Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Tình hình quản lý sử dụng và hạch toán tài sản cố định tại viễn thông Đăk Lăk Đăk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.27 KB, 48 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo ra xu hướng toàn cầu hoá nền
kinh tế thế giới, không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không có sự
hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế. Do đó hội nhập kinh tế thế giới hiện nay là một
tất yếu.
Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta
trong những năm gần đây có những bước chuyển biến mạnh mẽ, tốc độ phát triển
kinh tế cao, năm sau không ngừng tăng cao hơn năm trước, nhưng so với các nước
có nền kinh tế phát triển cao thì chúng ta vẫn còn thua kém rất nhiều. Đứng trước
yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nước ta tham gia vào hội nhập
kinh tế thế giới cũng là một tất yếu, có như vậy chúng ta mới có thể tận dụng tối
đa ngoại lực bên cạnh việc phát huy tốt nội lực để đưa đất nước ngày càng phát
triển, tránh sự tụt hậu xa hơn về mặt kinh tế so với các nước trong khu vực và trên
thế giới. Hội nhập và phát triển kinh tế là một cơ hội đồng thời cũng là một thách
thức đối với nền kinh tế nước nhà nói chung mà cụ thể là các doanh nghiệp trong
nước nói riêng
Bưu chính - Viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật dịch vụ mũi nhọn, thuộc
kết cấu hạ tầng kinh tế, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã
hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Đặc trưng của ngành là công nghệ
luôn không ngừng đổi mới, môi trường kinh doanh đang có xu hướng chuyển
mạnh từ độc quyền sang cạnh tranh. Một khi đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới,
các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực Viễn Thông nói riêng sẽ có được những thuận lợi hết sức to lớn để phát triển,
nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn thách thức đối với các doanh
nghiệp khi mà sức ép cạnh tranh ngày càng lớn như hiện nay. Điều này đòi hỏi các
chủ thể sản xuất kinh doanh muốn tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
này phải có chiến lược kinh doanh cho phù hợp, tập trung quản lý và sử dụng mọi
nguồn lực sao cho hiệu quả nhất. Trong đó TSCĐ được coi là nguồn lực quan
trọng.


Để khai thác TSCĐ một cách có hiệu quả nhất thì việc hạch toán, quản lý
và sử dụng TSCĐ là vô cùng quan trọng. TSCĐ được hạch toán, quản lý và sử
dụng một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát và giảm bớt được
một lượng chi phí phát sinh rất lớn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp không chú ý đến vấn đề hạch toán, quản lý và sử
dụng TSCĐ thì sẽ gây cho doanh nghiệp rất nhiều khó khăn, tổn thất, tài sản đó
cũng sẽ không phát huy hết được công suất trong quá trình sản xuất kinhdoanh,
ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đặc thù kinh
doanh của ngành Bưu chính - Viễn Thông có sự khác biệt so với các ngành khác
1
đó là lượng TSCĐ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh
nghiệp. Chính vì vậy việc hạch toán, quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý
tại Viễn Thông ĐăkLăk – ĐăkNông đóng vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển của toàn ngành Bưu Chính - Viển Thông Việt Nam, nhất là trong
giai đoạn đất nước đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Xuất phát từ tính
cấp thiết của vấn đề nêu trên tôi đã chọn đề tài “Tình hình quản lý, sử dụng và
hạch toán tài sản cố định tại Viễn thông ĐăkLăk – ĐăkNông” làm chuyên đề
nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tình hình quản lý, sử dụng và
hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp.
- Thực trạng công tác quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ tại Viễn thông
ĐăkLăk – ĐăkNông.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, sử dụng và
hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ tại Viễn thông ĐăkLăk – ĐăkNông.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những khái niệm, trình tự hạch toán và
thực trạng công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại Viễn thông ĐăkLăk – ĐăkNông.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nội dung

Tìm hiểu về tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ đồng thời tìm hiểu về hạch
toán tăng - giảm TSCĐ, khấu hao và sửa chữa TSCĐ tại Viễn thông ĐăkLăk –
ĐăkNông.
1.4.2 Phạm vi không gian
Chuyên đề được tiến hành nghiên cứu tại Viễn thông ĐăkLăk – ĐăkNông,
số 06 Lê Duẩn – Thành phố Buôn Ma Thuột - Tỉnh ĐăkLăk
2
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sỡ lý luận
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ của kế toán TSCĐ
2.1.1.1Khái niệm TSCĐ
Tài sản cố định là những tài sản có hình thái hiện vật cụ thể và cũng có thể
chỉ tồn tạidưới hình thái giá trị, được sử dụng để thực hiện một hoặc một số chức
năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và thời gian sử
dụng dài theo quy định trong chế độ quản lý TSCĐ hiện hành
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ tài
chính: Tài sản cố định phải hội đủ các tiêu chuẩn sau
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
- Nguyên giá tài sản cố định được xác định một cách đáng tin cậy
- Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
- Có giá trị từ 10.000.000 VNĐ trở lên
2.1.1.2 Đặc điểm của TSCĐ
Trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh, tài sản cố định có những đặc
điểm sau:
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ được hình thái hiện
vật ban đầu cho đến khi bị hư hỏng phải loại bỏ. Do đặc điểm này mà TSCĐ cần
phải được theo dõi, quản lý chặt chẽ theo nguyên giá
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định
bị hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Do đó khi hạch toán tài sản cố định cần theo dõi gía trị
hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ
2.1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ
-Ghi chép, tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng và giá trị TSCĐ hiện có,
tình hình tăng, giảm và hiện trạng TSCĐ trong toàn đơn vị cũng như tại từng bộ
phận sử dụng TSCĐ.
- Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất
kinh doanhcho phù hợp với mức độ hao mòn TSCĐ và theo đúng với chế độ kế
toán hiện hành
- Tham gia lập kế hoạch và dự toán chi phí sữa chữa lớn TSCĐ, giám sát,
kiểm tra tình hình và kết quả của việc sữa chữa.
- Theo dõi, ghi chép, kiểm tra chặt chẽ quá trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ
nhằm đảm bảo việc quản lý và sử dụng TSCĐ đúng mục đích, có hiệu quả.
- Lập các báo cáo về TSCĐ, tham gia phân tích tình trạng trang bị, sử dụng
và bảo quản các loại TSCĐ.
- Tham gia kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo quy định của Nhà nước và yêu
cầu bảo toàn vốn.
3
2.1.2 Phân loại, đánh giá tài sản cố định
2.1.2.1 Phân loại tài sản cố định
Tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều dạng kết cấu, tính
chất đầu tư, đặc điểm kỹ thuật, công dụng và thời gian sử dụng, tính chất, mục
đích sử dụng khác nhau…Do đó để thuận lợi cho việc quản lý cũng như sử dụng
cần sắp xếp TSCĐ thành từng nhóm theo những tiêu thức nhất định.Có rất nhiều
cách phân loại TSCĐ như:
* Căn cứ vào hình thức biểu hiện và kết cấu:
- Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh
nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, gồm những loại
sau:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc.

