Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thực trạng tổ chức bộ máy Quản trị nhân lực của khách sạn Metropole Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.28 KB, 20 trang )

Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
BẢN ĐÁNH GIÁ NHÓM…
LỚP
STT HỌ VÀ TÊN
NHÓM ĐÁNH
GIÁ
GIÁO VIÊN
ĐÁNH GIÁ
KÍ TÊN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Hà Nội, ngày … tháng… năm 2014
Thư kí Nhóm trưởng
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
MỤC MỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
KẾT LUẬN 20
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay ngành công nghiệp dịch vụ đang chiếm tỷ
trọng ngày càng lớn. Đứng trước xu hướng đó thì ngành du lịch khách sạn đang ngày
càng phát triển ở nước ta. Nước ta là một nước có nhiều tiềm lực để phát triển ngành công


nghiệp không khói này. Bên cạnh đó công tác quản lý của chúng ta vẫn còn tồn tại nhiều
hạn chế và các nhà quản trị trong lĩnh vực này vẫn còn thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là
quản lý nguồn nhân lực. Chính vì thế để có thể tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp
khách sạn cần có những chiến lược, chính sách phát triển phù hợp đặc biệt là các chính
sách về nguồn nhân lực.
Metropole là một trong những khách sạn 5 sao hàng đầu tại Hà Nội. Và để có thể
cạnh tranh được với khách sạn quốc tế khác thì việc mà Metropole chú trọng phát triển đó
chính là phát triển nguồn nhân lực. Chính điều này đã làm nên sự thành công cho khách
sạn này. Như vậy để có thể tìm hiều được cách thức tổ chức bộ máy quản trị nhân sự tại
khách sạn Metropole thì nhóm 4 đã lựa chọn để tài: “Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức bộ
máy quản trị nhân lực tại khách sạn Metropole Hà Nội”.
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
1. Cơ sở lí luận về tổ chức bộ máy quản trị nhân sự
1.1 Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản trị nhân lực
1.1.1 Khái niệm
Tổ chức bộ máy quản trị nhân lực là quá trình xác định các công việc phải làm
trong lĩnh vực nhân lực của doanh nghiệp, những người làm các công việc đó, chuyển
giao nhiệm vụ và quyền hạn cho các cá nhân có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ, xác lập
các mối quan hệ trong khi tiến hành công việc nhằm trả lời câu hỏi ai phải báo cáo ai? Kết
quả của tổ chức bộ máy quản trị nhân lực hình thành nên bộ máy quản trị nhân lực trong
doanh nghiệp.
1.1.2 Chức năng của bộ máy quản trị nhân lực
Bộ phận quản trị nhân sự có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc trong
công tác tổ chức cán bộ, quản trị nhân lực của tổ chức.
1.1.3 Nhiệm vụ của bộ phận quản trị nhân lực
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị
trong tổ chức cán bộ, quản trị nhân lực của tổ chức.
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển và kế
hoạch sản xuất, kinh doanh của tổ chức.
- Tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản ( quy định, hướng dẫn ) giúp ban giám

đốc quản lý công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm,
đào tạo, thi đua, khen thưởng, đánh giá nhân lực và trả công nhân lực.
- Lập và triển khai các kế hoạch tuyển dụng nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực của các
bộ phận trong tổ chức.
- Tham mưu cho ban giám đốc trong việc bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ, thực hiện
các thủ tục bổ nhiệm, tái bổ nhiệm cán bộ.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo theo quy hoạch và tiến hành bồi dưỡng nâng cao trình
độ nhân lực.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch đánh giá nhân lực trong từng giai đoạn.
- Thực hiện công tác lập kế hoạch đơn giá tiền lương, phân bổ và quyết toán quỹ
tiền lương, kiểm tra việc chi trả tiền lương và phân phối thu nhập cho người lao
động theo quy chế, thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ phụ cấp, hưu trí và các
chế độ chính sách khác cho người lao động.
- Tổng hợp và lập kế hoạch về bảo hộ lao động và triển khai thực hiện.
- Tổ chức công tác bảo quản, cập nhật hồ sơ người lao động của doanh nghiệp.
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được ban giám đốc giao theo đúng chức năng của bộ
phận quản trị nhân lực.
1.2 Các hình thức tổ chức bộ phận quản trị nhân lực
1.2.1 Cấu trúc tổ chức đơn giản
 Ưu điểm của cơ cấu tổ chức đơn giản:
- Bộ máy quản trị nhân lực được tổ chức theo dạng đẳng cấp trực tuyến, kênh liên hệ
theo đường kênh thẳng, tính phức tạp thấp.
- Giám đốc trực tiếp phụ trách các vấn đề về quản trị nhân lực.
 Nhược điểm của cơ cấu tổ chức đơn giản:
- Công việc mà nhân viên nhân lực thực hiện trong cấu trúc này thường là công việc
tổng hợp, đòi hỏi mức độ bao phủ các mảng hoạt động của quản trị nhân lực.
Nhưng cũng do mức độ bao phủ rộng nên độ sâu trong công việc của nhân viên
khó được đảm bảo.
- Cấu trúc này phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, số lượng lao

