Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận của học sinh lớp 8 thông qua việc sử dụng một số phương pháp làm bài văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.97 KB, 12 trang )

Nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận của học sinh lớp 8
thông qua việc sử dụng một số phương pháp làm bài văn
nghị luận.
1. Thực trạng vấn đề:
Trong chương trình ngữ văn THCS,phân môn Tập Làm Văn
đóng vai trò quan trọngtrong việc cung cấp các tri thức cơ bản
về các kiểu văn bản,hình thành các kĩ năng nói (kể chuy ện tóm
tắt), hiểu khái quát về văn bản và bố cục chung của nó. Bản thân
hoạt động Tập Làm Văn là một hoạt động tích hợp, tích hợp tri
thức phần văn bản, phần Tiếng việt và việc tạo lập văn bản mới.
Chương trình Tập Làm Văn đặt trọng tâm ở thực hành: xây
dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm
văn bản.Tuy sách giáo khoa đã đưa nhiều câu hỏi và
tình huống hoạt động, song giáo viên và học sinhvẫn phải tự
nghiên cứu kĩ để bổ sung, điều chỉnh và đưa thêm những câu hỏi
làm cho hoạt động dạy và học đạt y êu cầu đề ra.
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phân môn TLV là quan
trọng và rất khó. Đa số học sinh khó làm được bài văn nghị luận
nói chung và bài nghị luận về tác phẩm truyện
nói riêng, bởi vì các em chưa thuần thục nắm kĩ phương pháp
làm bài, nghĩa là chưa hiểu vấn đề là gì?, luận cứ là gì? Cách
đặt vấn đề, cách giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề có
phương pháp. Và nguyên nhân tiếp nữalà các em khi làm bài
thường hay bỏ qua bước
phân tích tìm hiểu y êu cầu của đề, chưa biết cách tìm ý, bỏ qua
bước lập dàn ý chi tiết
trước khi viết bài. Chính vì thế để các em tự tin và có một
phương pháp làm bài tốt, người
giáo viên cần phải có một phương pháp cụ thể để hướng dẫn các
em nắm vững từng bước
của cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, theo nội dung y


êu cầu của từng đề bài.
Xuất phát từ những điều đó tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu
hơn để trang bị cho mình
phương pháp dạy học có hiệu quả giúp các em vận dụng tốt kiến
thức đã học vào việc thực
hành tạo lập văn bản,đặc biệt là việc tạo lập văn bản nghị luận
về tác phẩm truyện theo
trình tự các bước.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
-Nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận thông qua một số phương
pháp làm bài văn
nghị luận trong chưong trình Tập làm văn lớp 8 của lớp 8
2
, 8
4
trường THCS Lộc Ninh.
- Nghiên cứu cách tìm lí lẽ, dẫn chứng, cách đặt vấn đề, giải
quyết vấn đề và cách kết
thúc vấn đề ở mảng nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong
đời sống và nghị luận về
một tư tưởng đạo lí, lớp 8
2
, 8
4
trường THCS Lộc Ninh năm học 2011-2012
3. Giải pháp hoặc tính mới, tính sáng tao của đề tài
3.1 Nắm vững khái quát kiến thức về văn ngị luận
* Khái niệm văn nghị luận: Văn nghị luận là loại văn trong đó
người viết, người nói
trình bày nh ững ý kiến, quan điểm của mình bằng cách dùng lí

lẽ và dẫn chứng để làm rõ
một vấn đề thuộc về chân lí nhằm làm cho người đọc (người
nghe) hiểu, tin, đồng tình với
ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề
xuất.
* Các yếu tố tạo nên nội dung của một bài văn nghị luận
Luận đề: Là vấn đề cần nghị luận. Đó là ý kiến được nêu ra
trong đề bài, yêu cầu
người làm bài cần giải quyết.
Luận điểm: Nhiệm vụ của bài văn nghị luận là phát biểu ý kiến
dưới hình thức các
luận điểm. Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của
bài văn được nêu ra dưới
hình thức khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ nhất
quán. Luận điểm là linh
hồn của bài viết.
Luận cứ: Luận cứ là những lí lẽ và dẫn chứng hình thành nên
luận điểm
* Các thao tác nghị luận
Trong bài văn nghị luận, để thuyết phục người đọc, người nghe,
đòi hỏi người viết
cần soi ciếu vấn đề từ nhiều gốc độ, nói cách khác là phải đặt
nhiều câu hỏi về vấn đề đang
bàn tới như: Là gì? nh ư thế nào? Tại sao? Cónhững khía cạnh
gì? Có ý ngh ĩa, có giá trị gì?
Được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống và trong văn
chương? Với mỗi gốc độ soi
chiếu, người viết cần thực hiện thao tác nghị luận cụ thể như
giải thích, chứng minh, bình
luận. . .và những cách trình bày như diễn dịch, qui nạp,. . . .

