Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Biến đổi khí hậu và môi trường chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.73 KB, 12 trang )


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ Ở MỘT SỐ
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
TS. Phạm Ngọc Anh - Học viện An ninh nhân dân
Phát triển bền vững ở thế kỷ XXI đang là mục tiêu hướng đến của nhiều
quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Dựa trên đặc thù
chính trị, kinh tế, xã hội, hay địa lý, văn hóa mà mỗi quốc gia có thể hoạch định
cho mình một chiến lược phù hợp nhất. Xét trên tiêu chí này, chính trị chắc chắn
phải được xem như ưu tiên hàng đầu, thậm chí là cốt yếu của sự phát triển, và môi
trường chính trị, do đó, nằm trong những nhân tố sống còn, tác động và liên quan
đến sự đi lên hay phát triển của một nhà nước. Nhưng tại một số nước đang phát
triển hiện nay, do vị trí địa lý và những thay đổi của điều kiện tự nhiên, các hiện
tượng liên quan đến biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường chính
trị; từ đó ngăn cản cho việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và hài hòa
(1)
.
Trên cơ sở hệ thống lại những sự kiện chính của biến đổi khí hậu và nghiên cứu
trường hợp Indonesia, bài viết này hướng đến xây dựng một mối liên hệ định
lượng giữa biến đổi khí hậu và môi trường chính trị, nhân tố có ảnh hưởng quan
trọng đến các vấn đề phát triển.
1. Biến đổi khí hậu và môi trường chính trị - Một cách tiếp cận
Thứ nhất, môi trường chính trị bất ổn, năng lực quản lý nhà nước suy giảm
(“nhà nước yếu”) kết hợp với các nhân tố khác như sự nghèo đói, khủng hoảng
kinh tế… có thể sẽ là “địa hạt” lý tưởng gieo mầm các hoạt động khủng bố và nổi
dậy chống nhà nước. Một “nhà nước yếu” được miêu tả như cơ chế quản lý thiếu
hiệu quả và tính hợp pháp, và đây được xem là một nhân tố góp phần gây ra xáo
trộn, bất ổn xã hội như sự gia tăng các hoạt động tội phạm, khủng hoảng nhân đạo
và đặc biệt là nghèo đói
(2)
. Vấn đề này đang trở thành một câu hỏi lớn đối với các
nước đang phát triển.


Năm 2006, trong chiến lược an ninh quốc gia ở nhiệm kỳ thứ hai, Tổng
thống G. Bush đã nhấn mạnh những tác động gây bất ổn của xung đột khu vực sẽ
dẫn đến những kết quả tương tự như một thảm họa nhân đạo, tức là sự kiểm soát an
ninh quốc gia hay khả năng quản lý của một nhà nước là rất thấp và tất cả những
yếu tố này hoàn toàn có thể là nơi “trú ẩn an toàn” cho những kẻ khủng bố. Xét
theo tiêu chí này, các nước đang phát triển đang thực sự trở thành “thiên đường”
dung dưỡng cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Thứ hai, các hiện tượng liên quan đến biến đổi khí hậu và môi trường đã cho
thấy sự liên quan chặt chẽ đối với khả năng quản lý của một quốc gia theo hướng
làm suy giảm năng lực này và tạo ra thách thức lớn cho an ninh quốc gia do đã
vượt khỏi tầm kiểm soát. Hay nói cách khác, biến đổi khí hậu có thể là một yếu tố
tác động tiêu cực đến môi trường chính trị. Để thấy rõ mối liên hệ này, chúng ta
cùng xem lại một số sự kiện liên quan đến biến đổi khí hậu trong những năm qua.
Tháng 10/1998, thế giới được cảnh báo về tiềm năng phá hủy của thảm họa
thiên nhiên khi cơn bão Mitch, đạt tới cấp độ đỉnh điểm, đã tàn phá nghiêm trọng
một số nước Trung Mỹ, đặc biệt là Honduras và Nicaragua. Hơn 9000 người chết
và khoảng 3 triệu người rơi vào tình cảnh vô gia cư; thiệt hại trực tiếp lên đến 8 tỷ
USD bao gồm cả thiệt hại về cơ sở kinh tế và xã hội như hệ thống trường học, các
tuyến đường, mùa vụ… Các chuyên gia đã ghi nhận đây là cơn bão nghiêm trọng
nhất trong lịch sử bán cầu này
(3)
. Thậm chí với Honduras, mạng lưới cơ sở hạ tầng
được xây dựng trong nhiều thập kỷ đã bị phá hủy chỉ trong vài ngày giờ
(4)
. Tường
trình trước Thượng viện Mỹ, một học giả cho rằng cơn bão Mitch đã dạy cho
chúng ta một bài học quan trọng về mối liên hệ giữa sự nghèo đói, giàu có và suy
thoái môi trường ở Mỹ Latinh
(5)
. Quan điểm này, sau đó, được tăng cường trong

