Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiểu luận Giáo dục cải tạo những người chưa thành niên phạm tội.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.42 KB, 24 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

MỤC LỤC
Chương I: Đặt vấn đề 3
I. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………… 3
II. Mục đích nghiên cứu 4
Chương II. Cơ sở lý luận 5
B. Nội dung nghiên cứu 5
1. Những khái niệm cần làm rõ 5
1.1 Khái niệm giáo dục 5
1.2. Khái niệm giáo dục cải tạo phạm nhân 5
1.3 Khái niệm trẻ vị thành niên 6
1.4 Trẻ em phạm pháp là người dưới 16 tuổi 6
1.5. Trẻ em phạm tội là người đủ 14 tuổi 6
1.6 Vị thành niên phạm tội là những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi 7
2. Đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ em vị thành niên có hành vi phạm pháp 7
Chương III. Kết quả nghiên cứu thực tiễn 9
I. Tình trạng phạm tội của người chưa thành niên 9
II. Những đặc điểm nhân thân của người chưa thành niên phạm tội……… 12
III. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội của người chưa thành
niên……… 14
1. Nguyên nhân phạm tộ…………………………………………………… 14
2. Điều kiện phạm tội……………………………………………………… 17
IV. Một số biện pháp phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội…………
19
1. Một số biện pháp phòng ngừa người chưa thành niên phạm
tội………… 19
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Phần kết luận và khuyến nghị……………………………………………… 22


Lời nói đầu
Thời nghèo nàn và lạc hậu của nước Việt Nam đã đi qua và giờ đây nó
đã nhường chỗ cho sự phát triển dữ dội của đất nước, đó chính là sự phát triển
mạnh mẽ về kinh tế, sự thay đổi về cải cách, về biện pháp và phương pháp
giáo dục đời sống con người ngày càng được nâng cao và nhu cầu giao lưu,
hội nhập, kinh tế, văn hóa ngày càng lớn từ đó càng tạo nên sự đa dạng phong
phú hơn, cạnh đó là sự phát triển cải tiến về khoa học kỹ thuật ngày một nâng
cao và đưa vào thực tiễn ngày càng nhiều. Song trái lại mặt tích cực đó thì xã
hội ngày càng trở nên nhiều tai tệ nạn hơn như: ma túy, mại dâm, trộm cắp…
ngày một gia tăng và hầu như có mặt ở hầu hết các lứa tuổi, đặc biệt ở lứa
tuổi thanh thiếu niên. Nhưng thiết nghĩ điều mà làm cho nhiều người nhức
nhối lo ngại hơn là làm sao để có được biện pháp giáo dục và cải tạo tốt hơn.
để cho người phạm tội tự nhận thức được những sai lầm tội lỗi của mình và tự
mình tích cực vượt qua để hòa nhập với cộng đồng, để trở thành người công
dân tốt và họ tự rèn luyện để không bao giờ tái phạm tội trở lại. Đây cũng
chính là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
I. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta, đặc biệt về phương diện kinh
tế diễn ra sự thay đổi từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa theo sự điều tiết của nhà nước, chúng ta đã đạt được
nhiều thành tựu mang ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
ngày càng phong phú và đa dạng, đời sống con người ngày càng một nâng
cao. Nhất là giáo dục được cải cách và ngày một phát triển, giáo dục được
xem là quốc sách hàng đầu, trẻ em được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn,

chất lượng giáo dục ngày càng tốt hơn. Nhưng bên cạnh đó sự thay đổi nhanh
chuyển biến nhiều mặt đã làm cho môi trường sống trở nên phức tạp hơn, với
sự du nhập ồ ạt của nhiều nguồn văn hóa khác nhau, nhiều quốc gia khác
nhau, dẫn đến sự phát triển của nhiều vấn đề xã hội bức xúc, xã hội càng trở
nên nhiều tệ nạn xã hội, đặc biệt là vấn đề trẻ em vị thành niên phạm tội ngày
càng nhiều. Đây là vấn đề nhức nhối trong mọi gia đình và xã hội.
Hiện nay, tỉ lệ trẻ em vị thành niên phạm pháp là khá cao, theo số liệu
thống kê năm 1997 số trẻ em phạm pháp ở các tỉnh chiếm 15 - 18% trong đó
bao gồm các tội danh như trộm cắp tài sản công dân 87,83% giết người
0,95%, cướp giật 87,88%, buôn bán ma túy 0,3%, đánh bạc 1,4%, lừa đảo
10,8% Rõ ràng đây là một vấn đề hết sức lo ngại đối với tình hình hiện nay,
vấn đề đặt ra là cần phải giải quyết như thế nào? Để đưa ra phương pháp nội
dung giáo dục trẻ em vị thành niên phạm tội một cách đúng đắn để vận dụng
vào giáo dục cải tạo các em đã phạm tội hòa nhập xã hội và đưa các em trở
thành những người có ích cho xã hội là vô cùng cần thiết có ý nghĩa quan
trọng. Đây luôn là mối quan tâm bức xúc, là vấn đề cập nhật mang ý nghĩa
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

thiết thực trước mắt và lâu dài, chứa đựng trong nó tính nhân văn sâu sắc
nhằm tôn trọng và bảo vệ nhân cách các em, chuẩn bị hành trang cho cuộc
sống các em một cách đầy đủ và chu đáo nhất, đưa các em tái hòa nhập xã hội
trở thành những người có ích cho xã hội. Đây chính là một sự chuẩn bị cho
tương lai của đất nước.
Đây cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài “giáo dục cải tạo những
người chưa thành niên phạm tội” để làm niên luận.
II. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu một cách hệ thống, theo quan điểm lý luận của chủ nghĩa
Mac - Lênin, của Đảng và nhà nước ta về vấn đề giáo dục và cải tạo người
chưa thành niên phạm tội.

