Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Tìm hiểu một số trở ngại tâm lý cá nhân trong quá trình học tập của sinh viên năm cuối các trường Đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.5 KB, 78 trang )

Mục lục
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Khách thể - đối tượng nghiên cứu 4
4. Giả thuyết khoa học 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6. Giới hạn đề tài nghiên cứu 5
7. Phương pháp nghiên cứu 5
Chương I. Một số vấn đề về trở ngại tâm lý.
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
2. Trở ngại tâm lý 11
3. Đặc điểm khách thể khảo sát 20
4. Trở ngại tâm lý cá nhân ảnh hưởng đến quá trình học tập
của sinh viên năm cuối 25
5. Những đóng góp của đề tài 26
Chương II. Thực trạng một số trở ngại tâm lý của sinh viên
năm cuối ở các trường đại học.
1. Nhận thức của sinh viên về trở ngại tâm lý 27
2. Một số biểu hiện trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối 32
3. Hành vi khắc phục trở ngại tâm lý của sinh viên qua một số tình huống 56
4. Một số ý kiến về vấn đề khắc phục những trở ngại tâm lý
ở sinh viên năm cuối 65

Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
1
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
1.1 Cơ sở lý luận.


Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, con người luôn phải tham
gia vào các loại hình hoạt động khác nhau. Có thể nói, hoạt động là điều kiện để
tồn tại và phát triển của con người.
Song, trong quá trình hoạt động của mình, con người cũng luôn phải đối
mặt với những khó khăn, những trở ngại kìm hãm quá trình hoạt động. Nếu con
người muốn tiếp tục phát triển thì nhất định phải vượt qua những khó khăn, trở
ngại đó.
Những khó khăn mà con người gặp phải trong quá trình hoạt động của
mình, có thể là những khó khăn khách quan, do điều kiện bên ngoài mang lại,
hoặc cũng có thể do chủ quan bản thân con người. Những khó khăn này tựu
chung lại, chúng là những Ỏhàng rào tâm lýÕ hay khó khăn tâm lý có thể xuất
hiện ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình hoạt động của con người. Vì thế vấn đề
khắc phục, hạn chế những trở ngại tâm lý trong quá trình hoạt động, tạo điều
kiện cho con người phát triển và hoàn thiện nhân cách, luôn luôn được đặt ra và
đòi hỏi phải giải quyết kịp thời.
Mặt khác hoạt động học tập là một trong những hoạt động chủ đạo trong
sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Trong đó hoạt động
học tập không chỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cá nhân mỗi sinh viên,
mà nó còn có những vai trò, ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế,
chính trị, xã hội vv của đất nước.
Sinh viên năm cuối ở các trường đại học trong qúa trình học tập hiện nay
đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trở ngại. Sinh viên năm cuối là một đội
ngũ tri thức hoàn toàn mới chuẩn bị bắt tay vào công cuộc kiến thiết nước nhà.
Kết quả học tập, rèn luyện của họ ra sao đều được thể hiện rõ nhất ở năm cuối
cùng của bậc đại học. Bởi vậy một vấn đề đặt ra là , nếu giải quyết tốt những
khó khăn, trở ngại tâm lý ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên năm
2
cuối, chính là đã giúp nâng cao kết quả rèn luyện của một lực lượng lao động xã
hội mới giàu tiềm năng thế mạnh. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân
mà còn có ý nghĩa đối với cả xã hội.

1.2 Cơ sở thực tiễn.
Thực tiễn hoạt động học tập của sinh viên hiện nay đang đặt ra những vấn
đề vô cùng nan giải.
Trước hết đó là vấn đề bản thân quá trình học tập đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn như: về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn
nhiều bất cập, hệ thống tri thức còn nghèo nàn lạc hậu Vấn đề ra trường, công
ăn việc làm; quan hệ tình cảm cũng có những tác động không nhỏ đến ý chí
học tập, rèn luyện phấn đấu của sinh viên vv Đối mặt với những khó khăn đó,
ở mỗi sinh viên đều có những phản ứng khác nhau. Chẳng hạn, có những sinh
viên biết trước sẽ khó khăn trong quá trình tìm việc làm sau khi ra trường nên
đã tích cực nỗ lực học tập để trang bị cho mình một hành trang tri thức đầy đủ
vững chắc, tin cậy cho tương lai; nhưng trái lại, có những sinh viên lại tỏ ra bất
cần từ đó dẫn đến thái độ thờ ơ, coi thường học tập rèn luyện nghề. Có trường
hợp sinh viên vì lo lắng, gặp khó khăn trong vấn đề tình cảm mà trở nên bỏ bê,
trễ nải việc học tập; mặt khác, ngay chính kết quả học tập của các kỳ trước cũng
có những tác động nhất định đến kết quả học tập của sinh viên năm cuối
Như vậy chúng ta có thể thấy, có rất nhiều trở ngại tâm lý đã, đang, và sẽ
còn gây ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập của sinh viên năm cuối. Việc
nghiên cứu, làm rõ và tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời những trở ngại tâm lý
đó sẽ tạo điều kiện nâng cao kết quả học tập rèn luyện của sinh viên nói chung
và sinh viên năm cuối nói riêng, lên một bước.
Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, vấn đề khắc phục những trở ngại
tâm lý nảy sinh và ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên, đặc biệt là sinh
viên năm cuối, là vô cùng quan trọng, cấp thiết. Với những lý do nêu trên, chúng
tôi đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu một số trở ngại tâm lý
cá nhân trong quá trình học tập của sinh viên năm cuối các trường Đại
học”.
3
2. Mục đích nghiên cứu:
Việc tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tôi nhằm một số mục đích sau:

2.1 Tìm hiểu một số trở ngại tâm lý nảy sinh và ảnh hưởng đến quá trình
học tập của sinh viên năm cuối các trường ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Quốc Gia
Hà Nội và ĐH Kinh tế quốc dân.
2.2 Tìm ra những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của một số trở ngại
tâm lý đối với quá trình học tập của sinh viên năm cuối; trên cơ sở đó đề ra
những biện pháp khắc phục nhằm giúp sinh viên đạt được kết quả cao nhất trong
học tập ở trường ĐH.
3. Khách thể - đối tượng nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số trở ngại tâm lý ảnh hưởng đến
quá trình học tập của sinh viên năm cuối.
3.2 Khách thể khảo sát:
Khách thể khảo sát gồm 138 sinh viên năm cuối của các trường ĐH ở Hà
Nội, gồm có: ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Quốc Gia Hà Nội và ĐH Kinh tế quốc
dân.
Trong đó:
- Trường ĐHSư phạm Hà Nội; gồm 46 sinh viên, thuộc khoa Giáo dục chính trị.
- Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội; gồm 46 sinh viên, thuộc khoa Kinh tế.
- Trường ĐH Kinh tế quốc dân; gồm 46 sinh viên, thuộc nhiều khoa khác nhau.
Các khách thể khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên.
4. Giả thuyết khoa học:
- Chúng tôi cho rằng những trở ngại tâm lý đã có ảnh hưởng đến quá trình
học tập của sinh viên năm cuối hiện nay.
- Nếu khắc phục được những trở ngại tâm lý này sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho sinh viên phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập ở năm cuối.
4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1 Tìm hiểu những cơ sở lý luận và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
nghiên cứu. Cụ thể, tìm hiểu khái niệm trở ngại tâm lý và đặc điểm của sinh
viên, trong đó có sinh viên năm cuối ở các trường đại học.