các báo cáo của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác trong năm 2003 rằng biến
đổi khí hậu có thể sẽ làm gia tăng nghèo đói. Cũng theo báo cáo này, những tác
động bất lợi của biến đổi khí hậu sẽ nổi bật ở các nước đang phát triển vì sự phụ
thuộc cao của họ vào tự nhiên và khả năng hạn chế đối với thích ứng biến đổi khí
hậu. Trong một vài năm tới, theo dự báo của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi
khí hậu (IPCC), bão và lốc xoáy vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí với cường độ cao và
dữ dội hơn
(6)
. Những hiện tượng này, một khi tấn công vào các nước nghèo đang
phát triển, chúng có thể làm ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển quốc gia, và suy
cho cùng là thách thức năng lực nhà nước. Chúng ta hãy nhớ lại rằng, vào năm
2000 khi lốc xoáy nhiệt đới kèm bão lũ đã tàn phá nặng nề như thế nào đối với
Mozambique, sự hủy hoại của nó đã làm giảm sút tỷ lệ tăng trưởng năm từ 8%
xuống còn 2,1%
(7)
. Còn cơn bão Mitch khi tàn phá các nước Trung Mỹ cũng đặt
một dấu hỏi thực sự đối với sự phát triển bền vững của các quốc gia này.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của IPCC, mực nước biển tăng - hệ quả của biến
đổi khí hậu - đang đe dọa nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Báo cáo
của IPCC, do hàng chục nhà khoa học soạn thảo và hơn 2000 nhà khoa học từ 130
quốc gia tham gia đóng góp ý kiến, dự đoán đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ bề mặt
Trái đất sẽ tăng thêm từ 1,4 đến 4°C, mực nước biển sẽ dâng thêm khoảng 28 - 43
cm. Nước biển dâng kết hợp cùng các hiện tượng bão, lốc xuáy chắc chắn sẽ để lại
những tổn thất ghê gớm đối với các nước đang phát triển, và hiện tại gây ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hơn 100 triệu dân đang sống ven biển và 30/50
thành phố duyên hải lớn nhất thế giới
(8)
.
Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết diễn biến phức tạp (nhiệt sóng, nhiệt độ
cao, lượng mưa lớn) sẽ ngày càng trở nên thường xuyên hơn và khiến cuộc sống

người dân ở các nước đang phát triển thêm nhiều trở ngại. Lũ lụt không chỉ gây ra
cuộc khủng hoảng nhân đạo trên diện rộng mà còn để lại những mất mát to lớn về
kinh tế. Ví dụ, lũ lụt ở Pakistan năm 1992 đã khiến hơn 1000 người chết và tổn thất
lên đến 640 triệu USD
(9)
. Gần đây, đất nước này cũng phải vật lộn với cuộc khủng
hoảng cứu trợ khi trận lụt tháng 7/2010 được xem là khắc nghiệt nhất trong vòng
80 năm qua ập đến. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, lũ lụt đã làm hơn 21 triệu
rơi vào cảnh vô gia cư, hơn 2000 người thiệt mạng, còn tổng thiệt hại về kinh tế
lên đến 43 tỷ USD. Có thể thấy biến đổi khí hậu đang đặt một dấu hỏi bức bách về
phát triển bền vững đối với nhiều nước đang phát triển. Đồng thời, nó tạo ra một
môi trường chính trị an ninh phức tạp cũng như các thách thức về thất nghiệp,
nghèo đói, xung đột xã hội, chính phủ tham nhũng… hiện đang hoành hành dữ dội
ở các nước này. Đối với châu Phi, phần lớn, các hiện tượng liên quan đến biến đổi
khí hậu kết hợp với sự thăng trầm của nền kinh tế, xung đột nội bộ, người tị nạn
hiện đang làm trầm trọng thêm các vấn đề khác như bùng nổ dân số, quản lý đất
đai cho người nghèo, sa mạc hóa và sản xuất nông nhiệp bị đình đốn
(10)
.
Quá trình liên quan đến biến đổi khí hậu cũng tác động mạnh mẽ đến tài
nguyên nước và an ninh lương thực ở một số khu vực. Nguồn nước sẵn có và nước
dự trữ đang đứng trước nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở các quốc gia
châu Á. Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến cung cấp nước ở nông thôn, thành thị và
sản xuất điện. Điều quan trọng hơn, ngành nông nghiệp và an ninh lương thực sẽ
phải đối mặt với nhu cầu lớn về phát triển nhằm giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí
hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn tác động đến các loại dịch bệnh và đi kèm đó
là những hậu quả về an ninh quốc gia, xã hội. Báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) năm 2005 đã lưu ý rằng biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe con người, và báo cáo cũng cho biết biến đổi khí hậu có thể đang gây

