Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tìm hiểu thực trạng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và đưa ra ý kiến pháp lý để hạn chế và giải quyết tranh chấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.62 KB, 11 trang )

I. Mở bài:
Chứng khoán là một lĩnh vực mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam, trong quá
trình hoạt động sẽ không tránh khỏi những tranh chấp, pháp luật đã có quy định cụ
thể về lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn có một số vướng
mắc và cần xử lý, đòi hỏi sự quyết liệt hơn từ phía nhà nước.Sau đây là thực trạng
và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và các ý kiến đưa ra để hạn
chế các tranh chấp.
II. Nội dung:
1. Khái quát chung:
Tranh chấp trên thị trường chứng khoán là những xung đột về quyền và lợi ích phát
sinh giữa các chủ thể khi tham gia thị trường chứng khoán và được thể hiện ra bên
ngoài dưới dạng nhu cầu cần giải quyết thông qua hình thức nhất định theo quy
định của pháp luật. Tranh chấp này thường được thể hiện ra bên ngoài thông qua
những hành vi thực tế của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chứng khoán,
chẳng hạn như hành vi khiếu nại về lợi ích không đạt được trong quan hệ bảo lãnh
phát hành, hành vi khởi kiện về quan hệ thanh toán giữa các khách hàng với công
ty chứng khoán, hành vi xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán.
Vì giao dịch chứng khoán là một giao dịch thương mại đặc thù, nên lĩnh vực chứng
khoán cũng một phần được điều chỉnh bởi luật thương mại và các luật chuyên
ngành chứng khoán. Tuy nhiên, vì hiện nay luật chứng khoán mới chỉ có những
quy định chung về giải quyết tranh chấp nên chúng ta có thể sử dụng luật thương
mại và luật trọng tài để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán.
Theo quy định tại luật chứng khoán 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2010) có quy định
các phương thức giải quyết tranh chấp như sau:
“Điều 131. Giải quyết tranh chấp
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán
tại Việt Nam có thể được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu
Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng
khoán và thị trường chứng khoán tại Trọng tài hoặc Tòa án được tiến hành theo quy
định của pháp luật”.


Như vậy, pháp luật đã có quy định cụ thể về các phương thức giải quyết tranh chấp
trong lĩnh vực chứng khoán, bao gồm: phương thức thương lượng, hòa giải, trọng
tài hoặc tòa án. So sánh với quy định cũ tại Nghị định 144/2003 (đã hết hiệu lực)
có quy định rằng các tranh chấp trong thị trường chứng khoán phải được giải quyết
trên cơ sở thương lượng, hòa giải; trong khi quy định mới này không bắt buộc điều
đó. Hơn nữa, luật chứng khoán ra đời cũng đã điều chỉnh cả thị trường chứng
khoán phi tập trung (OTC), thay vì chỉ điều chỉnh thị trường chứng khoán tập trung
như quy định cũ. Như vậy,quy định mới này mang tính linh hoạt và hợp lý hơn, thể
hiện quyền tôn trọng và tự định đoạt của các chủ thể trong tranh chấp về chứng
khoán.
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp.
2.1. Thương lượng:
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp mà không cần đến bên thứ ba,
các bên sẽ tự ngồi lại với nhau và cùng tìm ra hướng giải quyết.
Trên thực tế, viêc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng có ưu điểm là nhanh
chóng, đơn giản, ít tốn kém. Chính vì thế, những tranh chấp nhỏ thường được giải
quyết thành công bằng phương thức này, và cũng vì thế mà nó thường được
khuyến khích sử dụng khi có tranh chấp xảy ra.
2.2. Hòa giải:
Phương thức hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự xuất hiện của bên
thứ ba trung gian, bên thứ ba này có nhiệm vụ đứng ra đàm phán giúp tìm ra hướng
giải quyết nhanh nhất và hợp lý nhất để giải quyết các tranh chấp. Trên thực tế, các
tranh chấp về chứng khoán thường là những tranh chấp phức tạp, đòi hỏi bên tham
gia hòa giải phải là bên có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc mới có
thể đứng ra để hòa giải được. Xuất phát từ yêu cầu trên, pháp luật có quy định một
số chủ thể có thể tham gia hòa giải như: sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao
dịch chứng khoán.
Theo quy định tại khoản 8 điều 37 Luật chứng khoán quy định sở giao dịch chứng
khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán có thể làm trung gian hòa giải nếu
được các thành viên yêu cầu đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch chứng

khoán. Như vậy, các chủ thể khác cũng có thể tham gia vào hoạt động hòa giải.
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về trình tự, thủ tục hòa giải trong lĩnh vực
chứng khoán, mà các đơn vị hòa giải thường tự đặt ra trình tự để tiện trong việc
thực hiện hoạt động này. Trên thực tế, quá trình hòa giải trải qua bốn bươc cơ bản
sau:
Thứ nhất: tiếp nhận đơn đề nghị hòa giải. Bên yêu cầu hòa giải gửi đơn đề nghị hòa
giải và các chứng từ tài liệu cần thiết đến trung tâm. Sau đó, trung tâm sẽ gửi bản
sao đơn cho bị đơn.
Thứ hai: chuẩn bị hòa giải, bị đơn phải gửi văn bản trả lời chấp nhận hoặc không
chấp nhận việc hòa giải. Nếu chấp nhận, giám đốc trung tâm sẽ quyết định thành
lập ban hòa giải. Ban hòa giải tiến hành triệu tập trực tiếp hoặc yêu cầu các bên
giải thích bằng văn bản, cung cấp chứng cứ và tài liệu có liên quan.
Thứ ba: tiến hành hòa giải dưới sự chủ trì của trưởng ban hòa giải.
Thứ tư: hòa giải kết thúc bằng việc ban hòa giải lập biên bản hòa giải thành hoặc
biên bản hòa giải không thành.
Việc thực hiện kết quả hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của các
bên.
Các quy định về hòa giải này có tính kế thừa thành tựu lập pháp của các nước, vì
hầu hết các nước có thị trường chứng khoán phát triển lâu đời đều có quy định về
hòa giải như trên.
2.3. Giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán bằng hình thức trọng tài:
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua
hoạt động của trọng tài viên (với tư cách là bên thứ ba độc lập), nhằm chấm dứt
xung đột bằng việc đưa ra phán quyết có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Trọng
tài được sử dụng phổ biến để giải quyết các tranh chấp trên thị trường chứng khoán
nói riêng và tranh chấp kinh doanh nói chung, bởi tranh chấp sẽ luôn được giải
quyết tận gốc bằng pháp quyết chung thẩm, có tính bắt buộc chung trong khi thời
hạn và chi phí không cao, thủ tục đơn giản, không cứng nhắc.
Giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán tại trọng tài thương mại phải
tuân theo trình tự thủ tục luật định. Do pháp luật chuyên ngành không có quy định

