Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

MỘT VÀI KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TIẾT SINH HOẠT THEO CHỦ ĐIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.88 KB, 7 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN MINH CHẤN
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TIẾT SINH HOẠT THEO CHỦ ĐIỂM
GIÁO VIÊN : NGUYỄN VĂN CƯỜNG
NĂM HỌC : 2008-2009
Một vài kinh nghiệm
tổ chức tiết sinh hoạt theo chủ điểm
I.Đặt vấn đề: Qua những năm làm công tác giảng dạy và giáo dục học sinh ở nhà
trường tiểu học, tôi nhận thấy việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp cho HS có ý nghĩa hết
sức quan trọng . Tổ chức tốt hoạt động cho HS trong tiết sinh hoạt lớp sẽ giúp các
em những hiểu biết về tập thể, vai trò của mỗi cá nhân đối với tập thể . Qua tiết
sinh hoạt lớp còn cung cấp cho HS những thông tin cần thiết và đa dạng của đời
sống xã hội, của trường , của lớp giúp các em định hướng và rèn luyện tiến bộ về
mọi mặt . Qua hoạt động trong các tiết sinh hoạt lớp các em còn luyện được các kĩ
năng cơ bản như : kĩ năng hoạt động tập thể , kĩ năng tự quản, ,kĩ năng giao tiếp
,kĩ năng đánh giá,tính trung thực ,qua đó kích thích tính tích cực ,tinh thần trách
nhiệm và phát huy được những tiềm năng vốn có của mỗi HS.
Xuất phát từ hình thành thực tế của lớp và thực tế chủ quan , tôi đã suy nghĩ và
tìm ra những biện pháp để khắc phục tình trạng trên nhằm nâng cao hiệu quả của
tiết sinh hoạt lớp . Sau một thời gian tìm tòi, thử nghiệm tôi đã thu được một số
kết quả nhất định .Dưới đây tôi xin trình bày Một vài kinh nghiệm tổ chức tiết
sinh hoạt lớp theo chủ điểm.
II. Cơ sở lí luận :
Tuy nhiên trong thực tế, việc tổ chức các tiết sinh hoạt lớp cho HS ở trường
tiểu học còn nhiều tồn tại. Nhiều giáo viên đã tổ chức tiết sinh hoạt lớp một cách
qua loa. Điều đó đã làm cho HS không những không hứng thú mà đôi khi còn cảm
thấy nặng nề .
Bản thân tôi mặc dù đã có ý thức được vai trò của việc tổ chức sinh hoạt lớp đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách của HS nhưng khi tiến hành vẫn còn
nhiều hạn chế như nnôi dung hoạt động còn nghèo nàn ,hình thức sinh hoạt còn


đơn điệu , không khí lớp chưa sôi nổi , chưa hấp dẫn được tất cả các em từ những
đối tượng bị điều khiển trở thành chủ thể hoạt động tích cực tự giác.
III.Cơ sở thực tiễn :
Trong thực tiễn , việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp còn nhiều khó khăn ,chưa có
hình thức tổ chức đạt hiệu quả ,nên bản thân đã tìm tòi ,học hỏi và đúc kết những
kinh nghiệm để khắc phục tình trạng trên , nên đã viết sáng kiến kinh nghiệm về
tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo chủ điểm . Đối tượng thực hiện là học sinh lớp 4B
trường tiểu học Nguyễn Minh Chấn.
IV. Nội dung nghiên cứu :
1. Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi HS tiểu học , đặc điểm HS của lớp mình và
điều kiện cụ thể của nhà trường , tôi đã tổ chức tiết sinh hoạt lớp với những
nội dung sau:
-Tập cho các em hát các bài hát phù hợp với chủ điểm.
-Tổ chức cho HS sinh hoạt văn nghệ với các hoạt động cụ thể như: múa hát,kể
chuyện,đọc thơ, trò chơi, sắm vai...
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện : Nguyễn Văn Cường
-Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí như đố vui để học và các trò chơi phù hợp với
từng chủ điểm.
2. Căn cứ vào chủ điểm từng tháng tôi đã tổ chức các hoạt động trên với những nội
dung phong phú,hình thức đa dạng và cách tiến hành phù hợp với khả năng HS
Cụ thể với những chủ điểm trong năm học ,tôi đã tổ chức theo những nội dung, hình
thức và quy trình như sau:
*Chủ điểm tháng 9 “ Truyền thống nhà trường”
-a, Mục tiêu giáo dục:
-Giáo dục cho các em ý thức học tập, ý thức đối với trường lớp ,có thái độ đúng đắn
đối với việc học tập và tình cảm yêu trường mến lớp, rèn kĩ năng thói quen học tập .
b, Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề : “ Vui hội khai trường - Mừng năm học mới”
Bước1. Giáo viên ôn bài hát ngày đầu tiên đi học .
Bước 2. Cho hs thi hát múa tự do .
Bước 3 . Cho HS chơi trò chơi : “ Mỗi người là một cành hoa”