động dưới 100 người lao động.
1.2.2 Cấu trúc tổ chức chức năng quản trị nhân lực
 Ưu điểm của cấu trúc tổ chức năng:
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
- Bộ máy tổ chức được chia thành các mảng chuyên sâu khác nhau, một nhân viên
có thể thực hiện một hoặc một số mảng chuyên sâu trong chức năng quản trị nhân
sự.
- Tính tập trung cao, người đứng đầu bộ phận có toàn quyền giải quyết mọi vấn đề
liên quan đến mảng quản trị nhân lực do vậy sự toàn tâm toàn ý trong công việc sẽ
cao hơn.
 Nhược điểm của cấu trúc tổ chức chức năng:
- Một cấp dưới có nhiều cấp trên.
- Vi phạm chế độ một thủ tướng.
 Phạm vi áp dụng:
Mô hình này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp tương đối lớn để cần thiết
phân chia quản lý theo các mảng chức năng khác nhau của quản trị nhân lực.
1.2.3 Cấu trúc tổ chức hỗn hợp
 Ưu điểm của cấu trúc tổ chức hỗn hợp:
- Giúp sử lý được các tình huống hết sức phức tạp;
- Có tác dụng tốt đối với các tổ chức lớn;
- Cho phép chuyên môn hoá một số cơ cấu tổ chức.
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
 Nhược điểm của cấu trúc rổ chức hỗn hợp:
- Tính tập trung thấp
- Tính phức tạp cao
- Có thể dẫn đến hình thành các bộ phận, phân hệ quá nhỏ
 Phạm vi áp dụng:
Mô hình cơ cấu tổ chức này chủ yếu áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy
mô lớn, số lượng lao động nhiều đòi hỏi sự phân cấp trong quản lí nhân lực
1.2.4 Cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị nhân lực HRBP: Nhân sự - đối tác

chiến lược của kinh doanh
 Khái niệm về bộ phận HRBP
Bộ phận HRBP có thể hiểu theo nghĩa là bộ phận nhân sự cần phải đứng cao hẳn
lên vượt tầm và đứng bên cạnh bộ phận hoạch định chiến lược để có thể nhìn rõ từng
chức năng trong công ty và mối liên hệ giữa các chức năng với nhau trong tổng thể
HRBP (nhân sự - đối tác chiến lược kinh doanh) là nhà nhân sự có đủ kiến thức và
kỹ năng chuyên sâu về nhân sự đồng thời, họ phải có sự hiểu biết tốt về hoạt động kinh
doanh và triển vọng của kinh doanh hoặc như cách gọi ngắn hơn là có vỏ bọc kinh doanh
 Cấu trúc của mô hình HRBP
Mô hình HRBP bộ phận phụ trách quản trị nhân lực được cấu trúc theo chiều
ngang. Khi đó bộ phận quản trị nhân lực được chia làm 3 loại chính: bộ phận nghiệp vụ
nhân sự, trung tâm hoạt động nhân sự, HRBP
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
 Nhiệm vụ của HRBP
- Đối tác chiến lược.
- Quản lý hoạt động.
- Giải đáp các trường hợp khẩn cấp.
- Giải quyết các tranh chấp lao động.
 Phạm vi áp dụng
Mô hình HRBP phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động đa
ngành nghề, lĩnh vực. Khu vực địa lý và những doanh nghiệp có trình độ quản lý cao.
1.3 Lựa chọn bộ máy tổ chức quản trị nhân lực
Việc lựa chọn cơ cấu tổ chức bộ máy của các doanh nghiệp phụ thuộc vào một số
yếu tố sau:
 Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp
Với mỗi cấu trúc tổ chức doanh nhiệp khác nhau sẽ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn
bộ máy tổ chức quản trị nhân lực. Nếu doanh nghiệp có cấu trúc giản đơn thì mô hình tổ
chức nhân lực được lựa chọn có thể là cấu trúc giản đơn. Nếu doanh nghiệp có sử dụng
cấu trúc chức năng thì mô hình cấu trúc tổ chức nhân lực cũng có thể là cấu trúc chức
năng. Nếu cấu trúc của doanh nghiệp là mô hình cấu trúc phân nhánh theo ngành hàng,