ra hơn 150.000 chết mỗi năm, thậm chí những rủi ro này còn có thể xấu đi đáng kể
trong tương lai
(11)
.
Điều quan trọng hơn, các hệ lụy của biến đổi khí hậu lại đang tạo ra sự bất
ổn và và thách thức năng lực quản lý nhà nước. Một nghiên cứu năm 2003 của
RAND đã phát hiện ra rằng bệnh truyền nhiễm không chỉ phá hoại an sinh xã hội
mà còn có thể ảnh hưởng đến sự ổn định quốc gia. Bệnh tật, nếu bỏ qua sự kiểm
soát, có thể đặt một gánh nặng kinh tế, xã hội cho nhà nước, và cũng có thể tác
động tiêu cực sâu sắc đến trật tự và tâm lý xã hội, từ đó có thể làm suy giảm tính
hợp pháp và năng lực của chính phủ
(12)
. Những hiệu ứng này hoàn toàn có thể vượt
ra ngoài tầm kiểm soát của một nước, để rồi ảnh hưởng đến cả khu vực, gây xáo
trộn, bất ổn trên quy mô lớn. Điều này còn trở thành nỗi lo thực sự của nhiều nước
đang phát triển hiện nay là bởi vì nghèo đói và sự suy giảm năng lực quản lý nhà
nước còn có thể đang tạo ra “chỗ đứng chính trị” cho các tổ chức khủng bố tồn tại
(13)
. Hay nói cách khác, đây chính là yếu tố hỗ trợ sự tồn tại và phát triển của chủ
nghĩa khủng bố
(14)
.
Như vậy, có thể hình dung biến đổi khí hậu đang đóng vai trò như một yếu
tố gây bất ổn tại các nước đang phát triển. Từ đó, điều đáng quan tâm hơn, đây
chính là môi trường thuận lợi cho các tổ chức khủng bố địa phương và bên ngoài
chống lại nhà nước.

Dưới đây chúng ta quan sát ý tưởng này qua một ví dụ ở
Indonesia.
2. Trường hợp Indonesia

