Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Môn học: Trang trí ứng dụng I Lớp: THSP MT 2 Học kì II (năm học 20092010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
Môn học: Trang trí ứng dụng I Lớp: THSP MT 2
Học kì II (năm học 2009-2010)
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Hữu Quang
A. Thời lượng: 60 tiết (15 tiết LT, 45 tiết TH)
B. Nội dung chương trình
Chương I: ỨNG DỤNG CÁC HÌNH CƠ BẢN ( 30 tiết )
Bài 1: TRANG TRÍ KHĂN QUÀNG VUÔNG .
(Lý thuyết: 2 tiết, Thực hành : 8 tiết)
A. Mục tiêu :
- Giúp cho HS Làm quen với loại hình trang trí ứng dụng : Khăn
quàng vuông ; Thấy được vai trò của trang trí khăn quàng vuông trong đời
sống thực tế.
- Nắm và hiểu được phương pháp sắp xếp bố cục của trang trí khăn
quàng qua vận dụng các nguyên tắc trang trí.
- Biết vận dụng các hoạ tiết trang trí đã học để áp dụng và sáng tạo
vào bài trang trí khăn quàng một cách có thẩm mỹ và nghệ thuật
B. Nội dung bài giảng :
I. Ý nghĩa, đặc điểm, vai trò của TT khăn quàng trong đời sống
II. Các qui tắc bố cục trang trí thường vận dụng trong TT khăn quàng
1- Qui tắc đăng đối :
a/ Đăng đối trục
b/ Đăng đối tâm
+ Hiệu quả tĩnh
+ Hiệu quả động
c/ Đăng đối thật và đăng đối giả
2- Qui tắc tái diễn ( Còn được gọi là lập lại hoặc nhắc lại )
3- Qui tắc luân phiên ( Còn được gọi là qui tắc xen kẻ )
4- Qui tắc biến dị, phá thế ( Còn được gọi là qui tắc biến đổi,hình
mảng không đều)
Tất cả các qui tắc nối trên thường được vận dụng một cách linh hoạt,


phối hợp với nhau, mặt khác tuỳ theo tính chất, yêu cầu, loại hình bài
học mà các qui tắc đó có những phương pháp vận dụng cụ thể khác
nhau cho phù hợp.
III. Phương pháp trang trí khăn quàng:
1- Tìm phác thảo đen trắng( tìm một vài cái để có sự lựa chọn)
- Xác định khuôn khổ định trang trí.
-Bố cục( sắp xếp hình, mảng các độ đậm nhạt)
+ Xác định tâm của khăn quàng và chia thành các mảng đều nhau( hoặc
không đều nhau) tùy theo ý định của người vẽ.
+ Sắp xếp các mảng: Vẽ các mảng đồng dạng, mảng trọng tâm các mảng
nhỏ… và tìm mảng( hoặc nét) để tạo nên sự sinh động cho bố cục . Sử dụng
các hình thức trang trí xen kẽ, nhắc lại, đăng đối…
+ phân bố các độ đậm nhạt cho bố cục thêm chặt chẽ, làm nổi rõ trọng tâm
và chủ động khi tìm màu.
2- Tìm phác thảo màu
Căn cứ vào độ đậm nhạt của phác thảo đen trắng để tìm màu
3- Vẽ họa tiết
Vẽ họa tiết sao cho vẫn đảm bảo được hình thể ban đầu của các mảng.
Họa tiết cần được đơn giản và cách điệu, sắp xếp họa tiết có chính - phụ , có
trọng tâm .
4- Thể hiện : Can hình vẽ vào giấy định thể hiện .Thể hiện đúng tinh
thần của phác thảo , cần chú ý rèn luyện kỹ năng tô màu sạch đẹp, khéo
léo .
IV.Thực hành: 8 tiết
Anh ( chị ) hãy vẽ một bài trang trí khăn quàng sử dụng họa tiết hoa lá ,
chim thú cách điệu và màu sắc tự do.
+ Kích thước : 25cm x 25cm
+ Chất liệu : Màu sáp , màu nước, màu bột .
H.1: Trang trí khăn quàng ( Bài tham khảo )


