Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết học văn lớp 6 8 trường Trung học cơ sở Bàu Năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.69 KB, 11 trang )

Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết học văn lớp
6, 8 trường Trung học cơ sở Bàu Năng.
1. Vấn đề đặt ra:
Qua việc áp dụng giảng dạy lồng ghép vấn đề môi trường vào
giảng dạy môn Ngữ văn nhiều năm, chúng tôi nhận thấy thái độ
học tập của học sinh đối với môn Ngữ văn còn mang cảm giác
giáo điều, nặng nề. Học sinh chưa thật sự áp dụng những kiến
thức văn học vào môi trường sống nên việc sử dụng phương
pháp dạy học tích cực để lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường
vào môn học, nhằm tạo cơ hội cho các em hiểu biết tổng hợp về
môi trường đang sống, thì sẽ hạn chế thải chất độc hại ra môi
trường không làm ảnh hưởng đất, nguồn nước sinh hoạt và tìm
được hướng giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn và tổ chức của
giáo viên.
Sự cần thiết của đề tài này là làm thế nào để trong một tiết dạy
Văn tất cả học sinh trong lớp đều nhận thức được tầm quan
trọng của việc bảo vệ môi trường để nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường cho bản thân, nhà trường, gia đình và trong công cuộc
xây dựng đất nước hiện nay. Những hiểm hoạ suy thoái môi
trường như trái đất ngày càng nóng lên, ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm không khí, … đang ngày càng đe doạ cuộc sống củaloài
người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của
nhân loại và của quốc gia.Thông qua phương pháp tích hợp lồng
ghép kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường
trong tiết dạy văn nhằm giúp học sinh hiểu được môi trường là
gì? Với việc thực hiện biện pháp này học sinh nhận thức được ý
nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như
một nguồn lực để sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân,
cộng đồng. Từ đó, học sinh có thái độ và cách ứng xử đúng đắn
trước các vấn đề môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, xây
dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân


cách để dần hình
thành các k ỹ năng sống và phát triển; có tri thức kỹ năng,
phương pháp hành động để nâng
cao năng lực lựa chọn trong cách sống thích hợp với việc sử
dụnghợp lí, để tham gia có
hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi
trường cụ thể.
2. Phạm vi nghiên cứu đối tượng:
Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường trong
tiết học Văn giúp học
sinh biết cách tự bảo vệ sức khoẻ cho bảnthân và có ý thức bảo
vệ môi trường.
Thời gian nghiên cứu: Năm học 2011 –2012
3. Giải pháp hoặc tính mới, tính sáng tạo của đề tài:
3.1 Đối với giáo viên:
Khi thiết kế bài giảng, giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội
dung, tìm hiểu xem nội
dung văn bản có liên quan đến vấn đề môi trường hay không để
từ đó giáo viên thiết kế nội
dung bài giảng cho phù hợp với yêu cầu chuẩn kỹ năng kiến
thức và trình độ tiếp thu của
học sinh.Để lồng ghép kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường
trong tiết dạy văn đạt hiệu
quả thì người giáo viên cần chú ý các phương pháp sau:
+ Giáo viên phải biết lựa chọn câu hỏi lồng ghép giáo dục bảo
vệ môi trường thật
phù hợp.
+ Sử dụng phương pháp trực quan (tranh) để hướng dẫn học
sinh biết cách bảo vệ
môi trường và chiếm lĩnh kiến thức.

Muốn hướng dẫn học sinh xác định được các yếu tố có liên quan
đến môi trường
trong nội dung văn bảnđạt được hiệu quả cao, giáo viên cần:
. Chủ động trong mọi hoạt động trên lớp.
. Tạo không khí lớp học thân thiện
. Tạo tình huống có vấn đề, hệ thống câu hỏi phù hợp đối tượng
học sinh.
. Tranh ảnh minh họa phải phong phú, phù hợp nội dung, rõ,
đẹp.
. Nêu yêu cầu nhận xét nội dung tranh ảnh và xác định được
vấn đề môi trường
đặt ra trong tranh là gì?
. Giáo viên phải phân loại được các đối tượng học sinhđể có
thể y êu cầu mức
chuẩn bị bài cũ, bài mới cho phù hợp với khả năng từng em. Cơ
bản là phải khuyến khích,
phải kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà một cách khoa học và cụ thể.
Bên cạnh đó, giáo viên cần
hướng dẫn, gợi ý cho học sinh tìm hiểu về môi trường tựnhiên
cũng như môi trường xã hội
được lồng ghép vào văn bản.
Tập thể học sinh có những hoạt động đồng bộ, thống nhất theo
sự điều khiển của giáo
viên, tránh các tình huống căng thẳng không cần thiết.
3.2 Đối với học sinh:
Hoạt động tương ứng của học sinh gồm:
+ Nắm được mục đích yêu cầu giải thích, nhận xét nội dung
tranh ảnh.
+ Tìm ra những vấn đề môi trường thông qua gợi ý của giáo
viên.