5.2 Tìm hiểu một số trở ngại tâm lý ảnh hưởng đến quá trình học tập của
sinh viên năm cuối, trường ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Quốc Gia Hà Nội và ĐH
Kinh tế quốc dân.
6. Giới hạn đề tài nghiên cứu:
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài trong phạm vi sau:
* Về đối tượng: đó là một số trở ngại tâm lý cơ bản ảnh hưởng nhiều nhất
đến học tập của sinh viên năm cuối.
* Về khách thể điều tra, gồm:
- 138 sinh viên của các trường ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Quốc Gia Hà
Nội; ĐH Kinh tế quốc dân, thuộc nhiều khoa, ngành khác nhau.
- 15 giảng viên thuộc khoa Tâm lý giáo dục học – trường ĐH Sư phạm Hà
Nội và trường ĐH Kinh tế quốc dân.
* Về địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu trên phạm vi sinh viên năm cuối của
các trường ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Quốc Gia Hà Nội; ĐH Kinh tế quốc dân.
Phạm vi nghiên cứu kể trên của đề tài còn nhiều hạn chế, do tính cấp thiết
và ý nghĩa thiết thực của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi rất mong đề tài sẽ được
phát triển trên quy mô rộng hơn nữa để kết quả thu được có độ tin cậy cao hơn,
đồng thời bổ xung những thiếu xót mà đề tài chưa giải quyết được.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1 Nhóm phương phương pháp nghiên cứu lý luận.
Các phương pháp trên được sử dụng một cách triệt để, phát huy tối đa ưu
điểm của phương pháp, đó là khai thác một khối lượng lớn tri thức lý luận nhằm
cung cấp cơ sở lý luận và xây dựng hệ thống cơ sở lý luận vững chắc cho đề tài.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
5
7.2.1 Phương pháp điều tra viết.
Đây là một trong các phương pháp chính, sử dụng xuyên suốt quá trình
nghiên cứu đề tài. Phương pháp điều tra viết trước hết được sử dụng với mục
đích thu thập thông tin, những vấn đề ít nhiều có liên quan đến đề tài nghiên
cứu. Mặt khác những thông tin thu được trong quá trình điều tra khách thể hầu

hết là kết quả của phương pháp điều tra viết.
7.2.2 Phương pháp trò chuyện.
Phương pháp trò chuyện tham gia vào quá trình nghiên cứu với mục đích
bổ sung những tài liệu và chứng cứ cho kết quả nghiên cứu. Đồng thời qua đó
tìm hiểu, tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách sâu sắc, khách quan hơn. Với
việc sử dụng phương pháp trò chuyện , chúng tôi đã là rõ hơn vấn đề nghiên
cứu, đồng thời bổ khuyết thực tiễn cho các phương pháp khác thông qua tiếp
xúc, trò chuyện với các khách thể nghiên cứu.
7.2.3 Phương pháp quan sát.
Trong suốt quá trình trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài, cũng như trong
khi tiến hành đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát nhằm hỗ trợ cho
các phương pháp nghiên cứu khác. Mặt khác, phương pháp quan sát có vai trò to
lớn trong việc nghiên cứu, tiếp cận khách thể một các khách quan.
7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học:
Các phương pháp thống kê toán học được sử dụng nhằm xử lý những
thông tin, kết quả của quá trình điều tra, nghiên cứu. Phương pháp thống kê toán
học góp phần chứng minh giả thuyết và giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu
đề ra.
6
Chương I. Một số vấn đề về trở ngại tâm lý.
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1 Một số nghiên cứu được tiến hành ở nước ngoài.
ở nước ngoài, nhiều công trình nghiên cứu về những trở ngại tâm lý, hay
khó khăn tâm lý đã được tiến hành từ rất lâu. Phần lớn các công trình đều nghiên
cứu dưới góc độ lý luận về bản chất, nguyên nhân, cũng như biểu hiện của hiện
tượng trở ngại trong tâm lý con người khi họ tham gia vào một loại hình hoạt
động nào đó. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu điển hình.
Vào năm 1986, tác giả G.M. Anđreeva với việc tiến hành phân tích các
chức năng thông tin của quá trình giao tiếp ở con người Ử5Ứ, đã nhận thấy, ở
điều kiện trao đổi thông tin của con người có thể xuất hiện những rào cản tâm lý.

Qua đây, tác giả nêu lên một số nguyên nhân làm nảy sinh những trở ngại tâm lý
trong quá trình giao tiếp.
Hai tác giả H. Hipsơ và M. Phorvec đồng tác giả cuốn sách lý luận
ỎNhập môn tâm lý học xã hộiÕ, đã lý giải chức năng của giao tiếp , đồng thời
nêu ra các yếu tố gây khó khăn cho giao tiếp.Ử3Ứ
Bên cạnh đó, vào năm 1987 tác giả E.V. Sukanova viết cuốn sách có tựa
đề ỎNhững khó khăn của giao tiếp liên nhân cách Õ, trong đó đề cập sâu sắc
đến những vấn đề điển hình như vị trí, đặc điểm hay nhân cách của hiện tượng
giao tiếp và chủ thể giao tiếp.
Nhìn chung, nghiên cứu của E.V. Sukanova thiên về phân tích những trở
ngại trong giao tiếp liên nhân cách, chưa đề cập đến yếu tố cá nhân có sự chi
phối và ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp với nhau, trong quá trình cùng tham
gia hoạt động với người khác.
Ngoài ra có tác giả V.A. Cancalie, năm 1987 nghiên cứu nhu cầu giao tiếp
sư phạm của giáo viên Ử6Ứ đã nêu ra một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp của
7
sinh viên sư phạm. Điển hình như: không biết cách giàn xếp, tổ chức một cuộc
tiếp xúc; không hiểu đặc điểm của đối tượng giao tiếp; có tâm trạng lo lắng, sợ
hãi
V.A. Cancalie đã phân tích khá tỉ mỉ những trở ngại tâm lý trong giao tiếp
của sinh viên sư phạm, đặc biệt nhấn mạnh đến những nguyên nhân của những
trở ngại này.
Như vậy qua việc điểm qua một số các công trình nghiên cứu tiêu biểu
của các tác giả nước ngoài, nghiên cứu về vấn đề Ỏtrở ngại tâm lýÕ, chúng ta có
thể thấy rằng hầu hết các nghiên cứu chỉ trú ý làm rõ những trở ngại tâm lý trong
hoạt động giao tiếp mà chưa chú ý đúng mức đến các lĩnh vực hoạt dộng khác
của con người. Mặt khác, một lần nữa cho thấy, việc nghiên cứu, làm rõ những
trở ngại tâm lý trong các hoạt động khác về lý luận cũng như thực tiễn biểu hiện
và cách khắc phục là hết sức quan trong và cần thiết.
1.2 Một số nghiên cứu được tiến hành trong nước.