Bài 2: TRANG TRÍ DĨA TRÒN.
(Lý thuyết: 2 tiết, Thực hành : 8 tiết)
A. Mục tiêu:
- Giúp cho HS Làm quen với loại hình trang trí ứng dụng : Dĩa tròn;
Thấy được vai trò của trang trí dĩa tròn trong đời sống thực tế.
- Nắm và hiểu được phương pháp sắp xếp bố cục của trang trí dĩa tròn
qua vận dụng các nguyên tắc trang trí.
- Biết vận dụng các hoạ tiết trang trí đã học để áp dụng và sáng tạo
vào bài trang trí dĩa tròn một cách có thẩm mỹ và nghệ thuật
B. Nội dung bài giảng :
I. Ý nghĩa, đặc điểm ,vai trò của TT dĩa tròn trong đời sống
II. Các qui tắc bố cục trang trí thường vận dụng trong TT dĩa tròn
1- Qui tắc đăng đối :
a/ Đăng đối trục
b/ Đăng đối tâm
+ Hiệu quả tĩnh
+ Hiệu quả động
c/ Đăng đối thật và đăng đối giả
2- Qui tắc tái diễn ( Còn được gọi là lập lại hoặc nhắc lại )
3- Qui tắc luân phiên :( Còn được gọi là qui tắc xen kẻ )
4- Qui tắc biến dị,phá thế ( Còn được gọi là qui tắc biến đổi,hình
mảng không đều)
Tất cả các qui tắc nối trên thường được vận dụng một cách linh hoạt,
phối hợp với nhau, mặt khác tuỳ theo tính chất, yêu cầu, loại hình bài
học mà các qui tắc đó có những phương pháp vận dụng cụ thể khác
nhau cho phù hợp.
III. Phương pháp trang trí dĩa tròn :
1- Tìm phác thảo đen trắng( tìm một vài cái để có sự lựa chọn)
- Xác định khuôn khổ định trang trí.
-Bố cục( sắp xếp hình, mảng các độ đậm nhạt)

+ Xác định tâm của dĩa tròn và chia thành các mảng đều nhau( hoặc không
đều nhau) tùy theo ý định của người vẽ.
+ Sắp xếp các mảng: Vẽ các mảng đồng dạng, mảng trọng tâm các mảng
nhỏ… và tìm mảng( hoặc nét) để tạo nên sự sinh động cho bố cục . Sử dụng
các hình thức trang trí xen kẽ, nhắc lại, đăng đối…
+ phân bố các độ đậm nhạt cho bố cục thêm chặt chẽ, làm nổi rõ trọng tâm
và chủ động khi tìm màu.
2- Tìm phác thảo màu
Căn cứ vào độ đậm nhạt của phác thảo đen trắng để tìm màu
3- Vẽ họa tiết
Vẽ họa tiết sao cho vẫn đảm bảo được hình thể ban đầu của các mảng.
Họa tiết cần được đơn giản và cách điệu, sắp xếp họa tiết có chính - phụ , có
trọng tâm .
4- Thể hiện : Can hình vẽ vào giấy định thể hiện .Thể hiện đúng tinh
thần của phác thảo , cần chú ý rèn luyện kỹ năng tô màu sạch đẹp, khéo
léo .
IV.Thực hành : 8 tiết
Anh ( chị ) hãy vẽ một bài trang trí dĩa tròn sử dụng họa tiết hoa lá , chim
thú cách điệu và màu sắc tự do.
+ Kích thước : Đường kính 25cm
+ Chất liệu : Màu sáp , màu nước, màu bột .

H.2: Trang trí Dĩa tròn ( Bài tham khảo )
Bài 3: TRANG TRÍ KHĂN TRÃI BÀN.
( Lý thuyết: 2 tiết, Thực hành : 8 tiết)
A. Mục tiêu :
- Giúp cho HS Làm quen với loại hình trang trí ứng dụng : khăn trãi
bàn; Thấy được vai trò của trang trí khăn trãi bàn trong đời sống thực tế.
- Nắm và hiểu được phương pháp sắp xếp bố cục của trang trí khăn
trãi bàn qua vận dụng các nguyên tắc trang trí.