- Phân tích thực trạng phạm tội của trẻ em vị thành niên ở nước ta hiện
nay, nguyên nhân dẫn đến quá trình phạm tội, từ đó đề ra một số phương
hướng và giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề phạm tội của trẻ em vị
thành niên.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Những khái niệm cần làm rõ
1.1 Khái niệm giáo dục
Là hoạt động có mục đích có kế hoạch nhằm truyền lại cho thế hệ sau
với kinh nghiệm xã hội – lịch sử, hình thành nhân cách theo những yêu cầu
của xã hội nhất định, để chuẩn bị cho con người bước vào một cuộc sống xã
hội và lao động sản xuất.
Sự nghiệp giáo dục đòi hỏi tìm ra những quy luật tâm lý của việc hình
thành nhân cách, nghiên cứu những phương pháp hình thức mới để đảm bảo
cho quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao. Giáo dục cần được xem xét như quá
trình tác động qua lại của nhà giáo dục và người được giáo duc. Tâm lý học
nghiên cứu các quy luật hình thành con người như một nhân cách trong điều
kiện của một hệ thống giáo dục có mục đích và có tổ chức.
Nghiên cứu những nguyên tắc và đặc thù của công tác giáo dục ở các
giai đoạn lứa tuổi khác nhau.
Trong hoạt động bảo vệ pháp luật, hoạt động giáo dục nhằm xây dựng
ý thức tuân thủ pháp luật cho mọi người dân. Giáo dục cho mọi công dân có
thái độ đúng đắn với việc tuân thủ pháp luật có tác dụng răn đe và phòng ngừa
tội phạm.
Giáo dục cải tạo và cảm hóa những người phạm tội, thông qua hoạt
động giáo dục giúp cho người phạm tội loại bỏ phẩm chất tâm lý tiêu cực và

hình thành những phẩm chất tâm lý tích cực để đưa họ trở về với xã hội.
1.2. Khái niệm giáo dục cải tạo phạm nhân
Giáo dục cải tạo phạm nhân là một quá trình cải biến những phẩm chất
tâm lý tiêu cực đã có ở phạm nhân. Đồng thời xây dựng, hình thành khôi phục
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

phát triển những thuộc tính tâm lý tích cực tiến bộ, giúp cho phạm nhân đáp
ứng được nhu cầu xã hội.
Giáo dục cải tạo phạm nhân là giáo dục lại lần hai, đây là quá trình giáo
dục rất phức tạp.
Giáo dục lại lần hai phải thực hiện hai việc.
Thứ nhất: Anh phải xóa bỏ tất cả các thuộc tính tâm lý đã được hình
thành trong hoạt động, tất cả các thuộc tính tâm lý được hình thành nó đã ăn
sâu vào nhân cách nên rất khó loại bỏ.
Thứ hai: Phải xây dựng cái mới trong thời gian không nhiều.
1.3 Khái niệm trẻ vị thành niên
Trẻ vị thành niên là người chưa hoàn thiện về mặt sinh học và nhân
cách về tình dục. Trong chừng mực nào đó trẻ em chưa chịu trách nhiệm hình
sự.
Trẻ vị thành niên phạm pháp theo luật hình sự là người từ đủ 12 tuổi
đến dưới 18 tuổi.
Vậy trẻ vị thành niên là người chưa hoàn thiện về mặt sinh lý, nhân
cách về tình dục có độ tuổi được pháp luật quy định từ đủ 12 tuổi đến dưới 18
tuổi và chưa chịu trách nhiệm hình sự.
1.4 Trẻ em phạm pháp là người dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm những
điều mà pháp luât cấm làm hoặc không làm, làm không đúng những điều mà
pháp luật bắt phải làm.
Khái niệm trẻ phạm pháp về cơ bản đồng nghĩa với khái niệm trẻ em
làm trái pháp luật.

1.5. Trẻ em phạm tội là người đủ 14 tuổi, đến chưa đủ 16 tuổi có hành
vi vi phạm những điều đã được quy định trong bộ luật hình sự, có đủ chất liệu
cấu thành tội phạm và được xử lý bằng hình phạt khi có bản án kết tội đã có
hiệu lực của tòa án.
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

1.6 Vị thành niên phạm tội là những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi có hành vi vi phạm các quy phạm pháp luật đã được bản án kết tội, có
hiệu lực của tòa án.
2. Đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ em vị thành niên có hành vi
phạm pháp.
Trẻ em vị thành niên hay gọi là lứa tuổi thiếu niên, ở độ tuổi này là thời
kỳ chuyển đổi mạnh mẽ về sinh lý và tâm lý nhưng ở mức độ không đồng
đều. Chúng thường thể hiện tâm lý rất khác nhau ở từng giới tính, trong giai
đoạn này hoạt động chủ đạo của trẻ là học tập nhưng đòi hỏi mặt giao tiếp xã
hội rất lớn chính vì vậy mà không ít những trẻ em biểu hiện hành vi vi phạm,
vì ở độ tuổi này các em đều có tham số chung thích trở thành “người lớn” và
được mọi người thừa nhận. Do đó, ở giai đoạn này cần phải có biện pháp giáo
dục đúng mức vì trẻ giai đoạn này rất hay tự trọng, nhu cầu giao lưu bạn bè
lớn vì một số bí mật của lứa tuổi các em thường thổ lộ với nhau. Do vậy nếu
người lớn không hiểu và tôn trọng các em đã xúc phạm đến lòng tự trọng của
các em và khi trẻ bị xúc phạm sẽ dẫn đến tâm lý tiêu cực và thường có hành
vi lệch chuẩn về mặt đạo đức và vi phạm pháp luật.
Đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là, như một số đứa trẻ có nhu cầu
được vừa lòng trong sự quan tâm của gia đình bố mẹ, do vậy mà chúng sẳn
sàng dối trá là phương thức biểu hiện để thích nghi với môi trường gia đình và
xã hội.
Bên cạnh đó, chúng thường thể hiện thông qua quá trình học tập kém,
mặc dù chúng có sự phát triển về mặt thần kinh bình thường, nhưng do khả

năng nhận thức kém những đứa trẻ có khuyết tật về cơ thể bản thân chúng rất
tự ti trong tiếp xúc ứng xử, do vậy chúng rất dễ bị vi phạm pháp luật.
Do phát triển ở giai đoạn này đòi hỏi đứa trẻ về mặt ứng xử rất cao,
cho nên những trẻ em có hành vi vi phạm thường thể hiện tính tiêu cực của
tuyến ứng xử. Trước khi tuổi thiếu niên phạm tội, theo các nhà xã hội học có
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

