Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

luận văn thạc sĩ Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.43 KB, 120 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1. Cơ sở lý luận:
Ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu của con người. Sự tuyệt vời của
ngôn ngữ là do ngôn ngữ ngay từ khi hình thành đã trở thành phương
tiện giao tiếp cơ bản nhất, hữu hiệu nhất của cả loài người. Chúng ta, ai
cũng có thể sử dụng phương tiện "không mất tiền mua" này để trao đổi
thông tin cho nhau một cách nhanh nhất, nhiều nhất, đầy đủ nhất, từ đó
có thể dễ dàng hiểu nhau, thông cảm, chia sẻ, liên kết hay hợp tác với
nhau… Nhờ ngôn ngữ mà con người từ khắp năm châu bốn bể, con
người ở các thời đại khác nhau, các thế hệ khác nhau có thể tìm hiểu
nhau hoặc giao lưu với nhau… Hơn thế ngôn ngữ là công cụ để chúng
ta tư duy, là chìa khoá vạn năng thông minh nhất để chúng ta mở kho
tàng tri thức khổng lồ của nhân loại để tha hồ mà chiếm lĩnh nó, phát
triển nó, đưa nó đến với mọi người… Cứ như thế cá nhân ngày càng
hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn.
Khi nói về ngôn ngữ, nhà giáo dục nổi tiếng người Nga E.I. Tikheeva
đã khẳng định "Tiếng mẹ đẻ là cơ sở phát triển trí tuệ và là nguồn gốc để
chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân téc và nhân loại" [9].
Bởi vậy giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là vô cùng cần thiết và phải bắt
đầu ngay từ rất sớm từ tuổi mầm non (0 - 6 tuổi) đặc biệt là từ 2 - 5
tuổi, lứa tuổi này ngôn ngữ trẻ có điều kiện phát triển cực kỳ nhanh về
tất cả các mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp mà không giai đoạn nào có
thể sánh bằng. Nếu nhà giáo dục bỏ qua giai đoạn phát cảm trong ngôn
ngữ này sẽ là thiệt thòi lớn cho sự phát triển của đứa trẻ, trẻ sẽ khó theo
kịp sự phát triển của các bạn cùng lứa tuổi. E.I.Tikheeva cho rằng phát
1
triển ngôn ngữ cho trẻ là khâu chủ yếu của hoạt động trong trường mẫu
giáo, là tiền đề cho mọi sự thành công khác.
Mặt khác khi hết tuổi Mẫu giáo trẻ sẽ chuyển sang trường Tiểu học,
đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ 6 tuổi vì trẻ phải


chuyển qua một lối sống mới với sự thay thế của hoạt động chủ đạo từ
vui chơi sang học tập. Đồng thời trẻ cũng chuyển qua một vị trí xã hội
mới với những quan hệ mới của một người học sinh thực thụ. Sự thay
đổi đó đòi hỏi trẻ phải có những điều kiện tâm lý cần thiết đủ để trẻ có
thể thích nghi bước đầu với các điều kiện học tập có hệ thống ở phổ
thông. Một trong những điều kiện tâm lý hết sức quan trọng thoả mãn
đòi hỏi mới là ngôn ngữ của trẻ. Khi trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ
trong sinh hoạt hàng ngày: phát âm chuẩn; vốn từ phong phú, đa dạng;
câu nói hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp là trẻ có một công cụ để tư duy trừu
tượng, có một phương tiện cơ bản để lĩnh hội kiến thức khoa học của các
môn học, đặc biệt là môn Tiếng Việt - môn học được xem là cơ bản nhất
và khó khăn nhất đối với học sinh líp 1 và trẻ còn có cả phương tiện hữu
hiệu để tiếp xúc thuận lợi với môi trường mới, quan hệ mới.
2.2. Cơ sở thực tiễn:
Việc trẻ biết phát âm đúng tiếng mẹ đẻ, nói có ngữ điệu, đúng ngữ
pháp, biết biểu đạt ý nghĩ bằng ngôn ngữ, biết dùng ngôn ngữ làm
phương tiện chính để tiếp xúc, giao lưu… là hoàn toàn có thể đạt được
ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi. Nhưng hiện nay ở các trường Mầm non, trẻ 5 - 6
tuổi còn nhiều cháu nói ngọng, không diễn đạt được bằng lời suy nghĩ
của mình một cách mạch lạc… dẫn đến việc tiếp thu bài học ở líp 1
chậm, khó khăn, trẻ nhót nhát, sợ sệt, khó gia nhập vào các quan hệ mới
với cô, với bạn.
Theo kết quả nghiên cứu test "Sẵn sàng đi học" của Nguyễn Thị
Hồng Nga - Viện Khoa học giáo dục - trong 4 phần của test là ngôn
2
ngữ, toán, tâm vận động và giao tiếp thì ngôn ngữ của trẻ yếu hơn các
mặt khác (Điểm sè trung bình so với % của max về ngôn ngữ chỉ đạt
53% trong khi đó: toán đạt 70%; tâm vận động: 69%, còn giao tiếp là
57%).
Phạm Ngọc Định - Trung tâm công nghệ giáo dục - khi nghiên cứu

những yếu tố tâm lý cần thiết cho trẻ em vào líp 1 thu được kết quả là
30% số trẻ ngôn ngữ nói chưa rành rọt (nghiên cứu trên 240 trẻ lúc mới
vào líp 1).
Vì tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu vốn
ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) "làm đề tài luận văn
của mình với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao vốn ngôn
ngữ của trẻ nói riêng và chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo nói chung.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu thực trạng vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ Mẫu giáo lớn
(5 - 6 tuổi). Trên cơ sở đó tìm ra biện pháp tác động để chuẩn bị tốt về
ngôn ngữ cho trẻ trước tuổi học, giúp trẻ thích ứng với môi trường học
tập ở líp 1 tốt nhất.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi).
3.2. Khách thể nghiên cứu:
- Khách thể trực tiếp: 60 trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi): 27
nữ, 33 nam ở trường mầm non Hoa hồng thành phố Thái bình.
- Khách thể gián tiếp: Giáo viên dạy líp mẫu giáo lớn.
4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu vốn ngôn ngữ của trẻ có rất nhiều vấn đề phong phú,
phức tạp. Trong phạm vi luận văn thạc sĩ chúng tôi chỉ giới hạn nghiên
3
cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ gồm: vốn từ, ngữ âm, ngữ pháp, ngôn
ngữ mạch lạc.
4.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Trường Mầm non Hoa Hồng thành phố Thái Bình.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn còn hạn chế chưa đủ