- Biết vận dụng các hoạ tiết trang trí đã học để áp dụng và sáng tạo
vào bài trang trí khăn trãi bàn một cách có thẩm mỹ và nghệ thuật
B. Nội dung bài giảng :
I.Ý nghĩa, đặc điểm ,vai trò của TT khăn trãi bàn dĩa tròn :
II. Các qui tắc bố cục trang trí thường vận dụng trong TT khăn trãi bàn
1- Qui tắc đăng đối :
a/ Đăng đối trục
b/ Đăng đối tâm
+ Hiệu quả tĩnh
+ Hiệu quả động
c/ Đăng đối thật và đăng đối giả
2- Qui tắc tái diễn ( Còn được gọi là lập lại hoặc nhắc lại )
3- Qui tắc luân phiên :( Còn được gọi là qui tắc xen kẻ )
4- Qui tắc biến dị,phá thế ( Còn được gọi là qui tắc biến đổi,hình
mảng không đều)
III. Phương pháp trang trí khăn trãi bàn :
1- Tìm phác thảo đen trắng( tìm một vài cái để có sự lựa chọn)
- Xác định khuôn khổ định trang trí.
-Bố cục( sắp xếp hình, mảng các độ đậm nhạt)
+ Xác định tâm của dĩa tròn và chia thành các mảng đều nhau( hoặc không
đều nhau) tùy theo ý định của người vẽ.
+ Sắp xếp các mảng: Vẽ các mảng đồng dạng, mảng trọng tâm các mảng
nhỏ… và tìm mảng( hoặc nét) để tạo nên sự sinh động cho bố cục . Sử dụng
các hình thức trang trí xen kẽ, nhắc lại, đăng đối…
+ phân bố các độ đậm nhạt cho bố cục thêm chặt chẽ, làm nổi rõ trọng tâm
và chủ động khi tìm màu.
2- Tìm phác thảo màu
Căn cứ vào độ đậm nhạt của phác thảo đen trắng để tìm màu
3- Vẽ họa tiết
Vẽ họa tiết sao cho vẫn đảm bảo được hình thể ban đầu của các mảng.

Họa tiết cần được đơn giản và cách điệu, sắp xếp họa tiết có chính - phụ , có
trọng tâm .
4- Thể hiện : Can hình vẽ vào giấy định thể hiện .Thể hiện đúng tinh
thần của phác thảo , cần chú ý rèn luyện kỹ năng tô màu sạch đẹp, khéo
léo .
IV.Thực hành: 8 tiết
Anh ( chị ) hãy vẽ một bài trang trí khăn trãi bàn sử dụng họa tiết hoa lá ,
chim thú cách điệu và màu sắc tự do.
+ Kích thước : Đường kính 25cm ( TT ¼ góc vuông)
+ Chất liệu : Màu sáp , màu nước, màu bột .
Chương II : KẺ KHẨU HIỆU (10 tiết)
(Lý thuyết: 2 tiết, Thực hành : 8 tiết)
I. Vai trò của chữ trong trang trí :
Chữ là một hệ thống tín hiệu, ghi lại ngôn ngữ của loài người. Nó xuất
hiện cách đây khoảng 3.000 năm .Trãi qua nhiều thế kỷ,nó được cải tiến,
hoàn thiện dần để đáp ứng yêu cầu sử dụng ngày một cao của xã hội loài
người .
Trong phạm vi trang trí, với chức năng là tô điểm cho mọi vật thêm đẹp
nhằm đem lại những xúc cảm thẩm mỹ cho người xem thì chữ ngoài việc
ghi, giải thích nội dung thông tin, chữ còn phải có hình dáng đẹp, phù hợp
với nội dung và hình thức trình bày tạo nên sự vui mắt và hấp dẫn người
xem .
Ở một số loại hình trang trí như trình bày ấn phẩm văn hóa , ấn phẩm quảng
cáo thương mại, tranh cổ động…thì chữ được xem như một yếu tố trang trí
chính không thể thiếu được .
II. Một số kiểu chữ chính :
1- Kiểu chữ cổ đại :
Đặc điểm loại chữ này có các nét đều nhau, vì thế nó còn được gọi là kiểu
chữ gậy ( hay kiểu chữ Baton )
2- Kiểu chữ Ai Cập :

