Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tìm hiểu chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước – đánh giá và đề xuất ý kiến pháp lý của nhóm nghiên cứu luật tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.55 KB, 13 trang )

Đề bài 09: Tìm hiểu chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước – Đánh giá và đề
xuất ý kiến pháp lý của nhóm nghiên cứu.
LỜI MỞ ĐẦU
Chế độ quản lý ngân sách Nhà nước là một trong những nội dung vô cùng
quan trọng trong chương Quản lý ngân sách nhà nước của môn Luật tài chính.
Đây là một vấn đề then chốt trong hoạt động quản lý quỹ ngân sách Nhà nước
ta. Hoạt động quản lý quỹ ngân sách Nhà nước được thực hiện theo những trình
tự thủ tục rất khoa học và nguyên tắc. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động quản lý
quỹ ngân sách Nhà nước cũng còn gặp nhiều khó khăn và phức tạp; còn nảy sinh
nhiều vướng mắc, hạn chế và gây khó khăn trong công tác quản lý quỹ ngân
sách Nhà nước. Để tìm hiểu rõ vấn đề này, nhóm chúng em xin chọn đề tài:
“Tìm hiểu chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước – Đánh giá và đề xuất ý
kiến pháp lý của nhóm nghiên cứu” cho bài tập nhóm tháng 1 môn Luật tài
chính.
-1-
Đề bài 09: Tìm hiểu chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước – Đánh giá và đề
xuất ý kiến pháp lý của nhóm nghiên cứu.
NỘI DUNG
I. Khái niệm chung về ngân sách nhà nước và quỹ ngân sách nhà nước
1. Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước là dự toán thu- chi bằng tiền của Nhà nước trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
Theo quy định tại Điều 1 của Luật ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2002
thì: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm
để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”
Năm ngân sách hay còn gọi là năm tài chính, là giai đoạn mà trong đó, dự
toán thu - chi ngân sách do Quốc hội quyết định và có hiệu lực thi hành trong
năm ngân sách. Ở tất cả các nước, năm ngân sách đều có thời hạn bằng một năm
dương lịch, nhưng thời điểm bắt đầu và kết thúc ở mỗi nước có khác nhau. Ở đa
số các nước, năm ngân sách trùng với năm dương lịch (bắt đầu ngày 1/1 và kết


thúc vào ngày 31/12), như: Pháp, Bỉ, Hà Lan,Trung Quốc, Philippine.
Ở nước ta, năm ngân sách bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12
hàng năm (Điều 14- Luật ngân sách Nhà nước năm 2002). Điều này phù hợp với
các kỳ họp của Quốc Hội.
2. Quỹ ngân sách Nhà nước
Theo quy định tại khoản 1, Điều 7 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 thì:
"Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền
vay, có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp " Dựa trên đặc điểm của
hệ thống ngân sách của Việt Nam thì ngân sách nhà nước bao gồm: ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương (ngân sách địa phương bao gồm ngân sách
của đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân). Do
-2-
Đề bài 09: Tìm hiểu chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước – Đánh giá và đề
xuất ý kiến pháp lý của nhóm nghiên cứu.
đó, khoản tiền có trên tài khoản của ngân sách nhà nước ở đây chính là khoản
tiền có trên tài khoản của ngân sách trung ương và của ngân sách địa phương.
II. Chế độ quản lý quỹ ngân sách Nhà nước trong pháp luật hiện hành
1. Khái niệm chung về chế độ quản lý quỹ ngân sách Nhà nước
Có thể hiểu quản lý quỹ ngân sách như sau:“Quản lý quỹ ngân sách nhà
nước là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực tổ chức
quản lý nguồn thu, kiểm soát nguồn chi ngân sách nhà nước và điều hòa vốn
trong hệ thống kho bạc nhà nước nhắm bảo đảm khả năng thanh toán, chi trả và
sử dụng có hiệu quả quỹ ngân sách nhà nước.”. Do vậy, chế độ quản lý quỹ
ngân sách có những đặc điểm sau:
+ Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước là hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện.
+ Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước được thực hiện thông qua quản lý nguồn thu,
kiểm soát chi và tổ chức điều hòa vốn trong hệ thống kho bạc nhà nước.
2. Các nguyên tắc pháp lý trong quản lý quỹ ngân sách Nhà nước
- Nguyên tắc hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi khoản thu, chi ngân