giúp trẻ thích nghi dễ dàng với việc học tập ở líp 1. Giữa các trẻ có sự
khác nhau về vốn ngôn ngữ. Nếu có biện pháp tác động tích cực, phù
hợp với trẻ thì sẽ nâng cao được vốn ngôn ngữ cơ bản cho trẻ, chuẩn bị
cho trẻ vào học líp 1 thuận lợi.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo
lớn (5 - 6 tuổi) nhằm định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn.
- Tìm hiểu thực trạng vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo (5 - 6
tuổi) ở trường Mầm non Hoa Hồng (Thành phố Thái Bình).
- Thử nghiệm một số biện pháp tác động sư phạm nhằm nâng cao
vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các
phương pháp sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
7.2. Phương pháp trắc nghiệm.
7.3. Phương pháp thực nghiệm.
7.4. Phương pháp quan sát.
7.5. Phương pháp đàm thoại
7.6. Phương pháp thống kê toán học.
(Các phương pháp nghiên cứu được trình bày kỹ ở chương 2)
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
Loài người ngay từ thuở sơ khai đã sáng tạo ra ngôn ngữ, một hệ
thống tín hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện cơ bản và quan trọng nhất
trong giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng người. Cũng từ đó
ngôn ngữ được phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người.
Ngôn ngữ chính là một trong những yếu tố nâng tầm cao của con người

lên vượt xa về chất so với mọi giống loài.
Ngôn ngữ là chức năng tâm lý cấp cao của con người, là công cụ để
tư duy, để giao tiếp, là chìa khoá để con người nhận thức và chiếm lĩnh
kho tàng tri thức của dân téc và nhân loại.
Với mỗi cá nhân, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra cực kỳ nhanh ở giai
đoạn từ 0 - 6 tuổi (lứa tuổi mầm non). Từ chỗ sinh ra chưa có ngôn ngữ,
đến cuối 6 tuổi - chỉ một khoảng thời gian rất ngắn so với cả một đời
người - trẻ đã có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng
ngày. Đây chính là giai đoạn phát cảm về ngôn ngữ. Ở giai đoạn này nếu
không có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ thì sau
này khó có thể phát triển tốt được. Chính vì vậy ngôn ngữ nói chung và
ngôn ngữ của trẻ trước tuổi học là vấn đề được nhiều nhà khoa học trên
thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu.
Vấn đề ngôn ngữ đã được đề cập đến ngay từ thời cổ đại. Nhưng
thời cổ đại người ta nghiên cứu ngôn ngữ không tách khỏi triết học và
lôgíc học. Các nhà triết học cổ đại đã coi ngôn ngữ như là một hình thức
biểu hiện bề ngoài của các bên trong là "logos", tinh thần, trí tuệ của con
người. Trong cuốn "Bàn về phương pháp", Descartes đã chỉ ra những
đặc tính chủ yếu của ngôn ngữ và lấy đó làm tiêu chí phân biệt con
5
người, khác với động vật. Ông đã nhấn mạnh tính chất của ngôn ngữ, cái
tín hiệu duy nhất Êy chắc chắn là của một tư duy tiềm tàng trong cơ thể
và kết luận rằng "Có thể lấy ngôn ngữ làm chỗ khác nhau thực sự giữa
con người và con vật" [25]. Chỉ đến giữa thế kỷ 19 khuynh hướng tâm lý
học mới nảy sinh trong ngôn ngữ học. Người đầu tiên sáng lập ra trường
phái ngôn ngữ học tâm lý là Shteintal (1823 - 1899). Ông đã đưa ra học
thuyết ngôn ngữ là sự hoạt động của cá nhân và sự phản ánh tâm lý dân
téc. Theo ông, ngôn ngữ học phải dùa vào tâm lý cá nhân trong khi
nghiên cứu ngôn ngữ cá nhân, phải dùa vào tâm lý dân téc trong khi
nghiên cứu ngôn ngữ của dân téc.

Thuyết tâm lý liên tưởng - đại biểu là V.Vunt (1832 - 1920) -
nghiên cứu lý thuyết về dạng thức bên trong của từ, về các loại ý nghĩa
chuyển đổi của từ, về nghĩa hiện có của từ và câu, về mối quan hệ liên
tưởng có tính ngữ đoạn.
Sau cách mạng tháng Mười Nga 1917, các nhà ngôn ngữ học, tâm
lý học Xô Viết đã vận dụng quan điểm của Mac-Lênin vào hoạt động
nghiên cứu ngôn ngữ đó là: xem xét ngôn ngữ với tư cách là một hiện
tượng xã hội. Ngôn ngữ thể hiện các mối quan hệ giữa con người với con
người được quy định bởi những điều kiện cụ thể của thời kỳ lịch sử nhất
định. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy và là phương tiện giao
tiếp chủ yếu của con người. Với quan điểm này có thể kể đến: L.X.
Vưgôtxki; R.O. Shor; E.D. Polivanov; K.N. Derzhavin; B.A. Larin;
M.V. Sergievskij; M.N. Peterson; L.J. JaKubinskij; A.M.
Selishchev…. Họ đã đi vào nghiên cứu tính chất xã hội của ngôn ngữ, về
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, sự phụ thuộc qua lại giữa các
thuộc tính của ngôn ngữ… L.X.Vưgotxki trong cuốn: "Tư duy và ngôn
ngữ" đã lập luận rằng hoạt động tinh thần của con người chính là kết quả
học tập mang tính xã hội chứ không phải là một học tập chỉ là của cá thể.
6
Theo ông, khi trẻ em gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, trẻ tham
gia vào sự hợp tác của người lớn và bạn bè có năng lực cao hơn, những
người này giúp đỡ trẻ và khuyến khích trẻ. Trong mối quan hệ hợp tác
này, quá trình tư duy trong một xã hội nhất định được chuyển giao sang
trẻ. Do ngôn ngữ là phương thức đầu tiên mà qua đó, con người trao đổi
các giá trị xã hội, L.X. Vưgotxki coi ngôn ngữ là vô cùng quan trọng đối
với sự phát triển của tư duy [20].
Việc nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non (0 - 6 tuổi)
cũng được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm và tiếp cận sâu
ở từng góc độ khác nhau trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Có thể kể đến các xu hướng nghiên cứu sau:

1.1.1. Nghiên cứu sự phát triển các thành phần ngôn ngữ của trẻ:
Vốn từ, khả năng hiểu từ, ngữ pháp… của trẻ em ở các độ tuổi khác
nhau có các công trình nghiên cứu của Dương Diệu Hoa (1985), Nguyễn
Minh Huệ (1989), Hồ Minh Tâm (1989) v.v… Chẳng hạn Lưu Thị Lan
(1996) trong công trình nghiên cứu "Những bước phát triển ngôn ngữ
trẻ em từ 1 - 6 tuổi" [19] đã chỉ rõ các bước phát triển về ngữ âm của trẻ
em Việt nam bắt đầu từ giai đoạn tiền ngôn ngữ (0 - 1 tuổi) giai đoạn
ngôn ngữ (1 - 6 tuổi), về mặt ngữ âm có những bước tiến dài đặc biệt là
giai đoạn 4 - 6 tuổi. Các bước phát triển về từ vựng được tác giả thống
kê từng lứa tuổi với số lượng từ tối thiểu và số lượng từ tối đa. Từ 18
tháng tuổi trở đi trẻ có sự nhảy vọt về số lượng từ và yếu tố văn hoá, xã
hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển vốn từ của trẻ. Các bước phát
triển về ngữ pháp trong ngôn ngữ của trẻ em Việt Nam được tác giả
nghiên cứu rất cụ thể từng lứa tuổi với loại câu đơn, câu phức, các loại
câu phức như câu phức chính phụ, câu phức đẳng lập. Câu phức chính
phụ xuất hiện muộn và có số lượng Ýt hơn.
7
Đặc biệt ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 5 - 6 tuổi, điều kiện cần thiết
cho trẻ học tập ở phổ thông được rất nhiều tác giả dày công nghiên cứu
như: A.M.Leusina; X.L.Rubinxtêin; D.N.Ixtomina; Nguyễn Xuân Khoa,
Nguyễn Thị Oanh…
A.M.Leusina đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ mạch
lạc của trẻ mẫu giáo và đi đến kết luận: Không phải là từ mà là câu và
ngôn ngữ mạch lạc là đơn vị của ngôn ngữ như một phương tiện giao
tiếp. Trẻ càng lớn tính hoàn cảnh của ngôn ngữ càng giảm dần chuyển
sang hình thức nói mạch lạc gắn chặt với sự lĩnh hội của vốn từ, lĩnh hội
hệ thống ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ.
X.L.Rubinxtêin cho rằng: Điều cơ bản trong phát triển lời nói mạch
lạc cho trẻ là chỉnh sửa và hoàn thiện kỹ năng sử dụng lời nói như một
phương tiện giao tiếp… Phát triển vốn từ cũng như việc nắm vững các

hình thức ngữ pháp đã ảnh hưởng đến lời nói mạch lạc ở từng thời điểm
nhất định.
1.1.2. Nghiên cứu các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Mầm non:
Có thể kể các công trình nghiên cứu của E.I.Tikhêêva, L.P.
Phedorenco, G.A. Phomitreva; B.K. Lotarep; Nguyễn Gia Cầu; Hà Thị
Dân; Nguyễn Xuân Khoa; Nguyễn Huy Cẩn; Nguyễn Thị Oanh; Lưu thị
Lan…
Tác giả E.I.Tikhêêva đã đề ra phương pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ một cách hệ thống, trong đó bà nhấn mạnh cần dùa trên cơ sở tổ chức
cho trẻ tìm hiểu thế giới thiên nhiên xung quanh trẻ, dạo chơi, xem tranh,
kể chuyện cho trẻ nghe… Bà đưa ra các biện pháp cụ thể để phát triển
ngôn ngữ nói cho trẻ Mẫu giáo như: nói chuyện với các em, giao nhiệm
vụ cho các em, đàm thoại, kể chuyện, đọc chuyện, thư từ, học thuộc lòng
8
thơ ca. Những tư tưởng này đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với việc
giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non [9].
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn "Phương pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo" đã đưa ra một số biện pháp hướng dẫn trẻ kể
chuyện nhằm phát triển lời nói độc thoại cho trẻ gồm: kể lại chuyện, kể
chuyện theo tri giác, kể chuyện theo trí nhớ và kể chuyện theo tưởng
tượng.
Tác giả Lưu Thị Lan đề cập đến biện pháp phát triển ngôn ngữ đối
với trẻ 4 – 6 tuổi, theo tác giả để phát triển vốn từ cần tổ chức cho trẻ
quan sát sự vật hiện tượng và đàm thoại, cùng với trẻ phân tích sự vật
hiện tượng để giúp trẻ nhận thức mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng.
Cho trẻ nghe thơ, truyện, chơi một số trò chơi như đoán vật qua tiếng
kêu, kể tên các con vật em biết, trò chơi nối từ, nói từ tiếp theo, chơi
đóng vai theo chủ đề, kể chuyện theo tranh… [17], Tác giả cũng đã nêu
các biện pháp sửa ngọng cho trẻ rất đơn giản chỉ cần luyện tập một số

buổi là trẻ có thể nhận thức được cách phát âm đúng, cần căn cứ vào
thời gian bị ngọng để định hình lại cách phát âm chuẩn đòi hỏi ngắn hay
dài và sự có mặt của cha mẹ trẻ trong các buổi tập là cần thiết để từ đó
họ có thể hướng dẫn cho trẻ luyện tập pháp âm khi trẻ ở nhà.
1.1.3. Nghiên cứu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ em từ 0
- 6 tuổi theo từng giai đoạn lứa tuổi:
Theo hướng này có thể kể đến các tác giả G.I. Liamina (1960); V.I.
Iadenco (1966); M. N. Popova (1968); Lưu Thị Lan (1986); Bùi Anh
Tuấn (1989)… Các tác giả đã nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
theo từng giai đoạn: 12 – 24 tháng, 24 – 36 tháng, 3 tuổi, 4 – 5 tuổi, 5
tuổi, 1 – 3 tuổi, 3 – 5 tuổi.
9
1.1.4. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn
ngữ trẻ em như môi trường sống, sức khoẻ, giáo dục gia đình… Có
thể kể đến công trình nghiên cứu của Lưu Thị Lan (1989).
1.1.5. Nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ trẻ em với các
lĩnh vực khoa học, văn học, giao tiếp, tư duy… Với các công trình
nghiên cứu của các tác giả: Đào Thị Minh Huyền (1984); Hồ Lam Hồng
(1993); Nguyễn Thạc (1995); Nguyễn Xuân Thức (1997)…
Riêng vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi 5 - 6 tuổi
cũng có một số công trình như:
+ Công trình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thức về khả năng
hiểu từ của trẻ 5 - 6 tuổi.
+ Luận án Tiến sĩ giáo dục học của Nguyễn Thị Oanh "Các biện
pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi".
+ Luận án Tiến sĩ của Hồ Lam Hồng về "Một số đặc điểm tâm lý
trong hoạt động ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hình thức kể
chuyện".
+ Luận văn Thạc sĩ "Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể
chuyện về sinh hoạt nhằm phát triển lời nói mạch lạc" của Hoàng Thị