Nghiên cứu về những Ỏtrở ngại tâm lýÕ trong quá trình con người tham
gia vào các hoạt động khác nhau, là một vấn đề hiện nay đang được chú ý quan
tâm của các nhà tâm lý học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhiều công trình
nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đã ra đời ở Việt Nam trong khoảng thời gian gần
đây đã cho thấy điều này. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu.
Giáo sư Nguyễn Văn Lê, năm 1992 viết tác phẩm ỎVấn đề giao tiếpÕ
Ử7Ứ, dưới góc độ thông tin, tác giả đã bàn đến những khó khăn trong giao tiếp.
Tác giả Nguyễn Thanh Bình, Ử8Ứ nghiên cứu về một số trở ngại tâm lý
trong giao tiếp của sinh viên sư phạm với học sinh khi đi thực tập tốt nghiệp.
Với đề tài ỎMột số trở ngại tâm lý của giáo sinh thực tập công tác chủ nhiệmÕ,
tác giả đã đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về trở ngại
tâm lý trong giao tiếp.
Tác giả Huyền Phan với bài viết : ỎNhững trở ngại tâm lý khi giao tiếpÕ
đăng trên tạp chí ỎDân tríÕ (số 62 – 1995) chỉ ra rằng: nhiều khi giao tiếp
8
không đạt được mục đích vì bị các trở ngại tâm lý ngăn cản. Muốn giao tiếp đạt
mục đích thì các chủ thể giao tiếp cần phải vượt qua các trở ngại tâm lý đó.
Tác giả Mạnh Toàn với bài viết: ỎNăm nguyên nhân thất bại trong giao
tiếpÕ, đăng trên tạp chí ỎThế giới trong taÕ (số 18 – năm 1996) đã tập chung
phân tích ý kiến của bác sĩ người Mỹ là Rabikahher về năm nguyên nhân cản
trở cuộc tiếp xúc giữa người với người. Tác giả đã nêu và giải thích khá tường
tận năm nguyên nhân này, song chưa bàn đến lý luận, cũng như chưa có nghiên
cứu thực nghiệm về những khó khăn tâm lý này trong giao tiếp.
Tác giả Lê Hương viết tác phẩm: ỎMột số khó khăn tâm lý trong quản lý
sản xuất và kinh doanh ở các xí nghiệp quốc doanh hiện nayÕ, đăng trong cuốn
ỎTâm lý học kinh doanhÕ, do Hội TL – GD học Việt Nam xuất bản tại TP.
HCM năm 1993.Trong bài nghiên cứu, tác giả đã phân tích những khó khăn tâm
lý trong công tác quản lý xí nghiệp của các nhà quản lý, chủ yếu ở hai mặt: nhu
cầu và hoạt động. Cùng với việc phân tích, tác giả đã đưa ra những số liệu thực
tế để chứng minh cho các khó khăn tâm lý đó.

Giáo sư Phạm Ngọc Viễn với cuốn ỎTâm lý học thể thaoÕ tập chung
phân tích biện pháp cơ bản của công tác huấn luyện tâm lý chung cho các vận
động viên , qua đó nêu ra các khó khăn tâm lý thể hiện dưới dạng các cảm giác
sợ hãi, không tin tưởng, do dự trong quyết định v.v Những khó khăn tâm lý
này thường xuất hiện trong điều kiện thi đấu, bị chi phối bởi các yếu tố như:
khởi động không thành công, đối phương của mình có thành tích cao, trọng tài
đánh giá thiếu khách quan. Các khó khăn tâm lý rất đa dạng về nội dung, song
có thể chia thành 3 mặt như sau: Những khó khăn về nhận thức; Những khó
khăn về cảm xúc và Những khó khăn về đạo đức.
Năm 1998, tác giả Nguyễn Thanh Sơn với nghiên cứu ỎNhững khó khăn
của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt NamÕ, đăng trong
tạp chí ỎNghiên cứu giáo dục Õ- số 4. Tác giả đã nêu lên một số khó khăn của
học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam đồng thời chỉ ra
những nguyên nhân của chúng.
9
Cùng năm 1998, nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Chiên với đền tài:
ỎKhắc phục các khó khăn của sinh viên khi sử dụng ngôn ngữ hoá họcÕ, đăng
trong tạp chí ỎNghiên cứu giáo dụcÕ – số 7; đã chỉ ra một số khó khăn của sinh
viên dân tộc khoa hoá học trường ĐHSP. Chẳng hạn: Chưa hiểu hết ý nghĩa của
một số thuật ngữ , khái niệm trong hoá học; Chưa nắm chắc cách gọi tên hợp
chất vô cơ v.v đồng thời tác giả cũng chỉ ra những nguyên nhân của các khó
khăn này.
Đề tài ỎNghiên cứu một số trở ngại tâm lý trong xử lý tình huống sư
phạm của sinh viên trường CĐSP Thái BìnhÕ của tác giả Lê Sĩ Khôi Ử4Ứ đã
nghiên cứu một cách khá hệ thống, sâu sắc và toàn diện về trở ngại tâm lý của
sinh viên sư phạm trong giao tiếp. Tác giả Lê Sĩ Khôi đi từ góc độ lý luận đến
thực tiễn, chỉ ra khái niệm cũng như bản chất của trở ngại tâm lý trong giao tiếp
đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân và phương cách khắc phục chúng.
Tác giả Nguyễn Minh Hải tiến hành nghiên cứu đề tài ỎNhững khó khăn
tâm lý trong quá trình giải toán của học sinh tiểu họcÕ, đăng trên tạp chí

ỎNghiên cứu giáo dụcÕ – số 4 năm 1995. Qua nghiên cứu của mình, tác giả
Nguyễn Minh Hải chỉ rõ những trở ngại tâm lý khi học sinh tiểu học giải quyết
các bài tập toán trong quá trình học tập.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã tập chung làm rõ nhiều vấn đề
xung quanh khái niệm trở ngại tâm lý. Đó là việc làm rõ khái niệm, bản chất,
vạch ra những trở ngại, khó khăn tâm lý đồng thời làm rõ những nguyên nhân và
trên cơ sở đó có những biện pháp tác động thích hợp nhằm làm hạn chế và tiến
tới loại bỏ những tác động tiêu cực. Tuy nhiên phạm vi tiến hành nghiên cứu còn
rất hạn chế, chủ yếu tập chung nghiên cứu những trở ngại tâm lý trong quá trình
con người tiến hành hoạt động giao tiếp; một số đề tài nghiên cứu về những khó
khăn tâm lý trong hoạt đông học tập của học sinh. Mặt hạn chế khác, đó là các
đề tài phần lớn chỉ nghiên cứu trên khách thể là sinh viên sư phạm và nghề giáo
viên mà chưa chú ý đến các ngành nghề khác. Trong thực tế, vấn đề trở ngại tâm
lý luôn luôn tồn tại trong tất cả các loại hình hoạt động của con người; do đó vấn
10
đề nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân và khắc phục trở ngại tâm lý trong các loại
hoạt động khác ngoài hoạt động giao tiếp là hết sức cần thiết.
Với việc tiến hành đề tài : ỎTìm hiểu một số trở ngại tâm lý cá nhân trong
quá trình học tập của sinh viên năm cuối các trường Đại họcÕ, chúng tôi hi vọng
sẽ mở rộng đối tượng nghiên cứu, là những trở ngại tâm lý cá nhân ảnh hưởng
đến quá trình học tập; mở rộng phạm vi khách thể nghiện cứu, không chỉ trên
khách thể là sinh viên sư phạm mà còn là sinh viên của các nghành nghề khác ít
được quan tâm. Qua đó chúng tôi mong muốn tìm ra những nguyên nhân và các
biện pháp khắc phục, tiến tới loại bỏ những trở ngại tâm lý có tác động tiêu cực
đến hoạt động của con người nói chung và hoạt động học tập của sinh viên nói
riêng, đặc biệt là sinh viên năm cuối.
2. Trở ngại tâm lý.
2.1 Khái quát chung về trở ngại .
Trong thực tế cuộc sống, mỗi khi không hoàn thành một công việc, nhiệm
vụ hay một mục đích nào đó, người ta thường tìm ra những nguyên nhân đã kìm

