BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÁC
ĐỘNG CỦA DU KHÁCH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HIỀN THÂN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2006 – 2010
Tháng 7/2010
i
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA
DU KHÁCH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Tác giả
NGUYỄN HIỀN THÂN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu
cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn:
Tiến sĩ CHẾ ĐÌNH LÝ
Viện phó Viện Môi Trường và Tài Nguyên ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2010
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
ii
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
GVHD: TS. Chế Đình Lý
CẢM TẠ
Tôi xin gửi lời tri ân đến TS. Chế Đình Lý - Viện phó Viện Tài Nguyên Môi
Trường Tp. Hồ Chí Minh, người thầy luôn tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ, động viên và
đóng góp các ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học
NôngLâm Tp. Hồ Chí Minh trong suốt bốn năm qua đã cung cấp cho tôi những kiến
thứcquý báu trên giảng đường đại học để tôi có được nguồn tri thức thực hiện khóa
luậnnày.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị VQG Cát Tiên đã tận tình hổ trợ,
cung cấp những kiến thức và tài liệu giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Cuối cùng, xin gửi đến bạn bè và đặc biệt là gia đình tôi tình cảm chân thànhnhất
vì đã luôn đồng hành, làm điểm tựa để tôi vượt qua mọi khó khăn.
TP. HCM, ngày 29 tháng 6 năm 2010
Nguyễn Hiền Thân
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
iii
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
GVHD: TS. Chế Đình Lý
TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong
hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên” được thực hiện từ tháng
1/2010 đến tháng 6/2010 với các nội dung:
- Khảo sát thực địa nhằm xác định hiện trạng môi trường và công tác bảo tồn của
VQG Cát Tiên.
- Phát phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn nhằm xác định nhận thức, nhu cầu, động
cơ và mức đánh giá của du khách về hoạt động du lịch sinh thái VQG Cát Tiên.
- Phân tích các tác động và đề xuất các tiêu chí, biện pháp hạn chế tác động của du
khách dựa trên các biện pháp về ma trận tác động, phân tích khía cạnh các tác động.
Kết quả thu được:
- Nắm bắt được các đặc điểm khách du lịch của VQG Cát Tiên: đa dạng về loại khách,
có nhận thức cơ bản về vấn đề bảo tồn và môi trường.
- Về các tác động của du khách: có tác động mạnh đến công tác bảo tồn, phát sinh
nhiều rác thải và tác động lớn về nước thải.
- Về biện pháp quản lý tác động: đưa ra được các biện pháp quản lý về môi trường và
bảo tồn trên cơ sở các tiêu chí giới hạn cho phép đề ra và chỉ tiêu chịu tải.
- Về biện pháp phát triển du lịch sinh thái: đề xuất giải pháp quản lý tác động của du
khách đến môi trường và tài nguyên, và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại
VQG Cát Tiên tốt hơn.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
iv
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
GVHD: TS. Chế Đình Lý
MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA......................................................................................................................... i
CẢM TẠ ............................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................ iii
MỤC LỤC............................................................................................................................ iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................................. viii
Chương 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1
1.2 Tổng quan tài liệu ............................................................................................................ 2
1.3 Mục tiêu và giới hạn - phạm vi nghiên cứu....................................................................... 5
1.3.1 Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................ 5
1.3.2 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 5
Chương 2. TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU....................................................... 6
2.1 Điều kiện tự nhiên của vườn quốc gia Cát Tiên ................................................................ 6
2.1.1 Lịch sử hình thành......................................................................................................... 6
2.1.2 Vị trí địa lý.................................................................................................................... 6
2.1.3 Diện tích tự nhiên.......................................................................................................... 7
2.1.4 Địa hình ........................................................................................................................ 7
2.1.5 Khí hậu ......................................................................................................................... 7
2.1.6 Địa chất......................................................................................................................... 7
2.2 Tài nguyên động thực vật................................................................................................. 8
2.2.1 Thực vật........................................................................................................................ 8
2.2.2 Hệ động vật................................................................................................................... 9
2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội.................................................................................................. 10
2.3.1 Kinh tế ........................................................................................................................ 10
2.3.2 Xã hội ......................................................................................................................... 10
2.4 Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại vươn quốc gia Cát Tiên.................................... 11
2.4.1 Kết quả hoạt động du lịch sinh thái năm 2009 ............................................................. 11
2.4.2 Nguồn nhân lực........................................................................................................... 13
2.4.3 Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật................................................................................. 14
2.4.4 Hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên ............................................................. 14
2.4.5 Công tác quản lý du khách .......................................................................................... 14
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 16
3.1 Nội dung nghiên cứu...................................................................................................... 16
3.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 16
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................................... 16
3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa.................................................................................... 17
3.2.3 Phương pháp phỏng vấn - bảng câu hỏi ....................................................................... 17
3.2.4 Phương pháp tính sức chịu tải (Carring capacity) ........................................................ 17
3.2.5 Phương pháp phân tích các khía cạnh các tác động (AIA)............................................ 18
3.2.6 Phương pháp ma trận hoạt động tác động (AIM) ......................................................... 18
3.2.7 Phương pháp những thay đổi có thể chấp nhận được (LAC) ........................................ 19
3.2.8 Phương pháp phân tích xử lý số liệu............................................................................ 19
3.2.9 Thiết kế tiến độ thực hiện đề tài................................................................................... 20
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................... 21
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
v
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
GVHD: TS. Chế Đình Lý
4.1 Đặc điểm khách du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên ....................................................... 21
4.1.1 Loại khách .................................................................................................................. 21
4.1.2 Thị trường khách......................................................................................................... 23
4.1.3 Thời gian lưu trú – dự báo lượng khách....................................................................... 24
4.2 Đánh giá các tác động của khách du lịch đến công tác bảo tồn thiên nhiên ..................... 25
4.2.1 Xác định các tác động của hoạt động du lịch đến công tác BTTN VQG Cát Tiên ........ 26
4.2.2 Xác định các tác động của công tác bảo tồn đến hoạt động du lịch VQG Cát Tiên....... 27
4.2.3 Đánh giá tác động các hoạt động của du lịch ảnh hưởng đến công tác BTTN............... 28
4.2.3.1 Hoạt động đi bộ trong rừng....................................................................................... 28
4.2.3.2 Hoạt động phục vụ ăn uống cho du khách................................................................. 28
4.2.3.3 Hoạt động phát tuyến tham quan .............................................................................. 29
4.2.3.4 Hoạt động tham quan thú ban đêm............................................................................ 30
