Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tiểu luận Tìm hiểu khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh của trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.05 KB, 25 trang )

Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4
I. Lý do chọn đề tài 4
II. Mục đích nghiên cứu 5
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
V. Phạm vi nghiên cứu 6
VI. Phương pháp nghiên cứu 6
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
I. Khái niệm chung về trí nhớ 7
1. Định nghĩa 7
2. Các quá trình cơ bản của trí nhớ 7
3. Các loại trí nhớ 8
II. Vai trò của trí nhớ và ghi nhớ có chủ định 9
III. Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo 10
1. Đặc điểm phát triển trí nhớ nói chung 10
2. Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo
lớn (5 – 6 tuổi) 10
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU 12
A. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 12
I. Nội dung nghiên cứu 12
II. Phương pháp nghiên cứu 12
1. Phương pháp thực nghiệm 12
2. Phương pháp trò chuyện 13
3. Phương pháp thống kê 13
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN


1
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
B. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14
I. Khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh 1 14
II. Khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh 2 16
III. Khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh 3 18
IV. Khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh 4 20
V. Khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ 5 – 6 tuổi qua 4 tranh 22
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 24
I. Kết luận 24
II. Ý kiến đề xuất 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
2
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
LỜI CẢM ƠN
Trong khóa học chuẩn hóa cao đẳng tại trường Cao đẳng Sư phạm
Nhà trẻ mẫu giáo Trung ¬ng I. Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà
trường, các thầy cô giáo trong trường, của tổ bộ môn Tâm lý. Đặc biệt là sự
hướng dẫn tận tình vủa cô giáo Phạm Thu Hương đã giúp đỡ tôi hoàn
thành bài tập tốt nghiệp.
Để có được phần cơ sở thực tiễn của “Khả năng ghi nhớ có chủ
định qua trẻ của trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi”. Phải kể đến sự giúp đỡ tận
tình của Ban Giám hiệu, giáo viên, các cháu trường mầm non.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô
giáo trong trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ Mẫu giáo Trung ương I, đặc
biệt là cô giáo Phạm Thu Hương.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các bậc phụ huynh, cô và

cháu Trường mầm non Thịnh Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội.
Trong thời gian thực hiện bài tập tốt nghiệp tôi không thể tránh khỏi
những sai sót, vậy kính mong thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp quan
tâm đóng góp ý kiến giúp tôi có kinh nghiệm trong việc thực hiện nghiên
cứu tiếp theo.
Qua đây cho tôi gửi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc đến toàn thể
thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2004
Người thực hiện
Hoàng Thị Thu Phương
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
3
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Lý do chọn đề tài
Trí nhớ giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, không
có bất cứ hoạt động nào của con người mà không dựa vào trí nhớ. Nhà sinh
lý học người Nga Cetrenov đã nói: “ không có hoạt động trí nhớ thì sẽ
không có sự phát triển, con người mãi mãi trong tình trạng mới ra đời ”.
Với một người không có trí nhớ thì nước đó chỉ sống với những Ên
tượng tức thời khi đang tri giác một sự vật nào đó chứ không có quá khứ,
không có tương lai. Những người mất trí nhớ thường không giữ được ý
thức bản ngã và do đó họ cũng đánh mất nhân cách của mình. Vì vậy trí
nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lý
bình thường, ổn định, lành mạnh. Trí nhớ cũng là điều kiện để con người
có và phát triển được các chức năng tâm lý bậc cao, để con người tích lũy
vốn kinh nghiệm sống của mình và sử dụng vốn kinh nghiệm đó ngày
càng tốt hơn trong đời sống và trong hoạt động, đáp ứng ngày càng cao

