Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo cáo thực tập tại Sở Lao Động - TBXH tỉnh Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.82 KB, 28 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
I. Đặc điểm tự nhiên địa lý, đặc điểm kinh tế- xã hội và đặc điểm nguồn
nhân lực của tỉnh Thanh Hoá.
1) Đặc điểm địa lý tự nhiên:
- Phía bắc Thanh Hoá giáp với Ninh Bình, Hoà Bình và Sơn La với
đường ranh giới dài 175km.
- Phía nam và tây nam, Thanh Hoá giáp với Nghệ An, với đường ranh
giới hơn 160km.
- Phía tây, Thanh Hoá nối liền sông núi với tỉnh Hủa Phăn của nước
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và đường biên giới dài 192km.
- Phía đông, Thanh Hoá mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển
Đông, với đường bờ biển của dải đất liền hơn 102km và một thềm lục địa khá
rộng.
- Thanh Hoá có tổng diện tích vùng đất nổi rộng 11.168km
2
và một
thềm lục địa rộng 18.000km
2
. Như vậy, Thanh Hoá là tỉnh có diện tích đứng
thứ tám trong tổng số 64 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương của cả nước
(Đứng sau diện tích của các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Nghệ An, Quảng Nam,
Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc).
- Thanh Hoá nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Á.
- Thanh Hoá có điều kiện giao lưu thuận lợi với các nơi.
2) Đặc điểm kinh tế, Văn hoá - xã hội:
a) Về kinh tế: Thanh Hoá là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế chậm.
Tốc độ tăng GDP bình quân năm đạt 9,6% ; Cơ cấu kinh tế nông
nghiệp- công nghiệp- dịch vụ trong GDP năm 2005 là: 32,6%- 34,3%- 33,1%;
lần đầu tiên tỷ trọng công nghiệp cao hơn tỷ trọng nông nghiệp GDP bình
quân đầu người năm 2005 là 435USD tăng 1,5 lần so với năm 2000.
- Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản: tập trung chuyển dịch cơ cấu mùa vụ,


cơ cấu cây trồng, con nuôi trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ
và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn từng bước gắn thị
trường hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến.
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Sản xuất công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công
nghiệp chế biến. Nhiều cơ sở công nghiệp lớn tiếp tục được mở rộng quy mô
về xây dựng mới đưa vào sản xuất; về tiểu thủ công nghiệp nông thôn có
bước phát triển khá.
- Các hoạt động dịch vụ phát triển rộng khắp và đa dạng, đáp ứng yêu
cầu sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân.
- Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp Nhà nước
đã và đang được sắp xếp, đổi mới, chuyển đổi sở hữu; kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài tăng khá; kinh tế hợp tác được đổi mới và đa dạng; kinh tế tư nhân
phát triển mạnh; kinh tế hộ, kinh tế cá thể ngày càng phát triển cả về số lượng,
quy mô, hiệu quả.
b) Về Văn hoá - Xã hội:
Thanh Hoá là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, nơi đây đã sản sinh
ra nhiều vị anh hùng dân tộc như Bà Triệu, Lê Lợi… và nhiều tấm gương
anh hùng như Nguyễn Bá Ngọc…Điều đó đã tạo ra những nét văn hoá rất
riêng cho người dân xứ Thanh.
- Thanh Hoá là tỉnh có chủ yếu sáu dân tộc anh em cùng sinh sống, đó
là: + Dân tộc Kinh;
+ Dân tộc Thái; bao gồm có Thái đen và Thái trắng
+ Dân tộc Mường;
+ Dân tộc Dao;
+ Dân tộc Khơ Mú;
- Có thể nói đã là người Xứ Thanh thì không ai không biết đến Di chỉ
núi Đọ đây là nơi được các Nhà khảo cổ phát hiện ra dấu tích của người vượn.
Trống đồng cũng là một di vật không thể không biết đến khi nói đến Xứ
Thanh.

- Trong những năm gần đây văn hoá - xã hội của Thanh Hoá có nhiều
chuyển biến tích cực; đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao.
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Quy mô và mạng lưới
trường lớp học ngày càng được, mở rộng trường lớp ngoài công lập, đáp ứng
tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi; số trường đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng; công tác đào tạo
nghề được củng cố và phát triển.
+ Đời sống văn hoá cơ sở được tập trung xây dựng; đăng ký khai
trương xây dựng nhiều làng, xã, cơ quan văn hoá, gia đình văn hoá; đã huy
động các nguồn lực đóng góp của nhân dân tham gia xây dựng các thiết chế
văn hoá cơ sở; hoạt động báo chí, xuất bản, sáng tác văn học nghệ thuật có
tiến bộ, phát huy được vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hoá
c) Đặc điểm dân số- nguồn nhân lực:
Dân số Thanh Hoá năm 2004 là 3.675.000 người với số lượng này,
Thanh Hoá là một trong số những tỉnh đông dân nhất. Đây vừa là lợi thế bởi
nguồn lao động dồi dào được cung cấp sẽ là một nguồn lực lớn để tiến hành
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nếu tỉnh Thanh Hoá biết sử dụng có hiệu quả,
đồng thời đây cũng chính là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì dân số đông đang là một trở
ngại đối với sự phát triển của tỉnh, gây sức ép nhiều mặt về giải quyết việc
làm, kinh tế- xã hội, môi trường và chất lượng cuộc sống.
Số người trong độ tuổi lao động năm 2004 trên 2 triệu người trong đó
số người qua đào tạo gần chỉ 24%, do đó rất khó khăn trong việc giải quyết
việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
II. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Lao động- TBXH tỉnh
Thanh Hoá
1) Sự thành lập của Sở Lao động- TBXH tỉnh Thanh Hoá.
Sở Lao động -TBXH Thanh Hoá ngày nay là do việc hợp nhất Sở Lao
động, Sở Thương binh và Xã hội. Tiền thân của mỗi sở là việc tách Ty lao