Thu Hương; "Một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo chủ đề nhằm phát
triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại Thành phố Hồ Chí
Minh" của Huỳnh Ái Hồng; "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ
mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua kể chuyện sáng tạo" của Hoàng Thị
Hồng Mát (2002).
Các bài viết trong các tạp chí “Nghiên cứu Giáo dục” cũng quan
tâm nhiều đến ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi nhưng chủ yếu về vấn đề
chuẩn bị cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học đọc, học viết ở líp 1 như bài viết
của Lê Thị Ánh Tuyết; "Chuẩn bị cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học chữ" của
Nguyễn Phương Nga; "Thực trạng chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi
10
dân téc thiểu số vào học líp 1" của Trương Thị Kim Oanh, "Một số biện
pháp chỉ đạo thực hiện tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi
dân téc thiểu sè (K'Ho) ở Lâm Đồng" của Đào Kim Nhung …
Nhìn chung vấn đề ngôn ngữ trẻ em được các nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu ở nhiều mặt, nhiều lứa tuổi khác nhau. Có nghiên cứu về
cấu trúc đặc biệt của ngôn ngữ, có nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tác
động đến quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ, một số nghiên cứu
khác lại nghiên cứu biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ… Tuy nhiên,
ở Việt Nam các công trình nghiên cứu mới tập trung nhiều vào lứa tuổi
nhà trẻ, Ýt đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ của lứa tuổi 5 - 6 tuổi. Trong
các công trình nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi chủ yếu đi sâu
nghiên cứu vào một mặt của sự phát triển ngôn ngữ như hiểu từ hoặc
ngôn ngữ mạch lạc… Trong ngôn ngữ mạch lạc thì lại chủ yếu đi vào
nghiên cứu biện pháp hình thành và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Nhiều
người rất quan tâm đến việc chuẩn bị cho trẻ Mẫu giáo học đọc và viết ở
líp 1 (Tức là quan tâm đến làm quen với chữ cái của trẻ 5 tuổi).
Ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi là một điều kiện hết sức quan trọng để trẻ
tiếp xúc với môi trường mới lạ ở phổ thông, giúp trẻ lĩnh hội được những
kiến thức mang tính chất khoa học của các môn học ở phổ thông… Vì

vậy việc nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ cả về vốn từ, ngữ âm,
ngữ điệu, ngữ pháp, ngôn ngữ mạch lạc là rất cần thiết. Thông qua đó,
chúng ta có thể giúp trẻ có sự phát triển ngôn ngữ một cách đầy đủ về
các mặt, đó cũng là phương tiện cơ bản nhất, quan trọng nhất để trẻ tiếp
thu tri thức không chỉ môn Tiếng Việt mà còn tất cả các môn học khác
của chương trình líp 1. Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu vốn
ngôn ngữ cơ bản của trẻ 5 - 6 tuổi với hy vọng góp một phần nhỏ vào
việc chuẩn bị tốt cho trẻ vào học ở líp 1.
11
1.2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÔN NGỮ:
1.2.1. Khái niệm về ngữ ngôn và ngôn ngữ:
Ngữ ngôn bao gồm một hệ thống các kí hiệu từ ngữ và hệ thống quy
tắc ngữ pháp có chức năng là một phương tiện của giao tiếp, một công cụ
của tư duy.
Ngữ ngôn là một hiện tượng tồn tại khách quan trong đời sống tinh
thần của xã hội, là một hiện tượng của nền văn hoá tinh thần của loài
người. Ngữ ngôn là đối tượng của khoa học về tiếng. Ngữ ngôn gồm 2
bộ phận là từ vựng, các ý nghĩa của từ và ngữ pháp - là một hệ thống các
quy tắc quy định sự ghép các từ thành câu.
Bất cứ một thứ ngữ ngôn nào cũng chứa đựng hai phạm trù: phạm
trù ngữ pháp - là một hệ thống các quy tắc quy định việc thành lập từ và
câu, phạm trù này đặc trưng cho từng thứ tiếng (Ngữ pháp tiếng Việt
khác ngữ pháp tiếng Anh…) và phạm trù lôgíc - là quy luật, phương pháp
tư duy đúng đắn của con người, nó chung cho cả loài người. Vì vậy, tuy
dùng các thứ tiếng (ngữ ngôn) khác nhau, các dân téc khác nhau vẫn
hiểu được nhau.
Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngôn để
giao tiếp, để truyền đạt, để lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử
hoặc để kế hoạch hoá hoạt động của mình.
Ngôn ngữ là một quá trình tâm lý. Nó là đối tượng của tâm lý học.

Ngôn ngữ đặc trưng cho từng người. Sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ
thể hiện ở cách phát âm, cấu trúc của câu, sự lùa chọn của từ.
Tuy ngôn ngữ và ngữ ngôn khác nhau như vậy nhưng chúng lại có
quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau: Không có một thứ
tiếng (Ngữ ngôn) nào lại tồn tại và phát triển bên ngoài quá trình ngôn
ngữ. Ngược lại, quá trình ngôn ngữ không thể có được nếu không dùa
12
vào một thứ ngữ ngôn nhất định. Ngôn ngữ của cá nhân làm phong phú
ngữ ngôn của dân téc.
1.2.2. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ:
Ngôn ngữ có ba chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt và lĩnh hội những
kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người.
Kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người lưu truyền được từ đời này
sang đời khác phần lớn dưới dạng ngôn ngữ. Thế hệ đi trước truyền đạt,
thế hệ đi sau lĩnh hội những kinh nghiệm quý báu Êy biến thành vốn
liếng riêng cho bản thân cũng đều phải sử dụng ngôn ngữ làm phương
tiện cơ bản nhất.
Thực vậy, thoạt tiên trẻ không tự nhận thức được thế giới xung
quanh. Để thoả mãn nhu cầu nhận thức, trẻ đặt ra nhiều câu hỏi cho
người lớn và những người xung quanh, nhờ những câu trả lời đó trẻ mở
rộng dần về nhận thức những vấn đề tự nhiên, xã hội và con người. Còn
người lớn muốn dạy trẻ điều gì phải sử dụng lời nói để giải thích, hướng
dẫn kèm theo hành động mẫu của mình. Nếu không, trẻ sẽ chỉ bắt chước
như một con khỉ con mà không hiểu được tại sao phải như vậy.
Như vậy ngôn ngữ có tác dụng xã hội hoá sự phản ảnh của mỗi cá
nhân và làm cho nó trở thành ý thức.
Thứ hai, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất của con
người:
Trong giao tiếp con người sử dụng rất nhiều phương tiện như: lời