4.2.3.5 Hoạt động tham quan làng dân tộc............................................................................ 30
4.2.3.6 Tham quan trung tâm cứu hộ động vật Gấu, linh trưởng ........................................... 31
4.2.3.7 Trồng cây lưu niệm – Bộ sưu tập thực vật ................................................................ 32
4.3.2.8 Các tác động khác từ cộng đồng đến công tác bảo tồn .............................................. 33
4.3 Phân tích các khía cạnh môi trường và tài nguyên từ các hoạt động DL của du khách .... 34
4.3.1 Danh mục các hoạt động – khía cạnh – tác động.......................................................... 34
4.3.2 Đánh giá tác động của khía cạnh môi trường trên các đối tượng bị tác động ................ 36
4.3.2.1 Chất thải lỏng........................................................................................................... 36
4.3.2.2 Chất thải rắn............................................................................................................. 38
4.3.2.3 Chất thải khí............................................................................................................. 40
4.3.2.4 Tiếng ồn................................................................................................................... 41
4.4 Đề xuất các tiêu chí giới hạn của các tác động môi trường - tài nguyên và kế họach quan
trắc tác động, sức chịu tải..................................................................................................... 43
4.4.1 Đề xuất các tiêu chí giới hạn của các tác động môi trường........................................... 43
4.4.2 Kế hoạch quan trắc...................................................................................................... 44
4.4.3 Sức chịu tải ................................................................................................................. 46
4.5 Giải pháp để quản lý các tác động của du khách và phát triển hoạt động DLST.............. 47
4.5.1 Giải pháp để quản lý và hạn chế các tác động của du khách......................................... 47
4.5.1.1 Chất thải rắn............................................................................................................. 47
4.5.1.2 Chất thải lỏng........................................................................................................... 48
4.5.1.3 Chất thải khí............................................................................................................. 49
4.5.1.4 Tiếng ồn................................................................................................................... 49
4.5.1.5 Biện pháp quản lý tác động đến động thực vật.......................................................... 49
4.5.1.6 Biện pháp quản lý năng lượng .................................................................................. 50
4.5.2 Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên.................................. 50
4.5.2.1 Thu hút cộng đồng địa phương tham gia phát triển DLST VQG Cát Tiên ................. 50
4.5.2.2 Hoạt động hướng dẫn trước cho khách tham quan .................................................... 52
4.5.2.3 Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................... 52
4.5.2.4 Nguồn nhân lực........................................................................................................ 53
4.5.2.5 Sản phẩm du lịch...................................................................................................... 54
4.5.2.6 Quảng bá.................................................................................................................. 56
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 57
5.1 Kết luận ......................................................................................................................... 57
5.2 Kiến nghị ....................................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 59
PHỤ LỤC........................................................................................................................... 60
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
vi
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
GVHD: TS. Chế Đình Lý
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
DL Du lịch
DLST Du lịch sinh thái
IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
RAMSAR Công ước Quốc tế về các khu đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế
SĐVN Sách đỏ Việt Nam
UNEP Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc
UNESCO Cơ quan Văn hóa, Khoa Học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc
VQG Vườn quốc gia
WAR Tổ chức Bảo vệ Động vật Nguy cấp
WWF Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
vii
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
GVHD: TS. Chế Đình Lý
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động du lịch sinh thái và doanh thu du lịch năm 2009 ........12
Bảng 4.1 Nguồn thông tin du khách biêt về VQG Cát Tiên....................................23
Bảng 4.2 Tác động của du lịch đến công tác bảo tồn..............................................26
Bảng 4.3 Tác động của công tác bảo tồn đến hoạt động du lịch .............................27
Bảng 4.4 Danh sách các loài cá quý hiếm ở VQG Cát Tiên ...................................29
Bảng 4.5 Các hoạt động – khía cạnh - tác động.....................................................35
Bảng 4.6 Tải lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt..................................37
Bảng 4.7 Tải lượng chất ô nhiễm thải hằng ngày của VQG Cát Tiên .....................38
Bảng 4.8 Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải.......................................38
Bảng 4.9 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí ........................................41
Bảng 4.10 Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa cho hoạt động du lịch tại
VQG Cát Tiên. .....................................................................................................42
Bảng 4.11 Các tiêu chí hạn chế tác động của du khách ..........................................43
Bảng 4.12 Kế hoạch quan trắc các tác động của hoạt động du lịch.........................45
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
viii
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
GVHD: TS. Chế Đình Lý
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Bản đồ 2.1 Các tuyến du lịch tại vườn quốc gia Cát Tiên.......................................15
Biểu đồ 2.1 Lượng khách đến VQG Cát Tiên từ năm 2002 – 2009 ........................13
Biểu đồ 4.1 Động cơ du khách đếnVQG Cát Tiên .................................................22
Biểu đồ 4.2 Các nước tham quan VQG Cát Tiên năm 2009 ...................................24
Biểu đồ 4.3 Thị trường khách quốc tế năm 2009....................................................24
Biểu đồ 4.4 Thời gian lưu trú của khách quốc tế năm 2009....................................24
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ du khách muốn tham quan làng dân tộc thiểu số ........................31
Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ khách mang theo thực phẩm khi tham quan ...............................39
Biểu đồ 4.7 Nhận thức xả rác của khách ................................................................39
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức VQG Cát Tiên.................................................................13
Hình 4.1 Tác động từ du lịch đến thực vật .............................................................28
Hình 4.2 Khỉ vàng .................................................................................................28
Hình 1.3 Tham quan Đảo Tiên...............................................................................32
Hình 4.4 Trồng cây lưu niệm .................................................................................32
Hình 4.5 Cá Lăng ..................................................................................................29
Hình 4.6 Rác thải nguy hại được thu gom..............................................................40
Hình 4.7 Đốt rác ...................................................................................................40
Hình 4.8 Rác thải tại điểm tham quan ...................................................................40
Hình 4.9 Rác thải trên đường.................................................................................40
Hình 4.10 Các bước xây dựng chương trình giám sát.............................................51
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
1
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Để bảo tồn các giá trị thiên nhiên, Việt Nam đã thành lập 30 vườn quốc gia và 69
khu bảo tồn thiên nhiên trong đó 58 khu dự trữ thiên nhiên và 11 khu bảo tồn loài
(năm 2009). Đa số các vườn quốc gia và các khu bảo tồn đều có tổ chức du lịch sinh
thái, du lịch thiên nhiên. Ngày nay nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại các vườn
quốc gia và các khu bảo tồn đang được quan tâm, chú trọng. Vườn quốc gia Cát Tiên
được thành lập với các mục đích: “Bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các vùng đất ngập
nước quan trọng, bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm như: bảo tồn quần
thể tê giác một sừng, quần thể voi và các loài động vật quý hiếm khác… Bảo vệ cảnh
quan thiên nhiên, thực hiện nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, giáo dục phục vụ công
tác bảo tồn” (nguồn: vườn quốc gia Cát Tiên).