+ Máy móc, thiết bị.
+ Phương tiện vận tải, truyền dẫn.
+ Thiết bị dụng cụ quản lý.
+ Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.
+ Tài sản cố định hữu hình khác.
- Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng
xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ,sử dụng trong sản xuất kinh
doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn
ghi nhận tài sản cố định vô hình,bao gồm những loại sau:
+ Quyền sử dụng đất.
+ Quyền phát hành.
+ Bản quyền, bằng phát minh sang chế.
+ Nhãn hiệu hàng hoá.
+ Phần mềm máy tính.
+ Giấy phép và giấy phép nhượng quyền.
+ Tài sản cố định vô hình khác.
* Căn cứ vào tính chất của TSCĐ trong doanh nghiệp:
- Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh.
- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc
phòng
- Tài sản cố định bảo quản, giữ hộ Nhà nước hoạc đơn vị khác theo quy định
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
* Căn cứ theo tình hình sử dụng:
- Tài sản cố định đang dùng
- Tài sản cố định chưa cần dùng (dự trữ).
- Tài sản cố định không cần dung
* Căn cứ theo quyền quản lý sử dụng:
- Tài sản cố định do các chủ sỡ hữu góp vốn
- Tài sản cố định nhận góp vốn lien doanh
- Tài sản cố định mua sắm từ nguồn vốn vay

4
- Tài sản cố định thuê tài chính
- Tài sản cố định thuê hoạt động
* Căn cứ theo nguồn vốn hình thành:
- Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn chủ sỡ hữu
- Tài sản cố định hình thành từ các nguồn nợ phải trả
Tuỳ theo yêu cầu của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp tự phân loại chi tiết
hơn các tài sản cố định của doanh nghiệp trong từng nhóm cụ thể
2.1.2.2 Đánh giá TSCĐ
Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị tà sản cố định bằng tiền theo những
nguyên tắc nhất định xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý tài sản cố định
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định được đánh giá lại khi có
quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phù hợp với giá trị thực tế
của nó và đánh giá theo nguyên tắc nguyên giá và giá trị còn lại.
1. Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có
được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẳn sang sử dụng.
- Đối với TSCĐ hữu hình: Nguyên giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ chi phí
mua sắm(kể cả chi phí mua sắm tài sản cố định cũ và mới).
- Đối với TSCĐ vô hình: Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ chi phí mà
doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa
tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến.
2. Đánh giá theo giá trị hao mòn TSCĐ
Giá trị hao mòn là phần giá trị của tài sản cố định bị mất trong quá trình tồn
tại của nó tại doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng do tác động cơ học, hoá học,
do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và sự tiến bộ khoa học kỹ thụât mà giá trị
TSCĐ bị giảm dần theo thời gian.
3. Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ
Ngoài ra TSCĐ còn được theo dõi theo giá trị còn lại. Giá trị còn lại của
TSCĐ là phần giá trị đầu tư vào TSCĐ mà doanh nghiệp chưa thu hồi được.

Thông qua giá trị còn lại của TSCĐ so với nguyên giá, người ta có thể đánh giá
được TSCĐ đó còn mới hay đã cũ, tức là đánh giá được năng lực sản xuất của tài
sản cố định đó.
Giá trị còn lại TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn TSCĐ
2.1.3 Những quy định về quản lý và sử dụng TSCĐ
Sử dụng TSCĐ là việc sắp xếp, bố trí như thế nào, ở đâu, làm sao trang bị
cân đối giữa yêu cầu sản xuất với công suất để sử dụng hết năng lực và có hiệu
quả nhất trong những điều kiện cụ thể.
Mục đích của việc quản lý và sủ dụng TSCĐ: Trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp các nhà quản lý luôn mong muốn sử dụng các nguồn
lực của mình một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Đối với TSCĐ cũng vậy,
chúng là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của sản
5
phẩm. Do đó việc quản lý và sử dụng hợp lý TSCĐ sẽ tiết kiệm được chi phí, tối
đa năng lực hiện có và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Quản lý và sử dụng TSCĐ có mối quan hệ gắn bó tác động qua lại lẩn
nhau. Quản lý là căn cứ, cơ sỡ cho hoạt động còn hoạt động lại phản ánh trình độ
năng lực của công tác quản lý. Sự cân đối, hợp lý và có hiệu quả là mục tiêu cần
đạt được của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Nếu trong hoạt động sản xuất
kinh doanh việc quản lý các nguồn lực không tốt sẽ dẩn đến sự lảng phí, sử dụng
không hết, hiệu quả mang lại không cao. Còn nếu sử dụng nguồn lực một cách
hợp lý, hiệu quả đạt được tối ưu thì nó phản ánh phần nào trình độ quản lý của
doanh nghiệp.
Mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp đều phải có bộ hồ sơ riêng(bao gồm
có biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ có
liên quan). Tài sản cố định được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được
theo dõi theo từng đối tượng ghi nhận TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi
tài sản cố định.
Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, giá trị hao mòn luỹ kế và

giá trị còn lại trên sổ kế toán.
Giá trị còn lại trên sổ Nguyên giá của Giá trị hao mòn luỹ kế
sách kế toán của TSCĐ = TSCĐ - của TSCĐ
Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu
hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh như những TSCĐ
bình thường khác.
Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê
TSCĐ. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản cố định đều phải lập biên bản,
tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
2.1.4 Hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp
2.1.4.1 Tài khoản sử dụng
- TK 211 “TSCĐ hữu hình” có các tài khoản cấp 2 sau:
TK 2111: nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2112: máy móc thiết bị
TK 2113: phương tiện vận tải,truyền dẩn
TK 2114: thiết bị, dụng cụ quản lý
TK 2115: cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
TK 2118: TSCĐ hữu hình khác
- Kết cấu
+ Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do xây dựng cơ bản
hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn liên doanh, do
được cấp, do được tặng biếu, tài trợ…
+ Bên Có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị
khác, do nhượng bán, thanh lý, đem đi góp vốn liên doanh, do tháo bớt một hoạc
một số bộ phận, do đánh giá lại…
+ Dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có tại doanh nghiệp.
- TK 213 “TSCĐ vô hình” có các tài khoản cấp 2 sau:
6
TK 2131: quyền sử dụng đất
TK 2132: quyền phát hành

