Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận những phẩm chất ý chí đã giúp các tỉ phú và ngôi sao nổi tiếng đi đến thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.32 KB, 16 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Michael Dell - Người sáng lập đồng thời là Chủ tịch hội đồng
quản trị Tập đoàn sản xuất máy tính nổi tiếng thế giới Dell từng là
người phục vụ, chuyên rửa chén đĩa trong một nhà hàng Trung Quốc
với mức lương 2,3 USD/giờ.
Một ví dụ khác cũng không kém phần thuyết phục là ông chủ
Microsoft - Bill Gate. Trước khi thành lập công ti máy tính của riêng
mình, Bill cũng từng bắt đầu với vị trí phục vụ ở Capitol. Rồi William
Watkins - CEO của Seagate Technology - với việc làm đêm tại một
nhà thương điên - Sidney Kimmel - CEO của Jones New York - với vị
trí nhân viên nhận gửi hàng trên tàu thủy
Cũng như Dell, Michael Krasny, Chủ tịch Hội đồng quản trị
danh dự và là người sáng lập của Trung tâm máy tính CDW cũng
không giấu diếm những bài học mà ông đã có được từ công việc đầu
tiên - khi ông mới 10 tuổi: làm sạch sàn của ngôi nhà đang được xây
bên hàng xóm của mình. Michael nhớ lại: "Lúc đó tôi đã phải huy
động cả lũ bạn bè tới giúp và hứa hẹn với chúng bằng những que kem
thơm phức. Lúc đó tôi học được rằng, có những việc mình không thể
làm đơn độc một mình và bạn cần phải có một ekip".
Không chỉ có các tỉ phú, rất nhiều ngôi sao nổi tiếng hiện nay
cũng đã từng bắt đầu sự nghiệp bằng những công việc đuợc coi là "vớ
vẩn". Với Bill Murray là bán hạt dẻ ngoài cửa hàng tạp hóa; với Rush
Limbaugh là đánh giày; với Robin Williams là diễn kịch câm trên
đường phố hay thậm chí như với Tommy Hilfiger là bán rong quần
jean của mình sau thùng xe.
1
Vậy, những phẩm chất ý chí nào đã giúp cho các tỉ phú và các
ngôi sao nổi tiếng dẫn đến thành công? Và từ đó, ta có thể đưa ra
những bài học gì cho bản thân mình?
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


1. KHÁI NIỆM Ý CHÍ.
1.1. Định nghĩa.
Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực
hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc
phục khó khăn.
1.2. Đặc điểm.
Ý chí luôn xuất hiện trong những hành động có khó khăn trở
ngại. Nghĩa là nếu chủ thể hành động không cố gắng thì sẽ không đạt
được mục đích, không hoàn thành nhiệm vụ, do đó họ phải nỗ lực,
phải huy động sức mạnh của mình để vượt qua khó khăn. Những khó
khăn này có thể là khó khăn bên ngoài, như thiếu phương tiện làm
việc, công việc nặng nhọc, dư luận không đồng tình; có thể là khó
khăn bên trong như những sở thích, ý muốn trái ngược với nhận thức,
mâu thuẫn nội tâm Khi những khó khăn này xuất hiện và chủ thể
hành động ý thức được chúng, nghĩa là biết được sự tồn tại của những
khó khăn đó và hiểu rằng, nếu không cố gắng, không nỗ lực thì sẽ
không hoàn thành nhiệm vụ, không đạt được mục tiêu đã đề ra, lúc đó
họ mới huy động sức mạnh của mình để khắc phục. Chính vì vậy, ý
chí là một biểu hiện của ý thức và biểu hiện này mang tính cơ động,
năng động.
Ý chí là một thuộc tính tâm lý cá nhân. Nó không được sinh ra
mà được hình thành, tôi luyện trong quá trình con người đấu tranh với
khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống. Do vậy nên không phải ai cũng
là người có ý chí. Trong cuộc sống, có những người không sợ nguy
3
hiểm, không chùn bước trước khó khăn, kiên trì theo đuổi mục đích,
dồn mọi nỗ lực để khắc phục khó khăn và cuối cùng đạt được mục
đích đã đề ra – đó là những người có ý chí. Ngược lại, cũng có những
người sợ nguy hiểm, ngại khó, gặp nguy hiểm thì run sợ, gặp khó
khăn thì chùn bước – đó là những người thiếu ý chí. Nói chung, những