Phát triển du lịch sinh thái ở đây (năm 2000) nhằm ổn định dân cư góp phần tạo
công ăn việc làm, nâng cao đời sống cộng đồng cho dân địa phương. Các hoạt động du
lịch được xây dựng trên cơ cở vườn quốc gia Cát Tiên có nguồn tài nguyên đa dạng
sinh học hết sức phong phú đặc trưng cho kiểu rừng miền Đông Nam Bộ, môi trường
trong lành, cảnh quan thiên nhiên thanh bình, người dân mến khách. Ngoài ra Cát Tiên
còn có các giá trị về văn hoá - lịch sử với di chỉ nền văn hoá Ốc Eo, là căn cứ địa cách
mạng trong chiến tranh chống Mỹ.
Trong xu hướng hoạt động du lịch ngày càng phát triển, khách du lịch tham gia
hoạt động du lịch ngày càng nhiều, các áp lực của hoạt động du lịch đến vườn quốc gia
cũng gia tăng . Tuy nhiên, vấn đề quản lý các tác động của du khách trong hoạt động
du lịch ở đây vẫn chưa có nhiều nghiên cứu. Hơn nữa, việc giám sát và quản lý các tác
động của du khách là vấn đề cơ bản trong các chiến lược quản lý du lịch bền vững,
nhưng thường bị bỏ qua khi các kế hoạch được thực hiện. Nếu các hoạt động của du
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
2
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
khách không được giám sát một cách cẩn thận, sự suy thoái dần về chất lượng môi
trường có thể xảy ra mà không có sự thông báo của các nhân viên vườn quốc gia cho
đến khi việc phá huỷ này đã diễn ra quá nghiêm trọng. Tương tự như vậy, những
thay đổi xấu diễn ra từ từ có thể xảy ra trong các cộng đồng địa phương. Để phát hiện
và điều chỉnh các vấn đề trước khi đi quá xa, việc giám sát cẩn thận các tác động tiêu
cực cần phải là các hoạt động đầu tiên trong việc quản lý tổng thể của Vườn. Chính vì
thế việc đánh giá và quản lý các tác động của du khách đến bảo tồn và tài nguyên môi
trường cần được quan tâm và chú trọng.
Căn cứ vào các vấn đề đã đề cập và yêu cầu thực tiễn của hoạt động du lịch sinh
thái chính vì vậy tôi thực hiện đề tài “ Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác
động của du khách trong hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên”.
1.2 Tổng quan tài liệu
Trong các năm qua đã có nhiều nghiên cứu hướng dẫn quản lý các vườn quốc
gia, khu bảo tồn nhằm giúp các nhà quản lý hoạch định kế hoạch quản lý tốt hơn,
hướng dẫn quản lý và hoạch định du lịch sinh thái hiệu quả. Các nghiên cứu phải kể
đến là của tổ chức IUCN về “Hướng dẫn quản lý về khu bảo tồn thiên nhiên”, Ủy Ban
Sông Mê Công (MRC) cũng có những nghiên cứu về vấn đề bảo tồn vùng đất ngập
nước với kiến thức thực tế giúp chúng ta thấy rõ những giá trị của vùng đất ngập nước,
cách thức duy trì giá trị đa dạng sinh học ở những vùng đất này, Hiệp hội du lịch sinh
thái với “Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý” đã cung cấp nền tảng, cũng
như những hiểu biết về kế hoạch và quản lý hoạt động du lịch đang diễn ra ở các nước
đang phát triển loại hình du lịch du lịch sinh thái.
Ở Việt Nam với sự giúp đỡ của các tổ chức trên thế giới đã thực hiện được nhiều
nghiên cứu: Dự án tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường Việt Nam
(SEMA/NEA) tài trợ tiền bản quyền và tiền in, Dự án Du lịch Bền vững (IUCN). Bên
cạnh các nghiên cứu đó còn có các nghiên cứu khác trong nước đã có nhiều đóng góp
cho việc phát triển du lịch như: Nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở
Việt Nam; Nghiên cứu đánh giá tác động qua lại giữa môi trường xã hội với hoạt động
du lịch nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững tại thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa
(GS.TS Nguyễn Văn Đính); Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm
trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng ở Việt Nam (CN Đỗ Thị
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
3
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
Xoan);Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của
cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng (TS.
Phạm Trung Lương); Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi trường cho hoạt
động du lịch biển Việt Nam (TS. Đỗ Thị Thanh Hoa ).
Hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu ở các trường đại học như: đại học Dân Lập
Văn Lang, đại học Cần Thơ, đại học Xã Hội và Nhân Văn, đại học Huế… thuộc các
mảng nghiên cứu về du lịch sinh thái. Đại học Nông Lâm TP. HCM là một trong
những trường có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, các nghiên cứu theo hướng như:
đánh giá tiềm năng, định hướng phát triển, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào du
lịch sinh thái, ứng dụng GIS trong việc quản lý tài nguyên - văn hóa và nhiều khía
cạnh khác… và cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá các tác động của
du lịch như:
- Ứng dụng phân tích SWOT để đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển khu
du lịch sinh thái Đá Bia ở tỉnh Phú Yên.
- Ứng dụng phương pháp luận các giới hạn của sự thay đổi chấp nhận được và
đánh giá hiệu quả du lịch sinh thái khu du lịch Vàm Sát nhằm đảm bảo sự phát
triển bền vững.