83% các em có những biểu hiện vi phạm pháp luật ở các mức độ khác nhau,
10% vi phạm chuẩn mực đạo đức như quan hệ bố mẹ, người lớn tuổi.
Như vậy, cho ta thấy đứa trẻ ban đầu chưa có biểu hiện vi phạm, sau
này có quan hệ mới nảy sinh theo chiều hướng nhất định.
Đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ em có hành vi vi phạm còn thể hiện
theo hướng giao động dần, có nghĩa là những đứa trẻ đó đã biểu hiện tội phạm
ở mức độ nào đó thì dễ dàng xảy ra hành vi vi phạm pháp luật. Nhìn chung,
những đứa trẻ suy thoái bao giờ cũng mắc phải suy thoái đạo đức.
Chính vì vậy giáo dục đạo đức không chỉ có ở gia đình mà cần đòi hỏi
nhà trường và toàn xã hội quan tâm, thường biểu hiện qua nhu cầu hứng thú,
những nhận thức đúng đắn về giáo dục cải tạo phạm nhân nó có tầm quan
trọng như thế nào đối với việc phát triển và hình thành nhân cách.
Các em có rất nhiều ước mơ hoài bão định hình cho công việc sau này
ra trường để sớm tái hòa nhập gia đình và cộng đồng để sớm trở thành người
có ích cho xã hội.
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN.
I. Tình trạng phạm tội của người chưa thành niên
Trong tổng số các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tội phạm

được thực hiện ở người chưa thành niên luôn chiếm tỉ lệ từ 8-13% mỗi năm,
đặc biệt có năm chiếm tỉ lệ cao như năm 1969 chiếm 29,5%, năm 1970 chiếm
22,5%, nếu lấy năm 1976 là (100%) làm cơ sở để so sánh với các năm sau thì
số người bị xét xử ở tòa án các cấp năm 1977 tăng lên 113%, năm1979 tăng
117%, năm 1981 tăng 121% tính trung bình mỗi năm số người chưa thành
niên bị đưa ra xét xử tăng từ 1-2%.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nội Vụ, trong những năm gần đây (sau
1986) tội phạm được thực hiện bởi người chưa thành niên chiếm tỉ lệ từ 9-
9,2% so với tổng số vụ phạm tội trong toàn quốc xảy ra. Nếu tính từ năm
1978 - 1981 tổng số người chưa thành niên bị bắt giữ tăng lên 42000 người.
Như vậy trung bình mỗi năm số người chưa thành niên bị bắt giữ là 3000
người, con số này phản ánh không chính xác thực trạng người chưa thành
niên bị bắt giữ. Theo tính toán sơ bộ năm 1991, số vụ phạm tội xảy ra trong
toàn quốc được đưa vào thống kê hình sự là 62.742 vụ (không kể lừa đảo) mà
trong đó người chưa thành niên phạm tội chiếm 9% trong tổng số vụ phạm
tội. Như vậy, số vụ phạm tội được thực hiện bởi người chưa thành niên đã là
6.971 vụ. Nếu một vụ được thực hiện bởi một người chưa thành niên thì số
người chưa thành niên phạm tội đã lên đến 6.971 người. Rõ ràng rằng một
nửa số vụ người chưa thành niên phạm tội không được đưa vào thống kê hình
sự hàng năm.
Địa bàn xảy ra những tội phạm được thực hiện bởi người chưa thành
niên chủ yếu ở các thành phố, thị xã. Theo thống kê hình sự về tổng số người
chưa thành niên phạm tội thì địa bàn xảy ra nhiều nhất là Hà Nội chiếm 10-
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

12%, thành phố Hồ Chí Minh chiếm từ 18-19%. Điều đó, phản ánh điều kiện
địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội, mật độ dân số cũng như tốc độ phát triển của
các ngành công nghiệp, thương nghiệp và các dịch vụ khác có ảnh hưởng đến
tình trạng người chưa thành niên phạm tội.

Trong tổng số người chưa thành niên phạm tội có 47% là thực hiện
phạm tội có chuẩn bị trước, nhưng sự chuẩn bị không kỹ lưỡng cho nên
thường bị bắt quả tang.
Tính chất phạm tội của những tội phạm được thực hiện bởi người chưa
thành niên rất đa dạng. Người chưa thành niên hầu như phạm các tội xâm
phạm trật tự xã hội và các tội xâm phạm nhân thân, phổ biến nhất là các tội
trộm cắp tài sản công dân. Theo số liệu thống kê, người chưa thành niên chủ
yếu phạm các tội sau đây, trong tổng số các tội phạm được thực hiện bởi
người chưa thành niên:
 Trộm cắp tài sản công dân 45,6%
 Cố ý gây thương tích 12,3%
 Cướp giật tài sản 6,9%
 Cướp tài sản công dân 5,9%
 Gây rối trật tự công cộng 5,6%
 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 3,6%
 Cưỡng đoạt tài sản 3,5%
 Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có 3,2%
 Hiếp dâm 2,1%
 Giết người 1,8%
 đánh bạc 1,8%
 chống người thi hành công vụ 1,6%
 các tội phạm khác 7%
Như vậy tính chất phạm tội của người chưa thành niên gần như đặc
điểm phạm tội của người đã thành niên. Tất nhiên trong tội chộm cắp tài sản
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