hãm kết quả mà mình mong muốn đạt tới. Người ta thường nói, do nguyên nhân
này hay nguyên nhân khác làm cản trở hoạt động của mình. Nói khác đi, đó là
những khó khăn hay trở ngại ( gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan) đã tác
động đến quá trình hoạt động của con người. Vì vậy có thể coi trở ngại là những
rào cản, những vướng mắc, những khó khăn khiến cho con người không thể dễ
dàng thực hiện được nhiệm vụ hay hoạt động, hành động của mình, nhiều khi nó
khiến cho con người không thể đạt được kết quả mong muốn cuối cùng.
Trở ngại trong cuộc sống hoạt động của con người có nghĩa bao hàm rất
rộng. Hoạt động của con người đa dạng và phong phú bao nhiêu, thì những trở
ngại thể hiện trong cuộc sống cũng phong phú và đa dạng bấy nhiêu.
Về mặt ngôn ngữ, trong cuốn Từ điển Tiếng Việt – nhà xuất bản Đà Nẵng
giải thích như sau: ỎTrở ngại là gây khó khăn, làm cho không tiến hành được dễ
11
dàng, suôn sẻÕ Ử10 – trang 1045Ứ. Như vậy, trên bình diện lý luận, trở ngại
trong cuộc sống cũng được nhìn nhận bao gồm tất cả những yếu tố nào gây cho
chủ thể những khó khăn, những sự cản trở khi tiến hành một hoạt động nào đó.
Vậy trở ngại tâm lý là gì ? Có phải đó là những khó khăn, trở ngại xảy ra
trong tâm lý, ý thức của con người hay không ? Tiếp theo dưới đây chúng tôi sẽ
làm sáng tỏ vấn đề này.
Như trên đã nói, trong bất kỳ hoạt động nào, con người luôn luôn gặp
những khó khăn trở ngại, làm cho con người không tiến hành được hoạt động,
hoặc làm cho hoạt động không đạt được kết quả như mong muốn. Những khó
khăn đó do những yếu tố chủ quan hoặc khách quan tạo ra; trong đó:
- Những yếu tố khách quan, hay nói cách khác đó là những yếu tố bên
ngoài, chúng bao gồm môi trường sống; môi trường công tác, làm việc, học
tập Con người tồn tại và hoạt động trong những môi trường đó, lại trực tiếp
hoặc gián tiếp chịu các tác động của nền văn hoá, các yếu tố địa lí (đất đai, khí
hậu ), điều kiện, phương tiện làm việc v.v Những yếu tố này tồn tại xung
quanh con người, bên ngoài con người, không chịu sự tác động của con người
do đó được coi là những nhân tố khách quan.

- Những yếu tố chủ quan, hay còn gọi là những yếu tố bên trong, đó là
những khó khăn, trở ngại nảy sinh do đặc điểm sinh lý, đặc điểm cơ thể; hoặc do
chính đặc điểm tâm lý tạo ra như tính tích cực, kinh nghiệm , năng lực tư duy,
ngôn ngữ, kỹ năng chưa hoàn thiện vv của chính bản thân chủ thể. Những yếu
tố này nằm bên trong con người - chủ thể tâm lý, do đặc điểm tâm lý tạo ra, nên
có thể coi là những trở ngại tâm lý trong hoạt động của con người.
2.2 Khái niệm trở ngại tâm lý trong tâm lý học.
Trong tâm lý học, khi nói đến khái niệm Ỏtrở ngại tâm lýÕ trong hoạt
động là nói đến những hàng rào tâm lý kìm hãm hoạt động đạt kết quả, mục đích
vạch ra từ trước. Nhiều nghiên cứu khác nhau về Ỏtrở ngại tâm lýÕ trong hoạt
động đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, tựu chung lại có thể sắp xếp thành ba
nhóm ý kiến như sau:
12
 Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng, Ỏtrở ngại tâm lýÕ là trạng thái tâm lý
thể hiện tính thụ động lúng túng của chủ thể khi gặp những tình huống,
những điều kiện thay đổi làm cản trở quá trình hành động và làm sai lệch
kết quả hoạt động. Trong từ điển TLH, tác giả Vũ Dũng nêu: Ỏ Hàng rào
tâm lý là trạng thái tâm lý thể hiện ở tính thụ động quá mức của chủ thể,
gây cản trở trong việc thực hiện hành động. Cơ chế diễn tiến của hàng rào
tâm lý là sự gia tăng những mặc cảm và tâm thế tiêu cực : hổ thẹn, cảm
giác tội lỗi, sợ hãi, lo lắng, tự đánh giá thấp bản thân mình v.v Trong
hành vi xã hội của con người, hàng rào tâm lý xuất hiện như những ngăn
cách trong giao tiếpÕỬ9 – trang 89Ứ.
 Nhóm ý kiến thứ hai, quan niệm, Ỏtrở ngại tâm lýÕ là tổ hợp các thuộc
tính, các trạng thái , các đặc điểm nhân cách không phù hợp với đối tượng
, làm cho quá trình hoạt động gặp khó khăn, làm cho chủ thể không phát
huy được khả năng của mình, dẫn đến kết quả hoạt động bị hạn chế.
Nhóm ý kiến này quan niệm về trở ngại tâm lý có phần rộng hơn so với
nhóm ý kiến thứ nhất.
Với ý kiến trên, tác giả B.Đ.Parưghin cho rằng : hàng rào tâm lý được hiểu

ngầm như các quá trình, các thuộc tính , các trạng thái của con người nói chung,
bao bọc tiềm năng trí tuệ, tình cảm của con người Ử7Ứ.
Đồng hành với ý kiến trên, tác giả Phạm Ngọc Viễn khi phân tích các biện
pháp cơ bản của công tác huấn luyện tâm lý chung cho các vận động viên thể
thao, đã đồng thời nêu ra các khó khăn, trở ngại về nhận thức xuất hiện khi họ
(các vận động viên thể thao) phản ánh không đúng về bản thân và tình huống cụ
thể; trở ngại về cảm xúc phụ thuộc vào trạng thái của vận động viên với nhiệm
vụ được giao; tương tự như vậy, trở ngại về đạo đức nẩy sinh khi nhận thức và
rung cảm về những yêu cầu của xã hội Ử9Ứ.
 Nhóm ý kiến thứ ba, gồm những ý kiến nhận định, Ỏtrở ngại tâm lýÕ là
sự thiếu thích ứng, thiếu linh hoạt của chủ thể trong quá trình hoạt động
và trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ tức thời, khiến cho chủ thể
13
không kịp thời huy động được những đặc điểm cá nhân cho phù hợp với
yêu cầu, nội dung, đối tượng và hoàn cảnh công việc.
V.Ph. Galưgin cho rằng: hàng rào tâm lý - đó là trướng ngại có tính chất tâm
lý làm cản trở quá trình thích ứng của cá nhân đối với các yếu tố mới của ngoại
cảnh, do các đặc điểm của hoàn cảnh , đặc điểm của cá nhân Ử7Ứ.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng ba nhóm ý kiến trên đã khái quát khá
rõ nét về bản chất và biểu hiện của hiện tượng Ỏtrở ngại tâm lýÕ trong hoạt
động của con người, trong đó các ý kiến đề cập đến trên mọi phương diện, từ
các trạng thái tâm lý, cảm xúc; cho đến tổ hợp các thuộc tính, các đặc điểm nhân
cách; đến sự thích ứng của chủ thể với môi trường, hoàn cảnh khách quan v.v
Ngoài ra có thể kể tới một số nhà nghiên cứu khác, sau khi xem xét các nhận
định trên, họ đã đưa ra ý kiến của mình trong một số lĩnh vực hoạt động cụ thể
như sau:
- Tác giả Nguyễn Thanh Bình Ử5Ứ : Trở ngại tâm lý trong giao tiếp là
toàn bộ những đặc điểm tâm lý cá nhân và kiểu hành vi ứng xử không phù hợp
với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Bản chất của trở ngại tâm lý
trong giao tiếp - tác giả khẳng định, là sự không phù hợp giữa những đặc điểm