Cho đến đầu năm 1998, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã giáng một
đòn mạnh vào nền kinh tế Indonesia. Hàng trăm nghìn người thất nghiệp, đồng
Rupiah mất giá lên đến 84%. Theo dữ liệu thống kê, có tới hơn 80 triệu người dân
phải chấp nhận sống dưới mức nghèo khổ, trong khi trước khủng hoảng chỉ là 22
triệu
(15)
. Sự đi xuống của nền kinh tế này tồi tệ đến mức người ta buộc phải thừa
nhận rằng chưa có tiền lệ nào trong vòng 50 năm qua. Cùng lúc đó, hiện tượng dao
động Nam bán cầu El Nino (ENSO) tạo nên một đợt hạn hán tàn phá trên diện rộng
xứ vạn đảo. Sản xuất lương thực đình trệ, tình trạng thiếu lương thực trở nên phổ
biến đưa đến sự bất bình, phẫn nộ trong dân. Các cuộc bạo động lương thực và
biểu tình quần chúng đã nổ ra và vượt khỏi tầm kiểm soát của chính phủ. Trên thực
tế, Indonesia đã rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội. Trong tháng 2
năm 1998, do giá thực phẩm lên cao, ở hơn 20 thành phố và thị xã đã xảy ra các
cuộc nổi dậy mang tính chất bạo lực
(16)
. Trước tình hình xã hội rối ren lên đến đỉnh
điểm, Tổng thống Soeharto đã phải từ chức sau hơn 30 năm cầm quyền, nhường
chỗ cho một chính quyền mới. Nhưng dẫu vậy, Indonesia vẫn thực sự chìm trong
khủng hoảng, thậm chí chính trường nước này ngày càng rơi vào hỗn loạn. Một
chính phủ trung ương vững mạnh hoàn toàn chấm dứt với Indonesia, và thay vào
đó là một nền dân chủ yếu ớt, ở đó tổng thống mới và quốc hội - mới được trao
quyền và nhanh chóng có thực quyền - có sự cạnh tranh chính trị quyết liệt
(17)
. Mặt
khác, khả năng kiểm soát của chính phủ trung ương cũng ngày càng hạn chế dần
bởi kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài hàng thập kỷ của các tỉnh đối với việc
phi tập trung quyền lực. Nhưng quan trọng hơn tất cả là chính trong bối cảnh chính
trị phức tạp đó, hàng trăm phần tử Hồi giáo lưu vong đã trở về Indonesia, rồi ngay
sau đó yêu cầu “không gian chính trị”

(18)
. Hai trong số những người trở về quan
trọng nhất là Abdullah Sungkar và Abu Bakar Ba'asyir. Họ chính là nòng cốt của
tổ chức quân sự Jemaah Islamiyah (JI)
(19)
- tổ chức ủng hộ cho sự ra đời của một
nhà nước Hồi giáo ở Indonesia. Có thể nói chính sự đột ngột suy yếu của nhà nước
Indonesia đã mở ra những điều kiện chính trị để họ từ Malaysia trở về và tiếp tục
đưa JI trở lại hoạt động ở đất nước này
(20)
. Sau đó, JI bắt đầu mở rộng thế lực và
liên hệ với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda của Osama Bin Laden. Chỉ trong một vài
năm, tổ chức cực đoan này đã trực tiếp cầm đầu hoặc giật dây cho hàng loạt các vụ
tấn công bằng bom trên khắp Indonesia. Chúng ta có thể điểm qua một vài sự kiện
như sau: ngày 12/10/2002, vụ tấn công liều lĩnh nhất của nhóm này vào hai hộp
đêm ở Bali làm hơn 200 người chết, trong đó có 88 công dân Australia; gần một
năm sau đó, ngày 5/8/2003, JI đặt bom tại khách sạn J.W. Marriott ở Jakarta; và
đặc biệt là vụ tấn công Đại sứ quán Australia cũng ở Jakarta ngày 9/9/2004. Thêm
vào đó, cũng chính trong năm này, Indonesia còn phải gánh chịu một thảm họa
khác đến từ tự nhiên do song thần gây ra
(21)
. Nguy hiểm hơn, tận dụng bối cảnh rối
ren, tiêu cực của tình hình xã hội do tác động của sự kiện thảm họa sóng thần, các
tổ chức khủng bố đã gửi quân đến Aceh giúp sức cho các nhóm Hồi giáo, rồi tuyên
truyền mở rộng thông điệp tôn giáo và tuyển mộ thêm nhiều đội ngũ mới. Khi “cơn
bão khủng hoảng” chưa kịp lắng xuống, thì sau đó chỉ một năm, JI tiếp tục gây ra
vụ khủng bố đẫm máu trên đảo Bali, và năm 2009 JI lại trở thành tâm điểm với sự
kiện tấn công liều chết bằng bom tại khách sạn J.W. Marriott và Ritz Carlto. Vụ
tấn công ngày 17/7/2009 tại hai khách sạn cao cấp ở Jakarta đã làm 9 người thiệt
mạng, kể cả lực lượng khủng bố, và làm bị thương hơn 50 người. Vụ đánh bom là