thì tài sản lấy cắp thường không lớn, dễ tiêu thụ . Nhưng những tội phạm
nghiêm trọng như cướp, cướp giật, hiếp dâm, giết người … thì giống như
những người đã thành niên thực hiện. Ví dụ ngày 15.10. 1990, tại khu vực núi

sam Thị xã Châu Đốc An Giang, Nguyễn Hoàng L 16 tuổi và nguyễn thành C
17 tuổi đã lừa anh Nguyễn Văn Tân là thợ chụp ảnh đến chỗ vắng, dùng dao
đe dọa, dùng dây chói anh Tân cướp hai máy ảnh, một đồng hồ đeo tay và
một số đồ dùng khác.
Ngày 30/3/1990 Tô Văn Đ 16 tuổi và Hà Quang A 14 tuổi ở Phú
Lương-Bắc Thái đã hiếp dâm em Hoàng Thị Phương 12 tuổi, sau đó giết chết
em Phương. Ngày 10/12/1990 Huỳnh Văn K 16 tuổi là cháu ruột bà Liên 74
tuổi ở 146 Nguyễn Văn Trỗi, quận phú nhuận Thành Phố Hồ Chí Minh đã
dùng dao đâm, dùng dây điện xiết cổ bà Liên cho đến chết sau đó lấy đi 7,5
chỉ vàng và 290.000 đồng…
Như vậy qua nghiên cứ tình trạng người chưa thành niên phạm tội đã
chỉ ra một số đặc điểm chính sau đây:
+ đa số tội phạm được thực hiện bởi người chưa thành niên mang tính
cơ hội nhất thời và với động cơ phạm tội không sâu sắc, tội phạm chủ yếu tập
chung ở tội chộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích.
+ Đa số tội phạm được thực hiện đơn lẻ, nếu có tập hợp thành nhóm thì
tính tổ chức của nhóm không bền vững. Tuy nhiên trong một số tội cướp hoặc
cướp giật tài sản thì có sự chuẩn bị trước khi thực hiện tội phạm .
+ Địa bàn sảy ra nhiều nhất ở khu vực thành phố, thị xã chiếm 62%,
vùng đồng bằng chiếm 28% còn lại là các vùng khác.
+ Trong những thành phố thị xã thì người chưa thành niên phạm tội
ngày càng chở nên táo bạo. Trong những năm 60, 70 có rất ít các trường hợp
người chưa thành niên có sử dụng bạo lực để phạm tội. Nhưng trong những
năm gần đây phát triển hành vi phạm tội có sử dụng bạo lực được thực hiện
bởi người chưa thành niên, song song với việc sử dụng bạo lực là thực hiện
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

tội phạm có tính chất đồng phạm, và sử dụng các loại công cụ phương tiện
phạm tội nguy hiểm. Nghiên cứu 329 người chưa thành niên phạm tội đang ở

trường phổ thông đã chỉ ra rằng 35% trong số liệu trên khi phạm tội có dùng
dao lê, côn, súng, vật nổ, búa… để dùng làm công cụ phương tiện phạm tội,
47% phạm tội cùng với người khác, 14,6% phạm tội trong một tổ chức có
người cầm đầu, người chỉ huy, người tổ chứ và dưới sự chỉ đạo của người đã
thành niên.
II. Những đặc điểm nhân thân của người chưa thành niên phạm
tội:
Những đặc điểm dấu hiệu trong nhân thân người phạm tội là những
người chưa thành niên phản ánh quá trình hình thành những phẩm chất tiêu
cực trong quá trình trưởng thành của người chưa thành niên. Kết quả nghiên
cứu lựa chọn người chưa thành niên phạm tội đã chỉ ra rằng: 89% tội phạm
được thực hiện bởi nam giới, 11% được thực hiện bởi nữ giới.
Trình độ văn hóa của người chưa thành niên phạm tội rất thấp. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra có 44% người chưa thành niên phạm tội đã hoặc đang
học dở cấp I, 48,3% đang học dở cấp II, 5,4% hoàn toàn không biết đọc, biết
viết và 2,3% đang học dở cấp III. Nhìn chung có 97,7% đang học dở lớp 6 trở
xuống. Số đã bỏ học khi đang ở tuổi học sinh chiếm tỉ lệ 93,6%. Trình độ học
lực thuộc loại yếu kém (có 60,7% các em bị lưu ban một lần trở lên) và
thường vi phạm kỷ luật nhà trường khi đang học (40,7%) dẫn đến bị kỷ luật
cảnh cáo hoặc bị đuổi học.
Do không tiếp tục học tập, 40% trong số họ đi làm thuê hoặc làm các
nghề như bán báo, phụ xây, phụ xe, phụ bán hàng…, số còn lại không làm gì.
Đa số người chưa thành niên nhiễm thói quen xấu và không bao giờ
được đọc sách báo. Qua nghiên cứu lựa chọn đã chỉ ra 85,4% người chưa
thành niên nghiện thuốc lá, thuốc lào, 33% thích uống rượu bia, 15% nghiện
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

xì ke, ma túy, 58,6% thích xem video với các phim trưởng, kiếm hiệp, 20%
thích xem phim kích dục. Đặc biệt có 19,2% các em hoàn toàn không thích