tâm lý cá nhân, kiểu hành vi ứng xử với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao
tiếp.
- Tác giả Lê Sỹ Khôi Ử4Ứ: ỎTrở ngại tâm lý trong giải quyết tình huống
sư phạm là những đặc điểm tâm lý và phương thức hành động của sinh viên
được nảy sinh trong quá trình sinh viên tiến hành giải quyết các tình huống sư
phạm. Các đặc điểm đó làm cản trở quá trình thực hiện hành động và hạn chế
kết quả giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trong rèn luyện kỹ năng
giải quyết tình huống sư phạm.Õ Đồng thời với việc trình bày khái niệm, tác giả
Lê Sỹ Khôi còn nhấn mạnh một số lưu ý khi nghiên cứu trở ngại tâm lý trong
giải quyết tình huống sư phạm, đó là:
• Trở ngại tâm lý là hiện tượng tâm lý phổ biến. Bất kỳ cá nhân nào tham
gia vào bất kỳ hoạt động nào cũng sẽ gặp trở ngại tâm lý. Hơn nữa, đối
với sinh viên trong quá trình tham gia hoạt động nghiệp vụ sư phạm, là
14
thời kỳ các phẩm chất nhân cách của người giáo viên đang được hình
thành, do vậy, mức độ thích ứng của họ với hoạt động sư phạm còn hạn
chế, nên sự xuất hiện trở ngại tâm lý càng phổ biến.
• Tính đa dạng của trở ngại tâm lý phụ thuộc vào mức độ phù hợp giữa kiểu
nhân cách với đặc điểm của tình huống, điều kiện nảy sinh tình huống.
• Trở ngại tâm lý mang tính chủ thể rõ nét: trước một tình huống cụ thể,
người có kinh nghiệm phù hợp và năng lực sư phạm cao sẽ ít gặp trở ngại.
• Trở ngại tâm lý là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu
quả hoạt động. Trong rèn luyện nghiệp vụ có thể làm cho sinh viên thiếu
tích cực, hiệu quả luyện tập thấp.
• Trở ngại tâm lý có nguồn gốc từ thế giới khách quan, con người có thể
nhận thức, kiểm soát và điều khiển được nó nhằm làm hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực của nó tới hoạt động của con người, và tới kết quả hoạt động.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận định, trở ngại tâm lý
là những đặc điểm tâm lý nằm trong hệ thống cấu trúc nhân cách cá nhân không
phù hợp với nội dung, đặc điểm, yêu cầu, hoàn cảnh, tình huống của hoạt động

mà chủ thể tiến hành. Những đặc điểm tâm lý không phù hợp đó đã làm kìm
hãm, cản trở, gây khó khăn cho việc tiến hành hoạt động của chủ thể không
được thuận lợi hoặc không được như ý.
Với cách hiểu như trên, chúng tôi cho rằng, trở ngại tâm lý vừa có tính ổn
định vừa có tính cơ động. Bởi lẽ, với những chủ thể có những đặc điểm tâm lý
trong hệ thống cấu trúc nhân cách (như xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực)
không phù hợp với một loại hình hoạt động nào đó, thì chắc chắn khi tiến hành
hoạt động này, cá nhân đó sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các cá nhân khác.
Nhưng sự không phù hợp này chỉ có tính chất tương đối, vì, khi cá nhân đó biết
cách khắc phục những đặc điểm tâm lý không phù hợp (ví dụ: sự nhút nhát trong
giao tiếp; sự thiếu hụt kiến thức trong giải quyết tình huống ) thì khi đó những
trở ngại tâm lý, hay nói đúng hơn là những đặc điểm tâm lý không phù hợp với
hoạt động đó sẽ bị loại bỏ, từ đó giúp cho hoạt động của mình tiến hành được dễ
dàng thuận lợi hơn và đạt kết quả tốt nhất. Đây cũng chính là một trong những
15
lý do để chúng tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài này. Mặt khác, như
nhiều nhà nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, trở ngại tâm lý bao gồm cả sự thiếu
thích ứng, thiếu linh hoạt của chủ thể trong quá trình hoạt động và trong việc
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ tức thời, khiến cho chủ thể không kịp thời huy
động được những đặc điểm cá nhân cho phù hợp với yêu cầu, nội dung, đối
tượng và hoàn cảnh công việc (trên đã dẫn). Như vậy điều này có nghĩa là, trong
những tình huống cụ thể, đối với người này có thể là tâm lý gặp khó khăn,
nhưng với người khác thì không. Hoặc ở thời điểm này, chủ thể thể gặp khó
khăn đối với tình huống ấy, nhưng ở thời điểm khác thì không (nhất là khi tình
huống khó khăn đã lặp lại nhiều lần). Chính vì vậy điều này cũng cho thấy tính
cơ động, không bất biến của những trở ngại tâm lý.
2.3 Phân loại trở ngại tâm lý.
2.3.1 Căn cứ trên hình thức biểu hiện của trở ngại tâm lý, tác giả Lê
Sĩ Khôi Ử4Ứ phân loại như sau:
*Trở ngại tâm lý về mặt nhận thức.

* Trở ngại tâm lý thuộc lĩnh vực xúc cảm , tình cảm.
* Trở ngại tâm lý thuộc lĩnh vực hành vi.
2.3.2 Căn cứ trên phạm vi biểu hiện, chúng tôi cho rằng có hai loại trở
ngại tâm lý, đó là trở ngại tâm lý cá nhân và trở ngại tâm lý xã hội.
* Trở ngại tâm lý cá nhân là những trở ngại nảy sinh trên phương diện cá
thể, nó gây sự cản trở, là rào cản kìm hãm hoạt động của cá nhân. Trở ngại tâm
lý cá nhân chịu sự chi phối, tác động của trở ngại tâm lý xã hội. Trở ngại tâm lý
của mỗi cá nhân khác nhau thì khác nhau về phạm vi, mức độ, cũng như những
nguyên nhân và ảnh hưởng của trở ngại tâm lý.
* Trở ngại tâm lý xã hội là những trở ngại tâm lý nảy sinh trên phương
diện loài. Những trở ngại tâm lý xã hội có sự chi phối và ảnh hưởng đến trở ngại
tâm lý cá nhân.
16
2.3.3 Vì trở ngại tâm lý là một hiện tượng cơ động, không bất biến mà có
sự thay đổi theo sự điều chỉnh của chủ thể, do đó chúng tôi căn cứ vào thời
gian tồn tại của trở ngại tâm lý, chia trở ngại tâm lý hai loại:
* Trở ngại tâm lý ngắn hạn: Là những trở ngại tâm lý tồn tại trong khoảng
thời gian ngắn từ vài phút cho đến vài tháng, căn cứ trên loại hình hoạt động mà
chủ thể tham gia.
* Trở ngại tâm lý dài hạn: Là những trở ngại tâm lý tồn tại trong khoảng
thời gian dài, từ vài giờ cho đến vài năm tuỳ theo loại hình hoạt động mà chủ
thể tham gia.
2.3.4 Từ những phân loại nêu trên về trở ngại tâm lý, chúng tôi nhận thấy
khi nghiên cứu về những trở ngại tâm lý ảnh hưởng đến quá trình học tập của
sinh viên năm cuối các trường đại học ở Hà Nội là chúng tôi tiếp cận nghiên cứu
trên phương diện trở ngại tâm lý cá nhân. Bởi lẽ, những trở ngại tâm lý này,
không chỉ có những ảnh hưởng, tác động khác nhau đối với mỗi cá nhân về
phạm vi ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân và kết quả mà còn tồn tại
ở mỗi cá nhân trong một khoảng thời gian khác nhau. Chẳng hạn, với người này,
trở ngại tâm lý A gây ảnh hưởng rất lớn trong một khoảng thời gian dài, nhưng