sách bằng đồng Việt nam
- Nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước
- Nguyên tắc thu hồi giảm chi ngân sách nhà nước
- Nguyên tắc phân cấp trong công tác điều hòa vốn tại hệ thống kho bạc nhà
nước
- Nguyên tắc điều hòa vốn trong hệ thống kho bạc nhà nước phải dựa trên cơ sở
định mức, kế hoạch, khả năng thu nhu và nhu cầu chi thực tế.
3. Nội dung chế độ quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước
3.1 Chủ thể quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước
Trong lịch sử chủ thể tham gia vào quản lý quỹ ngân sách nhà nước ở nước ta
trong các giai đoạn có nhiều sự thay đổi. Trước năm 1951 do Ngân khố quốc gia
trực thuộc Bộ tài chính quản lý. Đến năm 1951 do Ngân hàng Quốc gia Việt
-3-
Đề bài 09: Tìm hiểu chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước – Đánh giá và đề
xuất ý kiến pháp lý của nhóm nghiên cứu.
Nam, đến năm 1986 nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước chuyển giao cho
các ngân hàng chuyên doanh thực hiện. Nhưng đến cuối thập kỉ 80 thể kỷ XX
thì ngân sách Nhà nước được chuyển sang Bộ tài chính và thành lập Kho bạc
nhà nước trực thuộc bộ tài chính để đảm nhận chức vụ này.
Hiện nay theo Điều 20, 21 và Điều 26 Luật ngân sách nhà nước năm 2002,
cơ quan có thẩm quyền quản lý quỹ ngân sách nhà nước là Chính Phủ, Bộ tài
chình và Ủy ban nhân dân các cấp. Tuy nhiên, Chính phủ là chủ thể chính và
quan trọng trong quản lý ngân sách Nhà nước. Chủ thể này thực hiện việc quản
lý điều hành ngân sách nhà nước thông qua cơ quan chuyên môn của mình là Bộ
tài chính và có sự phân cấp cho chính quyền địa phương.
Như vậy theo Luật ngân sách nhà nước năm 2002 thì Chính phủ trực tiếp chỉ
đạo và điều hành hoạt động quản lý ngân sách của Nhà nước và giao trực tiếp
cho Bộ tài chính thực hiện. Còn đối với ngân sách địa phương thì Hội đồng nhân
dân các cấp trực tiếp giao cho Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý
quỹ ngân sách trong năm ngân sách của địa phương mình.

3.2 Nội dung của chế độ quản lí quỹ ngân sách nhà nước
Quản lí quỹ ngân sách nhà nước được thể hiện rõ nét thông qua ba nội dung
chủ yếu sau:
3.2.1 Tập chung quản lí các nguồn thu ngân sách nhà nước
Theo nghĩa rộng, quản lí nguồn thu ngân sách nhà nước là hoạt động của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật thu ngân sách nhà nước, tổ chức thực hiện pháp luật thu và kiểm tra,
giám sát việc chấp hành pháp luật thu.
Khoản 1 Điều 2 Luật NSNN năm 2002 quy định: “Thu ngân sách nhà nước bao
gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của
Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ;
các khoản thu khác theo quy định của pháp luật”.
-4-
Đề bài 09: Tìm hiểu chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước – Đánh giá và đề
xuất ý kiến pháp lý của nhóm nghiên cứu.
Như vậy, hoạt động quản lí nguồn thu ngân sách nhà nước rất rộng, công tác
quản lí đều phải tiến hành trên cả ba phương diện xây dựng và hoàn thiện pháp
luật thu, tổ chức thực hiện pháp luật thu và kiểm tra, giám sát hoạt động thu,
đồng thời đòi hỏi phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Các khoản thu phải nộp đầy đủ, đúng hạn và phải nộp trực tiếp vào kho bạc
nhà nước.
- Hoạch toán bằng đồng Việt Nam chi tiết theo niên độ ngân sách, cấp ngân
sách, mục lục ngân sách và mã số đối với đối tượng nộp thuế.
- Phải phân chia theo đúng tỉ lệ % phân chia cho Ủy ban thường vụ Quốc hội
và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định (theo Điều 30 và Điều 32 Luật ngân
sách nhà nước năm 2002),
- Hoàn trả cho đối tượng nộp nếu thu không đúng chế độ.
- Công khai hóa quá trình tập trung quản lí.
• Việc tập trung quản lí các khoản thu bao gồm hai nội dung:
Thứ nhất, kiểm tra đối chiếu, xử lí tình hình thu nộp ngân sách thông qua việc:

+ Cơ quan thu và kho bạc nhà nước định kỳ phối hợp kiểm tra đối chiếu thu nộp
ngân sách nhà nước.
+ Kiểm tra hàng ngày kho bạc nhà nước.
Thứ hai, hạch toán kế toán, báo cáo, quyết toán thu ngân sách.
Như vậy, hoạt động quản lý thu ngân sách là một trong những hoạt động
thường xuyên của các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý ngân sách
trong một năm ngân sách. Đây là một trong những nội dung vô cùng quan trọng,
vì ngân sách nhà nước rất dồi dào, đa dạng và phong phú, thì việc quản lý thu
cũng là một trong những khâu quyết định vào nguồn ngân sách Nhà nước. Do
-5-
Đề bài 09: Tìm hiểu chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước – Đánh giá và đề
xuất ý kiến pháp lý của nhóm nghiên cứu.
đó, việc quản lý thu là việc làm vô cùng quan trọng và đòi hỏi một quá trình làm
việc hết sức tập trung, trách nhiệm và minh bạch thì quỹ Ngân sách Nhà nước
mới không bị thất thoát và lãng phí.
3.2.2 Kiểm soát chi ngân sách nhà nước.
Kiểm soát chi ngân sách nhà nước là thẩm định và kiểm tra các khoản chi
ngân sách nhà nước (trước, trong và sau khi thanh toán) theo đúng chế độ chi
ngân sách và theo dự toán chi tiêu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thông qua.
• Nội dung của kiểm soát chi được thể hiện thông qua việc:
- Kiểm soát lập dự toán chi (cơ quan tài chính).
- Kiểm soát ước chi (thông báo hạn mức) (cơ quan tài chính).
- Tiền kiểm (Kho bạc nhà nước).
- Kiểm soát trong quá trình chi (Kho bạc nhà nước).
- Hậu kiểm (Kho bạc nhà nước).
Để thực hiện tốt nội dung trên cần bảo đảm hai nguyên tắc sau:
Thứ nhất, phải kiểm tra, kiểm soát trong quá trình phấn cấp thanh toán.
Thứ hai, hoạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ, cấp và mục lục ngân
sách, thu hồi nếu thu sai chế độ.

Như vậy, nếu hoạt động quản lý thu ngân sách là hoạt động quản lý về khoản
thu để tạo ra ngân sách Nhà nước thì hoạt động quản lý chi ngân sách lại là khâu
quản lý mang tính chất tiêu tiền. Vậy, để quản lý khoản chi ngân sách đúng mục
đích, đúng số lượng và không bị thất thoát ngân sách thì hoạt động quản lý chi
ngân sách cũng là một khâu vô cùng quan trong trong hoạt động quản lý quỹ
ngân sách Nhà nước. Do đó, nếu hoạt động chi không minh bạch, không rõ ràng,
không chính xác thì ngân sách nhà nước sẽ bị thâm hụt và gây lãng phí.
3.2.3 Điều hòa vốn trong hệ thống kho bạc nhà nước.
Điều hòa vốn là việc điều vốn từ kho bạc nhà nước cấp dưới lên kho bạc nhà
nước cấp trên hoặc chuyển vốn từ kho bạc nhà nước cấp trên xuống kho bạc nhà
nước cấp dưới.
-6-
Đề bài 09: Tìm hiểu chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước – Đánh giá và đề
xuất ý kiến pháp lý của nhóm nghiên cứu.
Điều hòa vốn là nhiệm vụ của mỗi đơn vị kho bạc nhà nước trong quá trình
quản lí quỹ ngân sách nhà nước. Kho bạc nhà nước phải căn cứ vào định mức
tồn quỹ, kế hoạch điều chuyển vốn và khả năng thu, nhu cầu chi thực tế tại đơn
vị mình để kịp thời điều chuyển vốn nhanh chóng, đúng hạn.
Mục đích của điều hòa vốn là nhằm bảo đảm vốn không bị ứ đọng ở các
đơn vị kho bạc nhà nước cấp dưới. Đồng thời, duy trì khả năng chi trả mỗi cấp
kho bạc nhà nước và toàn bộ hệ thống kho bạc nhà nước.
• Nội dung của việc điều hòa vốn bao gồm:
Thứ nhất, xây dựng định mức tồn quỹ và kế hoạch điều chuyển vốn.
Thứ hai, tổ chức điều hòa vốn trong hệ thống kho bạc nhà nước.
III. Đánh giá và đề xuất ý kiến pháp lý của nhóm.
1. Đánh giá của nhóm về vấn đề trên
Hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước được tiến hành nhằm đảm bảo
sử dụng tối ưu nguồn quỹ ngân sách nhà nước. Bên cạnh những quy định, các
biện pháp thắt chặt quỹ ngân sách nhà nước thì hoạt động quản lý nguồn ngân
sách là một trong những biện pháp hay nói đúng hơn đó là một việc cần phải

