Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

So sánh một số đặc điểm giao tiếp giữa học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình ở TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.76 KB, 87 trang )

PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Các Mác đã nói rằng: “Sự phát triển của một cá nhân được quy đònh bởi sự
phát triển của tất cả các cá nhân mà nó giao tiếp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
với họ” (theo Phạm Minh Hạc [11,489]). Cho nên, cùng với hoạt động, giao tiếp là
một con đường quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Hiểu rõ
về đặc điểm giao tiếp của con người giúp ta biết được một số thông tin về nhận
thức, tình cảm cũng như nhân cách của họ. Đặc biệt là lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi
có nhiều biến động về tâm sinh lý với hoạt động chủ đạo là giao tiếp nhóm. Vì
vậy, tìm hiểu về đặc điểm giao tiếp của lứa tuổi này là điều cần thiết và có ý nghóa
quan trọng cho các nhà giáo dục nắm bắt được những chuyển biến tâm lý của thiếu
niên.
Mặt khác, hơn mười năm trở lại đây dưới sự tác động của nền kinh tế thò
trường, các giá trò, giềng mối của gia đình trở nên lỏng lẻo. Hậu quả là số cặp vợ
chồng ly hôn tăng lên đáng kể, kéo theo đó là những đứa trẻ bỏ nhà đi lang thang.
Vì chúng không chòu được sự mâu thuẫn của bố mẹ, cũng như thiếu thốn sự chăm
sóc chu đáo của gia đình. Hậu quả thứ hai của nền kinh tế thò trường là sự phân hoá
giàu nghèo diễn ra nhanh chóng. Ở những vùng quê nghèo, các gia đình đông con
làm không đủ nuôi mấy miệng ăn. Chính vì thế cả gia đình hoặc chỉ có trẻ ra thành
phố để kiếm sống. Đó là hai nguyên nhân chính trong các nguyên nhân làm số
lượng trẻ em lang thang ở các đô thò lớn tăng lên : gia đình tan vỡ và nghèo đói
[6,26]. Theo một số nghiên cứu thì độ tuổi trẻ em lang thang ở Việt Nam từ khoảng
12 - 15 tuổi là phổ biến, độ tuổi dưới 12 khoảng 7 - 8% [36]
Hiện nay, các chương trình, các tổ chức bảo vệ trẻ em ở Việt Nam phát triển
rất mạnh, kể cả trong và ngoài nước. Do đó, các em được tập trung vào sống, học
tập ở các Mái ấm, Nhà mở, Trung tâm chăm sóc trẻ…Trẻ sinh hoạt, học tập ở Mái
1
ấm đến cuối tuần; một hoặc hai tháng; lễ; Tết; hè trẻ được người thân đón về gia
đình, sau đó trẻ trở lại Mái ấm để tiếp tục học tập. Sống trong hoàn cảnh đặc biệt
như vậy, tâm lý của trẻ sống tại Mái ấm sẽ có những đặc điểm rất khác so với trẻ
sống tại gia đình, đặc biệt là cách cư xử với mọi người xung quanh, trong suy nghó,


hành vi còn nhiều chỗ lệch chuẩn. Trong khi đó GDV ở Mái ấm không thể thay thế
cha mẹ để uốn nắn cho các em.
Đồng thời xuất phát từ thực tế của bản thân người nghiên cứu đã tham gia
dạy phụ đạo, sinh hoạt với các em ở Mái ấm nh sáng Q.3 trong khoảng thời gian
3 năm. Vì thế, người nghiên cứu nhận thấy những bất ổn trong tâm lý của các em,
mong muốn có một nghiên cứu cụ thể để hiểu các em hơn. Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu được, người nghiên cứu đề xuất những biện pháp giáo dục giúp các em
phát triển tâm lý bình thường và trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
Từ những lý do nêu trên việc nghiên cứu vấn đề : “So sánh một số đặc điểm
giao tiếp giữa học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình ở TP.HCM”
là một việc làm thiết thực và cần thiết.
2.Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và so sánh một số đặc điểm giao tiếp của học sinh thiếu
niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp
giáo dục giúp các em sống tại Mái ấm phát triển nhân cách tốt hơn.
3.Đối tượng nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
+ Nhu cầu giao tiếp của học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và gia
đình.
+ Nội dung giao tiếp của học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và gia
đình
+ Đối tượng giao tiếp của học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và gia
đình.
2
3.2.Khách thể nghiên cứu
Bảng 1.1 : Số lượng khách thể nghiên cứu
Trường / Mái ấm Số lượng
Học sinh
thiếu niên
THCS Nguyễn Tri Phương Q 10 181

THCS Trần Danh Ninh Q 8 63
Học sinh hiếu
niên sống tại
Mái ấm nữ Q 10 8
Mái ấm Hướng Dương Q 6 10
Mái ấm Bình Minh Q 4 6
Mái ấm nam Q 10 10
Mái ấm Tân Bình 11
Mái ấm Q 8 10
Tổng
299
4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1 Nội dung: Vấn đề giao tiếp có nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng trong
nghiên cứu này chỉ tìm hiểu 3 đặc điểm:
+ Nhu cầu giao tiếp của học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và sống
tại gia đình
+ Đối tượng giao tiếp của học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và
sống tại gia đình
+ Nội dung giao tiếp của học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và sống
tại gia đình
4.2 Khách thể: Thiếu niên tuổi từ 12 - 15 tuổi trên cơ sở chọn ngẫu nhiên ở
+ 2 trường THCS tại Q.8, Q.10
+ 6 Mái ấm tiếp nhận trẻ lang thang, trẻ mồ côi, trẻ bò bỏ rơi, trẻ em
nghèo cộng đồng
như đã nêu trên.
5.Giả thuyết nghiên cứu:
Theo T.V. Đragunova : “Hoạt động chủ đạo của tuổi thiếu niên là giao tiếp”
[14,51]. Thiếu niên có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn xây
3
dựng lại mối quan hệ bình đẳng, hợp tác giữa người lớn và các em. Còn mối quan