với người khác, trở ngại tâm lý A gây ảnh hưởng rất ít và tồn tại trong khoảng
thời gian ngắn là mất đi.
2.4 Trở ngại tâm lý cá nhân.
2.4.1 Khái niệm cá nhân và trở ngại tâm lý cá nhân.
2.4.1.1 Cá nhân.
Khái niệm Ỏcá nhânÕ bắt đầu được hình thành ngay từ thời cổ đại. Lúc
đầu, thuật ngữ ỎpersonaÕ dùng để chỉ cái mặt nạ mà diễn viên của sân khấu cổ
đại đeo vào khi trình diễn, sau đó nó dùng để chỉ bản thân người diễn viên và cái
vai mà người đó đóng. Dĩ nhiên thuật ngữ Ỏcá nhânÕ đã được khái quát hoá và
sau đó dùng để chỉ vai trò thực sự của con người trong đời sống xã hội.
A.G.Côvaliov cho rằng: cá nhân là một cá thể có ý thức, có một vị trí nhất
định và thực hiện một chức năng nhất định trong xã hội Ử1; trang 16Ứ.
17
Trong các xã hội phong kiến và xã hội tư bản đều quan niệm một cách
phản động về cá nhân. Bởi lẽ họ cho rằng, chỉ những kẻ có Ỏdòng dõi quý tộcÕ,
hoặc những kẻ giàu có, chiếm hữu nhiều tài sản mới được coi là một cá nhân,
một nhân vật trong xã hội. Ngoài ra, trong xã hội tư bản còn truyền bá nhiều
quan điểm tâm sinh lý học, điển hình như học thuyết Freud. Theo thuyết này, thì
cá nhân là một cá tính sinh vật học đóng khung trong bản thân nó, tuy sống
trong xã hội và chịu tác động của xã hội nhưng lại đối lập với xã hội. Như vậy
quan điểm của S.Freud là biểu hiện nổi bật của chủ nghĩa cá nhân sinh vật học
về nhân cách. Sau này, những người theo thuyết Freud mới (Hoocni ; Frôm ) đã
tìm cách làm dịu bớt quan niệm sinh vật học dung tục về nhân cách do Freud
đưa ra. Họ cố đổi mới thuyết này bằng cách giảm bớt vai trò của tính dục trong
cuộc sống của con người, thừa nhận vai trò tích cực của văn hóa và của hoàn
cảnh xã hội nói chung. Tuy nhiên học thuyết Freud kể cả cũ và mới là một quan
điểm phản khoa học, phản động về nhân cách, nó biện hộ cho chế độ tư bản hiện
hành, cho tình cảnh khổ cực của các cá nhân trong chế độ đó. Thuyết Freud làm
cho con người lãng quên việc giải quyết những vấn đề xã hội và đắm chìm vào
thế giới những hiện tượng tâm lý bí hiểm và những xung đột trong tâm hồn.

Ngày nay chúng ta thừa nhận quan điểm khoa học cho rằng cá nhân được
hình thành trong hệ thống những quan hệ khách quan: quan hệ kinh tế, tư tưởng,
đạo đức, chính trị Đồng thời bản thân cá nhân cũng biểu lộ ra và bộc lộ những
đặc điểm của nó thông qua những quan hệ của bản thân nó. Những quan hệ cơ
bản của cá nhân là quan hệ đối với xã hội và đối với mọi người, quan hệ đối với
bản thân, đối với những trách nhiệm riêng, những trách nhiệm xã hội và lao
động. Những mối quan hệ này nói lên bộ mặt đạo đức của cá nhân, cương vị của
nó trong tập thể.
Mác và Angghen khẳng định trong cuốn ỎHệ tư tưởng ĐứcÕ, rằng: ỎSự
phong phú thực sự về tâm hồn của mỗi cá nhân hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự
phong phú của những quan hệ thiết thực của cá nhân đóÕ Ử2 – trang 33Ứ và
Ỏrõ ràng rằng sự phát triển của mỗi cá nhân là do sự phát triển của tất cả những
cá nhân khác có liên quan với nó một cách trực tiếp hay gián tiếp quy định, rằng
18
các thế hệ cá nhân khác nhau đều có quan hệ với nhau, đều liên quan với nhau,
rằng sự tồn tại vật chất của các thế hệ sau là do những bậc tiền bối của họ quy
định vì họ kế thừa những sức sản xuất và hình thức giao tiếp mà các thế hệ trước
kia đã tích luỹ được và chính những cái đó lại quy định mối quan hệ giữa người
và người trong thế hệ sau. Nói tóm lại là sự phát triển và lịch sử của từng cá
nhân riêng lẻ hoàn toàn không thể tách rời khỏi lịch sử của những cá nhân khác
sống trước nó hay đồng thời với nó mà chính lại do lịch sử của người ấy quy
định.Õ Ử1- trang 23,24Ứ
Một điều chú ý khác, đó là bao giờ cá nhân cũng sống và hoạt động trong
một quốc gia, một giai cấp, một tầng lớp xã hội, một tập thể nhất định, chẳng
những nó có chung với những người khác các điều kiện sống vật chất và văn
hoá mà lẽ tự nhiên là nó cũng có chung sắc thái tâm lý với tầng lớp xã hội mà nó
là một thành viên. Điều đó sẽ quy định cái đặc thù trong bộ mặt tâm lý của cá
nhân (những nét dân tộc trong tính cách, những nhu cầu và hứng thú của giai
cấp, thái độ đối với những mặt khác nhau của đời sống xã hội.) Tuy vậy, trong
bộ mặt tâm lý của mỗi con người - cá nhân cũng bộc lộ những nét cá biệt không

giống ai, phản ánh quá trình sinh sống và phát triển cụ thể của cá nhân đó. Mỗi
người đều có một lịch sử phát triển riêng. Song, cần nhớ rằng, cái chung, cái đặc
thù và cái cá biệt trong bộ mặt tinh thần của một người không phải nằm cạnh
nhau mà thống nhất với nhau và thâm nhập vào nhau. V.I.Lênin khẳng định rằng
cái chung biểu hiện trong cái cá biệt và thông qua cái cá biệt.
Như vậy việc nghiên cứu về cá nhân nói chung, trong đó nghiên cứu về
những trở ngại tâm lý của cá nhân nói riêng cần phải chú ý đến những thuộc tính
bản chất riêng biệt, độc đáo ở cá nhân cũng nhưng những đặc điển tâm lý chung
của một nhóm, tập thể mà cá nhân đó có mối quan hệ, liên quan trực tiếp hay
gián tiếp.
Trong nghiên cứu về một số trở ngại tâm lý cá nhân ảnh hưởng đến quá
trình học tập của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu trên cơ sở những lý luận khoa học về cá nhân, nghiên cứu trở ngại
tâm lý cá nhân trong sự thống nhất và có mối quan hệ qua lại với tập thể, nhóm
19
khách thể nghiên cứu nói riêng và sự ảnh hưởng, tác động của môi trường, xã
hội nói chung.
2.4.2 Biểu hiện của trở ngại tâm lý cá nhân.
Trở ngại tâm lý cá nhân được thể hiện trên ba mặt, đó là mặt nhận thức,
thái độ và hành vi của chủ thể.
* Thứ nhất, về mặt nhận thức: Nhận thức là thành tố đầu tiên quan trọng
trong đời sống tâm lý con người. Trên cơ sở mà mỗi cá nhân bày tỏ thái độ và
hành vi ứng xử tương ứng. Người có trở ngại trong nhận thức thường có hiểu
biết không đầy đủ về đối tượng của mình. Vấn đề hiểu biết đầy đủ về đối tượng
là cơ sở quan trọng giúp chủ thể thành công trong hoạt động. Nhờ có những hiểu
biết này, mà chủ thể chủ động lựa chọn nội dung cách thức hoạt động phù hợp
đối tượng.
* Thứ hai, về mặt thái độ: Trở ngại tâm lý của cá nhân ở mặt thái độ, được
biểu hiện thông qua cách nhìn nhận, quan điểm, đánh giá, xúc cảm, tình cảm
của cá nhân đó với đối tượng. Thường là những biểu hiện như:

+ E ngại, không hứng thú với hoạt động.
+ Xúc cảm, tình cảm không phù hợp với hoàn cảnh hoạt động.
+ Không điều khiển được trạng thái cảm xúc của mình.
* Thứ ba, về mặt hành vi: Hành vi được hiểu là sự phối hợp vận động của
toàn bộ các bộ phận, giác quan của cơ thể hướng vào một đối tượng, hay giải
quyết một nhiệm vụ, mục đích nhất định. Người có trở ngại tâm lý trong hoạt
động thường biểu hiện hành vi thiếu tự nhiên, gò bó, lúng túng, hành động
không ăn khớp với tình huống, bối cảnh
3. Đặc điểm khách thể khảo sát.
3.1 Đặc điểm khách thể sinh viên
3.1.1 Đặc điểm sinh viên
20
Lực lượng sinh viên hiện nay đang ngày càng chiếm số lượng động đảo
trong dân số. Họ có mặt ở mọi vùng miền của tổ quốc, mọi lĩnh vực cũng như
mọi hoạt động xây dựng hay bảo vệ tổ quốc.
Về đặc điểm nhân cách: sinh viên là những con người có nhân cách phát
triển tương đối hoàn thiện và ổn định. Với thế mạnh về tuổi trẻ và trí tuệ, sự
năng nổ, khát vọng cống hiến chính vì vậy họ luôn mong muốn được tham gia
vào nhiều lĩnh vực hoạt động, dám đương đầu với mọi thử thách, đồng thời thích
được thử nghiệm sức lực, trí tuệ, khả năng của mình trong mọi lĩnh vực hoạt
động của cuộc sống – ỎNơi đâu cần sinh viên có - nơi nào khó có sinh viênÕ. ở
họ, chúng ta có thể thấy xu hướng nghề nghiệp được hình thành và được củng
cố bằng những nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện nghề và hoàn thiện mình.
Trong đặc điểm nhân cách của sinh viên, nổi bật lên, đó là năng lực hoạt
động nghề nghiệp, trình độ tri thức, kỹ năng kỹ xảo được đào tạo đã phát triển ở
mức cao. Họ không chỉ được đào tạo về tri thức, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp,
mà bên cạnh đó còn được trang bị những tri thức lý luận, hệ tư tưởng, thế giới
quan, nhân sinh quan khoa học, tiến bộ. Điều đó tạo điều kiện tối ưu cho sự phát
triển ở mức cao hơn về sau.
ở sinh viên, chúng ta thường thấy lòng nhiệt tình và tính năng động sáng

tạo, ưa thích hoạt động, chính vì thế họ thường có mối quan hệ rất quảng giao,
luôn hoà đồng với xung quanh, dễ thích nghi và dễ thay đổi.
Những đặc điểm nhân cách đang và đã hình thành nêu trên ở sinh viên
cũng làm nảy sinh một số mặt tiêu cực nhất định. Có thể thấy rất rõ ràng, đó là
tính bốc đồng, dễ bị lôi kéo, nhất thời có những suy nghĩ và hành động sai sót.
Bên cạnh những tấm gương sáng về sinh viên miệt mài nghiên cứu học tập, rèn
luyện bản thân để ngày mai lập nghiệp, chúng ta cũng thấy nhiều hiện tượng
sinh viên sa ngã vào các tệ nạn xã hội, hay đó đây vẫn thấy hiện tượng sinh viên
tỏ ra chán nản, thất vọng với cuộc sống. Đa số sinh viên là có ước mơ cao đẹp,
phấn đấu vì lý tưởng, mong muốn có một cuộc sống ổn định và thành đạt, nhưng
vẫn còn đó những sinh viên có suy nghĩ nông cạn, hời hợt quá coi trọng lối sống
vật chất, sống không có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Không
21
phải ngẫu nhiên mà khi nói về sinh viên, người ta luôn phải đề cập đến mặt tốt
và mặt xấu, mặt được và chưa được ở họ:ỎSV VN vốn Ỗýợc coi lỔ nóng nổ,
nhanh nhẹn, cần cự nhýng khụng ớt bạn chỉ biết cú ngồi nghe, chộp vỔ ngủ!
Chuyện ỎSV thụ Ỗộng hay khụngÕ vốn khụng cũn lỔ chuyện riờng SV mỔ
cũn lỔ cả nguồn lực trớ thức xõy dựng, phỏt triển Ỗất nýớc hụm nay vỔ ngỔy
maiÕ.́(Báo điện tử – Trang web: – Tuổi trẻ online;
thứ sáu ngày 28/01/2005).
Sinh viên trong thời kỳ đổi mới có điều kiện nền kinh tế – xã hội phát
triển không ngừng, nền tri thức nhân loại tăng lên theo từng giây, đang có rất
nhiều những cơ hội, những tiềm năng phát triển, song cũng vì vậy mà có không
ít những khó khăn, thử thách.
Họ được chăm sóc tốt về mặt thể chất sức khoẻ, được quan tâm giáo dục
cả về tri thức, kỹ năng và những phẩm chất đạo đức, nhân cách tốt đẹp. Được
trang bị, cũng như tiếp cận những tri thức, khoa học công nghệ tiên tiến của thế
giới. Có nhiều cơ hội nhận thức và khẳng định mình trong những cuộc thi lớn
như ỎTrí tuệ Việt NamÕ (cuộc thi sáng tạo phần mềm công nghệ thông tin);
ỎRôbôconÕ (cuộc thi chế tạo rô-bốt), hay ỎKhởi nghiệpÕ – một cuộc thi nhằm

tìm kiếm, thắp sáng những tài năng kinh doanh nhưng cũng đồng thời là một sân
chơi thú vị của sinh viên. Sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước, là
sức sống, là động lực, là Ỏnguyên khíÕ của quốc gia, chính vì vậy luôn luôn
được sự chăm sóc, quan tâm, cả những ưu ái của Đảng, của nhà nước và của
toàn xã hội.
Tuy vậy, những thách thức, trở ngại mà sinh viên hiện nay đã, đang, và
còn sẽ đối mặt trong cuộc sống là không ít.
Trước hết, đó là sự phát triển của thời đại tuân theo một quy luật tất yếu,
đó là sự đào thải. Sinh viên là những người có tri thức, hệ tư tưởng, hệ thống
quan điểm tiến bộ, bởi vậy hiểu rõ điều này hơn ai hết. Mỗi người đều phải tự
phấn đấu để ít nhất là theo kịp sự phát triển của xã hội, và vượt lên trước sự phát
triển đó. Mỗi người đều ý thức được sự cạnh tranh về nhiều mặt, dù muốn hay
không, sinh viên vẫn phải đối mặt với điều đó.
22
Thứ đến, sự phát triển của nền kinh tế – xã hội như một guồng máy kéo
theo cả những tiêu cực, tệ nạn. Nếu mỗi sinh viên không biết tự bảo vệ mình
trước những cám dỗ tầm thường của cuộc sống, điều đó sẽ rất dễ đưa họ vào con
đường xa ngã, lầm lạc. Hiện nay không phải là ít những hiện tượng đáng buồn
như thế.
Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay mà Đảng, nhà nước và toàn thể
xã hội đều quan tâm, đó là thực trạng thất nghiệp của người lao động trí thức nói
chung và của sinh viên sau khi ra trường nói riêng. Về vấn đề này, theo Ỗiều tra
của Viện Nghiờn cứu thanh niờn, 70% sinh viờn Việt Nam cho biết lo lắng hỔng
Ỗầu hiện nay lỔ việc lỔm. Một Ỗiều tra khỏc khẳng Ỗịnh chýa Ỗến 10% cử
nhõn khoa học tỡm Ỗýợc việc trong cỏc viện nghiờn cứu vỔ trýờng Ỗại học.
(Báo điện tử ỎSinh viên việt namÕ– Trang Web: ;
ngày 2/5/2005).
3.1.2 Đặc điểm sinh viên năm cuối.
Năm cuối của bậc đại học là giai đoạn cuối cùng, chặng đường cuối cùng
của cuộc đời sinh viên. Theo chúng tôi, đây là thời gian mà mỗi sinh viên phải