Chữ có nét thanh nét đậm, nhưng giữa nét thanh và nét đậm không có sự
khác biệt lắm, chữ có chân vuông .
3- Kiểu chữ La Mã (Romain )
Loại chữ này có nét thanh nét đậm và nét thanh rất mảnh,chữ có chân nhọn .
4- Kiểu chữ châu Âu :
Đặc điểm của kiểu chữ châu Âu là nét chữ đều, mảnh thanh .
5- Kiểu chữ nghiêng :
Chỉ chung cho tất cả những kiểu chữ viết nghiêng .
H. 37 : Một số kiểu chữ thông dụng .
Kiểu chữ cổ đại ( Baton ) GIÁO
TRÌNH
Kiểu chữ La mã ( Romain ) MỸ THUẬT
III. Một số điều cần ghi nhớ khi sử dụng chữ :
1- Chọn kiểu chữ :
Phải đảm bảo hình dáng gốc của chữ, dù kẻ ở kiểu nào (chữ chân phương
hay sáng tác ) đều phải tuân theo những qui tắc của kiểu chữ .
2- Tỷ lệ của chữ :
Tỷ lệ của chữ cần đảm bảo sự cân đối giữa chiều cao , chiều ngang và nét
chữ. Tùy thuộc vào nội dung trình bày, óc sáng tạo và thẩm mỹ của người vẽ
mà chữ có thể được điều chỉnh ,miễn sao có sự cân đối và gây được ấn
tượng thẩm mỹ. Tỷ lệ thông thường là 3/5,có nghĩa là chiều ngang của chữ
là 3,chiều cao của chữ là 5 và nét chữ là 1(căn cứ vào chữ E để định ra tỷ lệ )
3- Chiều cao của chữ :
Nhìn chung các chữ đó có cùng một chiều cao. Song ở những chữ có dấu(
hoặc chân) nhọn như chữ A, N, V và những chữ tròn O, Q , G thì khi kẻ nên
nhô ra khỏi hàng kẻ chút ít để khỏi có cảm giác bị hụt hơn những chữ khác.
4. Chiều rộng của chữ :
Chiều rộng của chữ không bằng nhau vì mỗi chữ có một đặc điểm cấu tạo
riêng : Có chữ khuyết hai bên như chữ A, V ; có chữ khuyết ở các góc , như
chữ O, C, Q ,R ; Có chữ hai bên là những nét thẳng đứng như các chữ N, H,

M… Do đó có khi đứng cạnh nhau, mặc dù bố trí cùng trong một chiều rộng
như nhau chúng vẫn gây ra những cảm giác rộng hẹp khác nhau .
5. Khoảng cách giữa các chữ :
Khoảng cách giữa các chữ không bằng nhau . Do cấu trúc của các chữ có
những đặc điểm khác nhau , cho nên khi kẻ chữ nếu ta đặt chúng ở những
khoảng cách bằng nhau thì sẽ có chỗ bị xa quá, có chỗ lại quá gần không
liên tục , hài hòa của một từ.
6. Nét đậm của chữ :
Khi sử dụng kiểu chữ có nét thanh nét đậm cần nhớ những qui định để
chữ kẻ được đúng không bị ngược. Do kinh nghiệm và thuận tay người ta
qui định nét đậm của chữ như sau :
- Kẻ đậm ở những nét thẳng đứng.
- Kẻ đậm ở những nét chếch từ trên xuống dưới và có chiều từ trái qua phải.
- Kẻ đậm ở những nét bên trái ( nếu muốn làm đậm một bên) .
7- Đánh dấu chữ :
Chữ Việt Nam khi sử dụng ở bất cứ hình thức nào cũng đều phải có dấu
để dễ đọc, dễ hiểu . Dấu của chữ nào thì đánh ngay trên đầu chữ đó .
IV. Phương pháp kẻ khẩu hiệu :
Yêu cầu một khẩu hiệu đẹp phải có : Bố cục cân đối, ngắt ý hợp lí. Chữ
kẻ phải vuông thành, sắc cạnh . Màu sắc sáng sủa, rõ ràng.
Trình tự tiến hành một khẩu hiệu bao gồm các bước sau đây :
a. Xác định kiểu chữ : Xác định kiểu chữ cho phù hợp với nội dung
trình bày ,sử dụng kiểu chữ chân phương cho các khẩu hiệu có nội dung
chính trị, nghiêm túc. Cách điệu bay bướm dùng với nội dung quảng cáo ,
văn nghệ.
b. Chọn màu sắc : Chọn màu sắc để phối hợp cho nổi câu chữ và nền.
Trong khẩu hiệu người ta thường dùng độ tuơng phản về đậm - nhạt : Chữ
màu sáng thì nền màu tối ( hay ngược lại) . Màu đỏ và vàng thường hay
được sử dụng trong khẩu hiệu vì nó rực rỡ, từ xa đã làm người ta chú ý.
c. Tìm bố cục : Bố cục định kích thước của mảng chữ cho cân đối với