hệ với bạn bè cùng tuổi thì đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với học sinh tiểu học.
Chính vì thế, học sinh thiếu niên dù sống tại Mái ấm hay sống tại gia đình đến lứa
tuổi này đều có nhu cầu giao tiếp theo đúng sự phát triển của tâm lý lứa tuổi. Đồng
thời, căn cứ vào kết quả một số nghiên cứu gần đây của Nguyễn Quang Uẩn
(2000) [41] và Nguyễn Xuân Thức (2000) [36] về tâm lý trẻ em lang thang và trẻ
em mồ côi ở lứa tuổi thiếu niên đều khẳng đònh các em có nhu cầu giao tiếp ở mức
độ cao đối với bạn cũng như đối với mọi người. Đây là hai trong nhiều đối tượng
trẻ được nhận vào sống ở các Mái ấm.
Về đối tượng giao tiếp thì theo kết quả nghiên cứu ở học sinh thiếu niên của
Đỗ Thò Hạnh Phúc (1998) [31], các em có mức độ tiếp xúc khác nhau với các đối
tượng. Cụ thể cao nhất vẫn là bạn, sau đó là cha, mẹ, anh chò của mình. Tuy nhiên
trẻ ở Mái ấm không sống với người thân, mà sống với các bạn có cùng hoàn cảnh
và thầy cô GDV. Vì vậy mức độ giao tiếp với các đối tượng sẽ không hoàn toàn
giống như trẻ sống tại gia đình.
Về nội dung giao tiếp, HSTN sống tại gia đình và HSTN sống tại Mái ấm vẫn
có những điểm giống nhau do đặc điểm của lứa tuổi. Song do đòa điểm sống khác
nhau nên có những nội dung giao tiếp HSTN sống tại gia đình quan tâm nhiều
nhưng HSTN sống tại Mái ấm lại không quan tâm đến, hoặc ngược lại. Và qua
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Thức (2000) như nói ở trên cũng cho thấy có
sự khác nhau về nội dung giao tiếp giữa trẻ bình thường và trẻ mồ côi.
Từ các căn cứ trên người nghiên cứu đưa ra những giả thuyết nghiên cứu sau
đây:
5.1 Không có sự khác biệt về nhu cầu giao tiếp giữa HSTN sống tại Mái ấm
và sống tại gia đình.
5.2 Có sự khác biệt về đối tượng giao tiếp giữa HSTN sống tại Mái ấm và
sống tại gia đình.
4
5.3 Nội dung giao tiếp có sự khác biệt theo đòa điểm sống và giới tính của
HSTN.
6.Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giao tiếp : khái niệm giao tiếp, vai
trò và chức năng của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, đặc
điểm giao tiếp; đặc điểm giao tiếp của HSTN sống tại gia đình; đặc điểm giao tiếp
của HSTN sống tại Mái ấm.
6.2 Tìm hiểu thực trạng về nhu cầu giao tiếp, đối tượng giao tiếp, nội dung
giao tiếp của HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình.
6.3 So sánh nhu cầu giao tiếp, đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp theo đòa
điểm sống và giới tính của khách thể nghiên cứu.
6.4 Tìm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt về nhu cầu, nội dung, đối tượng
giao tiếp giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình.
6.5 Đề xuất một số biện pháp giáo dục giúp HSTN sống tại Mái ấm có điều
kiện phát triển tâm lý, nhân cách tốt hơn.
7.Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nghiên cứu lý luận
7.2 Điều tra bằng phiếu câu hỏi
7.3 Phỏng vấn
7.4 Xử lý số liệu bằng toán thống kê – phần mềm SPSS 11.5
5
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Vài nét lòch sử nghiên cứu vấn đề giao tiếp
Hiện nay, giao tiếp là một trong những phạm trù cơ bản của Tâm lý học, đồng
thời nó cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác. Vấn đề giao
tiếp được nghiên cứu từ rất sớm ngay từ thời cổ đại, nhưng các nghiên cứu khoa
học đi sâu vào bản chất của giao tiếp thì chỉ mới bắt đầu từ giữa thế kỷ XX. Quả
thật, đây vẫn là vấn đề còn mới mẻ trong khoa học nói chung và trong Tâm lý học
nói riêng.
1.1.1.Các công trình nghiên cứu chung về giao tiếp
1.1.1.1.Các công trình nghiên cứu giao tiếp ở nước ngoài
Từ thời cổ đại, giao tiếp đã xuất hiện trong tư duy triết học của Socrate (470 –

399 TCN) và Platon (428 – 347 TCN). Hai ông cho rằng đối thoại là sự giao tiếp trí
tuệ của những người biết suy nghó. Song tác giả Lê Xuân Hồng (1996) nhận xét :
“Tư tưởng này trong xã hội Cổ đại chỉ tạo ra bước đầu tiên của việc hiểu biết giao
tiếp mà thôi, vì trình độ phát triển nhân cách và mối quan hệ giữa mọi người còn
thấp, chưa đủ để vấn đề giao tiếp của con người trở thành có ý nghóa đích thực
trong ý thức xã hội” [19, 6]
Đến thời kỳ Phục hưng, lần đầu tiên giao tiếp trở thành đối tượng nghiên cứu
của nghệ thuật được biểu hiện trong các truyện ngắn của Bocarô, thơ trữ tình của
Petơraki, và trong tác phẩm nghệ thuật của Lêôna Đơvanhxi (1452 – 1512) cũng
đề cập đến giao tiếp của mẹ con [2,7].
Đến thế kỷ XVIII, nhà triết học người Hà Lan M.P.Hemsterhins đã viết một
tiểu luận có nhan đề : “Một bức thư về con người và các quan hệ của nó với người
khác”. Tư tưởng của ông được đánh giá cao vì ông đã đặt mối quan hệ giữa người
6
với người vào trung tâm chú ý của mình chứ không phải là mối quan hệ giữa con
người với thiên nhiên có tính huyền bí [26,10]
Thế kỷ XIX, giao tiếp được đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt trong sự hình
thành, phát triển bản chất xã hội của con người. Nó gắn liền với các công trình
nghiên cứu của nhiều nhà triết học như Phơbach (1804 – 1872), C.Mac (1818 –
1883), V.I.Lenin (1870 – 1924)…
Phơbach khẳng đònh giao tiếp là sự thể hiện của “tính người”. Ông viết : “Bản
chất của con người chỉ thể hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất giữa con người
với con người, dựa trên tính hiện thực của sự khác biệt giữa tôi và bạn” [10,6].
Trong “Bản thảo kinh tế triết học” 1884, C.Mac đã có tư tưởng về nhu cầu xã
hội giữa con người và con người. Trong hoạt động xã hội và tiêu dùng xã hội , con
người phải giao lưu thực sự với người khác. C.Mac viết : “Cảm giác và sự hưởng
thụ của người khác cũng trở thành sở hữu của bản thân tôi. Cho nên ngoài những
khí quan trực tiếp ấy, hình thành những khí quan xã hội dưới hình thức xã hội.
Chẳng hạn như giao tiếp trực tiếp với người khác đã trở thành khí quan biểu hiện
sinh hoạt của tôi và là một trong những phương thức chiếm hữu sinh hoạt của con