riêng nên theo quy định chung của pháp luật tố tụng trọng tài, thời hiệu khởi kiện
tranh chấp trên thị trường chứng khoán nói riêng và hoạt động thương mại nói
chung là 2 năm kể từ ngày xảy ra tranh chấp.
2.3.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán bằng hình thức
trọng tài:
Trước tiên, chúng ta xem xét đến các điều kiện để được giải quyết tranh chấp bằng
hình thức trọng tài.
Thứ nhất, tranh chấp phát sinh giữa các bên phải phát sinh từ hoạt động thương
mại.
Thứ hai, ít nhất một trong các bên tranh chấp có hoạt động thương mại.
Thứ ba, tranh chấp giữa các bên được pháp luật cho phép giải quyết bằng trọng tài.
Thứ tư, phải có thỏa thuận sử dụng biện pháp trọng tài để giải quyết tranh chấp,
thỏa thuận này có thể trước hoặc sau khi có tranh chấp xảy ra. Ngoài hình thức văn
bản, các bên có thể sử dụng các hình thức khác được pháp luật cho phép như: fax,
telex... Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rõ tính độc lập của thỏa thuận trọng
tài, khi mà hợp đồng vô hiệu thì sẽ không kéo theo sự vô hiệu của thỏa thuận về
hợp đồng. Như vậy, pháp luật không hề hạn chế các chủ thể lựa chọn trọng tài làm
phương thức giải quyết các tranh chấp, mà nó phụ thuộc vào các chủ thể có lựa
chọn trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp cho mình hay không.
2.3.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán bằng trọng tài:
Pháp luật cho phép các bên lựa chọn một trong hai hình thức trọng tài để giải quyết
tranh chấp, các trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài do các bên tự thành lập.
Trường hợp các bên lựa chọn trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn kiện
gửi trung tâm, trong đó nêu rõ tên trọng tài viên đã chọn. Trung tâm trọng tài sẽ
gửi bản sao đơn kiện kèm theo danh sách trọng tài viên của trung tâm cho bị đơn.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được, bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng
tài bản tự bảo vệ cùng tên trọng tài viên đã chọn. Hai trọng tài viên được chọn
thống nhất chọn trọng tài viên thứ ba là chủ tịch hội đồng trọng tài. Chủ tịch trung
tâm trọng tài có thể chỉ định trọng tài viên nếu hết hạn mà bị đơn không chọn trọng
tài viên không thống nhất chọn được trọng tài viên thứ ba. Đối với trường hợp

chọn trọng tài viên thứ ba. Đối với trường hợp hội đống trọng tài do các bên thành
lập, nguyên đơn gửi đơn đến bị đơn và quyền chỉ định trọng tài viên do tòa án nhân
dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú hoặc có trụ sở. Các trọng tài viên có thể thay đổi
trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp nếu có yếu tố ảnh hưởng đến tính khách
quan trong công việc. Hiện nay ở Việt Nam chưa tồn tại trung tâm trọng tài nào
chuyên phân xử tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán. Phiên họp giải quyết tranh
chấp là không công khai, các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện
tham dự, có thể mời nhân chứng, luật sư. Hội đồng trọng tài quyết định dựa trên
nguyên tắc đa số và quyết định này có tính cưỡng chế thi hành. Quyết định phân
xử của trọng tài là quyết định chung thẩm và có tính chất bắt buộc thi hành.
2.4. Pháp luật giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán bằng tòa án:
Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp theo đó một
bên bằng đơn kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và tòa án
theo thủ tục luật định sẽ đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các
bên. Lựa chọn hình thức này, các bên phải tuân thủ trình tự thủ tục pháp lý phức
tạp, thời gian bị kéo dài, công sức và chi phí cao. Do vậy, giải quyết tranh chấp
bằng tòa án chủ yếu khi các bên không đồng ý hòa giải, hòa giải không thành hoặc
không thể áp dụng hình thức trọng tài (do không thỏa thuận hoặc thỏa thuận vô
hiệu).
2.4.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán của tòa án:
Căn cứ điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự ta có: các tranh chấp trên thi trường chứng
khoán thuộc thẩm quyền của tòa kinh tế và tòa dân sự. Nhóm thuộc thẩm quyền
của tòa kinh tế gồm tranh chấp xảy ra giữa các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh
doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; một số tranh chấp xảy ra trên thị
trường chứng khoán được nhà làm luật quy kết về loại tranh chấp xảy ra giữa công
ty với thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau. Các tranh

×