làm của nhà nước để đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước không bị thất thoát,
lãng phí và thâm hụt. Do vậy, hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước trong
những năm qua cũng đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng.
Thứ nhất, với việc ban hành ra Luật ngân sách nhà nước năm 2002 đang là
căn cứ pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước thực hiện. Với những quy định
mới so với Luật ngân sách nhà nước 1996, 1998 sửa đổi thì Luật ngân sách nhà
nước năm 2002 đã quy định thêm và chặt chẽ hơn về thẩm quyền quản lý quỹ
ngân sách nhà nước như quy định Chính phủ trực tiếp quản lý ngân sách và giao
-7-
Đề bài 09: Tìm hiểu chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước – Đánh giá và đề
xuất ý kiến pháp lý của nhóm nghiên cứu.
cho Bộ tài chính thực hiện chi tiết hay Ủy ban nhân dân các cấp quản lý quỹ
ngân sách của địa phương mình.
Thứ hai, trong quá trình quản lý quỹ ngân sách nhà nước thì các cơ quan
có thẩm quyền cũng phát huy tối đa năng lực chuyên môn của mình. Bên cạnh
ban hành ra những thông tư hướng dẫn chi tiết của Bộ tài chính để thực hiện
việc quản lý quỹ ngân sách sao cho có hiệu quả hơn thì các cơ quan chuyên môn
cũng phối hợp với nhau trong hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, việc quản lý quỹ ngân sách nhà nước của chúng ta bên cạnh những
mặt đạt được thì vẫn còn gặp nhiều những khó khăn, vướng mắc làm cản trở sự
phát triển của quỹ ngân sách nhà nước như sau:
Một là, trong mô hình quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Việt Nam, Quỹ
ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý giữa Chính phủ, Bộ tài chính và cơ
quan chuyên môn khác của trung ương với ủy ban nhân dân ở các cấp địa
phương quản lý.Sự phân bổ ngân sách cấp dưới phải phù hợp với ngân sách cấp
trên theo từng lĩnh vực và khi tập hợp chung thì phải tổng mức đã được quốc hội
thông qua, không được bố trí tăng giảm các khoản chi trái với định mức được
giao, do vậy đã không khuyến khích các địa phương ban hành chính sách, chế
độ, biện pháp nhằm thực hiện tố dự toán ngân sách nhà nước. Mặt khác, các
định mức, tiêu chuẩn do trung ương giao nhiều khi không sát với thực tế điạ

phương. Điều này vừa hạn chế tính chủ động, sáng tạo của ngân sách cấp dưới
vừa là nguyên nhân dẫn đến sự thoả hiệp, thương lượng trong quá trình lập dự
toán và quá trình quản lý ngân sách nhà nước.
Hai là, trong quá trình quản lý nguồn thu quỹ ngân sách nhà nước còn nhiều
hạn chế. Kho bạc và cơ quan thu ngân sách trong việc kiểm tra, đối chiếu và xử
lý tình hình thu nộp ngân sách làm việc chưa thật sát với tình hình thực tế dẫn
đến nhiều trường hợp sai sót, vi phạm chế độ thu ngân sách nhà nước, nguồn thu
-8-
Đề bài 09: Tìm hiểu chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước – Đánh giá và đề
xuất ý kiến pháp lý của nhóm nghiên cứu.
không đầy đủ đúng hạn như trong dự toán đã được các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định.
Ba là, trong quá trình quản lý chi quỹ ngân sách nhà nước còn nhiều thiếu
sót. Việc kiểm soát trước, trong và sau khi chi chưa được quan tâm đúng mức
dẫn đến việc có nhiều khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn định mức chi của Nhà
nước và phải thu hồi, giảm chi.
Bốn là, do có sự phân cấp quản lý trong thu chi ngân sách nhà nước nên
không thể tránh tình trạng thừa kinh phí ở cấp này trong khi lại thiếu kinh phí ở
cấp khác, vì vậy việc điều hòa vốn kịp thời giữa hệ thống kho bạc nhà nước các
cấp là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, việc điều hòa vốn vẫn còn
nhiều hạn chế, chưa dựa trên cơ sở định mức, kế hoạch, khả năng thu và nhu cầu
chi thực tế gây ảnh hưởng lớn tới quá trình thu chi của các cấp ngân sách cũng
như gây khó khăn trong việc địa phương thực hiện đúng dự toán đã được giao.
2. Những kiến nghị góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý quỹ ngân
sách nhà nước
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý quỹ ngân sách nhà nước
Đây là một quá trình tiến hành những sửa đổi, cải tiến, mang tính cơ bản và có
hệ thống đối với hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước.
Trước mắt cần tổ chức rà soát toàn bộ các quy định hiện hành về thủ tục
hành chính, về phí và lệ phí… Những thủ tục được ban hành không đúng thẩm

