Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài tập cá nhân tình huống luật hình sự module.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.12 KB, 3 trang )

Bài tập cá nhân tình huống luật hình sự module
A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội
trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự và bị Tòa án
tuyên phạt 3 năm tù. Anh (chị) hãy xác định:
a. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự, loại tội mà A thực hiện thuộc
loại tội gì? Tại sao?(4 điểm)
b. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm cơ bản,
cấu thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao?
(3 điểm)
Trả lời
a. Loại tội mà A đã thực hiện thuộc loại tội nghiêm trọng
Giải thích:
Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định:
3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là
tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo đó, các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi dấu hiệu về mặt nội
dung chính trị, xã hội (tính nguy hiểm cho xã hội) và dấu hiệu về mặt hậu quả
pháp lí (tính phải chịu phạt).
Xét về mặt nội dung chính trị, xã hội:
Xét về mặt nội dung chính trị, xã hội là xét về tính nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm. Nguy hiểm cho xã hội nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
có tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà làm luật.
A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của a cấu thành tội trộm
cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm


tù. “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác”. Khi nói
đến trộm cắp tài sản thì không thể không đi kèm với hành vi chiếm đoạt tài sản,
nếu lén lút mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là trộm cắp tài sản.
Vì thế trộm cắp tài sản là chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lén lút.
Hành vi của A đã gây nguy hại lớn cho xã hội, có tính chất chiếm đoạt, xâm phạm
đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ được xác định tại khoản 1 Điều 8
BLHS, mà cụ thể là xâm hại quyền sở hữu tài sản của B trị giá lên tới 100 triệu
đồng.
Xét về mặt hậu quả pháp lí:
Điều 138 BLHS quy định:
2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu
đồng;
………
Tài sản mà A trộm cắp của B có trị giá 100 triệu đồng. Do vậy A phạm vào tội quy
định tại điểm e khoản 2 Điều 138, đó là: “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm
mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”. Điều 138 BLHS cũng quy định rõ
về hình phạt đối với hành vi phạm tội thuộc các trường hợp được nêu trong khoản
2 đó là “phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Ta có thể thấy được mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản của A là bảy năm tù. Như vậy, căn cứ
vào khoản 3 Điều 8 BLHS thì ta xác định được loại tội mà A thực hiện thuộc loại
tội phạm nghiêm trọng.
b. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm (CTTP) tăng
nặng

Giải thích:
Trước hết, CTTP là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội
phạm được quy định trong luật hình sự. Dựa theo tính chất và mức độ nguy hiểm
của tội phạm, luật hình sự phân CTTP thành: CTTP cơ bản ( là CTTP chỉ bao gồm
những dấu hiệu định tội); CTTP giảm nhẹ (là CTTP chứa những tình tiết làm tính
chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm giảm đi đáng kể); CTTP tăng nặng (là
CTTP ngoài dấu hiệu định tội còn chứa dấu hiệu khác làm tính chất và mức độ
nguy hiểm của tội phạm tăng lên). Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
(TNHS) được quy định trong Điều 48 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Như vậy, dấu hiệu bắt buộc để phân loại CTTP cơ bản, tăng nặng hay giảm nhẹ là
các dấu hiệu định khung, vì khi thỏa mãn những dấu hiệu đó sẽ cho phép chuyển
khung hình phạt được áp dụng từ khung bình thường lên khung tăng nặng hoặc
xuống khung giảm nhẹ.
Xét trường hợp của A: A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi
của A cấu thành tội trộm cắp theo khoản 2 Điều 138 BLHS và bị Tòa án tuyên
phạt ba năm tù.
Khoản 1 Điều 138 là CTTP cơ bản (vì chỉ bao gồm dấu hiệu định tội): “người nào
trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi
triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị
xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài
sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Tức là, nếu A trộm cắp tài
sản của B trị giá từ hai triệu đến dưới năm mươi triệu thì hành vi của A sẽ thuộc
trường hợp CTTP cơ bản. Tuy nhiên, hành vi của A lại cấu thành tội trộm cắp tài
sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS, ngoài các tình tiết để định tội là trộm
cắp tài sản, A còn có thêm tình tiết tăng nặng là “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ
năm mươi triệu đông đến dưới hai trăm triệu đồng” (cụ thể là 100 triệu đồng).
Điều này phản ánh mức độ của tính nguy hiểm tăng lên rõ rệt so với các trường
hợp trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1.
Những dấu hiệu có thêm trong trường hợp CTTP tăng nặng đối với hành vi của A

cho phép chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung bình thường (mức cao
nhất là ba năm – theo khoản 1 Điều 138 BLHS) lên khung tăng nặng (mức cao
nhất là bảy năm – theo khoản 2 Điều 138 BLHS).
Tóm lại, từ những phân tích ở trên, ta có thể khẳng định: loại tội mà A thực hiện
thuộc loại tội phạm nghiêm trọng và hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp
CTTP tăng nặng.

×