người ngay từ nhỏ đã phải “thử sức”, “đương đầu” với khó khăn, tự
mình giải quyết lấy công việc của mình thì khi trưởng thành, họ
thường là những người có ý chí cao, có bản lĩnh, có nghị lực.
2. NHỮNG PHẨM CHẤT Ý CHÍ ĐÃ GIÚP CÁC TỈ PHÚ VÀ
NGÔI SAO NỔI TIẾNG ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG.
Họ đều là những con người có ý chí, nghị lực phi thường. Ý chí
của họ biểu hiện trong hành động, thông qua những phẩm chất cơ bản
là tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, tính kiên trì, tính dũng
cảm và tính tự chủ.
2.1. Tính mục đích.
2.1.1. Định nghĩa.
Tính mục đích là phẩm chất của những con người biết đề ra cho
mình những mục đích trước mắt, những mục đích lâu dài, đồng thời
biết bắt hành vi của mình phục tùng các mục đích đó.
2.1.2. Biểu hiện.
Phẩm chất này được biểu hiện ở khả năng định hướng cho tương
lai. Người có mục đích là người biết xác định những mục đích cụ thể
thông qua sở thích, ước muốn, lý tưởng, hình tượng Từ những sở
thích, những ước muốn hay lý tưởng sống phải đề ra cho mình những
mục đích cần đạt được, lấy mục đích đó làm động lực phấn đấu, bằng
mọi giá phải đạt được những mục đích đó.
4
Tính mục đích không đồng nghĩa với sự âm mưu; dù cùng là đề
ra cho mình những kế hoạch cho tương lai, nhưng kết quả của chúng
lại khác nhau.
2.1.3. Vai trò.
Tính mục đích là phẩm chất quan trọng của người thành đạt, vì
chỉ những người sống có mục đích mới có thể phát huy đầy đủ sức
mạnh của mình và hướng sức mạnh đó vào đúng mục tiêu đã được lựa
chọn.

2.1.4. Họ đã thành công vì
học hành, phải tự lập kiếm tiền phục vụ việc học và nghiên cứu. Họ
biết hướng sức mạnh của mình vào công việc nghiên cứu với mong
muốn có thành công xứng đáng với sự cố gắng của mình.
2.2. Tính độc lập.
2.2.1. Định nghĩa.
Tính độc lập là phẩm chất của những con người biết tự mình
quyết định và tự mình thực hiện lấy công việc của mình, không phụ
thuộc, không trông chờ, không ỷ lại vào người khác.
2.2.2. Biểu hiện.
Phẩm chất này được biểu hiện ở khả năng tự lập, tự giác của mỗi
người. Người có tính độc lập là người biết tự tìm tòi, tự khám phá, tự
thực hiện những công việc, những ước muốn của bản thân, không quá
5
B.Gates - ông chủ tập đoàn máy
tính lớn nhất thế giới Microsoft.
họ đều là những con người sống có mục đích,
biết đặt ra mục tiêu và phấn đấu vì mục tiêu đó.
Chẳng hạn, Bill Gates và Michael Dell đều đã đặt
ra mục tiêu cho mình là phải trở thành những
doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực công nghệ
phần mềm và công nghệ thông tin; nhưng trước
đó, họ đều đặt ra những mục tiêu nhỏ, đó là phải
trông chờ vào những “cơ hội” hoặc hoàn cảnh mà người khác mang
lại.
Tính độc lập còn là việc cá nhân biết tiếp nhận những ý kiến hợp
lý của người khác; biết phân công công việc, phối hợp giữa các cá
nhân để hoàn thành công việc. Tính độc lập không đồng nhất với tính
bướng bỉnh, tính bảo thủ.
2.2.3. Vai trò.