quyền, trái pháp luật, thực sự không cần thiết thì bãi bỏ; những thủ tục không
phù hợp với thực tế thì sửa đổi, bổ sung; những thủ tục được ban hành phân tán
ở nhiều văn bản thì hợp nhất trong một văn bản. Các cơ quan nhà nước phải tiếp
thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về những thủ tục đã lỗi thời, trái
pháp luật về quản lý quỹ ngân sách nhà nước để kịp thời xử lý. Về lâu dài cần
xây dựng các thủ tục hành chính về quản lý quỹ ngân sách nhà nước đơn giản,
thống nhất, công khai, dễ hiểu, dễ thực hiện. Xây dựng quy chế hoạt động của
cơ quan, quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan theo hướng tăng cường
-9-
Đề bài 09: Tìm hiểu chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước – Đánh giá và đề
xuất ý kiến pháp lý của nhóm nghiên cứu.
trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan,
giảm dần các đầu mối trung gian sao cho một việc được giải quyết chủ yếu ở
một cấp. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc liên
quan đến nhiều ngành, nhiều người về vấn đề quản lý ngân sách nhà nước thì
các cơ quan, công chức phải làm đầu mối tiếp xúc, nhận hồ sơ, giải quyết công
việc.
Xóa bỏ căn bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà đồng
thời hoàn thiện các thủ tục hành chính mới về quản lý quỹ ngân sách nhà nước
theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện. Bên cạnh đó cần tăng cường cải
cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, bảo đảm đơn giản, rõ ràng,
minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới chương trình kiểm
soát chi điện tử. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản
lý quỹ ngân sách nhà nước, qua đó phát hiện nhiều sai phạm thuộc trách nhiệm
quản lý nhà nước và có các biện pháp xử lý kịp thời.
Cần có cơ chế kiểm soát chi thích hợp để đảm bảo quỹ ngân sách nhà nước
được sử dụng đúng chế độ, tránh lãng phí, thất thoát làm thiệt hại tài sản nhà
nước.
Như vậy, để cải cách thủ tục hành chính trong quản lý quỹ ngân sách nhà nước
được thực hiện thuận lợi cũng như kết quả cải cách hành chính được bền vững

thì đồng thời phải cải cách thể chế hành chính nói chung; cải cách bộ máy hành
chính tinh gọn, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng; xây dựng quy chế công
chức, công vụ đảm bảo đội ngũ công chức trên thực tế có năng lực, lương tâm
và trách nhiệm.
- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp
dụng pháp luật.
-10-
Đề bài 09: Tìm hiểu chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước – Đánh giá và đề
xuất ý kiến pháp lý của nhóm nghiên cứu.
Tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện luật, thực hành tiết kiệm
chống lãng phí. Chính phủ cần kiến nghị với Quốc hội xây dựng, hoàn thiện thể
chế, cơ chế, chính sách pháp luật trên các lĩnh vực quản lý quỹ ngân sách nhà
nước như: việc thực hiện nghị quyết về đơn giản hóa thủ tục hành chính, quyết
tâm ban hành kịp thời các luật, Nghị quyết, pháp lệnh về Ngân sách. Đặc biệt,
cần sửa đổi, bổ sung Luật ngân sách nhà nước năm 2002 cho kịp thời với tình
hình thực tế và sự phát triển chung của ngân sách các nước tiên tiến. Ngoài ra,
Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến luật thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí kết hợp với cải cách hành chính; nâng cao hiệu
quả quản lý, tăng cường trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực
quản lý quỹ ngân sách nhà nước.
Hoàn thiện quy trình thu ngân sách nhà nước theo hướng đơn giản về thủ
tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế. Phân định rõ
trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ cũng như cơ chế phối hợp giữa cơ quan thu,
cơ quan tài chính, ngân hàng, Kho bạc nhà nước và đối tượng nộp thuế trong
công tác tổ chức thu, nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo tất cả các khoản thu của
ngân sách nhà nước đều phải tập trung đầy đủ, kịp thời nộp vào Kho bạc nhà
nước.
Thực hiện trao đổi thông tin về thu ngân sách nhà nước giữa các hệ thống
Thuế - Hải quan – Kho bạc nhà nước – Cơ quan tài chính, thống nhất kế toán
thu ngân sách nhà nước về một đầu mối do cơ quan Kho bạc nhà nước thực

