Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Hướng dẫn tổ chức tiết sinh hoạt đầu tuần bậc Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.23 KB, 10 trang )

Hướng dẫn tổ chức tiết sinh hoạt đầu tuần bậc Tiểu
học.
1. Thực trạng hoặc vấn đề đặt ra:
Ở các trường, tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần là một trong
những tiết sinh hoạt luôn
gắn liền và hỗ trợ giáo dục các em học sinh rèn luy ện
đạo đức, phát huy tính tích cực trong
học tập Nhưng thực tế hiện nay tiết sinh hoạt chào cờ
đầu tuần ở mỗi trường thực hiện
mỗi khác, chưa có sự thống nhất về nội dung và hình
thức, đôi lúc còn lãng phí thời gian,
không phát huy tác dụng giáo dục cho học sinh. Vì vậy
với tình hình đổi mới phương pháp
giáo dục hiện nay chúng ta phải làm thế nào để có một
tiết chào cờ đầu tuần hiệuquả,
nhưng vẫn giữ được tính chất thiêng liêng của một buổi
chào cờ, gây sự chú ý, thích thú
của học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu Tổ quốc, y êu
dân tộc, tạo được sự hứng thú trong
học tập, rèn luy ện kỷ năng sống cho học sinh, đồng thời
giúp các em nângcao kiến thức,
tầm hiểu biết mà thực tế các tiết học trên lớp các em
chưa có điều kiện tiếp cận. Nếu tiết
chào cờ mỗi sáng thứ hai trở thành những tiết học thú vị
thì chúng sẽ là động lực giúp học
sinh hào hứng bước vào tuần học mới.
Xuất phát từthực tế trong năm học này nhằm đưa phong
trào hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp bậc tiểu học ngày càng phong phú hơn,
đa dạng hơn. Tạo cho các em học
sinh ham học, thích đến trường. Chính vì vậy, chúng tôi


chọn đề tài: Giải pháp hướng dẫn
tổ chức tiết sinh hoạt đầu tuần bậc Tiểu học.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
MS:56
Biện pháp nhằm thu hút học sinh tham gia sinh hoạt đầu
tuần một cách tự nguyện,
góp phần nâng cao chất lượng học tập, phát huy tính
năng động, sáng tạo; Tạo cho các em
có một sân chơi đầu tuần bổ ích mà nhất là học sinh cá
biệt.
3. Giải pháp hoặc tính mới, tính sáng tạo của đề tài:
3.1Chào cờ theo nghi thức đội (học sinh điều khiển):
-Tiết chào cờ trang nghiêm có tác dụng giáo dục học sinh
thu hút các em vào hoạt
động là do sự bố trí hình thức, các phương tiện sử dụng.
Một trong những phương tiện đó
là lá cờ Tổ quốc được treo trang nghiêm trên cột cờ để
khi chào cờ học sinh sẽ tập trung,
hàng ngàn con mắt sẽ hướng về lá cờ, về cội nguồn mà
tự hào và tự nhủ hãy cố gắng học
tập và rèn luy ện xứng đáng với truyền thống vẻ vang của
cha anh.
-Cần có phần nhạc nền (không có lời) bài Quốc ca, Đội
ca để bài hát thêm sinh động,
nghiêm trang.
-Giới thiệu thành phần tham dự: Đây là nội dung cần
thiết để thực hiện vì ngoài việc
tạo cho buổi chào cờ thêm phần trang trọng mà còn giúp
các em ghi nhớ tên của ban giám
hiệu. vì hiện nay có học sinh không biết tên của ban giám

hiện trường nhất là những trường
có điểm phụ.
3.2Nội dung:
a. Học sinh:
-Kể chuyện về Bác Hồ hoặc những câu chuyện về gương
học tốt,…Đây là nội dung
mà lớp trực cần chuẩn bị trước và thông qua kiểm duyệt
giáo viên phụ trách lớp về nội
dung câu chuy ện, bài học kinh nghiệm. Gương người
tốt, việc tốt trong đơn vị, trong địa
phương hoặc sưu tầm trong sách báo. Nội dung này
mang tính giáo dục cao nên cần chọn
những mẫu chuyện có nội dung phù hợp với lứa tuổi các
em.
Hát cá nhân hoặc nhóm: Để tạo cho không khí buổi sinh
hoạt thêm phần vui tươi,
sinh động, giúp các em tự tin khi đứng trước tập thể thì
đây là nội dung rất cần thiết. Các
bài hát phục vụ trong buổi chào cờ cần phù hợp với lứa
tuổi, chủ điểm trong tháng, hoặc tổ
chức một vài trò chơi mang tính tập thể, đố vui kiến thức
(Cần có sự chuẩn bị trước của lớp
trực và sự hỗ trợ của giáo viên phụ trách lớp)
-Đại diện đội cờ đỏ nhận xét thi đua của từng lớp trong
tuần qua, trao cờ thi đua.
b. Tổng phụ trách:
-Nhận xét hoạt động tuần qua và đưa ra phương hướng
thực hiện tuần này, các nội
dung này cần chuẩn bị trước và trình cho Ban giám
hiệuduyệt(chú ý tránh phê bình tập