Trước khi chơi giáo viên tập cho các em hát bài hát:
Mỗi người là một cành hoa
Cùng đem về đây góp gió
Làm thành một vườn hoa
Muôn màu muôn sắc muôn hương
Mỗi người là một cành hoa
Cùng đem về đây góp gió
Làm thành một vườn hoa
Vườn hoa vườn hoa chúng mình
Cách chơi: Khi cả vòng tròn hát lên, quản trò tự chọn một điệu múa đến
trước bất kì một người nào đó dẫn đi một nơi khác . Hai người đứng hai bên
của người dẫn đi sẽ chọn một điệu múa mới cùng dẫn đi tìm một cành hoa
khác.Cứ tiếp tục như thế cả vòng tròn sẽ thành một vòng múa hát tìm hoa
*Chủ điểm tháng 10 “ Chăm ngoan học giỏi”
a, Mục tiêu giáo dục:
- Giáo dục cho HS hiểu được ý nghĩa ngày 15/ 10; 20/ 10 .
- Giáo dục HS có ý thức tôn trọng người cao tuổi và biết giúp đỡ ông bà, cha
mẹ.
b , Sinh hoạt chủ đề: “ Làm theo lời Bác , học hành chăm ngoan”
Bước1. Ôn bài hát Tiếng chào theo em
Bước 2. Cho HS thi đọc thơ, kể chuyện , hát múa về Bác Hồ, về gương anh
Nguyễn Văn Trỗi.
Bước 3. Hướng dẫn HS chơi trò chơi “ Thay trời làm mưa”
-Cách chơi: Quản trò giơ tay lên,giơ thấp thì người chơi vỗ tay chậm, quản trò
giơ tay cao thì người kia vỗ tay nhanh lên , quản trò nắm tay lại thì người chơi
hô “ Xoè” ? Quản trò nhảy lên thì các em nhảy lên.
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện : Nguyễn Văn Cường
* Chủ điểm tháng 11: Tôn sư trọng đạo
A, Mục tiêu giáo dục:
- Giáo dục cho HS hiểu được ngày 20/ 11 là ngày hội của thầy cô giáo , biết được công

lao dạy dỗ của thầy cô giáo nhằm giúp các em nên người , tình cảm bao la của thầy cô
dành cho các em . Trách nhiệm của các em là phải cố gắng học tập tốt , lễ phép , kính
trọng để đáp lại công ơn của thầy, cô giáo.
- Giáo dục thái độ , tình cảm,lòng kính trọng và biết ơn đối với thầy, cô giáo.
- Giáo dục hành vi thói quen : luuon lễ phép chào hỏi,vâng lời thầy, cô giáo,người lớn
tuổi. Học tốt rèn luyện tốt để đáp lại công ơn của thầy, cô giáo
B, Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề : “ Biết ơn, kính trọng thầy, cô giáo”
Bước 1. Ôn bài hát: “ Những bông hoa những bài ca”
Bước 2: Cho HS thi nhau hát, múa,đọc thơ, kể chuyện về thầy cô giáo của các em
Bước 3: Hướng dẫn trò chơi “ Dạy nghề”
Cách chơi: 5 em được chỉ định ra thông qua theo thứ tự từ 1,2,3,4,5,Khi đó trong
vòng chơi người điều khiển sẽ nói trước cho mọi người biết về nghề mình dạy cho bạn
thứ nhất. Sau đó người thứ nhất vào dạy nghề bằng điệu bạo cho người thứ hai . Bạn
thứ hai vào dạy nghề cho bạn thứ ba , bạn thứ ba vào dạy nghề cho bạn thứ tư, bạn thứ
tư vào dạy nghề cho bạn thứ năm. Bạn thứ năm nhận định và diễn tả nghề mình đã
học,đồng thời sẽ nói cho lớp nghe, lớp sẽ có một phen cười thoả chí.
*Chủ đè tháng 12 “Uống nước nhớ nguồn”
A, Mục tiêu giáo dục:
-Nâng cao nhận thức của HS về truyền thống yêu nước của dân tộc , về truyền thống
quang vinh của anh bộ đội cụ Hồ trong công cuộc và xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Giúp
cho HS thấy được trách nhiệm của mình về học tập và rèn luyện để sau này lớn lên bảo
vệ Tổ quốc.
-Giáo dục các em kính trọng ,yêu mến biết ơn các anh bộ đội , thông cảm với những
khó khăn gian khổ của các chiến sĩ đang ngày đêm chắc tay súng bảo vệ biên giới , hải
đảo, yêu mến thương binh ,gia đình liệt sĩ...
- rèn luyện tác phong nhanh nhẹn của anh bộ đội cụ hồ , thi đua học tập tốt rèn luyện
tốt.
B,Sinh hoạt theo chủ đề: “ Noi gương anh bộ đội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc”
Bước 1. Ôn lại bài hát: Cháu yêu chú bộ đội
Bước 2. Cho các em hát ,múa. đọc thơ, kể chuyện về anh bộ đội

