Luật Hành chính Việt Nam Nhóm KT32E - 2
LỜI MỞ ĐẦU
Xử lý hành chính với người chưa thành niên là hoạt động cưỡng chế, áp
dụng các biện pháp hạn chế những quyền và lợi ích nhất định với người chưa thành
niên có hành vi trái pháp luật. Đây cũng là giai đoạn mà sự can thiệp của Nhà nước
còn nhằm mục đích giáo dục, quản lý, phòng ngừa với người chưa thành niên đã có
những biểu hiện sai lệch trong hành vi. Chính vì vậy, những quy định pháp luật
phù hợp, cụ thể, rõ ràng là cơ sở pháp lý để cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tiến
hành những hoạt động của mình, góp phần đấu tranh phòng, chống có hiệu quả
người chưa thành niên làm trái pháp luật.
Tuy nhiên, pháp luật về xử lý hành chính nói chung và xử lý hành chính với
người chưa thành niên nói riêng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cơ
quan Nhà nước có liên quan trong công tác xây dựng pháp luật. Vì vậy, pháp luật
về xử lý hành chính với người chưa thành niên chưa có một vị trí xứng với yêu
cầu. Có thể nói, cho đến hiện nay một chế định pháp luật về xử lý hành chính với
người chưa thành niên vẫn chưa hình thành mà mới chỉ dừng lại ở các qui định
riêng lẻ. Do đó, vấn đề “pháp luật về xử phạt hành chính đối với người chưa thành
niên” là một vấn đề đặt ra khá bức thiết hiện nay. Đó cũng là lý do mà nhóm em
chọn đề tài này làm bài tập nhóm tháng hai.
NỘI DUNG
I. Những vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa
thành niên phạm tội.
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Người chưa thành niên.
Theo Điều 18 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “người từ đủ 18 tuổi trở lên
là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”. Quy định
của Bộ luật Dân sự được coi là quy định “gốc” để các văn bản khác viện dẫn khi có
quy định về người chưa thành niên. Ví dụ, Điều 119 Bộ luật lao động quy định:
“Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”; Bộ luật hình sự
tại Điều 168 quy định: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
phạm tội…”; hay pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính cũng thống nhất người chưa
thành niên vi phạm hành chính là người dưới 18 tuổi.
Bài tập nhóm tháng 2
1
Luật Hành chính Việt Nam Nhóm KT32E - 2
Khi đến tuổi thành niên thì cá nhân đã phát triển hoàn thiện cả về thể lực và
trí lực, điều đó cho phép họ có thể tham gia vào hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Chính vì thế pháp luật ghi nhận cho họ có đầy đủ và toàn diện
các quyền và nghĩa vụ trên tất cả các lĩnh vực cũng như thừa nhận họ có đầy đủ
khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ ấy.
Ngược lại khi cá nhân chưa đến tuổi thành niên thì chỉ được hưởng một số
quyền và nghĩa vụ nhất định. Tùy vào độ tuổi cụ thể, những quyền và nghĩa vụ mà
người chưa thành niên được hưởng là khác nhau và pháp luật cũng chỉ thừa nhận
họ có khả năng thực hiện những quyền và nghĩa vụ này, ngoài ra họ chưa phải
gánh vác những nghĩa vụ và chưa được hưởng những quyền mà chưa được pháp
luật ghi nhận.
Vậy người chưa thành niên là người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, độ
tuổi được pháp luật xác nhận có tư cách chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp
luật, cho đến dưới 18 tuổi.
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định:
“Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện
pháp xử lý hành chính khác”. Theo quy định này, xử phạt vi phạm hành chính là áp
dụng hai nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính được quy định trong Pháp lệnh, đó
là các hình thức xử phạt vi phạm hành chính (quy định tại Điều 22) với chủ thể của
một vi phạm hành chính. Tuy nhiên, chỉ có các hình thức xử phạt được áp dụng với
chủ thể vi phạm hành chính, còn các biện pháp xử lý hành chính khác không áp
dụng với chủ thể của một vi phạm hành chính.
Vậy xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng các biện pháp cưỡng
chế hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi trái pháp luật trong quản lý nhà
nước, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo thủ tục pháp luật quy
định.
1.3. Xử phạt vi phạm hành chính với người chưa thành niên.
Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
bao gồm nguyên tắc chung được quy định tại Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính
và một số nguyên tắc riêng được ghi nhận trong Pháp lệnh cũng như trong nhiều
văn bản pháp luật khác nhau.
Bài tập nhóm tháng 2
2
Luật Hành chính Việt Nam Nhóm KT32E - 2
a, Nguyên tắc chung.
Căn cứ vào Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trong xử lý hành
chính với người chưa thành niên cơ quan và người có thẩm quyền cần chú trọng:
+ Đảm bảo việc xử lý hành chính với người chưa thành niên phải được tiến
hành nhanh chóng, công minh, triệt để và toàn diện.