hơn những yêu cầu của cuộc sống cá nhân và của xã hội.
Trí nhớ càng đặc biệt quan trọng đối với trẻ tuổi mầm non ở giai
đoạn này, nhiệm vụ giáo dục quan trọng là: Đức - Trí – Thể - Mỹ và lao
động. Chính vì vậy, việc phát triển trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ có chủ định
sẽ góp phần xây dựng nên những cơ sở ban đầu của việc phát triển nhân
cách. Trí nhớ có chủ định giúp trẻ lưu giữ được những hình ảnh, những tri
thức, những kinh nghiệm để khám phá thế giới xung quanh, thỏa mãn nhu
cầu hiểu biết của trẻ. Trí nhớ cũng là điều kiện không thể thiếu được để trẻ
phát triển các năng lực trí tuệ và các quá trình nhận thức lý thức.
Trẻ lứa tuổi Mầm non, các quá trình tâm lý của trẻ phát triển nhanh
chóng cả về tốc độ và nhịp độ, trong đó có sự phát triển của quá trình ghi
nhớ có chủ định. Chính quá trình ghi nhớ có chủ định này đã ảnh hưởng
tích cực tới các hoạt động của trẻ như: hoạt động vui chơi, hoạt động học
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
4
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
tập, hoạt động lao động của trẻ. Để đạt được kết quả tốt trong các hoạt
động này thì trẻ phải cần có trí nhớ tốt. Mặt khác, trẻ mẫu giáo, tư duy trực
quan chiếm ưu thế, trẻ nhận thức mọi sự vật, hiện tượng một cách trực
quan thông qua con đường hoạt động nhận cảm, trẻ được sờ mó, cầm nắm,
trẻ muốn biết được diễn biến của sự vật, hiện tượng buộc trẻ phải ghi nhớ
một cách có chủ định. Việc phát triển trí nhớ là giúp trẻ phát triển khả năng
ghi nhớ có mục đích, có kế hoạch phù hợp với hoàn cảnh và đây điều kiện
rất thuận lợi để giúp trẻ ghi nhớ được tốt.
Trong thực tế ở trường mầm non, ở một số nơi chưa có sù quan tâm
đầy đủ, chưa chú ý rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ, hoặc đã
rèn luyện nhưng chất lượng chưa cao. Cụ thể là việc sử dụng các đồ dùng
trực quan là chưa sinh động, hấp dẫn chưa gây hứng thú cho trẻ.
Xuất phát từ những lý do về mặt lý luận và thực tiễn trên em đã chọn

đề tài: “ Tìm hiểu khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh của trẻ mẫu giáo
lớn 5 – 6 tuổi”.
Nghiên cứu đề tài này với hy vọng tìm ra biện pháp giúp trẻ phát
triển khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ mẫu giáo 5 – 6tuổi.
II. Mục đích nghiên cứu
Điều tra thực trạng khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ 5 – 6 tuổi.
Qua đó đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao khả năng ghi nhớ có chủ
định của trẻ 5 – 6 tuổi.
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh của trẻ mẫu giáo
lớn 5 - 6 tuổi.
2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6
tuổi.
Tổng sè 30 trẻ trong đó có 15 trẻ trai
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
5
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
15 trẻ gái
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến nội dung đề tài.
2. Điều tra thực trạng khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh của trẻ mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi.
3. Đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao khả năng ghi nhớ có chủ định
của trẻ.
V. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh của trẻ tại một
số lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi, trường mầm non Thịnh Liệt – Hoàng Mai – Hà

Nội
VI. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thực nghiệm
2. Phương pháp trò chuyện
3. Phương pháp thống kê toán học
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
6
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Khái niệm chung về trí nhớ
1. Định nghĩa
Trí nhớ là sự ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại (tái hiện) những gì
cá nhân thu được trong hoạt động sống của mình.
2. Các quá trình cơ bản của trí nhớ
Các quá trình cơ bản của trí nhớ bao gồm quá trình ghi nhớ (tạo
vết), quá trình giữ gìn (củng cố vết), quá trình tái hiện (từ những dấu vết
làm sống lại những hình ảnh ) và quá trình quên ( không tái hiện được).
a. Sù ghi nhí
Sù ghi nhớ là một quá trình trí nhớ đưa ra tài liệu nào đó vào ý thức,
gắn tài liệu đó với những kiến thức hiện có, làm cơ sở cho quá trình giữ gìn
về sau đó.
Sù ghi nhớ thường diễn ra theo hai hướng sau:
* Sù ghi nhớ không chủ định
Sù ghi nhớ không chủ định là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra
từ trước. Người ta có thể ghi nhớ không chủ định trong trường hợp nội
dung của tài liệu trở thành mục đích chính của hành động. Hơn nữa hành
động lại lặp đi lặp lại nhiều lần dưới hình thưchính sách nào đó.
* Sù ghi nhớ có chủ định : là sự ghi nhớ có mục đích đặt ra từ trước.

Để thực hiện được mục đích của hành động thì con người cần phải sử dụng
ý chí.
b. Sự tái hiện
* Nhận lại: là hình thức tái hiện khi tri giác đối tượng được lặp lại.
Nó giúp con người định hướng trong hiện thực tốt hơn và đúng hơn.
* Nhớ lại: là hình thức tái hiện không diễn ra sù tri giác lại đối
tượng.
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
7
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
* Hồi tưởng: là hình thức tái hiện phải có sự cố gắng rất nhiều của trí
tuệ.
c. Sự quên và sự giữ gìn tri thức trong trí nhớ
Quên là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời
điểm cần thiết. Một thời điểm khác nó có thể xuất hiện lại, thường ta không
còn nhớ những hình thức cụ thể của một cái gì đó nhưng bản chất và ý
nghĩa ổn định của nó đã nhập vào tri thức và hành vi của ta. Đó là sự giữ
gìn tri thức trong trí nhớ.
Quên có nhiều nguyên nhân như do quá trình ghi nhí, do các quy
luật ức chế của hoạt động thần kinh. Sự quên diễn ra có quy luật.
3. Các loại trí nhớ
a. Trí nhớ vận động, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ hình ảnh và trí nhớ từ ngữ
lôgic
* Trí nhớ vận động: là trí nhớ nhớ những quá trình vận động Ýt
nhiều mang tính chất tổ hợp. Loại trí nhớ này có vai trò đặc biệt quan trọng
để hình thành kỹ xảo trong lao động chân tay.
* Trí nhớ xúc cảm: là trí nhớ về những xúc cảm tình cảm đã diễn ra
trong hoạt động trước đây. Những xúc cảm tình cảm đó trở thành một loại
tín hiệu đặc biệt hoặc thúc đẩy con người hành động hoặc nhắc nhở họ

