BÀI 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ VÀ ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
1. Điện thế nghỉ:
– Là sự chênh lệch điện giữa trong và ngoài màng TB khi TB không bị kích thích (trạng thái nghỉ)
Trong tích điện –
Ngoài tích điện +
Kí hiệu điện thế nghỉ: -
Giải thích:
- Do sự chênh lệch về nồng độ ion giữa trong và ngoài màng
+ Na
+
: ngoài > trong
+K
+
: trong > ngoài
- Tính thấm chọn lọc:
+ Ở trạng thái nghỉ, kênh K
+
mở, kênh Na
+
đóng
+ K
+
đi từ trong ra ngoài => trong tích điện (-) , ngoài tích điện (+)
2. Điện thế hoạt động:
- Sự thay đổi điện từ trạng thái nghỉ => mất phân cực => đảo cực => tái phân cực (khi TB bị kích thích
đúng ngưỡng)
Giải thích:
- Khi tế bào bị kích thích thì tính thấm của màng TB bị thay đổi làm cho kênh K
+
đóng, kênh Na
+
mở gây
nên hiện tượng mất phân cực -> đảo cực ngay sau đó kênh K
+
sẽ mở trở lại, Na
+
đóng tạo nên hiện tượng tái
phân cực
Bản chất của truyền xung thần kinh: là sự lan truyền điện hoạt động
3. Sự lan truyền xung thần kinh (điện hoạt động) trên sợi trục TK
Sợi trục không có bao Miêlin Sợi trục có bao Miêlin
Xung thần kinh lan truyền lần lượt
từ vùng này sang vùng khác cho
đến hết sợi trục
Chậm hơn
Xung TK truyền theo kiểu nhảy cóc
từ eo ranvie này sang eo ranvie
khác
Nhanh hơn
Câu hỏi 1: Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động phát sinh trong điều kiện nào?
- Điện thế nghỉ:
+ Giữa màng trong và màng ngoài phải có sự chênh lệch về nồng độ ion của một nguyên tố nào đó (K
+
)
+ Màng phải là màng bán thấm (có tính chọn lọc): cho ion này lọt qua mà không cho ion khác lọt qua.
Cổng K
+
mở nhưng cổng Na
+
đóng
+ Có sự hoạt động của bơm Na – K vận chuyển ngược K
+
vào bên trong nhằm duy trì điện thế nghỉ
- Điện thế hoạt động:
+ Kích thích phải là kích thích tới ngưỡng đủ để thay đổi tính thấm của màng
Câu hỏi 2: Tại sao nói ion K
+
đóng vai trò quan trọng trong duy trì điện thế nghỉ?
- K
+
đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ là vì K
+
mang điện tích dương đi từ trong
ra ngoài màng và nằm sát lại mặt ngoài màng tế bào, làm cho mặt màng tế bào tích điện dương so với mặt
trong tích điện âm.
Câu hỏi 3: Khi tế bào chết tìh trị số của điện thế nghỉ sẽ bằng bao nhiêu? Tại sao?
Khi tế bào chết thì điện thế nghỉ bằng 0 vì màng tế bào mất tính thấm chọn lọc đối với các ion và do vậy,
các ion nhỏ có thể tự do đi qua màng, làm mất sự chênh lệch về nồng độ ion ở hai bên màng tế bào.
Câu hỏi 4: Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mieelin và không có
bao mieelin?
Trên sợi không có bao miêlin Trên sơi có bao miêlin
- Dẫn truyền liên tục trên 1 sợi trục
- Tốc độ lan truyền chậm
- Tốn nhiều năng lượng cho bơm Na+, K+.
Vì sự khử cực diễn ra liên tục nên phải liên
tục phục hồi điện thế nghỉ(khi phục hồi
điện thế nghỉ cần phải bơm Na+/ K+ do đó
tốn ATP)
-Dẫn truyền ngảy cóc từ eo ranvie này đến
eo ranvie khác
- Tốc độ lan truyền nhanh
- Tốn ít năng lượng cho bơm Na+, K+. Vì
sự lan truyền theo lối nhảy cóc nên số điểm
khử cực ít dẫn tới bơm Na+/K+ hoạt động
ít.
Câu hỏi 5: Khi con người lâm vào tình trạng căng thẳng, sợ hãi hay tức giận thì loại hocmon nào tiết ra
ngay? Hocmon đó ảnh hưởng ntn đến hoạt động của tim?