+ Rút ra nhận xét, kết luận về những nội dung cần biết qua tìm
hiểuvăn bản.
Bên cạnh đó, đối với một số học sinh thường xuyên không
chuẩn bị bài hoặc
chuẩn bị bài qua loa nhằm đối phó với giáo viên, chúng tôi áp
dụng một số biện pháp giúp
đỡ học sinh chuẩn bị bài ở như sau:
. Liên hệ với giáo viên chủ nhiệm đưa việc chuẩn bị bài học ở
nhà vào tiêu
chuẩn đánh giá thi đua hàng tuần của học sinh.
. Tổ chức nhóm học sinh gần nhà với nhau, mỗi nhóm khoảng từ
4 đến 5 học
sinh trong đó có học sinh khá giỏi và y ếu kém, giúp đỡ nhau
trong việc kiểm tra chéo học
thuộc và làm đầy đủ bài tập cũ, chuẩn bị tốt bài học mới theo
hướng dẫn cụ thể của giáo
viên.
. Động viên, khuy ến khích học sinh yếu kém chuẩn bị bài tốt
bằng cách khen
trước lớp, cho điểm, …
3.3 Một số giải pháp đã thực hiện:
a. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Đây là bướcquan trọng góp phần rất lớn vào kết quả giảng dạy
của thầy và học tập
của trò trên lớp. Đối với những văn bản có tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường, ngoài việc
hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài theo câu hỏi đọc -hiểu văn bản
trong sách giáo khoa thì
giáo viên phải gợi ý cho học sinh tìm hiểu thực tế trong gia đình,
địa phương những vấn đề

về môi trường xung quanh được đưa ra trong văn bản. Hoặc
giáo viên cho học sinh tự định
hướng hành động của bản thân về vấn đề môi trường xung
quanh có liên quan đến môi
trường mà các em đã tự tìm hiểu trong văn bản để học sinh có ý
thức sâu sắc và thực hiện
bảo vệ môi trường sống quanh mình tốt hơn.
b. Không tích hợp tràn lan, phải đảm bảo kiến thức cơ bản trong
bài học và
không làm tăng thời gian của bài học:Giáo viên chú ý lồng ghép
giáo dục bảo vệ môi
trường vào các địa chỉ đ ã được qui định và mức độ tích hợp phù
hợp với các nội dung văn
bản. Ngoài ra, tùy nội dung văn bản mà giáo viên tích hợp sao
cho không gượng ép và tràn
lan.
c. Hệ thống câu hỏi phát triển tư duy của học sinh có lồng ghép
giáo dục bảo vệ
môi trường
Hệ thống câu hỏi phù hợp, không gượng ép và cụ thể từ nội
dung văn bản hướng vào
khai thác nội dung môi trường. Đặc biệt là qua đó học sinh hiểu
và có ý thức hành động
bảo vệ môi trường.
Khâu chuẩn bị hệ thống câu hỏi của giáo viên rất quan trọng.
Trong quá trình khai
thác n ội dung văn bản, giáo viên cần chú ý lựa chọn câu hỏi nêu
vấn đề như thế nào để học
sinh vừa nắm bắt được nội dung bài học vừa gợi lên ý thức về
vấn đề môi trường sống, môi

trường thiên nhiên thể hiện trong văn bản.
Từ đây, giáo viên và học sinh có thể cùng nhau kết luận dù môi
trường sống có giới
hạn, có khó khăn thế nào thì mỗi người cũng phải cố gắng mở
rộng hiểu biết của mình
bằng nhiều hình thức khác nhau. Học sinh ý thức hơn và sẽ biết
điều chỉnh hành vi, thái độ
của mình cho phù hợp với bất kỳ thay đổi nào của môi trường
xã hội theo hướng tích cực.
d. Từ quan sát tranh minh họa, giáo viên đặt vấn đề cho học sinh
liên hệ đến môi
trường xã hội, môi trường thiên nhiên được đề cập đến trong
văn bản
Sử dụng hiệu quả phương pháp trực quan (tranh) để hướng dẫn
học sinh biết cách bảo
vệ môi trường và chiếm lĩnh kiến thức.
Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học trực quan là phương
pháp giảng dạy rất cần
thiết đối với giáo viên, phải dùng những vật phẩm hay ngôn ngữ
cử chỉ làm cho học sinh
có được những hình ảnh cụ thể về những điều được học. Trong
phương pháp dạy học, việc
dạy theo quan điểm tích hợp , tích cực trở nên rất cần tranh minh
hoạ. Nên tranh minh hoạ
không chỉ đơn thuần là phương tiện điều kiện công cụ cần thiết
để lồng ghép kiến thức giáo
dục bảo vệ môi trường vào bài học nhằm tạo cơ sở dẫn dắt học
sinh dễ dàng tìm hiểu,
khám phá, hội nhập với tác phẩm văn học một cách sinh động.
Nếu thiếu tranh minh hoạ