xem bất kỳ một loại sách báo nào.
Người chưa thành niên là nữ phạm tội thường có quan hệ tình dục sớm.
Trong tổng số người chưa thành niên phạm tội có 24,6% thú nhận đã có quan
hệ tình dục, trong đó 5,4% đã mắc bệnh giang mai, bệnh lậu.
Người chưa thành niên phạm tội thường không sinh hoạt đoàn đội, 70%
các em phạm tội được hỏi trả lời là không bao giờ sinh hoạt đoàn.
Hoàn cảnh sống của những người chưa thành niên phạm tội có những
điểm đáng lưu ý sau:
+ Có 34,4% các em sống trong hoàn cảnh thiếu hẳn sự chăm sóc của bố
mẹ đẻ mà phải sống với ông bà, anh chị em ruột, bố mẹ nuôi, bố dượng, mẹ
kế hoặc sống một mình lang thang. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất đa
dạng thường là những gia đình không hòa thuận, bố mẹ thường xuyên cãi
nhau (40%) bố mẹ ly hôn hoặc ly thân (27,7%) bố hoặc mẹ đã chết (24,7%)bố
hoặc mẹ bị tàn tật (1,5%) bố hoặc mẹ đi ngoại tình với người khác (9,2%).
+ sống trong gia đình đông anh em 70% người chưa thành niên phạm
tội có ba anh chị em trở lên, trong đó có 21,5% là người giữ vị trí con cả
35,4% giữ vị trí con út trong gia đình. Số người chưa thành niên phạm tội là
con trai duy nhất chiếm 16%.
+ Sự tác động qua lại giữa phương pháp giáo dục, và trình độ văn hóa
của các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến người chưa
thành niên phạm tội. Đa số các em phải sống trong gia đình mà trình độ văn
hóa của các thành viên trong gia đình thuộc loại thấp. Chính vì trình độ văn
hóa thấp của các thành viên trong gia đình mà dẫn đến kết quả: Là không bao
giờ kiểm tra kết quả học tập của con cái chiếm (21,5%) thường xuyên đánh
chửi con cái thô tục chiếm (40%)…
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

+ Đa số người chưa thành niên phạm tội sống trong hoàn cảnh kinh tế
gia đình đủ ăn và có điều kiện phát triển. Vậy như kết quả nghiên cứu đã chỉ

ra rằng có tới 32,4% các em sống trong gia đình có kinh tế nghèo đói ( nhà
tranh tre) còn lại có 24,6% các em sống trong gia đình khá giả ( nhà 2 - 3 tầng
và tiện nghi sinh hoạt đắt tiền ) và 40,7% diện gia đình đủ ăn.
Nghiên cứu nhân thân của người chưa thành niên phạm tội để nhằm
khám phá bí mật của sự hình thành nhân cách người phạm tội dưới sự tác
động của các hoàn cảnh trong cả quá trình sống. Để tìm ra hoàn cảnh cụ thể
đã đưa con người đến thực hiện những hành động phạm tội, để từ đó đưa ra
các biện pháp loại trừ những hoàn cảnh đó, để ngăn ngừa và không cho con
người đi vào con đường phạm tội.
Như vậy phải làm rõ các phẩm chất tiêu cực vốn có của người phạm tội
như các đặc điểm tâm lý, quan điểm nhận thứ, nhu cầu, sở thích, thói quen, …
để phục vụ cho việc giáo dục cải tạo người phạm tội, nhằm giúp họ trở thành
những người công dân có ích cho xã hội.
Nghiên cứu nhân thân người chưa thành niên phạm tội là giúp cho việc
phân loại tội phạm theo từng nhóm, từng loại có những đặc điểm giống nhau
và khác nhau để xác định nguyên nhân, và điều kiện của từng nhóm loại tội
phạm đó, để phục vụ cho việc áp dụng phương pháp phòng ngừa từng nhóm
loại tội phạm, để nhằm giảm đi tình trạng phạm tội trong xã hội.
Vậy thực chất nghiên cứu nhân thân người chưa thành niên phạm tội, là
nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu tình trạng phạm tội để từ đó đưa ra những
giải pháp, kiến nghị, giải quyết vấn đề người chưa thành niên phạm tội trong
xã hội. Đưa ra giải pháp để xây dựng con người mới, xã hội chủ nghĩa, phục
vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
III. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội của người chưa thành niên.
Nguyên nhân và điều kiện phạm tội của người chưa thành niên cũng
nằm trong nguyên nhân và điều kiện tình trạng phạm tội ở Việt Nam nói
14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

chung. Nhưng do đặc điểm của người chưa thành niên mà xác định nguyên

nhân và điều kiện phạm tội theo các góc độ sau đây:
1. Nguyên nhân phạm tội:
- Nguyên nhân đầu tiên làm phát sinh tội phạm được thực hiện bởi
người chưa thành niên phải kể đến chiến tranh kéo dài liên tục từ chiến tranh
vệ quốc đến chiến tranh biên giới.
Chính cuộc chiến tranh không chỉ đưa nền kinh tế đất nước đến tình
trạng yếu kém mà còn đưa hàng triệu trẻ em Việt Nam vào tình trạng mồ côi
cha mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ. Nhiều em phải sống lang thang cho nên dễ bị lừa
bịp lôi kéo vào con đường thực hiện tội phạm.
- Nguyên nhân tiếp theo đưa người chưa thành niên được sống và
trưởng thành trong điều kiện môi trường không thuận lợi. Chính môi trường
không thuận lợi đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhân cách người
chưa thành niên tạo cho người chưa thành niên có phẩm chất cá nhân tiêu cực
và khi họ gặp những điều kiện thuận lợi họ sẽ thực hiện tội phạm. Môi trường
không thuận lợi đó là:
Thứ nhất: Môi trường gia đình:
Gia đình có ảnh hưởng trực tiếp mạnh nhất đến tư tưởng, tính cách, đạo
đức
người chưa thành niên. Lúc đầu, đứa trẻ chỉ bắt chước cử chỉ của bố mẹ, sau
đó bắt chước cách cư xử của bố mẹ chính sự bắt chước này dần dần đã tạo
nên thói quen cho đứa trẻ. Sự bắt chước của các em trong gia đình không lành
mạnh thường theo hai hướng: bắt chước cha mẹ làm điều xấu và làm điều xấu
do cha mẹ xúi dục. Chính vì vậy, nếu sự bắt chước là những hành vi xấu, trái
pháp luật, trái đạo đức thì sẽ tạo nên thói quen xấu và rất khó sửa chữa trong
quá trình trưởng thành. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 110 bị can là người
chưa thành niên phạm tội tại Hà Nội đã chỉ ra: 58% trong số các em có bố
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