- Đánh giá hoạt động khu du lịch sinh thái và xây dựng hệ thống chỉ thị, tiêu chí
giám sát tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến cảnh quan thiên nhiên
Bình Châu - Phước Bửu.
- Khảo sát sự hài lòng của du khách và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh
thái tại vườn quốc gia Cát Tiên huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai.
- Tác động của du lịch sinh thái đến sinh kế của người dân và việc quản lý rừng
phòng hộ trong khu du lịch biển Tân Thàn, huyện Gò Công Đông, tỉnhTiền
Giang.
- Ảnh hưởng của việc phát triển du lịch sinh thái đối với việc quản lý khu bảo tồn
và đời sống dân cư trong vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, huyện
Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
- Ảnh hưởng của phát triển du lịch sinh thái đến đời sống của các cộng đồng
người Mạ và người S’Tiêng sống tại xã Tà Lài - Vườn quốc gia Cát Tiên.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
4
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
- Tác động của du lịch sinh thái đến việc quản lý khu dự trữ sinh quyển rừng
ngập mặn Cần Giờ và đời sống của người dân địa phương.
- Tác động của phát triển du lịch sinh thái đến quản lý và đời sống của người dân
trong vùng đệm ở khu bảo tồn Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Các nghiên cứu này góp phần làm cho du lịch sinh thái ngày càng hoàn thiện
hơn, dần đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn và giải quyết được một số vấn đề đang đặt
ra. Tuy nhiên, các đề tài trên vẫn chưa có đóng góp nhiều cho việc quản lý các tác
động của du khách. Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây quan tâm nhiều đến các giá
trị và tiềm năng của các nguồn tài nguyên, định giá các giá trị của tài nguyên đối với
du lịch và cố gắng sao cho thu hút sự tham gia của cộng đồng. Và có chăng đi nữa,
những nghiên cứu về môi trường tập trung nhiều vào các tác động tổng quát đến du
lịch sinh thái. Các đề tài của sinh viên phần lớn hạn chế trong đánh giá các động du
khách trong khi đây là một tác nhân gây nên những biến đổi môi trường, chi phối việc
đầu tư quy hoạch du lịch sinh thái, lập kế hoạch phát triển. Bởi lẽ, khi thực hiện các đề
tài về đánh giá các tác động của du khách đòi hỏi kiến thức vững cả về môi trường và
du lịch sinh thái, việc nghiên cứu tốn thời gian và thiếu các số liệu về các thông số môi
trường. Để bổ sung vào các vấn đề và hạn chế đã được trình bày trong đề tài nghiên
cứu này sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: những tác động của du khách đến vườn
quốc gia Cát Tiên hiện nay là gì và làm thế nào để giảm thiểu các tác động đó, giúp
cho việc bảo tồn thiên nhiên trong vườn quốc gia được hiệu quả và bền vững? Để trả
lời câu hỏi đó, trong đề tài sẽ giải quyết các vấn đề nghiên cứu sau đây:
1. Hiện trạng về tài nguyên, môi trường và quản lý hiện nay của VQG Cát Tiên là
gì?
2. Các tác động của du khách đến Vườn quốc gia Cát Tiên là những tác động nào?
Và những tác động đó có ảnh hưởng ngược lại với hoạt động du lịch như thế
nào?
3. Các giới hạn có thể chấp nhận được của các tác động hay các tiêu chí giới hạn
của tác động của du lịch là gì?
4. Cần phải theo dõi, quan trắc các tác động đó như thế nào?
5. Làm thế nào giảm thiểu các tác động đó đến việc BTTN của vườn quốc gia Cát
Tiên, đồng thời có định hướng phát triển đúng hướng cho DLST tại đây.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
5
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
1.3 Mục tiêu và giới hạn - phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát:
Góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững và giảm thiểu các tác động của
khách du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên.
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu hiện trạng về tài nguyên, môi trường và quản lý hiện nay của VQG
Cát Tiên.
- Tìm hiểu và đánh giá các tác động của du khách đến vườn quốc gia Cát Tiên.
Và đánh giá những ảnh hưởng ngược lại với hoạt động du lịch tại đây.
- Xác định các giới hạn có thể chấp nhận được của các tác động hay các tiêu chí
giới hạn của tác động của du lịch tại VQG Cát Tiên.
- Xây dựng kế họach theo dõi, quan trắc các tác động của du lịch đến VQG.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động của du khách và các định hướng
phát triển du lịch sinh thái đúng hướng phù hợp với công tác bảo tồn thiên
nhiên của vườn quốc gia Cát Tiên.
1.3.2 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ xét đến khía cạnh, các tác động của du khách trong du lịch sinh thái
diễn ra tại khu vực Nam Cát Tiên của vườn quốc gia Cát Tiên.
- Đối tượng: du khách tham gia hoạt động du lịch.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2010.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
6
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
Chương 2
TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Trong chương 1 đã nêu lên tính cấp thiết, ý nghĩa và giới hạn nghiên cứu của đề
tài. Trong chương này sẽ làm nổi bật các vấn đề về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du
lịch, các đặc điểm của cộng đồng dân cư, cơ sở vật chất phục vụ du lịch và tình hình
hoạt động du lịch sinh thái của VQG Cát Tiên.
2.1 Điều kiện tự nhiên của vườn quốc gia Cát Tiên
2.1.1 Lịch sử hình thành
− Trước 1975 là căn cứ địa cách mạng, một phần của chiến khu D lịch sử.
− Năm 1978 thành lập rừng cấm Nam bãi Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai.
− Ngày 13/01/1992 thành lập VQG Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai.
− Tháng 12/1998 VQG Cát Tiên trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
Thôn (bao gồm diện tích của VQG Cát Tiên cũ thuộc tỉnh Đồng Nai, khu BTTN
Cát Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng và khu vực tây Cát Tiên thuộc tỉnh Bình Phước).
− Từ tháng 4/2008 Vườn trực thuộc Cục Kiểm lâm – Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
2.1.2 Vị trí địa lý
− 11
0
20’50” đến 11
0
50’20” độ vĩ Bắc.
107
0
09’05” đến 107
0
35’20” độ kinh Đông.
− Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Phước.