mặt hàng kinh doanh hoặc phân nhánh theo khu vực địa lý thì cấu trúc tổ chức doanh
nghiệp có thể lựa chọn cấu trúc giản đơn hoặc chức năng hoặc cấu trúc hỗn hợp.
 Quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua vốn điều lệ, số lượng lao động
thường xuyên của doanh nghiệp, doanh số Ở đây, bộ máy quản trị nhân lực của doanh
nghiệp căn cứ vào quy mô thể hiện chủ yếu ở số lượng lao động thường xuyên của doanh
nghiệp.
 Các cấp độ quản trị nhân lực
Có 3 cấp độ quản trị nhân lực trong doanh nghiệp mà các nhà quản trị có thể lựa
chọn:
- Cấp độ 1: Bộ phận quản trị nhân lực thực hiện các công việc hành chính về nhân
lực. Công việc chủ yếu của bộ phận này là chấm công, tính lương, thực hiện các
chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Cấp độ 2: Bộ phận quản trị nhân lực đóng vai trò như một chức năng trong doanh
nghiệp.
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
- Cấp độ 3: Bộ phận quản trị nhân lực đặc biệt là người đứng đầu bộ phận này đóng
vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược nguồn nhân lực là đối tác của các
nhà quản trị cấp cao trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
 Tầm hạn quản trị
Tầm hạn quản trị được thể hiện ở số lượng nhân viên mà một nhà quản trị có thể
quản lý trực tiếp.
Tùy thuộc vào tầm hạn quản trị của các nhà quản trị để doanh nghiệp cân nhắc lựa
chọn mô hình tổ chức bộ máy quản trị cho phù hợp.
 Trình độ nhân lực
Tùy thuộc vào trình độ nhân lực của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp để lựa
chọn quy mô và cơ cấu bộ phận.
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản trị nhân lực của khách sạn Metropole Hà Nội
2.1 Giới thiệu về khách sạn Metropole Hà Nội

- Tổng Giám đốc khách sạn Metropole Hà Nội: Mr. Franck
Lafourcade.
- Phó tổng giám đốc: Ms. Julie Marie-Anne Bruley.
- Địa chỉ: 15 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Tel : + 84 4 38266919; Fax: 84 4 38266920
- Trang web: www.sofitel-legend.com
- Mail:
Khách sạn Metropole được xây dựng năm 1901 bởi 2 nhà
đầu tư người Pháp. Sofitel Metropole Hà Nội đã vinh dự kỉ niệm dấu ấn hơn một thế kỉ
hoạt động và luôn được coi là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nhân và khách du
lịch. Metropole là khách sạn 5 sao đầu tiên ở Hà Nội, tự hào về lịch sử hoạt động của
mình với tên tuổi của rất nhiều nhân vật nổi tiếng và các chính khách quốc tế đã từng nghỉ
tại khách sạn.
Khách sạn nằm ngay trung tâm thành phố, gần kề khu phố cổ, các trung tâm mua
sắm, trung tâm thương mại, Hồ Gươm và nhà hát lớn. Vị trí thuận lợi là một lợi thế lớn để
thu hút khách hàng của khách sạn, đặc biệt là khách quốc tế đến Hà Nội để chiêm ngưỡng
nét đẹp cổ kính của thành phố.
2.2 Hình thức tổ chức bộ máy quản trị nhân lực tại khách sạn Metropole Hà Nội
2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị nhân lực
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
Vào năm 1991 khách sạn liên doanh chính thức đi vào hoạt động khách sạn Sofitel
Metropole Hà nội chịu sự quản lý trực tiếp của tập đoàn ACCOR - một tập đoàn danh
tiếng trên thế giới. Dưới sự quản lý của tập đoàn này, cơ cấu tổ chức của khách sạn
Sofitel Metropole Hà nội được hình thành theo khuôn mẫu và chuẩn mực vốn có do tập
đoàn quyết định. Cơ cấu đó được thể hiện chi tiết và rõ nét thông qua mô hình tổ chức bộ
máy cũng như từng bộ phận cụ thể:
Sơ đồ cấu trúc tổ chức theo chức năng quản trị nhân lực
Tại các bộ phận có các cấp quản lý:
Giám đốc
Trợ lý giám đốc