hoặc mẹ nghiện rượu, 15% có bố hoặc mẹ phạm pháp, 7% có anh hoặc chị đi

tù, 30% các em lớn lên trong gia đình làm ăn bất chính.
Phương pháp giáo dục của cha mẹ không đúng có ảnh hưởng đến tính
cách của người chưa thành niên. Thông thường phương pháp giáo dục thiên
lệch về hai hướng: cực tả - có nghĩa rằng dùng đòn roi, đối xử tàn ác với
người chưa thành niên, cực hữu – quá nuông chiều con muốn gì được nấy.
Nếu phương pháp cực tả thì sẽ dẫn đến sự lì lợm, không biết sợ của người
chưa thành niên, thì phương pháp cực hữu tạo nên thói tham lam ích kỷ… và
đây chính là mầm mống đưa người chưa thành niên đi vào con đường phạm
tội. Nghiên cứu người chưa thành niên phạm tội tại trường phổ thông Công
Nông Nghiệp I Bộ Nội Vụ cho thấy có 21,2% các con được nuông chiều từ
nhỏ (trong đó mẹ nuông chiều gấp 10 lần bố).
Thứ hai: Môi trường nhà trường
Nhà trường là nơi truyền bá kiến thức và giáo dục phẩm cách tích cực
cho người chưa thành niên. Để làm được điều này đòi hỏi những người làm
công tác giáo dục có phương pháp nội dung giáo dục thích hợp giúp người
chưa thành niên hoàn thiện nhân cách cuộc sống. Tất nhiên vấn đề nhà trường
có nhiều vấn đề phải bàn qua nhưng qua nghiên cứu nhân thân của người
chưa thành niên phạm tội đã chỉ ra đa số (93,6%) người chưa thành niên phạm
tội đang học thì bỏ học, 60,7% các em lưu ban từ một lần trở lên, 40,7% các
em bị nhà trường kỷ luật từ cảnh cáo đến đuổi học… và từ đó chán học đi vào
con đường phạm tội.
Thứ ba: Môi trường xã hội
Ngoài thời gian ở gia đình và nhà trường, người chưa thành niên có
một số lượng thời gian sống ngoài xã hội. Sự tác động từ xã hội với nhiều
khía cạnh khác nhau cũng xây dựng nên phẩm chất cá nhân tiêu cực cho
những người chưa thành niên, đưa người chưa thành niên vào con đường thực
hiện tội phạm. Qua điều tra số người phạm tội tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


đã chỉ ra: 68% các em thường sử dụng thời gian rỗi tại quán nước, mà quán
nước chè dọc đường thường tụ tập những người nhân cách xấu chuyên bàn
chuyện trộm cắp, lưu manh và hoạt động phạm tội. Chính từ đây những người
chưa thành niên không được giáo dục đầy đủ tại gia đình, nhà trường lại có sự
tác động tiêu cực xã hội như sự lôi kéo của những người lớn tuổi đã đưa các
em đến việc thực hiện tội phạm.
Sự ảnh hưởng của văn hóa đồ trụy, bạo lực có tác động đến sự hình
thành nhân cách của người chưa thành niên. Qua điều tra 255 em đang học
tập tại trường phổ thông Công Nông Nghiệp I Bộ Nội Vụ đã chỉ ra: 60% các
em đọc sách báo cấm, 49% các em thuộc từ 5 – 100 bài hát thuộc loại nhạc
vàng. Xem xét những người chưa thành niên phạm tội hiếp dâm thì gần như
100% các em bị tác động của văn hóa đồi trụy như xem ảnh khỏa thân, xem
phim sex, đọc sách báo có nội dung kích động tình dục.
Môi trường sống không thuận lợi có ảnh hưởng đến sự phát triển, hình
thành nhân cách, tạo cho người chưa thành niên có thói quen tiêu cực và
chính những tác động của môi trường này là nguyên nhân đưa người chưa
thành niên vào con đường thực hiện tội phạm khi gặp phải những tình huống,
hoàn cảnh thuận lợi trong cuộc sống.
2. Điều kiện phạm tội.
Những điều kiện tạo nên những hoàn cảnh thuận lợi cho việc thực hiện
tội phạm của người chưa thành niên bao gồm:
+ Không có sự giám sát của cha mẹ hoặc của những người thân trong
gia đình đối với cuộc sống và mối quan hệ của người chưa thành niên. Chính
vì không có sự giám sát này mà nhiều thành viên trong gia đình, nhiều cha mẹ
không biết con mình đã đi vào con đường thực hiện tội phạm và chỉ khi người
chưa thành niên bị bắt thì mới biết được sự phạm tội của con em mình.
Vì không có sự giám sát từ phía cha mẹ mà nhiều người chưa thành
niên bị lôi kéo vào con đường thực hiện tội phạm. Qua nghiên cứu những
17
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