Báo cáo thực tập tổng hợp
dộng Thanh - Nghệ, Ty Thương binh và Cựu binh Thanh - Nghệ thuộc Uỷ
ban Hành chánh Trung bộ.
Ty Lao động Thanh Hoá được thành lập theo Nghị định số 565 NĐ/E
ngày 25/9/1947 của Uỷ ban Hành chánh Trung bộ tách Ty Lao động Thanh -
Nghệ thành Ty Lao động Thanh Hoá.
Ngày 30/10/1945 Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 613/SL thành lập Bộ
Thương binh và Cựu binh: Tháng 10/1949 Ty Thương binh và Cựu binh
Thanh Hoá thành lập trên cơ sở tách Ty thương binh và Cựu binh Thanh -
Nghệ. Năm 1956 đổi tên thành Ty Thương binh Thanh Hoá. Tháng 12/1960
Uỷ ban Hành chính (UBHC) tỉnh ban hành QĐ số 3809 QĐ/TCCB giải thể
Ty Thương binh Thanh Hoá và sát nhập vào phòng Dân chính và Thương
binh. Tháng 10/1967 do yêu cầu nhiệm vụ thành lập Phòng Thương binh trực
thuộc Ban Tổ chức - Dân chính. Tháng 7/1968 Ban Tổ chức- Dân chính tách
thành 2 Ban là Ban Tổ chức và Ban Thương binh xã hội. Lúc này Ban
Thương binh xã hội có con dấu riêng, tài khoản riêng và hoạt động độc lập.
Ngày 03/4/1972 UBHC tỉnh ra Quyết định số 201/TC-UBTH thành lập Ty
Thương binh và Xã hội Thanh Hoá.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về đổi mới cơ
chế quản lý tinh giảm tổ chức và nâng cao hiệu quả của Bộ máy Nhà nước.
Tháng 2/1987 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Quyết định hợp nhất: Bộ Lao
động; Bộ Thương binh và Xã hội thành lập Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.
Ngày 12/8/1988 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá ra Quyết định số
956 QĐ/UBTH hợp nhất Sở Lao động và sở Thương binh và Xã hội thành Sở
Lao động- Thương binh và Xã hội Thanh Hoá.
Trong 60 năm qua, cùng với những thành tựu trong nhiệm vụ đấu tranh
giành độc lập cho tổ quốc và xây dựng CNXH, sự trưởng thành, phát triển của
đất nước. Ngành Lao động - TBXH Thanh Hoá đã có nhiều thay đổi phù hợp
với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng từng thời kỳ.

Báo cáo thực tập tổng hợp
2) Quá trình phát triển của Sở Lao động- TBXH tỉnh Thanh Hoá.
a) Giai đoạn 1945- 1954:
Nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn này là cung cấp lao động phục vụ
cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược: 6 vạn thanh niên vào lực lượng
vũ trang gần 2 vạn thanh niên xung phong (TNXP) và 1.033.351 lượt người
với 28.806.730 ngày công đi dân công phục vụ hoả tuyến.
Trong đó: Chiến dịch Tây Bắc (1952) đã huy động 141.600 người với
4.004.600 ngày công; Chiến dịch Thượng Lào (1953) huy động 336.075
người với 7.752.900 ngày công. Đặc biệt là trong chiến dịch lịch sử Điện
Biên Phủ đã huy động 173.979 người với 6.023.452 ngày công và 14.219
phương tiện vận chuyển ( chủ yếu là xe đạp thồ, thuyền nan, xe trâu, xe
cútkít…) đưa lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch toàn thắng.
Ngoài nhiệm vụ cung cấp lao động cho nhu cầu kháng chiến kiến quốc,
Ngành Lao động đã tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ
chính sách về lao động- Tiền lương trong các Công- Nông- Lâm trường, xí
nghiệp và các cơ sở công thương nghiệp tư nhân. Giúp Uỷ ban kháng chiến
quản lý theo dõi lao động trong tỉnh và phong trào thi đua lao động sản xuất
nhất là phong trào thi đua trong Công - Nông - Binh.
Đối với công tác Thương binh liệt sỹ nhiệm vụ lúc này là tiếp nhận
thương, bệnh binh từ các chiến trường về để chữa thương, bố trí sắp xếp việc
làm cho thương binh, chăm lo đời sống nhân dân tản cư vùng tạm chiếm.
Trong những năm 1950-1954 đã tiếp nhận 11.587 thương bệnh binh (gồm
9.132 thương bệnh binh miền bắc, 2.455 thương bệnh binh miền nam) ở chiến
trường chuyển ra. Ty Thương binh và Xã hội đã thu xếp nơi ăn nghỉ, điều
dưỡng, chữa bệnh, chữa vết thương và phong trào đón thương binh về làng do
Bác Hồ phát động (1951) được nhân dân các địa phương trong tỉnh hưởng
ứng tích cực. Nhờ các hoạt động trên, trong cuộc kháng chiến chống Pháp,
các thương bệnh binh, thân nhân người liệt sỹ luôn luôn được chăm sóc chu
đáo, chính sách hậu phương quân đội được thực hiện tốt. Những việc làm này

Báo cáo thực tập tổng hợp
đã đóng góp rất quan trọng vào việc động viên nguồn nhân lực, phong trào thi
đua ái quốc, khích lệ chiến sỹ ngoài mặt trận. Góp phần vào những nhân tố
đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
b) Thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế (1954 - 1964):
Để khắc phục hậu quả nặng nề do cuộc chiến tranh xâm lược của thực
dân Pháp gây ra. Ngành Lao động đã huy động: 437.621 lượt người với
13.084.800 ngày công để khôi phục các công trình giao thông, thuỷ lợi bị địch
tàn phá và hư hỏng do chiến tranh. Tổ chức 12.000 thanh niên xung phong đi
làm đường Tây Bắc, Điện Biên, xây dựng khu gang thép Thái Nguyên. Huy
động trên 10 triệu ngày công để khôi phục một số công trình trọng điển của
tỉnh như: Đập Bái Thượng, Thuỷ nông Sông Chu, Đường quốc lộ 1A…
Tuyển dụng 91.254 lao động vào làm việc trong các đơn vị kinh tế sản xuất
kinh doanh của tỉnh và Trung ương. Tuyển 182.163 lao động thanh niên vào
lực lượng vũ trang, chủ yếu chi viện cho chiến trường Miền nam. Tiến hành
phân bố lại 3 vạn lao động (6000) hộ để xây dựng các vùng kinh tế mới trong
tỉnh.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-Ne-Vơ được ký
kết, Thanh hoá đã đón tiếp Thương binh, bệnh binh, đồng bào miền nam tập
kết ra bắc tại Sầm Sơn gồm: 1.869 Thương bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922
học sinh; 1.443 gia đình cán bộ tập kết. Đi đôi với việc đón tiếp Thương, bệnh
binh và đồng bào miền nam, Ty Thương binh - Cựu binh đã tổ chức học tập
văn hoá, tạo việc làm và phát động phong trào đón thương binh về làng.
Trong thời gian này đã vận động đưa được 11.441 thương bệnh binh về gia
đình, làng xóm nhận đỡ đầu nuôi dưỡng, thành lập các đoàn sản xuất cho
thương bệnh binh miền nam. Truy tặng 3.400 huân, huy chương các loại cho
liệt sỹ, trợ cấp tiền tuất cho 6.000 gia đình liệt sỹ, quy tập 3.561 mộ vào
Nghĩa trang liệt sỹ.
Tháng 12 năm 1960 khi công tác thương binh liệt sỹ cơ bản được phân
cấp cho các địa phương, Uỷ ban hành chính tỉnh ra quyết định giải thể Ty