Giám sát viên
Nhân viên chính
Nhân viên phụ
Nhân viên đào tạo
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản trị nhân lực
của khách sạn Metropole Hà Nội
 Tổng giám đốc
Tổng giám đốc hiện tại của khách sạn là ông Franck Lafourcade, quốc tịch Pháp.
Trước khi đến Hà Nội ông Lafourcade giữ cương vị Tổng Giám đốc đầu tiên tại Phnôm
Pênh năm 1993, sau đó ông chuyển sang làm việc tại Singapore, Pusan (Hàn Quốc), thủ
đô Jakarta, Inđônêsia và một quãng thời gian khá dài ở thành phố Thượng Hải, Trung
Quốc.
Qua cấu trúc tổ chức trên cho thấy mối quan hệ giữa Tổng giám đốc và các bộ
phận là mối quan hệ trực tuyến, các bộ phận chỉ đạo và điều hành có thể báo cáo trực tiếp
lên tổng giám đốc. Các thông tin “xuôi - ngược” thông suốt. Tổng giám đốc trực tiếp ra
quyết định quản lý tới các bộ phận nhằm đảm bảo các quyết định quản lý được thực hiện
nhanh chóng và chính xác. Tổng giám đốc được tham mưu bởi trợ lý tổng giám đốc và
thư ký để có thể uỷ quyền trong trường hợp cần thiết.
Là người đứng đầu trong khách sạn, tổng giám đốc chịu trách nhiệm thực hiện công
tác đối nội và đối ngoại trong từng hoạt động kinh doanh của khách sạn. Là người có
chức năng cao nhất về quản lí khách sạn, có chức năng bao quát chung trong toàn bộ hoạt
động của khách sạn, phối hợp với sự hoạt động của phó giám đốc kiểm tra đôn đốc kế
hoạch và các quy tắc điều lệ tương ứng xoay quanh mục tiêu quản lí kinh doanh của
khách sạn.
 Phó tổng giám đốc
Thường xuyên kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo các bộ phận thực hiện hoàn thành việc
được giao. Phối hợp sự hoạt động trong các khách sạn, thay mặt khách sạn liên hệ với các
ngành bên ngoài, với các cơ quan nhà nước giải quyết công việc hành chính từng ngày
nhằm đảm bảo hoạt động của khách sạn diễn ra bình thường, các nhiệm vụ và chỉ tiêu

kinh tế được hoàn thành với chất lượng cao.
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
 Giám đốc các bộ phận
Có chức năng tổ chức, quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của bộ phận
mình, phối kết hợp với các bộ phận khác trong khách sạn, giúp giải quyết các vấn đề
nhanh hơn, làm cho công việc kinh doanh của khách sạn tiến triển tốt hơn.
 Bộ phận nhân sự
• Cơ cấu tổ chức của bộ phận nhân sự
− 1 trưởng phòng nhân sự;
− 1 người chịu trách nhiệm về đào tạo (giám đốc đào tạo);
− 1 người chuyên về công tác lương;
− 1 người chuyên về công tác thi đua khen thưởng, các chế độ chính sách;
− 7 kiểm soát viên và các nhân viên.
• Mục đích của bộ phận nhân sự
- Đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong khách sạn thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ đạt được hiệu quả trong công việc.
- Các bộ phận trong khách sạn thực hiện đúng nhiệm vụ tránh chồng chéo, đổ lỗi.
- Đảm bảo tuyển dụng và xây dựng đội ngũ nhân viên theo yêu cầu, chiến lược của
khách sạn.
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
• Vai trò của bộ phận nhân sự
Là bộ phận cung cấp nhân sự cho các bộ phận khác, phối hợp với các bộ phận khác
nhẳm quản lý để tuyển chọn được nguồn nhân sự có năng lực và trình độ cho khách sạn.
• Chức năng của bộ phận nhân sự
Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo theo yêu cầu, chiến lược của
khách sạn.
- Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học đối với các cấp quản lý, còn lại tối
thiểu là tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Trình độ ngoại ngữ: nhân viên quản lý và nhân viên phục vụ trực tiếp đều
phải nói tiếng Anh và Pháp thông thạo.

