
7.061.731.800 11.831.736.709 15.785.759.548
3.954.022.839
7
Thuế TNDN nộp Ngân

sách
2.548.758.221 3.312.886.279 4.781.254.998 1.468.368.719
8
Thu nhập bình quân /
người/ tháng
3.000.000 3.500.000 4.000.000 500.000
9
Số lao động bình quân
(người)
302 292 301 9
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty)
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng, Công ty làm ăn khá hiệu quả. Về
phần sản xuất, trước nhu cầu Dây và cáp điện ngày một gia tăng do vậy Công ty
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
21
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
đã áp dụng hệ thống sản xuất tiên tiến. Kết quả đạt được là các chỉ tiêu về sản
xuất gia tăng đáng kể. Tổng giá trị sản xuất năm 2008 tăng so với năm 2009 là
hơn 500 tỷ đồng, năm 2010/2009 tăng hơn tỷ đồng .Về hoạt động kinh doanh
cũng rất khả quan năm 2009 tổng doanh thu của doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở
con số 100.259.784.236 thì đến năm 2010 tổng doanh thu của Công ty đã đạt
150.258.697.254 và hy vọng trong năm tới con số này còn tiếp tục tăng lên.Kểt
quả cùng với lợi nhuận của Công ty tăng lên đáng kể làm cho thu nhập bình quân
của cán bộ công nhân viên trong công ty tăng lên. Nhìn chung đây là mức lương
khá cao so với các đơn vị trong cùng ngành. Thu nhập bình quân đầu người năm
2009 đã là 3.500.000 đồng tăng gần 30 % so với năm 2008. Với mức thu nhập
này đảm bảo cho công nhân viên của Công ty có đời sống ổn định, tạo niềm tin
và thúc đẩy sự nhiệt tình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực
khác. Kết quả sản xuất kinh doanh trên đã cho thấy hướng đi đúng đắn của Công
ty. Số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty tương đối ổn định, có trình độ

khoa học kĩ thuật tốt tạo là nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển của công
ty.
Để đạt được thành tích như vậy đó là một sự cố gắng nỗ lực hết mình của tập
thể cán bộ công nhân viên công ty cơ điện Trần Phú bên cạnh đó là quyết định
phát triển đúng dắn của công tác lập kế hoạch, phát triển và định hướng đúng đắn
của Ban giám đốc công ty.
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
22
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
DÂY VÀ CÁP ĐIỆN TẠI CÔNG TY CP ĐIỆN TRẦN PHÚ
2.1. Đặc điểm sản phẩm dây cáp điện của công ty
Hiện nay, các mặt hàng của công ty được chia thành sáu nhóm sản phẩm
chủ yếu, mỗi nhóm sản phẩm có nhiều loại với những yêu cầu, kích thước, kỹ
thuật khác nhau:
Nhóm sản phẩm dây đồng trần
Nhóm cáp đồng trần
Nhóm cáp nhôm trần
Dây đồng mềm bọc PVC
Cáp đồng bọc
Cáp nhôm bọc
Dưới đây là một số sản phẩm chính của công ty:
- Sợi dây đồng tròn kĩ thuật điện : Sản xuất từ đồng tấm có độ sạch cao
(Cu>99.9 % ) trên hệ thống dây truyền thiết bị hiện đại. Sản phẩm được sử dụng
làm dây dẫn điện, các loại dây cáp điện và dây thông tin.S có nhiều kích thước
theo yêu cầu của khách hàng.
- Dây cáp đồng trần : SP được chế tạo từ sơị dây đồng cứng được xoáy từ
đồng tấm thành một hay nhiều lớp. Dùng tải điện trên không, kích thước có nhiều
loại tùy theo yêu cầu của khách hàng.
- Cáp đồng bọc cách điện PVC 600V/1000(VC) : Sp được chế tạo từ sợi

dây đồng cứng được xoắn thành đồng tấm từ một hay nhiều lớp rồi bọc PVC, có
điện áp danh định đến 1000V. Dùng mạng điện phân phối trong thành phố. Có
các loại, kích thước theo yêu cầu .
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
23
Chuyên đề tốt nghiệp GV HD Thạc Sỹ Nguyễn Thị Liên Hương
- Cáp đồng bọc cách điện PVC (VC)-3KV : SP chế tạo từ dây đồng cứng
được xoắn tâm 1 lớp hay nhiều lớp rồi bọc PVC.
Các sản phẩm chính của công ty
A. C¸p ®iÖn lùc :
1.Các chủng loại cáp nhôm trần không lõi thép (A), cáp nhôm trần có lõi
thép (ACSR) và cáp đồng trần bện có tiết diện từ 10mm
2
đến 1000mm
2
.
2.Các loại cáp nhôm bọc, cáp nhôm lõi thép bọc, cáp đồng đơn pha và đa
pha, bọc cách điện bằng PVC, HDPE, XLPE cấp điện áp 0,6/1KV; 1,8/3KV tiết
diện cáp đến 400mm
2
.
3.Cáp điện kế (cáp Muler), cáp điều khiển các loại (2÷30 ruột),
Bùi Minh Phương QTKDTM-K40A
- Ruột nhôm(hoặc đồng, hoặc nhôm
lõi thép) có lớp ngoài cùng bện chiều
phải (có hoặc không ép)
- Vỏ PVC
Ruột nhôm hoặc đồng-có ép
Compact
Vỏ PVC

Ruột đồng
Lớp cách điện PVC,XLPE
Lớp độn PVC
Băng nhôm/băng đồng
Lớp vỏ ngoài PVC
Ruột đồng nhiều sợi hoặc 7 sợi
bện theo chiều phải
Vỏ cách điện PVC
Vỏ ngoài PVC
- Sợi thép
- Sợi nhôm bện chiều phải
- Mỡ (nếu có yêu cầu)
Sợi nhôm
(hoặc đồng)
cứng bện
24

×