Giải thích:Là làm cho người đọc hiểu ý kiến, luận đề, luận điểm.
Bài văn giải thích
bắt nguồn từ nhu cầu hiểu biết, nhận thức của con người về đời
sống. Muốn giải thích rõ
một vấn đề cần nêu các câu hỏi, như: là gì, như thế nào, tại sao,
làm thế nào,. . . .
Chứng minh:Là làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng và lí lẽ
đã được khẳng định
trong thực tiễn. Khi chứng minh ta có thể dùng dẫn chứng (con
số, sự việc sự kiện,. . .)
dùng lí lẽ hoặc kết hợp cả dẫn chứng và lí lẽ.
Bình luận: Mục đích của bài bình luận là nhằm thuyết phục
nhận thức lí tính và tác
động tới hành động của người đọc. Bởi vậy, trong văn nghị luận,
ta phải giải thích cho
người đọc hiểu ý kiến của mình, phải chứng minh cho họ thấy ý
kiến của mình là đúng.
Nhưng thế vẫn chưa đủ, ta còn phải biết bình luận về mọi giá trị
có thể có trong ý kiến của
mình hoặc trong ý kiến của người khác để tăng sức thuyết phục.
3.2 Phương pháp làm bài văn nghị luận
3.2.1 Những quy tắc tìm lí lẽ và dẫn chứng: Muốn tìm được lí
lẽ và dẫn chứng
trước tiên cần hướng dẫn học sinh nắm vững nội dung yêu cầu
của đề bài, từ đó làm cơ sở
để tìm lí lẽ và dẫn chứng
* Cách tìm hiểu đề bài: Nội dung các đề tập làm văn nghị luận,
dầu có cách diễn đạt,
sắp xếp thay đổi linh hoạt thì vẫn thường có hai phần:
-Phần nêu tư tưởng của đề bài, tức là vấn đề cần nghị luận (ta

gọi tắt là phần “NÊU”)
-Phần chỉ định công việc phải làm hay còn gọi là phần nêu
phương pháp nghị luận (ta
gọi tắt là phần “LÀM”)
Như vậy khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài giáo viên cần
giúp học sinh nhận ra
hai phần đó. Tìm hiểu đề không phải là một việc làm hình thức,
chỉ nói về kiểu bài và nêu
vấn đề cần giải quyết bằng cách nhắc lại nguyên văn cách diễn
đạt của đề bài. Tìm hiểu đề
ngoài việc xác định kiểu bài, còn là tìm hiểu ý nghĩa các từ ngữ
các vế câu, các câu có mối
quan hệ giữa chúng, để hiểu và có thể diễn đạt vấn đề bằng ngôn
ngữ ngắn gọn, dễ hiểu
của chính mình; đồng thời còn phải xác định phạm vi của vấn
đề, phạm vicủa dẫn chứng. .
. có như vậy mới giúp các em làm bài tốt, tránh bị lạc đề.
* Cách tìm lí lẽ
Bài văn nghị luận có hai chất liệu quan trọng để xây dựng b ài lá
lý lẽ và dẫn chứng.
Lý lẽ là ý giải đáp những câu hỏi mả người ta đặt ra theo yêu
cầu của đề bàiđể giải quyết
vấn đề. Lý lẽ phải lập luận vững.
Ví dụ 1: (thực hiện ở lớp):
Cho đề bài: Học tập là việc học suốt đời
-Phần “Nêu”: Vấn đề học tập
-Phần “Làm”: Hiểu thế nào = Giải thích bằng lí lẽ
Muốn tìm được nhiều lí lẽ để giải thích toàn diện vấn đề trên
giáo viên cần hướng dẫn
học sinh trả lời 6 câu hỏi sau đây:

-What / gì, cái gì ?
-Who / ai ?
-Why / tại sao
-Where / ở đâu?
-When / khi nào
-How / thế nào?
Từ đó ta tổng kết bằng bản đồ tư duy dễ nhớ để tìm lý lẽ với kỹ
thuật tư duy:5W + 1H
Tìm lý lẽ Quy tắt 5W + 1H
1
Thông thường, đối với một bài nghị luận khi trình bày lý lẽ ta
lần lượt trình bày theo
các câu hỏi như sau:
. .th ế nào ? → NÀO
. . .tại sao ? → SAO
. cảm xúc suy nghĩ → CẢM ( do –ý –thực )
Rút ra qui tắc:
Cách tìm dẫn chứng
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách tìm d ẫn chứng theo
qui tắc sau:
Mặt nào nơi nào giai cấp, lứa tuổi, thời kỳ nào
Sau khi tìm được lí lẽ và dẫn chứng giáo viên hướng dẫn học
sinh sắp xếp các luận
điểm luận cứ theo một dàn ý hợp lí. Sau đây là dàn ý chung ở
hai kiểu bài nghị luận:
Dàn ý chung cho bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong
đời sống:
Mởbài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng trong đời sống
Thân bài:
Nêu các biểu hiện của sự việc, hiện tượng trong đời sống.