- Quy định độ tuổi tuyển chọn và quy định không tuyển dụng những người
thân trong gia đình.
Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý, đào tạo và tái đào tạo.
Tổ chức việc quản lý nhân viên toàn công ty: phân công lao động hợp lý giữa các
bộ phận chuyên trách, tránh sự thừa - thiếu giữa các bộ phận, gây lãng phí nguồn nhân
lực.
Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thích người
lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động: lương thưởng, phụ cấp, trợ
cấp…
Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định, chỉ thị của cấp trên.
Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng trong công ty, xây dựng
cơ cấu tổ chức của công ty các bộ phận và tổ chức thực hiện.
Tham mưu cho ban giám đốc trong công tác chỉ đạo điều hành, phục vụ cho các bộ
phận khác có điều kiện hoạt động tốt.
• Nhiệm vụ của bộ phận nhân sự
- Lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm, hàng tháng theo yêu cầu của khách sạn và các
bộ phận khác có liên quan;
- Quản lý hồ sơ, lý lịch cho toàn bộ nhân viên trong công ty;
- Lên kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá các chương trình đào tạo huấn luyện
trong công ty;
- Điều động nhân sự, bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các cán bộ quản lý;
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
- Hoach định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh và
phù hợp với định hướng phát triển của khách sạn;
- Xây dựng và thực hiện các chế độ lương thưởng và các chế độ chính sách cho toàn
bộ nhân viên trong khách sạn;
- Tham mưu cho ban giám đốc việc tái cấu trúc tổ chức nhằm phù hợp với chiến
lược của khách sạn.
 Công tác quản trị nhân lực tại khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội
• Tuyển dụng lao động

Tuyển dụng lao động là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản trị
nhân lực chính do vậy mà khách sạn quy định rất chặt chẽ về công tác tuyển dụng.
Người được tuyển phải nộp các loại giấy tờ đầy đủ do phòng nhân sự quy định sau
đó họ đều phải qua bác sĩ khám chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khoẻ trước khi bắt đầu làm
việc.
Người lao động trong thời gian thử việc được hưởng ít nhất 70% mức lương cơ
bản tuỳ theo bậc và tính chất công việc mà họ được thuê mướn. Bên cạnh đó khách sạn
còn quy định độ tuổi tuyển chọn và quy định không tuyển dụng những người thân trong
gia đình.
* Một số hình thức tuyển dụng lao động được áp dụng là khách sạn:
- Tuyển dụng lao động học nghề : Sau thời gian học nghề tất cả nhân viên phải
trải qua giai đoạn thử việc. Tuy nhiên khách sạn có thể giảm hoặc miễn thời
gian thử việc đối với người thuê mướn có kinh nghiệm.
- Tuyển dụng lao động thời hạn xác định: Nhân viên được tuyển dụng đã trải qua
giai đoạn học việc và thử việc thành công và đã được công nhận tuyển dụng lâu
dài, nhân viên sẽ được hưởng tất cả các quyền lợi của khách sạn.
- Tuyển dụng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn
dưới 1 năm. Một nhân viên được tuyển dụng làm các công việc có tính vụ hay
công việc trong một thời gian nhất định hoặc được tuyển dụng thay thế tạm thời
cho nv làm việc thường xuyên được để làm một công việc nhất định thời hạn
dưới 1 năm. Nếu nhân viên tuyển dụng tạm thời nghỉ sẽ bị trừ lương theo số
ngày vắng mặt.
• Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ lao động
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những nội dung chính của công
tác quản trị nhân lực. Trong hoạt động kinh doanh, khách sạn Sofitel Metropole Hà nội đã
luôn trú trọng đến vấn đề này.
Khách sạn Sofitel Metropole Hà nội đã dành mọi ưu đãi cho công tác đào tạo,
hàng năm một phần lợi nhuận đưa vào ngân sách đào tạo chiếm tỷ lệ đáng kể. Để nâng
cao hơn nữa chất lượng lao động, khách sạn đã không chỉ tiến hành việc đào tạo lao động