− Phía Nam có ranh giới là đường 323, giáp công ty Lâm nghiệp La Ngà, tỉnh Lâm
Đồng.
− Phía Đông giáp với tỉnh Lâm Đồng.
− Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An tỉnh Đồng Nai (xem bản đồ phụ lục I).
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
7
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
2.1.3 Diện tích tự nhiên
Vùng trung tâm (Core Zone): 71. 920 ha, trong đó
+ Địa phận tỉnh Lâm Đồng: 27. 850 ha.
+ Địa phận tỉnh Đồng Nai: 39. 627 ha.
+ Địa phận tỉnh Bình Phước: 4. 443 ha.
Vùng đệm (Buffer Zone): 251.445 ha.
Thuộc địa bàn 36 xã và thị trấn của 8 huyện thuộc 4 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước,
Lâm Đồng, Đắk Nông (phụ lục II).
2.1.4 Địa hình
VQG Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung
Bộ đến đồng bằng Nam Bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc trưng của phần cuối dãy
Trường Sơn và địa hình vùng Đông Nam Bộ, có 5 kiểu chính:
− Kiểu địa hình núi cao, sườn dốc.
− Kiểu địa hình trung bình sườn dốc ít.
− Kiểu địa hình đồi thấp, bằng phẳng.
− Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm hồ.
− Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm.
2.1.5 Khí hậu
Có 2 mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều
tập trung vào tháng 8 - 9, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, cao điểm mùa khô vào
tháng 1 - 3.
2.1.6 Địa chất
Cấu trúc địa chất của VQG Cát Tiên nguyên là sa phiến thạch, quá trình hoạt
động của núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những phần thấp của khu vực đã bị phủ
lấp của lớp đá bazan. Cùng với quá trình phun trào phủ lấp là quá trình bào mòn, bồi tụ
đã tạo nên một lớp phù sa suối, phù sa sông, quá trình diễn biến niên đại tiếp theo đã
tạo ra địa hình Cát Tiên ngày nay.
Từ nền địa chất với 3 kiến tạo chính là: trầm tích, bazan và sa phiến thạch đã phát
triển thành 4 loại đất chính của VQG như sau:
- Đất feralit phát triển trên đá bazan (Fk).
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
8
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
- Đất feralit phát triển trên đá cát (sa phiến thạch) (Fq).
- Đất feralit phát triển trên phù sa cổ (đất xám bạc màu trên phù sa cổ) (Fo).
- Đất feralit phát triển trên phiến sét (Fs).
2.2 Tài nguyên động thực vật
2.2.1 Thực vật
Thảm thực vật
VQG Cát Tiên nằm giữa hai vùng sinh học địa lý chuyển tiếp từ vùng cao
nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy hội tụ các luồng hệ thực
vật, hệ động vật phong phú, đa dạng, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới
thường xanh của các tỉnh Đông Nam Bộ, Việt Nam.
VQG Cát Tiên được chia làm 5 kiểu rừng:
- Rừng lá rộng thường xanh: ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ dầu
(Dipterocarpaceae) như dầu rái (Dipterocarpus alatus), dầu lông (D. intricatus), cẩm
lai Bà Rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai vú (D. mammosa), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa),
giáng hương (Pterocarpus macrocarpus),...
- Rừng lá rộng nửa rụng lá: thành phần các loài cây gỗ rụng lá từng phần trong
mùa khô như bằng lăng (Lagerstroemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflora), râm
(Anogeissus acuminata), gáo (Haldina cordifolia),...
- Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: đây là kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng thường
xanh và rừng nửa rụng lá, do bị lửa rừng, chất độc hóa học, rừng bị mở tán và tre nứa
xen vào. Thành phần cây gỗ thường gặp là vắp (Mesua sp.), bằng lăng (Lagerstroemia
calyculata), căm xe (Xylia xylocarpa), hai loài tre chủ yếu là lồ ô (Bambusa procera)
và mum (Gigantochloa sp.)…
- Rừng tre nứa thuần loại: đây cũng là kiểu phụ thứ sinh nhân tác, sau khi rừng bị
phá làm nương rẫy rồi bỏ hóa, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển. Hai loài tre phổ
biến là lồ ô (Bambusa procera) và mum (Gigantochloa sp) tạo thành các rừng lớn,
những nơi ngập nước chỉ có tre La Ngà tồn tại.
- Thảm thực vật đất ngập nước: VQG Cát Tiên có diện tích bàu nước lớn, nguồn
nước chưa bị ô nhiễm. Trong mùa mưa, diện tích bàu khoảng 2,500 ha. Mùa khô rút đi
để lại nhiều bàu, đầm lầy diện tích thu hẹp khoảng 100 - 150 ha, đây cũng là nơi sâu
nhất của các bàu nước như: Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá,...
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
9
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
Hiện trạng rừng và các loại đất đai trong VQG
+ Diện tích đất có rừng: 61.819,54 ha, chiếm 85,96% ;
+ Diện tích đất không có rừng : 4.837,85 ha, chiếm 6,73% ;
+ Diện tích đất khác : 5.262,61 ha, chiếm 7,32% ;
+ Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa : 22,37% ;
+ Rừng tre, lồ ô thuần loại: 25,91%;
+ Rừng trồng : 1.114,75 ha.
Hệ thực vật
Thành phần gồm các loài ưu thế thuộc họ sao dầu (Dipterocarpaceae), họ đậu
(Fabaceae) và họ tử vi (Lythraceae).
Cho đến nay VQG Cát Tiên đã xác định được 1.610 loài, 75 bộ, 162 họ, 724 chi.
Trong đó: cây gỗ lớn: 176 loài, cây gỗ nhỏ: 335 loài, cây tiểu mộc (bụi): 345 loài,
thảm tươi: 311 loài, dây leo: 238 loài, thực vật phụ sinh, ký sinh: 143 loài, khuyết thực
vật: 62 loài.Các loài cây quí hiếm: 38 loài thuộc 13 họ: như gõ đỏ (Afzelia xylocarpa),
cẩm lai (Dalbergia sp.), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), gõ mật (Sindora
siamensis), cẩm thị (Diospyros maritima), căm xe (Xylia xylocarpa),... có trên trong
sách Đỏ Việt Nam.