Tính độc lập là một trong những phẩm chất quan trọng, bởi có
sự độc lập, con người mới có khả năng tự rèn luyện, phát triển bản
thân, góp phần vào sự phát triển của toàn xã hội.
2.2.4. Họ đã thành công vì
trị danh dự và là người sáng lập của Trung tâm máy tính CDW. Bài
học từ năm 10 tuổi đã giúp ông đạt tới đỉnh cao của danh vọng: “Có
những việc mình không thể làm đơn độc một mình và bạn cần phải có
một ekip”.
2.3. Tính quyết đoán.
2.3.1. Định nghĩa.
6
họ đều là những con người có tính độc lập.
Họ đều tự mình tìm tòi, khám phá và thực hiện
những công việc, những ước muốn của bản
thân, không phụ thuộc vào bất cứ ai. Nếu
Michael Krasny không tự học hỏi, nghiên cứu
những kiến thức về công nghệ, đồng thời
không biết phối hợp với những người bạn,
những người đồng nghiệp của mình, có lẽ ông
khó có thể trở thành chủ tịch Hội đồng quản
Michael Krasny - chủ tịch danh dự
kiêm người sáng lập Tập đoàn CDW.
Tính quyết đoán là phẩm chất của con người có khả năng đưa ra
những quyết định kịp thời, cứng rắn mà không có những dao động
không cần thiết.
2.3.2. Biểu hiện.
Tính quyết đoán thể hiện ở những hành động có cân nhắc, có
tính toán. Người quyết đoán là người sau khi cân nhắc, thấy cần phải
hành động là quyết định ngay và sau khi quyết định thì thường bắt tay
ngay vào việc thực hiện, ít khi do dự chần chừ, chờ đợi. Chính vì vậy,

người quyết đoán thường là người tận dụng được những cơ hội đến
với mình.
2.3.3. Vai trò.
Tính quyết đoán là một phẩm chất quan trọng đối với người lãnh
đạo. Chúng ta cần rèn luyện để trở thành người quyết đoán nếu không
muốn bỏ lỡ những cơ hội vốn không phải lúc nào cũng đến với ta
trong cuộc sống.
2.3.4. Họ đã thành công vì
7
họ đều là những người quyết đoán. Họ biết
tận dụng những cơ hội đến với mình, không do
dự khi quyết định những vấn đề có ý nghĩa
quan trọng với bản thân. Một ví dụ điển hình,
đó là M.Dell. Thời trung học, mơ ước hàng
đầu của ông là trở thành bác sĩ đa khoa, nhưng
ông cũng có một đam mê lớn đối với máy tính.
Tuy nhiên, khi ông được trải nghiệm những
thành công đầu tiên trong lĩnh vực máy tính và
kỹ thuật, ông đã lựa chọn con đường công
nghệ, tận dụng sự thành công để làm bàn đạp
cho mục đích của mình trở thành hiện thực.
M.Dell - Người sáng lập, Chủ tịch
hội đồng quản trị Tập đoàn sản
xuất máy tính Dell.
2.4. Tính kiên trì.
2.4.1. Định nghĩa.
Tính kiên trì là phẩm chất của con người biết chịu đựng nhằm
khắc phục khó khăn để đạt được mục đích, cho dù khó khăn kéo dài.
2.4.2. Biểu hiện.
Phẩm chất này được biểu hiện ở khả năng chịu đựng khó khăn,

gian khổ để đạt được mục tiêu, khả năng quyết tâm theo đuổi một mục
đích đã đề ra từ trước, không nản chí, bỏ cuộc. Người kiên trì là người
luôn cố gắng nỗ lực vượt qua thử thách, luôn lấy những thử thách làm
động lực thúc đẩy họ vượt qua khó khăn
Tính kiên trì cũng không có nghĩa là lỳ lợm, theo đuổi mục đích
một cách mù quáng, chỉ dựa vào những ý muốn cá nhân trước mắt.
Kiên trì phải là sự theo đuổi mục đích đã được ý thức rõ ràng với sự
năng động của trí tuệ và tình cảm trong quá trình thực hiện mục đích.
2.4.3. Vai trò.
Tính kiên trì giúp con người có ý chí vươn lên, có tinh thần khắc
phục khó khăn; đồng thời giúp con người rèn luyện tính độc lập,
không dựa vào người khác, làm việc gì cũng phải làm đến cùng,
không bỏ dở công việc.
2.4.4. Họ đã thành công vì
8
họ đều là những người có tính kiên trì, biết
vượt qua khó khăn, gian khổ để đến với thành
công. Trước khi thành lập công ti máy tính của
mình, Bill đã từng bắt đầu với vị trí phục vụ ở
Capitol. Sidney Kimmel – tổng giám đốc của
Jones New York – đã từng là nhân viên nhận
gửi hàng trên tàu thủy. Không chỉ các tỉ phú, rất
nhiều ngôi sao nổi tiếng hiện nay cũng đã từng
bắt đầu sự nghiệp bằng những công việc đuợc
coi là "vớ vẩn". Với Bill Murray là bán hạt dẻ
ngoài cửa hàng tạp hóa; với Rush Limbaugh
là đánh giày; với Robin Williams là diễn kịch câm trên đường phố hay
thậm chí như với Tommy Hilfiger: bán rong quần jean của mình sau
thùng xe. Những khó khăn này đã góp phần hình thành và rèn luyện,
không chỉ tính kiên trì, mà còn nhiều phẩm chất ý chí khác trong