một thách thức lớn với chính quyền của Tổng thống B.S. Yudhoyono vì hai khách
sạn Ritz Carlton và J.W. Marriott là nơi tập trung nhiều doanh nhân và nhà ngoại
giao nước ngoài, được coi là hai trong số những tòa nhà an toàn nhất ở thủ đô
Jakarta. Ngoài ra, JI còn dính dáng đến hàng chục vụ tấn công khủng bố ở miền
Nam Philippines. Trước thách thức nghiêm trọng đó, tháng 7/2010 Tổng thống
Indonesia đã ban hành Sắc lệnh số 46/2010 về việc thành lập Cơ quan Chống
khủng bố quốc gia (BNPT) và đặt dưới sự điều hành của tổng thống và sự điều
phối của Bộ trưởng Điều phối an ninh, chinh trị và pháp luật
(22)
. Sự kiện này
không chỉ khẳng định nỗ lực của nhà nước trong cuộc chiến chống khủng bố mà
còn nói lên một sự thật là nguy cơ đe dọa của chủ nghĩa khủng bố đang tác động
đến chiến lược phát triển quốc gia. Hiện nay, tổ chức JI ở Indonesia có sự phân hóa
thành 2 bộ phận. JI theo dòng chính hiện nay, không phải tổ chức quá khích như
trước, nghiêng về tranh đấu trên phương diện chính trị hơn là khủng bố. Tuy nhiên,
những thành phần trẻ đã bị cực đoan hóa lại không đồng ý với quan điểm trung hòa
của JI dòng chính nên họ ly khai và theo Noordin Top lãnh đạo. Bộ phận này tích
cực lôi kéo lực lượng với tham vọng biến Indonesia thành một quốc gia Hồi giáo
cực đoan. Khi chính phủ Indonesia cố gắng truy quét các phần tử khủng bố đặc
biệt là đã bắt giữ được Umar Patek (3/2011)
(23)
, một trong những thủ lĩnh của tổ
chức, thì các hoạt động khủng bố cũng liên tiếp nổ ra như một hành động trả đũa,
đáng chú ý nhất là kế hoạch đánh bom tự sát ngay trước thềm Hội nghị Thượng
đỉnh ASEAN tháng 5/2011. Đồng thời sự kiện trùm khủng bố quốc tế Osama Bin
Laden bị tiêu diệt (2/5/2011) cũng gây phản ứng mạnh mẽ với những phần tử
khủng bố ở Indonesia. Nhóm JI cảnh báo nó có thể làm trỗi dậy một làn sóng tấn
công khủng bố mới
(24)
. Theo nhận định của Nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc

tế (ICG), các vụ đánh bom khủng bố đang lan rộng tại Indonesia có thể là động
thái mới của các nhóm nhỏ đang hoạt động độc lập tại địa phương
(25)
. Với lý do
đó, môi trường chính trị ở Indonesia cho đến hiện nay thực sự tiềm ẩn nhiều mâu
thuẫn và xung đột. Những hoạt động khủng bố vẫn âm thầm diễn ra, và với những
chứng cứ gần đây cho thấy đây là thách thức nghiêm trọng đối với an ninh quốc
gia và gây trở ngại cho các mục tiêu trong phát triển ngắn hạn và dài hạn.
Trong sự chuyển biến của môi trường chính trị ở Indonesia từ cuối thế kỷ
XX, biến đổi khí hậu được xem như một mắt xích tác động không nhỏ. Điều này
được lý giải là bởi vì hậu quả của biến đổi khí hậu mà đất nước này gánh chịu xảy
ra gần như đồng thời với mọi yếu tố để làm giảm hiệu quả quản lý khủng hoảng
của nhà nước. Chính trong hoàn cảnh như thế, những năm gần đây biến đổi khí hậu
có thể đã làm thúc đẩy bất ổn và xáo trộn chính trị ở quốc gia này mà hệ quả rõ rệt
nhất là sự nổi dậy tấn công của các nhóm khủng bố vào bất kỳ lúc nào. Và ngược
lại, trong bối cảnh chủ nghĩa khủng bố đang hoành hành ở đây thì môi trường
chính trị cũng có tác động rất lớn đến sự hoạt động của các tổ chức này. Như vậy,
trong điều kiện ban đầu, biến đổi khí hậu có thể không phải là nguyên nhân trực
tiếp tạo ra các hoạt động khủng bố, nhưng nó gián tiếp hỗ trợ bằng việc tạo nên
môi trường chính trị có thể cho phép những nhóm khủng bố hoạt động như nhà
nước yếu, năng lực quản lý nhà nước suy giảm và những không gian an ninh không
được bảo đảm. Những phần tử khủng bố đã hồi sinh ở Indonesia năm 1998 là một
ví dụ sinh động cho thấy những mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và chủ nghĩa
khủng bố. Vị trí địa lý đặc thù của đất nước này đang tạo ra những bất lợi lớn liên
quan đến hậu quả của biến đổi khí hậu. Và với trận sóng thần xuất hiện sau cơn địa
chấn mạnh 7,7 độ Richter xảy ra ngoài khơi đảo Sumantra ngày 25/10/2010 gây
không ít thiệt hại, vẫn chưa cho thấy chính quyền Indonesia ứng phó hiệu quả với
việc thích ứng dần và đi đến giảm dần của biến đổi khí hậu. Các chuyên gia về
biến đổi khí hậu toàn cầu đều cho rằng các hiện tượng liên quan đến biến đổi khí
hậu hoàn toàn có thể gia tăng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quốc gia Đông Nam Á