người”.[2,8]
Bên cạnh đó, C.Mac còn thấy được nhu cầu giao tiếp giữa con người với con
người trong xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển của mỗi người. Ông cho
rằng : Thông qua giao tiếp với người khác mà con người có thái độ đối với bản thân
mình, với người khác và giao tiếp với người khác là chiếc gương để mỗi người tự
soi mình. Con người chỉ trở thành người khi nó có những quan hệ hiện thực với
những người khác.[26,11]
Tiếp nối tư tưởng của C.Mac, V.I.Lenin lập luận rằng : Khi giao tiếp, con
người đã tham gia vào nhiều hình thái xã hội phức tạp, ở đó đã tạo ra những mối
quan hệ xã hội. Như vậy, theo Lenin giao tiếp trước hết là tiền đề của sự hình
7
thành và phát triển những mối quan hệ xã hội. Sau đó, chính nó lại là quá trình
thực hiện các mối quan hệ xã hội đã hình thành.[10,6]
Những năm 30 của thế kỷ XIX các nhà TLH Xô Viết như L.X.Vưgotski,
X.L.Rubinxtein, A.N.Leonchiev…đã vận dụng triết học Mac vào việc nghiên cứu
các hiện tượng tâm lý người, đề cập đến vấn đề giao tiếp với tư cách là một vấn đề
khoa học và ngày càng được các nhà triết học, xã hội học, tâm lý học quan tâm sâu
sắc.
Sang đầu thế kỷ XX, vấn đề giao tiếp được nhiều nhà khoa học Phương Tây
quan tâm, được đề cập tới trong nhiều tác phẩm triết học, tâm lý học, điều khiển
học…
G.Mit (1863 – 1931) nhà TLH, triết học Mỹ, một đại diện của triết học thực
dụng đã khẳng đònh vai trò của giao tiếp đối với sự tồn tại của con người.Ông viết:
“Nếu mỗi người muốn có cái riêng của mình thì phải có “cái tôi” khác. Đó là
những khách thể xã hội khác với những khách thể vật lý vì nó có khả năng tác
động tích cực lên cái tôi của người khác mà ngày nay chúng ta thường gọi là chủ
thể” [2,9].
Karl Jaspert (1883 – 1969), nhà triết học, nhà TLH người Đức đã đề ra lý
thuyết giao tiếp (thông tin) hiện sinh. Ông lập luận rằng giao tiếp là điều kiện tổng
quát cho sự tồn tại của con người và được xuất phát từ nhu cầu của con người.

Chính vì thế hằng ngày con người cần phải giao tiếp với nhau một cách sống động,
liên tục qua các cuộc tranh luận về các vấn đề xã hội. Tuy nhiên trong giao tiếp
hiện sinh, mọi người gắn bó với nhau nhưng họ vẫn giữ được cá tính riêng.
Một đại diện khác của triết học hiện sinh là Mactin Babơ (1875 – 1965), có
những đóng góp không nhỏ phát triển lý thuyết giao tiếp. Qua tác phẩm “Tôi và
bạn”, ông đưa ra nguyên tắc giao tiếp nổi tiếng “Tồn tại là đối thoại”. Tức là
không có giao tiếp, con người không sống được.
8
Các nhà hiện sinh Pháp J.Macsen (1869 – 1973), J.P.Sactơrơ (1905 – 1961),
Manie (1905 – 1950) cũng nghiên cứu về giao tiếp xuất phát từ quan điểm của
Babơ. Manie đã viết : “Tôi chỉ tồn tại chừng nào tôi tồn tại cho người khác”.
Còn trường phái phân tâm học với đại diện là Sigmud Freud (1856 – 1939) thì
tìm hiểu giao tiếp trong mối liên hệ với giấc mơ. Khi giao tiếp có người phát tín
hiệu, có người nhận thông tin và quá trình này diễn ra trên cơ sở cả hai bên đều
muốn tìm hiểu lẫn nhau, muốn làm theo nhau [2,11].
Đến giữa thế kỷ XX, một hệ thống khoa học mới ra đời đánh dấu bằng các tác
phẩm tiêu biểu như : “Điều khiển học” của nhà bác học Mỹ N.Vi – na (1948), “Lý
thuyết toán học quá trình thông tin (1949), “Phác họa lý thuyết chung về hệ thống
(1950) của C.Senen… Từ đây, TLH nói chung và TLH giao tiếp nói riêng chòu ảnh
hưởng rất nhiều của điều khiển học, lý thuyết thông tin, lý thuyết hệ thống…
Những năm 70 của thế kỷ này, giao tiếp được nhiều tâm lý học Xô Viết
nghiên cứu , bàn luận sâu sắc, nhiều tác phẩm viết về giao tiếp, nhiều công trình
nghiên cứu giao tiếp đã ra đời và tập trung thành những nhóm sau:
- Nhóm các nghiên cứu về bản chất, kết cấu và nhiệm vụ của giao tiếp trong
môi trường rộng và môi trường hẹp, như của G.M.Andreeva, A.A.Bodalev,
A.G.Covaliov, Ia.L.Colominski, E.C.Kuzumin, A.A.Leonchiev, B.Ph.Porsnhev…
- Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giao tiếp và phương tiện thông tin,
truyền thông đại chúng (của Iu.Vogland, P.Ph.Lomov, B.Đ.Parưgin và
A.B.Petropxki…)
- Các nghiên cứu về sự phối hợp hoạt động và giao tiếp của con người trong

tập thể (Ya.L.Colominxki, E.X.Kydmin, L.I.Umanxki…)
- Các nghiên cứu về phong cách giao tiếp (V.X.Merlin, A.Acorotaev,
T.X.Tambosev, A.C.Marcova, A.Ia.Nhiconova, M.R.Sukin…)
- Các công trình nghiên cứu giao tiếp và nhân cách (A.Abodaliov,
K.A.Abulkhanova, M.L.Bonheva…)[10, 8 - 9].
9
Tóm lại, các công trình nghiên cứu điểm qua ở trên đã nghiên cứu vấn đề giao
tiếp theo các khía cạnh sau :
- Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển của con người và xã
hội loài người.
- Nghiên cứu bản chất của giao tiếp dưới nhiều quan điểm khác nhau : triết
học, phân tâm học, điều khiển học, tâm lý học hiện sinh, lý thuyết hệ thống, lý
thuyết thông tin…
- Nghiên cứu các vấn đề chung của giao tiếp : kết cấu, nhiệm vụ, phong cách
giao tiếp.
- Nghiên cứu mối liên hệ của giao tiếp với các hiện tượng tâm lý và đời sống
của con người : giấc mơ, nhân cách, hoạt động trong tập thể, thông tin đại chúng,
nghệ thuật…
1.1.1.2.Các công trình nghiên cứu giao tiếp ở Việt Nam
Ở Việt Nam , vấn đề giao tiếp mới được nghiên cứu từ cuối những năm 1970.
Về nghiên cứu lý luận, có thể coi “Các Mác và phạm trù giao tiếp” của Đỗ
Long (1983) là tác phẩm đầu tiên đề cập một cách hệ thống về cơ sở lý luận của
vấn đề giao tiếp. Tiếp theo đó là hàng loạt cuốn sách, bài báo chuyên đề viết về
giao tiếp ở trẻ, sinh viên sư phạm của Trần Trọng Thuỷ, Bùi Văn Huệ; ở trẻ mẫu
giáo của Nguyễn Thò nh Tuyết, ở quan hệ mẹ - con của Nguyễn Khắc Viện.
Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu lý luận về giao tiếp của Phạm Minh Hạc, Phạm
Hoàng Gia, Đặng Xuân Hoài, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Nhận v v được
đề cập đến trong các sách chuyên khảo của các tác giả.
Về nghiên cứu thực nghiệm giao tiếp ở Việt Nam, chúng ta có thể kể đến một
số luận án tiến só:

- “Cơ sở tâm lý học của việc nâng cao hiệu quả giao tiếp của phó trung đoàn
trưởng về chính trò với các quân nhân” (Luận án PTS của Hoàng Đình Châu, Hà
Nội - 1991)
10
- “Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên” (Luận án PTS của Hoàng Thò
Anh, Hà Nội - 1993)
- “Quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá với bạn cùng lứa tuổi cho
học sinh các lớp 4, 5 trường tiểu học” (Luận án PTS của Lưu Thu Thuỷ, Hà Nội –
1995)
- “Một số đặc điểm giao tiếp của trẻ em mẫu giáo trong nhóm chơi không
cùng độ tuổi” (Luận án PTS của Lê Xuân Hồng, Hà Nội - 1996)
-“Nghiên cứu một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với học
sinh khi thực tập tốt nghiệp” (Luận án PTS của Nguyễn Thò Thanh Bình, Hà Nội -
1996)
- “Nghiên cứu tính tích cực giao tiếp của trẻ em mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong
hoạt động vui chơi” (Luận án PTS của Nguyễn Xuân Thức, Hà Nội- 1997)
Nhìn chung, các luận án thực hiện từ năm 1997 trở về trước chủ yếu nghiên
cứu các vấn đề giao tiếp trên đối tượng trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên sư phạm.
Tuy nhiên càng về sau, vấn đề giao tiếp được mở rộng nghiên cứu trên nhiều
khách thể thuộc các lónh vực khác nhau của đời sống. Chứng tỏ hiện nay giao tiếp
là một trong những vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống. Ví dụ các
luận án sau:
- “Vấn đề giao tiếp của Bác só Quân y với người bệnh trong quá trình khám
và chữa bệnh (Luận án TS Quân sự của Nguyễn Thò Thanh Hà, Hà Nội – 2000)
- “Một số đặc điểm giao tiếp của hiệu trưởng trường Tiểu học” (Luận án TS
Tâm lý của Nguyễn Liên Châu, Hà Nội – 2002)
- “Đặc điểm giao tiếp của phạm nhân bò kết án phạt tù của các tội phạm ít
nghiêm trọng” (Luận án TSKH Tâm lý của Hoàng Thò Bích Ngọc, Hà Nội – 2002)
Đồng thời từ năm 1981 đến nay, dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy khoa
Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, cán bộ Viện Khoa học giáo

11
dục đã có một số luận văn tốt nghiệp đại học, luận án sau đại học và thạc sỹ
nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp .
Tương tự như vậy, học viên Cao học và sinh viên của khoa Tâm lý - Giáo dục
trường Đại học Sư phạm TP.HCM cũng tiến hành nghiên cứu về vấn đề này trong
luận văn Thạc só, luận văn tốt nghiệp đại học.
- “Đặc điểm giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm An Giang”
(Luận văn Thạc só Tâm lý học của Đỗ Văn Thông – 1999)
- “Tìm hiểu thực trạng một số kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học phổ
thông đòa bàn Quận 5 TP.HCM” (Luận văn tốt nghiệp đại học của Lê Hồng Đào –
2002)
- “Tìm hiểu những trở ngại tâm lý của giáo sinh trong giao tiếp với học sinh
trung học phổ thông khi thực tập sư phạm .(Luận văn tốt nghiệp đại học của
Nguyễn Ngọc Mai Duyên – 2004)
Các công trình nghiên cứu trên cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề cốt lõi của
giao tiếp trên khách thể là trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên các trường Cao đẳng –
Đại học. Nội dung tập trung vào các vấn đề sau:
- Đối tượng giao tiếp của học sinh, sinh viên
- Phạm vi giao tiếp
- Nội dung giao tiếp
- Nhu cầu giao tiếp
- Một số kỹ năng giao tiếp của cá nhân
- Một số kỹ năng, trở ngại tâm lý trong giao tiếp sư phạm.
1.1.2.Các nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp của học sinh thiếu niên
Các giáo trình Tâm lý học lứa tuổi của Lê Văn Hồng (1996) [18,48], Vũ Thò
Nho (1999) [27,102], A.V.Petrovski (1982) [30,134] đều có đề cập đến một số đặc
điểm giao tiếp của thiếu niên như nhu cầu giao tiếp, đối tượng giao tiếp, nội dung
giao tiếp. Song do hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là giao tiếp với bạn bè cùng
12
tuổi nên các tác giả chỉ tập trung khai thác mặt lý luận của các đặc điểm này xung

quanh đối tượng giao tiếp là bạn bè.
Về nghiên cứu thực nghiệm có tác giả Đỗ Hồng Anh (1989) [1,13-14] nghiên
cứu đặc điểm giao tiếp ở học sinh 11- 13 tuổi trong hai năm 1983 –1985. Trong
nghiên cứu này tác giả so sánh sự thay đổi về đối tượng giao tiếp, nhu cầu giao
tiếp, sự phân hoá giới tính giữa học sinh 10 –12 tuổi và 12 – 13 tuổi. Kết quả
nghiên cứu cho thấy học sinh ở tuổi 12 – 13 tuổi có sự phân hoá mạnh về đối tượng
giao tiếp và nhu cầu giao tiếp nghiêng hẳn về bạn bè cùng tuổi. Còn học sinh 10 –
12 tuổi thì không phân hoá mạnh giữa bạn bè và cha mẹ, các em đều có mong
muốn giao tiếp với các đối tượng này như nhau.
Tiếp đó là nghiên cứu của Đỗ Thò Hạnh Phúc (1998) [31,35] tìm hiểu sâu hơn
về đối tượng thiếu niên hướng đến trong giao tiếp và thứ bậc của các đối tượng
này. Đối tượng thiếu niên hướng đến đầu tiên vẫn là bạn thân, sau đó là mẹ, bố,
anh chò, bạn học và cuối cùng là giáo viên tương ứng với điểm trung bình theo thứ
tự : 1.75 – 1.15 – 1.05 – 0.87 – 0.62 – 0.55. Xét về giới tính thì có sự khác biệt :
các em nam thì hướng tới bố trước rồi mới tới mẹ (tương ứng với điểm ưu tiên là :
bố – 1.20; mẹ – 1.09). Các em gái hướng tới mẹ nhiều hơn bố ( điểm ưu tiên dành
cho mẹ – 1.22; bố – 0.90). Khi so sánh giữa học sinh khối 6 và khối 8, nhu cầu trao
đổi với bạn thân của học sinh lớp 8 cao hơn.
Tóm lại, các nghiên cứu trên đã đề cập đến mặt lý luận và thực tiễn về nhu
cầu giao tiếp của thiếu niên với bạn, các đối tượng giao tiếp thiếu niên hướng tới.
Riêng về nội dung giao tiếp của thiếu niên với các đối tượng khác ngoài bạn bè
chưa thấy đề cập đến.
1.1.3.Các nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp của trẻ lang thang, mồ côi
Hiện nay, các nghiên cứu về trẻ lang thang và trẻ mồ côi hầu hết thuộc lónh
vực xã hội học nhằm thống kê số lượng trẻ, tìm hiểu nguyên nhân trẻ đi lang thang,
tình trạng của trẻ, cũng như đề xuất các biện pháp và chính sách để chăm sóc, hỗ
13
trợ trẻ, đặc biệt là các biện pháp để ngăn chặn tình trạng trẻ lang thang ở các đô thò
lớn.
Các nghiên cứu về trẻ lang thang, mồ côi ở khía cạnh tâm lý học còn rất ít.