những con người thành đạt.
2.5. Tính tự chủ.
2.5.1. Định nghĩa.
Tính tự chủ là khả năng làm chủ, kiểm soát bản thân, không để
xảy ra những hành động, những lời nói bột phát không phù hợp, có hại
cho việc đạt được mục đích đã đề ra.
2.5.2. Biểu hiện.
Người có tính tự chủ cao không phải là con người lạnh lùng,
không biết đến vui buồn hay tức giận, mà là người biết bộc lộ cảm xúc
của mình đúng lúc, đúng chỗ, hành động có cân nhắc.
2.5.3. Vai trò.
Tính tự chủ giúp con người biết kiềm chế bản thân khỏi sự nóng
vội, hạn chế những hành động, ngôn ngữ có ảnh hưởng tiêu cực đến
9
Tommy Hilfiger - nhà thiết kế
thời trang người Mỹ
mục đích, giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại một cách
dễ dàng.
2.5.4. Họ đã thành công vì
động tiêu cực, nếu họ không biết kiềm chế cảm xúc trước những
“scaldan” của dư luận. Những nhà tỷ phú như Dell, B.Gates hay
Watkins sẽ khó trở thành tỷ phú nếu trong kinh doanh, họ bất cẩn và
sơ suất để lộ những điểm yếu của mình với “đối thủ” kinh doanh.
2.6. Tính dũng cảm.
2.6.1. Định nghĩa.
Tính dũng cảm là phẩm chất của những con người dám làm dám
chịu, không sợ nguy hiểm, không sợ trách nhiệm.
2.6.2. Biểu hiện.
Tính dũng cảm biểu hiện ở khả năng hành động một cách kiên
quyết và hợp lý trong hoàn cảnh nguy hiểm, phức tạp, vượt qua cảm

giác sợ hãi và thiếu tin tưởng vào bản thân. Dũng cảm còn thể hiện ở
khả năng tập trung tất cả sức lực để đạt được mục đích đã thực hiện.
Tính dũng cảm, cũng như tính quyết đoán và nhiều phẩm chất ý
chí khác, đòi hỏi quyết định hay hành động của chủ thể phải có sự cân
10
Bill Murray – diễn viên nổi tiếng nước Mỹ
họ đều là những con người có tính
tự chủ, biết kiểm soát bản thân trước
những sự việc ngoài ý muốn. Tính tự
chủ ở họ thể hiện rõ nhất khi họ đã
phần nào thành công và nổi tiếng.
Những diễn viên, ca sĩ như Murray,
Limbaugh hay Robin Williams sẽ dễ
dàng đánh mất danh tiếng của mình
nếu có những phát ngôn hoặc hành
nhắc. Trong trường hợp ngược lại, đó có thể không phải là sự dũng
cảm hay quyết đoán nữa, mà là sự liều lĩnh, manh động.
2.6.3. Vai trò.
Tính dũng cảm giúp con người theo đuổi lẽ sống, theo đuổi mục
đích dựa vào sự kiên trì. Sự dám đối đầu trước những khó khăn, thử
thách sẽ giúp con người có được bản lĩnh, có nhiều kinh nghiệm và tự
tin hơn trong cuộc sống.
2.6.4. Họ đã thành công vì
dũng cảm vượt qua sự tự ti đó: Dell đã dũng cảm từ bỏ ước mơ lớn
nhất của mình để tiếp tục thực hiện thành công; William Watkins đã
dũng cảm hi sinh những buổi đêm không ngủ để làm việc trong trại
thương điên, thử sức với những cơ hội; Robin Williams đã dũng cảm
nộp đơn dự thi cuộc thi tuyển diễn viên chính cho bộ phim “Mork and
Mindy” để rồi bộ phim đó trở thành thương hiệu của riêng ông
3. BÀI HỌC BẢN THÂN.