này trong những năm tới. Một trong những vấn đề khác nữa của Indonesia đó là
giải quyết sự tăng lên của mực nước biển như thế nào đối với sự tồn tại của một số
thành phố chủ chốt như Jakarta và Surabaya
(26)
. Theo đó, nước biển dâng sẽ có thể
nhấn chìm một diện tích lớn của thủ đô Jakarta và để lại những thiệt hại đáng kể
cho nền kinh tế. Quan trọng hơn là về khía cạnh xã hội khi nó đặt ra một thách
thức rất lớn cho cuộc sống và di chuyển cư dân nội đô, và trong trường hợp này có
thể làm ảnh hưởng đến mâu thuẫn giữa các tộc người và sự thù địch tôn giáo, mà
điều này hoàn toàn có thể đưa đến xung đột hoặc bạo lực. Lịch sử Indonesia cho
thấy từ lâu nước này đã phải hứng chịu nhiều xung đột liên quan đến vấn đề di trú
hoặc do chính sách nhà nước hoặc do các nhân tố khác
(27)
. Trong trường hợp xấu
nhất - tương tự như sự kiện năm 1998 - quá trình biến đổi khí hậu có thể sẽ thúc
đẩy bất ổn và làm xáo trộn chính trị, dân chủ, hoặc ít nhất làm sụt giảm uy tín vào
chính phủ Indonesia.
Biến đổi khí hậu, với tư cách là một thảm họa tự nhiên, đã góp phần làm nhà
nước suy yếu, và chính nó gián tiếp tạo ra môi trường chính trị thuận lợi hay các
“điều kiện chính trị mở” để các nhóm và phần tử khủng bố địa phương và toàn cầu
đe dọa. Để có thể tạo một môi trường chính trị hòa bình, ổn định và không có xung
đột, các nhà hoạch định chính sách nhất thiết không thể không chú trọng đến các
vấn đề thuộc biến đổi khí hậu hiện đang ngày càng thách thức và gây nguy hại này.
Từ thực tiễn đó, hiện nay nhiều quốc gia đang phát triển đang nỗ lực đi đến thích
ứng dần và giảm dần sự tác động của biến đổi khí hậu đã và đang tin rằng thực
hiện hiệu quả chiến lược này không chỉ đảm bảo lợi ích và an ninh quốc gia mà
còn mang đến sự ổn định toàn cầu, hướng đến một thế giới an toàn hơn.
Chú thích
(1) Theo đánh giá của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), biến đổi khí hậu là
mối đe dọa chính đối với phát triển bền vững.