khuôn khổ định trình bày. Nếu khẩu hiệu dài phải bố trí nhiều dòng thì phải
chú ý đến ngắt câu cho đúng nghĩa, đủ ý. Tránh ngắt câu tùy tiện hoặc chú ý
đến bố cục mà không chú ý đến ý nghĩa của khẩu hiệu.
d . Tiến hành kẻ chữ : Sau khi đã phác thảo bố cục , người ta tiến hành
kẻ chữ . Khi kẻ cần sử dụng các dụng cụ như : Thước bẹt , ê- ke , com- pa ,
bút chì, tẩy …để kẻ chữ .
( Trong phạm vi chương trình chỉ đề cập đến hai kiểu chữ chính là kiểu chữ
Baton và kiểu chữ Romain ,còn các kiểu chữ khác HS-SV tự nghiên
cứu )
H.38 : Trình bày câu khẩu hiệu với kiểu chữ Romain
VÌ LỢI ÍCH
MƯỜI NĂM TRỒNG CÂY
VÌ LỢI ÍCH
TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI
HỒ CHÍ MINH
H.39 : Trình bày câu khẩu hiệu với kiểu chữ Baton
KÍNH THẦY – YÊU BẠN
IV. Thực hành : 8 tiết
Anh (chị ) hãy kẻ một khẩu hiệu ngắn bằng kiểu chữ Baton hoặc
Romain bột màu với nội dung tự chọn :
Kích thước : Trình bày trên khổ giấy ½ khổ giấy việt trì
Chất liệu : Bột màu
Chương III : TRÌNH BÀY BÁO TƯỜNG (10 tiết)
( Lý thuyết: 2 tiết, Thực hành : 8 tiết )
I. Khái niệm và ý nghĩa của báo tường :
Báo tường là một hình thức sinh hoạt tư tưởng mang tính chất nội bộ của
một đơn vị học tập,sản xuất, công tác hoặc một đơn vị chiến đấu…Nhằm
phản ánh tình hình sinh hoạt, tư tưởng, phong trào thi đua, trao đổi kinh
nghiệm học tập, nghề nghiệp, tâm sự… trong đơn vị đó . (Báo tường còn gọi
là bích báo.)

Báo tường có thể ra mỗi tháng một số hoặc ra từng đợt theo các chủ đề sinh
hoạt tư tưởng của đơn vị, hoặc chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, bài
viết do các thành viên trong đơn vị đóng góp, ban biên tập chịu trách nhiệm
duyệt bài và trình bày. Có hai hình thức trình bày báo tường :
+ Hình thức dán trực tiếp bài báo vào nơi qui định (mảng tường, gỗ … )
+ Hình thức viết và trình bày lại các bài viết vào một tờ giấy Croky.
Tuy nhiên dù trình bày theo hình thức nào , tờ báo cũng đều có những nội
dung và yêu cầu trình bày nhất định .
II. Cách trình bày báo tường :
1- Trình bày đầu đề báo :