Nguồn gen đặc hữu bản địa: 22 loài thuộc 12 họ, như thiên thiên Đồng Nai, vệ
truyền ngọt,... thuộc họ Thiên lý.
2.2.2 Hệ động vật
Khu hệ động vật của VQG Cát Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ động vật
vùng bình nguyên Đông Trường Sơn và có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên.
- Thú: Gồm 113 loài thuộc 32 họ, 12 bộ, trong đó có 43 loài có tên trong Sách Đỏ
Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN, như bò Banten, bò Gaur, hổ, gấu chó, voi, báo hoa
mai, báo lửa, chó sói, voọc chân đen, sóc bay lớn,... VQG Cát Tiên còn tồn tại một
quần thể loài tê giác Việt Nam, là phân loài của tê giác Java, còn 5-7 con.
- Chim: gồm 348 loài thuộc 64 họ của 18 bộ. Trong đó cócác loài chim quý hiếm
như 31 loài quý hiếm đã được phát hiện và có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh
lục Đỏ IUCN hạc cổ trắng, công, già đẩy Java, cò quắm cánh xanh, ngan cánh trắng,...
Loài gà so cổ hung là loài quý hiếm và đặc hữu của Đông Nam Á và của Việt Nam, đã
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
10
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
được xem là bị tuyệt chủng hoàn toàn. Năm 1997, các nhà khoa học đã phát hiện ra
loài này còn có mặt ở VQG Cát Tiên.
- Bò sát: gồm 79 loài thuộc 17 họ và 4 phân họ, 4 bộ trong đó có 23 loài có tên
trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lụcĐỏ IUCN, như cá sấu xiêm, trăn gấm, trăn đen,...
- Lưỡng cư: gồm 41 loài thuộc 6 họ, 2 bộ.
- Cá: gồm trên 168 loài, thuộc 29 họ, 9 bộ trong đó có 10 loài mới cho Việt Nam,
1 loài nằm trong Danh lục Đỏ IUCN (cá mơn hay còn gọi là cá rồng), 9 loài của Sách
Đỏ Việt Nam như cá lăng bò, cá chài, cá lăng nha, cá lóc bông, cá rồng,...
- Côn trùng: đã điều tra được 819 loài thuộc 58 họ, 10 bộ trong đó có 4 loài có
tên trong Sách Đỏ Việt Nam.
2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội
2.3.1 Kinh tế
Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của người dân sống trong Vườn, chiếm
khoảng 95- 98%. Đa số người Kinh có tập quán canh tác lúa nước. Theo thống kê, có
khoảng 1.816,9 ha lúa nước đang được canh tác trong VQG Cát Tiên.
Hình thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi hộ gia đình theo hình thức quảng
canh, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp (từ trồng trọt) và tận
dụng lao động nhàn rỗi. Vật nuôi chính là gia súc, gia cầm.
Một số ngành truyền thống như: dệt thổ cẩm, làm rượu cần.
Thu nhập của người dân địa phương thấp, chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong đó
trồng trọt chiếm từ 60 – 80% tổng thu nhập, năng suất thấp, bình quân từ 150 – 200
kg/ha (năm 2001). Ở Phước Cát 2, chỉ đạt khoảng 75.000 – 80.000 đồng/tháng. Tại
Gia Viễn là 127.000 đ/tháng. Tà Lài là 170.000 đ/tháng. Đắc Lua có mức thu nhập cao
hơn nhưng cũng chỉ đạt khoảng 190.000 đ/tháng. Tỷ lệ hộ thuộc diện đói nghèo trong
vùng cao, chiếm khoảng 30% .
2.3.2 Xã hội
VQG Cát Tiên có vùng đệm tương đối rộng, với diện tích 251.445 ha, gồm 36 xã,
thị trấn của 8 huyện thuộc 4 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và Đắk Nông.
Theo số liệu điều tra dân số năm 2005, hiện trong vùng lõi VQG Cát Tiên có 834
hộ, 3.947 khẩu đang sinh sống và canh tác, trong đó có 131 hộ, 634 khẩu là người
Kinh. Các hộ này thường sang nhượng đất của đồng bào để canh tác, đồng thời làm
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
11
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
dịch vụ cho đồng bào như cung cấp vật tư, nhu yếu phẩm, thậm chí cho vay, mua lại
những hàng hoá do đồng bào sản xuất ra với giá rẻ. Các hộ này sống tập trung ở 3 khu
vực sau:
Khu vực Nam Cát Tiên, Đồng Nai.
Khu vực Tây Cát Tiên, Bình Phước.
Khu vực Cát Lộc, Lâm Đồng.
Thành phần dân tộc sống trong VQG Cát Tiên gồm hơn 30 dân tộc. Chiếm đa số
là người Kinh (67,1 %), tiếp đến là các dân tộc ít người thuộc các tỉnh miền núi phía
Bắc : Tày (11,1%); Nùng (8,1%); H’Mông (1,1%), Dao (1,3%) và sau cùng là các dân
tộc bản địa tại chỗ. Trước đây các dân tộc bản địa S’tiêng (2,3%); Châu Mạ (6,2%);
Hoa (1,1%); Châu Ro (0,1%); Mường (0,7%); Ê đê (0,001%); dân tộc khác (0,001%).
Các phương tiện giáo dục và y tế ở hầu hết các thôn và cộng đồng sống trong
Vườn đều thiếu thốn. Mỗi xã có một trạm xá thường là nhà cấp 4, thiết bị, phương tiện
nghèo nàn, lực lượng cán bộ y tế địa phương còn yếu và thiếu. Những bệnh thông
thường là sốt rét, bệnh phổi, bướu cổ, tiêu hóa kém, các bệnh ngoài da và mắt đỏ.
Một số thôn có 1 đến 3 lớp tiểu học, nhưng các thiết bị, phương tiện giáo dục còn
thiếu. Cả xã và thôn trong Vườn đã cố gắng xóa mù chữ nhưng có thôn đến 80 – 90%
người dân vẫn không biết chữ.
Bên cạnh đó, vùng đệm còn có các giá trị về nhân văn như: Di chỉ khảo cổ học
nền văn hóa Óc Eo, di tích lịch sử - ngục Tà Lài, nhà văn hóa các dân tộc xã Tà Lài,
nhà dài cùng với các lễ hội (đâm trâu, cúng thần rừng)và ẩm thực đặc sắc...(xem phụ
lục III).