thì sự trực quan bị hạnchế làm giảm đi sự cảm nhận.
đ. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý đến mức
độ giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường
Không phải văn bản nào giáo viên cũng lồng ghép giáo dục bảo
vệ môi trường vào
nội dung bài học như nhau. Khi chuẩn bị bài giảng, giáo viên
cần chú ý đến nội dung văn
bản để lựa chọn mức độ lồng ghép giáo dục môi trường sao cho
phù hợp như mức độ toàn
phần, mức độ bộ phận hay mức độ liên hệ.
Bên cạnh đó, trình độ tiếp thu nhận thức của học sinh cũng
không giống nhau nên
mức độ lồng ghép cũng khác nhau. Nếu là lớp có nhiều học
sinh trung bình, y ếu thì giáo
viên chỉ dừng lại ở mức liên hệ bản thân hoặc liên hệ với địa
phương các em đang sống và
khơi gợi ý thức thực hành bảo vệ môi trường ở học sinh. Ngược
lại, đối với lớp có nhiều
học sinh khá giỏi, dựa vào nội dung văn bản, giáo viên có thể
lựa chọn hai mức độ còn lại
là mức độ toàn phần hay mức độ bộ phận.
e. Tổ chức thực hành ngoại khóa:Ngoài việc thực hiện lồng ghép
ý thức bảo vệ môi
trường vào các tiết học Ngữ văn với các địa chỉ cụ thể, giáo
viên có thể kiểm tra lại nhận
thức của học sinh bằng các hoạt động ngoại khóa như thi đua
giữa các lớp đang phụ trách
giảng dạy về giữ gìn vệ sinh trường lớp, không xả rác bừa bãi,
thực hiện nếp sống văn

minh, hoặc viết bài về vấn đề môi trường. Giáo viên kết hợp
với giáo viên chủ nhiệm
theo dõi và đánh giá kết quả nhận thức hoạt động của học sinh
có tuy ên dương và nhắc nhở
học sinh thông qua tiết học Ngữ văn và sinh hoạt lớp.
4. Hiệu quả đem lại: Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện
chúng tôi nhận thấy thái
độ học tập của học sinh lớp 6A
1và lớp 8A
1có sự chuy ển biến tích cực, sự hứng thú học
tập môn Ngữ văn của các em tăng dần, thể hiện qua không
khí học tập sôi nổi ở lớp, sự
chuẩn bị bài và tiếpthu kiến thức mới ở các em dần tốt hơn.
5. Khả năng áp dụng tính tới thời điểm hiện tại:
5.1 Về tính mới và tính sáng tạo:
-Tùy nội dung từng địa chỉ, giáo viên sử dụng lồng ghép cho
phù hợp, không tích
hợp tràn lan, gây nặng nề dẫn đến thiếu hiệu quả.
-Nghiên cứu nội dung văn bản, xác định chi tiết có yếu tố môi
trường.
-Có hệ thống câu hỏi gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung môi
trường trong văn bản và
liên hệ với thực tế bản thân, nhà trường, địa phương.
-Tranh phải được sử dụng đúng thời điểm, đúng nội dung khơi
gợi được yếu tố môi
trường phù hợp với nội dung văn bản.
-Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tìm hiểu môi trường xung quanh
theo nội dung văn
bản.
-Lựa chọn mức độ giáo dục môi trường phù hợp, không gây quá

tải về thời gian và
nội dung bài học.
5.2 Hiệu quả xã hội: Tạo cho học sinh có ý thức bảo vệ môi
trường từ lớp học đến
nhà trường, từ gia đình đến môi trường xung quanh.
5.3 Về triển vọng áp dụng và triển khai: Đề tài được áp dụng
rộng rãi cho các khối
lớp khác trong trường Trung học cơ sở Bàu Năng. Đồng thời,
khi thực hiện đề tài có hiệu
quả có thể áp dụng ở các trường Trung học cơ sở khác

×