Nhà phát minh lỗi lạc Thomas Edison từng nói: “Thiên tài là 1
phần trăm cảm hứng và 99 phần trăm đổ mồ hôi”. Điều này đã giải
11
họ đều là những con người có
tính dũng cảm, đều vượt qua cảm
giác sợ hãi và thiếu tin tưởng vào
bản thân. Chắc hẳn trong số họ,
không phải ai, ngay từ đầu đã tự
tin vào khả năng của mình, không
phải ai cũng nghĩ rằng mình sẽ là
một nhà tỷ phú hay một diễn viên
nổi tiếng. Nhưng sau này, họ đều
Robin Williams – diễn viên hài nổi tiếng của Mỹ
thích thành công của Edison nói riêng và những con người kiệt xuất
của nhân loại nói chung. Họ có năng lực, điều đó không sai. Nhưng
năng lực sẽ chẳng là gì, nếu như họ không có nghị lực phi thường, có
ý chí sắt đá hơn người để năng lực của bản thân được thế giới thừa
nhận. Đối với chúng ta, những người có vinh dự được tiếp cận, học
hỏi, tìm hiểu về ý chí của những vĩ nhân dưới góc độ tâm lý, chúng ta
có thể rút ra những bài học bổ ích cho bản thân trong quá trình học tập
và làm việc để có hiệu quả và thành công.
 Thứ nhất, ta cần sống có kế hoạch, có mục đích. Chúng ta có
thể tự xây dựng cho mình những kế hoạch dài hạn, những kế hoạch
ngắn hạn, dựa theo khả năng bản thân, phân phối thời gian và sức lực
hợp lý để hoàn thành tốt công việc. Đơn giản hơn, qua nhận định khả
năng bản thân, kiến thức đã thu thập được, chúng ta có thể xây dựng
hoàn thành kế hoạch học tập của từng môn học cụ thể. Đó là kế hoạch
làm bài học bài với những mục đích ngắn hạn như hiểu được bài học
trên lớp, làm bài tập có hiệu quả, tiến từng bước đến mục tiêu “lớn
hơn” là hoàn thành các tín chỉ môn học, đạt kết quả tốt trong kì thi,

thu nhận được những kiến thức cần thiết và hữu ích, để rồi lại phấn
đấu những mục tiêu “cao cả” như tốt nghiệp với tấm bằng tốt, nhận
được những nghề nghiệp yêu thích hay làm việc hiệu quả… Mục tiêu
lâu dài là cần thiết, nhưng chúng ta phải xác định rằng nếu không thực
hiện những mục tiêu ngắn hạn, những mục tiêu lâu dài sẽ không bao
giờ thực hiện được.
 Thứ hai, ta cần rèn luyện tính độc lập: Tính độc lập rất quan
trọng vì chúng ta phải tự xây dựng cuộc đời mình. Nói cách khác, ta
không thể dựa vào người khác nếu muốn có thành công của riêng
12
mình và thành công ấy luôn bền vững. Ngay từ bây giờ, ta nên tự xây
dựng cho mình tính độc lập thông qua cuộc sống tự lập, bắt đầu từ
những việc nhỏ nhặt như tự thức dậy sớm đi học, tự học tập, tự làm
việc nhà… Dần dần, ta sẽ dần tự quyết định được công việc của bản
thân, không ỷ lại, không cần nhờ vả, cũng không phụ thuộc vào người
khác. Có được sự tự lập, ta có thể đối mặt với những thử thách từ nhỏ
đến lớn. Ta sẽ tự tin hơn, không ngại một mình đương đầu khó khăn,
thực hiện công việc có hiệu quả.
 Thứ ba, ta cần quyết đoán trong các tình huống. Phẩm chất này
của ý chí giúp ta thích nghi với mọi thay đổi, luôn ở thế chủ động.
Chúng ta có thể tập cho mình thông qua cách suy nghĩ logic, rèn luyện
óc phán đoán… Như vậy, dù tình huống khó khăn thế nào, ta vẫn giữ
cho bản thân sự bình tĩnh, óc suy nghĩ logic. Rất nhiều vấn đề trong
học tập, ta phải ngay lập tức đưa ra phán đoán trả lời một cách chính
xác. Điều này đặc biệt có ích trong các kì thi vấn đáp. Và sau này,
việc suy nghĩ nhanh chóng, quyết đoán sẽ mang lại hiệu quả cao nhất
cho công việc.
 Thứ tư, ta cần rèn luyện khả năng kiên trì theo đuổi mục đích.
“Có công mài sắt có ngày nên kim”. Ta không thể dễ dàng chùn bước
trước những khó khăn. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng.