2.4 Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên
2.4.1 Kết quả hoạt động du lịch sinh thái năm 2009
Nâng cao chất lượng phục vụ du khách bằng hoạt động thiết thực như cũng cố về
tổ chức, cải thiện phương thức làm việc có hiệu quả và nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ...
Tổ chức đón tiếp du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu, học
tập cũng như có nhu cầu tổ chức các hội nghị tại Vườn.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
12
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
Tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn làm phim của hãng Diverse (Anh) được thực
hiện tại Vườn từ ngày 01/5 – 03/5/2009, thông qua chương trình này đã góp phần
quảng bá giới thiệu Vườn trên kênh truyền hình của Quốc tế.
Ký hợp đồng hợp tác và tạo được mối quan hệ thường xuyên với một số đơn vị
các công ty lữ hành Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận để kết nối và đưa
khách du lịch đến Vườn.
Mở thêm một số loại hình dịch vụ đưa khách đi bộ xuyên rừng tại một số tuyến,
điểm đã xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách đến Vườn tham quan, học tập
và nghiên cứu. Đồng thời khai thác và đưa vào sử dụng thêm 3 tuyến tham quan Đảo
Tiên, Hang Dơi, Vườn Gấu và 02 nhà nghỉ tại trạm kiểm lâm Bàu Sấu để phục vụ
khách tham quan.
Phối hợp với WWF hoàn tất dự án về du lịch sinh thái và triển khai các hoạt động
của dự án trong tháng 6/2009.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động du lịch sinh thái và doanh thu du lịch năm 2009
Nguồn: sổ theo dõi doanh thu du lịch VQG Cát Tiên năm 2009
Năm 2009, theo dự báo du lịch là ngành kinh doanh gặp nhiều khó khăn do tác
động của sự suy giảm tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, dịch vụ du lịch của Vườn so với
STT Nội dung Quốc Tế Nội địa
Tổng
cộng
A
Lượt khách 2890 14744 17634
Ngày khách 9042 17687 26729
B. Danh thu du lịch: (1000 Đ)
1 Vé tham quan 144500 241750 386250
2 Tiền xe vận chuyển khách 418298 417298 861275
3 Phòng nghỉ
1200583 496893 1760552
4 Hướng dẫn 189513 57383 235086
5 Xe đạp 14193 32775 33068
6 Bầu sấu 244686 113337 350963
7 Xuồng, phà 51855 40140 77375
8 Tham quan đảo Tiên 22150 15948 38098
9 Thu khác
39009 57937 93604
Doanh thu 2009 2324787,5 1473083,5 3836271
Doanh thu 2008 1751323 1315269 3066592
Mức tăng 2009/2008 573464 157814 769679
Tỷ lệ tăng 2009/2008 (%) 132% 112% 125%
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
13
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
0
5000
10000
15000
20000
25000
2002 2003 2004
Lượng khách (người)
Biểu đồ 2.1: Lượng khách, doanh thu từ năm
2002 - 2009
Giám đốc
Phó giám đốc
Tổ lễ
tân
Hướng
dẫn
Tổ xe,
xuồng
Tổ điện Tổ buồng
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức VQG Cát Tiên.
năm 2008 vẫn duy trì ổn định và có chiều hướng gia tăng. Lượng khách đến Vườn
tăng doanh thu du lịch tăng 25%, riêng doanh thu từ khách quốc tế tăng 32%, công
suất sử dụng phòng cao hơn năm 2008 (45% so với 35% năm 2008) nên doanh thu từ
phòng nghỉ cũng chiếm tỷ trọng cao hơn (46% tổng doanh thu).
Nguồn: VQG Cát Tiên
Trong các năm qua (2002 – 2009) mặc dù lượng du khách có nhiều biến đổi
nhưng doanh thu từ du lịch đều tăng. Trong đó, số lượng khách quốc tế có chiều
hướng tăng đều qua các năm.
2.4.2 Nguồn nhân lực
Hiện nay vườn
quốc gia Cát Tiên
có 175 cán bộ công
nhân viên (chủ yếu
là từ nơi khác đến,
nguồn nhân lực địa
phương còn hạn
chế), trong đó có
109 kiểm lâm trong 19 trạm, 2 đội cơ động, 30 nhân viên đang phục vụ tại trung tâm
du lịch sinh thái (xem chi tiết phụ lục IV).
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
13
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
4000000
4500000
2004 2005 2006 2007 2008 2009
Biểu đồ 2.1: Lượng khách, doanh thu từ năm
2002 - 2009
Giám đốc
Phó giám đốc
Tổ lễ
tân
Hướng
dẫn
Tổ xe,
xuồng
Tổ điện Tổ buồng
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức VQG Cát Tiên.
năm 2008 vẫn duy trì ổn định và có chiều hướng gia tăng. Lượng khách đến Vườn
tăng doanh thu du lịch tăng 25%, riêng doanh thu từ khách quốc tế tăng 32%, công
suất sử dụng phòng cao hơn năm 2008 (45% so với 35% năm 2008) nên doanh thu từ
phòng nghỉ cũng chiếm tỷ trọng cao hơn (46% tổng doanh thu).
Nguồn: VQG Cát Tiên
Trong các năm qua (2002 – 2009) mặc dù lượng du khách có nhiều biến đổi
nhưng doanh thu từ du lịch đều tăng. Trong đó, số lượng khách quốc tế có chiều
hướng tăng đều qua các năm.
2.4.2 Nguồn nhân lực
Hiện nay vườn
quốc gia Cát Tiên
có 175 cán bộ công
nhân viên (chủ yếu
là từ nơi khác đến,
nguồn nhân lực địa
phương còn hạn
chế), trong đó có
109 kiểm lâm trong 19 trạm, 2 đội cơ động, 30 nhân viên đang phục vụ tại trung tâm
du lịch sinh thái (xem chi tiết phụ lục IV).