người chưa thành niên phạm tội thì đến 80% người chưa thành niên phạm tội
do bạn bè lôi kéo, rủ rê mà gia đình hoàn toàn không biết.
+ Những thiếu sót khuyết điểm của nhà trường trong việc giáo dục, đào
tạo người chưa thành niên. Những thiếu sót, khuyết điểm này không chỉ tạo
khả năng thuận lợi cho sự hình thành nhân cách người chưa thành niên mà
còn tạo cho người chưa thành niên bỏ học đi lang thang. Theo thống kê của
ngành giáo dục, năm học 1989 - 1990 có 12,75% các em đang học cấp I bỏ
học, cấp II 27% và cấp III 19,45%. Trong tổng số các em bỏ học năm 1991
(607.075 em) có 15.406 em bỏ học đi lang thang và đây là đội quân dự bị bổ
sung vào đội ngũ người chưa thành niên phạm tội.
+ Những khuyết điểm thiếu sót trong mối quan hệ gia đình và nhà
trường. Trong thực tế mối quan hệ này không chặt chẽ và mang tính hình
thức. Nhiều cha mẹ người chưa thành niên phó mặc cho con em mình cho nhà
trường, trong khi đó nhà trường không đủ khả năng quản lý các em. Chính vì
vậy đã xảy ra tình trạng các em bỏ học nhiều ngày, nhiều tháng thậm chí cả
năm mà gia đình không biết. Ví dụ, Nguyễn Tiến D, trú tại Khương Trung,
Nguyễn Trãi, Hà Nội chỉ khi D bị bắt vì tội trộm cắp tài sản tại Ga Hà Nội thì
gia đình mới biết em bỏ học hơn một năm trong khi đó hàng tháng D vẫn
nhận tiền từ cha mẹ đi ăn quà sáng và cắp sách đến trường.
+ Những khuyết điểm trong tổ chức sử dụng thời gian nhàn rỗi của
những người chưa thành niên. Những khuyết điểm này thể hiện ở trong việc
tổ chức vui chơi giải trí cho người chưa thành niên. Không tổ chức cho những
người chưa thành niên sinh hoạt tập thể, không hướng nghiệp cho các em khi
các em bỏ học hoặc sau khi tốt nghiệp phổ thông, trong các thành phố lớn
không đủ hệ thống câu lạc bộ cho trẻ em sinh hoạt…ở tỉnh Thái Bình có 421
công trình văn hóa thì chỉ có một câu lạc bộ cho người chưa thành niên. Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh mỗi thành phố có hơn một triệu người trong độ
18
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


tuổi chưa thành niên mà chỉ có hệ thống câu lạc bộ đáp ứng cho 10.000 em
tham gia còn lại 990.000 em không có chỗ vui chơi trong thời gian tự do.
Do không có chỗ vui chơi, không có sự quản lý của gia đình và nhà
trường, không có trung tâm đào tạo hướng nghiệp dạy nghề… cho nên các em
phải tiêu thụ thời gian vào trò nghịch ngợm, tiêu cực. Từ đó, dễ bị lôi kéo vào
con đường thực hiện tội phạm.
+ Những khuyết điểm của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có trách
nhiệm trong việc tổ chức họat động phòng ngừa người chưa thành niên phạm
tội. Đây là những khuyết điểm của Đoàn thanh niên Uỷ Ban thiếu niên nhi
Đồng, các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã
hội khác trong công tác giáo dục, tuyên truyền tổ chức cho người chưa thành
niên trong cuộc sống.
Những nguyên nhân và điều kiện nói trên tác động qua lại lẫn nhau làm
phát sinh tình trạng người chưa thành niên phạm tội trong xã hội.
IV. Một số biện pháp phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội
và một số biện pháp giáo dục cải tạo đã và đang làm tại trung tâm cải
tạo.
1. Một số biện pháp phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội
Công tác phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội là nhiệm vụ
chung của toàn xã hội, đòi hỏi các cấp các ngành, đoàn thể cùng tham gia. Do
những hoàn cảnh riêng biệt của người chưa thành niên phạm tội hướng vào
giải quyết những vấn đề chính sau đây:
Thứ nhất: Nhóm những biện pháp của gia đình nhằm hoàn thiện sự
giáo dục trong gia đình. Do quá trình hình thành nhân cách của người chưa
thành niên được bắt đầu từ gia đình cho nên việc hoàn thiện giáo dục trong
gia đình là điều cần thiết trước tiên hoàn thiện sự giáo dục trong gia đình
được thể hiện ở những việc làm sau:
19
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


- Mọi thành viên trong gia đình phải là những tấm gương cho trẻ học
tập. Cha mẹ và các thành viên trong gia đình thực sự phải là người gương
mẫu, không nên làm những việc sai trái hoặc vi phạm đạo đức để cho người
chưa thành niên bắt chước.
- Tổ chức hoạt động và quản lý người chưa thành niên trong thời gian
rảnh rỗi, không để cho người chưa thành niên nhiễm những tiêu cực từ ngoài
xã hội. Thực tế đã chỉ ra, trong những gia đình có những biểu hiện tích cực,
có trách nhiệm đầy đủ đối với con em mình, luôn quan tâm kiểm tra các hoạt
động của các em mình bao nhiêu thì càng tạo cho các em xây dựng được
những phẩm chất cá nhân tích cực và trở thành những công dân có ích cho xã
hội.
- Thuyết phục động viên và khuyến khích các em thực hiện những việc
làm có ích cho xã hội, có thái độ tôn trọng pháp luật là điều cần thiết trong
mỗi gia đình. Chính những việc làm này sẽ loại trừ khả năng phát sinh quan
điểm và cách xử sự sai trái với yêu cầu chung của xã hội.
Thứ hai: nhóm những biện pháp của nhà trường hướng vào việc tăng
cường sự hoạt động của nhà trường trong việc đào tạo giáo dục người chưa
thành niên.
Sự tăng cường giáo dục của nhà trường thể hiện ở chỗ:
+ Nâng cao trách nhiệm của thầy cô trong trường phổ thông, thầy cô
giáo thực sự là tấm gương cho học sinh học tập.
+ Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, kết hợp
giáo dục văn hóa với giáo dục đạo đức, hướng các em vào các hoạt động lành
mạnh.
+ Giáo dục tổ chức, quản lý học sinh trên các mặt hoạt động thực tiễn
như giáo dục các em biết cách ứng xử các tình huống trong cuộc sống và thực
hiện các quy định của pháp luật đòi hỏi, tách các em khỏi môi trường tiêu cực,
tập hợp các em vào hoạt động cụ thể, hướng nghiệp dạy nghề cho các em.
20