Gần đây, có nghiên cứu của Nguyễn Quang Uẩn (2000) – “Trẻ em lang thang và
nhu cầu tâm lý của các em” [41,14] cho rằng trẻ em lang thang có nhu cầu giao lưu
rất lớn. Nhưng các em có những mối quan hệ giao lưu phức tạp trên đường phố dễ
dàng bắt chước những hành vi trái quy tắc xã hội (trộm cắp, đánh nhau…). Vì thế
việc giao lưu của trẻ lang thang đường phố dễ dàng đem lại những suy thoái, biến
chất trong tâm hồn trẻ. [41,18].
Ngoài ra có nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thức (2000) tìm hiểu đặc điểm giao
tiếp của 39 trẻ mồ côi đang sống tại làng SOS ở Hà Nội và khách thể đối chứng là
30 trẻ em bình thường cùng độ tuổi. Kết quả của nghiên cứu nổi bật ở ba vấn đề :
- Trẻ mồ côi có nhu cầu tiếp xúc người cao. Nhưng trong giao tiếp trẻ mồ côi
có xu hướng thu hẹp quan hệ và đi vào chiều sâu hơn là xu hướng mở rộng phạm vi
giao tiếp, dàn trải. Cụ thể ở trẻ em mồ côi 84,6% thích loại hình quan hệ “ít bạn
nhưng chơi thân”; 15,4% cho rằng “càng nhiều bạn càng tốt”. Còn ở trẻ bình
thường thì 46,7% thích “ít bạn nhưng chơi thân”; 53,3 % cho rằng “càng nhiều bạn
càng tốt”. Như vậy ta thấy có sự khác biệt rõ ràng về nhu cầu giao tiếp giữa trẻ
bình thường và trẻ mồ côi.
- Giữa trẻ mồ côi và các trẻ bình thường có sự giống nhau về thứ bậc các
thành phần trong cấu trúc tâm lý của “ấn tượng ban đầu” : cảm tính, lý tính, xúc
cảm nhưng có sự khác biệt về tỷ lệ % giữa các thành phần.
- Nội dung giao tiếp của trẻ mồ côi và trẻ bình thường có điểm khác biệt lớn
nhất là nội dung “làm ăn kiếm tiền”. Ở trẻ mồ côi điểm trung bình là 2.2; trẻ bình
thường là 1.0
Qua các nghiên cứu trình bày ở trên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về đặc
điểm về giao tiếp của HSTN sống tại Mái ấm, cũng như so sánh với HSTN sống tại
14
gia đình. Tuy vậy, những nghiên cứu trên đây là kết quả bước đầu để người nghiên
cứu làm cơ sở thực hiện đề tài : “So sánh một số đặc điểm giao tiếp giữa học sinh
thiếu niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình ở TP.HCM”.
1.2.Khái niệm chung về giao tiếp trong tâm lý học
1.2.1.Khái niệm giao tiếp

Lòch sử nghiên cứu về vấn đề giao tiếp được trình bày ở trên đã cho chúng ta
thấy giao tiếp là một hiện tượng khá phức tạp trong cuộc sống. Do đó, khái niệm
giao tiếp cũng được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, chưa hoàn toàn thống nhất.
Tuy nhiên mỗi khía cạnh của giao tiếp mà các tác giả nghiên cứu đều có tính hợp
lý tương đối của nó. Có thể khái quát thành 5 khuynh hướng mà các nhà tâm lý học
đã và đang nghiên cứu về bản chất của giao tiếp như sau [10,14] :
a.Khuynh hướng thứ nhất: Xem xét những khía cạnh tâm lý khác nhau trong
nội hàm khái niệm giao tiếp. Gồm có:

Nhóm thu hẹp nội hàm khái niệm (chỉ nhấn mạnh một khía cạnh trong nội
hàm khái niệm) : thông tin; tri giác; hoạt động, hành vi của giao tiếp.
Nhóm này phân tích từng mặt trong nội hàm khái niệm giao tiếp. Tuy nhiên
các mặt này chỉ là biểu hiện bên ngoài, đơn lẻ của quá trình giao tiếp.Trong khi đó
giao tiếp là một hiện tượng tâm lý người nên phải có sự kết hợp giữa trao đổi thông
tin, nhận thức cũng như cảm xúc, tình cảm, hoạt động của người tham gia giao tiếp.

Nhóm mở rộng khái niệm giao tiếp, xem giao tiếp như là một hiện tượng
tâm lý có chung ở cả người và động vật.
Thực ra động vật cũng có giao tiếp nhưng bản chất giao tiếp giữa người và vật
khác nhau. Giao tiếp ở người mang bản chất xã hội lòch sử, phát triển cùng với sự
phát triển của xã hội loài người, còn giao tiếp của động vật thuần tuý chỉ là bản
năng sinh tồn. Vì vậy, việc đồng nhất giao tiếp của người và động vật là không
chính xác.
15

Nhóm đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của giao tiếp, có thể là sự trao
đổi những ý nghó, tình cảm, ý chí giữa người này và người kia, hoặc là sự kết hợp
chặt chẽ giữa ba mặt thông tin, tri giác và tác động qua lại giữa con người với nhau.
Trong một số giáo trình Tâm lý học biên soạn cho sinh viên các trường Đại
học sư phạm, hoặc Cao đẳng sư phạm, nhóm tác giả như: Phạm Minh Hạc (1988)

(2001), Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Quang Uẩn, Phạm Hoàng Gia dùng
khái niệm “giao lưu” thay cho “giao tiếp”. Và đònh nghóa “Giao lưu là hoạt động
xác lập và vận hành các quan hệ người – người để thực hiện hoá các quan hệ xã
hội giữa con người (người ta) với nhau”[13,39], [12,58].
Riêng từ điển Tiếng Việt [45,393] thì đònh nghóa khác. “Giao lưu là có sự tiếp
xúc và trao đổi giữa hai dòng, hai luồng khác nhau. Nơi giao lưu của hai dòng sông.
Hàng hoá giao lưu giữa các vùng…”. Còn “Giao tiếp là trao đổi, tiếp xúc với nhau.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp”
Ngoài ra có tác giả Ngô Công Hoàn (1997) xem : “Giao tiếp là quá trình tiếp
xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi nhận thức, tư tưởng, tình
cảm, vốn sống kinh nghiệm cá nhân, xã hội, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp, hoàn
thiện nhân cách phù hợp với những chuẩn mực hành vi xã hội của cộng đồng”
[17,107].
Nhìn chung, các nghiên cứu theo nhóm này đã đi sâu vào bản chất giao tiếp ở
nhiều nội dung khác nhau trong nội hàm khái niệm giao tiếp. Do đó, vấn đề giao
tiếp được đánh giá toàn diện hơn so với xu hướng chỉ nhấn mạnh đến một khía
cạnh của giao tiếp.
b.Khuynh hướng thứ hai: Nghiên cứu giao tiếp dưới cách nhìn của các
chuyên ngành tâm lý học khác nhau : tâm lý học nhân cách, tâm lý học xã hội, tâm
sinh – lý. Tùy vào đặc trưng riêng của từng ngành mà các nhà tâm lý học nghiên
cứu giao tiếp theo hướng phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.
16
c. Khuynh hướng thứ ba : Giao tiếp trong các ngành của tâm lý học ứng
dụng : tâm lý học kinh doanh, tâm lý học thương nhiệp, tâm lý học truyền thông,
tâm lý học y học… Khi đề cập đến giao tiếp, các nhà tâm lý học ứng dụng thường
chú ý đến hai vấn đề cơ bản : Một – nhấn mạnh khía cạnh thông tin, thông báo
trong giao tiếp; Hai – Tìm ra những ứng dụng hiệu quả của giao tiếp cho từng lónh
vực.
d.Khuynh hướng thứ tư: Tìm hiểu bản chất của giao tiếp trong việc xác đònh
vò trí giao tiếp trong hệ thống các khái niệm, phạm trù tâm lý học. Đại diện là ý