Những vĩ nhân kia đã trải qua muôn ngàn gian khổ mới có thành công.
Nếu không có ý chí, lòng kiên trì, họ đã bỏ cuộc từ lâu rồi. Chúng ta
có thể tập luyện ý chí hàng ngày, thông qua việc đọc cuốn giáo trình
dài hàng trăm trang, kiên trì tập trung trên lớp, chịu khó lên thư viện,
không để bị phân tâm… Có như vậy, ta có thể nhẫn nại để vượt qua
những thử thách, kể cả khi chúng kéo dài.
13
 Thứ năm, ta cần rèn đức tính tự chủ trong cuộc sống. Kiểm soát
bản thân với nhiều người cũng là việc không đơn giản. Có rất nhiều
yếu tố sẽ tác động trong quá trình ta thực hiện công việc. Với mục
đích đã đề ra, ta phải biết kiểm soát suy nghĩ hành động của mình,
không để mục đích đi chệch hướng. Có thể, chúng ta tự xây dựng cho
mình một thời gian biểu một cách khoa học và tuân thủ nghiêm túc,
tránh bản thân khỏi những tác động bên ngoài không cần thiết. Nói
cách khác, ta tự nghiêm khắc với bản thân, đặt mục đích đã đề ra là
trên hết. Ví dụ, nếu ta đặt ra lịch học từ 8h đến 11h, ta nên thực hiện
đúng và không để bất cứ bộ phim, một chương trình ti vi, tán gẫu bạn
bè làm gián đoạn.
 Thứ sáu, cần có sự dũng cảm thể hiện bản thân. Các vĩ nhân đã
dạy cho ta tính dũng cảm của ý chí. Ta cần ý chí, thậm chí rất nhiều ý
chí để nói được những gì ta nghĩ và cần nhiều ý chí hơn nữa để làm
những gì ta nói. Dám nghĩ, dám làm, không sợ trở ngại, đó là phẩm
chất không thể thiếu của một con người thành công. Nói cách khác, đó
là sống có trách nhiệm với bản thân mình. Như đã nói, ta đưa ra kế
hoạch của mình. Ta phải có “dũng cảm” để thực hiện kế hoạch đó.
”Dũng cảm” là chấp nhận mọi khó khăn trở ngại có thể xảy ra khi
thực hiện các mục tiêu. Nếu làm được điều đó, ta ít nhất sẽ thấy tự tin
hơn và có động lực để hoàn thành mục tiêu.
 Và cuối cùng, chúng ta cần có ý chí, luôn là người sống có ý
chí.

“Thành công không dành cho những người thiếu ý chí”
14
C. KẾT LUẬN
Những thất bại trong công việc có lúc khiến bạn cực kì chán nản
và thất vọng, bạn thấy tương lai toàn một màu xám. Hãy tự tin nào, tự
an ủi mình rằng, rất nhiều tủ phú hiện nay trên thế giới cũng từng có
những khởi đầu gian nan như thế. Rất nhiều những tên tuổi nổi tiếng,
những tỉ phú hiện nay của thế giới đã từng bắt đầu sự nghiệp bằng
những công việc hết sức bình thường, thậm chí là tầm thường trong
mắt nhiều người. Thế nhưng khi ở vị trí cao trong xã hôi, họ lại không
ngần ngại thú nhận, họ biết ơn những công việc đầu tiên đó.
15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
***
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học đại cương,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2007.
2. Nhiều tác giả, Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường, First News
tổng hợp và thực hiện, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2009.
3. Minh Anh, Ý Chí Và Quyết Tâm, Báo Hoa học trò, số 895, ra
ngày 17/5/2010.
4. Các trang web:
- Viện tâm lý học: />- Tâm lý học và bạn: />- Bách khoa toàn thư mở: />16

×