Báo cáo thực tập tổng hợp
Thương binh Xã hội và đưa một bộ phận này vào Phòng Dân chính thuộc Văn
phòng UBHC tỉnh. Nhiệm vụ lúc này là phát động phong trào chăm sóc gia
đình thương liệt sỹ, gia đình quân nhân tại ngũ, tiếp nhận và thực hiện chế độ
cho thương, bệnh binh ở chiến trường ra. Vận động nhân dân trong tỉnh nhận
nuôi dưỡng 197 con liệt sỹ mồ côi, miễm giảm học phí cho 4.235 cháu con
liệt sỹ học phổ thông. Đón 1.767 thương binh về làng. Trong dịp này có 495
xã (chiếm 91% số xã) xó phương án hỗ trợ, giúp đỡ thương binh, gia đình liệt
sỹ gia đình quân nhân tại ngũ.
c) Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ xâm lược (1964) và khôi phục phát
triển kinh tế- xã hội đến năm 1986:
Trong chiến tranh chống Mỹ, với tinh thần “ Thóc không thiếu một cân,
quân không thiếu một người” hàng năm cung cấp khoảng 2 vạn thanh niên
vào quân đội. Tổ chức 41.000 TNXP phục vụ hoả tuyến. Huy động 7.489.800
lượt người với 223.701.000 ngày công phục vụ chiến đấu ở các chiến trường
A-B-C. tuyển 184.800 lao động cho các đơn vị quốc doanh. Tuyển 92.320 lao
động cho các trường dạy nghề (trong đó đào tạo ngoài nước 2.099 người).
Tuyển 3.659 lao động đưa đi hợp tác lao động quốc tế. Điều động 33.200 lao
động (với 73.070 nhân khẩu) đi xây dựng các vùng kinh tế mới trong và ngoài
tỉnh. Huy động 94.506.000 ngày công lao động nghĩa vụ, lao động công ích
để xây dựng các công trình kinh tế của tỉnh.
Từ năm 1965 chiến tranh ở chiến trường Miền nam và chiến tranh phá
hoại bằng không quân ở Miền bắc ngày càng khốc liệt, nhiệm vụ của Phòng
Thương binh xã hội là vừa tổ chức thực hiện chính sách, vừa tiếp nhận thương
binh ở chiến trường. Tỉnh phát động phong trào đỡ đầu chăm sóc thương
binh, gia đình liệt sỹ, gia đình quân nhân tại ngũ. Đã giao chỉ tiêu cho các cơ
quan nhận thương binh vào làm việc, thành lập 15 cơ sở sản xuất cho thương
binh để phục hồi chức năng lao động, bồi dưỡng văn hoá và sắp xếp việc làm.
Tiếp nhận 11.960 cháu học sinh ở vùng chiến sự ác liệt như Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên ra học tập.

Báo cáo thực tập tổng hợp
Từ cuối năm 1970 lượng thương binh ở chiến trường ra ngày càng
nhiều, lưu lượng thương binh thường xuyên có từ 1.500-1.600 người ở các
Trại thuộc Phòng quản lý. Số quân nhân hy sinh chuyển về để báo tử và bàn
giao di vật ngày càng tăng, nhiệm vụ càng nặng nề. Trước tình hình đó ngày
03/4 1972 UBHC tỉnh ra quyết định số 201/TC-UBTH thành lập Ty Thương
binh và Xã hội Thanh Hoá, củng cố hệ thống Ngành Thương binh và xã hội
đến cơ sở xã, phường, thị trấn.
Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, việc giải quyết chính sách
cho các gia đình Thương binh, liệt sỹ… ngày càng đa dạng và phức tạp. Khối
lượng công việc rất lớn đã giải quyết chính sách kịp thời cho: 30.658 liệt sỹ;
45.138 thân nhân liệt sỹ; 13.308 thương binh; 1.994 trẻ mồ côi; 3.592 người
già cả cô đơn; 1.167 hộ gia đình đồng bào Miền nam ở lại tỉnh.
Sau tháng 4 năm 1975 giai đoạn cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội, đi vào giải quyết những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại. Ngành
Lao động- Thương binh và Xã hội Thanh Hoá đã tham mưu cho cấp uỷ Đảng,
chính quyền các cấp đi sâu vào tổ chức và quản lý lao xã hội (cả khu vực
quốc doanh và tập thể), giải quyết việc làm cho người lao động góp phần tích
cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, giải quyết chế độ chính
sách cho thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với nước.
d) Thời kỳ thực hiện nhiệm vụ đổi mới của Đảng (1986-1995):
Nhiệm vụ trọng tâm của ngành lúc này là: Tập trung giải quyết việc
làm cho người lao động, giải quyết chính sách TBXH, từng bước nâng cao
đời sống của đối tượng chính sách và nhân dân trong tỉnh như: Ngành đã chủ
động xây dựng việc làm trình Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh phê duyệt và ra
Nghị quyết thực hiện. Tổ chức bố trí lại lao động ở các xí nghiệp sản xuất
trong tỉnh theo hướng chuyển đổi cơ chế từ chỗ 400 đơn vị (8,5 vạn lao động)
xuống còn 166 doanh nghiệp nhà nước (3 vạn lao động). Các dự án cho vốn
giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT, Chương trình Việt - Tiệp đã
cho vay 1.191 dự án với số tiền: 23.922 triệu đồng, thu hút 27.523 lao động.

Báo cáo thực tập tổng hợp
Trong công tác thương binh liệt sỹ là đẩy mạnh việc thực hiện chính
sách tồn đọng sau chiến tranh theo Thông tư 18 cho gần 9.000 thương binh
được giám định lại thương tật, điều chỉnh chế độ cho 95.000 đối tượng. Cùng
với Mặt trận tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể phát động phong trào “Đền ơn
đáp nghĩa” xây dựng mới 831 nhà, sửa chữa 1.531 nhà tình nghĩa, tặng 4.458
sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá gần 9.000 triệu đồng, phụng dưỡng 709 bà mẹ
Việt nam anh hùng và thân nhân liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng 200
nhà bia ghi tên liệt sỹ ở xã, phường, quy tập 2.000 mộ liệt sỹ vào nghĩa trang,
nâng cấp, sữa chữa 23 nghĩa trang liệt sỹ.
Về thực hiện chính sách xã hội: Phối hợp chặt chẽ các cấp, các ngành,
các đoàn thể chính trị xã hội trong việc thực hiện xoá đói giảm nghèo, năm
1994 Ngân hàng Nông nghiệp đã cho 312.551 hộ nông dân vay vốn sản xuất,
các hoạt động trên đã giúp cho 100.000 hộ thoát khỏi nạn đói. Đồng thời phối
hợp kiểm tra nắm chắc tình hình đời sống nhân dân những vùng khó khăn,
vùng bị thiên tai lũ lụt lập phương án trình UBND tỉnh cứu trợ kịp thời ổn
định đời sống nhân dân.
e) Thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1995 - 2005):
Trong thời kỳ đổi mới, xây dựng phát triển đất nước, với một tỉnh đông
dân, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhiệm vụ trọng tâm của
toàn ngành là tập trung giải quyết việc làm cho người lao động, xoá đói giảm
nghèo, đào tạo nghề, giải quyết chính sách bảơ trợ xã hội, phòng chống
TNXH, từng bước nâng cao đời sống của đối tượng chính sách và nhân dân
trong tỉnh. Với tinh thần đoàn đổi mới, kết nhất trí, không ngừng nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
* Lĩnh vực lao động việc làm:
Thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, ngành Lao động - TBXH tỉnh
Thanh Hoá đã phối hợp với các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện hiệu
quả các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Việc hỗ trợ vốn tạo
việc làm khôi phục các làng nghề truyền thống, tạo nghề mới, đặc biệt là sự