nói, hành vi, cử chỉ, sắc thái biểu cảm, kết hợp với âm thanh của âm
nhạc, màu sắc của hội hoạ… Trong mọi phương tiện đa dạng Êy, không
ai có thể phủ nhận rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất
của con người. So với lời nói thì các phương tiện khác hạn chế hơn rất
nhiều. Vì có những cử chỉ, sắc thái biểu cảm… chỉ một số người hay
13
người trong cuộc mới hiểu được còn ngôn ngữ có thể truyền đạt những
thông tin, tư tưởng, tình cảm chính xác, rõ ràng và hoàn toàn xác định.
Chính nhờ có ngôn ngữ trong lao động, trong sinh hoạt con người có thể
dùng chúng làm phương tiện chính, thường xuyên để diễn đạt và làm cho
người khác hiểu được những tư tưởng, tình cảm, trạng thái nguyện vọng
của mình. Với sự hiểu biết lẫn nhau, con người có thể đồng tâm hiệp lực
để cùng nhau chinh phục thiên nhiên, chinh phục xã hội và làm cho đời
sống con người ngày càng phát triển văn minh hơn, tốt đẹp hơn.
Thứ ba, ngôn ngữ là công cụ của hoạt động trí tuệ, có chức năng
thiết lập và giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động trí tuệ của con người
(Bao gồm cả việc kế hoạch hoá hoạt động, thực hiện hoạt động và đối
chiếu kết quả hoạt động với mục đích đã đặt ra).
Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể lập kế hoạch, định ra mục
đích cần đạt tới trước khi tiến hành bất cứ một công việc gì và kể cả
trong khi tiến hành công việc, ngôn ngữ giúp con người tổ chức, hướng
dẫn, điều chỉnh và điều khiển hoạt động của mình. Điều đó đã đem lại
cho con người những thành tựu vĩ đại, làm cho con người ngày càng
khác xa về chất so với động vật.
Ba chức năng cơ bản nói trên của ngôn ngữ có mối quan hệ khăng
khít với nhau và dưới một góc độ nào đó chúng ta có thể quy chúng về
một chức năng là giao lưu. Nếu xét vai trò của ngôn ngữ là một công cụ
của hoạt động trí tuệ thì chính công cụ này cũng biểu hiện như là mặt
hoạt động giao lưu chỉ khác ở chỗ đó là hoạt động tự giao lưu với bản
thân mà thôi. Mặt khác, công cụ đó cũng được bộc lé như là một hoạt

động điều chỉnh hành vi và hoạt động của con người.
1.2.3. Cấu trúc của ngôn ngữ:
Ngôn ngữ được cấu thành bởi 3 bộ phận cơ bản: từ vựng, ngữ âm và
ngữ pháp.
14
- Từ: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và
hình thức, là vật liệu xây dựng không thể thiếu được của ngôn ngữ. Từ là
đơn vị trung tâm của hệ thống từ vùng - ngữ nghĩa.
- Ngữ âm là mặt âm thanh, phát âm của ngôn ngữ.
- Ngữ pháp là các hình thức biến đổi từ các mô hình kết hợp từ, hay
nói một cách khác là các cách thức và phương tiện cấu tạo từ thành câu.
Ba bộ phận trên có quan hệ khăng khít chặt chẽ với nhau tạo nên
ngôn ngữ của cá nhân. Phát triển ngôn ngữ là phát triển đồng thời cả ba
bộ phận cấu thành đó.
1.2.4. Ngôn ngữ và lời nói:
Lời nói là một dạng hoạt động của con người, là quá trình thực hiện
tư duy trên cơ sở vận dụng phương tiện ngôn ngữ. Lời nói thực hiện
chức năng giao tiếp thông báo, chức năng tự bộc lé cảm xúc và tác động
vào người khác.
Có 2 dạng lời nói: lời nói bên trong và lời nói bên ngoài.
Lời nói bên trong là một dạng hoạt động lời nói hướng vào bản thân
chuẩn bị cho giai đoạn giao tiếp giúp con người tự điều chỉnh, tự thích
nghi vì vậy lời nói bên trong được coi là lời nói dành cho bản thân mình.
Lời nói bên ngoài gồm lời nói độc thoại và lời nói đối thoại.
Mét trong những chức năng của lời nói là trình bày, biểu đạt tư
tưởng. Chỉ trên cơ sở nắm vững hệ thống hành động trí tuệ mới có thể
phát triển được lời nói một cách hữu hiệu: S.L. Rubinstêin cho rằng:
Bằng lời nói, chúng ta trình bày tư tưởng, trong khi trình bày tư tưởng
bao giê ta cũng hình thành lời nói. Trình bày tư tưởng bằng lời nói sẽ
khiến cho chính tư tưởng trở nên khúc chiết hơn, sáng rõ và nhất quán

hơn. Lời nói là một hoạt động tâm lý đi kèm với hoạt động nhận thức,
cảm xúc, ý chí, trí nhớ đặc biệt là tư duy. Lời nói của mỗi cá nhân mang
đặc trưng riêng về cách phát âm, cách lùa chọn và sử dụng từ, cấu trúc
15
câu và luôn tương ứng với năng lực nhận thức của từng cá nhân. Lời nói
được phát triển tốt sẽ là một trong những phương tiện quan trọng nhất
của hoạt động tích cực đối với con người trong xã hội.
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói là mối quan hệ giữa cái
chung và cái riêng. Nếu ngôn ngữ được coi là sản phẩm, là ký hiệu
chung cho cả một cộng đồng thì lời nói là sản phẩm riêng biệt của mỗi cá
nhân. Ngôn ngữ mang tính khái quát và có tính ổn định trong một thời
gian tương đối lâu, còn lời nói lại mang tính cụ thể, nhất thời và luôn
luôn thay đổi.
Tuy có sự đối lập, nhưng giữa ngôn ngữ và lời nói lại có mối quan
hệ mật thiết với nhau. Ngôn ngữ được con người thể hiện trong lời nói
và lời nói là phương tiện tồn tại của ngôn ngữ. Ngôn ngữ cần thiết để
cho lời nói có thể hiểu được và chính nhờ có lời nói mà ngôn ngữ được
xác lập, tồn tại và phát triển. Lời nói cũng chính là ngôn ngữ, nó cũng
mang trong mình mặt xã hội của ngôn ngữ lẫn những sắc thái cá nhân
của người nói.
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ:
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố.
Yếu tố đầu tiên cần phải có là sự phát triển của hệ thần kinh, sinh lý, sự
hoàn thiện của bộ máy phát âm, sự phát triển của các giác quan đặc biệt
là thính giác, thị giác. Các yếu tố vật chất này là tiền đề trực tiếp cho sự
hình thành và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ. Một thực tế ai cũng
nhận thấy đó là trẻ mới sinh ra mặc dù được tiếp xúc ngay với môi
trường ngôn ngữ, được bố mẹ và những người thân luôn luôn nói với trẻ
những lời nói yêu thương trìu mến, người lớn luôn dạy trẻ nói, mong chờ
trẻ biết nói nhưng trẻ vẫn không thể nói được ở giai đoạn dưới 8 tháng