H. 40 : Cách trình bày đầu đề báo .

Số báo đặc biệt
Chào mừng ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Mảng đầu đề báo thường được đặt ở phía trên là mảng chính trong tờ báo,
cần được trình bày nổi đẹp để thu hút sự chú ý của người xem.
Nội dung đầu đề báo gồm có :
+ Tên báo : Chiếm phần lớn diện tích của mảng đề báo . Tên báo là mảng
chữ chính chiếm diện tích lớn nhất , chữ đầu đề báo cần phải phù hợp mang
ý nghĩa đúng với chủ đề mà nội dung báo đề cập đến .
+ Logo, hình ảnh biểu trưng của đơn vị, ngày tháng ra báo
+ Số báo (nếu là số báo kỷ niệm ngày lễ thì nên ghi : Số đặc biệt chào mừng
ngày…
H.41 : Cách trình bày đầu đề báo

Chi đoàn Lý Tự Trọng
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP QĐND VIỆT NAM
22/12

2- Trình bày các bài viết :
Bài viết cần được trình bày trong các mảng to nhỏ ,dài ngắn khác nhau để
bố cục có sự đa dạng về mảng,những bài trọng tâm của tờ báo cần được xếp
ở phía trên, đóng khung các mảng bằng những nét chấm, nét gạch,…Cần có
những khoảng trống vừa phải để bố cục có sự thoáng mát, hợp lý .
3- Chữ trong trình bày báo tường :
Có thể sử dụng nhiều kiểu chữ : Chữ in, chữ thường, kiểu chữ nghiêng …
nhưng các kiểu chữ cần được trình bày rõ ràng, dễ đọc,tránh dùng kiểu chữ
cầu kỳ khó đọc .Chữ dùng cho tên báo nên chọn kiểu chữ chân phương ,
trang nhã .Có thể sử dụng nhiều kiểu
chữ khác nhau cho phong phú .
4- Hình vẽ minh họa và màu sắc :
Hình vẽ minh họa và màu sắc có tác
dụng tô điểm cho tờ báo thêm đẹp, hấp
dẫn người xem, nó được dùng để minh
họa cho tên báo, trang trí ở các đầu đề
bài báo, minh họa truyện ngắn, trang
thơ ,tranh vui tạo cho bố cục có sự vui
mắt và nội dung thêm lý thú .Nên sử
dụng những màu sắc trong sáng, tươi
vui, trang nhã .
5- Các bước tiến hành :
a. Phác thảo bố cục
b. Tìm màu .
c. Thể hiện
H.42 : Cách trình bày và
bố trí tổng thể tờ báo tường .
III. Thực hành :
Vẽ trang trí đề báo tường theo chủ đề : "Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
20/11" . -Kích thước : ½ tờ giấy việt trì

-Chất liệu : Màu bột
Chương IV : PHÓNG TRANH (10 tiết)
(Lý thuyết: 2 tiết, Thực hành : 8 tiết)
I. Mục đích của việc thu phóng tranh ảnh :
Việc thu, phóng tranh ảnh giúp người ta chủ động thu nhỏ hoặc phóng to
một bức tranh hoặc một tấm ảnh theo yêu cầu của người sử dụng .trong thực
tế tranh ảnh có nhiều kích thước khác nhau không thể đáp ứng được mọi yêu
cầu sử dụng hoặc trong việc di chuyển .
Việc thu nhỏ hay phóng to một bức tranh hoặc ảnh là việc làm cần thiết
đối với một số người.Học sinh phổ thông phóng to hay thu nhỏ tranh ảnh để
minh họa cho các môn học,người giáo viên phóng tranh ảnh để làm đồ dùng
dạy học, cán bộ thông tin tuyên truyền phóng to những bức tranh cổ động
lên tường, pano nhằm để trang trí, tuyên truyền cho nhiệm vụ chính trị .
II. Một vài cách thu phóng tranh ảnh :
Khi thu, phóng tranh ảnh người ta thường áp dụng những phương pháp
thông thường sau đây :
1- Phóng theo cách kẻ ô vuông :
Trên bề mặt của tranh hoặc ảnh và trên bề mặt của tờ giấy định thu ,
phóng người ta đều kẻ những ô vuông. tỷ lệ tùy theo khổ giấy và ý định của
người vẽ.
Ví dụ người ta muốn phong to bức tranh gấp 4 lần, thì trên tờ giấy dùng để
phóng người ta kẻ ô vuông gấp 4 lần ô vuông trên bức tranh mẫu .
2- Phóng theo cách kẻ đường chéo :
Phương pháp kẻ đường chéo còn được gọi là phương pháp kẻ bàn cờ vì
trông giống như cái bàn cờ.
Phương pháp này có nghĩa là người ta kẻ những đường chéo góc của các
hình do chính các đường chéo và các đường trục tạo nên ở cả trên tờ tranh
cũng như trên tờ giấy định thu, phóng .Tỷ lệ to nhỏ tùy theo ý định của
người vẽ.
III. Phương pháp tiến hành :