Báo cáo thực tập tổng hợp
nỗ lực vận động tự tạo việc làm của người lao động, bình quân mỗi năm giải
quyết việc làm cho 3,5 vạn lao động và hàng vạn lao động có việc làm đầy đủ,
nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 66,7 % năm 1996 lên
72,52 % năm 2005 và giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị còn 4,98 %.
Trong số lao động được giải quyết việc làm, thì các dự án cho vay vốn
giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT, Chương trình Việt - Tiệp đã
cho vay 4.056 dự án với doanh số cho vay lên tới 58 tỷ đồng, giải quyết việc
làm mới cho 94.390 lao động và ổn định cho trên 161 ngàn lao động.
* Công tác đào tạo nghề:
Thực hiện Quyết định số: 1776/UBTH ngày 20/8/1998 của UBND tỉnh
Thah Hoá về việc chuyển giao công tác đào tạo nghề từ Sở Giáo dục- Đào tạo
sang Sở Lao động- TBXH. Sau khi tiếp nhận bàn giao, ngành Lao động-
TBXH đã phối hợp với các ngành triển khai hướng dẫn về công tác đào tạo
nghề. Từ năm 1995 - 2005 toàn tỉnh tổ chức đào tạo cho trên 189.000 người,
nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 12.18 % năm 1994 tăng lên 27 % năm
2005 (trong đó lao động qua đào tạo nghề là 17 %).
* Thực hiện chính sách đối với người có công:
Trong các cuộc kháng chiến vệ quốc, Thanh Hoá có 70 vạn thanh niên
vào quân đội và trên 6 vạn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trong
đó 58 ngàn người con Xứ Thanh ra đi vĩnh viễn không về, yên nghỉ ở các
chiến trường và 30.893 thương binh, gần 15.000 bệnh binh, 1.200 lão thành
cách mạng, 445 cán bộ tiền khởi nghĩa, 1.465 Bà mẹ VNAH, 97 Anh hùng
LLVT - AHLĐ; 22.000 người bị nhiễm chất độc màu da cam. Hiện nay, tỉnh
Thanh Hoá đang quản lý và chi trả trợ cấp cho gần 8 vạn đối tượng người có
công hưởng trợ cấp hàng tháng. Ngoài ra còn giải quyết trợ cấp một lần cho
gần 10 vạn người với nguồn kinh phí chi trả trợ cấp bình quân hàng tháng trên
30 tỷ đồng. Bao gồm: 29.518 thân nhân liệt sỹ; 30.893 thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh; 14.465 bệnh binh. Trong đó: 1.391
thương bệnh binh nặng; Bà mẹ Việt Nam anh hùng: 159 mẹ còn sống đều

Báo cáo thực tập tổng hợp
được các cơ quan, đoàn thể phụng dưỡng đến suốt đời; Lão thành cách mạng:
253 người còn sống và đang thực hiện chế độ chi trả trợ cấp; cán bộ tiền khởi
nghĩa: 241 người và 260 người giúp đỡ trước cách mạng trước tháng 8 năm
1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang, anh lao động: 36 người.
* Về lĩnh vực xoá đói giảm nghèo (XĐGN) và bảo trợ xã hội:
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác XĐGN là vấn đề cốt lõi để
nâng cao đời sống của đối tượng chính sách và nhân dân trong tỉnh. Ngành đã
phối hợp các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị xã hội trong việc thực hiện
nhiệm vụ. Số hộ được vay vốn phát triển sản xuất đã không ngừng được tăng
lên, do đó bình quân mỗi năm giảm được từ 1,7-2% tỷ lệ hộ đói nghèo. Đến
năm 2004 tỷ lệ hộ đói nghèo trong tỉnh còn 11,91 % (theo chuẩn cũ).
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác cứu trợ thường xuyên cho gần 27.000
đối tượng là người già cô đơn không nơi nương tựa, người tâm thần mãn tính,
trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, người tàn tật nặng được hưởng chế độ theo NĐ
07/CP; Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, UBND các
huyện, thị xã, thành phố bám sát cơ sở kiểm tra, nắm chắc thực trạng diễn
biến tình hình đời sống nhân dân vào mùa mưa bão, thời kỳ giáp hạt, lập
phương án trình UBND tỉnh kịp thời cứu trợ đột xuất cho nhân dân thiên tai
hạn hán, mất mùa đảm bảo ổn định cuộc sống. Tổ chức, thực hiện có hiệu quả
chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ tỉnh,
huyện, thị, thành phố đến xã, phường, thị trấn….
* Công tác phòng chống tệ nạn xã hội (TNXH):
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho trên 80% hộ dân cư về công tác
phòng chống TNXH. Chỉ đạo xây dựng nhiều xã, phường không có tệ nạn xã
hội, do đó công tác phòng chống TNXH trong những năm qua đã đạt được
những kết quả nhất định. Ngoài cai nghiện tập trung tại các Trung tâm Giáo
dục - Lao động xã hội cho người nghiện ma tuý, Sở đã chỉ đạo các huyện, thị
xã, thành phố tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cộng đồng đạt kết quả
tốt.