thể hoặc cá nhân thực hiện chưa tốt mà cần có những
phương án khuy ến khích để các em
khắc phục). Cần tuy ên dương những cá nhân, tập thể
hoạt động tốt. Nhất là những học sinh
cá biệt. Vì thật ra dù bất cứ ai ở mọi lứa tuổi đều rất tự
hào khi được tuy êndương thành
tích của mình dù cho đó là một kết quả nhỏ ở trước tập
thể. Đây chính là niềm tự hào và là
một động lực rất lớn để tiếp tục phấn đấu cho những lần
sau đó.
- Ở đây ngoài những em học giỏi, tham gia tốt phong
trào hoạt động của nhà trường
hay có thành tích tốt trong mọi hoạt động khác mới được
tuyên dương, mà những em là
học sinh cá biệt hay học yếu vẫn được tuyên dương.
c. Thư viện: cần nhận xét tình hình đọc sách ở tuần
trước về tập thể, cá nhân tham
gia tốt để tuy ên dương. Giới thiệu những đầu sách mới,
những mẫu chuyện hay để thu hút
các em tham gia đọc sách ngày càng đông hơn, từ đó
giúp cho các em có thêm vốn kiến
thức phong phú trong giao tiếp cũng như trong học tập
(cần có những biện pháp thu hút
học sinh tham gia ví dụ như khen thưởng)
d. Ban giám hiệu: (10 phút): Nhận xét tổng thể, cần
khuyến khích những tập thể, cá
nhân thực hiện chưa tốt, tuyên dương những tập thể hoặc
cá nhân thực hiện tốt. Đây là nội
dung quan trọng vì nhận được lời khen, lời động viên từ
thủ trưởng đơn vị sẽ giúpcho các

em phấn khởi, tự hào, từ đó mọi phong trào hoạt động
của nhà trường được các em tham
gia một cách tự nguyện.
3.3 Quy trình tổ chức tiết sinh hoạt đầu tuần.
Tiết chào cờ đầu tuần ở trường tiểu học được tổ chức
theo một quy trình nhất định.
Quy trình đảm bảo cho tiết chào cờ đạt hiệu quả giáo dục
tốt, giúp học sinh trưởng thành
nên sau mỗi giờ sinh hoạt. quy trình tổ chức tiết chào cờ
là quy trình khép kín , đảm bảo
tính logic giữa hoạt đọng của giáo viên và học sinh.
Quy trình tổ chức tiết chào cờ bao gồm 3 bước: bước
chuẩn bị, bước tiến hành, bước
đánh giá kết quả . Mỗi bước có nội dung hoạt động cụ
thể cho đối tượng tham gia vào tiết
chào cờ, giữa các bước có mối liên hệ mật thiết với nhau
tạo nên sự thống nhất trong việc
tổ chức tiết chào cờ có hiệu quả.
3.4 Một số trò chơi phục vụ trong tiết sinh hoạt đầu tuần:
a. Để có nhiều trò chơi người điều khiển cần phải:
-Sưu tầm trò chơi
-Tổ chức thi sưu tầm, sáng tác và điều khiển trò chơi
-Sưu tầm các mẩu chuyện vui câu đố
-Biết sử dụng trò chơi đúng đối tượng và hợp với tâm
trạng người chơi
-Bắt đầu trò chơi một cách dí dỏm, hài hước, hấp dẫn
-Biết điều hành trò chơi một cách linh hoạt thông minh
-Biết cách luyện tập tác phong phù hợp trong khi điều
khiển trò chơi
-Biết tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm, thực sự cầu thị

-Mạnh dạn, tự tin, khiêm tốn
b. Trò chơi được tổ chức dưới dạng chơi cá nhân:
* Trò chơi nhìn đồ vật nêu lên công dụng của nó
* Trò chơi ghi nhớ đồ vật.
* Trò chơi đánh trống lãng
* Trò chơi ai nhanh hơn:
c.Trò chơi mang tính tậpthể:
* Trò chơi chuyền tin
* Nhạc cụ thông minh
d. Trò chơi dân gian
4. Hiệu quả đem lại:
-Qua một thời gian thực hiện những giải pháp với tiết
sinh hoạt dưới cờ tại các đơn
vị trường tiểu học trong huyện Dương Minh Châu, chúng
tôi được sự ủng hộ nhiệt tình của
ban lãnh đạo, ban giám hiệu, tổng phụ trách đội và các
thầy cô giáo trong huyện. Chính vì
yếu tố tác động to lớn đến giáo dục một cách rõ rệt, vì
vậy đội ngũ làm công tác giáo dục ở
các trường đã ủng hộ hết mình với tấm lòng vì đàn em
thân yêu. Quá trình thực hiện sinh
hoạt chúng tôi được sự cố vấn nhiệt tình, tận tâm của các
đồng chí là ban giàm hiệu, tổng
phụ trách, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên có nhiều năm
kinh nghiệm. Đặc biệt là các nội
dung mà học sinh tham gia.
-Tiết sinh hoạt đã góp phần to lớn vào việc giáo dục
truyền thống, nâng cao ý thức tự
hào dân tộc và lòng yêu quê hương đất nước của mỗi học
sinh. Giúp các em xác định, định

hướng được tư tưởng, hướng phấn đấu của việc học tập
sau này.
5. Khả năng và áp dụng cho đến thời điểm hiện tại:
Giải pháp này chúng tôi đang áp dụng thực hiện trong
huyện cho bậc Tiểu học. Nếu
có thể chúng tôi nhân rộng ra các huyện bạn.
5.1 Về tính mới và tính sáng tạo:
-Việc tiến hành nội dung và hình thức như vậy đã góp
một phần to lớn vào việc giáo
dục, nâng cao ý thức xã hội, tầm hiểu biết của các em
thực sự được nâng cao, giúp các em
tự tin hơn trong cuộc sống.
-Năm học 2010 –2011 chưa có sự thống nhất một tiết
sinh hoạt đầu tuần, nhưng
năm học 2011 –2012 đã thống nhất đượcnội dung và
hình thức một tiết sinh hoạt đầu tuần
ở bậc Tiểu học.
5.2Về triển vọng áp dụng và triển khai:
Áp dụng cho 44 đơn vị trực thuộc trên địa b àn huy ện

×