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

+ Đưa chương trình giáo dục, pháp luật, ý thức công dân cho các em để
các em có ý thức tuân thủ pháp luật ngay từ nhỏ. Mặt khác, khi các em đã
hiểu biết được pháp luật thì các em sẽ tự tin vào hành động của mình hơn.
+ Phối hợp chặt chẽ sự quản lý giáo dục giữa gia đình và nhà trường.
Sự phối hợp quản lý này nêu cao ý thức trách nhiệm của cả hai phía. Ngăn
ngừa kịp thời những sai phạm mà người chưa thành niên mắc phải.
Thứ ba: nhóm những biện pháp mang tính chất nhà nước và xã hội bao
gồm:
+ Tập hợp những người chưa thành niên vào các đoàn thể nhất định để
họ có thể nhận được sự giáo dục về phẩm chất lý tưởng, đạo đức xã hội chủ
nghĩa. Trong các tổ chức đoàn thể, những người chưa thành niên có điều kiện
phấn đấu, rèn luyện xây dựng nhân cách con người mới.
+ Tổ chức cho những người chưa thành niên vào các hoạt động tổ chức
chính trị, xã hội, tổ chức tham quan nói chuyện lịch sử, đưa những người
chưa thành niên vào các hội, các chi hội theo khả năng của mỗi người.
+ Tổ chức hoạt động thể dục thể thao văn hóa nghệ thuật, nhằm nâng
cao nhận thức về thẩm mỹ.
21
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
- Kết luận.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề “giáo dục cải tạo người
chưa thành niên phạm tội” chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Trước tiên là sự nhận thức về giáo dục của gia đình và xã hội phụ thuộc
rất nhiều vào trình độ học vấn của các em. Phần lớn các em đều không được
giáo dục tốt từ phía gia đình mặc dù số đông các em được sống trong gia đình
có đầy đủ bố mẹ. Tuy nhiên, trong mỗi gia đình có điều kiện và hoàn cảnh

khác nhau nhưng phần lớn là do gia đình không có phương pháp nội dung
giáo dục đúng đắn thì đây cũng chính là nguyên nhân để dẫn các em đến hành
vi phạm pháp. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó mà còn có nhiều em do hoàn
cảnh gia đình không hoàn thiện như bố mẹ mất hoặc thiếu một trong hai
người, bố mẹ đi tù, ly hôn, ly thân do đó các em không được sự giáo dục tốt
dẫn đến sự nhận thức sai lệch về những chuẩn mực đạo đức, về cách sống.
Bên cạnh đó còn do nhiều yếu tố như xã hội hóa cũng tác động rất lớn đến
hành vi phạm tội của các em. Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp trong gia
đình do đặt quá nhiều kỳ vọng vào các em, áp đặt các em phải tuân thủ theo
các quy luật đã được định sẵn trong gia đình, hay nhiều gia đình do quá
nghiêm khắc làm cho các em mất đi sự tự do, sự giao tiếp học hỏi hàng ngày
mà bắt các em phải sống theo kiểu gò ép theo khuôn mẫu. Hay sống trong gia
đình có thân nhân làm ăn bất chính, ngoài ra các tai tệ nạn xã hội cũng là nơi
dễ lôi kéo các em vào con đường phạm pháp.
Đặc biệt ở lứa tuổi các em là lứa tuổi đang trong giai đoạn thay đổi về
mặt tâm lý- sinh lý do vậy mà hành vi của các em thiếu tính văn hóa, trình độ
nhận thức còn kém nên ở lứa tuổi này rất hiếu động thích bắt chước, thích
khẳng định mình nên cũng rất dễ bị lôi kéo vào con đường phạm pháp.
Qua một số nghiên cứu cho thấy việc giáo dục ở đây cũng không hoàn
toàn thuộc về phía gia đình mà bên cạnh đó còn liên quan đến những khía
22
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

cạnh khác như môi trường xã hội, môi trường nhà trường cũng phần nào đưa
đẩy các em vào con đường phạm pháp.
Như vậy quá trình “giáo dục cải tạo những người chưa thành niên phạm
tội” là một quá trình có bước tiến triển rất lớn vì có nhiều em khi phạm tội
còn chưa hiểu đúng về giáo dục. Nhưng trong quá trình giáo dục và cải tạo đã
giúp cho các em có sự thay đổi về nhận thức được phát triển rất tốt. Nhiều em
sau khi được giáo dục và cải tạo ra các em đã tìm được hướng đi đúng đắn

cho mình các em sẵn sàng tham gia vào quá trình tái hòa nhập cộng đồng.
Như vậy “ giáo dục cải tạo những người chưa thành niên phạm tội” là
rất quan trọng vì nó đã giúp cho các em nhận thức được những sai lầm tội lỗi
của mình và tự mình tích cực vượt qua để hòa nhập với cộng đồng, để trở
thành người công dân tốt các em tự rèn luyện bản thân để không bao giờ tái
phạm tội trở lại.
- Khuyến nghị
Qua quá trình nghiên cứu về “giáo dục và cải tạo những người chưa
thành niên phạm tội” tôi có một số khuyến nghị sau:
- Cần phải có những biện pháp đúng đắn bao gồm phương pháp và nội
dung giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội theo đúng chuẩn mực.
- Cần phải tạo ra được môi trường sống lành mạnh, văn minh để cho
các em vui chơi giải trí.
- Cần phải có sự quan tâm của gia đình và xã hội, giúp đỡ và tạo điều
kiện cho các em tái hòa nhập cộng đồng và hướng cho các em tới những việc
làm có ích.
- Cần phải nêu cao tấm gương tốt trong xã hội để cho các em học tập và
noi theo.
23
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Tâm lý học pháp lý – Nguyễn Hồi Loan và Đặng Thanh Nga.
2. Tội phạm học – phó tiễn sĩ luật Đỗ Quang Long trường đại học luật
Hà Nội 1995
3.Tâm lý học tội phạm - Đặng Thanh Nga chủ biên NXBCAND Hà
Nội 2001
4. Tâm lý học sư pạm NXBGD
5. Tâm lý học tư pháp NXBCAND Hà Nội 1998
6. Từ điển tiếng việt NXBGD Hà Nội 1994

7. Từ điển tâm lý học NXBKHXH – 2000 Vũ Dũng
8. Tâm lý học xã hội NXBGD Hà Nội 1995


24

×