trong nước mà khách sạn còn cử các cán bộ nhân viên ưu tú ra nước ngoài học tập. Năm
1995 có 10 nhân viên được khách sạn cho đi đào tạo tại Pháp. Chính vì điều này đã đưa
đến cho khách sạn một người lao động với trình độ ngày càng cao.
Bên cạnh việc đào tạo về nghiệp vụ, khách sạn còn tiến hành đào tạo về ngoại ngữ,
vi tính… Mọi phấn đấu của khách sạn là làm sao tất cả cán bộ nhân viên đều biết tiếng
Anh và các lớp ngoại khoá tiếng Anh đã được tiến hành ngay tại khách sạn. Mọi cán bộ
nhân viên đều có thể tham gia mà không phải trả bất kỳ khoản chi phí nào. Chính điều đó
đã thúc đẩy khuyến khích cán bộ nhân viên học hỏi nâng cao trình độ nhằm đáp ứng
những đòi hỏi khắt khe của tình hình hiện nay.
Bên cạnh đó, khách sạn còn trú trọng quan tâm tạo mọi điều kiện cho những nhân
viên hiện nay còn đang đi học tại một số trường nghiệp vụ.
• Công tác tiền thưởng
* Mức trả lương làm thêm:
Nếu nhân viên nào được yêu cầu làm thêm giờ quá số giờ hoặc ngày công quy định
trong tháng mà khách sạn không thu xếp được nghỉ bù cho nhân viên đó thì việc trả lương
sẽ được tính như sau:
- Nhân viên làm thêm giờ vào ngày thường sẽ được trả bằng 150% tiền lương
của ngày làm việc bình thường.
- Nhân viên làm việc thêm giờ vào ngày nghỉ tuần hoặc ngày lễ sẽ được trả
lương bằng 200% tiền lương của ngày làm việc bình thường.
Khách sạn chỉ trả lương làm thêm nếu công việc làm thêm do giám đốc bộ phận
yêu cầu bằng văn bản có chữ ký xác nhận và được tổng giám đốc phê duyệt.
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
 Bộ phận kinh doanh
Bộ phận kinh doanh gồm có 29 nhân viên.
Có chức năng thực hiện việc tìm hiểu thị trường, tuyên truyền quảng bá và giới
thiệu sản phẩm của khách sạn trong và ra ngoài nước để thu hút khách và tối đa hóa lợi
nhuận. Nghiên cứu thị yếu, đặc điểm tính cách, dân tộc và tôn giáo của khách hàng.
 Bộ phận tài chính
Bộ phận tài chính có 36 nhân viên bao gồm: 1 giám đốc phụ trách, 4 trợ lý, 9 kiểm

soát viên và các nhân viên.
 Bộ phận lễ tân
Tổng số nhân viên : 95 nhân viên.
Bộ phận lễ tân là bộ mặt đầu tiên của khách sạn có chức năng đại diện cho khách
sạn trong việc mở rộng các mối quan hệ, tiếp xúc với khách hàng.
 Bộ phận bếp
Tổng số 95 nhân viên trong đó có 1 bếp trưởng, 5 trợ lí, 14 kiểm soát viên và các
nhân viên.
 Bộ phận ăn uống
Tổng số nhân viên: 147 nhân viên trong đó có 1 văn phòng, 2 nhà hàng và 3 quán
bar, 1 giám đốc chịu trách nhiệm chung, 1 trưởng phòng, 3 trợ lý giám đốc, 17 kiểm sát
viên, 27 nhân viên chính thức và các nhân viên phụ.
 Bộ phận buồng
Tổng số nhân viên : 115
Giám đốc buồng chịu trách nhiệm chung về hoạt động kinh doanh của bộ phận,
quản lí cũng như thuyên chuyên nhân viên, 3 trợ lí giám đốc hỗ trợ cho giám đốc việc
quản lý, 15 kiểm sát viên kiểm tra giám sát các bộ phận như: cắm hoa, làm phòng, bảo
dưỡng các khu công cộng cùng các nhân viên.
 Bộ phận bảo vệ
Tổng số nhân viên: 25 nhân viên.
Có nhiệm vụ bảo đảm an toàn thân thể và tài sản cho khách trong khách sạn. Đảm
bảo an ninh luôn ổn định bên ngoài và trong khách sạn. Hướng dẫn khách những chú ý
đặc biệt.
 Bộ phận kĩ thuật
Tổng số nhân viên: 23 nhân viên trong đó có 1 trưởng bộ phận kiểm soát chung, 6
kiểm soát viên và các nhân viên.
Bộ phận kỹ thuật có nhiệm vụ đảm bảo hệ thống kỹ thuật âm thanh, ánh sáng các
bộ phận bar, quầy hoạt động tốt và điện nước luôn trong trạng thái đầy đủ cho các bộ
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
phận buồng, bộ phận ăn uống…đảm bảo các khu vực khách ở giải quyết các vụ cháy nổ,