những phương thức hành vi trước đây đã gây ra những tình cảm đó.
* Trí nhớ hình ảnh: là trí nhớ đối với một Ên tượng mạnh mẽ thuộc
về mặt cơ quan cảm giác.
Ví dô: Nhớ đến phong cảnh đẹp (thị giác), một giai điệu hay (thính
giác)
* Trí nhớ từ ngữ lôgic:
- Trí nhớ từ ngữ - lôgic là trí nhớ về những mối quan hệ, liên hệ mà
nội dụng được tạo nên bởi tư tưởng của con người. Nó là cơ sở sinh lý là
hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ).
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
8
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
b. Trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định
* Trí nhớ không chủ định : là trí nhớ không có mục đích, chuyên biệt
ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện tài liệu nhiều kinh nghiệm sống có giá trị được
thu thập bằng trí nhớ này.
* Trí nhớ có chủ định: là trí nhớ có mục đích khi nhớ, giữ gìn và tái
hiện cái gì đó, con người thường dùng các biện pháp kỹ thuật để ghi nhí.
c. Trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn và trí nhớ thao tác
* Trí nhớ ngắn hạn: là trí nhớ có ngay sau giai đoạn vừa ghi nhớ.
Quá trình ghi nhớ còn chưa ổn định nhưng nó là cơ sở của trí nhớ dài hạn.
* Trí nhớ dài hạn: là trí nhớ sau giai đoạn ghi nhớ một khoảng thời
gian cho đến mãi mãi, nó giúp con người tích lũy tri thức.
* Trí nhớ thao tác: là trí nhớ sau giai đoạn trí nhớ ngắn hạn và ở
trước trí nhớ dài hạn, trí nhớ thao tác là trí nhớ làm việc, cá nhân thực hiện
những hành động khẩn thiết đặc biệt là những hành động phức tạp.
II. Vai trò của trí nhớ và ghi nhớ có chủ định
- Trí nhớ là điều kiện để con người có và phát triển được các chức năng
tâm lý bậc cao để con người tích lũy vốn kinh nghiệm sống của mình và sử

dụng vốn kinh nghiệm đó ngày càng tốt hơn trong đời sống trong hoạt
động.
- Trí nhớ là công cụ để lưu giữ lại các kết quả của các quá trình cảm giác
và tri giác.
- Trí nhớ có chủ định là trí nhớ người ta thường có động cơ, mục đích và
phải dùng các biện pháp kỹ thuật để ghi nhí.
- Ghi nhớ có chủ định giúp ta ghi nhớ được nhiệm vụ trong các hoạt động,
trong công việc.
- Ghi nhớ có chủ định giúp ta ghi nhớ tài liệu một cách chính xác và chi
tiết.
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
9
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
- Ghi nhớ có chủ định giúp con người hiểu nội dung gắn với vốn tri thức
kinh nghiệm hiện có trong trí nhớ và dùng những nội dung đó để giải quyết
các nhiệm vụ mới.
III. Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo.
1. Đặc điểm phát triển trí nhớ nói chung
- Ở lứa tuổi mẫu giáo, năng lực ghi nhớ và nhớ lại của trẻ em phát triển rất
mạnh. Thời gian ghi nhớ người, ghi nhớ sự kiện ở tuổi mẫu giáo có thể kéo
dài vô hạn định.
- Sù ghi nhớ và nhớ lại diễn ra độc lập với ý chí và ý thức của trẻ. Trẻ ghi
nhớ những gì mà mình chú ý trong khi hoạt động, những cái gây Ên tượng
với mình.
- Ở trẻ mẫu giáo nhỡ, ghi nhớ không chủ định và nhớ lại không chủ định là
hình thức làm việc duy nhất của trí nhớ.
- Các hình thức ghi nhớ và nhớ lại có chủ định bắt đầu hình thành ở tuổi
mẫu giáo nhỡ và được hoàn thiện rất nhiều ở tuổi mẫu giáo lớn.
2. Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)