Báo cáo thực tập tổng hợp
f) Mục tiêu, phương hướng hoạt động của ngành Lao động - TBXH tỉnh
Thanh Hoá trong những năm tới
- Trong 5 năm (2006-2010) giải quyết việc làm cho 220.000 lao động,
bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 44.000 lao động. Giảm tỷ lệ
thất nghiệp thành thị xuống còn 4,5% và nâng thời gian lao động nông thôn
lên 85%.
- Dự kiến 2006-2010 đào tạo nghề cho 215.000 người (bình quân mỗi
năm đào tạo cho 43.000 người). Trong đó đào tạo nghề dài hạn cho 40.000
người, đào tạo nghề ngắn hạn cho 175.000 người.
-Nâng cấp cho các trường dạy nghề lên cao đẳng nghề, trung cấp dạy
nghề, sơ cấp dạy nghề, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển
các loại hình dạy nghề ở cấp huyện, thị xã, thành phố. Đưa số cơ sở đào tạo
nghề lên 90 cơ sở vào năm 2010 (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là
25%).
- Tập trung cho công tác xoá đói giảm nghèo năm 2006-2010, bình
quân mỗi năm giảm 3% số hộ nghèo, để đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo dưới
20% (theo chuẩn mới); tích cực thực hiện chương hỗ trợ xây dựng nhà ở giúp
hộ nghèo không có nhà ở và đang ở nhà tạm bợ, dột nát đạt mục tiêu trước
năm 2007.
- Duy trì và đẩy mạnh 5 phong trào tình nghĩa. Thực hiện đầy đủ kịp
thời các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công theo
Pháp lệnh người có công sửa đổi, trên cơ sở kết hợp của 3 nguồn lực: Nhà
nước, cộng đồng và cá nhân đối tượng chính sách tự vươn lên để đạt 100%
các gia đình chính sách ưu đãi đều có mức sống trung bình so với người dân
địa phương nơi cư trú.
- Ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội, xây dựng nhiều xã,
phường lành mạnh không có TNXH.
- Tăng cường chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chế độ
chính sách cho đối tượng người có công và đối tượng xã hội, kịp thời chấn

Báo cáo thực tập tổng hợp
chỉnh sai phạm, kiên quyết xử lý nghiêm minh cán bộ trong ngành vi phạm
tiêu cực, nhũng nhiễu. Thực hiện xã hội hoá công tác Lao động - Thương binh
và Xã hội với mục tiêu giải quyết đúng, kịp thời và quản lý chặt chẽ.
III. Sở Lao Động - TBXH tỉnh Thanh Hoá
1) Vị trí và chức năng:
Sở Lao động- TBXH tỉnh Thanh Hoá là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá; tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về lao động, thương binh xã hội trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá; về các dịch vụ công thuộc lĩnh vực lao động - thương
binh và xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của
Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Sở Lao động - TBXH tỉnh Thanh Hoá chịu sự quản lý về tổ chức, biên
chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, đồng thời chịu sự chỉ
đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động- TBXH.
2) Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá ban hành các quyết định, chỉ
thị về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và chịu trách nhiệm về nội
dung các văn bản đã trình.
- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá kế hoạch dài hạn, 5 năm và
hàng năm, các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở phù hợp
với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá quyết định việc phân công,
phân cấp quản lý về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội đối với Uỷ ban
nhân dân cấp huyện, cơ quan, đơn vị thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy
định của pháp luật và chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện.
- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết, đánh giá và tổng hợp tình hình thực
hiện các quy định của pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn định mức kinh
tế - kỹ thuật thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
Báo cáo thực tập tổng hợp

- Hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ
công thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở; quản lý các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Sở;
- Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh và
theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức nghiên cứu các ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây
dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, cung cấp số liệu phục vụ công tác quản lý,
chuyên môn, nghiệp vụ;
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, thương binh
xã hội đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện, xã;
- Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng,
tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, thương binh và
xã hội thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong
lĩnh vực lao động thương binh và xã hội sau khi đã được Uỷ ban nhân dân
tỉnh Thanh Hoá phê duyệt;
- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy
định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác
về lao động, thương binh và xã hội theo quy định của Bộ Lao động - TBXH
và Uỷ ban nhân dân tỉnh;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân
công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá.
a) Phòng Chính sách, Lao động, Việc làm, tiền lương tiền công
- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá quyết định chương trình và
các giải pháp về việc làm của tỉnh.
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao

động việc làm bao gồm:
+ Tuyển lao động, hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, kỷ
luật lao động và trách nhiệm vật chất;
+ Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động; thông tin thị trường lao
động;
+ Giải pháp tạo việc làm, giới thiệu việc làm; lao động chuyên gia Việt
Nam đi làm việc tại nước ngoài; lao động nước ngoài tại Việt Nam;
+ Tiền lương, tiền công, phụ cấp các hình thức trả lương trả công lao
động và các chế độ vật chất khác thuộc khu vực sản xuất kinh doanh;
+ Chính sách đối với lao động nữ, lao động là người tàn tật, lao động
chưa thành niên, lao động là người cao tuổi;
+ Nghĩa vụ lao động công ích;
+ Các chính sách lao động, việc làm khác;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội đối
với các ngành, các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động, người lao động và tổ
chức bảo hiểm xã hội trên toàn tỉnh Thanh Hoá.
b) Ban Thanh tra lao động:
- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá phê duyệt kế hoạch thực hiện
chương trình quốc gia về an toàn lao động, bảo hộ lao động vệ sinh lao động
trên địa bàn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện khi được phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động, bảo hộ lao động và
vệ sinh lao động;
- Đăng ký các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động, vệ sinh lao động trên toàn tỉnh Thanh Hoá Theo quy định
của Pháp luật Lao động;
- Chủ trì, phối hợp tổ chức việc điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm
trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng lao
Báo cáo thực tập tổng hợp
động, thực hiện điều tra, khai báo, xử lý và thống kê báo cáo về tai nạn lao

động; tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá và Bộ Lao động -
TBXH về tình hình tai nạn lao động ở địa phương.
c) Phòng Đào tạo và dạy nghề:
- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá quy hoạch mạng lưới, đề án
về lĩnh vực dạy nghề trên địa bàn tỉnh và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện
sau khi được phê duyệt;
- Hướng dẫn các, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
dạy nghề.
d) Phòng thương binh, liệt sỹ, người có công:
- Trình bày Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận đối tượng là
thương binh, liệt sỹ và người có công đối với cách mạng theo quy định; quản
lý hồ sơ đối tượng sau khi được công nhận;
- Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức và Uỷ ban nhân dân huyện, xã thực
hiện chế độ, chính sách ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người
có công với cách mạng theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo kiểm tra thực hiện nuôi dưỡng, điều dưỡng đối với thương
binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng và việc cung
cấp chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp khác cho thương,
bệnh binh;
- Hướng dẫn và thực hiện lễ tưởng niệm liệt sỹ nhân các ngày lễ lớn,
truy điệu liệt sỹ khi báo tử; phối hợp tổ chức cất bốc, quy tập hài cốt liệt sỹ,
nâng cấp các nghĩa trang liệt sỹ, cung cấp thông tin về tình hình mộ liệt sỹ
theo hướng dẫn của Bộ Lao động- TBXH; lập kế hoạch thăm hỏi các gia đình
thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng và tổ chức
thực hiện;
- Thống nhất quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công
trình ghi công liệt sỹ ở địa phương; chịu trách nhiệm quản lý nghĩa trang liệt
sỹ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ được giao;
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Là thành viên Hội đồng giám định y khoa về thương tật và khả năng