hư hỏng xảy ra trong khách sạn.
2.3 Đánh giá bộ máy quản trị nhân lực tại khách sạn Metropole Hà Nội
2.3.1 Ưu điểm
- Đảm bảo chế độ chỉ có một người lãnh đạo trực tiếp.
- Thu hút được chuyên gia vào công tác lãnh đạo, giải quyết các vấn đề chuyên môn
một cách thành thạo hơn, đồng thời giảm bớt gánh nặng về quản trị cho người lãnh
đạo.
- Chuyên môn hóa cao và tổ chức theo các bộ phận chức năng: lễ tân, buồng, bếp…
tạo điều kiện cho các bộ phận làm việc có hiệu quả.
- Thể hiện sự phân quyền trong quản lý, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm
cho các bộ phận chức năng, mỗi vị trí trong tổ chức đảm bảo cho công việc thực
hiện thông suốt, tạo điều kiện cho cấp dưới chủ động chuyên sâu vào công việc.
2.3.2 Hạn chế
- Người lãnh đạo phải giải quyết thường xuyên mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến
và bộ phận chức năng. Tổng giám đốc có thể bị quá tải về các vấn đề nan giải trong
khách sạn và việc ra quyết định, vì bất cứ chần chừ hay trì hoãn của tổng giám đốc
sẽ dẫn đến các quyết định chậm trễ và chệch hướng cho khách sạn.
- Bộ phận kho không thấy thể hiện trên sơ đồ, đây là bộ phận chuyên chịu trách
nhiệm về xuất nhập lương thực, thực phẩm, trang thiết bị đồ dùng cho khách sạn.
Nhân viên có nhiệm vụ quản lý, chịu trách nhiệm đối với những thất thoát xảy ra tạ
kho.
- Bộ phận tài chính có thêm nhân viên quản lý máy là không cần thiết vì tốn thêm
chi phí và đã có bộ phận kĩ thuật sửa chữa.
- Bộ phận bảo vệ nên chuyên môn hóa từng bộ phận như bảo vệ an ninh, giữ xe.
- Phòng đặt phòng thuộc bộ phận kinh doanh là không hợp lí vì công việc này đã có
bộ phận lễ tân.
- Ngoài ra khách sạn này còn có bộ phận massage nhưng không thể hiện trên sơ đồ,
bộ phận này chịu trách nhiệm cung cấp thêm các dịch vụ với mục đích giúp khách
nghỉ ngơi thư giãn khi đi du lịch hoặc sau các buổi họp hành căng thẳng. Ngoài ra,
bộ phận này còn cung cấp các trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu khách trong

việc tập luyện cơ thể, gìn giữ sức khỏe khi ở trong khách sạn.
- Trong bộ phận tài chính đã có kế toán nhà hàng nhưng trong bộ phận ăn uống vẫn
có thêm bộ phận này.
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
- Trong sơ đồ bộ phận ăn uống không có thêm bộ phận nhà hàng và bar trong khi đó
đây là một trong hai bộ phận không thể thiếu cho một cơ sở kinh doanh lưu trú như
khách sạn Metropole Hà Nội.
Bài thảo luận: Quản trị nhân lực
KẾT LUẬN
Quản trị nhân lực là một bộ phận không thể thiếu trong quản trị kinh doanh. Ngày
nay, khi các thiết bị đã được hiện đại hóa thì cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh lại
thuộc về chất lượng. Yếu tố quyết định chất lượng đó chính là nhân tố con người. Do đó,
việc tổ chức bộ máy quản trị nhân lực là rất quan trọng.
Nắm được tầm quan trọng của việc tổ chức bộ máy quản trị nhân lực, khách sạn
Metropole Hà Nội đã khai thác triệt để và sử dụng nó như một công cụ đòn bẩy hữu hiệu
để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

×