- Bước sang tuổi mẫu giáo lớn, các hình thức ghi nhớ và nhớ lại có chủ
định đang được hoàn thiện. Những điều kiện thuận lợi nhất giúp trẻ biết ghi
nhớ và ghi nhớ một cách có chủ định được tạo ra trong trò chơi. Chẳng hạn
trong trò chơi tập thể khi phân công vai chơi, trẻ lớn đã biết lắng nghe
nhiệm vụ và còn tìm cách ghi nhớ nội dung của nó.
- Quá trình nắm các hình thức trí nhớ gồm một số giai đoạn. Ban đầu, trẻ
chỉ tách biệt được bản thân nhiệm vụ ghi nhớ và nhớ lại chứ chưa nắm
được nhiệm vụ ghi nhớ. Đến tuổi mẫu giáo lớn, trẻ hiểu ra rằng nếu mình
không cố gắng ghi nhớ thì sau này sẽ không thể nhớ lại những điều người
ta đòi hỏi.
- Trẻ nắm được các kỹ năng sử dụng các phương tiện để bổ trợ trong các
hành động ghi nhí nh nhắc lại câu hỏi, suy nghĩ liên hệ các tài liệu với mục
đích ghi nhí.
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
10
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
- Ở tuổi mẫu giáo lớn có thêm một số loại trí nhớ nh trí nhớ hình tượng, trí
nhớ ngôn ngữ lôgic.
- Tính chất suy nghĩ về tài liệu ghi nhớ có thay đổi trong quá trình phát
triển của trẻ mẫu giáo lớn. Nh trẻ mẫu giáo bé định hướng chủ yếu dựa vào
dấu hiệu bề ngoài còn trẻ mẫu giáo lớn nhận thấy những đặc điểm Ýt rõ nét
hơn, nhưng lại cơ bản hơn.
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
11
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh của trẻ mẫu giáo
lớn (5 – 6 tuổi)
II. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thực nghiệm
a. Nội dung thực nghiêm: tìm hiểu khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh
của trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)
b. Dụng cụ thực nghiệm
Sử dông 4 tranh sau:
- Tranh 1: Mèo đi câu cá
- Tranh 2: Cô bé quàng khăn đỏ
- Tranh 3: Thả diều
- Tranh 4: Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn
c. Cách tiến hành:
- Hình thức thực nghiệm tiến hành trong điều kiện tự nhiên
- Thực hiện với từng trẻ (cho trẻ ngồi đối diện với cô). Cô cho từng trẻ
xem tranh và yêu cầu trẻ ghi nhí.
- Cô giáo có thể giới thiệu cho trẻ em tranh trong khoảng 3 phót sau đó
cho trẻ nghỉ ngơi khoảng 3 – 5 phút và yêu cầu trẻ kể lại xem các tranh vẽ
gì.
d. Tiêu chuẩn đánh giá
* Khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ được đánh giá theo từng
tranh và được đánh giá theo 4 mức độ sau:
- Mức 1: Trẻ kể đúng được nội dung tranh, các sự vật hiện tượng có trong
tranh và mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng đó (3 điểm)
- Mức 2: Trẻ chỉ kể được mối quan hệ giữa chúng (2 điểm)
- Mức 3: Trẻ chỉ kể được một vài sự vật hiện tượng riêng lẻ (1 điểm)
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
12
Tranh cã bè côc vµ t« mµu ®Ñp
Tranh vÏ ®êng nÐt vµ

kh«ng t« mµu
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
- Mức 4: Trẻ không nhớ được gì hoặc nói rất lung tung (0 điểm)
* Đánh giá mức độ ghi nhớ có chủ định của trẻ qua 4 tranh: được
đánh giá theo các tiêu chuẩn sau:
- Mức 1: Qua 4 tranh trẻ đạt được 10 -12 điểm
- Mức 2: Qua 4 tranh trẻ đạt được 7 -9 điểm
- Mức 3: Qua 4 tranh trẻ đạt được 4 - 6 điểm
- Mức 4: Qua 4 tranh trẻ đạt được dưới 4 điểm
2. Phương pháp trò chuyện
- Trò chuyện nhằm kiểm tra lại kết quả ghi nhớ có chủ định của trẻ
- Hình thức trò chuyện: tiến hành trong điều kiện sinh hoạt tự nhiên như
giờ chơi tự do, giờ trả trẻ
3. Phương pháp thống kê
Dùng phương pháp này để tính toán số liệu thu nhập được trong quá
trình làm thực nghiệm.
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
13
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
B. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh 1
Tên tranh: Mèo đi câu cá
Nội dung tranh: Cảnh hoàng hôn về chiều ông mặt trời đang lặn dần,
có một ngôi nhà tranh nhỏ và hai chú mèo trắng đang bưng chiếc giỏ
không, mặt mếu máo khóc (tranh có bố cục và tô màu đẹp)
Bảng I:
Các mức độ Tổng số trẻ
(N=30)