+ Chỉ xử phạt vi phạm hành chính với người chưa thành niên đã thực hiện một
vi phạm hành chính và người thành niên đó theo quy định của pháp luật là đối
tượng của xử phạt hành chính.
+ Căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi trái pháp luật, căn cứ vào nhân thân
của người chưa thành niên cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền quyết định áp dụng những cưỡng chế phù hợp nhất với người
chưa thành niên.
b, Nguyên tắc riêng.
Trong xử lý vi phạm hành chính ngoài các nguyên tắc chung được pháp luật
ghi nhận thì những người có thẩm quyền xử lý hành chính cần thiết phải tuân theo
các nguyên tắc riêng sau:
+ Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của người chưa thành niên. Đây là
nguyên tắc quan trọng định hướng cho hoạt động của các cơ quan có liên quan vừa
đúng pháp luật, vừa bảo đảm quyền và lợi ích của người chưa thành niên.
+ Nguyên tắc trong xử lý hành chính cơ quan, người có thẩm quyền không có
định kiến với người chưa thành niên.
+ Nguyên tắc xử lý hành chính với người chưa thành niên cần lấy giáo dục,
thuyết phục là mục đích chính, chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế hạn chế trực
tiếp các quyền và lợi ích của người chưa thành niên khi cần thiết.
2. Xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền,
căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử
phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp
cần thiết theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định có hai hình thức xử
phạt hành chính, đó là: cảnh cáo và phạt tiền, ngoài ra chủ thể vi phạm hành
chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền
sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật, phương tiện
Bài tập nhóm tháng 2
3
Luật Hành chính Việt Nam Nhóm KT32E - 2
được sử dụng để vi phạm hành chính. Trục xuất vừa là hình thức phạt chính
vùa là hình thức phạt bổ sung.
Xử phạt vi phạm hành chính với người chưa thành niên là hoạt động áp
dụng các hình thức xử phạt với người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi
thực hiện vi phạm hành chính. “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt
hành chính về vi phạm hành chính do cố ý, người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt
hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra” (Điều 6 Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính).
2.1. Phạt cảnh cáo
Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của nhà nước do người có thẩm quyền
quyết định với chủ thể vi phạm hành chính. Cảnh cáo là sự lên án mang tính quyền
lực nhà nước, là hình thức xử phạt nhẹ nhất trong xử phạt vi phạm hành chính vì
nó không có khả năng hạn chế các quyền và lợi ích về thể chất cũng như tài sản
của người vi phạm. Nó chỉ tác động đến nhận thức của chủ thể giúp họ hiểu hành
vi của mình là trai quy tắc xử sự chung đã được pháp luật quy định từ đó kiềm chế
không tiếp tục thực hiện những hành vi vi phạm. Cảnh cáo mang ý nghĩa giáo dục
nhiều hơn là trừng phạt. Tuy nhiên khi bị phạt cảnh cáo thì chủ thể cũng bị tổn thất
nhất định về mặt tinh thần vì phải chịu sự lên án của nhà nước.
● Phạt cảnh cáo khi áp dụng với người chưa thành niên có sự phân biệt giữa hai
nhóm đối tượng: người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người
chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Với người chưa thành niên từ đủ
16 tuổi đến dưới 18 tuổi cảnh cáo được áp dụng như với người thành niên. Tức là,
phạt cảnh cáo với “vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ”. “Vi
phạm nhỏ” là cơ sở để nhà làm luật quy định hành vi có thể phạt cảnh cáo; các dấu
hiệu “vi phạm lần đầu”, “vi phạm có tình tiết giảm nhẹ” là cơ sở để người áp dụng
pháp luật quyết định cảnh cáo hay phạt tiền với chủ thể thực hiện một vi phạm nhất
định.
Khi xem xét vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi thực hiện và đứng trước lựa chọn phạt cảnh cáo hay phạt tiền thì cá
nhân có thẩm quyền xử phạt có thể coi dấu hiệu chủ thể là người chưa thành niên
như là một “tình tiết giảm nhẹ” để quyết định phạt cảnh cáo.
● Đối với người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, đây là lứa tuổi
chuyển tiếp từ thiếu niên lên thanh niên, đây cũng chính là giai đoạn hình thành
Bài tập nhóm tháng 2
4
Luật Hành chính Việt Nam Nhóm KT32E - 2
tính cách, những tính cách được định hình cho đến khi cá nhân trưởng thành. Vì
thế cần khuyến khích họ nhận thức đúng và có xử sự phù hợp với các quy định của
pháp luật một cách tích cực tự giác. Đồng thời phải giáo dục kiên trì bằng những
biện pháp khoan dung ngay cả khi người chưa thành niên có những hành vi trái
pháp luật. Tuy nhiên một hình thức phạt cũng phải đủ nghiêm khắc thì ý nghĩa giáo
dục mới đạt được.
Theo quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, người chưa thành niên
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt hành chính với những vi phạm do lỗi
cố ý và phạt cảnh cáo được áp dụng với mọi hành vi vi phạm hành chính do người
chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện lỗi cố ý.