TK 2133: bản quyền, bằng sang chế
TK 2134: nhãn hiệu hàng hóa
TK 2135: phần mềm máy tình
TK 2136: giấy phép và giấy phép nhượng quyền
TK 2138: tài sản cố định vô hình khác
- Kết cấu:
+ Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng
+ Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm
+ Dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp
2.1.4.2 Chứng từ hạch toán
Biên bản giao nhận TSCĐ: Là chứng từ xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau
khi hoàn thành việc xây dựng, mua sắm, được cấp phát, nhận góp vốn lien doanh,
…và đưa TSCĐ vào sử dụng tại doanh nghiệp. Biên bản này được lập cho từng
loại TSCĐ, trường hợp nếu cùng lúc giao - nhận TSCĐ cùng loại, cùng giá trị và
do cùng một đơn vị giao thì có thể lập chung một biên bản giao - nhận TSCĐ mà
thôi.
Biên bản thanh lý TSCĐ: Là chứng từ xác nhận việc thanh lý TSCĐ do
doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng, làm căn cứ để kế toán ghi giảm và xoá
sổ TSCĐ tại doanh nghiệp.
Thẻ TSCĐ: Là sổ sách dùng để theo dõi chi tiết tình hình tăng, giảm từng
loại TSCĐ trong doanh nghiệp
Sổ TSCĐ: Là sổ sách dùng theo dõi chi tiết toàn bộ TSCĐ hiện có của
doanh nghiệp
* Đối với trường hợp tăng TSCĐ:
- Căn cứ vào chứng từ ban đầu có liên quan đến tăng TSCĐ, tiến hành
lập biên bản giao - nhận TSCĐ, sau khi được Giám đốc và Kế toán trưởng ký
duyệt, chuyển cho phòng kế toán cùng với các hồ sơ gốc khác của TSCĐ.
- Kế toán lập thẻ TSCĐ căn cứ vào hồ sơ gốc và lưu giữ tại phòng kế
toán suốt quá trình sử dụng TSCĐ đó.
- Căn cứ vào thẻ TSCĐ, đăng ký vào sổ cái TSCĐ.

* Đối với trường hợp giảm TSCĐ:
- Thành lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật và thẩm định
giá trước khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
- Căn cứ trên các chứng từ liên quan, lập biên bản giao nhận TSCĐ,
đồng thời với việc lập hóa đơn bán TSCĐ hoạc biên bản thanh lý TSCĐ.
- Hoàn tất việc ghi chép trên thẻ TSCĐ (ngày đình chỉ sử dụng và lý do
đình chỉ) và tiến hành xóa sổ TSCĐ trên sổ chi tiết TSCĐ.
2.1.4.3 Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
* Hạch toán tăng TSCĐ
- Tăng do mua sắm
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ (213)
7
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 111, 112, 331,…
- Tăng do nhận được điều động nội bộ tổng công ty
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh (giá trị còn lại)
- Tăng do mua theo phương thức trả chậm, trả góp
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ (213)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Nợ TK 242: Phần lãi trả chậm
Có TK 331: Phải trả người bán (Tổng giá thanh toán)
- Tăng do nhận vốn góp bằng TSCĐ
Nợ 211: Nguyên giá TSCĐ (213)
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doannh
Có TK 111, 112 (chi phí vận chuyển, chi phí khác)
- Tăng do nhận biếu, tặng, tài trợ
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ (213)
Có TK 711: Thu nhập khác

Có TK 111, 112,331,…(các chi phí lien quan)
- Tăng do tự xây dựng, tự chế
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Có TK 512: Doanh thu nội bộ
Có TK 111, 112, 331 (các chi phí liên quan)
- Tăng dưới hình thức trao đổi TSCĐ tương tự
Nợ TK 211: Nguyên gía TSCĐ (gía trị còn lại của TS trao đổi)
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn TSCĐ trao đổi)
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ mang đi trao đổi
- Tăng dưới hình thức trao đổi TSCĐ không tương tự
+ Khi giao TSCĐ cho bên trao đổi
Nợ TK 811: Chi phí khác (giá trị còn lại của TS đưa đi trao đổi)
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán)
Có TK 711: Thu nhập khác (giá trị hợp lý của TS đem trao đổi)
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
+ Khi nhận được TSCĐ do trao đổi
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ( giá trị hợp lý của TS nhận do
trao đổi)
Nợ TK 133: Thuế GTGT đượ khấu trừ
Có TK 131: Phải thu khách hàng( tổng giá thanh toán)
- Tăng do đầu tư XDCB hoàn thành
+ Trường hợp hạch toán trên cùng một hệ thống sổ sách của đơn vị:
8
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Có TK 241: xây dựng cơ bản dở dang
+ Trường hợp không hạch toán trên cùng một hệ thống sổ sách:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ

Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh (phần vốn CSH)
Có TK 341: Vay dài hạn (phần vốn vay của các tổ chức
tín dụng)
Có TK 343: Trái phiếu phát hành (phần vốn vay trực tiếp do
phát hành trái phiếu)
Có TK 136: Phải thu nội bộ (phần vốn đơn vị cấp trên giao)
* Hạch toán giảm TSCĐ
- Giảm do thanh lý, nhượng bán
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá trrị thanh lý, nhượng bán)
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 711: Thu nhập khác (giá bán chưa thuế GTGT)
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn của TSCĐ thanh lý, nhượng bán
Nợ TK 811: Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ)
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ (213)
- Giảm do góp vốn liên doanh bằng TSCĐ
Nợ TK 222: Giá trị TSCĐ đem góp vốn liên doanh
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ đem đi góp vốn
Nợ TK 811: Chi phí khác (nếu lỗ)
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ đem góp vốn
Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 711: Thu nhập khác (nếu lãi)
- Giảm do trả lại các bên tham gia liên doanh
Nợ TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
- Giảm do mất mát, thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 138: Phải thu khác
Nợ TK 811: Chi phí khác

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
- Đánh giá giảm TSCĐ
Nợ TK 412: Trị giá đánh giá lại TSCĐ
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
- Giảm do TSCĐ chuyển thành công cụ, dụng cụ
Nợ TK 623, 627, 641, 642 (nếu giá trị còn lại nhỏ)
Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn (nếu giá trị còn lại lớn)
9
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
2.1.5 Hạch toán hao mòn và khấu hao TSCĐ
2.1.5.1 Khái niệm về hao mòn và khấu hao TSCĐ
Trong thời giam sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần (trừ đất đai) theo thời
gian. Có 2 loại hao mòn sau:
- Hao mmòn hữu hình: Là sự hao mòn vè hình thái vật chất, có thể nhìn
thấy được sự xuống cấp của nhà cửa, vật kiến trúc, sự giảm sút năng lực của máy
móc thiết bị,…
- Hao mòn vô hình: Là sự giảm đi về giá trị của TSCĐ do sự phát triển
của khoa học, kỹ thuật. Nhờ có khoa học kỹ thuật phát triển mà ngày càng có
nhiều TSCĐ hiện đại hơn, tốt hơn, rẻ hơn ra đời.
- Khi tài sản cố định bị hao mòn dần và đến một thời điểm nào đó thì
TSCĐ này không còn dùng được nữa. Để đảm bảo tái sản xuất TSCĐ, doanh
nghiệp phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ. Trích khấu hao là việc chuyển dần
từng phần giá trị TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
suốt thơi gian sử dụng hữu ích của tài sản để hình thành nên nguồn vốn khấu hao
dùng để mua sắm lại TSCĐ mới.
2.1.5.2 Ý nghĩa của việc tính khấu hao
Khấu hao TSCĐ phản ánh phần giá trị đã hao mòn của TSCĐ. Việc tính
toán số trích lập quỹ khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng. Việc tính chính xác số
khấu hao sẽ làm cho việc tính toán giá thành, phí lưu thông và tích lũy tiền tệ ở