lao động cho thương, bệnh binh và các đối tượng chính sách xã hội.
e) Phòng Bảo trợ xã hội:
- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá quy định chuẩn nghèo của địa
phương; chủ trì thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận xã nghèo, hộ
nghèo trên địa bàn;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chính sách bảo trợ xã
hội trên địa bàn;
- Phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện chương trình xoá đói giảm
nghèo, cứu trợ xã hội, giúp đỡ xã hội;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động nhân
đạo, từ thiện để giúp đỡ đời sống vật chất, tinh thần đối với người tàn tật, trẻ
em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn không
nơi nương tựa, người gặp khó khăn hiểm nghèo, nạn nhân chiến tranh và các
đối tượng xã hội khác cần có sự cứu trợ, giúp đỡ của Nhà nước và xã hội;
- Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở thực hiện nuôi dưỡng các cơ sở nuôi
dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.
f) Cục phòng, chống tệ nạn xã hội:
- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh chương trình, kế hoạch và giải pháp
phòng ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội
sau cai;
- Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục- lao động trên địa
bàn tỉnh.
3) Tổ chức và biên chế
3.1. Lãnh đạo sở:
- Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá chịu
trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động
của Sở trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Các phó Giám đốc Sở chịu trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về
lĩnh vực công tác được phân công.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc bổ nhiệm Giám đốc và
các Phó Giám đốc Sở theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng
Lao động- Thương binh và Xã hội quy định và theo các quy định của Đảng,
Nhà nước về công tác cán bộ. Việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám
đốc và các Phó Giám đốc Sở được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3.2. Cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh Thanh Hoá,
gồm:
- Văn phòng sở;
- Phòng Kế hoạch- Tài chính;
- Ban Thanh tra;
- Phòng Chính sách, Lao động, Tiền lương - Tiền công;
- Phòng Thương binh, liệt sỹ, người có công;
- Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội.
IV- Các kết quả thực hiện của Ngành Lao động- TBXH năm 2005
1) Về Chính sách lao động - việc làm:
Toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 41.700 lao động đạt 106,92% so với
khoạch và 108,31% so với năm 2004. Góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở
thành thị từ 5,27% năm 2004 xuống còn 4,98% năm 2005 và tỷ lệ sử dụng
thời gian lao động ở nông thôn từ 76,5% (năm 2004) lên 77,52% năm2005.
Phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh
tổ chức Hội chợ việc làm tỉnh Thanh Hoá lần thứ Ba năm 2005 diễn ra trong 2
ngày từ 26 đến 27 tháng 11 năm 2005, có 54 đơn vị trong và ngoài tỉnh tham
gia với 60 gian hàng, tổng số người đến tham gia Hội chợ: 43.127 lượt người,
số lao động đăng ký tuyển dụng, tuyển sinh 22.697 người; số được tư vấn,
phỏng vấn: 24.450 người; số lao động được sơ tuyển tại Hội chợ: 5.315
người; Số tuyển được tại hội chợ: 4.136 người.
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tổ chức thẩm định chuyển xếp lương mới cho 140 doanh nghiệp với số
lao động là 22.281 người. Thực hiện sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà
nước cho 13 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, 8 nông trường, 9 lâm

trường, 1 đơn vị chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu, 4 doanh nghiệp
chuyển thành Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên. Quỹ lao động dôi dư đã
duyệt, cấp kinh phí với số tiền 281,705 triệu đồng.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện các quy định
của Bộ luật Lao động. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách BHXH
cho các ngành, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động trên
địa bàn tỉnh. Tính đến ngày 30/11/2005 toàn tỉnh có 4.078 đơn vị ( trong đó
có 466 doanh nghiệp) tham gia đóng BHXH - BHYT cho người lao động với
số tiền 281.705 triệu đồng, đạt 82% kế hoạch.
Công tác xuất khẩu lao động và chuyê gia: Toàn tỉnh đã đưa được
3.920 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Sở đã thoả thuận cho 26
doanh nghiệp vào tuyển lao động ở các địa phương trong tỉnh, đồng thời hoàn
chỉnh 146 bộ hồ sơ lao động đi Hàn Quốc. Số tiền gửi về nước năm 2005 là:
307 tỷ Vn đồng (ước: 19,2 triệu USD).
Điều tra lao động - Việc làm năm 2005: Được ban chỉ đạo điều tra Lao
động - Việc làm ở Trung ương chọn 64 địa bàn điều tra với 1.920 hộ ở 23
huyện, thị xã, thành phố. Sở Lao động- TBXH đã chỉ đạo các địa phương
trong tỉnh thực hiện đạt kết quả tốt.
Thực hiện Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích: Hướng dẫn, kiểm tra
các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích
theo kế hoạch năm 2005.
2) Công tác đào tạo nghề:
Sở Lao động - TBXH tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với các ngành chức
năng lập đề án thành lập trường dạy nghề bán công nông nghiệp và phát triển
nông thôn (trên cơ sở nâng cấp từ trung tâm dạy nghề thuỷ nông) báo cáo Bộ
Lao động TBXH thoả thuận và Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập.
Báo cáo thực tập tổng hợp
Thẩm định và cấp đăng ký hoạt động dạy nghề ngắn hạn mới cho 4 cơ sở dạy
nghề trong các doanh nghiệp tư thục.
Hướng dẫn các huyện: Hậu Lộc, Thạch Thành lập đề án thành lập