hiện; thực hiện các giao dịch điện tử trong công tác thu nộp ngân sách nhà nước
như nộp thuế qua thẻ tín dụng, qua mạng…
Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung trong ngành tài chính về quản lý thu
ngân sách nhà nước nhằm thiết lập hệ thống báo cáo thống kê thống nhất về thu
ngân sách nhà nước, phù hợp với chế độ kế toán nhà nước
- Hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát chi ngân sách nhà nước:
-11-
Đề bài 09: Tìm hiểu chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước – Đánh giá và đề
xuất ý kiến pháp lý của nhóm nghiên cứu.
Từng bước chuyển dần việc quản lý, kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo
yếu tố đầu vào sang thực hiện, quản lý, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, theo
các nhiệm vụ và chương trình ngân sách, thực hiện phân loại các khoản chi theo
nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả.
Cải cách công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước gắn với việc phân định
rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, Kho bạc nhà
nước và các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
Giảm dần tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc nhà
nước. Thực hiện triệt để nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc nhà nước,
hạn chế hiện tượng các đơn vị sử dụng ngân sách tạm ứng kinh phí và rút tiền
mặt về quỹ đơn vị để chi tiêu, tránh sự kiểm soát của Kho bạc nhà nước và làm
phân tán nguồn công quỹ.
Xúc tiến việc ban hành các chuẩn mực kế toán, hình thành một hệ thống
tài khoản kế toán quỹ ngân sách Nhà nước thống nhất khoa học và hiện đại phù
hợp với những chuẩn mực chung của thế giới.
- Cải cách tổ chức bộ máy quản lý quỹ NSNN và phát triển nguồn nhân lực
Cải cách tổ chức bộ máy quản lý quỹ ngân sách nhà nước nói chung gắn
với cải cách hành chính theo hướng hiện đại, tinh gọn, hoạt động có hiệu quả để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Đảm bảo chuyên môn hóa và quản lý
theo chức năng, phân định rõ phạm vi và phân cấp quản lý, gắn nhiệm vụ, trách
nhiệm với quyền hạn và các phương tiện thực hiện, đề cao vai trò, trách nhiệm

cá nhân đặc biệt là thủ trưởng đơn vị trong thực thi công vụ.
Đổi mới công tác quản lý cán bộ nhằm sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công
chức đảm bảo chất lượng, nâng cao tính chuyên nghiệp, phát triển đội ngũ cán
bộ tác nghiệp giỏi, xây dựng được đội ngũ cán bộ trẻ giữ các chức vụ lãnh đạo,
đảm bảo tính ổn định kế thừa và phát triển.
Sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài theo hướng chuyên nghiệp hóa đối với
số công việc hoặc lĩnh vực không cần phải bố trí cán bộ trong biên chế.
-12-
Đề bài 09: Tìm hiểu chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước – Đánh giá và đề
xuất ý kiến pháp lý của nhóm nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Qua những gì nhóm chúng em vừa phân tích ở trên, chế độ quản lý quỹ ngân
sách nhà nước là một vấn đề nghiên cứu khá phức tạp nhưng cũng là một vấn đề
hay và giá trị giúp chúng em được tìm hiểu thêm về hoạt động quản lý quỹ ngân
sách nhà nước trong môn học Luật tài chính.
Tìm hiểu vấn đề này là một công trình nghiên cứu của nhóm về chế độ quản
lý quỹ ngân sách nhà nước trong pháp luật hiện hành. Do vấn đề quản lý quỹ
ngân sách nhà nước là một nội dung khá dài và phức tạp, vì vậy khi nghiên cứu
nhóm cũng không tránh khỏi những sai sót, vướng mắc trong bài.
-13-

×