các doanh nghiệp được chính xác.
Quỹ khấu hao TSCĐ được dùng làm nguồn vốn đẻ tái sản xuất TSCĐ. Do
vậy việc tính toán chính xác số khấu hao còn là một đảm bảo để tiến hành tái sản
xuất giản đơn TSCĐ, không những thế trong điều kiện kỹ thuật sản xuất và năng
suất lao động xã hội được nâng cao, lao động hao phí để sản xuất các loại TSCĐ
có thể được giảm bớt, số tiền khấu hao được tích luỹ trong nhiều trường hợp có
thể mua sắm mới được TSCĐ nhiều hơn hoặc mua TSCĐ có công suất cao hơn
TSCĐ cũ. Do đó tính toán chính xác số tiền trích khấu hao không những chỉ có tác
động đảm bảo tái sản xuất giản đơn TSCĐ mà còn có tác dụng đảm bảo tái sản
xuất mở rộng tài sản cố định.
2.1.5.3 Phương pháp tính khấu hao
Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp với từng doanh nghiệp
không những là biện pháp quan trọng nhằm khắc phục hao mòn vô hình mà còn là
căn cứ quan trọng để xác định thời gian hoàn vốn đầu tư TSCĐ từ các nguồn vốn
vay dài hạn, đồng thời cũng là căn cứ để lựa chọn phương án đầu tư thích hợp cho
mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy, việc lựa chọn phương án tính khấu hao cũng là nội
dung quan trọng của công tác quản lý vốn cố định và vốn đầu tư xây dựng cơ bản
trong từng doanh nghiệp.

Có nhiều phương pháp trích khấu hao TSCĐ như khấu hao theo đường
thẳng, khấu hao nhanh,… Để đơn giản hầu như các doanh nghiệp thường áp dụng
10
phương pháp khấu hao theo đường thẳng vì đây là phương pháp khấu hao đơn
giản nhất.Theo phương pháp này người ta dựa vào thời gian sử dụng hữu ích của
tài sản để trích khấu hao theo công thức:
Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ Tỷ lệ khấu hao
(năm) = hữu hình * (năm)
Tỷ lệ khấu hao (năm):
1
Tỷ lệ khấu hao =

Số năm sử dụng hữu ích của tài sản
Mức khấu hao tháng:
Mức khấu hao năm
Mức khấu hao tháng =
12
Khấu hao TSCĐ là chuyển dần giá trị hao mòn vào các chi phí có liên
quan. Vì vậy chi phí sản xuất kinh doanhphải bao gồm cả phần khấu hao tài sản cố
định từng kỳ.
Ưu điểm: Là mức khấu hao được phân bổ vào giá thành hoặc chi phí lưu
thong một cách đều đặn ít gây biến động lớn. Cách tính này đơn giản, dể làm đối
với từng loại TSCĐ.
Nhược điểm: Do mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được trích một
cách đồng đều nên khả năng thu hồi chậm không phản ánh đúng lượng hao mòn
thực tế của đơn vị và tỷ lệ hao mòn vô hình của TSCĐ là không thể tránh khỏi.
2.1.5.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
TK sử dụng: TK 214 “Hao mòn TSCĐ” có 4 tài khoản cấp 2 sau:
TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình
TK 2147: Hao mòn bất động sản đầu tư
Định kỳ tính và trích khấu hao TSCĐ
Nợ TK 466, 4313 (dùng cho hoạt động sự nghiệp hoặc văn hoá, phúc
lợi)
Nợ TK 623, 627, 641, 642, 811 (dùng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh)
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (đối với bất động sản đầu tư)
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
Đồng thời kế toán ghi: Nợ TK 009: Nguồn vốn khấu hao
2.1.6 Hạch toán sửa chữa TSCĐ
2.1.6.1 Khái niệm

11
Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng dần với mức độ khác
nhau và năng lực của chúng giảm sút, để bảo vệ và duy trì năng lực hoạt động của
TSCĐ, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng ta phải tiến hành sửa chữa TSCĐ.
Căn cứ vào quy mô và tính chất của công việc sửa chữa, người ta chia công
việc sửa chữa ra làm hai loại sau:
Sửa chữa thường xuyên TSCĐ: Là việc sửa chữa những bộ phận nhỏ của
TSCĐ, thời gian sửa chữa ngắn, TSCĐ không ngừng hoạt động và chi phí sửa
chữa thường không lớn.
Sửa chữa lớn TSCĐ: Là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận quan trọng
của TSCĐ và nếu không sửa chữa thì TSCĐ đó không hoạt động được. Thời gian
tiến hành sửa chữa dài, trong thời gian này TSCĐ phải ngưng hoạt động, chi phí
sửa chữa lớn, thường phát sinh một lần tương đối lớn.
2.1.6.2 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
 Tài khoản sử dụng: TK 241 “xây dựng cơ bản dở dang” gồm:
TK 2411: Mua sắm TSCĐ
TK 2412: Xây dựng cơ bản
TK 2413: Sửa chữa lớn TSCĐ
 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
* Hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ: Khi sửa chữa nhỏ TSCĐ, kế
toán ghi:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 152, 153, 111, 112, 334…
* Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ
+ Theo phương pháp tự làm
Để giám sát chặt chẽ chi phí và giá thành, kế toán sử dụng TK 2413
chi tiết cho từng công trình sửa chữa lớn.

Khi tập hợp chhi phí sửa chữa phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 241 (2413): Sửa chữa lớn TSCĐ
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 152, 153, 214, 334,…(tổng giá thanh toán)
Căn cứ vào giá trị quyết toán khi sửa chữa xong, nếu thoả mản các
điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang
Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có giá trị lớn và liên quan đến
nhiều kỳ sản xuất kinh doanh, khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, tiến hành
kết chuyển vào tài khoản chi phi trả trước (phân bổ dần) hoặc chi phí phải trả
(trích trước) về sửa chữa lớn TSCĐ,kế toán ghi:
Nợ TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn
Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn
12
Nợ TK 335: Chi phí phải trả (trường hợp đả trích trước)
Có TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang (2413)
+ Theo phương thức giao thầu
Trong trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện để tự sửa chữa
lớn TSCĐ thì phải tiến hành tổ chức giao thầu. Căn cứ vào biên bản bàn giao sửa
chữa TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang (2413)
Có TK 331: Phải trả cho người bán
Các bút toán kết chuyển chi phí sửa chữa lớn giống như phương thức
tự làm.
2.2 C ơ sỡ thực tiễn
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Viễn thông cho rằng, việc Việt Nam gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ là cơ hội rất tốt cho các doanh
nghiệp Viễn thông Việt Nam, nhưng cũng đặt các doanh nghiệp này đứng trước sự
cạnh tranh quyết liệt hơn.