Trung tâm dạy nghề cấp huyện và phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở
Nội vụ thẩm định và thống nhất báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết
định;
Toàn tỉnh hiện có 65 trường, trung tâm, cơ sở có đào tạo nghề, năm
2005 đã đào tạo nghề cho 34.800 người đạt 103,9% so với kế hoạch và đạt
109,3% so với năm 2003. Trong đó, dạy nghề dài hạn 6.800 người, dạy nghề
ngắn hạn 28.000 người góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên
27% ( lao động qua đào tạo nghề là 17%). Trong đó lao động được đào tạo
nghề có trên 68% số học sinh sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm.
- Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị dạy nghề triển
khai thực hiện kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn là 5.500 người
( trong đó lao động là dân tộc thiểu số là: 1.585 người; Lao động là người tàn
tật: 186 người) với nguồn ngân sách hỗ trợ là 3 tỷ đồng.
- Xây dựng các chương trình phát triển đào tạo nghề tỉnh Thanh Hoá
giai đoạn 2006 - 2010 lấy ý kiến tham gia của các Sở, ngành và các trường
dạy nghề trình UBND tỉnh cho ý kiến chỉ đạo để báo cáo Đại hội Đảng bộ
Thanh Hoá lần thứ XVI; xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển xã hội
hoá dạy nghề tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 báo cáo UBND tỉnh xem xét phê
duyệt.
3) Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng:
Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải quyết chính sách tồn đọng sau chiến
tranh cho người có công với cách mạng 3 thời kỳ kết quả như sau:
- Về chế độ liệt sỹ: Đã đề nghị Bộ Lao động - TBXH trình Chính phủ
cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 137 liệt sỹ ( trong đó xác nhận theo Thông tư
14: 77 trường hợp, xác nhận theo Thông tư 16: 38, thương binh chết do vết
thương tái phát: 22);
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: 521
đối tượng, trong đó xác nhận theo diện tồn đọng là 167 hồ sơ (Thanh niên
xung phong; 117 hồ sơ, dân quân du kích: 41 hồ sơ, quân nhân: 09 hồ sơ);

Người bị thương khám phúc quyết vào hạng: 354 hồ sơ). Tính đến thời điểm
31/12/2005 đã cơ bản hoàn thành công tác xác nhận người có công với cách
mạng trong ba thời kỳ.
- Thực hiện chế độ đối với người hoạt động kháng chiến: Trình UBND
tỉnh phê duyệt và quyết định chi trả trợ cấp cho người tham gia kháng chiến
và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh
Việt Nam được hưởng chế độ là: 1.372 đối tượng, đồng thời tiếp nhận 371 hồ
sơ của các huyện đề nghị để thẩm định và phân loại giải quyết chế độ; Giải
quyết chi trả trợ cấp một lần đối tượng thanh niên xung phong là: 4.556 đối
tượng.
Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện chế độ trợ cấp một lần cho thân nhân
người có công với cách mạng theo NĐ 59/NĐ-CP của Chính phủ cho 34.559
đối tượng.
Điều chỉnh trợ cấp thương tật đối với bệnh binh hoặc mất sức lao động
đồng thời là thương binh theo Nghị định 102/2002/NĐ-CP là 192 đối tượng;
duyệt khám lại thương tật và giải quyết chế độ cho 1.147 trường hợp.
Thực hiện chế độ với gia đình liệt sỹ: Chế độ thờ cúng liệt sỹ: 1.000
định xuất; Giải quyết chế độ mai táng phí và trợ cấp một lần 3 tháng trợ cấp
theo NĐ 20/NĐ-CP của Chính phủ là 1.385 hồ sơ; Giảm tuất đối với thân
nhân liệt sỹ chết trước tháng 10/2004 là: là: 119 hồ sơ; Giảm tuất nuôi dưỡng
cấp mai táng phí là 16 hồ sơ; Giải quyết chế độ nuôi dưỡng là: 13 định xuất;
xác nhận công nuôi liệt sỹ: 05 trường hợp; Đề nghị Nhà nước cấp lại 836
Bằng tổ quốc ghi công.
- Giải quyết chế độ ưu đãi cho học sinh, sinh viên là con đối tượng
chính sách là: 11.679 hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm y tế cho 67.718 đối
tượng.
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Thực hiện cuộc vận động xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa năm 2005:
tính đến ngày 30/11/2005 các đơn vị đã nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước với
số tiền 3.728.937.000 đồng; Công nhận 16 xã phường đạt tiêu chuẩn làm tốt

công tác thương binh, gia binh, gia đình liệt sỹ và nâng cao mức sống cho đối
tượng chính sách, nâng cao, nâng lên 567 xã, phường, thị trấn, đạt tỷ lệ 89,4%
số xã, phường toàn tỉnh.
- Xây mới 15 nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách với số tiền 285
triệu đồng, sữa chữa 291 nhà với số tiền 873 triệu đồng.
- Tiếp nhận và tổ chức lễ an táng 105 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện
Việt Nam chiến đấu hy sinh tại nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào tại
nghĩa trang liệt sỹ Hàm Rồng theo đúng nghi lễ.
4) Các vấn đề xã hội:
a. Công tác xoá đói giảm nghèo và bảo trợ xã hội:
- Công tác xoá đói giảm nghèo (XĐGN):
Cán bộ, công chức Sở Lao động - TBXH đã phối hợp các ban ngành,
đoàn thể và các địa phương trong tỉnh triển khai tích cực, đồng bộ và có hiệu
quả chương trình xoá đói giảm nghèo, do đó toàn tỉnh đã giảm được 10.590
hộ nghèo (từ 94.300 hộ đầu năm 2005 xuống còn 83.710 hộ), tỷ lệ đói nghèo
giảm từ 11,9% đầu năm 2005 xuống còn 10,56% vào cuối năm 2005. So với
mục tiêu chương trình XĐGN được UBND tỉnh phê duyệt tại QĐ 2881/QĐ-
UB ngày 28/01/2001.
Tổ chức điều tra hộ nghèo toàn tỉnh theo chuẩn nghèo mới giai đoạn
2006- 2010. Kết quả cuộc điều tra được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số: 2674/QĐ-UBND ngày 23/9/2005. Theo đó: Toàn tỉnh có
130.339 hộ chiếm tỷ lệ 16,44% so tổng số hộ toàn tỉnh.
Phối hợp Ban dân vận Tỉnh uỷ, Ban dân tộc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm
tra các địa phương thực hiện chính sách đối với hộ nghèo khó khăn về nhà ở,
tổng hợp kết quả và giao chỉ tiêu xây dựng nhà đại đoàn kết, xoá nhà tạm, nhà
dột nát cho hộ nghèo. Toàn tỉnh đã hỗ trợ hộ nghèo làm được 8.210 nhà ở với
Báo cáo thực tập tổng hợp
số tiền 78,8 tỷ đồng. Đến nay, đã có 9 huyện hoàn thành việc xoá nhà tranh
tre tạm bợ, dột nát cho hộ nghèo gồm: Yên Định, Vĩnh Lộc, Nga Sơn, Sầm
Sơn, Thiệu Hoá, Hà Trung, Hoằng Hoá, Đông Sơn.