trẻ trai (N=15) Trẻ gái (N=15)
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Mức 1 (3 điểm) 15 50,0 7 46,7 8 53,3
Mức 2 (2 điểm) 13 43,3 6 40,0 7 46,7
Mức 3 (1 điểm) 2 6,7 2 13,4 0 0
Mức 4 (0 điểm) 0 0 0 0 0 0
Nhận xét:
Qua 30 trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn được điều tra về khả năng ghi
nhớ có chủ định qua tranh 1 (Mèo đi câu cá) tranh có bố cục và tô màu
đẹp).
* Kết quả thu được nh sau:
Mức 1: Có 15 trẻ chiếm 50,0 %
Mức 2: Có 13 trẻ chiếm 43,3 %
Mức 3: Có 2 trẻ chiếm 6,7 %
Mức 4: Không có trẻ nào
Trong đó :
* Trẻ trai đạt
Mức 1: Có 7 trẻ chiếm 46,7 %
Mức 2: Có 6 trẻ chiếm 40,0 %
Mức 3: Có 2 trẻ chiếm 6,7 %
Mức 4: Không có trẻ nào
* Trẻ gái đạt
Mức 1: Có 8 trẻ chiếm 53,3 %
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
14
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
Mức 2: Có 7 trẻ chiếm 46,7 %
Mức 3 và 4: Không có trẻ nào
Nhìn vào bảng 1 cho thấy mức độ ghi nhớ có chủ định ở trẻ mẫu

giáo lớn qua tranh 1 là tương đối tốt. Cụ thể là có tới 50% số trẻ đạt ở mức
độ 1 và 43,3% số trẻ đạt ở mức độ 2.
Giữa trẻ trai và gái có sự khác biệt trong khả năng ghi nhớ có chủ
định, tuy rằng là không lớn lắm xu hướng nhớ tốt nghiêng về phía các trẻ
gái.
Qua trò chuyện chúng tôi nhận thấy mặc dù là những bức tranh trẻ
cũng đã từng được xem, nhưng trẻ mới chỉ chú ý đến “con mèo” mà chưa
chú ý đến bài cảnh xung quanh vì vậy mà kết quả đạt là chưa cao.
II. Khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh 2
Tên tranh: Cô bé quàng khăn đỏ
Nội dung tranh: Trong khu rừng có rất nhiều cây thông, nhiều hoa
muôn màu sắc, ông mặt trời đang nheo mắt cười, cô bé quàng khăn đỏ
đang mải hái hóa bắt bướm, có một con cáo mắt xanh đang rình rập bên
gốc cây (Trang có bố cục và tô màu đẹp)
Bảng II
Các mức độ Tổng số trẻ
(N=30)
trẻ trai (N=15) Trẻ gái (N=15)
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Mức 1 (3 điểm) 16 53,3 8 53,3 8 53,3
Mức 2 (2 điểm) 13 43,3 6 40,0 7 46,7
Mức 3 (1 điểm) 1 3,3 1 6,7 0 0
Mức 4 (0 điểm) 0 0 0 0 0 0
Nhận xét:
Qua 30 trẻ mẫu giáo lớn được điều tra về khả năng ghi nhớ có chủ
định qua tranh 2 (Cô bé quàng khăn đỏ – Tranh có bố cục và tô màu đẹp).
Kết quả thu được nh sau:
Mức 1: Có 16 trẻ chiếm 53,3 %
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
15

Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
Mức 2: Có 13 trẻ chiếm 43,3 %
Mức 3: Có 1 trẻ chiếm 3,3 %
Mức 4: Không có trẻ nào
Trong đó :
* Trẻ trai đạt
Mức 1: Có 8 trẻ chiếm 53,3 %
Mức 2: Có 6 trẻ chiếm 40,0 %
Mức 3: Có 1 trẻ chiếm 6,7 %
Mức 4: Không có trẻ nào
* Trẻ gái đạt
Mức 1: Có 8 trẻ chiếm 53,3 %
Mức 2: Có 7 trẻ chiếm 46,7 %
Mức 3 và 4: Không có trẻ nào
Nhìn vào bảng 2 cho thấy mức độ ghi nhớ có chủ định ở trẻ mẫu
giáo lớn qua tranh 2 là tương đối tốt. Hầu hết là trẻ đạt ở mức độ I và II.Cụ
thể mức độ 1 có 53,3% số trẻ. Mức độ 2 có 43,3% số trẻ đạt.
Khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh 2 giữa trẻ trai và trẻ gái hầu
nh không có sự khác biệt. Tuy nhiên qua trò chuyện chúng tôi nhận thấy trẻ
gái có xu hướng nhớ tốt hơn trẻ trai. Các cháu thể hiện sự nhanh nhẹn, chủ
động khi kể về các bức tranh mà trẻ đã xem còn các trẻ trai phần lớn chỉ
tập trung vào những sự kiện nổi bật của tranh còn các sự kiện khác đôi khi
là bỏ qua.
Mặc dù cũng là bức tranh quen thuộc nhưng cá biệt vẫn có một trẻ
trai chỉ đạt ở mức độ 3.
III. Khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh 3
Trên tranh: Thả diều
Nội dung tranh: Trên bãi cỏ xanh thắm, bầu trời có mây trắng và
ông mặt trời óng ánh, chú chuột Micky, chú vịt Đônan và chú chó Lutô

Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
16
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
đang nô đùa và thả những cánh diều trên trời (tranh vẽ đường nét và không
tô màu)
Bảng III
Các mức độ Tổng số trẻ
(N=30)
trẻ trai (N=15) Trẻ gái (N=15)
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Mức 1 (3 điểm) 4 13,4 2 13,4 2 13,4
Mức 2 (2 điểm) 13 43,3 7 46,7 6 40,0
Mức 3 (1 điểm) 10 33,3 5 33,3 5 33,3
Mức 4 (0 điểm) 3 10,0 1 6,7 2 13,4
Nhận xét:
Qua 30 trẻ mẫu giáo lớn được điều tra về khả năng ghi nhớ có chủ
định qua tranh 3 (Thả diều – Tranh vẽ đường nét và không tô màu).
Kết quả thu được nh sau:
Mức 1: Có 4 trẻ chiếm 13,4 %
Mức 2: Có 13 trẻ chiếm 43,3 %
Mức 3: Có 10 trẻ chiếm 33,3 %
Mức 4: Có 3 trẻ chiếm 10,0%
Trong đó :
* Trẻ trai đạt
Mức 1: Có 2 trẻ chiếm 13,4 %
Mức 2: Có 7 trẻ chiếm 46,7 %
Mức 3: Có 5 trẻ chiếm 33,3 %
Mức 4: Có 1 trẻ chiếm 6,7 %
* Trẻ gái đạt

Mức 1: Có 2 trẻ chiếm 13,4 %
Mức 2: Có 6 trẻ chiếm 40,0 %
Mức 3: Có 5 trẻ chiếm 33,3%
Mức 4: Có 2 trẻ chiếm 13,4%
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
17
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
Nhìn vào kết quả thu được cho thấy mức độ ghi nhớ có chủ định ở
trẻ mẫu giáo lớn qua tranh 3 còn đạt ở mức độ thấp. Chủ yếu trẻ chỉ đạt ở
mức độ II và III.Cụ thể mức độ II có tới 13 trẻ chiếm 43,3% số trẻ. Mức
độ III có tới 10 trẻ chiếm 33,3%. Cá biệt vẫn còn tới 3 trẻ chỉ đạt ở mức độ
IV chiếm 10,0%
Giữa trẻ trai và trẻ gái có sự khác biệt về khả năng ghi nhí tuy rằng
là không nhiều. Xu hướng nhớ tốt nghiêng về phía trẻ trai. Qua trò chuyện
chúng tôi nhận thấy vì đây là bức tranh chỉ vẽ đường nét và không tô màu,
vì vậy mà với bức tranh có nhiều chi tiết, trẻ sẽ rất khó nhớ được những chi
tiết cơ bản của bức tranh. Chính vì vậy đã hạn chế khả năng ghi nhớ của
trẻ.
IV. Khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh 4
Tên tranh: Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn
Nội dung tranh: Bên gốc cây rừng, những chú lùn đang say sưa hát
nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn đang múa hát, cười đùa rất vui vẻ (tranh vẽ
đường nét và không tô màu)
Bảng IV
Các mức độ Tổng số trẻ
(N=30)
trẻ trai (N=15) Trẻ gái (N=15)
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Mức 1 (3 điểm) 3 10,0 1 6,7 2 13,4