Để chuẩn bị đón nhận cơ hội cũng như những thách thức, các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông không những cần chú trọng đến
đào tạo nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường đầu tư đổi
mới công nghệ và hợp tác với các đối tác nước ngoài để chuyển giao công nghệ,
mà còn cần phải chú trọng đến việc quản lý và sử dụng hợp lý mọi nguồn lực hiện
có của doanh nghiệp, trong đó có TSCĐ.
TSCĐ là cơ sỡ vật chất kỹ thuật không thể thiếu được trong nền kinh tế
quốc dân cũng như trong hoạt động sản xuất kinh của doanh nghiệp. Nó phản ánh
năng lực hiện có, trình độ khoa học kỹ thuật, cũng như tình hình sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến
bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, TSCĐ cũng không ngừng đổi mới, hiện
đại hoá và tăng lên nhanh chóng.
Cùng với việc Nhà nước ban hành Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 thì Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông cũng ra Quyết định số 2608/QĐ-
KTTKTC ngày 22/12/2006, thay thế Quyết định số 4491/QĐ-KTTKTC ngày
15/1/2001 của Tổng giám đốc Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã
được Bộ tài chính phê duyệt và được áp dụng cho các đơn vị trực thuộc từ năm tài
chính 2006. Ngoài ra Tổng công ty còn ban hành Quyết định số 3724/KTTKTC
hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày
12/02/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu
hao TSCĐ.
13
PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn
3.1.1 Lịch sử hình thành và triển của Viễn thông ĐăkLăk – ĐăkNông
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc chia tách Bưu chính
và Viễn thông. Ngày 19/11/2004, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông đã ký quyết
định số 54/2004/QĐ-BBCVT về việc thành lập Công ty Viễn thông ĐắLắk –
ĐắkNông, đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt

Nam (Nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) trên cơ sở chia tách Bưu
điện tỉnh ĐắkLắk cũ theo địa giới hành chính thành Bưu điện tỉnh ĐắkLắk mới,
Bưu điện tỉnh ĐắkNông và Công ty Viễn thông ĐắkLắk - ĐắkNông.Trong đó,
Công ty Viễn thông ĐắkLắk - ĐắkNông được kế thừa, phát triển toàn bộ cơ sở hạ
tầng mạng Viễn thông - Công nghệ thông tin của Công ty Điện báo - Điện thoại và
các đơn vị của Bưu điện tỉnh ĐắkLắk cũ.
Sau 03 năm xây dựng và phát triển, Công ty Viễn thông ĐắkLắk –
ĐắkNông được đổi tên và tổ chức lại thành Viễn thông ĐắkLắk - ĐắkNông theo
Quyết định số 707/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng Quản trị Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Chính vì vậy, truyền thống và lịch sử của Viễn thông ĐắkLắk - ĐắkNông
được kế thừa và phát triển từ truyền thống và lịch sử của Công ty Điện báo - Điện
thoại và Bưu điện tỉnh ĐắkLắk cũ. Sau ngày thống nhất đất nước(1975) Bưu điện
tỉnh ĐắkLắk cũ được tiếp quản cơ sở thông tin tại Trung tâm tỉnh chỉ có tổng đài
200 số từ thạch nhưng đã bị hư hỏng nặng do chiến tranh để lại. Hơn 30 năm sau
(đến 31/12/2008) cơ sở hạ tầng mạng lưới Viễn thông - Công nghệ thông tin của
Viễn thông ĐắkLắk - ĐắkNông đã được đầu tư lên đến 250.00 lines điện thoại cố
định, gần 100.000 Port thuê bao Inetnet băng rộng, hơn 450 trạm BTS, công nghệ
truyền dẫn analog được thay thế bằng công nghệ truyền dẫn cáp quang dung lượng
lớn, Để có được năng lực mạng lưới Viễn thông rộng lớn và hiện đại ngang tầm
thế giới như ngày hôm nay phục vụ Đảng, Chính quyền và nhân dân 02 tỉnh
ĐắkLắk, ĐắkNông, CBCNV Viễn thông ĐắkLắk - ĐắkNông đã không ngừng
phấn đấu trong lao động và học tập xây dựng nên chặng đường lịch sử hào hùng
và truyền thống tốt đẹp của người Bưu điện Việt Nam trên mảnh đất Tây Nguyên
Anh Hùng.
 Tên giao dịch
- Tên giao dịch trong nước: Viễn thông ĐắkLắk - ĐắkNông.
- Tên giao dịch quốc tế: DakLak - DakNong Telecommunications Company.
 Trụ sở giao dịch chính:
- Số 06 Lê Duẩn - Thành phố Buôn Ma Thuột - Tỉnh ĐắkLắk.

- Điện thoại: (84 500) 3 811 270 / Fax: (84 500) 3 855 341.
- Email:
14
- Website: www.daklaktelecom.vn
3.1.2 Mục tiêu kinh doanh
- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư của Tập
đoàn VNPT.
- Hoàn thành các nhiệm vụ khác do Tập đoàn và Chính quyền địa phương
giao.
- Tăng cường hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp khác trên địa bàn 2
tỉnh với phương châm 2 bên cùng có lợi.
- Quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; kinh doanh dịch vụ Viễn thông
và CNTT là mục tiêu chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa
học, công nghệ, nghiên cứu, đào tạo và họat động xã hội để phát triển nhanh, bền
vững và hiệu quả trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập
3.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
 Các đơn vị trực thuộc:
- Đài Viễn thông Buôn đôn
Địa chỉ: Trung tâm huyện Buôn Đôn – Tỉnh Đắc Lắk.
- Đài Viễn thông Buôn Hồ
Địa chỉ: Thị trấn Buôn Hồ - Huyện Krông Búk - Tỉnh Đắc Lắk.
- Đài Viễn thông Buôn Ma Thuột
Địa chỉ:Lê Thánh Tôn – Thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đắc Lắk.
- Đài Viễn thông Đắk Min
Địa chỉ: 56 Quang Trung – Thị trấn Đắk Min – Tỉnh Đắc Nông.
- Đài Viễn thông Eakar
Địa chỉ: 171 đường Giải Phóng – Thị trấn Phước An – Huyện Krông Pắk
– Tỉnh Đắc Lắk.
- Đài Viễn thông Gia Nghĩa

Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo –Thị xã Gia Nghĩa – Tỉnh Đắc Nông.
- Đài Viễn thông Hòa Hiệp
15
Địa chỉ: Xã Hòa Hiệp – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đắc Lắk.
- Trung tâm bảo dưỡng ứng cứu thông tin
Địa chỉ: 219 Ngô Quyền – Tp.Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đắc Lắk.
- Trung tâm chăm sóc khách hàng
Địa chỉ: Số 06 Lê Duẩn – Tp.Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đắc Lắk.
-Trung tâm Tin học
Địa chỉ: Số 06 Lê Duẩn – Tp.Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đắc Lắk.
3.1.3.1 Tình hình sử dụng lao động tại công ty
Bảng 3.1: Số lượng và trình độ lao động của Công ty
Đơn vị tính: Người
Nội dung Tổng
Cao
học
Đại
học
Cao
Đẳng
Trung
học
Công
nhân
Khối văn phòng 126 1 105 16 18 2
Khối sản xuất 577 0 58 70 35 414
Phục vụ(bảo vệ, lái xe) 39 0 0 0 0 39
Tổng cộng 742 1 163 86 53 455
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ
Để đáp ứng yêu cầu của sự cạnh tranh đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều

yếu tố, trong đó lao động là một yếu tố hết sức quan trọng. Trong những năm gần
đây số lượng và trình độ lao động của công ty ĐắkLăk - ĐắkNông có những sự
thay đổi lớn về số lượng cũng như chất lượng.
Qua số liệu thể hiện ở bảng 3.1 có thể thấy trình độ lao động của công nhân
viên khá cao. Đặc biệt là lao động của khối văn phòng: Lao động có trình độ Đại
học chiếm cao nhất (chiếm 83% trên tổng số lao động khối văn phòng tương ứng
105 lao động. Phần lớn số lao động này được đào tạo tại trường Học Viện Bưu
Chính Viễn Thông, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đây cũng là đặc trưng
của ngành là ngành công nghệ thông tin, chủ yếu sử dụng các loại máy trang thiết
bị hiện đại, vì vậy đòi hỏi lao động ở đây phải có trình độ chuyên môn cao hơn
hẳn so với các ngành khác.
Lao động của khối sản xuất và lao động công nhân kĩ thuật có trình độ đại
học thấp. Cụ thể trình độ đại học khối sản xuất chỉ chiếm 10% trong tổng số lao
động của khối sản xuất tương ứng voi 58 lao động, còn lao động công nhân kĩ
thuật lại chiếm 71,7% tương ứng 411 lao động. Đây cũng là một trong những lợi
thế của công ty, bởi vì làm việc trong khối sản xuất không cần phải đòi hỏi ở trình
độ Đại học mà chỉ cần đào tạo về chuyên môn kĩ thuật, như vậy sẽ tiết kiệm được
chi phí nhân công.
Trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa trình độ của lao động
khối văn phòng và tay nghề của lao động khối sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh
tranh của công ty.
3.1.3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn tại công ty
16
Trong những năm gần đây tình hình tài chính của Viễn thông ĐắkLắk -
ĐắkNông luôn có sự thay đổi rõ rệt, thể hiện những bước phát triển vượt bậc trong
hoạt động của công ty. Ta có thể thấy được sự thay đổi đó qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.2: Cơ cấu vốn tại Viễn thông ĐắkLắk - ĐắkNông năm 2007 - 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Giá trị

cấu Giá trị

cấu Giá trị

cấu
Chêch
lệch %
Chênh
lệch %
A.Tổng
tài sản 553221 100 559856 100 667706 100 6635 1.20 107850 19.26
1.TSLĐ

ĐTNH 179195 32.39 157880 28.20 118029 17.68 -21315 -11.89 -39851 -25.24
2.TSCĐ

ĐTDH 374026 67.61 401976 71.80 549677 82.32 27950 7.47 147701 36.74
B.Tổng
nguồn
vốn 553221 100 559856 100 667706 100 6635 1.20 107850 19.26
1.Nợ
phải trả 185519 33.53 223376 39.90 174216

26.09 37857 20.41 -49160 -22.01
2.Nguồn
vốn
CSH 367702 66.47 336480 60.10 482796 73.91 -31222 -8.49 146316 43.48
Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng tổng tài sản (hay tổng
nguồn vốn ) của công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 6.635 triệu đồng, tức
tăng 1,2%. Trong đó, TSLĐ và ĐTNH giảm 21.315 triệu đồng, tức giảm 11,89%
còn TSCĐ và ĐTDH tăng 27.950 triệu đồng, tức tăng 7,47%. Ứng với sự tăng nhẹ
của tài sản thì tổng ngồn vốn cũng tăng tương ứng cụ thể: Nợ phải trả tăng 37.857
triệu đồng, tức tăng 20,41% và nguồn vốn chủ sỡ hữu giảm 31.222 triệu đồng, tức
giảm 8,49%.
Tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn ) của công ty tiếp tục tăng mạnh trong
năm 2009. So với năm 2008, tổng tài sản tăng 107.850 triệu đồng, tức tăng
19,26% .Trong đó TSLĐ và ĐTNH giảm 39.851 triệu đồng, tức đã giảm 25,24%
còn TSCĐ và ĐTDH tiếp tục tăng 147.701 trtiệu đồng, tức tăng 36,74%. Tương
ứng với sự tăng của tài sản tổng nguồn vốn cũng tăng lên tương ứng. Trong đó, nợ
phải trả giảm 49.160 triệu đồng, tức giảm 22,01% còn nguồn vốn CSH tăng do
TSCĐ của công ty tăng cụ thể là nguồn vốn CSH tăng 146.316 triệu đồng, tức
tăng 43,48%
Trong tổng tài sản của công ty thì TSCĐ và ĐTDH vẫn chiếm tỷ trọng cao
hơn so với TSLĐ và ĐTNH chủ yếu do các khoản phải thu lớn, nhất là trong năm
2009. TSLĐ và ĐTNH có xu hướng giảm mạnh từ năm 2007 (32,39%), năm 2008
(28,20%) và năm 2009 (17,68%). Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động (tăng)
của các khoản phải thu mà phải thu nội bộ chiếm tỷ trọng còn cao. Ngược lại,
17
TSCĐ và ĐTDH lại có xu hướng tăng, đặc biệt tăng nhanh năm 2009. Cụ thể năm
2008 tỷ lệ này tăng từ 61,67% lên 71,80% và tăng lên 82,32% trong năm 2009.
Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của TSCĐ. Trong những năm gần đây
công ty mở rộng đầu tư mua sắm, đổi mới các trang thiết bị phục vụ hoạt động
kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc, bên cạnh đó công ty còn chủ trương mở
rộng thêm điểm phục vụ trên địa bàn tỉnh làm tăng chi phí XDCB dở dang làm tỷ
lệ này tăng từ 71,80% lên 82,32% trong năm 2009.
3.1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức kế toán tại công ty
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Phòng Kế toán - Thống kê – Tài chính phân công nhiệm vụ, trách nhiệm
của từng chức danh kế toán như sau:
KẾ TOÁN XDCBKẾ TOÁN TỔNG
HỢP
KẾ TOÁN VẬT

KẾ TOÁN THANH
TOÁN
KẾ TOÁN
DOANH THU
KẾ TOÁN TSCĐ
KẾ TOÁN THỐNG
KÊ CƯỚC
THỦ KHO
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN PHÓ
PHÓ
PHÒNG
KẾ TOÁN TRƯỞNG – TRƯỞNG PHÒNG
18
 Kế toán trưởng: Là người có trách nhiệmm cao nhất của phòng, chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về điều hành tổ chức thực hiện mọi hoạt độngcủa
phòng mà Giám đốc giao về công tác tổ chức, quản lý tài chính kế toán toàn
công ty. Phân công phần hành kế toán đảm nhận cho từng cá nhân, chỉ đạo
giám sát, kiểm tra công tác hạch toán kế toán theo đúng quy định của nhà
nước, phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tham mưu cho giám
đốc về phương diện sản xuất và quản lý tài chính kế toán của công ty, đề ra
các giải pháp tài chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Phó phòng kế toán: Là người giúp trưởng phòng và cùng với trưởng phòng
điều hành chỉ đạo mọi hoạt động của hệ thống kế toán mà Giám đốc giao.