Hocmon tiết ra ngay là chất hóa học trung gian axetylcolin, được giải phóng từ các chùy xinap thần kinh
Ảnh hưởng hoạt động của tim:
+ Mới đầu axetylcolin được giải phóng ở chùy xinap thần kinh – cơ tim, kích thích màng sau xinap mở kênh
K+ dẫn đến giảm điện thế hoạt động của cơ tim nên tim ngừng đập
+Sau đó ,axetylcolin ở chùy xinap thần kinh – cơ tim cạn, chưa kịp tổng hợp, trong khi đó axetylcolin tại
màng sau xinap đã phân hủy (do enzim) nên tim đập nhanh trở lại nhờ tính tự động.
BÀI 29: DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRONG CUNG PHẢN XẠ
1. Xi náp
- Là diện tiếp xúc giữa TBTK – TBTK
TBTK- cơ tuyến
a,Cấu tạo:
b,Cơ chế:
Khi xung thần kinh truyền đến thùy xi náp, Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào bên trong thùy xi náp làm vỡ
các bóng chứa hóa chất trung gian, các chất này xuất bào ra khỏi màng trước xinap vào khe xinap và tiếp
nhận bởi thụ thể ở màng sau xinap và hóa chất trung gian kích thích làm điện hđ ở vùng sau xinap và điện
hđ tiếp tục được truyền đi trong cung phản xạ.
Sau đó các hóa chất trung gian được đưa trở lại trong bóng chứa hóa chất ở thùy xinap
xung thần kinh trong cung phản xạ được truyền theo 1 chiều
Do: chỉ có ở chùy xinap mới có bóng chứa hóa chất trung gian và màng sau xinap mới có thụ thể để tiếp
nhận hóa chất trung gian
Câu hỏi 1: Nêu những điểm khác biệt giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục với sự dẫn truyền
xung thần kinh qua xinap
Dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục Dẫn truyền xung thần kinh qua xinap
Tốc độ nhanh Tốc độ chậm hơn
Có thể dẫn truyền theo hai hướng ngược nhau bắt đầu
từ một điểm kích thích
Luôn dẫn truyền theo 1 chiều từ màng trước đến
màng sau xinap
Dẫn truyền theo cơ chế điện Dẫn truyền theo cơ chế ddienj – hóa – điện
Cường độ xung luôn ổn định suốt chiều dài sợi trục Cường độ xung có thể bị thay đổi khi đi qua
xinap
Kích thích liên tục không làm ngừng xung Kích thích liên tục có thể làm cho xung qua
xinap bị ngừng(mỏi)
Câu hỏi 2: Giải thích tác dụng của thuốc atropin,aminazin đối với người và dipteric đối với giun ké sinh
trong hệ tiêu hóa của lợn
- Dùng thuốc atropin phong bế màng sau xinap sẽ làm mất khả năng nhận cảm của màng sau xinap với chất
axetylcolin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt nên có tác dụng giảm đau
- Thuốc aminazin có tác dụng tương tự như enzim aminoxidaza là làm phân giải adrenalin, vì thế làm giảm
bớt lượng thông tin về não nên dẫn đến an thần
Thuốc tẩy giun sắn dipterec khi được lợn uống vào ruột, thuốc sẽ ngấm vào giun sán và phá hủy enzym
colinesteraza ở các xinap. Do đó sự phân giải axetylcolin không xảy ra. Axetylcolin tích tụ nhiều ở màng
sau xinap gây hưng phấn liên tục, cơ của giun sán co liên tục làm chúng cứng đờ không bám vào được niêm
mạc ruột, bị đẩy ra ngoài.
BÀI 31: TẬP TÍNH (TT)
1. Một số hình thức học tập ở động vật
+ Quen nhờn
+In vết
+Điều kiện hóa: - đáp ứng
-hành động
+Học ngầm
+Học khôn
2. Một số tập tính phổ biến ở động vật
+Tập tính kiếm ăn-săn mồi
+Tập tính sinh sản
+Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ
+Tập tính xã hội
+Tập tính di cư
BÀI 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
1. Khái niệm:
- Sinh trưởng là làm cho cây lớn lên qua từng gian đoạn do sự phát triển về số lượng tế bào, khối lượng,
kích thước.
- Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của TV gồm 3 yếu tố liên quan
+ Sinh trưởng
+Phân hóa tế bào, mô
+Phát sinh hình thái cơ quan
2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng phát triển:
- Là 2 mặt của 1 chu kì sống diễn ra đan xen, liên tiếp: sinh trưởng là tiền đề cho phát triển, phát triển
thúc đẩy sinh trưởng
3. Chu kì sinh trưởng phát triển ở TV
2 pha: + Pha sinh dưỡng: hình thành cwo quan sinh dưỡng:rễ, thân, lá
+Pha sinh sản: hình thành hoa quả hạt
4. Sinh trưởng ở thực vật
Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp
- Cây 1 lá mầm, thân non 2 lá mầm
- Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh, mô phân
sinh lóng
- Đặc điểm bó mạch: sắp xếp lộn xộn
- Kích thước than nhỏ
- Dạng ST: tăng chiều cao
- Thời gian sống: 1 năm
-> Là ST làm cây cao lên do hđ của mô phân sinh
đỉnh, lóng gặp cây 1 lá mầm, thân non 2 lá mầm
- Cây 2 lá mầm
- Nơi sinh trưởng: mô phân sinh bên
- Đđ bó mạch: xếp chồng chất
- Kích thước thân lớn
- Dạng ST: tăng bề ngang
- Time sống: nhiều năm
-> Là ST làm cây to ra do hđ mô phân sinh
bên gặp ở cây 2 lá mầm
Câu hỏi 1: Phân biệt cây 1 lá mầm, cây 2 lá mầm
Cơ quan Cây 1 lá mầm Cây 2 lá mầm
Hạt Thường có 1 lá mầm Thường có 2 lá mầm
Lá Gân lá xếp song song hoặc hình
cung. Lá thường mọc thẳng đứng
Gân lá phân nhánh. Lá
thường mọc nằm ngang
Thân - Thân nhỏ
- Bó mạch xếp lộn xôn
- Thân to (có sinh
trưởng thứ cấp)
- Bó mạch xếp bao
quanh tầng sinh
mạch
Rễ Thường có rễ chùm Thường có rễ cọc
BÀI 36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
1. Nhân tố chi phối sự ra hoa:
A, Tuổi cây
- Mỗi cây có độ tuổi ra hoa nhất định
Vd: cây cà chua 14 lá thì ra hoa
B, ĐK ngoại cảnh
- nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ CO2, K+, N+, ánh sáng (đỏ, xanh, tím)
C, Hoocmon ra hoa (florigen)
1. bản chất: hợp chất giwuax giberilin, antezin
2. Tác dụng: +Hocmon florigen được tạo ra từ lá, nó di chuyển đến chồi ngọn để kích thích sự ra hoa
+ Có thể di chuyển qua cành ghép
Sự ra hoa cần có của hoocmon ra hoa
D, Quang chu kì: là sự thay đổi có tính chu kì của ánh sáng xen kẽ ngày và đêm
- Sự ra hoa của cây phụ thuộc vào quang chu kì
-> Chia TH thành 3 nhóm
+ Cây ngày dài: ra hoa trong đk thời gian chiếu sáng trong ngày hơn 12h
+ Cây ngắn ngày: ra hoa trong đk ngày <12h
Vd: hoa thược dược, cà fe
+Cây trung tính: ra hoa trong đk ngày dài lẵn ngắn
E, Phitocrom
- Là nhân tố cảm quang, tồn tại ở 2 trạng thái P
660
và P
730
Ánh sáng đỏ kích thích sự ra hoa của cây ngày dài và ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn
Ánh sáng đổ xa thì ngược lại
Câu hỏi 1: Giải thích vai trò các hiện tượng sau:
A, Mùa thu: thắp đèn ở ruộng hoa cúc
B, Mùa đông: thắp đèn ở vườn thanh long
Trả lời:
a, Cúc ra hoa vào mùa thi vì mùa thu có thời gian đêm bắt ddaauf dài hơn, thích hợp cho cúc ra hoa
- Thắp đèn đêm ở vườn cúc vào mùa thu để rút ngắn thời gian ban đêm làm:
+ Cúc ra hoa chậm hơn (vào mùa đông khi không thắp đèn nữa)
+ Hoa sẽ có cuống dài, đóa to, đẹp hơn
+ Mùa đông ít hoa, nhu cầu hoa lớn -> hiệu suất kinh tế cao hơn
b, Thanh long ra hoa vào mùa hè (mùa có thời gian đêm ngắn hơn ngày)
- Mùa đông đêm dài hơn ngày, thanh long không ra hoa
- Để thanh long ra hoa trái vụ, phải thắp đèn đêm để cắt đêm dài thành 2 đêm ngắn