đối mặt nhiều nhất với những khó khăn.
Đây là thời kỳ mà sinh viên cần phải cố gắng nhất, nỗ lực nhất nếu muốn
hoàn thiện mình, nếu muốn phấn đấu để những dự định, hoài bão có thể trở
thành hiện thực.
Sinh viên phải bận rộn hơn với những công việc, lo toan. Họ bị chi phối
nhiều hơn bởi các mối quan hệ. Bị chi phối nhiều hơn bởi kết quả học tập. Nếu
như ở các năm trước, nỗi lo về công ăn việc làm chỉ gợn lên trong lòng họ
những suy nghĩ băn khoăn, trăn trở thì giờ đây họ phải trực tiếp đối mặt với thực
tế khó khăn khi tìm việc phù hợp với năng lực và nguyện vọng, lại bị chi phối
bởi điều kiện thực tế của mình. Họ trực tiếp chịu sự chi phối, tác động hoặc tích
cực, hoặc tiêu cực của vấn đề việc làm sau khi ra trường. Trong thực tiễn chúng
tôi ghi nhận được, câu hỏi thường thấy ở các sinh viên năm cuối đó là dự định sẽ
xin việc ở đâu, xin việc như thế nào ? Mà đó là những câu hỏi không dễ gì tìm ra
lời giải đáp, không chỉ đối với sinh viên mà đối với cả xã hội hiện nay.
23
Những khó khăn, tác động bên ngoài đó, vô hình chung đã đẩy sinh viên
vào những khó khăn tâm lý nhất định. ở mỗi sinh viên khác nhau, mỗi ngành
nghề khác nhau, vấn đề khó khăn không giống nhau, mặt khác, mức độ cũng rất
khác, song, dù ít, dù nhiều, không ai dám khẳng định rằng mình không gặp khó
khăn nào trong tâm lý khi phải đối mặt với thực tiễn hiện nay.
3.2 Về khách thể nghiên cứu.
Chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 138 sinh viên năm cuối của 3 trường ĐH
có uy tín cao ở Hà Nội, đó là: ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Quốc Gia Hà Nội và
ĐH Kinh tế quốc dân. Trong đó:
+ Tỉ lệ Nam – Nữ là tương đương (69 sinh viên nam và 69 sinh viên nữ)
+ Tỉ lệ sinh viên của mỗi trường là cân bằng nhau:
• ĐH Sư phạm Hà Nội 46 sinh viên. Gồm : 23 sinh viên nam và 23 sinh
viên nữ.
• ĐH Quốc Gia Hà Nội 46 sinh viên. Gồm : 23 sinh viên nam và 23 sinh
viên nữ.

• ĐH Kinh tế quốc dân 46 sinh viên. Gồm : 23 sinh viên nam và 23 sinh
viên nữ.
3.2.1 Sinh viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Khách thể mà chúng tôi tiến hành điều tra tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội
gồm 46 sinh viên của khoa Giáo dục chính trị khoá k51 (tỉ lệ nam – nữ tương
đương). Đây là những sinh viên thuộc ngành khoa học xã hội, chương trình đào
tạo 4 năm.
Nếu xét theo chuyên ngành đào tạo, có thể coi sinh viên khoa chính trị có
trình độ lý luận cũng như hệ thống tư tưởng tương đối tốt. Với chuyên ngành
đào tạo của mình, ra trường sinh viên có đủ năng lực để trở thành người giáo
viên dạy các môn Đạo đức; Giáo dục công dân ở các trường phổ thông, hoặc các
môn chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp.
Sinh viên trường ĐHSư phạm Hà Nội nói chung và sinh viên khoa Giáo
dục chính trị nói riêng đều có thái độ học tập, rèn luyện nghề rất tốt. Họ có
24
những ưu điểm lớn như sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, có ý chí rèn luyện về
phẩm chất đạo đức. Tuy vậy họ gặp nhiều hạn chế do tính không năng động,
phạm vi xin việc rất hạn hẹp.
3.2.2 Sinh viên trường ĐHQuốc Gia Hà Nội.
Tại trường ĐH Quốc Gia Hà Nội chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 46
sinh viên năm cuối của khoa Kinh tế (tỉ lệ nam – nữ tương đương) theo sự lựa
chọn ngẫu nhiên. Sinh viên khoa Kinh tế trường ĐH Quốc Gia Hà Nội có
chương trình đào tạo 4 năm.
Sinh viên trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, theo đánh giá của nhiều ý
kiến đều cho rằng họ rất năng động và tự tin trong mọi hoạt động. Chuyên
ngành đào tạo của sinh viên khoa Kinh tế thuộc khối khoa học tự nhiên, do đó
một phần trong tính cách của họ là sự năng động, sáng tạo, thực tế là điều dễ
thấy. Mặt khác, họ rất chủ động trong việc tiếp thu cái mới nhất là về công nghệ
thông tin, cập nhật những vấn đề của xã hội hiện nay. Phạm vi tìm kiếm việc làm
của họ rất rộng khi nền kinh tế mở cửa của chúng ta ngày càng phát triển mạnh

mẽ. Vấn đề mà sinh viên ĐH Quốc Gia Hà Nội thường quan tâm sau khi ra
trường, không phải là tìm cho mình một công việc ổn định, mà quan trọng hơn,
công việc đó phải tương sứng với năng lực của họ, bên cạnh đó còn là sự cạnh
tranh trong công việc.
3.2.3 Sinh viên trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Chúng tôi tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên 46 sinh viên của trường ĐH
Kinh tế quốc dân, thuộc nhiều khoa khác nhau (tỉ lệ nam – nữ tương đương).
Chuyên ngành đào tạo của sinh viên trường ĐH Kinh tế quốc dân thuộc khối
khoa học tự nhiên với chương trình đào tạo 4 năm.
Sinh viên trường ĐH Kinh tế quốc dân có nhiều nét tương đồng với sinh
viên ĐH Quốc Gia Hà Nội do đặc thù của chuyên ngành đào tạo. Họ cũng có sự
năng động nhất định trong mọi hoạt động. Mỗi sinh viên đều ý thức rất rõ được
sự cạnh tranh sau khi ra trường để có được một công việc phù hợp với nhu cầu
và năng lực của mình. Cũng giống như sinh viên khoa Kinh tế trường ĐH Quốc
Gia Hà Nội, ngay từ trước khi bắt đầu kỳ thực tập họ đã tự mình đi liên hệ cơ sở
25

×