Là người thay mặt trưởng phòng khi trưởng phòng di công tác hoặc uỷ
quyền để giải quyết các công việc của phòng trong các quan hệ công việc
với các phòng ban trong công ty và các đơn vị ngoài công ty cũng như thay
mặt kế toán trưởng chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn.
 Kế toán tổng hợp: Tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo
dõi chung tình hình kế toán thống kê tài chính của Công ty theo chức năng
nhiệm vụ được giao để xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài
chính theo quy định, phân tích tình hình hoạt động tài chính của Công ty
trình lãnh đạo. Giúp kế toán trưởng quản lý công tác kế toán thống kê tài
chính của đơn vị trực thuộc, thẩm định và trình duyệt quyết toán, cân đối
vốn các đơn vị trực thuộc, đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa sổ tổng hợp kế
tóan với chi tiết các phần hành và số liệu của cán bộ chuyên quản Tập đoàn
 Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm thực hiện quản lý, theo dõi, triển khai
công việc được giao về nghiệp vụ kế toán thanh toán, công nợ. Phản ánh và
theo dõi tình hình tăng - giảm - tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và vốn
bằng tiền khác. Theo dõi tình hình vay vốn và trả nợ ngân hàng, thanh toán
các khoản tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên.
 Kế toán vật tư: Thực hiện việc quản lý, theo dõi,triển khai công việc cung
cấp vật tư, soạn thảo các quy trình nghiệp vụ về xuất nhập vật tư, thiết bị
cho các đơn vị, các công trình.
 Kế toán TSCĐ: Thực hiện quản lý, theo dõi tình hình tăng giảm và trích
khấu hao TSCĐ toàn công ty theo từng đơn vị trực thuộc đang quản lý và
sử dụng tài sản.
 Kế toán xây dựng cơ bản: Theo dõi các dự án XDCB theo từng nguồn vốn,
chịu trách nhiệm quyết toán các công trình hoàn thành với Tổng công ty.
 Kế toán doanh thu: Thực hiện quản lý, theo dõi, triển khai công việc hạch
toán kế toán và báo cáo doanh thu, thuế toàn Công ty theo quy định của
Nhà nước và của Tập đoàn.
 Kế toán thống kê, cước: Thực hiện quản lý, theo dõi đối soát cước kết nối
và phân chia doanh thu, thanh toán doanh thu, cước kết nối với các đối tác

trong và ngoài tập đoàn; trực tiếp quản lý về nghiệp vụ tính cước, đối soát
cước toàn công ty.
19
 Thủ kho, thủ quỹ: Chịu trách nhiệm theo dõi kho, quỹ của công ty, các thẻ
kho, sổ đối chiếu với kế toán thannh toán.
3.1.4.1 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Hình thức kế toán áp dụng trực tiếp tai Viễn thông ĐắkLắk - ĐắkNông là
hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ:
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Trình tự hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ như sau:
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán
lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ
20
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài
chính
Sổ thẻ KT
chi tiết
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng

từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
chi tiết
ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập
chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ chi tiết có liên quan.
(2) Cuối tháng, phải khoá sổ và tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số
phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ
vào Sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh.
(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài
chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số
phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh bằng nhau và
bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và
tổng số dư Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng
nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư
của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
3.1.4.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động SXKD của công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
2008/2007 2009/2008
Chênh
lệch %
Chênh
lệch
%
Doanh thu thực hiện 279.541 319.499 398.948 39.957 14,29 79.449
24,87