tuổi. Thường phải đến cuối một tuổi trẻ mới phát âm được những từ hết
sức đơn giản, đơn âm tiết. Chúng ta cũng thấy những đứa trẻ có những
16
yếu tố vật chất này phát triển không bình thường như trẻ bị điếc, câm,
bệnh lão, lưỡi dị tật (ngắn, dài)… sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiếp
thu ngôn ngữ của trẻ, trẻ có thể không nói được hoặc nói ngọng.
Có các điều kiện sinh học thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ
nhưng nếu không được sống trong môi trường ngôn ngữ thì cũng không
thể có ngôn ngữ. Điều này được chứng minh bởi những trẻ em không
may bị động vật nuôi. ở Ên Độ người ta phát hiện hai đứa trẻ bị chã sói
nuôi. Hai bé gái, một bé khoảng 8 tuổi, 1 bé chõng 1 tuổi rưỡi đã được
đem về ở với con người. Hai bé này đều không biết nói tiếng người, chỉ
ró lên như sói. Bé nhỏ đã chết trong vòng 1 năm, còn bé lớn người ta dạy
nói nhưng khó khăn nắm mới học được 40 từ.
Như vậy, cũng có nghĩa là điều kiện thể chất nếu không được phát
huy đúng lúc, thì sự phát triển ngôn ngữ vẫn khó khăn. Một minh chứng
khác cũng làm rõ thêm về vấn đề này là: Sau chiến tranh thế giới lần thứ
II, ở một số nước Châu Âu, nhiều tổ chức từ thiện tìm kiếm trẻ vô thừa
nhận về nuôi trong những nhà 'trẻ mồ côi". Ở đây trẻ được nuôi khá tốt
với đầy đủ thức ăn, quần áo và các tiện nghi khác. Hàng ngày trẻ chỉ
nằm trong giường của mình, đến bữa các bà bảo mẫu mới xe thức ăn đến
từng giường bón cho trẻ ăn với khẩu trang đeo mồm rồi lẳng lặng bước
ra. Sau một thời gian người ta thấy nhiều cháu trở nên ngớ ngẩn, chậm
biết nói và chậm phát triển về mọi mặt so với trẻ bình thường, thậm chí
có cháu không biết nói.
Như vậy giao tiếp bằng ngôn ngữ nói thường xuyên với trẻ là yếu tố
vô cùng quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu trẻ được
sống giữa những người có trình độ ngôn ngữ tốt thì khả năng ngôn ngữ
của trẻ được phát triển tốt. Trẻ học được cách phát âm chuẩn, vốn từ
phong phú, giọng nói truyền cảm, có ngữ điệu, biết dùng từ hay, hình

ảnh đẹp vào trong lời nói. Và ngược lại nếu trẻ sống trong môi trường
17
không thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ thì ngôn ngữ của trẻ chậm
phát triển, sẽ có nhiều tật về ngôn ngữ như: nói ngọng, nói trống không,
nói không toát ý, rõ nghĩa…
Sự hình thành và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ còn phụ
thuộc vào sự phát triển về khả năng nhận thức của trẻ. Chúng ta đã biết
ngôn ngữ là phương tiện để nhận thức và hiểu biết lẫn nhau. Nhận thức
của trẻ phát triển từ mức độ nhận thức cảm tính đến mức độ nhận thức lý
tính. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình
phát triển này. Thông qua các quá trình cảm giác, tri giác trẻ nắm được
những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng, cùng với việc nghe và
hiểu lời nói do người lớn nói và giải thích dần dần ở trẻ hình thành
những từ đầu tiên. Số lượng từ của trẻ tăng dần theo sự nhận thức của trẻ
về thế giới xung quanh. Đồng thời vốn từ đó lại làm phương tiện để trẻ
tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh làm cho khả năng nhận thức của
trẻ ngày càng cao hơn. Trẻ có thể nói tên, màu sắc, hình thành các biểu
tượng mới về đặc điểm tính chất của vật, làm quen với các khái niệm
không gian, thời gian, lắng nghe và phân biệt các âm thanh của ngôn
ngữ. Như vậy, ngôn ngữ của trẻ chỉ được phát triển khi trẻ được hoạt
động với các đối tượng trong thế giới khách quan. Nếu ta tách trẻ khỏi
thế giới của các sự vật, hiện tượng trẻ sẽ không có những Ên tượng, biểu
tượng về các sự vật hiện tượng khách quan, trẻ sẽ không tiếp thu được
những từ ngữ gắn với các hiện tượng Êy như tên gọi, màu sắc, hình
dạng, mùi vị, tính chất… Càng được tiếp xúc nhiều với các đồ vật, các
hiện tượng trong xã hội, thiên nhiên, thì nhận thức của trẻ về thế giới
xung quanh sẽ phong phú hơn rất nhiều. Các biểu tượng đa dạng về thế
giới đồ vật sẽ làm cho ngôn ngữ của trẻ không chỉ tăng lên về số lượng
mà nghĩa của từ cũng được trẻ hiểu một cách đầy đủ hơn và chính thế
giới xung quanh muôn màu, muôn vẻ còn kích thích trẻ hay nói, hay hỏi

18
để thoả mãn nhu cầu nhận thức, tức là trẻ sử dụng ngôn ngữ tích cực
hơn. Do đó, khả năng ngôn ngữ của trẻ được phát triển nhanh hơn. Hơn
nữa nhờ có ngôn ngữ trẻ có thể tìm hiểu những mối quan hệ, liên hệ có
tính quy luật giữa các sự vật hiện tượng, biết so sánh, tổng hợp, phân
tích để hình thành những khái niệm đơn giản, cũng chính nhờ khả năng
tư duy Êy mà khả năng ngôn ngữ của trẻ ngày càng hoàn thiện hơn.
Các công trình nghiên cứu đã cho phép rót ra rót ra kết luận về cơ
chế tâm lý của sự hình thành và phát triển tiếng mẹ đẻ là: Sự nảy sinh và
phát triển tiếng nói bắt nguồn từ hoạt động bên ngoài (thao tác, đối
tượng) rồi đến hoạt động bên trong (tâm lý), từ nhu cầu giao tiếp, hoạt
động giao tiếp trong xã hội. Sự phát triển tiếng mẹ đẻ gắn liền với sự
phát triển tư duy lôgíc. Đối với trẻ cần tổ chức những hoạt động thực
tiễn phong phú để trẻ nắm được toàn bộ sự phong phú của thực tại, các
hình thức đa dạng của hoạt động giao tiếp của trẻ để phát triển tiếng cho
trẻ. Các tác phẩm văn chương, cũng như thế giới đồ vật là kết tinh của
năng lực người, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo ngôn ngữ của loài
người [15].
1.3. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO:
Lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ bộc lé tính nhạy cảm cao nhất đối với
các hiện tượng ngôn ngữ. Điều đó khiến cho ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ
phát triển khá nhanh và đến cuối tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ em đã biết
sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo trong sinh hoạt hàng ngày. Sự
hoàn thiện tiếng mẹ đẻ ở trẻ mẫu giáo theo các hướng: ngữ âm được
hoàn thiện dần, vốn từ được mở rộng, trẻ sử dụng tương đối đúng ngữ
pháp tiếng mẹ đẻ.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo được diễn ra trên cơ sở các
thành tựu phát triển ngôn ngữ của trẻ tuổi nhà trẻ (1 - 3 tuổi), đặc biệt là
19
thời kỳ phát cảm ngôn ngữ ở giai đoạn 2 - 3 tuổi, vì thế vào cuối tuổi