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
13
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
4000000
4500000
ngàn đồng
Khách quốc
tế
Khách nội
địa
Tổng lượng
khách
Doanh thu
Giám đốc
Phó giám đốc
Tổ lễ
tân
Hướng
dẫn
Tổ xe,
xuồng
Tổ điện Tổ buồng
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức VQG Cát Tiên.
năm 2008 vẫn duy trì ổn định và có chiều hướng gia tăng. Lượng khách đến Vườn
tăng doanh thu du lịch tăng 25%, riêng doanh thu từ khách quốc tế tăng 32%, công
suất sử dụng phòng cao hơn năm 2008 (45% so với 35% năm 2008) nên doanh thu từ
phòng nghỉ cũng chiếm tỷ trọng cao hơn (46% tổng doanh thu).
Nguồn: VQG Cát Tiên
Trong các năm qua (2002 – 2009) mặc dù lượng du khách có nhiều biến đổi
nhưng doanh thu từ du lịch đều tăng. Trong đó, số lượng khách quốc tế có chiều
hướng tăng đều qua các năm.
2.4.2 Nguồn nhân lực
Hiện nay vườn
quốc gia Cát Tiên
có 175 cán bộ công
nhân viên (chủ yếu
là từ nơi khác đến,
nguồn nhân lực địa
phương còn hạn
chế), trong đó có
109 kiểm lâm trong 19 trạm, 2 đội cơ động, 30 nhân viên đang phục vụ tại trung tâm
du lịch sinh thái (xem chi tiết phụ lục IV).
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
14
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
2.4.3 Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật
Để đáp ứng được nhu cầu tham quan giải trí của khách du lịch, VQG Cát Tiên đã
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh: 65 nhà nghỉ, 2 nhà hàng,
phương tiện chuyên chở, sân thể thao, phòng hội nghị...(xem chi tiết phụ lục V).
Hệ thống đường xá của VQG Cát Tiên một số được trải nhựa, phần lớn vẫn là
đường đất đỏ. Vườn còn có dịch vụ cho thuê giầy đi rừng, giới chống vắt, máy phát
điện, cho thuê dàn nhạc (phục vụ cho lửa trại), quầy bán hàng lưu niệm (áo thun,
nón,phim đĩa, sách về động thực vật...), quầy bán đồ dùng cá nhân (bàn chải, kem
đánh răng, khăn, nhan mũi, xà bông...).
2.4.4 Hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên
VQG Cát Tiên là một trong những vườn quốc gia hoạt động du lịch sinh thái khá
lâu (năm 2000) và là một trong những vườn quốc gia nổi tiếng vềdu lịch sinh thái.
Hiện tại VQG có các loại hình du lịch chủ yếu sau:
- Du lịch mạo hiểm.
- Du lịch nghiên cứu, học tập.
- Du lịch nghỉ dưỡng.
- Du lịch hội nghị.
Các tuyến du lịch chính (bản đồ 2.1):
1. Tuyến Bàu Sấu
2. Tuyến tham quan làng dân tộc
Mạ, S’tiêng ở Tà Lài
3. Tuyến Bàu Chim
4. Tuyến Bằng lăng- Cây Gõ – thác
Bến cự
5. Tuyến thác Mỏ Vẹt
6. Tuyến thác Trời - thác Dựng
7. Tuyến xem thú ban đêm
8. Tuyến Cây Si
9. Tuyến Hang dơi
10.Tuyến cây Gõ Bác Đồng
11.Điểm di chỉ văn hoá Óc Eo
12.Điểm tham quan Đảo Tiên
2.4.5 Công tác quản lý du khách
Tổ chức quản lý du khách theo các bước sau:
- Khách vào tham quan được mua vé tại trạm cấp giấy phép, sau đó đến bờ sông
qua xuồng đò vào Vườn.
- Khách phải đăng ký tại trung tâm du lịch, bộ phận tiếp tân sẽ theo dõi ghi chép
các thông tin, nhu cầu của du khách như: tên khách, quốc gia, từ đâu đến, thời
gian lưu trú, các nhu cầu dịch vụ của khách...
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
15
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
Bản đồ2.1: Các tuyến tham quan tại VQG Cát Tiên
- Tiếp tân hướng dẫn các dịch vụ, thông tin đến khách, bố trí hướng dẫn viên phụ
trách theo đoàn, khách có thể tham quan phòng trưng bày tuyên truyền, xem
phim ảnh về Vườn.
- Thông báo đến khách việc cần làm ở Vườn:
+ Tuân thủ hướng dẫn của hướng dẫn viên, tiếp tân.
+ Tự chịu trách nhiệm về an toàn và tài sản cá nhân trong thời gian lưu tại Vườn.
+ Giữ gìn vệ sinh môi trường.
+ Không gây tiếng ồn, đi lại có trật tự.
+ Mọi sinh hoạt cần được chấm dứt trước 22h.
Bên cạnh, còn có các quy định và yêu cầu đối với du khách tham quan (xem phụ
lục VI).
Bản đồ 2.1: Các tuyến du lịch tại vườn quốc gia Cát Tiên
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
16
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm khách du lịch sinh thái VQG Cát Tiên (phương pháp phỏng
vấn, thu thập số liệu).
- Đánh giá các tác động của khách du lịch đến công tác bảo tồn thiên nhiên
(phương pháp AIM).
- Phân tích các khía cạnh môi trường và tài nguyên của các hoạt động du lịch của
du khách (phương pháp AIA).
- Xác định các tiêu chí giới hạn của các khía cạnh môi trường tài nguyên và kế
hoạch quan trắc tác động (phương pháp LAC).
- Đề xuất các định hướng phát triển hoạt động du lịch và giải pháp để quản lý và
hạn chế các tác động của du khách.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Các tài liệu cần thu thập, bao gồm:
Sử dụng các bản đồ phân bố diện tích của vườn quốc gia Cát Tiên, bản đồ phân
bố động thực vật, bản đồ các tuyến hoạt động du lịch tại đây.
Bản đồ phân bố dân cư.
Các loại, nguồn tài nguyên thiên nhiên của VQG.
Các loại hình hoạt động du lịch và các sản phẩm du lịch chính (tham quan, ngắm
cảnh, nghiên cứu, cắm trại, dã ngoại, thể thao,…).
Các tuyến du lịch đang hoạt động, mức giá cho từng loại.
Các dự án trong hiện tại và tương lai tại VQG.
Số liệu về lượng, thị trường, lứa tuổi, thời gian lưu trú.
Các thông tin về tình trạng cơ sở hạ tầng, dịch vụ.