Bước 3. Chơi trò chơi : Mặt trận cần
-Cách chơi: Người quản trò chia vòng tròng thành ba nhóm tượng trưng cho ba địa
phương . Quản trò hô: “ Mặt trận cần” Các nhóm hỏi : Cần gì? Cần gì?
Ví dụ : Quản trò nói: Cần thư của hậu phương n nhóm nào mang thư lên trước là được
một điểm
-Trong cuộc chơi nhóm nào đạt nhiều điểm nhất là địa phương ấy có lòng lo cho tiền
tuyến và được lớp biểu dương.
Trong cuộc chơi này rèn luyện tác phong nhanh nhẹn cho HS
Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện : Nguyễn Văn Cường
*Chủ đề tháng 1 và 2: “ Mừng Đảng- đón xuân”
-Tháng 1.
-a, Mục tiêu giáo dục:
- Giáo dục tuyền thống yêu nước của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình
của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Bác Hồ muôn vàn kính yêu , nguyện suốt đời đi theo
con đường của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Giúp HS hiểu được ý nghĩa ngày 9/1, ngày 3/2
B, Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề “ Em yêu mùa xuân”
Bước 1. Ôn bài hát Sắp đến Tết rồi
Bước 2. Cho HS thi đua đọc thơ, tìm bài hát nói về mùa xuân.
Bước 3. Chơi trò chơi “ Đi chợ Tết”
Cách chơi : Người chơi ngồi vòng tròn , quản trò chỉ một người .Người ấy nói: Mẹ tôi
đi chợ Tết mua vải, người ngồi bên cạnh nói tiếp : “ Mẹ tôi đi chợ Tết mua vải, mua
áo”,người kế tiếp lại lặp lại câu trên và thêm vào ở cuối câu một thứ đồ dung hay một
món ăn nào đó. Bạn nào quên hay nhầm lẫn hoặc thêm một thứ đồ dùng , một món ăn
đã mua rồi thì phải chịu phạt.
Tháng 2.
A, Mục tiêu giáo dục: như tháng 1
B, Sinh hoạt theo chủ đề: “ Em là mầm non của Đảng”
Bước 1. Tập bài hát Em là mầm non của Đảng
Bước 2. Cho HS thi nhau hát ,múa,kể chuyện về Đảng, Bác Hồ

Bước 3. Trò chơi: Xếp chữ
Cách chơi: Người hướng chia 6 bạn thành một nhóm , mỗi người được gắn một chữ
sau lưng:Các chữ đó là: Em- là-mầm-non-của-Dẩng. Khi gắn xong người hướng dẫn
cho giải tán ra khắp nơi.Khi nghe còi tập các em sẽ tìm nhau, em mang chữ là sẽ đi tìm
em mang chữ “em”,em mang chữ mầm sẽ đi tìm em mang chữ “là”,em mang chữ non
sẽ đi tìm em mang chữ “mầm”,em mang chữ của sẽ đi tìm em mang chữ “non”,em
mang chữ Đảng sẽ đi tìm em mang chữ “của”.
Các nhóm thi nhau xếp chữ , nhóm nào hoàn thành nhanh và đúng sẽ đạt điểm nhất
*Chủ đề tháng 3: “ Tiến bước lên Đoàn”
A, Mục tiêu giáo dục:
-Giáo dục cho HS về truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc, của
Đoàn,, khẳng định truyền thống vẻ vang và sự trưởng thành của Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu
- Phát huy tinh thần tình nguyện ,sáng tạo ,vượt khó, ý chí tự lực , tự cường và xác
định trách nhiệm của tuổi trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hoá -Hiện đại hoá đất nước.
B, Sinh hoạt theo chủ điểm: “ Tiến bước lên Đoàn”
Bước 1. Tập cho HS bài hát: Tiến bước lên Đoàn
Bước 2. Tổ chức cho HS thi hát, múa, đọc thơ, kể chuyện,về Đoàn- Đội
Bước 3. Tổ chức trò chơi: Hái hoa kiến thức

Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện : Nguyễn Văn Cường
Cách chơi: Viết trên những mảnh giấy , mỗi mảnh giấy một câu hỏi về kiến thức truyền
thống của Đoàn- Đội hợp với trình độ người chơi , gấp giấy treo trên một cành cây đặt

×