1. Đóng khung thật vuông vắn, chính xác bức tranh hay ảnh hoặc một
phần định phóng .
2. Xác định tỷ lệ định phóng,lấy chiều dài nhất của bức tranh và chiều dài
nhất của tờ giấy định phóng làm cơ sở tính toán .
3. Giới hạn khuôn khổ bức tranh sẽ được phóng trên tờ giấy bằng cách
đóng khung nó lại, sau khi đã xác định tỷ lệ .
+ Có thể đóng khung theo kích thước đã được làm dấu ở từng chiều dài hoặc
rộng, cách này rất chủ động về bố cục bức tranh trên tờ giấy .
IV. Thực hành: (2 tiết)Phóng một bức tranh trong SGK tập đọc ở tiểu học

H.43: Kẻ ô vuông trên tranh mẫu . H.44 : Tranh mẫu sau khi phóng lớn .
+ Có thể đặt bức tranh mẫu vào góc bên trái phía dưới của tờ giấy định
phóng, kẻ một đường thẳng kéo dài đường chéo góc của tranh mẫu và đường
chéo góc của tờ giấy định phóng để làm cơ sở cho việc kẻ đường chéo .
4. Thống nhất kiểu phóng trên tranh mẫu và trên khung tranh .Ở những
nơi có nhiều chi tiết khó, có thể kẻ thêm ô vuông hoặc đường chéo cho dễ vẽ
.
5- Phác hình, cần phác cẩn thận,luôn luôn đối chiếu với tranh mẫu. Đầu
tiên nên phác bằng những nét thẳng, sau đó mới điều chỉnh, sữa chữa cho
đúng với tranh mẫu .
6- Tô màu đậm nhạt. Khi hình đã được hoàn chỉnh mới tô màu và đậm
nhạt theo như tranh vẽ .
Khi tô màu xong các mảng màu mới viền nét xung quanh, nếu vẽ trước
nét sẽ bị nhòe, sau cùng hoàn chỉnh các chi tiết cần thiết cho bức tranh giống
mẫu.
III- Thực Hành :
Phóng một tranh nghệ thuật (tự chọn) .Kích thước : ½ tờ giấy việt trì
Chất liệu : Bột màu, màu Water
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Hoàng Minh - “ Hoa văn trang trí thông dụng.”

NXB văn hóa thông tin - 2000
2. Nguyễn Quân - “ Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại ”
NXB Văn hóa - 1982
3. Nguyễn Thị Nhung , Nguyễn Thế Hùng, - “Giáo trình trang trí.”
NXB Giáo dục - 1998
4. Tạ Phương Thảo - “Tập bài giảng bộ môn trang trí ”
Trường CĐSP Nhạc họa Trung ương 1992 - 2003
5. Trịnh Thiệp - Ung Thị Châu “ Mỹ thuật và phương pháp dạy học ”
NXB Giáo dục - 1997
6. Nguồn tư liệu tranh ảnh, các bài vẽ mẫu :
• Nguồn tư liệu tranh, ảnh của các nhà nghiên cứu mỹ thuật, nhà sưu
tập trong và ngoài nước.(Trên mạng Internet )
• Nguồn tư liệu tranh, ảnh của bảo tàng mỹ thuật Việt Nam
• Một số bài vẽ trang trí của SV trường ĐH Mỹ thuật Huế, CĐ Mỹ
thuật trang trí Đồng Nai
• Nguồn : Website nghệ thuật học ( />

×