Phối hợp các ngành, các huyện tổ chức 16 lớp tập huấn nâng cao năng
lực cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo cho 1.500 cán bộ cấp thôn,
xã.
Xác nhận để thực hiện chính sách miễn giảm học phí và trợ cấp cho
1.011 học sinh là con em hộ nghèo đang học tại các trường Đại học, Cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp và cac trường dạy nghề tạo điều kiện cho các
em yên tâm hocj tập.
Chỉ đạo hai xã Tân Dân (Tĩnh Gia) và Quảng Lưu (Quảng Xương) triển
khai xây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ sản xoá đói giảm nghèo,
Cơ bản hoàn thành việc cấp thẻ, đổi thẻ khám chữa bệnh theo Quyết
định 139 cho đối tượng người nghèo, trẻ em đến 7 tuổi và đối tượng 07 là:
87.346 đối tượng.
- Công tác bảo trợ xã hội (BTXH):
Chỉ đạo các huyện, thị, thành phố xây dựng phương án đảm bảo đời
sống nhân dân trong thời kỳ giáp hạt, mưa bão đồng thời phối hợp với các
ngành chức năng trong tỉnh kiểm tra tình hình đời sống nhân dân vùng bị
thiên tai, lốc xoáy, mưa đá, thiếu đói kỳ giáp hạt, tham mưu cho UBND tỉnh
hỗ trợ 20.860 kg gạo và 278.8 triệu đồng để nhân dân địa phương ổn định đời
sống.
Phối hợp các ngành chức năng thành lập các đoàn kiểm tra nắm tình
hình thiệt hại sau cơn bão số 6, số 7 tại các địa phương trong tỉnh. Đã phối
hợp Sở Tài chính trình UBND tỉnh phân bổ 55 tỷ đồng và 1.380 tấn gạo do
Chính phủ hỗ trợ cho nhân dân các huyện bị thiệt hại. Đồng thời tiếp tục đề
nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí đợt 2: 5,999 tỷ đồng để làm nhà cho những
hộ nhà bị sập, đổ, hư hỏng nặng và đề xuất phương án cứu tế lương thực bảo
đảm đời sống cho nhân dân.
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phối hợp Sở Tài chính hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố tăng
mức trợ cấp cho đối tượng 07, người cao tuổi theo Nghị định 168/NĐ-CP của
Chính phủ từ 45.000 đồng/người/tháng lên 65.000 đồng/người/tháng; Duyệt

252 hồ sơ đối tượng theo NĐ 07, 95 hồ sơ đối tượng hưởng chính sách trợ
giúp kinh phí theo QĐ 38/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ; Phối hợp Hội
bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi tỉnh cấp 110 xe lăn cho đối tượng.
Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các dự án Làng trẻ em SOS, dự án
tại các huyện Hậu Lộc, Đông Sơn, Nông Cống, Hà Trung và Mường Lát.
b. Công tác phòng chống tệ nạn mại dâm và cai nghiện ma tuý:
Phối hợp các nganh, địa phương tập trung đảy mạnh công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức trong nhân dân về phòng chống TNXH, đồng thời
chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác xây dựng xã, phường lành mạnh
không có TNXH;
Triển khai khảo sát, điều tra tình hình buôn bán phụ nữ, trẻ em ở tất cả
636 xã, phường, thị trấn của 27 huyện, thị xã, thành phố. Kết hợp khảo sát tập
huấn cho trên 3.000 cán bộ chủ chốt ở cơ sở về kiến thức phòng chống
TNXH, nói chuyện chuyên dề về phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em.
Theo dõi, chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố và Trung tâm Giáo dục-
Lao động xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “ nâng cao hiệu quả
công tác cai nghiện ma tuý ở Thanh Hoá giai đoạn 2003-2005 và đến năm
2010”; Đề án “Tăng cường công tác phòng chống mại dâm ở Thanh Hoá giai
đoạn 2003-2010”;
Chỉ đạo các địa phương và Trung tâm Giáo dục- LĐXH tổ chức cai
nghiện ma tuý cho 1.135 lượt đối tượng. Trong đó: Cai nghiện tập trung tại
cộng đồng và gia đình cho 510 đối tượng đạt 51% kế hoạch năm, cao hơn
26,2% năm 2004; Tiếp nhận chữa trị, cai nghiện, giáo dục dạy nghề cho 615
lượt đối tượng nghiện ma tuý tại Trung tâm Giáo dục- LĐXH, đạt 102,5% chỉ
tiêu kế hoạch năm và tăng 44,2% so vơi cùng kỳ năm 2004. Tổ chức quản lý,
giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề cho 15 đối tượng gái mại dâm đạt kết quả tốt.
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hiện tại Trung tâm đang tổ chức quản lý, giáo dục, chữa bệnh và cai nghiện
ma tuý và 05 đối tượng gái mại dâm.
5) Về công tác Kế hoạch - Tài chính:

- Phối hợp Sở Kế hoạch - Tài chính lập dự toán phân bổ kinh phí nguồn
ngân sách địa phương đảm bảo đủ chi tiêu phục vụ bộ máy của 8 đơn vị trực
thuộc và Văn phòng Sở góp phần tạo điều kiện để các đơn vị hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện lập dự toán chính xác và đảm bảo được nguồn kinh phí
Trung ương cấp đểt chi trả cho 8 vạn người có công hưởng trợ cấp hàng
tháng, gần 40.000 đối tượng giải quyết trợ cấp một lần và tổ chức điều trị,
điều dưỡng, làm dụng cụ chỉnh hình với số kinh phí trên 450 tỷ đồng.
Điều chỉnh tăng trợ cấp cho gần 8 vạn người có công với nước và gần
300 cán bộ trong ngành tăng lương theo chủ trương cải cách tiền lương của
Nhà nước kịp thời theo quy định.
- Tiếp nhận 57.808 hồ sơ tăng mới, trong đó hưởng trợ cấp hàng tháng
là: 2.855 hồ sơ, một lần là: 53.339 hồ sơ, điều chỉnh là: 1.614 hồ sơ, dự toán
hàng tháng thẩm kế đưa vào cấp phát kịp thời.
- Cắt, giảm chế độ trợ cấp: 3.052 đối tượng, trong đó giảm chết: 2.587;
giảm hưởng không đúng chế độ và giảm khác: 317 đối tượng; đi tỉnh ngoài là:
148 đối tượng.
- Phối hợp các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 25 lớp tập huấn nghiệp
vụ cho 1.322 cán bộ chính sách, kế toán ngân sách xã và một số Chủ tịch xã
về công tác quản lý tài chính, chi trả tiền trợ cấp ưu đãi chính sách người có
công, thu chi quỹ đền ơn đáp nghĩa.
6) Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra:
- Về công tác tiếp dân: Tổ chức thực hiện tốt việc tiếp dân đến hỏi về
chế độ chính sách. Kết quả đã tiếp 109 lượt người, quá trình thực hiện nhiệm
vụ tiếp dân của lãnh đạo Sở và các phòng, ban chức năng theo đúng quy định
pháp luật.

×