lên 3, trẻ em đã nghe và hiểu lời nói của người lớn vượt ra khỏi tình
huống cụ thể. Lúc này trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ như là một phương
tiện cơ bản để nhận thức thế giới xung quanh. Đồng thời trẻ cũng đã
phần nào nắm được ngữ pháp đơn giản của tiếng mẹ đẻ. Cùng với việc
sự nắm vốn từ, biết phát âm ngày càng giống hơn với cách phát âm của
người lớn, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện để giao tiếp với
mọi người xung quanh, để nhận thức hiện thực khách quan xung quanh
trẻ. Tuy nhiên ở giai đoạn này việc phát âm hiểu nghĩa của trẻ và lĩnh
hội cấu trúc ngữ pháp cũng như việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể của trẻ vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh. Sang tuổi mẫu
giáo (3 - 6 tuổi), ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo tiếp tục được phát triển, diễn
ra trong mối quan hệ với sự phức tạp hoá hoạt động của trẻ và sự biến
đổi các quan hệ với những người xung quanh, đặc biệt là trong giao tiếp.
Trẻ mẫu giáo có nhiều khả năng thu thập tri thức phong phú và đa dạng,
có tính tự chủ cao hơn tuổi Êu nhi. Người lớn đề ra cho trẻ những yêu
cầu mới, dạy trẻ làm những nhiệm vụ nhất định, tổ chức cho trẻ nhiều
hoạt động hơn, nội dung phong phú hơn. (Trò chơi đóng vai theo chủ đề,
trò chơi xây dựng, vẽ, nặn, hát, múa, đọc thơ, kể chuyện với nhiều hình
thức…). Ở tuổi Êu nhi, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động với đồ
vật. Trong hoạt động này trẻ có thể một mình tác động vào đồ vật. Còn
tuổi mẫu giáo, hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi mà trung tâm là
trò chơi đóng vai theo chủ đề. Với trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ
không thể chơi nếu không có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất
định. Nếu đứa trẻ không diễn đạt mạch lạc nguyện vọng và ý kiến của
mình đối với trò chơi, nếu nó không hiểu được những lời chỉ dẫn hay bàn
bạc của các bạn cùng chơi, trẻ sẽ không thể phối hợp được cùng với các
bạn trong quá trình chơi, các bạn sẽ không cho chơi. Để đáp ứng được
20
với những yêu cầu của việc cùng chơi đòi hỏi ở trẻ phải phát triển ngôn
ngữ mạch lạc, do đó trò chơi ở tuổi mẫu giáo chính là điều kiện kích

thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng. Trẻ mẫu giáo còn
được tham gia vào các hình thức lao động đơn giản và hình thức học tập
tuy còn ở dạng sơ khai. Mặt khác ở tuổi mẫu giáo, nhu cầu giao tiếp của
trẻ ngày càng phát triển, phạm vi giao tiếp của trẻ được mở rộng hơn, trẻ
em trở nên độc lập hơn, vượt ra khỏi khuôn khổ những liên hệ gia đình
chật hẹp và bắt đầu giao lưu rộng rãi hơn với những người khác, nhất là
với bạn cùng tuổi. Hơn nữa, việc phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo
còn liên quan chặt chẽ với sự phát triển tư duy. Đặc biệt là sự chuyển
biến từ kiểu tư duy trực quan - hành động sang kiểu tư duy trực quan -
hình tượng, kiểu tư duy bắt đầu có lập luận trong óc. Tất cả những cái đó
kích thích trẻ vươn tới nắm các phương tiện ngôn ngữ ngày càng phong
phú, chính xác, chuyển sang một bước mới trong sự phát triển ngôn ngữ.
Từ vựng của trẻ mẫu giáo tăng lên rất nhanh (từ 300 - 400 từ ở lứa tuổi
Êu nhi đến cuối mẫu giáo trẻ đã có 3.000 - 4.000 từ) [35]. Cấu trúc ngữ
pháp trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo được hoàn thiện dần, phát âm
cũng chính xác nhiều so với Êu nhi. Nếu ngôn ngữ của trẻ Êu nhi có liên
quan chủ yếu với cái đang tri giác và đang làm trong một thời điểm thì
trẻ mẫu giáo, ngoài cái đó ra trẻ đã bắt đầu và tự tiến hành những cuộc
nói chuyện về các sự vật xa hơn mà trẻ chỉ có thể tưởng tượng ra hoặc
hình dung được trong óc. Đặc biệt đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ có thể sử
dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo trong sinh hoạt hàng ngày và ngôn
ngữ thực sự trở thành cơ sở để cải tổ các quá trình tâm lý, giúp cho đời
sống tinh thần của trẻ có một chất lượng mới. Khi nghiên cứu ngôn ngữ
của tuổi mẫu giáo (3 - 6 tuổi), các nhà tâm lý học chia làm 3 độ tuổi là
mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn và nhận thấy rằng từng độ
21
tuổi đó ngôn ngữ của trẻ có các mức độ phát triển khác nhau về tính
chất, vốn từ, ngữ pháp, ngữ âm.
1.3.1. Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi:
+ Vốn từ: Sè lượng từ ngữ trẻ em lĩnh hội được từng giai đoạn 3 - 4

tuổi khoảng từ 800 - 1926 từ [11]. Trong đó phần lớn là danh từ, động
từ, còn các từ loại khác là tính từ, trạng từ, đại từ chiếm tỷ lệ thấp.
Cụ thể: 3 tuổi ( 800 từ trở lên) trong đó:
50% danh từ
26% động từ
10% tính từ
6% trạng từ
4% đại từ
1,8% số từ (số đếm, một, hai…)
4 tuổi (1926 từ) trong đó:
50,2% là danh từ
27,4% là động từ
11,8% là tính từ
5,8% là trạng từ
1,9% là số từ
1,2% là liên từ
Các từ trẻ sử dụng thường là tên gọi của đồ chơi, đồ dùng, con vật,
cây cối, hoa lá xung quanh mà hàng ngày trẻ thường xuyên được tiếp
xúc. Trẻ đã sử dụng những từ chỉ hành động, công việc của chính bản
thân trẻ và mọi người xung quanh như ăn, ngủ, tắm rửa, dọn, giặt, đi
chợ, đi làm… hoặc các từ chỉ hành động của các con vật mà trẻ biết như
cào, cắn, nhảy, bơi, mổ, kêu…
- Theo một số kết quả nghiên cứu khác đó là nghiên cứu về ngôn
ngữ trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ở nội thành Hà Nội của Trung tâm nghiên
22
cứu giáo dục mầm non cho biết số lượng từ của trẻ tăng dẫn theo tháng
tuổi.
Cụ thể