Mức 2 (2 điểm) 10 33,3 4 26,7 6 40,0
Mức 3 (1 điểm) 14 46,7 7 46,7 7 46,7
Mức 4 (0 điểm) 3 10,0 3 20,0 0 0
Nhận xét:
Qua 30 trẻ mẫu giáo lớn được điều tra về khả năng ghi nhớ có chủ
định qua tranh 4 (Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn - Tranh vẽ đường nét và
không tô màu).
Kết quả thu được nh sau:
Mức 1: Có 3 trẻ chiếm 10,0 %
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
18
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
Mức 2: Có 10 trẻ chiếm 33,3 %
Mức 3: Có 14 trẻ chiếm 46,7 %
Mức 4: Có 3 trẻ chiếm 10,0%
Trong đó :
* Trẻ trai đạt
Mức 1: Có 1 trẻ chiếm 6,7 %
Mức 2: Có 4 trẻ chiếm 26,7 %
Mức 3: Có 7 trẻ chiếm 46,7 %
Mức 4: Có 3 trẻ chiếm 20,0 %
* Trẻ gái đạt
Mức 1: Có 2 trẻ chiếm 13,4 %
Mức 2: Có 6 trẻ chiếm 40,0 %
Mức 3: Có 7 trẻ chiếm 46,7%
Mức 4: Không có trẻ nào
Nhìn vào kết quả thu được cho thấy mức độ ghi nhớ có chủ định ở
trẻ mẫu giáo lớn qua tranh 4 cũng đạt ở mức độ thấp. Chủ yếu trẻ chỉ đạt ở
mức độ II và III. Và vẫn còn tới 3 trẻ chỉ đạt ở mức độ IV. Cụ thể mức độ

II có 6 trẻ chiếm 40,0% số trẻ. Mức độ III có 7 trẻ chiếm 46,7%.
Giữa trẻ trai và trẻ gái có sự khác biệt về khả năng ghi nhí có chủ
định , xu hướng nhớ tốt nghiêng về phía trẻ gái.
Qua trò chuyện chúng tôi nhận thấy đây là bức tranh có nhiều nhân
vật hơn nữa các nhân vật này quá quen thuộc với trẻ, nhưng bức tranh lại
không có màu sắc đẹp như những hình ảnh mà trẻ đã xem ở chỗ khác. Vì
vậy mà trẻ tá ra thờ ơ, không tập trung. Chính vì vậy đã ảnh hưởng đến
kết quả nhớ của trẻ.
V. Khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ 5 – 6 tuổi qua 4 tranh
Bảng V
Các mức độ Tổng số trẻ
(N=30)
trẻ trai (N=15) Trẻ gái (N=15)
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
19
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Mức 1 (3 điểm) 10 33,3 4 26,7 6 40,0
Mức 2 (2 điểm) 12 40,0 6 40,0 6 40,0
Mức 3 (1 điểm) 6 20,0 4 26,7 2 13,4
Mức 4 (0 điểm) 2 6,7 1 6,7 1 6,7
Nhận xét chung:
Qua tìm hiểu khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ mẫu giáo lớn
được thực hiện ở trường mầm non Thịnh Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội.
Qua 4 tranh được thể hiện ở bảng V. Chúng tôi có một số nhận xét
sau:
Nhìn chung khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ mẫu giáo lớn đã
phát triển tốt. Số trẻ đạt được ở mức độ I và II là tương đối lớn, cụ thể là
số trẻ đạt được ở mức độ I chiếm 33,3%. Số trẻ đạt được ở mức độ II là

40,0%. Tuy nhiên số trẻ chỉ đạt ở mức độ III vẫn chiếm tỷ số tương đối cao
là 20,0% và đặc biệt vẫn còn trẻ chỉ ở mức độ IV là 6,7%.
Mặc dù số trẻ đạt cả hai mức độ III và IV chỉ chiếm 26,7% nhưng
chúng tôi vẫn cho là mức độ cao là bởi vì đây là lứa tuổi mẫu giáo lớn, là
lứa tuổi mà khả năng ghi nhớ có chủ định lẽ ra phải được phát triển ở mức
độ tốt hơn.
Giữa trẻ trai và trẻ gái có sự khác biệt về khả năng nhớ có chủ định
tuy rằng không nhiều. Xu hướng nhớ tốt nghiêng về phía trẻ gái.
Qua việc tìm hiểu khả năng ghi nhớ có chủ định ở trẻ mẫu giáo lớn,
chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng của nội dung và hình thức của tranh đến
khả năng ghi nhớ của trẻ là rất lớn. Trẻ ở lứa tuổi này khả năng nhớ là
tương đối tốt nhưng nếu các bức tranh không có hình thức đẹp, màu sắc
tươi sáng thì sẽ làm trẻ không mấy hứng thú và vì vậy mà kết quả ghi nhớ
có chủ định của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Còn các bức tranh có nội dung
gần gũi với trẻ và có hình thức đẹp thì kết quả ghi nhớ của trẻ sẽ đạt kết
quả tốt.
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
20
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
I. Kết luận
Qua kết quả điều tra khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ mẫu giáo
lớn 5 – 6 tuổi, có thể rót ra một kết luận nh sau:
- Ở trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ phát
triển. Trẻ đã có khả năng ghi nhớ sự vật hiện tượngk theo mục đích yêu cầu
đặt ra.
- Kết quả nghiên cứu ở đề tài này cho thấy khả năng ghi nhớ có chủ định
của trẻ đã phát triển tương đối cao. Và điều này cũng không có gì mâu
thuẫn với lý luận. Kết quả thu được nh vậy là do trẻ mẫu giáo đã tiếp nhận