kiến của hai nhà tâm lý học A.A.Leonchiev và B.Ph.Lomov về mối quan hệ giữa
giao tiếp và hoạt động của con người.
A.A.Leonchiev cho rằng giao tiếp như là một dạng đặc biệt của hoạt động. Nó
có thể là phương thức, điều kiện của hoạt động có đối tượng , bao gồm đầy đủ các
thành phần trong sơ đồ cấu trúc của hoạt động : chủ thể – hoạt động – đối tượng.
Giao tiếp cũng có những đặc điểm cơ bản của hoạt động như tính mục đích, sự vận
hành theo nguyên tắc gián tiếp…
B.Ph.Lomov lại cho rằng giao tiếp không phải là một dạng của hoạt động, mà
là một phạm trù tương đối độc lập trong tâm lý học, đồng đẳng với phạm trù hoạt
động. Bởi vì nếu coi giao tiếp là một dạng hoạt động thì sẽ không tìm được vò trí
của giao tiếp trong hệ thống các loại hoạt động đã phân loại trước đây (vui chơi,
học tập, lao động…)
Hai quan điểm trên đều có những điểm chưa thoả đáng. A.A.Leochiev lý giải
chưa thật thuyết phục về đối tượng, động cơ và chủ thể của hoạt động này. Còn
B.Ph.Lomov lại quá đối lập mối quan hệ “chủ thể – hoạt động – đối tượng” với
mối quan hệ chủ thể – chủ thể trong giao tiếp. Đây là hai khái niệm ngang bằng
nhau, có mối quan hệ gắn bó, khăng khít với nhau trong phạm trù hoạt động, là hai
mặt thống nhất của cuộc sống con người và sự phát triển tâm lý [25,382]. Có thể
biểu diễn mối quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động bằng sơ đồ sau:
17
Sơ đồ 1:
Nhìn vào sơ đồ ta thấy, giao tiếp không phải là một dạng đặc biệt của hoạt
động, mà chúng tồn tại bình đẳng với nhau. Tuỳ vào mục đích hoạt động của chủ
thể mà hoạt động giao tiếp hay hoạt động có đối tượng chiếm vò trí chủ đạo.
e. Khuynh hướng thứ năm : tìm hiểu bản chất giao tiếp bằng việc phân biệt
khái niệm giao tiếp với khái niệm có liên quan : “quan hệ xã hội”, “thông tin”,
“ứng xử”
Như vậy, có nhiều khuynh hướng khác nhau tìm hiểu về bản chất khái niệm
giao tiếp, song ta có thể rút ra những nội dung cốt lõi của khái niệm như sau:
- Đây là một khái niệm độc lập trong tâm lý học.

- Giao tiếp được thực hiện bởi mối quan hệ có ý thức giữa con người với con
người trong xã hội loài người.
- Giao tiếp mang tính chất xã hội – lòch sử, chứa đựng một nội dung xã hội –
lòch sử nhất đònh và diễn ra trong một hoàn cảnh cụ thể, có thời gian, không gian
nhất đònh.
- Trong giao tiếp có diễn ra sự tiếp xúc tâm lý giữa các cá nhân trên các mặt:
tri giác, trao đổi thông tin, thể hiện thái độ, cảm xúc và sự tác động, ảnh hưởng lẫn
nhau…
- Thông qua giao tiếp, một mối quan hệ nào đó (chính trò, kinh tế, văn hoá,
pháp luật…) được thực hiện.
- Giao tiếp có mục đích phối hợp hành động giữa các cá nhân, đảm bảo sự
thống nhất trong một hoạt động chung, tạo ra sự biến đổi của chủ thể
18
Hoạt động
Hoạt động có đối tượng
Hoạt động giao tiếp
Qua sự phân tích ở trên và căn cứ vào mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng
tôi chọn khái niệm giao tiếp của tâm lý học hoạt động làm khái niệm công cụ để
nghiên cứu.
Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp xúc
tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người tri giác lẫn nhau, trao đổi
thông tin, thể hiện thái độ, cảm xúc, ảnh hưởng tác động qua lại, phối hợp với
nhau trong hoạt động chung.
1.2.2.Vai trò và chức năng của giao tiếp
1.2.2.1.Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Con người sinh ra đã được thiên nhiên ưu đãi cho một bộ não tiến hoá hơn các
loài động vật khác và khả năng phát triển thành người. Tuy nhiên những điều kiện
ban đầu đó chưa đủ để con người trở thành “người” thực sự. Yếu tố quyết đònh
chính là sự tích cực hoạt động của con người vào các mối quan hệ xã hội, nhằm
lónh hội các kinh nghiệm xã hội – lòch sử của thế hệ trước thành vốn riêng của cá