Phân tích nguyên nhân.
Đánh giá lợi ích, tác hại của sự việc, hiện tượng trong đời sống.
Bài học nhận thức, hành động.
Kết bài:Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng trong đời sống
Dàn ý chung cho bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
Mở bài:Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí.
Thân bài:
Giải thích vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Nêu suy nghĩ về vấn đề tư tưởng đạo lí đó.
Liên hệ tư tưởng đạo lí trong cuộc sống.
NÀO –SAO –CẢM
2
MẶT –KHÔNG –GIAI –THỜI
3
Bài học nhận thức, hành động.
Kết bài: Đánh giá chung về tư tưởng, đạo lí
3.2.2 Cách đặt vấn đề (Cách mở bài):
Trong phần đặt vấn đề thường có 3 ý: gợi ý, đưa vấn đề ra rồi
báo trước thân bài.
Nhưng trng phần đặt vấn đề phần “gợi”và phần “đưa” là quan
trọng nhất. Để dễ thuộc dễ
nhớ tôi rút ra cho học sinh quy tắc đặt vấn đề:
GỢI: là gợi ý, dẫn dắt vấn đề để rồi đưa vấn đề. Gợi ý phải sát
hợp với ý đưa vấn đề.
Không thể gợi ý một đằng mà đưa vấn đề một nẻo. Có nhiều lối
khác nhau, tùy theo kiểu
đề bài ta chọn cho thích hợp.
ĐƯA:là đưa vấn đề ra. Vấn đề có nội dung chứa ở phần “nêu”
tư tưởng của đề bài.
Nội dung của đề bài có thể “nổi” (ý rõ ràng) hoặc “chìm” (ý

bóng bẩy, ẩn dụ),hay ẩn chứa
mối quan hệ của các vế câu. Thế cho nên cách đưa vấn đề đúng
nhất là trích y phần “nêu”
của đề bài sau khi đã gợi ý ( không thể đưa vấn đề không rõ ràng
hoặc sai được).
BÁO: tức là phải thể hiện cho biết mình phải làm gì
Trong phần đặt vấn đề,khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có
3 cặp / 6 lối để đặt
vấn đề như sau:
Tương đồng / tương phản
Xuất xứ / định nghĩa
Diễn dịch / quy nạp
3.2.3 Cách giải quyết vấn đề (cách làm phần thân bài):
Bước 1: Tìm các khía cạnh của đề bài
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý chi tiết
Bước 3: Viết bài
3.2.4 Cách kết thúc vấn đề (kết bài):
Để học sinh dễ viết phần kết bài, giáo viên đúc kết hướng kết
thúc vấn đề như một
quy tắc sau:
TÓM:Là tóm khẳng định vấn đề, chốt lại vấn đề đã đưa ở phần
đặt vấn đề. Có như
vậy bài văn nghị luận mới hoàn chỉnh khép kín một cách có
nghệ thuật, tạo được ấn tượng
đậm nét.
RÚT:Là rút ra bài học sâu sắc từ vấn đề đã giải quyết. Ta có thể
rút ra bài học bằng
cách tán thành, phản đối, bổ sung, tùy theo nội dung của đề bài
PHẤN:Là phấn đấu thực hiện vấn đề, có nghĩa là liên hệ mình
ph ải làm gì để biến

thành hành động một cách chân thành.
4. Hiệu quả đem lại:
Với tâm huyết giảng dạy thật tốt kiểu bài nghị luận và qua tích
lu ỹ một vài kinh
nghiệm hướng dẫn HS phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn
và liên kết đoạn, tôi đã giúp
học sinh của các lớp do chính tôi trực tiếp giảng dạy đạt được
kết quả tốt trong làm bài,
luôn đảm bảo chỉ tiêu chất lượng từ 85% từ trung bình trở lên.
Đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề;
khai thác được ý hay, ý
sâu sắc; phân tích tinh tế, có cảm xúc, biết tìm tòi và sáng tạo
mang phong cách riêng,
không còn gượng ép, máy móc hay khuôn sáo.
ĐVĐ GỢI –ĐƯA –BÁO
KTVĐ TÓM –RÚT –PHẤN
1 2
.
b
x x
a
c
x x

  




5. Khả năng và áp dụng cho đến thời điểm hiện nay

Cácem khai thác được ý hay, ý sâu sắc; phân tích tinh tế, có cảm
xúc, biết tìm tòi và
sáng tạo mang phong cách riêng, không còn gượng ép, máy móc
hay khuôn sáo và cảm
thấy yêu thích môn văn hơn,tha thiết y êu cuộc sống, y êu cái
đẹp; biết vui buồn trước cuộc
sống của con người.
Vận dụng đề tài này tỉ lệ làm bài của của các em từ bài viết số 6
đến bài viết số 7 năm
học 2011-2012 chất lượng tăng dần, đạt trên 85% từ trung bình
trở lên
Qua việc nghiên cứu đề tài trên tôi nhận thấy rằng những kinh
nghiệm tôi đưa ra trong
đề tài hoàn toàn có thể áp dụng được ở tổ chuyên môn đối với
học sinh lớp 7,8, 9, giúp các
em học tốt và càng yêu thích môn học hơn, góp phần nâng cao
dạy học ở tổ chuy ên môn
cũng như ở trường

×