được nhiệm vụ mà cô giáo đã đề ra và các hoạt động của trẻ cũng mang
tính chủ định và có mục đích hơn.
- Ghi nhớ có chủ định của trẻ là chịu sự ảnh hưởng của sự tác động của môi
trường giáo dục.
- Ghi nhớ có chủ định của trẻ có sự khác biệt về giới tính tuy nhiên sự khác
biệt này là không lớn lắm. Xu hướng nhớ tốt nghiêng về phía trẻ gái,.
- Nội dung và hình thức của tranh có ảnh hưởng lớn đến kết quả ghi nhớ có
chủ định của trẻ.
+ Nếu tranh có nội dung phong phú, hấp dẫn, gần gũi với trẻ cùng với màu
sắc đẹp, tươi sáng thì trẻ sẽ nhớ được tốt hơn.
+ Nếu tranh có nội dung nghèo nàn, không gần gũi và đặc biệt là màu sắc
kém hấp dẫn sẽ làm trẻ không tập trung và vì vậy kết quả nhớ của trẻ sẽ
kém.
II. Ý kiến đề xuất
Từ thực trạng điều tra khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh của
trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi). Chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến sau nhằm
giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ:
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
21
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
- Muốn khả năng ghi nhớ có chủ định được phát triển tốt ta cần tiến hành ở
mọi lúc, mọi nơi và trong tất cả các môn học. Tạo cho trẻ hứng thú say
mê, gợi ý cho trẻ sự quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh.
- Cần kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.
*Gia đình:
+ Các bậc phụ huynh cần có sự hiểu biết sơ lược về sự phát triển tâm
lý của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nói chung và mẫu giáo lớn nói riêng, từ đó sẽ
có sự động viên, khuyến khích trẻ kịp thời mỗi khi trẻ thực hiện được mục
đích mà người lớn yêu cầu.

+ Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ được tốt vì đây là
điều kiện để trí nhớ của trẻ phát triển tốt.
* Nhà trường: phát triển khả năng ghi nhớ phải được tiến hành qua
các hoạt động nh hoạt động vui chơi, học tập, lao động đặc biệt là hoạt
động học tập và vui chơi, hoạt động ngoài trời là những hoạt động nhằm
phát triển tốt nhất khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ.
Muốn trẻ nhớ tốt, cần phải cho trẻ tri giác hoặc hoạt động trực tiếp
đối tượng đó. Dùng nhiều thủ giới thiệu đối tượng nhằm kích thích hứng
thú học tập, tập trung sự chú ý của trẻ, nâng cao chất lượng ghi nhí.
Giáo dục nề nếp, thói quen biết lắng nghe cô giáo giao nhiệm vụ
mục đích ghi nhớ phải rõ ràng, chính xác, thường xuyên phải kiểm tra và
giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ.
- Đồ dùng học tập cần phải phong phú về hình thức, rực rỡ về màu sắc,
đường nét phải đẹp và rõ ràng.
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
22
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V.X Mulchina – Tâm lý học Mẫu giáo tập 1 và 2 – NXB Giáo dục –
1981.
2. Phạm Minh Hạc (chủ biên) – Tâm lý học tập 1 – NXB Giáo dục –
1978.
3. Ngô Công Hoàn – Tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi – Trung
tâm nghiên cứu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên – Trường Cao đẳng
Sư phạm Mẫu giáo Trung ương I – 1994.
4. Nguyễn ánh Tuyết (chủ biên) – Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non
– NXB Đại học Sư phạm – 1992.
5. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) – Tâm lý học đại cương – Hà Nội
1995.

Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
23
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
V. Phạm vi nghiên cứu
VI. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Khái niệm chung về trí nhớ
1. Định nghĩa
2. Các quá trình cơ bản của trí nhớ
3. Các loại trí nhớ
II. Vai trò của trí nhớ và ghi nhớ có chủ định
III. Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo
1. Đặc điểm phát triển trí nhớ nói chung
2. Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo
lớn (5 – 6 tuổi)
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
A. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Nội dung nghiên cứu
II. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thực nghiệm

2. Phương pháp trò chuyện
3. Phương pháp thống kê
B. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
24
Bài tập tốt nghiệp Môn Tâm lý
học
I. Khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh 1
II. Khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh 2
III. Khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh 3
IV. Khả năng ghi nhớ có chủ định qua tranh 4
V. Khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ 5 – 6 tuổi qua 4 tranh
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
I. Kết luận
II. Ý kiến đề xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hoàng Thị Thu Phương Líp 13B - HN
25

×