Quy định này xuất phát từ quan điểm cho rằng với nhóm đối tượng này chỉ cần
áp dụng những biện pháp nhằm giáo dục quản lý mà không cần phải áp dụng
những biện pháp nhằm “trừng phạt”. Vì hành vi của chủ thể trong nhóm này là kết
quả của sự thiếu quan tâm, của giáo dục không đầy đủ từ gia đình, nhà trường, xã
hội, phản ánh sự bồng bột, tự phát thiếu hiểu biết của người chưa thành niên.
2.2. Phạt tiền
Phạt tiền là hình thức xử phạt mang tính chất tài sản. Trong hình thức phạt tiền
tính chất phạt thể hiện rất rõ. Đó chính là việc tước bỏ ở người có hành vi trái pháp
luật một khoản tiền nhất định thuộc về sở hữu của họ.
Mức phạt được quy định trong xử lý vi phạm hành chính hiện nay là từ 5.000
(năm nghìn) đồng đến 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng. Tuỳ theo tính chất mức
độ của hành vi vi phạm và tính chất của các quan hệ xã hội bị hành vi vi phạm xâm
hại tới, nhà làm luật xác định mức phạt tiền tối đa cho mỗi lĩnh vực cho phù hợp.
Phạt tiền áp dụng với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, phạt tiền chỉ áp
dụng với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên. Người chưa thành niên vi phạm hành chính
bị áp dụng phạt tiền là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là chủ thể của mọi vi phạm
hành chính do họ thực hiện, cho nên khi thực hiện hành vi vi phạm nào theo quy
định của pháp luật, hình thức phạt là phạt tiền thì người chưa thành niên sẽ bị áp
dụng phạt tiền. Khi phạt tiền với họ thì mức phạt tiền không được vượt quá một
phần hai mức phạt đối với người thành niên, trong trường hợp họ không có tiền
nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay. Cha mẹ, người giám
hộ khi phải nộp tiền phạt thay người chưa thành niên không có nghĩa là họ đã thực
Bài tập nhóm tháng 2
5
Luật Hành chính Việt Nam Nhóm KT32E - 2
hiện một vi phạm pháp luật, cũng không có nghĩa họ bị quy kết có hành vi vi phạm
pháp luật, họ chỉ thực hiện thay người chưa thành niên nghĩa vụ có tính chất tài
sản. Đây thực chất là pháp luật đã xác định trách nhiệm của cha, mẹ hoặc người
giám hộ với hành vi của con em mình hoặc người mình có trách nhiệm đại diện.
Quy định về việc nộp phạt thay của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng đã
làm cho phạt tiền trở thành hình thức xử phạt có tình trừng phạt thực sự.
2.3. Các hình thức xử phạt bổ sung
Theo quy định của pháp luật ngoài hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và
phạt tiền thì người có hành vi vi phạm hành chính còn bị áp dụng các hình thức xử
phạt bổ sung, đó là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu
tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
Trong hai hình thức xử phạt bổ sung này thì hình thức tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề là hình thức thực tế không áp dụng với người chưa
thành niên. Bởi các hoạt động theo quy định của pháp luật phải được tiến hành trên
cơ sở và trong phạm vi của giấy phép, hoặc chứng chỉ là những hoạt động xã hội
có tính phức tạp và nhà nước kiểm soát. Để đảm bảo chủ thể có thể thực hiện được
hoạt động theo đòi hỏi của pháp luật và có khả năng chịu trách nhiệm độc lập về
hoạt động của mình độ tuổi ít nhất là tuổi thành niên.
Biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
được quyết định với tư cách là hình thức xử phạt bổ sung với những vi phạm có
tang vật hay có sử dụng phương tiện. Đối với tang vật vi phạm hành chính đây là
những vật có thực mà việc chiếm hữu hay sử dụng vật là trái với các quy định của
pháp luật hoặc đây là các vật mà Nhà nước cấm mua bán, trao đổi, sử dụng. Các
vật này người chưa thành niên có được từ hành vi vi phạm nên trong mọi trường
hợp tang vật phải bị tịch thu và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với phương tiện được sử dụng để vi phạm thì theo quy định hiện hành chỉ
tịch thu những phương tiện được sử dụng trực tiếp để vi phạm và chỉ những vi
phạm nào có mức độ nguy hiểm đáng kể thì hình thức xử phạt bổ sung này mới
được quyết định.
Phương tiện vi phạm có thể là thuộc sở hữu của người chưa thành niên vi phạm
hoặc có thể thuộc sở hữu của chủ thể khác. Nếu phương tiện vi phạm thuộc sở hữu
của người chưa thành niên hoặc của chủ thể khác mà người chủ sở hữu đó có lỗi
trong việc để người chưa thành niên sử dụng phương tiện thực hiện vi phạm thì
Bài tập nhóm tháng 2
6