: 39 tháng tuổi: 515 từ

42 tháng tuổi: 574 từ
45 tháng tuổi: 683 từ
48 tháng tuổi 724 từ
Những kết quả nghiên cứu trên đã nói lên vốn từ của trẻ 3 - 4 tuổi
đã tăng lên đáng kể so với trẻ 25 - 36 tháng, trẻ 25 - 36 tháng chỉ có từ
vài chục đến vài trăm từ (300 - 400) [35]. Trẻ 3 - 4 tuổi cũng đã lĩnh hội
được các loại từ phong phú, đa dạng tuy phần lớn vẫn là danh từ và động
từ như trẻ Êu nhi.
+ Nắm ngữ âm, ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ: Về phát âm của
trẻ 3 tuổi hãy còn nhiều nét đặc trưng cho ngôn ngữ của trẻ thuộc lứa
tuổi Êu nhi. Trẻ 3 - 4 tuổi phát âm chưa được thành thạo. Có thể giải
thích hiện tượng này một phần là do trẻ không biết điều khiển bộ máy
ngôn ngữ của mình, một phần là do thính giác ngôn ngữ của trẻ chưa
phát triển đầy đủ. Trong phát âm trẻ còn mắc nhiều lỗi, phát âm chưa
chuẩn về dấu thanh, âm đệm, âm cuối của tiếng, của từ. Đa số trẻ phát
âm chưa chuẩn về thanh ngã (∼) vì đây là thanh phát âm khó nhất trong
các thanh, trẻ thường chuyển thanh ngã thành thanh sắc. Ví dô "ngã"
thành "ngá", "đĩa" thành "đía". Thanh hỏi cũng có nhiều trẻ phát âm
thành thanh nặng như "ngủ" thành "ngô".
Khi phát âm đệm, trẻ hay sai phạm vì âm đệm khi phát âm trẻ phải
điều khiển sao cho môi dưới đặt vào răng, đầu lưỡi đặt vào lợi, gốc lưỡi
Ên xuống, thân lưỡi cong lên thì mới phát âm đúng được, nhưng trẻ
thường đọc lướt nên thường phát âm không đúng. Ví dụ từ "huếch hoác"
trẻ phát âm thành từ "hếch hác", từ "loắt choắt" phát âm thành "lắt
chắt".
23
Các âm cuối, nhất là âm ch, nh trẻ thường phát âm sai:
Ví dô: "anh" phát âm thành "ăn"
"ếch" phát âm thành"ất"
+ Nắm cơ cấu ngữ pháp:

Trẻ 3 - 4 tuổi đã nắm được ngữ pháp cơ bản để diễn đạt khá chính
xác những nhu cầu cơ bản. Ngôn ngữ của trẻ được xây dựng từ câu ngắn
(câu đơn) đến câu có nhiều âm tiết (câu phức).
Theo nghiên cứu của E.A.Arkin, trong 1000 tình huống giao tiếp
của trẻ, tác giả đã thống kê được: 40% câu đơn âm tiết; 38% câu hai âm
tiết; 17% câu 3 âm tiết; 4% câu 4 âm tiết; chỉ có 2% câu 5 âm tiết.
Tuy nhiên trong ngôn ngữ của trẻ 3 - 4 tuổi còn chưa hoàn chỉnh về
ngữ pháp, trẻ vẫn còn nói câu cụt, câu thiếu thành phần trong nhiều tình
huống giao tiếp. Các từ dùng trong câu còn chưa chính xác. Lời nói còn
chưa mạch lạc. Một số kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em lứa tuổi
mẫu giáo ở nội thành Hà Nội cho thấy trong các câu nói của trẻ 3 - 4 tuổi
dùng để giao tiếp có 455 câu thì 182 câu chưa đúng, 291 câu đơn, 164
câu phức.
1.3.2. Đặc điểm pháp triển ngôn ngữ của trẻ 4 - 5 tuổi:
+ Vốn từ: Vốn từ của trẻ tăng 1300 - 2000 từ trong đó danh từ, động
từ vẫn chiếm ưu thế, còn tính từ và các loại từ khác tuy đã xuất hiện trong
ngôn ngữ của trẻ nhưng còn Ýt và đôi khi trẻ sử dụng chưa chính xác.
+ Phát âm và ngữ điệu khi sử dụng ngôn ngữ:
Trẻ 4 - 5 tuổi phát âm có tiến bộ hơn trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi).
Trẻ nói rõ hơn, dứt khoát hơn, Ýt ngọng hơn, song vẫn hay sai thanh
ngã, âm đệm và âm cuối.
Ở trẻ đã hình thành những cảm xúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ
điệu âm tiết …Tuy nhiên dưới tác động của cảm xúc trẻ có thể nghe
24
nhầm, phát âm nhầm như các âm vị "t" = "ch" ("tôm to" trẻ nói là "chôm
cho"), dễ bị nhoè các phụ âm như "l" phát âm thành "nh".
+ Việc nắm ngữ pháp của trẻ 4 - 5 tuổi có tiến bộ hơn trẻ 3 - 4 tuổi.
Câu nói của trẻ dài hơn, Ýt câu cụt hơn. Khi nói câu chưa đúng, chưa
chuẩn về ngữ pháp, trẻ biết sửa nhưng không biết vì sao phải sửa. Trẻ đã
sử dụng các câu phức hợp nhiều hơn mẫu giáo bé, trẻ biết sử dụng các

câu có liên từ. Kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
ở nội ngoại thành Hà Nội cho thấy trong 1035 câu nói của trẻ 4 - 5 tuổi
có 751 câu đúng (chiếm 72,59%), 284 câu sai (chiếm 27,41%), 472 câu
đơn (62,83%), 297 câu phức (37,17%).
Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống. Khi giao
tiếp với mọi người xung quanh trẻ thường gắn liền ngôn ngữ của mình
với các sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ra trước mắt
trẻ - Ví dụ bé H (45 tháng tuổi), khi nhìn thấy anh (chị) líp 1 cắp sách đi
học, liền đòi mẹ "Mẹ ơi! mua sách, cặp cho H đi học". Bé Mai đi qua
đường nhìn thấy người bán đồ chơi cho trẻ em liền đòi mẹ "Mẹ ơi! mua
cho con con thiên nga kia".
Vào cuối 4 tuổi, khoảng 45 - 48 tháng, ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu
biết nối kết giữa tình huống hiện tại với quá khứ thành mét " văn cảnh".
Ví dụ"H có ôtô, hôm qua bè H mua cho đấy!" - H đã nói với bạn của
mình như vậy…
Trẻ cũng đã bắt đầu hiểu và tự tiến hành những cuộc nói chuyện về
các sự vật xa hơn mà trẻ tưởng tượng, hình dung thấy trong óc, đây
chính là loại ngôn ngữ ngữ cảnh. Lóc này trẻ đã biết dùng ngôn ngữ mô
tả lại những gì trẻ quan sát thấy, hoặc xảy ra trong đời sống hàng ngày
của trẻ cho mọi người nghe.
1.3.3. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi:
25

×