(2) Boaz Atzili, “When Good Fences Make Bad Neighbors: Fixed Borders, State Weakness, and
International Conflict,” International Security, Vol. 31, No. 3 (Winter 2006/07), pp. 139-
173; Fragile States Strategy (Washington DC: U.S. Agency for International Development,
January 2005), p. v.
(3) Leonard, Carl, “Prepared Testimony before the U.S. Senate Foreign Relations Committee,
Subcommittee for the Western Hemisphere,” Federal News Service, 25 July 2000.
(4) Schneider, Mark L, "Prepared testimony before the House Committee on International
Relations, Subcommittee on Western Hemisphere Affairs," Federal News Service, 24 February
1999.
(5) Dewalt, Billie R, "Prepared Testimony before the U.S. Senate Foreign Relations Committee,
Subcommittee on Western Hemisphere, The Peace Corps, Narcotics and Terrorism," Federal
News Service, 25 July 2000.
(6) Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC), Climate Change 2007: The Physical
Science Basis: Summary for Policymakers, (Geneva: IPCC Secretariat, 2007).
(7) Washington, Richard, Mike Harrison, Declan Conway, Emily Black, Andrew Challinor,
David Grimes, Richard Jones, Andy Morse, Gillian Kay, and Martin Todd, "African Climate
Change: Taking the Shorter Route", Bulletin of the American Meteorological Society 87, No. 10
(2006), pp.1355-1366.
(8) Hugo, Graeme, "Environmental Concerns and International Migration", International
Migration Review 30, No. 1 (1996), pp.105-131. Xem thêm Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn
và Môi trường, Biến đổi khí hậu và tác động đến Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,
6/2011.
(9) Bokhari, Farhan, "Awash with misery: Floods in Pakistan have exacted a heavy toll in human
suffering and economic damage," Financial Times, 21 September 1992.
(10) Tallent, Hamlin B, "Statement before the Committee on House International Relations,
Subcommittee on International Terrorism, Nonproliferation and and Human Rights", CQ
Congressional Testimony, 10 March 2005.
(11) World Health Organization (WHO), Piloting Climate Change Adaptation to Protect Human
Health: A Joint WHO/UNDP Project Funded by the Global Environment Facility, 2005,
available at < />(12) Brower, Jennifer and Peter Chalk, The Global Threat of New and Reemerging Infectious

Diseases: Reconciling U.S. National Security and Public Health Policy, Santa Monica (CA:
RAND, 2003).
(13) Rice, Susan E, "The Threat of Global Poverty,” The National Interest, No. 83 (Spring
2006), pp. 76-82.
(14) Ramakrishna, Kumar đã gọi đây là những “không gian chức năng” đối với chủ nghĩa khủng
bố. Xem: Ramakrishna, Kumar, "Countering Radical Islam in Southeast Asia: The Need to
Confront the Functional and Ideological 'Enabling Environment'", in Terrorism and Violence in
Southeast Asia: Transnational Challenges to States and Regional Stability, edited by Paul J.
Smith. Armonk (NY: M.E. Sharpe, 2005).
(15) Blustein, Paul, "Indonesia Asks for Additional Aid", Washington Post, 11 July 1998.
(16) Geoff Spencer, "Police use clubs, sticks to stop Indonesian protest", Associated Press, 25
March 1998.
(17), (18) Abuza, Zachary, Militant Islam in Southeast Asia: Crucible of Terror (Boulder, CO:
Lynne Rienner, 2003), pp.140-141.
(19) Tên JI nghĩa là giáo đoàn Hồi giáo, chính thức được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1993 với
vai trò của Abdullah Sungkar và Abu Bakar Ba'asyir. Tuy nhiên, lúc này lãnh đạo của JI phải ẩn
tránh ở Malaysia do sự kiểm duyệt gắt gao của Chính phủ Soeharto.
(20) Về sau, Ba'asyir toàn quyền lãnh đạo JI khi Sungkar chết.
(21) Ngày 26-12-2004, trận động đất mạnh 9,3 độ richter xảy ra ngoài khơi tỉnh Aceh (miền Tây
Indonesia) kéo theo sóng thần ở Ấn Độ Dương đã tước đi mạng sống của hàng trăm ngàn người
(riêng Indonesia là 118.000, theo báo cáo của CNN World) và làm ít nhất 1,8 triệu người rơi vào
cảnh vô gia cư.
(22) “Military involvement in terrorism mitigation will be regulated, minister”,
, July 28 2010.
(23) International Centre for Political Violence and Terrorism Reasearch, Monthly Country
Report Indonesia, March 2011, p.1.
(24) “Indonesia reacts to Bin Laden's death”, , May 8, 2011.
(25) “Indonesia: Lo ngại nạn đánh bom khủng bố”, Tin quốc tế, , ngày
25/4/2011.
(26) Hulme, Mike and Nicola Sheard, Climate Change Scenarios for Indonesia, (Norwich, UK:

Climatic Research Unit, University of East Anglia, 1999), available at <.
ac.uk/~mikeh/research/indonesia.pdf>; "Flood risk rises with sea levels", Jakarta Post, 25
January 2007.
(27) Collins, Elizabeth Fuller, "Indonesia: a Violent Culture?," Asian Survey 42, No. 4 (2002),
pp. 582-604.

×