nhân. Bằng con đường giao tiếp, cá nhân đã hiện thực hóa các mối quan hệ xã hội
đa dạng và phong phú trong toàn bộ hoạt động của mình, và biến chúng thành các
chức năng tâm lý, ý thức và nhân cách mang bản chất người.
Chính vì thế C.Mác đã viết : “Bản chất của con người không phải là cái gì
trừu tượng vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất
con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. [26,28]
Giao tiếp là con đường quan trọng nhất của sự phát triển tâm lý con người
trong quá trình phát sinh cá thể của nó (A.V.Daparôgiét, N.I.Lixina, 1974) (theo
[11,489]). Con vật chủ yếu phát triển bằng con đường di truyền. Những yếu tố di
truyền này có thể được biến đổi trong quá trình phát triển của cá thể, cụ thể là các
kinh nghiệm cá thể. Con người thì khác, những kinh nghiệm lòch sử – xã hội của
thế hệ trước không thể chiếm lónh bằng con đường di truyền, mà bằng con đường
bên ngoài, con đường “đối tượng hoá” các sản phẩm của nền văn hoá vật chất và
19
tinh thần do con người tạo ra trong những hệ thống từ vựng và cú pháp của tiếng
nói, trong các hình thức logic của tư duy, trong các công trình khoa học và nghệ
thuật…Quả thật, nếu không có sự lónh hội những kinh nghiệm xã hội lòch sử đó thì
con người khó có thể có sự phát triển tâm lý toàn vẹn.
Một nhà xã hội học người Pháp A.Pieron đã viết : “Nếu như hành tinh của
chúng ta bò một tai họa mà tất cả mọi người lớn đều chết hết, chỉ còn lại trẻ con, thì
mặc dù giống người vẫn tiếp tục phát triển, nhưng lòch sử nhân loại không thể tránh
khỏi bò gián đoạn, những lâu đài văn hoá có thể tiếp tục tồn tại, nhưng không có ai
giới thiệu những lâu đài ấy cho thế hệ mới. Máy sẽ không hoạt động, sách sẽ
không có người đọc, tác phẩm nghệ thuật sẽ mất chức năng thẩm mỹ của nó. Lòch
sử nhân loại nhất đònh phải bắt đầu lại từ đầu” [26,29]. Nếu vậy, muốn trẻ con lónh
hội được những giá trò tinh thần và vật chất của nhân loại nhất thiết cần có sự giao
tiếp giữa trẻ với người lớn. Những người đã nắm được nền văn hoá ở mức độ nào
đó và có khả năng truyền lại cho nó những kinh nghiệm đã tích luỹ được, có khả
năng dạy cho nó những phương thức hoạt động thực hành và trí tuệ mà loài người
đã tạo ra.[11,490]

Về mặt thực nghiệm, các nhà tâm lý học Xô viết đã chứng minh được : “Giao
tiếp là yếu tố quyết đònh quan trọng nhất của các quá trình nhận thức ở tất cả các
mức độ” và ảnh hưởng đến việc tổ chức và điều khiển các quá trình nhận thức.
[25,427 – 428]
Thực nghiệm của Becherev đã chỉ rõ sự ảnh hưởng của giao tiếp trực tiếp đến
độ chính xác và sự chi tiết hoá của tri giác. Vấn đề về sự ảnh hưởng của giao tiếp
đến quá trình trí nhớ thì có thực nghiệm của V.Ph.Vedernhicov. Riêng vấn đề về
vai trò của giao tiếp trong các quá trình tư duy vẫn còn nhiều ý kiến mâu thuẫn :
một mặt khẳng đònh ảnh hưởng tích cực của giao tiếp đến quá trình tư duy; mặt
khác tài liệu thực nghiệm chứng tỏ hoạt động tư duy theo cá nhân chất lượng hơn
khi có sự tham gia của giao tiếp.[25,422]
20
Ngoài ra thông qua giao tiếp còn hình thành nhân cách cho con người: con
người học được cách đánh giá hành vi thái độ, lónh hội đươc các tiêu chuẩn đạo
đức, kiểm tra và vận dụng những tiêu chuẩn đó vào thực tiễn. Từ đó, mỗi người tạo
cho mình những nguyên tắc đạo đức hành vi của mình, sống và hành động theo
những nguyên tắc đó [11,490]. Không có giao tiếp, những phẩm chất nhân cách
quan trọng như : lòng dũng cảm, lòng tốt, tính trung thực, tính nguyên tắc, tính kỷ
luật, tinh thần trách nhiệm…khó mà hình thành ở con người.
Đồng thời, khi giao tiếp với người khác, nó kích thích hứng thú nhận thức của
con người, có thể là nhận thức về người khác, và nhận thức cả chính bản thân mình.
Những thông tin thu nhận được từ bên ngoài giúp họ tự đối chiếu với chính bản
thân mình, xem xét mình đã làm được gì và chưa được gì. Từ đó mà họ có thái độ
giá trò – cảm xúc nhất đònh đối với bản thân mình. Phạm vi giao tiếp càng rộng thì
những thông tin thu nhận được càng phong phú.
Vì giao tiếp có vai trò quan trọng như vậy, nên nhà tâm lý học B.Ph.Lomov
nhấn mạnh một cách đặc biệt và đưa lên thành một phạm trù độc lập bên cạnh
phạm trù hoạt động trong tâm lý học. Ông đã chỉ ra rằng giao tiếp là một mặt thiết
yếu và là thành tố của hoạt động sống của chủ thể, nó đóng vai trò như là cái quyết
đònh quan trọng nhất đối với toàn bộ hệ thống tâm lý (Vấn đề giao tiếp trong tâm

lý học) [25]
Do đó, sự giao tiếp không đầy đủ về số lượng, nghèo nàn về nội dung của trẻ
nhỏ với người lớn đã dẫn đến hậu quả là trẻ mắc bệnh “Hopitalism” (còn gọi là
bệnh do nằm viện), mặc dù được nuôi dưỡng tốt. Trẻ phát triển trong điều kiện
“đói giao tiếp” như vậy đều bò trì trệ về phát triển tâm lý và thể chất.
Tóm lại, giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển tâm lý, ý thức,
nhân cách của con người cụ thể :
- Phát triển các quá trình nhận thức : tri giác, trí nhớ, tư duy…
- Hình thành các phẩm chất đạo đức của con người.
21
- Kích thích hứng thú nhận thức giúp con người thu nhận được nhiều thông tin.
- Không có giao tiếp con người sẽ chậm phát triển về tâm lý và thể chất.
1.2.2.2.Chức năng của giao tiếp
Có nhiều cách phân chia chức năng giao tiếp theo một số quan điểm khác
nhau của các nhà tâm lý học:
- Theo B.Ph.Lomov (2000) thì giao tiếp là quá trình nhiều mức độ nên các
chức năng của nó có thể phân loại theo nhiều hệ thống khác nhau:
+ Chức năng tổ chức hoạt động chung, nhận thức qua lại, hình thành và phát
triển các quan hệ liên nhân cách
+ Chức năng giao tiếp – thông tin, chức năng giao tiếp – điều chỉnh, chức năng
giao tiếp cảm xúc
Ông cho rằng cả hai cách phân loại chức năng giao tiếp này không loại trừ
nhau, chúng ta vẫn có thể đặt ra các phương án khác.[25,403]
- Phạm Minh Hạc (2002) đã phân chia các chức năng giao tiếp thành hai nhóm
: nhóm các chức năng thuần tuý xã hội và nhóm các chức năng tâm lý xã hội
+Nhóm các chức năng thuần tuý xã hội bao gồm các chức năng giao tiếp phục
vụ các nhu cầu chung của xã hội hay một nhóm người để điều khiển, động viên lẫn
nhau…Giao lưu thông tin giữa các nhóm, các tập thể, các tổ chức tạo thành xã hội.
+ Nhóm các chức năng tâm lý – xã hội là các chức năng giao tiếp phục vụ các
nhu cầu của từng thành viên xã hội với người khác. Tránh cho người khác rơi vào