Nộp ngân sách 5.125 7.872 10.104 2.746 53,60 2.232
28,35
Lợi nhuận sau thuế 9.905 18.805 10.002 8.900 89,86 -8.803
-46,81
Thu nhập bình quân
đầu người/năm 29,4 34,5 36,2 5,1 17,35 1,7
4,93
Nguồn: Phòng KT – TK – TC.
Qua bảng tổng hợp trên ta có thể rút ra một số kết luận sau:
Nhìn chung tổng doanh thu của công ty tăng qua các năm, năm 2008 tổng
doanh thu tăng 39.957 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 14,29%. Năm
21
2009, tổng doanh thu tăng 79.449 triệu đồng, tức tăng 24,87%. Năm 2008 lợi
nhuận của công ty tăng mạnh, so với năm 2007 tăng 8.900 triệu đồng, tức tăng
89,86% làm thu nhập bình quân theo đầu người trong năm cũng tăng 17,35%.
Năm 2009, công ty phải đầu tư một khoản chi phí khá lớn vào việc xây dựng cơ sỡ
hạ tầng, đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị mới nhằm đáp ứng nhu cầu sản
xuất kinh doanh trong điều kiện mới nên mặc dù tổng doanh thu năm 2009 vẫn
tăng cao hơn năm 2008 nhưng lợi nhuận năm 2009 so với năm 2008 lại giảm,
giảm 46,81%. Tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người của công ty trong năm lại
không giảm mà lại có xu hướng tăng, nguyên nhân do doanh thu năm 2009 vẫn
cao.
Khoản nộp ngân sách của công ty có xu hướng tăng qua các năm, năm
2008 tăng 53,60% so với năm 2007, còn năm 2009 so với năm 2008 tăng 28,35%.
Mặc dù vậy thu nhập bình quân đâu người không có xu hương giảm do doanh thu
của công ty qua các năm tăng. Điều này là rất tốt, vì chỉ khi có thu nhập ổn định
thì người lao động mới gắn bó phục vụ công ty, mới co tinh thần trách nhiệm cao
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó góp phần nâng cao kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.2 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành tốt chuyên đề nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau
3.2.1 Phương pháp chung
Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp được sử dụng để nghiên
cứu, xem xét các sự vật hiện tượngtrong mối lien hệ nhiều mặt và có hệ thống
tronng sự chuyển biến của nó từ lượng sang chất.
Phương pháp duy vật lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu sự vật hiện
tượng trong điều kiện lịch sử để có những kết luận chính xác.
Hai phương pháp trên được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu
chuyên đề tại Viễn thông ĐắkLắk - ĐắkNông.
3.2.2 Phương pháp cụ thể
 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Điều tra trực tiếp: Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với cán bộ nhân viên
phòng kế toán tài chính thống kê.
- Điều tra gián tiếp: Là việc thu thập số liệu thông qua sổ sách kế toán, các
báo cáo tài chính và các số liệu liên quan.
22
 Phương pháp thống kê kinh tế: Là phương pháp nghiên cứu hiện tượng
bằng thống kê trên cơ sỡ thu thập số liệu tổng hợp, phân tích so ssánh số liệu của
sự vật hiện tượng nhằm tìm quy luật và rút ra kết luận.
 Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng trong sản xuất kinh
doanh nhằm nghiên cứu sự biến động và xây dựng mức độ biến động của các chỉ
tiêu phân tích.
 Phương pháp tổng hợp cân đối: là phhương pháp nghiên cứu khoa học mà
các kết luận rút ra trên cơ sỡ những tính toán tổng hợp và cân đối.
 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu kinh tế: Là phương pháp sử dụng các
chỉ tiêu kinh tế để phân tích, tính toán theo từng năm, từ đó đưa ra sự đánh giá cho
từng năm và so sánh giữa các năm để đánh giá tình hình sử dụng, quản lý và hạch
toán TSCĐ tại Viễn thông ĐắkLắk - ĐắkNông.
3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.3.1 Chỉ tiêu phản ánh hiện trạng TSCĐ
Việc trang bị TSCĐ tốt hay xấu , mới hay cũ đều ảnh hưởng tới năng suất
lao động và kết quả sản xuất. Vì vậy, khi nói đến tình hình trang bị TSCĐ phải
đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ đó. Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ căn cứ
vào mức độ hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng. TSCĐ sử dụng càng lâu thì
hao mòn càng nhiều và trích khấu hao càng lớn. Người ta sử dụng hệ số hao mòn
TSCĐ để đánh gía tình trạng trang bị kỹ thuật của TSCĐ.
Giá trị hao mòn TSCĐ
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ
Hệ số này càng tiến gần đến 1 bao nhiêu càng nói lên sự cũ kỹ và lạc hậu
của TSCĐ bấy nhiêu, ngược lại càng tiến gần tới 0 thì nói lên TSCĐ mới được
trang bị và càng có khả năng tiến tiến.
Hệ số còn sử dụng được của TSCĐ:
Giá trị còn lại của TSCĐ
Hệ số còn sử dụng được của TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ
= 1 - Hệ số hao mòn TSCĐ
3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh tình trạng biến độngcủa TSCĐ
Hệ số tăng (giảm) TSCĐ là chỉ tiêu đánh giá quy mô TSCĐ thay đổi trong
kỳ. Giá trị TSCĐ tăng (giảm) trong kỳ được hạch toán theo quy định của công tác
hạch toán kế toán.
Giá trị TSCĐ tăng (giảm) trong kỳ
Hệ số tăng (giảm) TSCĐ =
Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ
Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ có thể tính bằng công thức sau:
23
Giá trị Giá trị Giá trị TSCĐ tăng * Số tháng tăng GTTSCĐ giảm*Số tháng giảm
TSCĐBQ = TSCĐ + -
trong kỳ đầu kỳ 12 12

Nếu giá trị TSCĐ tăng trong kỳ là TSCĐ mới và giảm trong kỳ là TSCĐ cũ
lạc hậu thì TSCĐ ở doanh nghiệp sẽ được đổi mới, tiên tiến hơn.
3.3.3 Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ
sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu trong kỳ. Hiệu suất càng cao chứng tỏ chất lượng của công tác quản lý và sử
dụng TSCĐ càng tốt và ngược lại.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân
3.3.4 Mức đảm nhiệm TSCĐ
Mức đảm nhiệm TSCĐ là chỉ tiêu phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu
trong kỳ cần chi ra bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ.
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Mức đảm nhiệm TSCĐ =
Doanh thu thuần
3.3.5 Mức doanh lợi TSCĐ
Mức doanh lợi TSCĐ là chỉ tiêu phản ánh bình quân một đơn vị giá trị
TSCĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất.
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lời TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân
3.3.6 Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tư là chỉ tiêu nói lên quy mô của tài sản. Chỉ tiêu này càng cao
thì nó phản ánh quy mô cơ sỡ vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp ngày càng tăng,
năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, đầu tư tài chính của
doanh nghiệp ngày càng cao
Để đánh giá tỷ suất đầu tư ta cần xem xét các chỉ tiêu sau:
Trị giá TSCĐ và ĐTDH
Tỷ suất đầu tư tổng quát = * 100

Tổng tài sản
Trong đó:
Trị giá TSCĐ
Tỷ suất đầu tư TSCĐ = * 100
Tổng tài sản
Trị giá ĐTDH
Tỷ suất đầu tư TC dài hạn = * 100
24
Tổng tài sản
PHẦN THỨ TƯ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng hạch toán TSCĐ tại công ty
4.1.1 Khái quát về TSCĐ tại công ty
Bưu chính - Viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật dịch vụ với đặc trưng
công nghệ luôn không ngừng được nâng cao. Đối tượng lao động của quá trình sản
xuất kinh doanh các sản phẩm dịch vụ Bưu chính - Viễn thông là tin tức. Do đó,
sản phẩm của ngành không có hình thái vật chất cụ thể, quá trình sản xuất sản
phẩm không tách rời quá trình tiêu dùng, sản phẩm sản xuất ra đến đâu là tiêu
dùng đến đó, khi sản xuất bị ngưng trệ thì quá trình tiêu dùng cũng bị gián đoạn.
Một thiết bị, một lao động, một dây truyền sản xuất có thể đồng thời tham gia thực
hiện nhiều quá trình truyền tin tức khác nhau, tạo ra nhiều loại sản phẩm khác
nhau.
Vì vậy, TSCĐ tại công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công
ty, được trang bị hiện đại mang tính khoa học cao.
4.1.1.1 Phân loại, đánh giá TSCĐ
 Phân loại TSCĐ
TSCĐ ở công ty có nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm kỹ thuật khác nhau về
tính năng, qui cách, công dụng, giá trị, quyền sở hữu, để thuận lợi cho việc quản lý
và hạch toán TSC Đ được phân loại như sau:
- Theo công dụng, TSCĐ phân thành: Nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết

bị; phương tiện vận tải, truyền dẫn; thiết bị, công cụ quản lý; quyền sử dụng đất;
phần mềm máy vi tính
Bảng 4.1: Bảng kê danh mục TSCĐ của công ty ( 31/12/2009)
Đơn vị tính: Đồng
Tên TSCĐ Nguyên giá Giá trị còn lại
TSCĐ hữu hình
1,036,799,359,844
462,920,731,918
Nhà cửa, vật kiến trúc 117,248,799,917
62,883,547,617
Máy móc, thiết bị 541,267,236,683
213,960,350,432
25

×