tình trạng cô đơn, một trạng thái nặng nề khủng khiếp, nhiều khi dẫn tới bệnh tật
hoặc tự sát.[11,466]
- Các nhà tâm lý học xã hội cũng có nhiều cách phân chia khác nhau:
+ Theo Ngô Công Hoàn (1997) thì trong tâm lý học xã hội và tâm lý học quản
lý người ta thường quan tâm tâm đến các chức năng : Chức năng thông báo (truyền
tin), chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi, hoạt động [17,403].
22
+ Theo Mai Thanh Thế (1996) thì các chức năng giao tiếp gồm: chức năng
thông tin liên lạc, chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng kích động liên lạc
[16,108-109]
Giao tiếp có vai trò to lớn trong sự phát triển của từng cá nhân cũng như của
toàn xã hội. Vì vậy giao tiếp có thể có nhiều chức năng khác nữa. Nhưng nhìn
chung, giao tiếp có thể có các chức năng chính sau đây:
- Chức năng thông tin (hay còn gọi là chức năng nhận thức) : Con người khi
giao tiếp chúng ta trao đổi, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho nhau. Nhờ đó mà
chúng ta có thể hiểu biết lẫn nhau và hiểu biết cả thế giới bên ngoài. Mỗi cá nhân
vừa là nơi phát và nhận thông tin. Thu nhận và xử lý thông tin là một trong những
con đường quan trọng để phát triển nhân cách.
- Chức năng cảm xúc : Qua giao tiếp chủ thể này biểu lộ cảm xúc, thái độ với
chủ thể khác, ngược lại nó cũng nhận được thái độ của chủ thể khác đối với mình.
Do đó giao tiếp là một trong những con đường hình thành tình cảm của con người.
- Chức năng phối hợp hoạt động : Nhờ quá trình giao tiếp, con người có thể
cùng nhau bàn bạc, phân chia công việc nhằm đạt tới một mục tiêu chung.
- Chức năng đánh giá, điều chỉnh hành vi : Trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, tỏ
thái độ, cùng nhau hoạt động, mỗi chủ thể có thể đánh giá bản thân mình và đánh
giá người khác. Từ đó con người có thể tác động đến động cơ, mục đích, quá trình
ra quyết đònh của chủ thể khác.
1.2.3.Đặc điểm giao tiếp
Trong “Từ điển Tiếng Việt”, đặc điểm là nét riêng biệt của một sự vật hiện
tượng. [45,292]. Do đó, đặc điểm giao tiếp là những nét, những tính chất được biểu

hiện trong quan hệ giữa người với người. Tuỳ theo đặc điểm cá tính, lứa tuổi, trình
độ văn hóa, nghề nghiệp, đòa vò xã hội, điều kiện giao tiếp …mà những nét, tính
chất này biểu hiện khác nhau.
23
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tìm hiểu một số đặc điểm giao tiếp của
học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình, cụ thể gồm ba đặc điểm:
- Nhu cầu giao tiếp
- Nội dung giao tiếp
- Đối tượng giao tiếp
1.2.3.1.Nhu cầu giao tiếp
“Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần thoả mãn để tồn tại
và phát triển” [42,97]. Nhu cầu của con người rất đa dạng, phong phú và khác xa
về chất so với nhu cầu của con vật. Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại của cơ
thể như : ăn, mặc, ở…Nhu cầu tinh thần bao gồm nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm
mỹ, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu lao động, nhu cầu hoạt động xã hội…
Như vậy, nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu tinh thần của con
người, nó giúp con người thỏa mãn mong muốn trao đổi thông tin, hiểu biết, chia sẻ
tình cảm, xúc cảm, thiết lập quan hệ với người khác. Đó là một trong những nhu
cầu quan trọng và vó đại nhất của con người cần phải được thoả mãn để tồn tại và
phát triển với tư cách là một nhân cách, chủ thể. Chính vì thế, C.Mác đã khẳng
đònh : “Nhu cầu vó đại nhất, phong phú nhất của con người là nhu cầu về người
khác. Nhu cầu ấy không ngang hàng với nhu cầu khác của con người. Nó cao hơn
mọi nhu cầu khác. Sự phát triển của nó trong con người chính là một điều kiện để
con người trở thành con người” (theo [26,35]).
Nhu cầu giao tiếp chính là nguồn gốc của tính tích cực giao tiếp ở cá nhân.
Chúng xuất hiện ngay từ lúc đứa trẻ mới lọt lòng, bắt đầu bằng nụ cười của bé 4
tuần tuổi và sau đó là “cảm xúc hớn hở” khi được người khác trò chuyện của bé 4
tháng tuổi. Lớn lên nữa nhu cầu giao tiếp của trẻ được mở rộng ra với bạn bè cùng
tuổi, với thầy cô giáo, đỉnh điểm là lứa tuổi thiếu niên hoạt động chủ đạo của trẻ là
giao tiếp với bạn và hoạt động nhóm. Nhu cầu này tiếp tục phát triển ở lứa tuổi

thanh niên và đi vào chiều sâu ở lứa tuổi trung niên do bò chi phối bởi các mối quan
24
tâm trong gia đình. Đến tuổi về già, nhu cầu giao tiếp vẫn được duy trì, đặc biệt lúc
này một số người già rất sợ cô đơn. Chính vì thế, nhu cầu này luôn tồn tại cùng với
sự phát triển của con người, họ luôn khát khao tìm kiếm những người tâm đầu ý
hợp để chia sẻ, tâm sự, để được lắng nghe và khẳng đònh bản thân mình.
Vậy, nhu cầu giao tiếp là những đòi hỏi tất yếu của con người được tiếp xúc
với người khác nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người - là khái niệm
công cụ của nghiên cứu này.
1.2.3.2.Nội dung giao tiếp
Nội dung giao tiếp thường có 2 loại : nội dung tâm lý và nội dung công việc.
- Nội dung tâm lý: Khi tham gia vào quá trình giao tiếp, các chủ thể đều mang
đến những đặc điểm nhân cách của mình. Do đó, kết thúc quá trình giao tiếp, các
chủ thể đều để lại trong nhau những tác động về mặt tinh thần (tâm lý). Nội dung
tâm lý trong giao tiếp gồm các yếu tố như : nhận thức, thái độ cảm xúc và hành vi.
+ Nội dung nhận thức khi giao tiếp rất đa dạng : có thể là nhận thức về bản
thân chủ thể, về người khác, về thế giới xã hội và tự nhiên xung quanh. Cho nên có
người nói rằng : nếu chúng ta biết một điều, ta giữ cho riêng mình thì cuối cùng
cũng chỉ biết một. Nhưng nếu ta chia sẻ cho một người, ta biết được hai điều, chia
sẻ cho năm người, ta biết được sáu điều…,và những gì ta biết tăng theo số người ta
trao đổi.
Do đó, tham gia vào quá trình giao tiếp nào cũng mang lại cho chúng ta những
hiểu biết mới.
+ Nội dung thái độ cảm xúc luôn đi cùng với nội dung nhận thức. Ở đó con
người thể hiện sự quan tâm hay thờ ơ, nhiệt tình hay bàng quang, lạnh nhạt…khi
tiếp xúc với mọi người. Điều này mang tính đònh hướng cho quá trình giao tiếp, tức
giao tiếp của con người thành công hay thất bại phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố
này.
25

×